1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ngành quần áo đồng phục Việt Nam

19 2,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 404,27 KB

Nội dung

Những năm gần đây, quần áo đồng phục đã được các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng coi trọng và xem như là một nét văn hóa trong doanh nghiệp của mình. Nhiều đơn vị đã đầu tư nghiên cứu, thiết kế nhằm chuẩn hóa trang phục làm việc, trang phục bảo hộ lao động đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người lao động. Quần áo đồng phục giờ không đơn thuần là mặc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn phục vụ cho việc nhận diện thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.

Trang 1

Đại học Đà Nẵng Trường Đại học Kinh Tế

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

a.

ĐỀ TÀI: Phân tích ngành quần áo đồng phục Việt Nam

GVHD: GS.TS Lê Thế Giới

Đà Nẵng –Tháng 4 Năm 2016

Trang 2

1 Tổng quan về các đăng ký ngành trên diễn đàn:

Em đã đăng kí thành công ngành quần áo đồng phục Việt Nam vào lúc 9h33 phút thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2014

Các đăng ký trước đó có liên quan đến lĩnh vực này:

- Ngành quần áo bảo hộ lao động

- Ngành quần áo trẻ em

- Ngành quần áo và phụ kiện cho thú nuôi

- Ngành dịch vụ phân phối đồng phục bóng đá

Ngành quần áo đồng phục khác biệt với các ngành trên ở những điểm quan trọng sau:

- Sản phẩm đầu ra của ngành quần áo đồng phục là các loại: Đồng phục văn phòng, đồng phục công nhân, đồng phục học sinh, sinh viên, đồng phục bệnh viện, đồng phục nhà hàng, khách sạn, đồng phục bảo hộ lao động cho các nhà máy, xí nghiệp

- Sản phẩm của ngành quần áo đồng phục phục vụ đa dạng mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề cũng như nhiều mục đích khác nhau chứ không nhất thiết chỉ dành cho trẻ em hay chỉ dành để bảo hộ lao động, hay chỉ phục vụ riêng cho thể thao

Em tin rằng đây là một ngành cạnh tranh thực sự và không trùng lắp

• Lĩnh vực: Ngành quần áo đồng phục

• Không gian nghiên cứu: Việt Nam

2 Định nghĩa ngành:

Định nghĩa:

- Ngành quần áo đồng phục là ngành bao gồm các công ty thiết kế, gia công, sản xuất và cung cấp các loại đồng phục như: Đồng phục văn phòng, đồng phục công nhân, đồng phục học sinh, sinh viên, đồng phục bệnh viện, đồng phục nhà hàng, khách sạn, đồng phục bảo hộ lao động cho các nhà máy, xí nghiệp, đồng phục thể thao

Các sản phẩm thay thế gần gũi: các loại quần áo bình thường mang phong cách tự

do

Trang 3

3 Mô tả ngành:

3.1 Đặc điểm ngành:i

Hiện nay, nhu cầu về đồng phục của nước ta rất lớn Chỉ với một số tập đoàn, tổng công ty có sử dụng quần áo đồng phục cho công nhân như dầu khí, điện lực, xây dựng, khai khoáng…, nhu cầu sử dụng đã lên đến trên 7 triệu bộ đồng phục bảo hộ lao động/năm Các ngành khác như y tế, giáo dục, ngân hàng, nhu cầu về quần áo đồng phục cũng rất lớn, tổng cầu trên 30 triệu bộ/năm, nhất là nhu cầu về hàng đồng phục cao cấp ngày càng tăng Trong thời kỳ bao cấp, lĩnh vực bảo hộ lao động được nhà nước rất quan tâm, có hẳn một công ty chuyên về hàng quần áo đồng phục lao động cung cấp cho cả nước Chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước không cung cấp mặt hàng này nữa Do vậy, một thời gian dài, thị trường quần áo đồng phục bị bỏ ngỏ do các doanh nghiệp dệt may chủ yếu chú trọng đến xuất khẩu mà chưa quan tâm phát triển sản xuất cung ứng cho thị trường trong nước, trong đó có quần áo đồng phục

Những năm gần đây, quần áo đồng phục đã được các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng coi trọng và xem như là một nét văn hóa trong doanh nghiệp của mình Nhiều đơn vị

đã đầu tư nghiên cứu, thiết kế nhằm chuẩn hóa trang phục làm việc, trang phục bảo hộ lao động đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người lao động Quần áo đồng phục giờ không đơn thuần là mặc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn phục vụ cho việc nhận diện thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp

Thực tế hiện nay, số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này còn chưa nhiều, chủ yếu mang tính tự phát Phân khúc thị trường quần áo đồng phục tương đối đa dạng, nhu cầu về đồng phục trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, cơ quan,

Trang 4

3.2 Một số công ty hoạt động trong ngành : ii

Ở Việt Nam hiện nay có không nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, các doanh nghiệp tiêu biểu sau:

Công ty TNHH Nhị Hồ

Công ty TNHH NewFocus

Công ty đồng phục Vikor

Công Ty TNHH Song Diễm

Công Ty Cổ Phần May Mặc Và Quà Tặng Duy Nguyễn

Chi Nhánh Phía Bắc Tổng Công Ty May Nhà Bè

Công Ty TNHH Đồng Phục Thủy Mộc

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ May Thêu An Tiên

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Phú Gia Khang

4 Những thay đổi của môi trường toàn cầu:

Ngày nay, xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính khách quan Nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ mở của hệ thống lớn trên khu vực Đông Nam Á và cả trên toàn thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong tiến trình hội nhập, sự bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài

 Việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường

Các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải chịu sự gia tăng sức ép cạnh tranh của đồ đồng phục nhập khẩu:

Trang 5

Bởi vì, khi hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường nội địa "mở cửa", các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan bị giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng Đặc biệt Trung Quốc và Thái Lan đang

là hai nước xuất khẩu hàng may mặc sang nước ta nhiều nhất

Kết luận về sự thay đổi của môi trường toàn cầu:

Cơ hội:

- Tiếp cận công nghệ, kỹ thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến của các nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh

Đe dọa:

- Gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa

- Nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị mất thị phần của mình, thậm chí bị phá sản khi các công ty nước ngoài có thể vào thị trường Việt Nam

5 Những thay đổi của môi trường vĩ mô:

5.1 Môi trường kinh tế:

Đối với Việt Nam, niềm vui trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 chưa tày gang, tác động của cuộc khủng hoảng đã ập tới Nhưng dường như khó khăn của nền kinh tế mới chỉ thực sự bộc lộ vài năm gần đây Đến nay tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất

ổn khi lạm phát và lãi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống người dân khó khăn…

tăng trưởng GDP

Trang 6

Tăng trưởng GDP những năm gần đây (đơn vị: %), nguồn: Tổng cục Thống kê

“Con hổ của châu Á” là cụm từ quen thuộc mà giới đầu tư quốc tế dành để nói về Việt Nam những năm 2006 - 2007, gắn với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng cùng triển vọng từ cánh cửa WTO vừa mở Nhưng ảnh hưởng khủng hoảng ập tới, sự đứt gãy đến ngay trong năm 2008 Đến năm 2010, hướng phục hồi gợi mở, nhiều nhận định đều chung lạc quan: những gì khó khăn nhất đã qua, hay nền kinh tế đã chạm đáy Năm

2011 và 2012, triển vọng phục hồi càng xấu đi Tới năm 2013 thì tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP giảm

Lạm phát

Trang 7

Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam

Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại Việt Nam bùng nổ trong năm 2008 Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm soát trong năm 2009, nhưng ngay sau đó lạm phát lên tới hai con số năm 2010 và 2011 Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu Sang năm 2013, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh

Lãi suất cho vay

Trang 8

Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam

Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói kích cầu 1 tỷ USD qua bù lãi suất Gói hỗ trợ này là tác động chính đối với lãi suất cho vay khá mềm trong năm 2009 Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất cho vay liên tục leo thang, đặc biệt là sự ngột ngạt năm 2011 Nửa cuối 2012 và đến 2013 lãi suất cho vay mới bắt đầu hạ nhiệt khi lạm phát được kiềm chế

Thu nhập đầu người

Trang 9

Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam

Thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng, nhưng ngược lại là sự mất giá của đồng tiền khiến đời sống dân cư không hẳn có sự cải thiện tương ứng Đồng VND mất giá khá mạnh so với USD trong giai đoạn này khiến thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD tăng chậm

Sức mua và tiêu thụ hàng hóa

Trang 10

Bảng biểu thị sức mua và tiêu thụ hàng hóa

Năm 2008, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống Tại một báo cáo khảo sát doanh nghiệp gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lúc này không còn là lãi suất mà chính là thị trường tiêu thụ

 Từ những biến động của môi trường kinh tế làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất quần áo đồng phục Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010 khi chỉ số GDP giảm và kéo theo giảm tiêu dùng, làm hạn chế số lượng các công ty muốn gia nhập ngành

và các công ty trong ngành cũng không có những động thái để mở rộng quy mô để sản xuất trong thời kỳ khó khăn này Đến năm 2011 trở đi, các chỉ số đã có khuynh hướng tăng, tạo điều kiện cho các công ty trong ngành phát triển, mở rộng và sự gia nhập ngành của những công ty tiềm tàng Hiện nay lãi suất cho vay giảm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành nhưng chi tiêu của người dân cũng đang giảm nên đây cũng là một khó khăn với các doanh nghiệp

5.2 Môi trường văn hóa

Trang 11

Đối với các doanh nghiệp, để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cũng như đề cao tinh thần đoàn kết của nhân viên thì việc may đồng phục cho nhân viên ngày càng trở nên phổ biến Các trường tiểu học, trung học, hay các trường cao đẳng, đại học hiện nay phần lớn đều quy định đồng phục cho học sinh, sinh viên Không chỉ vậy các tổ chức công cộng, các tổ chức phi chính phủ, các câu lạc bộ, hội nhóm ngày nay hầu như đều có nhu cầu may đồng phục cho thành viên của mình Khi các thành viên cùng mặc đồng phục và tham gia vào các hoạt động chung của tổ chức không những thể hiện tinh thần đoàn kết

mà còn góp phần xây dựng văn hóa của tổ chức, góp phần vào hình ảnh của tổ chức

Mở ra cơ hội kinh doanh cho các công ty trong ngành

5.3 Môi trường nhân khẩu học

Dân số với quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng về tiêu thụ đồ đồng phục Đây là một điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển

Trình độ văn hoá người tiêu dùng ngày càng tăng, thu nhập của họ cũng tăng lên khiến cho cầu về tiêu dùng sản phẩm đồng phục cũng tăng mạnh Tuy nhiên mức độ đòi hỏi về chất lượng vải, kiểu dáng, phong cách, màu sắc…cũng tăng cao, những yêu cầu đối với sản phẩm cũng khắt khe hơn Chính những điều này đã gây ra không ít khó khăn cho ngành Dân số Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ đông nên sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng quần áo đồng phục

Đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng Chính vì vậy các sản phẩm đồng phục nếu được hậu thuẫn bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm rộ sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước

Trang 12

Khuynh hướng Cơ hội Đe dọa

Kinh tế trong giai đoạn

khó khăn nhưng đang dần

phục hồi

Lãi suất giảm mở ra cơ hội đầu tư

Các công ty trong ngành phát triển, mở rộng

Sức mua và tiêu thụ hàng hóa nói chung của người dân giảm

Đồng phục góp phần

xây dựng văn hóa tổ chức phục tăng Nhu cầu về đồ đồng

cầu về đồng phục cao hơn người lớn tuổi

Trình độ văn hóa của

người dân tăng

Yêu cầu về sản phẩm khắt khe hơn

6. Phân tích tính hấp dẫn của ngành.

6.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng :

Để gia nhập ngành quần áo đồng phục thì cần các điều kiện sau:

- Đầu tư công nghệ máy móc và nhà xưởng: Hiện nay, công nghệ phổ biến trong lĩnh vực này là công nghệ may mặc Trong ngành này thì nguyên liệu, công nghệ và máy móc nhà xưởng đóng một vai trò rất quan trọng Ngành đòi hỏi một lượng vốn khá lớn để đầu tư vào các trang thiết bị, nhà xưởng sản xuất nên một ngành muốn gia nhập vào là rất khó

 Mối đe dọa của các đối thủ tiềm tàng là thấp.

Năng lưc thương lượng của người mua :

Thực tế cho thấy, trên thị trường hiện nay khách hàng có xu hướng kỹ tính hơn trong việc chọn thương hiệu sản phẩm, gần đây nhất khách hàng thường có xu hướng dùng hàng ngoại và mất đi sự tin tưởng đối với các công ty Việt Nam lý do một số công ty Việt Nam sử dụng các sản phẩm trung Quốc giá rẻ và bán lại cho người dưới dãn mác của Việt Nam

 Năng lực thương lượng của người mua trong ngành quần áo đồng phục là cao

Trang 13

Năng lực thương lượng của nhà cung cấp :

Ngành quần áo đồng phục hiện đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, việc tìm kiếm và nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành này đang gặp rất nhiều khó khăn do có sự tranh mua nguyên liệu từ các nước chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu Hơn nữa, các nhà cung cấp cũng lợi dụng việc khan hiếm nguồn nguyên phụ liệu để cố tình trì hoãn việc giao hàng nhằm đẩy giá tăng lên từ 10-15% Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện những đơn hàng xuất khẩu đã ký kết trước đó của các DN trong nước Nguyên vật liệu trong nước (ngành dệt) chưa đáp ứng được do chất lượng thấp, nên phải nhập do đó rất bị động , thường không đồng bộ.Các sản phẩm dệt thường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có tính chất đơn điệu Vải sợi sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng ở các doanh nghiệp địa phương để sản xuất quần áo cho nông thôn

và vùng xa, chỉ thoả mãn một số nhu cầu của thành thị Mặc dù rất cố gắng nhưng năm

2013 các công ty trong ngành dự kiến chỉ nội địa hóa được khoảng 48% nguồn nguyên phụ liệu

Ở Việt Nam, có một số công ty đã tự sản xuất ra nguyên vật liệu để tiết kiệm chi phí nhưng chất lượng vẫn không bằng so với các công ty nước ngoài có dây chuyền công nghệ tiên tiến

 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp khá cao

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành :

Hiện ở Việt Nam, có các công ty trong ngành với quy mô lớn, nhỏ như:

Công ty TNHH Nhị Hồ

Công ty TNHH NewFocus

Trang 14

Quần áo đồng phục là những sản phẩm đòi hỏi không chỉ chất lượng vải tốt, độ thông thoáng mồ hôi đáp ứng được vấn đề sức khỏe cho người dùng mà còn yêu cầu tính thẩm mỹ cao nên điều này đòi hỏi khách hàng rất cẩn thận trong việc lựa chọn nhà cung cấp Chính vì thế, các công ty trong ngành đang cố gắng tập trung vào đầu tư khâu thiết

kế và sản xuất Tuy nhiên, người tiêu dùng rất khó có thể đánh giá chính xác chất lượng của sản phẩm nên sự cạnh tranh giữa các đối thủ chủ yếu tập trung tạo dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng Đối với ngành này thì khách hàng sẽ tin dùng những sản phẩm của những công ty có thương hiệu bởi họ tin tưởng vào chất lượng của những hãng uy tín đó

Cấu trúc cạnh tranh:

Ngành quần áo đồng phục là một ngành phân tán, do vậy nó đem lại một đe dọa hơn là cơ hội cho những công ty trong ngành này Các công ty trong ngành sẽ cố gắng để giảm chi phí nhằm cạnh tranh với nhau, điều đó gây khó khăn đối với những công ty theo đuổi mục tiêu vì chất lượng sản phẩm để đáp ứng khách hàng

Đe dọa của các đối thủ trong ngành ở mức trung bình.

Các sản phẩm thay thế :

Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên, nhu cầu của con người cũng ngày càng đa dạng Người ta ưa chuộng đồ đồng phục chủ yếu do muốn tôn vinh tổ chức hay tập thể của họ Nếu không sử dụng đồ đồng phục cho các thành viên trong tổ chức thì các cá nhân này có thể sử dụng trang phục tự do Như vậy các sản phẩm thay thế của ngành là các sản phẩm của các công ty sản xuất hàng may mặc thông thường

 Mức đe dọa của cac sản phẩm thay thế là trung bình

Bảng tóm tắt năm lực lượng cạnh tranh

Năng lực thương lượng của nhà

cung cấp

Ngày đăng: 30/04/2016, 02:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w