1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình giải pháp nâng cao chất lượng giúp việc hộ gia đình

33 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 77,1 KB

Nội dung

Trước khi bộ luật lao động 2012 được ban hành thì giúp việc gia đình vẫn chưa được coi là một nghề, cùng với nhiều định kiến sai về nghề giúp việc gia đình của một bộ phận người dân, nên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao Yêu cầu về đời sống tinh thần từ đó cũng được chú trọng Ngoài giờ làm việc, họ muốn có những khoảng thời gian rảnh để giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn Nhưng không chỉ có công việc ở ngoài xã hội, mà còn có những công việc khác ở nhà đang chờ họ giải quyết?

Vậy thì phải làm như thế nào để có thể cân bằng được chất lượng công việc mà vẫn

có thể có thời gian nghỉ ngơi?

Đó là họ cần một người làm giúp việc nhà để khoảng thời gian sau khi từ công ty, văn phòng trở về; mọi công việc đã được sắp xếp ổn thoả

Từ đó, đã xuất hiện nhu cầu tìm người giúp việc

Lao động giúp việc gia đình là một loại hình lao động xuất hiện từ rất lâu trong xã hội nước ta và có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có khá đông người lao động làm nghề giúp việc gia đình và

số lượng này ngày càng tăng do nhu cầu của xã hội Nghề giúp việc gia đình đã phần nào đáp ứng nhu cầu về việc làm của người lao động và nhu cầu sử dụng người giúp việc của một số gia đình Trước khi bộ luật lao động 2012 được ban hành thì giúp việc gia đình vẫn chưa được coi là một nghề, cùng với nhiều định kiến sai về nghề giúp việc gia đình của một bộ phận người dân, nên người làm nghề giúp việc gia đình thường không được tôn trọng như người làm các công việckhác

Tuy đã có những quy định pháp luật về nghề giúp việc nhưng vẫn có những hạn chế trong việc thực hiện những mô hình và giải pháp để nâng cao chất lượng ngườilao động trên địa bàn thành phố Vinh

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

*Mục đích:

Trang 2

Giúp cho mọi người có cái nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về công việc giúp việc nhà tại hộ gia đình và tìm ra khó khăn mà người lao động gặp phải Có những giải pháp nhằm hệ thống hoá việc kí kết hợp đồng thuê người giúp việc phát triển ngành nghề.

*Nhiệm vụ:

Tiến hành bài nghiên cứu này, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ sau:

Trình bày cơ sở lý luận về mô hình chất lượng lao động để làm nền tảng của việc nghiên cứu đánh giá, khẳng định được vị trí vai trò của người lao động giúp việc trong hộ gia đình

Tìm hiểu tình hình chung về mô hình và chất lượng lao động trong hợp đồng thuê người giúp việc, cũng như trên địa bàn thành phố Vinh Tìm ra cơ sở đi vào thực trạng của công việc giúp việc hộ gia đình hiện nay Tìm thấy những sai lầm trong quan niệm đánh giá người giúp việc và thái độ của xã hội đối với người giúp việc hay người ta gọi là “osin – giúp việc nhà”

Đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động trong hợp đồng thuê người giúp việc gia đình

Trang 3

Về mặt không gian: Do địa bàn tương đối rộng, thời gian hạn hẹp, bài nghiên cứuchỉ tập trung vào một số hộ gia đình, một số công ty môi giới trên địa bàn thànhphố Vinh.

4.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:

Nguồn tư liệu:

Bài nghiên cứu này là đề tài khá mới của sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinhnên nguồn tư liệu về sách, tạp chí của khoa rất ít Ngoài một số sách, báo chúng tôitìm hiểu được trên thư viện, trong các cửa hàng sách, đây là những tư liệu thực tếchúng tôi dựa vào để làm bài nghiên cứu này Thông qua quá trình học tập và tiếpxúc môi trường ở thành phố Vinh chúng tôi có cái nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn

về vấn đề liên quan đến đề tài Không thể thiếu đó là các nguồn tư liệu thu thậptrên các trang web, trang mạng xã hội góp phần làm cho bài nghiên cứu rõ rang,chặt chẽ hơn

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, điều tra và xử lí số liệu

Khảo sát, đánh giá thực trạng của nghề giúp việc cũng như việc kí kết hợp đồnglao động Nguồn số liệu thu thập trên các tư liệu, trên thực tế trong thời gian dàingắn là không giống nhau Vì thế việc áp dụng phương pháp thu thập điều tra và

xử lí số liệu rất quan trọng

Phương pháp thực địa

Phương pháp này cho bài nghiên cứu có những số liệu, thông tin chính xác làm chobài nghiên cứu có sức thuyết phục người đọc đồng thời khẳng định lại nguồn tưliệu đã nghiên cứu

Trang 4

Phương pháp chuyên gia

Sự đóng góp ý kiến của cán bộ phụ trách đào tạo người giúp việc, của những ngườigiúp việc có nhiều kinh nghiệm trong nghề Công việc này nhằm rút ngắn quá trìnhđiều tra phức tạp, đi đến nhanh hơn với kết luận

5.Bố cục đề tài

Bố cục của đề tài gồm có 3 phần:

Phần mở đầu

Phần nội dung:

Chương 1: Tổng quan về nghề giúp việc gia đình trong hộ gia đình

Chương 2: Mô hình và chất lượng lao động người giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Vinh

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp phát triển nâng cao mô hình và chấtlượng lao động thuê người giúp việc hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh

Phần kết luận

Trang 6

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRONG HỘ GIA ĐÌNH

1.1Khái quát chung

Bối cảnh lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam Cùng với sự tăng trưởng kinh

tế, ổn định xã hội chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam trong khoảng gần

20 năm qua được nâng cao rõ rệt; trong những đóng góp cho sự phát triển đó có vai trò của lực lượng lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) Họ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng phụ nữ làm việc ngoài xã hội với cường độ cao khỏi gánh nặng công việc trong gia đình, có nhiều thời gian hơn dành cho sự nghiệp, học hành, nghỉ ngơi, giải trí , bên cạnh đó, GVGĐ còn manglại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định Chính vì vậy, nhu cầu xã hội đối với loại hình lao động này ngày một gia tăng Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động Quốc gia dự đoán, số lượng việc làm liên quan tới GVGĐ sẽ tăng từ 157.000 người năm 2008 lên tới 246.000 người vào năm 2015 LĐGVGĐ mang đậm nét đặc trưng về giới với 98,7% lực lượng lao động là phụ nữ, xuất thân chủ yếu từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, một số lớn tuổi không có chồng, bị góa hoặc ly hôn Bên cạnh đó,môi trường làm việc của người GVGĐ thường khép kín trong không gian nhà của người sử dụng lao động (gia chủ), vì vậy quan niệm xã hội ít nhiều thiếu sự tôn trọng đối với NGV Trên thực tế GVGĐ vẫn chưa được công nhận là một nghề, chưa được quản lý và đào tạo Chính vì những đặc thù này, LĐGVGĐ dễ phải đối mặt các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục nguy cơ không được gia chủ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu về công việc, thời gian, tiền lương, hoặc các quyền lợi của họ không được đảm bảo, ví dụ như quyền được chi trả một phần bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm

xã hội (BHXH), Nhìn nhận vai trò của GVGĐ cũng như những bất cập trên, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực tích cực nhằm bảo vệ LĐGVGĐ được thể hiện tại 5 Điều (từ Điều 179 đến Điều 183) trong Bộ luật Lao động 2012, tuy nhiên các quy định này vẫn mang tính khung Để các quy định của Bộ luật đi vào cuộc sống cần có những hành động tiếp theo để đưa ra những hướng dẫn chi tiết,

Trang 7

đầy đủ và cụ thể, dễ áp dụng hơn đối với quan hệ lao động đặc thù này, cũng như định hướng hành động cho các bên liên quan đến việc thực thi pháp luật như chínhquyền các cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương, các tổ chức dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động và bản thân LĐGVGĐ.

Hợp đồng giúp việc gia đình xuất hiện từ rất lâu trong xã hội Việt Nam và hợp đồng này đã rất phát triển, nhưng ở trước thời kì bộ luật lao động năm 2012 có hiệulực thì giúp việc gia đình vẫn chưa được xem là một nghề trong cơ cấu các ngành nghề của Việt Nam Sự ra đời Bộ luật Lao Động năm 2012 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng về mặt pháp lý cho hợp đồng giúp việc gia đình nếu như trước đây hợp đồng giúp việc gia đình không được xem là một ngành nghề, không được thừa nhận với sự “bình đẳng” trước các ngagnh nghề khác thì giờ đây giúp việc gia đìnhchính thức được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một ngành nghề nhà nước Lao động giúp việc gia đình được pháp luật bảo vệ cho những và lợi ích hợp pháp của

Bộ luật Lao động năm 2012 Tuy rằng, trong Bộ luật này không có một khái niệm định nghĩa một cách trực tiếp về nghề giúp việc gia đình nhưng nó đã nêu ra định nghĩa về lao động là người giúp việc gia đình và những công việc mà người giúp việc gia đình làm trong nhà chủ sử dụng lao động Tại điều 179 của Bộ luật Lao động năm 2012 định nghĩa: “lao động làm giúp việc gia đình là người lao động làmthường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình, các công việc trong gia đình bao gồm: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ giađình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại”

Theo quy định tại điều 179 Bộ luật Lao động năm 2012 và điều 3 nghị định số 27/2014 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là giúp việc gia đình, lao động làm nghề giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình (là các công việc được lặp đi lặp lạitheo một khoảng thời gian nhất định hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng…) của một hoặc nhiều hộ gia đình các công việc trong gia đình bao gồm: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại trong đó bao gồm người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động và người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động

Trang 8

Từ định nghĩa trên của bộ luật lao động năm 2012 kết hợp với khái niệm chung

về nghề nghiệp trong xã hội “nghề là một lĩnh vực trong hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kĩ năng để làm ra các sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong

1.2Đặc điểm nghề giúp việc hộ gia đình

Nghề giúp việc gia đình được đánh giá tổng quan là một nghề làm các việc nhà, không liên quan đến hoạt động thương mại, bao gồm 6 nhóm đơn vị năng lực là: chế biến món ăn – đồ uống; lau dọn nhà – sân vườn; giặt – là; chăm sóc trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ; chăm sóc người cao tuổi – người bệnh; chăm sóc vật nuôi – cây cảnh Làcông việc mà nhận tiền lương theo hợp đồng, có thêm kinh nghiệm, tay nghề trongcông việc nội trợ, giúp bản thân cảm thấy thoải mái, tự nuôi sống bản thân và giúp

đỡ gia đình góp phần làm cho người lao động có tinh thần trách nhiệm và kĩ năng sống tốt hơn

Thời gian làm việc của nghề giúp việc là bao gồm:

Giúp việc theo giờ: Hiện nay, dưới hình thức giúp việc theo giờ ngày càng tăng Làhình thức thuê người giúp việc làm theo những giờ cố định trong ngày hoặc có thểthuê người giúp việc hỗ trợ chủ thuê khi có công việc Đây là hình thức khá tiệnlợi “ cần lúc nào, có lúc đó” giảm chi phí cho người thuê, có áp dụng cho một sốsinh viên…

Giúp việc lâu dài: Công việc mang tính chất ổn định, gắn bó với gia đình chủthuê Đây là hình thức khá phổ biến, hình thành lâu nay Nhược điểm của hình thứcnày là gia chủ với người làm phải hợp tính cách….với công việc cần làm thườngxuyên nên khi người giúp việc nghỉ thì chủ nhà sẽ rất vất vả để hoàn thành côngviệc hàng ngày

Nghề giúp việc gia đình cũng có những yếu tố ảnh hưởng nhất định như kinh tế, xãhội, con người, môi trường, điều kiện giao thông và một số yếu tố khác…

Trang 9

1.3 Vị trí, vai trò nghề giúp việc trong hộ gia đình

Từ những điều đã nêu ở trên chúng ta có thể nhận ra rằng vai trò của nghề giúp việc gia đình là rất lớn và quan trọng vì nó đem lại rất nhiều giá trị về mặt kinh tế, chính trị,xã hội

Thứ nhất, đối với sự phát triển kinh tế: Khi ra đời, giúp việc gia đình đã tạo ra công

ăn việc làm cho rất nhiều lao động mà đa phần là lao động nữ từ những gia đình cóhoàn cảnh khó khăn ở các vùng nông thôn Mà khi những người lao động này chưatìm được việc làm có thu nhập để trang trải cho cuộc sống, và giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình của họ thì tỉ lệ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng

sẽ giảm dần Việc này góp phần rất lớn đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo của những vùng nông thôn ở nước ta Mặt khác, đối với những gia đình có sử dụng lao động giúp việc thì các thành viên trong gia đình đó, nhất là những người lao động chính, họ sẽ có thêm thời gian nhàn rỗi hơn để thư giãn nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ và tái tạo lại sức lao động của mình Từ đó, khi bước vào làm việc thì năng suất lao động của họ sẽ cao hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn

Thứ hai, đối với sự phát triển xã hội: Nghề giúp việc gia đình đã giúp cho những lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn có được thu nhập ổn định Từ đó, điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống của họ, cũng như của gia đình họ sẽ được cải thiện đáng kể Khi đó sẽ giảm thiểu được các tệ nạn xã hội như: trộm cướp, gây rốitrật tự công cộng, an ninh xã hội sẽ được đảm bảo… Đời sống của nhân dân sẽ được tốt đẹp hơn Thường thì các gia đình có nhu cầu sử dụng giúp việc là những gia đình có điều kiện kinh tế tương đối tốt, nên khi vào làm việc, người giúp việc

sẽ được tiếp cận với các trang thiết bị như: máy giặt, tủ lạnh, các trang thiết bị kháctrong gia đình hiện đại Mặt khác, người giúp việc gia đình sẽ sống với gia chủ, nhưng không phải gia đình nào cũng giống nhau, nên để có thể hoà hợp với gia đình chủ, họ phải rèn luyện thêm kĩ năng xã hội của mình như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau,… Khi đó, vô hình chung thì kĩ năng xã hội của họ được nâng lên Còn đối với gia đình người sử dụng lao động,

họ sẽ có nhiều thời gian hơn trong các công tác xã hội

Thứ ba, giúp góp phần thực hiện chính sách bình đẳng giới: Đa phần người giúp việc gia đình là phụ nữ nên nghề này cũng góp phần không nhỏ trong suy nghĩ về giới ở Việt Nam Trong những năm qua, nhờ thực hiện chính sách của Nhà nước

Trang 10

về thúc đẩy bình đẳng giới nên vai trò của người phụ nữa trong xã hội ngày càng được nâng lên, trong tư tưởng của người dân đã dần xem nam giới và nữ giới bình đẳng như nhau về mọi mặt trong xã hội Tuy nhiên, trong xã hội còn một bộ phận không nhỏ người dân còn giữ quan điểm “trọng nam khinh nữ” rằng “ nữ giới chỉ làm những công việc nhà, còn việc kiếm tiền của nam giới” Nên nghề giúp việc ra đời đã góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi quan niệm đó Cụ thể, nữ giới vẫn có thể ra ngoài xã hội làm việc kiếm tiền như nam giới và những công việc gia đình cũng là công việc tạo ra thu nhập, thậm chí thu nhập từ nghề giúp việc gia đình còn cao hơn những nghề khác mà họ làm ở nông thôn.

Thứ tư, nghề giúp việc gia đình đối với sự ổn định của chính trị Từ khi ra đời cho đến này, giúp việc gia đình đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia, và nghề này còn tăng rất nhiều trong thời gian tới Đồng thời, chính vì những giá trị kinh tế

mà nó đem lại cho nên giúp việc gia đình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc

ổn định chế độ chính trị của nước ta

Ở nước ta hiện nay, nghề giúp việc gia đình đã mang lại thu nhập ổn định cho rất nhiều lao động và những lao động này thường thuộc nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội Bởi lẽ họ đến từ các vùng quê nghèo, trình độ tương đối thấp và thường là phụ nữ hoặc người chưa thành niên và trẻ em Nếu như không có nghề giúp việc gia đình thì những nhóm lao động này sẽ thất nghiệp và khi không có thunhập thì họ sẽ là đối tượng rất dế bị các phần tử phản động lợi dụng để chống lại chính quyền và nền chính trị của nước ta Mặt khác, trong một quốc gia mà tồn tại một số lượng lớn người lao động bị thất nghiệp thì đây cũng sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với quốc gia đó và khi đó sẽ rất khó để duy trì sự ổn định của nền chính trị

1.4 Chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng lao động nghề giúp việc:

Người giúp việc: Độ tuổi của người giúp việc dựa trên sự nhận thức, đánh giá về công việc ta phân chia như sau:

Độ tuổi từ 15 đến dưới 30

Độ tuổi từ đủ 30 đến dưới 45

Độ tuổi từ đủ 45 đến 60

Trang 11

Những người làm nghề giúp việc thường có xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo khó, trình độ học vấn thấp, không có việc làm ổn định Họ tìm đến công việc giúp việc gia đình để bươn trải cuộc sống Mức lương cơ bản của người giúp việc trong hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh dao động trong khoảng trên dưới 3 triệu đồng, ngoài ra họ còn được thưởng thêm nếu làm tốt công việc trong các dịp lễ tết.

Nghề giúp việc nhà tuy không đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng yếu tố thái độ lại quyết định chất lượng dịch vụ Thế nhưng, thị trường này lại chưa có một cái quy chuẩn cụ thể nào về chất lượng Hay nói một cách khác, cả người làm việc lẫn người đi thuê vẫn phải dựa vào cảm tính và một chút may mắn

Với yêu cầu của xã hội hiện nay người giúp việc đòi hỏi phải có phẩm chất tốt, lý lịch rõ ràng Khi tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại trong quá trình làm việc

họ sẽ học được kĩ năng sử dụng và bảo quản nó đồng thời cải thiện kĩ năng giao tiếp trong quá trình sống gắn bó với gia đình chủ

Chủ sử dụng lao động phần lớn là các hộ gia đình tư nhân, có điều kiện kinh tế tốt,

có nhiều thế hệ chung sống với nhau trong một gia đình, thường có các đối tượng

là trẻ nhỏ hoặc người già nhưng họ không đủ điều kiện thời gian để chăm sóc Nên yêu cầu cần phải có một người giúp việc đỡ đần họ làm những công việc trên Vì thế nên ngày càng có nhiều hộ gia đình có nhu cầu tìm người giúp việc

Cơ sở pháp lí để điều chỉnh giữa người giúp việc và chủ sử dụng người giúp việc: Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật laođộng về lao động là người giúp việc gia đình

Trang 12

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NGƯỜI GIÚP VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

2.1 Giới thiệu địa phương:

Thành phố Vinh, phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị

của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh

tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Diện tích 104,96 km² Dân số: 480.000 người(2013) Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên Thành phố Vinh cách thủ

đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ

đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác Nhiệt

độ trung bình 24 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1 °C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 °C

Độ ẩm trung bình 85-90% Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Các đơn vị hành chính bao gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy

Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa)

và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) Năm 2010, Tốc độ tăng trưởng giá trị SX so với cùng kỳ là 18,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2800 tỷ đồng TP phấn đấu trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị SX từ 18,5-19.5%, thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, cónhiều tòa nhà cao tầng Hiện có rất nhiều dự án phát triển đô thị tại đây Trong

Trang 13

tương lai không xa, Vinh sẽ là một thành phố hiện đại xứng tầm là đô thị trung tâmvùng Bắc Trung Bộ Về cơ cấu kinh tế, Đến 2010, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ 41%, dịch vụ 57,3%, nông nghiệp 1,61% Thành phố Vinh nằm trên trục giao thônghuyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trongkhu vực và quốc tế Bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không,… ngày càng được nâng cấp và hiện đại hoá.

2.2 Thống kê số liệu về tình hình giúp việc hộ gia đình ở nước ta hiện nay

Đặc trưng nhân khẩu, xã hội của lao động giúp việc gia đình Các kết quả nghiên cứu về LĐGVGĐ tại Việt Nam đều có chung nhận định: LĐGVGĐ chủ yếu là nữ giới, chiếm 98,7% (GFCD 2012), đặc điểm này là do tính chất công việc GVGĐ như nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, mang đặc trưng giới, chủ yếu là do người phụ nữ thực hiện Về trình độ học vấn, nhìn chung trình độ học vấn của LĐGVGĐ không cao, đa số từ THCS trở xuống, đặc biệt có đến 22% - 31,8% NGV có trình độ tiểu học trở xuống, thậm chí còn có không ít người không biết chữ Về độ tuổi của người LĐGVGĐ chủ yếu ở độ tuổi trung niên (36-55 tuổi)chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,5%, và có khoảng 14,8% người lao động ở độ tuổi 56 trở lên

Bảng : đặc trưng nhân khẩu, xã hội của LĐGVGĐ (%)

Trang 14

Đặc trưng Số liệu điều tra tại Hà Nội TP HCM

( Nguồn: số liệu khảo sát ILO 2011)

Phần lớn LĐGVGĐ tại Việt Nam chưa qua đào tạo nghề Trong số 371 NGV được hỏi, có 98,4% người chưa từng qua đào tạo về GVGĐ Chỉ có 6 trường hợp

có được đào tạo (thực tế, những trường hợp này chủ yếu được đào tạo để đi GVGĐ

ở nước ngoài, sau đó, họ quay về Việt Nam làm việc) Tình trạng hôn nhân của LĐGVGĐ, theo kết quả nghiên cứu “Việc làm bền vững đối với LĐGVGĐ ở Việt Nam”, ILO, 2011 cho thấy LĐGVGĐ có tỷ lệ “góa/ly hôn/ly thân” khá cao

(20,7%), và họ ít ràng buộc trong cuộc sống gia đình hơn nên thường lựa chọn sống cùng gia chủ Những người đang có vợ/chồng thường lựa chọn hình thức làm việc theo giờ để thuận tiện hơn trong việc vừa làm việc vừa chăm lo cho cuộc sốnggia đình Lý do đi làm GVGĐ Theo kết quả nghiên cứu “Việc làm bền vững đối với LĐGVGĐ ở Việt Nam”, ILO, 2011, trước khi tham gia vào thị trường

LĐGVGĐ, phần lớn người lao động làm nông nghiệp hoặc các nghề nghiệp tự do (như phụ xây, buôn bán,…) ở địa phương Theo nhận định của người lao động, so với các gia đình xung quanh ở địa phương, 47,3% người có mức sống của gia đình thuộc mức nghèo; 50,4% người có mức sống gia đình trung bình Có 65,7% người lao động đi làm GVGĐ vì lý do muốn có thêm thu nhập cho cuộc sống bản thân vàgia đình Một số lý do khác được đưa ra là thấy bản thân phù hợp với nghề giúp việc gia đình (9%), không tìm được việc làm khác (5,7%), không biết làm nghề nào khác (5,7%), muốn thoát ly nghề nông (5,7%),… …Qua nghiên cứu của

GFCD 2012, mức lương bình quân của LĐGVGĐ tại Hà Nội khoảng

Trang 15

2.800.000đ/tháng, cao hơn thu nhập bình quân của người dân sống tại khu vực ngoại thành Hà Nội khoảng 1.417.000đ/tháng cùng thời điểm Cũng theo đánh giá của người dân, có 238/450 (52,9%) người được hỏi cho rằng mức thu nhập của LĐGVGĐ là cao, ổn định Như vậy, tăng thu nhập, giải quyết khó khăn kinh tế chogia đình là lý do chính mà nhiều lao động nữ, không nghề nghiệp, học vấn thấp, kinh tế gia đình khó khăn lựa chọn công việc này Rõ ràng, không thể phủ nhận vaitrò đóng góp về mặt giá trị kinh tế mang lại từ GVGĐ 2 Những trở ngại của người lao động khi lựa chọn công việc GVGĐ Trở ngại về tâm lý Xã hội Việt Nam

xa xưa vốn “coi rẻ” những người đi ở đợ, làm mướn, họ sống và làm việc vất vả nhưng không được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với gia đình chủ, quần áo đều mặc lại đồ thừa … họ không được gọi tên riêng, mà chỉ là “con sen”, “thằng mới” Cùng với quá trình toàn cầu hóa, một xã hội có phân công lao động nghề nghiệp theo năng lực, chuyên môn rõ ràng dần được hình thành ở Việt Nam, tạo cơ hội cho LĐGVGĐ được phát triển theo nhu cầu xã hội; cộng đồng dân cư dần dần đã bớt đi sự coi thường những người làm GVGĐ; thái độ của xã hội với công việc GVGĐ đang có xu hướng ngày càng tôn trọng hơn Có đến 42,8% ý kiến của người dân được hỏi cho rằng thái độ của họ cởi mở hơn, không còn sự coi thường NGV Tuy nhiên, vẫn còn 7% ý kiến người dân cho rằng công việc này không được người dân coi trọng bằng các công việc khác, 10,7% LĐGVGĐ tiềm năng bị người thân phản đối khi đi làm GVGĐ Tỷ lệ LĐGVGĐ tiềm năng gặp phải sự cười chê/dị nghị của hàng xóm khi quyết định đi làm GVGĐ là 4,3% (GFCD, 2013) Những con số này tuy không lớn, nhưng vẫn nói lên đây là một yếu tố cản trở người lao động lựa chọn công việc này, hoặc không dám công khai đi làm GVGĐ với chính quyền và cộng đồng địa phương, điều này có thể sẽ dẫn đến những thiệt thòi cho NGV trong những trợ giúp cần thiết để bảo vệ cho quyền lợi của mình Trở ngại về hiểu biết pháp luật Bên cạnh trở ngại tâm lý còn có những trở ngại pháp lý, đó là sự thiếu hiểu biết của người lao động về các quy định pháp luật liên quan đến LĐGVGĐ Theo kết quả nghiên cứu của GFCD 2013, trong số NGV tiềm năng được phỏng vấn, có 27,9% người đã từng nghe đến quy định pháp luật về LĐGVGĐ Khoảng 70% NGV tiềm năng chưa biết đến các quy định pháp luật liên quan đến LĐGVGĐ Truyền thông, phổ biến sâu rộng những văn bản pháp luật mới về LĐGVGĐ – Bộ luật Lao động 2012 trong cộng đồng dân cư cũng

là công việc rất cần được triển khai sớm ở các địa phương Về nghĩa vụ của người

sử dụng lao động, theo Điều 180, 181 – Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao

Trang 16

động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với LĐGVGĐ Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khinào nhưng phải báo trước 15 ngày Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Trả cho LĐGVGĐ khoản tiềnBHXH, BHYT theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm; Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của LĐGVGĐ; Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh choLĐGVGĐ, nếu có thoả thuận Vừa phỏng vấn, vừa tuyên truyền những quy định mới trong Bộ luật Lao động 2012 cho người dân địa phương và LĐGVGĐ tiềm năng, GFCD đã thu được kết quả bước đầu về sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Về cơ bản, học vấn của NGV càng thấp thì hiểu biết về nghĩa vụ của người sử dụng lao động bị hạn chế hơn Khi NGV không nắm được những nghĩa vụ của gia chủ, họ sẽ không biết để yêu cầu gia chủ đảm bảo việc thực hiện những quyền lợi cho bản thân mình Điều 183, Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động không được phép ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức lao động đối với NGV Người sử dụng cũng không được phép giữ giấy tờ tùy thân của NGV Vấn đề đặt ra

là liệu NGV có nắm được những quy định này để tự bảo vệ mình và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết? Thông tin thu được cho thấy, phần lớn (trên 70%) NGV không đồng ý với việc người sử dụng giữ một phần lương của mình hay mắng chửi NGV khi họ làm việc không đúng yêu cầu Tuy nhiên, tỷ lệ NGV không đồng ý với việc gia chủ khám xét đồ đạc của NGV khi gia đình bị mất tài sản/tiền bạc hoặc giữ giấy tờ tùy thân của NGV khá thấp (dưới 50%)

2.3 Tình hình về chất lượng lao động giúp việc trong hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay.

Theo số liệu thống kê của trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường laođộng (Bộ kế hoạch đầu tư) tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 200 nghìn laođộng giúp việc hộ gia đình và nhu cầu đối với loại hình lao động này đang ngàycàng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn nói chung và thành phố Vinh nói riêng

2.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giúp việc tại hộ gia đình

Ngày đăng: 29/04/2016, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w