Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổchức các hoạt động xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn tư liệu sảnxuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Cự Khê 4
1.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành đất 7
1.1.1.1 Khái niệm về đất 7
1.1.1.2 Quá trình hình thành đất 8
Hình 2.1 Sơ đồ quá trình hình thành đất 8
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp 9
1.2 Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất 9
1.2.1 Sử dụng đất là gì? 9
1.2.2 Quan điểm sử dụng đất bền vững 10
Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp 23
Tổng số nhân khẩu 33
Người 33
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 37
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Cự Khê 37
3.2.3 Hiện trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 37
3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của một số loại hình sử dụngđất chính của xã 40
.3.1 Hiệu quả kinh tế 40
Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp 40
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Dương Đăng Khôi đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoànchỉnh bài báo cáo tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản Lí Đất Đai - Trường Đại học TàiNguyên và Môi Trường Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa, cùng toàn thể bạn bè đãgiúp tôi hoàn thành đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của UBND huyện, Phòng ĐịaChính, Phòng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, Phòng Tài Nguyên và MôiTrường huyện Thanh Oai, và các cô chú lãnh đạo, các anh chị tại UBND xã Cự Khê
đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để tôi thực hiện đềtài này
Trân trọng cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện vềmọi mặt và động viên tôi trong cuộc sống, học tập, thực hiện và hoàn chỉnh báo cáothực tập tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Huyến
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 hiện trạng sử dựng đất ở Việt Nam năm 2005
Bảng 4.2 Phân bổ quỹ đất nông nghiệp theo vùng năm 2005
Bảng 4.3 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Bảng 4.4: Biến động ngành chăn nuôi giai đoạn 2007- 2011
Bảng 4.5: Tình hình biến động dân số qua một số năm
Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2011
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Cự Khê
Bảng 4.8: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Cự Khê năm 2011
Biểu đồ 4.1 cơ cấu kinh tế xã năm 2011
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu sử dụng đất xã Cự Khê năm 2011
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã Cự Khê năm 2011
Biểu đồ 4.4 Hiện trạng sử dụng các loại hình sử dụng đất năm 2011
Biểu đồ 4.5 Giá trị ngày công lao động của các loại cây trồng chính
Biểu đồ 4.6 Thu nhập hỗn hợp của các kiểu hình sử dụng đất
Trang 5MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao độngđồng thời cũng là sản phẩm lao động Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổchức các hoạt động xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn tư liệu sảnxuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất làyếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồngthời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người, lànhân tố quan trọng của môi trường sống chi phối sự phát triển hay của nhiều nhân tốmôi trường Việc sử dụng đấtcó hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiếtvới mỗi quốc gia nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai
Trong nhiều năm qua đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất như hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa cácgiống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa vào sản xuất, đồng thời ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đã đem lại những tiến bộ trong sản xuấtnông nghiệp Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chếtrong việc khai thác và sử dụng đất không hợp lý dẫn đến nhiều diện tích đất bị thoáihóa làm mất đi tính năng sản xuất của đất đai Vì vậy để sử dụng đất nông nghiệp cóhiệu quả cần phải có những biện pháp đầu tư cải tạo đất hợp lý
Khai thác tiềm năng của đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hếtsức quan trọng và cần thiết đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũngnhư sự phát triển của nền kinh tế nước nhà Cần phải có những đánh giá cụ thể vềtình hình sử dụng đất nông nghiệp để đưa ra những yếu tố tích cực và hạn chế, nhữngthuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp làmtăng hiệu quả sử dụng đất
Xã Cự Khê – huyện Thanh Oai – TP Hà Nội là một trong những xã có nềnsản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có sự đa dạng về các loại hình sử dụng đất Tuynhiên ngành sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún, cơ cấu câytrồng chưa hợp lý, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, cùng với sự pháttriển của nền kinh tế thị trường là quá trình CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ làm cho đất
Trang 6nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đất nông nghiệp dần bị chuyển sang các mục đíchkhác, nên cần có những đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để có thế đưa
ra được hướng thay đổi và phát triển ngành nông nghiệp của xã Vì vậy, việc địnhhướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nôngnghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm
đề xuất hướng sử dụng đất và loại hình sử dụng rất thích hợp là việc rất quan trọng Xuấtphát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cự Khê – Huyện Thanh Oai – TP.Hà Nội”
2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
- Khuyến cáo giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả phù hợp với điềukiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã
3 Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế- xã hội trên địa bàn xã
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên dịa bàn xã
- Khuyến cáo hướng sử dụng đất hiệu quả
4 ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tếcho sinh viên trong quá trình thực tập tại địa phương
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viêntrong quá trình làm đề tài
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp từ đó khuyến cáo được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm và quá trình hình thành đất
1.1.1.1 Khái niệm về đất
* Khái niệm chung
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá vàkhoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất là lớp mặt tươi xốp củalục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng Đất là lớp phủ thổ nhưỡng làthổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểmcủa 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinhquyển Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và
cơ bản
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiênđược hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình,sinh vật và thời gian Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển.(Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng,1999, giáo trình đât, Nhà xuất bản Nôngnghiệp) [4]
Theo C.Mac[3]: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất củasản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh củahàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:
“ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng kháiniệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiềuthẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật,động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất;Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn,thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ýnghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người
Trang 8* Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, pháttriển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủysản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường,2004) [2]
đó lên và lại tiếp tục chu trình như trên người ta gọi đó là Đại tuần hoàn địa chất Đây
là một quá trình tạo lập đá đơn thuần và xảy ra theo một chu trình khép kín và rộngkhắp
Khi trên trái đất xuất hiện sinh vật, sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ nhữngmẫu chất do đã vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi tạo lên một lượng chất hữu cơ Cứnhư vậy sinh vật ngày càng phát triển và lượng chất hữu cơ ngày càng nhiều, nó đãbiến mẫu chất thành đất Người ta gọi đó là tiểu tuần hoàn sinh vật
Sự thống nhất giữa Đại tuần hoàn địa chất và Tiểu tuần hoàn sinh vật đã tạo rađất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất
(Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng, 1999, Giáo trình đât, Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội) [4]
Mẫu chất
Quá trình
Trang 91.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuấttrong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người Nói về tâm quan trọngcủa đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tưliệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (C.Mac, 1949) [3].Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vậtchất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như:cày, bừa, xới, xáo…) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (Sử dụng để trồngtrọt, chăn nuôi…) Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu vàquá trình sinh học tự nhiên của đất
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành vàphát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xâydựng trên nền tảng cơ bản – Sử dụng đất,
Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng đặcbiệt quan trọng:
- “Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sảnxuất
- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất Năng suất và chất lượng sảnphẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùngtrong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này” (Lương Văn Hinh và CS, 2003)[6]
Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trongnông nghiệp
1.2 Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất
1.2.1 Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Căn cứ vàoquy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền vững
-về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý
Trang 10nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu íchsinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh
tế của nhân loại Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theoyêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai “Vớivai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đaiđược thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sửdụng đất
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hìnhthành cơ cấu kinh tế sử dụng đất
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế
Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyềnthống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dânhoặc cả hai Điều trở nên thông thường với những người nông dân, bền vững là việc
sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canhtác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào Đó là những công nghệ về chăn nuôi động
Trang 11vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và CTV,1996) [10].
Không ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính nhữngngười sinh ra và lớn lên ở đó Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững nhất thiết cầnphải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu Phát triển bền vững là việcquản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên tự nhiên, định hướng những thay đổi công nghệthể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục nhu cầucủa con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976) [17]
Theo Festry “Sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự bảo tồn đất,nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, sinh lợi kinh tế vàchấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994) [18] FAO đã đưa ra được những chỉtiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất lượng vàcác sản phẩm nông nghiệp khác
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho nhữngngười trực tiếp làm nông nghiệp
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyênthiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được không phá vỡ chứcnăng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắcvăn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môitrường
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin chonông dân
Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và lànhững mục tiêu cần đạt được:
“- Duy trì, nâng cao sản lượng (Hiệu quả sản xuất);
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn);
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước;
- Có hiệu quả lâu dài;
- Được xã hội chấp nhận” (Hội khoa học đất Việt Nam, 2000) [7]
Trang 12Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được coi làbền vững phải đạt được 3 yêu cầu:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thịtrường chấp nhận
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được laođộng, phù hợp với phong tục tập quán của người dân
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất (NguyễnNgọc Nông và CS, 2007) [11]
Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở thờiđiểm hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để có nhữngđịnh hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng
Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt đượctrên cơ sở suy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của câytrồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất đai theo thời gian
và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
1.3.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trực tiếp đếnsản xuất nông nghiệp Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinhvật tạo nên sinh khối Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đóxác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng
- Yếu tố khí hậu : Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng muốn sống, sinhtrưởng và phát triển đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố sinh trưởng là ánh sáng, nhiệt
độ, không khí, nước và dinh dưỡng Trong đó, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và độ
ẩm không khí chính là các yếu tố khí hậu Chính vì thế, khí hậu là một trong những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và sản lượng cây trồng, ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên, vì sự khác biệt về vĩ độ địa
lý và địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từngvùng Miền bắc có nhiệt độ trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1.500 -
Trang 132.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm Trong khi đó, ở miền nam, khíhậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,50C, lượng mưa trung bình1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm
Trải dài trên 15 vĩ độ, Việt Nam có 7 tiểu vùng khí hậu khác nhau nên chúng ta
có thể đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi Chính vì thế, sử dụng đất cũng đadạng và giảm được rủi ro vì có thể trồng các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, ánhiệt đới và cả ôn đới
Khí hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại câytrồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp Nếu như ở trung du vàmiền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chuối, đậu côve, súp lơ xanh ở đồngbằng sông Hồng có thể trồng các loại rau vụ đông có nguồn gốc ôn đới thì ở đồngbằng sông Cửu Long có thể trồng sầu riêng, măng cụt hay miền Đông Nam bộ vàTây Nguyên có thể trồng chôm chôm, trái bơ, thanh long là những cây nhiệt đớiđiển hình
Yếu tố khí hậu nhiều khi ảnh hưởng rõ nét đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệpvới các mức độ khác nhau ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, nhiệt độ thấp vụđông và thời kỳ đầu vụ xuân kèm theo ẩm ướt, mưa phùn, thiếu ánh sáng làm hạn chếsinh trưởng và phát triển của cây trồng ưa nắng, ưa nhiệt nhưng lại phù hợp cho câytrồng ưa lạnh có nguồn gốc ôn đới Trời âm u thiếu ánh sáng cũng là điều kiện cho sâubệnh phát triển phá hại mùa màng
- Yếu tố đất trồng: Cùng với khí hậu, đất tạo nên môi trường sống của cây trồng.Đất trồng với các đặc tính như loại đất, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì cóvai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đất giữ cây đứng vững trong không gian, cung cấp cho cây các yếu tố sinh
trưởng như nước, dinh dưỡng và không khí Độ phì là một trong những yếu tố quan
trọng nhất của đất Vị trí từng mảnh đất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành độ phìcủa đất Độ phì nhiêu của đất liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng Do vậy, tuỳtheo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng thích hợp trên từng loại đấtmới cho năng suất, hiệu quả sử dụng đất cao
- Yếu tố cây trồng: Trong sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng là yếu tố trung
Trang 14tâm Con người hưởng lợi trực tiếp từ những sản phẩm của cây trồng Những sảnphẩm này cung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhu cầu thiết yếu cho con người
và cho xuất khẩu
Việc bố trí cây trồng và kiểu sử dụng đất hợp lý trên đất đem lại những giá trịcao về mặt hiệu quả cho cả người sản xuất và môi trường đất Ngược lại, nếu câytrồng được bố trí bất hợp lý, sử dụng đất bừa bãi không những gây thất thu cho ngườinông dân mà còn ảnh hưởng xấu đến đất
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của những tiến bộ khoa học, kỹ thuật,các giống cây trồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắnxuất hiện ngày càng nhiều Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển gắn với việctăng hệ số sử dụng đất Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây trồng đã tạo cơhội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tốđầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ
1.3.2 Yếu tố về kinh tế - xã hội
- Yếu tố con người : Con người là nhân tố tác động trực tiếp tới đất và hưởnglợi từ đất Khi dân số còn thấp, trình độ và nhu cầu thấp, việc khai thác quỹ đất nôngnghiệp còn ở mức hạn chế, hiệu quả không cao nhưng sự bền vững trong sử dụng đấtnông nghiệp được đảm bảo Ngày nay, khi dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng cácnhu cầu thì tài nguyên đất nông nghiệp bị khai thác nhiều, triệt để hơn nhằm đạt năngsuất và hiệu quả cao hơn Khi đó, quy luật sinh thái và tự nhiên bị xâm phạm, tính bền
vững tài nguyên đất kém hơn Việc đảm bảo cân bằng giữa sử dụng và bảo vệ đất trở
thành vấn đề cấp thiết Mặt khác con người cũng đóng vai trò là thị trường cung và cầutrong sản xuất nông nghiệp, vừa là nguồn cung cấp lao động cho sản xuất , vừa là thịtrường cầu của sản phẩm hang hóa và dịch vụ Các hoạt động kinh tế sẽ không pháttriển nếu không có nguồn cầu các sản phẩm do hoạt động tạo ra
- Yếu tố kinh tế : Đối với mỗi quốc gia, mức độ phát triển của nền kinh tế quốcdân có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sử dụng đất nôngnghiệp nói riêng và ngược lại Nếu sử dụng đất có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Khi kinh tế phát triển, nó sẽ làm tiền đề cho quá trình sử dụng đất đạt
Trang 15được hiệu quả cao hơn, thông qua việc đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ caolàm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng
- Cơ chế chính sách : Do có tầm quan trọng đặc biệt nên nông nghiệp, nôngthôn luôn giành được những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.Trong mỗi nền kinh tế, người nông dân tiến hành sản xuất, kinh doanh ở những điềukiện khác nhau, đặc biệt là các điều kiện về tự nhiên và kinh tế, gây ra bất bình đẳng
về thu nhập Mặt khác, thị trường luôn hàm chứa các hoạt động cạnh tranh khônglành mạnh dẫn đến một số người giàu lên do có những việc làm bất chính Vì vậy,Nhà nước cần can thiệp vào thị trường thông qua những chính sách có tính chất trợ
giúp và phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội Các chính sách
đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách vềgiải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, khuyến nông thực sự đã giúp ích rấtnhiều trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp của những người nông dân
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ngườinông dân thường chịu thiệt thòi do hạn chế về kiến thức thị trường, thông tin thịtrường, sức mua Hơn nữa, các hiệu ứng tràn ra ngoài trong sản xuất nông nghiệpcũng làm cho sản xuất không hiệu quả: việc sử dụng bừa bãi phân hoá học, thuốc trừsâu, thuốc trừ cỏ có tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước, không khí vàđất Do vậy, việc Nhà nước can thiệp bằng các chính sách và pháp luật thích hợp đãtạo điều kiện, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp và đảm bảo tính bềnvững của các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp
1.3.3 Yếu tố về kĩ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng,vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành,phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đốitượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thôngminh của người sản xuất Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách
sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được cácmục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Trang 161.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế: được tính dựa trên các chỉ tiêu kinh tế
+ Tổng thu nhập / 1ha = Sản lượng/1ha x giá bán
+ Tổng chi phí/ 1ha: Là toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếpcho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, thuê cônglao động…)
+Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
So sánh đánh giá hiệu quả kinh tế để tìm ra loại hình sử dụng đất hiệu quảnhất, trên một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chấtnhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động tiết kiệm nhất nhằmđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội
* Hiệu quả xã hội:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sửdụng đất Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều laođộng, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực vànguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn,mặc, và nhu cầu sống khác Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địaphương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủnghộ
+ Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất
+ Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá
+ Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ
và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
* Hiệu quả môi trường:
+Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng tác động của nó đến môi trường, loạihình sử dụng đất phải bảo vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoáđất, bảo vệ môi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinhthái (>35%) Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài Cây trồng được pháttriển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quátrình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệthống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường
Trang 17+Sự thích hợp với môi trường khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
+ Đảm bảo nguồn thủy sinh không bị khai thác cạn kiệt, giảm ô nhiễm nguồn nước
1.5 Sơ lược về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là nhân tố vô cùng quan trọng Trên thếgiới, mặc dù sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của các nước không giống nhaunhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hếtcác nước đều coi nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân
số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn.Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm dochuyển sang các mục đích phi nông nghiệp Để đảm bảo an ninh lương thực loàingười phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mụcđích nông nghiệp Vì vậy đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó cácbiện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môitrường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thếgiới, người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do nhữnghành động bất cẩn của con người gây ra
Theo P.Buringh, toàn bộ đất nông nghiệp của thế giới chừng khoảng 3,3 tỉ ha(chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền) Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng
có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng trọt Đất đang trồng trọt cảthế giới có khoảng 1,5 tỉ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đấtđang có khả năng trồng trọt) Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa đượckhai thác Theo FAO (tổ chức lương thực nông nghiệp thế giới của Liên hiệp quốc),một số kết quả đạt được của quá trình sử dụng đất nông nghiệp như: năng suất lúa mỳ
18 tạ/ha; năng suất lúa nước bình quân đạt 27,7 tạ/ha; năng suất ngô bình quân đạt 30
tạ /ha Tuy nhiên, hàng năm thế giới thiếu khoảng 150 -200 triệu tấn lương thực.Tiềm năng đất nông nghiệp của hành tinh chúng ta khoảng 3 - 5 tỷ ha Trong lịch sửtiến hóa của nhân loại, con người đã làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hàng năm cókhoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa Với năngsuất trung bình hiện nay để thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp phải có 0,40
ha đất canh tác trên đầu người Như vậy, hàng năm trên thế giới phải khai thác để đưa
Trang 18vào sản xuất nông nghiệp khoảng 30 triệu ha Trong thực tế để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp phải đi theo hai hướng: (1) Thâmcanh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, (2) Mở rộng diện tích đất nông nghiệp Dù đitheo hướng nào cũng phải tiến hành điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm vững sốlượng và chất lượng đất đai, bao gồm: điều tra lập bản đồ đất, đánh giá hiện trạng sửdụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý (Dent.D, 1986,
1987, 1992, Dugan.J, 1990; FAO, 1976, 1983, 1985, 1992) Trong khoảng 30 năm trởlại đây tổ chức FAO đã có những hoạt động về vấn đề nghiên cứu đất, những hoạtđộng này nhằm vào 4 hướng chủ yếu: (1) Lập bản đồ tài nguyên đất; (2) Đánh giá đấtđai; (3) Nghiên cứu hiệu suất tiềm năng đất đai; (4) Sử dụng, quản lý và bảo vệ đất.Công tác nghiên cứu chuyên đề về đất và sử dụng đất đã được triển khai từ đầu thế kỷ
20 đến nay cùng với công tác lập bản đồ đất Trong đó công tác đánh giá hiệu quả sửdụng đất đặc biệt được chú trọng
Trên thế giới đất đai phân bố ở các châu lục không đều Tuy có diện tích đất nôngnghiệp khá cao so với các châu khác nhưng Châu á lại có tỉ lệ diện tích đất nôngnghiệp trên diện tích tự nhiên thấp và lại là khu vực có tỉ lệ dân số đông trên thế giới
Có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới như: Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia ởChâu á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời
là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt
Theo tài liệu của FAO/UNESCO : trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diệntích đất bị suy thoái vì lý do tác động con người, trong đó suy thoái vì xói mòn donước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng dorửa trôi 12,2% diện tích Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha,chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu hađất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương cókhoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệungười Theo kết quả điều tra của FAO, 1992 , do chế độ canh tác không tốt đã gây xóimòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đấtdốc Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: châu Âu, châu Úc, châu Phi: 5-10 tấn/ha, châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; châu Á: 30 tấn/ha
Trang 19Đông nam Á là một khu vực đặc biệt, từ số liệu của UNDP năm 1995 cho ta thấyđây là khu vực dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích canh tác thấp: bình quânđất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12ha; Malaysia0,27ha; Philipin 0,13ha; Thái Lan 0,42ha; Việt Nam 0,1ha Như vậy, chỉ có Thái Lan
là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vàohàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN
Những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được phân thành 2loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹ thuật hiện đại, loại khácgây ra bởi lối canh tác tự nhiên Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏngmanh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên, buộc con ngườiphải sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoảmãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu củacác thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bềnvững và đó cũng là hướng đi trong tương lai
1.6 Sơ lược về tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là33.069.348 ha Tính đến năm 2006, đất nông nghiệp: 24.822.560 ha, chiếm 75,06%tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân 0,30 ha/đầu người và 0,68 ha/lao động nôngnghiệp Trong đó đất được dùng cho sản xuất nông nghiệp: 9.415.568 ha, chiếmkhoảng 37,93% diện tích đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm: 6.370.029 habằng 25,66% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm: 3.045.539 ha bằng12,27% diện tích đất nông nghiệp); diện tích đất lâm nghiệp: 14.677.409 ha, chiếm59,13% diện tích đất nông nghiệp (diện tích đất rừng sản xuất: 5.434.856 ha bằng21,89% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất rừng phòng hộ: 7.173.689 ha bằng28,90% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất rừng đặc dụng: 2.068.864 ha bằng8,33% diện tích đất nông nghiệp), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 700.061
ha, chiếm 2,82% diện tích đất nông nghiệp, còn lại là đất nông nghiệp khác và đấtlàm muối chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp [2] Trong nửa thập kỷ qua, dân sốVịêt Nam tăng 3,20 lần, với tốc độ tăng bình quân là 2%, dân số hiện nay hơn 80 triệungười
Trang 20Bảng 4.1 hiện trạng sử dựng đất ở Việt Nam năm 2005
Bộ, Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đất đai rất hạn hẹp
Bảng 4.2 Phân bổ quỹ đất nông nghiệp theo vùng năm 2005
Diện tích
tự nhiên (ha)
Diện tích đấtnông nghiệp (ha)
Tỷ lệ(%)
Nguồn Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2006)
Trong khoảng thời gian 15 năm (1990 - 2005) đất nông nghiệp có biến động khá lớn
cả về diện tích tuyệt đối và tỷ trọng trong quỹ đất Năm 1990, diện tích đất sản xuất nôngnghiệp là 6933214ha, chiếm 21%, năm 1995 là 7993748ha, chiếm 24%, năm 2000 đạt9345345ha, chiếm 28,38% và năm 2005 là 9415568 ha, chiếm khoảng 28,42% tổng diện tích
tự nhiên
Trang 21Bảng 4.3 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006)
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triểnsản xuất nông nghiệp Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tựnhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm chobình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm
Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyểnmục đích sử dụng Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cầnthiết đối với Việt Nam trong những năm tới
1.7 Thực trang về tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 579.07 ha, diện tích đất nông nghiệp
là 380.27 ha chiếm 65.67% trong đó đất trồng cây hàng năm ( chủ yếu là cây lúa) là347.80 ha , đất trồng cây lâu năm là 20.94 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 11.53 ha.Qua đó cho thấy đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn 347.80 ha Có 3 loại hình sửdụng đất chủ yếu là LUT 2 lúa, LUT cây ăn quả, LUT chuyên cá
Nông nghiệp xã có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội theohướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Nền nông nghiệp của
xã trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựuquan trọng Ngành nông nghiệp của xã đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhucầu tiêu dùng và một phần cung cấp cho thị trường, lương thực bình quân đầu ngườinăm 2011 đạt 44 kg/người Tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa,các loại cây cảnh hàng hoá đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực Chăn nuôi phát triểnđều và có tốc độ cao
Nền kinh tế của xã Cự Khê là nền kinh tế thuần nông, có tiềm năng đất đai, laođộng và tài nguyên thiên nhiên Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
xã là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn nền kinh tế nông nghiệp của xã
Trang 22Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất nông nghiệp và một số yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đấtnông nghiệp trên địa bàn xã Cự Khê
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cự Khê
2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp của xã Cự Khê:
- Điều kiện tự nhiên (Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình địa mạo, thủy văn, nguồnnước)
- Điều kiện kinh tế xã hội (dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đặcđiểm sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phát triển các ngành nghề, cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất, kỹ thuật, )
2.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Cự Khê:
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Xác định các loại hình sử dụng đất phổ biến của xã
- Đánh giá khả năng thích hợp và loại hình sử dụng đất có triển vọng phù hợp với
sự phát triển KT-XH và nhu cầu lương thực của người dân trên địa bàn xã
2.4 Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
+Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Thu thập số liệu, tài liệu về địa chất, địa hình, đất đai, phân loại đất và các loạihình sử dụng đất của xã
+Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất
2.4.2 Phương pháp điều thống kê
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu thu thập được trongquá trình nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giáhiệu quả kinh tế
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Trang 23- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu thu thập được trongquá trình nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giáhiệu quả kinh tế
2.4.4 Phương pháp kế thừa.
2.4.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất
a Hiệu quả kinh tế
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được thực hiệntrên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:
- Chi phí vật chất (DC): bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu,thủy lợi phí… Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí vật chất trên một đơn vị diệntích gieo trồng (ha)
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời
kỳ nhất định (1 năm)
- Thu nhập hỗn hợp (NVA): Là phần trả cho người lao động cùng tiền lãi thuđược trên từng loại hình sử dụng đất Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sốngcủa người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng
Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là để lựa chọn các loại hình
sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp
- Thu nhập hỗn hợp trên lao động (HL
NVA): phản ánh giá trị thu được của ngàycông trong sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế của mỗi loại hình sử dụng đất phản ánh qua chỉ tiêuNVA/ha/năm
b Hiệu quả xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp
- Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo
- Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
Trang 24c Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ
- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trang 25Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Cự Khê là một xã ven đô của TP Hà Nội, cách trung tâm huyện 10 km, thuộcđịa phận quản lý của huyện Thanh Oai Xã có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Trì
- Phía Tây giáp xã Bích Hoà và quận Hà Đông
Đất đai của xã bố trí dọc theo hai bên sông Hoà Bình và rải sông Nhuệ, từtrung tâm xã ra Quốc lộ 21B khoảng 1,5 km, có đường trục kinh tế phía Nam chạyqua Đây là điều kiện thuận lợi để Cự Khê giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hộivới các xã trong và ngoài huyện
3.1.1.2 Địa hình
Là một xã nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc hệ thống sông Hồng, CựKhê có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3,1m đến 5,3m so vớimực nước biển Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, có vùngtrũng ở giữa đồng, mang đặc trưng chung của đồng bằng có ô trũng, tuy nhiên chênhcao giữa các khu vực không lớn Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho tưới tiêuphát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở của nhândân
3.1.1.3 Khí hậu
Xã Cự Khê cũng như nhiều đia phương khác thuộc đồng bằng Bắc bộ, chịuảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới, gió mùa Có 2 mùa rõ rệt là mùa đông vàmùa hạ:
- Mùa hạ: Từ trung tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 10 Tiết trời nắng nóng,mưa nhiều, cường độ mưa khá lớn
- Mùa đông: Là các tháng còn lại trong năm Thời tiết hanh khô và lạnh, ítmưa, lượng mưa không đáng kể
Trang 26Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,8°C Thấp nhất trung bình khoảng 16,6°C(tháng 1), cao nhất trung bình 28°C (tháng 7).
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700 – 1.800mm, chủ yếu tập trung vàomùa hạ Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, 8, 9 Độ ẩm trung bình hàng năm là83%
Hướng gió chủ đạo của mùa hạ là gió Đông Nam Mùa đông có gió mùa ĐôngBắc, trung bình một năm có khoảng 10 – 15 đợt gió mùa Đông Bắc tràn qua
Khí hậu cùng với các yếu tố nguồn nước và thổ nhưỡng trong khu vực cónhiều thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho xã thực hiệnchuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu của xã được lấy từ sông Hoà Bình.Đây là con sông lớn ở phía Bắc huyện Thanh Oai đi qua địa bàn xã, có chiều rộngtrung bình 60m Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao hồ nằm rải rác trong địaphận xã cũng là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a/ Tài nguyên đất
* Về diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của xã Cự
Khê ( số liệu kiểm kê năm 2011) là 579,07 ha; trong đó:
- Đất nông nghiệp là 380,27 ha, chiếm 65,67% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp là 198,16 ha, chiếm 34,22% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng là 0,64 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên
Trang 27TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu
có hiệu quả như lúa, lúa – rau, lúa – cá và các cây trồng lâu năm
Đất phù sa Gley (Pg), phân bố xen kẽ ở các khu vực địa hình úng trũng vàcanh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông trên các cánh đồng tại các thôn của xã.Đây là loại đất phù hợp với mô hình lúa – cá, lúa – vịt
b/ Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
+ Nguồn nước mặt gồm có hệ thống sông Hoà Bình và hệ thống kênh mương,
ao hồ nằm rải rác trong xã đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho sinh hoạt và cho sảnxuất của nhân dân
+ Nguồn nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng
và chất lượng nước ngầm Nhân dân trong xã chủ yếu khai thác bằng giếng khoan sâu 30– 35m, qua xử lý làm nước sạch phục vụ cho sinh hoạt
c/ Tài nguyên nhân văn
Với đặc điểm một xã có làng nghề truyền thống như tương, miến nhân dân
xã Cự Khê có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫnnhau, đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù chịu khó trong lao động sảnxuất, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi nghĩa của ông cha xưa và tronghai cuộc khởi nghĩa chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc Toàn xã có hàngtrăm hộ thuộc đối tượng chính sách, đó là những gia đình thương binh liệt sỹ, các gia
Trang 28nét độc đáo
Với lịch sử văn hiến truyền thống cách mạng, người dân xã Cự Khê luôn pháthuy tính cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa phát huynhững kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất Đội ngũ cán bộ lãnhđạo có trình độ, năng lực Chính quyền và nhân dân xã Cự Khê cùng nhau vượt khó
đi lên và đã đạt được những thành tựu đáng kể
Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay trongthời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Đảng bộ và nhân dân
xã Cự Khê đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng vàthế mạnh của xã để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh
3.1.1.6 Môi trường
Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh
mẽ trên địa bàn xã gây áp lực tới môi trường Do xã không quy hoạch khu tập kết, xử
lý rác thải sinh hoạt nên từ trước tới nay, người dân Cự Khê đều vứt rác ra sông Tạithôn Khúc Thủy, mặc dù bờ sông Nhuệ đã được xây kè để tránh sạt lở, lưu thông dòngchảy, nhưng đến nay, rác thải sinh hoạt vứt ra đã cao gần bằng kè Bên bờ sông HòaBình, rác tràn cả xuống giữa lòng sông, gây tắc nghẽn dòng chảy
Dưới áp lực về sự gia tăng dân số ngày một lớn mà diện tích đất nông nghiệplại có hạn và hiện đang bị thu hẹp đã buộc nông dân phải thâm canh tăng vụ phải sửdụng các loại giống cây trồng mới có năng suất cao, nhưng lại dễ mẫn cảm với sâubệnh, dẫn đến việc nông dân sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón và hoá chất bảo
vệ thực vật Đây cũng là một nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường đất vànước
3.1.1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
- Có đường trục kinh tế phía nam chạy qua nên xã có điều kiện phát triển kinh
tế - xã hôi theo hướng phát triển của xã ven đô
- Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môitrường của Cự Khê cho thấy xã có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội: