Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của một số loại hình sử dụngđất chính của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã cự khê – huyện thanh oai – TP hà nội (Trang 40 - 56)

.3.1. Hiệu quả kinh tế

Một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh gia hiệu quả sử dụng đất là hiệu quả kinh tế, đây là căn cứ để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn các loại hình sử dụng đất.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:

- Chi phí vật chất (DC): bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi phí… Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí vật chất trên một đơn vị diện tích gieo trồng (ha).

Công thức: DC = p1 + p2 + p3 + ... + pn

Trong đó: DC: Chi phí vật chất (triệu đồng)

p1, p2, p3, pn: Các loại chi phí cụ thể (triệu đồng)

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (1 năm).

Công thức: GO = S x G / 1.000.000

Trong đó: GO: giá trị sản xuất (triệu đồng) S: Sản lượng sản phẩm (tạ)

G: Giá sản phẩm (đồng)

Thu nhập hỗn hợp (NVA): Là phần trả cho người lao động cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống của người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

Công thức: NVA = GO – DC

Trong đó: NVA: Thu nhập hỗn hợp (triệu đồng) GO: Giá trị sản xuất (triệu đồng)

DC: Chi phí vật chất (triệu đồng)

Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp.

- Thu nhập hỗn hợp trên lao động (HLNVA): phản ánh giá trị thu được của ngày

công trong sản xuất nông nghiệp.

HLNVA = NVA x 1.000.000 / L

Trong đó: HLNVA : Thu nhập hỗn hợp trên lao động NVA: Thu nhập hỗn hợp (triệu đồng)

L: Số công lao động

Hiệu quả kinh tế của mỗi loại hình sử dụng đất phản ánh qua chỉ tiêu NVA/ha/năm.

Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công lao động cao mà chi phí vật chất thấp.

Bảng 4.9: chi phí vật chất cây trồng (DC)

Cây trồng

Urê Supe lân

KCL Phân hữu cơ

Phân tổng hợp

Cám cá

Giống Chi phí khác

Thuốc trừ cỏ

Thuốc sâu

DC

Lúa xuân

1,76 1,26 1,72 2,40 1,05 1,81 0,36 0,55 10,90

Lúa mùa

1,52 0,82 1,56 1,74 1,05 1,81 0,36 0,89 9,76

Hồng xiêm

2,88 2,16 1,87 9,60 3,25 2,73 1,00 2,00 25,49

Vải 1,15 1,08 1,82 4,50 3,90 2,25 1,00 2,00 17,70

Nhãn 1,41 1,67 1,81 10,04 3,90 2,79 1,00 2,00 24,63

Cá 0,39 4,77 1,13 6,29

Đơn vị tính : Triệu đồng

Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng chính (Tính cho 1 ha)

STT Cây trồng DC

(Tr.đồng)

GO (Tr.đồng)

Công LĐ (công)

NVA (tr.đồng)

HLNVA (đồng/công)

1 Lúa xuân 10,90 20,00 227,00 9,10 32.841,16

2 Lúa mùa 9,76 20,50 222,00 10,74 48.391,89

3 Hồng xiêm 25,49 336,00 500,00 310,51 621.016,00

4 Vải 17,70 54,00 250,00 36,30 145.200,00

5 Nhãn 24,63 52,50 250,00 27,87 111.480,00

11 Cá 6,29 7,50 448,00 1,21 2700,89

Biểu đồ 4.5 Giá trị ngày công lao động của các loại cây trồng chính

Từ biểu đồ 4.5 cho thấy nếu sắp xếp thu nhập hỗn hợp trên một công lao động thì hiệu quả sản xuất cảu các loại cây trồng chính trong xã được phân ra như sau:

- Mức thu nhập trên 200.000 đồng/công có: Hồng xiêm;

- Mức thu nhập trên 100.000 đồng/công gồm có: Vải, Nhãn.

- Mức thu dưới 100.000 đồng/công gồm có: Lúa xuân, lúa mùa, Cá Riêng đối với nhãn và vải, hồng xiêm mức thu nhập ban đầu trên công lao động chỉ đạt 111.480 đồng/công và 145.200 đồng/công, 621.016 đồng/công là do chi phí đầu tư ban đầu là lớn. Nhưng kể từ các năm sau trở đi mức thu nhập của người lao động sẽ rất cao vì không phải đầu tư về giống mà chỉ đầu tư về chăm bón để thu hoạch.

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (tính cho 1 ha)

LUT Loại hình sử dụng đất DC

(Tr.đ)

GO (Tr.đ)

Công LĐ (công)

NVA (Tr.đ)

HLNVA

(đồng/công)

LUT1 1. Lúa xuân – Lúa mùa 20,66 40,50 499,00 19,84 39.759,52

LUT2

2. Hồng xi êm 3. Vải

4. Nhãn

25,49 17,70 24,63

336,00 54,00 52,50

500,00 250,00 250,00

310,51 36,30 27,87

632.016,00 145.200,00 111.480,00

LUT3 5. Cá 6,29 7,50 448,00 1,21 2700,89

Biểu đồ 4.6 Thu nhập hỗn hợp của các kiểu hình sử dụng đất

- LUT1 (2 L): Loại hình này chủ được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàm thấp, có khả năng tưới tiêu tốt, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dầy mỏng khác nhau. Loại hình sử dụng đất này chỉ có duy nhất một kiểu sử đụng đất là kiểu sử dụng lúa xuân- lúa mùa.

Lúa xuân: với các loại giống Tạp Dao 838, CA1, được gieo trồng từ cuối tháng 12 và thu hoạch vào tháng 5 năm sau.

Lúa mùa: người dân thường sử dụng những giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng ngắn như: Khang Dân, QR1. Bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào cuối tháng 11.

Với kiểu sử dụng đất này chi phí sản xuất khá thấp nhưng giá trị sản xuất ở mức khá, ngày công lao động đầu từ thấp so với các loại hình sử dụng đất khác dẫn đến hiệu quả sử dụng đất của loại hình sử dụng đất này ở mức khá so với các loại hình khác (Thu nhập hỗn hợp trên 1 ha/ năm đạt 19,84 triệu đồng/năm, giá trị ngày công lao động 39.759,52 đ ồng/công )

- LUT 2 (Cây ăn quả): Với diện tích trồng là 20.94 ha, với 3 hệ thống cây trồng chính là hồng xiêm, nhãn, vải. Loại hình sử dụng đất này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhóm ngành nông nghiệp của xã. Với 3 loại cây trồng chính đã đem lại tổng thu nhập của toàn xã là 374,68 triệu đồng. Tuy nhiên để các loại cây ăn quả có đầu ra ổn định và có sức cạnh tranh thì cần có các giải pháp quan trọng như: dùng giống cây đảm bảo chất lượng, đầu tư thâm canh vườn cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình chăm sóc hợp lý đúng kỹ thuật. Các loại cây ăn quả trên cần được quan tâm đầu tư chăm sóc tốt hơn nữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, chiếm ưu thế hơn so với các cây trồng khác.

- LUT 3 (Chuyên cá): Đây là một kiểu hình sử dụng đất không thể thiếu đối với khu vực đồng bằng sông Hồng thường kết hợp với mô hình VAC để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên mô hình VAC ở xã Cự Khê chưa được phổ biến rộng rãi nên hiệu quả kinh tế đem lại ở kiểu hình sử dụng đất này chỉ ở mức độ khá, thu nhập hỗn hợp trên 1 ha đạt 49,41 triệu đồng/ha .

3.3.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội có mối liên quan trực tiếp với hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các LUT, có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người.Việc đánh giá hiệu quả xã hôi chỉ được thực hiện một cách khách quan dựa trên một số chỉ tiêu như sau:

- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất. Với hơn 368 ha đất nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho gần 500 hộ sản xuất nông nghiệp

Bảng 4.12 Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các LUT hiện trạng

LUT Loại hình sử dụng đất Công LĐ

(công) HLNVA (đồng/công) LUT1 1. Lúa xuân – Lúa mùa 499,00 39.759,52

LUT2

2.Hồng xiêm 3. Vải

4. Nhãn

500,00 250,00 250,00

621.016,00 145.200,00 111.480,00

LUT3 5.Cá 448,00 2700,89

Qua bảng 4.9 ta thấy, mức độ đầu tư công lao động cho các LUT là khác nhau. Ở các LUT2 (Cây ăn quả) có mức đầu tư cao nhất trong số các LUT, với mức đầu số công lao động bình quân là 500 công lao động với mức đầu tư số công lao động tương đối cao như vậy mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động của LUT2 đạt 292.565,33 đồng/công. Riêng với LUT1, LUT3 mức đầu tư số công lao động lần lượt là 499 và 448 công, nhưng mức thu nhập bình quân trên 1 công lao động là 39.759,52 đồng/công lao động và 2700,89 đồng/công. Vì thế đối với LUT này cần được tiếp tục đầu tư và phát triển để giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho nông dân.

- Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá. Tổng GTSX ngành NN của xã năm 2011 là 23,90 tỷ đồng.Với tổng sản lượng lương

thực toàn xã là 2494,8 tấn năm 2011 đảm bảo an toàn lương thực cho gần 1528 hộ dân trong xã, bình quân lương thực đầu người là 44kg/năm.

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của các hộ sản xuất nông

nghiệp. Là 1 xã ven đô nên cũng chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đã khiến cho trình độ áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến của người dân vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được cải thiện, nhưng bên cạnh đó, dưới tác động của quá trình đô thị hóa , quy hoạch khu đô thị mới cùng với tuyến đường trục phía Nam đã làm cho diện tích đât nông nghiệp của xã giảm đáng kể, tỷ lệ lao động dư thừa cũng sẽ tăng lên theo. Vì vậy giải quyết lao động dư thừa là 1 vấn đề xã hội lớn , cần có chính sách thu hút lao động vào phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, vừa đảm bảo của cải vật chất cho xã hội vừa giải quyết lao động dư thừa vừa tăng thu nhập cho nông dân .

Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

3.3.3. Hiệu quả môi trường

Việc đánh giá khả năng thích hợp và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng được tiến hành nhằm lựa chọn các hệ thống sử dụng đất cho tương lai.

LUT có triển vọng được đánh giá dựa trên sự tổng hợp của tất cả các yếu tố có liên quan, dựa vào các yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT, các yếu tố hạn chế, các kết quả phân tích kinh tế, tài chính và tác động về môi trường.

Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi mà hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

+Với kiểu hình sử dụng đất LUT1 đã đảm bảo cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và đa dạng hoá được cây trồng

+Với kiểu hình sử dụng đất LUT2 dễ gây thoái hoá đất , ô nhiễm nguồn nước, và chỉ chuy ên độc canh nên kém thích hợp với đất.

+Với kiểu hình sử dụng đất LUT3 cải thiện được độ phì nhiêu của đất, bảo đảm được chất lượng nguồn nước

Qua đó cho thấy các LUT hầu hết đều đạt được hiệu quả về mặt môi trường nhưng ở những mức độ khác nhau, ở mỗi chỉ tiêu khác nhau. Ở LUT 2 hiệu quả môi trường đạt ở mức thấp hơn so với các LUT1 và LUT3 . Tuy nhiên, tất cả 3 LUT đều đạt ở mức từ thích hợp trung bình và rất thích hợp không LUT nào ở mức kém thích hợp về mặt môi trường.

3.3.4. Đánh giá lựa chọn LUT điển hình

Việc đánh giá khả năng thích hợp và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng được tiến hành nhằm lựa chọn các hệ thống sử dụng đất cho tương lai.

LUT có triển vọng được đánh giá dựa trên sự tổng hợp của tất cả các yếu tố có liên quan, dựa vào các yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT, các yếu tố hạn chế, các kết quả phân tích kinh tế, tài chính và tác động về môi trường

* Nguyên tắc lựa chọn LUT có triển vọng

- LUT được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình của địa bàn, đảm bảo tính thích nghi cao của LUT được lựa chọn.

- Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của LUT được lựa chọn. Trong thực tế rất hiếm khi người ta lựa chọn một LUT mà lợi nhuận thu được thấp hơn LUT trước đó, trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó mà người ta buộc phải giữ lại một số LUT nhất định dù biết rằng hiệu quả kinh tế của nó chưa phải là tối ưu.

- Phải phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương (mạng tưới tiêu, hệ thống giao thông…).

- Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hóa của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý.

- Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ màu mỡ của đất.

* Tiêu chuẩn để lựa chọn các LUT có triển vọng Một số tiêu chuẩn để lựa chọn LUT có triển vọng:

- Đảm bảo đời sống của người nông dân (an toàn lương thực, mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân…).

- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.

- Định canh định cư, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

- Sự tác động của thị trường.

Dựa trên cơ sở đó, căn cứ vào kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT, đề tài xác định được các LUT có triển vọng của xã bao gồm:

- LUT 1 (Loại hình sử dụng đất chuyên lúa): loại hình này có ưu thế đảm bảo an ninh lương thực.

- LUT 2 (Loại hình sử dụng đất cây ăn quả): Đây là những loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế rất cao, thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, đây là một LUT có tiềm năng trong tương lai nên mở rộng về vốn, khoa học kỹ thuật,...

- LUT3 (Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản): nuôi cá nước ngọt là hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu của LUT này, diện tích sử dụng đất của LUT này chiếm khoảng 1,99% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, tuy vậy tổng thu nhập và giá trị ngày công của LUT này chưa cao, nhưng đây là một LUT có tiềm năng trong tương lai ,có hiệu quả cao hơn khi kết hợp với mô hình VAC nên cần được mở rộng quy mô diện tích cũng như mở rộng đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,...

Như vậy, sau khi đánh giá thực trạng sử dụng đất và thông qua đánh giá hiểu quả sử dụng đất về các mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cả 3 loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã đều đạt các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường tuy nhiên dựa trên điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên phải dựa vào các đánh giá trên để lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao nhất trong các LUT trên.

3.4. Khuyến cáo sử dụng đất nông nghiệp.

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh với chất lượng nông sản cao để đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu. Khai thác tiềm năng đất theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên cơ sở đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện sinh thái của từng khu vực. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm.

- Ưu tiên sử dụng đất thích nghi với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, thị trường tiêu thụ rộng. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung. Tận dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp.

- Không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp ổn định, chống gây ô nhiễm môi trường trên cơ sở xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Không lạm dụng phân bón hóa học, hạn chế tối thiểu việc sử dụng các hóa chất trừ cỏ, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình thâm canh nông nghiệp.

3.5. Khuyến cáo một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- Lựa chon các giống cây trồng tốt có hiệu quả cao đưa vào sản xuất

- Cải tạo nâng cấp thủy lợi, xác định hệ thống sản xuất thích hợp nhằm khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu thủy văn, điều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp bền vững có hiệu quả cao trong cơ chế thị trường.

- Giải pháp về vốn: Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Tuy nhiên, việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản, mặt khác sản xuất hàng hóa còn gặp khó khăn về thị trường đã hạn chế việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân.

- Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học công nghệ:

+Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng là điều kiện tiên quyết để nông hộ có thể tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào việc phát

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã cự khê – huyện thanh oai – TP hà nội (Trang 40 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w