1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 32-33: Ngoại khóa về môi trường

52 863 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 4,25 MB

Nội dung

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con

Trang 1

các vấn đề địa phư ơng và Ư

các nội dung đã học

Trang 3

Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống

Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc được thành lập vào ngày

5/6/1972 Đại Hội đồng Liên Hợp quốc chọn Ngày Môi trường Thế giới

5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới

Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan

tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường

Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh

ngày 5 tháng 6 hàng năm

Trang 8

Ng ày 22/3: Ngày N ướ c Th gi i ế ớ

Thứ bảy cuối cùng của Tháng 3 hàng năm: Giờ trái đất

" Tôi và bạn hãy cùng hành động”

Ngày 22/4: Ngày Trái Đất

Ng ày 16/9: Ngày Qu c t B o v t ng ozon ố ế ả ệ ầ

Cuối tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm:

chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn

Ngày 29/12: Ngày Đa dạng Sinh học Việt Nam

Trang 9

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu

tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và

thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi

trường của Việt Nam)

- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Phần II: Thực trạng ô nhiễm môi trường

I Môi trường là gì?

Trang 10

II Vai trò của môi trường

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Trang 12

"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm"

Trang 13

Phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh có:

Trang 14

Phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:

•Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng

phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin,

photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại

nặng, độ kiềm, độ axit v.v )

•Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại

ký sinh trùng (giun, sán v.v )

•Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân

huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90,

Trang 15

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, công

nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và cá loài hoang dã". Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩnchưa được xử lý Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống

có thể gây ung thư.

Trang 16

- Theo nguồn gốc

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão,

lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công

nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước

Trang 18

Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm

Trang 19

-Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:

ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất,

ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý

Trang 20

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí

hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho

con người và sinh vật Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng

-Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con

người Đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc

các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư…

- Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở

Trang 21

a Nguồn tự nhiên:

Núi lửa

Cháy rừng

Bão bụi

Trang 22

b Nguồn nhân tạo:

Do hoạt động công nghiệp

Trang 23

Do giao thông vận tải

Trang 24

Do hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật của con người

Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc

diệt nấm gây bệnh Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

Trang 26

HẾT TIẾT 1

Chuẩn bị cho tiết sau:

Tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm điện từ trường và các

biện pháp hạn chế ô nhiễm

Trang 27

Xảy ra khi tiếng ồn vượt quá cường độ cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Đơn vị đo cường độ âm thanh là decibel (dB) Khi không gian hoàn toàn tĩnh lặng thì tiếng ồn là 0dB, hơi thở của chúng ta phát âm thanh có cường độ 10dB, tiếng lá rơi chỉ lên đến 20dB, khi máy rửa chén đĩa hoạt động thì tiếng ồn đã lên 65dB, còn tiếng ồn ngoài đường phố khoảng 70dB, tiếng nhạc rock lên tận 110dB Khi tiếng ồn vượt mức 130dB thì nó gây cảm giác rất khó chịu và đau tai, chẳng hạn tiếng máy bay cất cánh, tiếng còi xe cứu hỏa Khi cường độ âm thanh lên tới 160 - 170dB, một số người có thể bị điếc Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, đối với khu vực đặc biệt (là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y

tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác), tiếng ồn cho phép từ 6 đến 21 giờ là 55dB, từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau là 45dB.

Trang 28

Ngu n ồ gốc thiên nhiên:

Do ho t ạ độ ng c a n ủ úi l a v ử à độ ng đấ t.

Trang 29

Nguồn gốc nhân tạo:

Do giao thông v n t i ậ ả

Trang 30

Nguồn gốc nhân t o: ạ

Do các hoạt động sinh hoạt của con người

Trang 31

Nguồn gốc nhân tạo:

Do hoạt động công nghiệp

Trang 32

Nguồn gốc nhân t o: ạ

Tiếng ồn từ các công trường xây dựng

Trang 33

phóng xạ ở những nơi như vậy.

-Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di

truyền, bệnh ung thư.

- Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử,

… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân

Trang 34

Hình ảnh nổ bom nguyên

tử ở Hirosima

Đám mây phóng xạ khổng lồ

Trang 35

6 Ô NHIỄM ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

- Ô nhiễm điện từ trường là những bức xạ vô hình phát sinh từ kỹ thuật vô tuyến điện và việc truyền tải điện năng

Đó là: Hệ thống lưới điện 50Hz ngoài trời và trong nhà, điện thoại không dây, điện thoại di động, các cột, các trạm thu phát điện thoại di động, các thiết bị báo động vô tuyến, lưới thông tin không dây, màn hình máy tính, ti vi, thậm chí cả đèn tiết kiệm điện Đặc biệt, các biến thế công suất dùng biến điện cao áp thành điện áp 220V gây ra nhiễu điện từ trường rất mạnh.

- Là một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi mãn tính, huyết áp thay đổi thất thường, mẫn cảm ngoài da, ung thư máu ở trẻ

em, sảy thai hoặc quái thai

Trang 36

Sóng càng ngắn thì năng lượng bức xạ được cơ thể người hấp thu càng nhiều, tác hại đến sức khỏe càng lớn Sóng cực ngắn có thể gây những biến đổi chức năng và bệnh lý ở các hệ thống thần kinh, tim mạch, nội tiết và nhiều cơ quan khác Sóng ngắn làm giảm số lượng bạch cầu, gây các rối loạn ở tuyến yên, vỏ thượng thận, tim mạch, nội tiết Các dải sóng dài và sóng trung làm giảm các quá trình hưng phấn thần kinh, giảm các phản xạ có điều kiện, gây rối loạn chức năng tạo glucozen của gan, rối loại dinh dưỡng ở não và các cơ quan nội tạng, sinh dục Hiện nay, các loại sóng thường được sử dụng trong phát thanh truyền hình đều là sóng trung đến sóng cực ngắn Điều nguy hiểm là các giác quan của con người không thể nhận biết tình trạng ô nhiễm sóng điện từ, ngay cả khi ta đứng trong trường bức xạ cường độ rất cao, các giác quan đều vô cảm và do đó cơ thể không thể phát sinh các phản ứng tự vệ Ngoài ra, các tác hại do ô nhiễm điện từ gây ra lại xuất hiện âm thầm sau một thời gian khá dài nên con người hầu như không biết đến nó Sức khoẻ của trẻ em và người lớn tuổi rất nhạy cảm

và dễ bị ảnh hưởng với nhiễu điện từ trường vì hệ thống miễn dịch của những đối tượng này yếu, các tế bào máu rất dễ bị tổn thương

Trang 37

Ô NHIỄM SÓNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

Trang 38

V HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG :

1/ Đối với sức khỏe con người :

- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong

Trang 39

2/ Đối với hệ sinh thái :

• Sulfur dioxide và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít

làm giảm độ pH của đất.

• Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không

thích hợp cho cây trồng Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn

• Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà

thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp Các loài xâm lấn (invasive species) có thể

cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy

hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa

dạng sinh học.

Trang 40

Ô nhiễm môi trường đã làm hủy hoại môi

trường sống của các loài sinh vật.

4/ Ô nhiễm môi trường làm gia tăng các thiên tai, bão lụt, hạn hán…

Trang 41

Phần III:

Một số quy định của pháp luật

• Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi

trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây :

- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;

- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;

Trang 42

- Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;

- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;

- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;

Trang 43

Điều 6

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân

Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và

trách nhiệm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Điều 9

Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường

(Những quy định chung)

Trang 44

Điều 50 Người nào có hành vi phá hoại, gây tổn hại đến môi trường,

không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi

có sự cố môi trường, không thực hiện quy định đánh giá tác động môi

trường, vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 51 Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của

pháp luật về bảo vệ môi trường, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi

trường, ô nhiễm môi trường, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trang 46

Phần IV:

Hành động của chúng ta

- Không vứt rác, đổ phế thải bừa bãi

- Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm

- Trồng cây xanh,chăm sóc, bảo vệ cây

- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người thực hiện bảo

vệ môi trường.

- Khi phát hiện hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần báo cho cơ quan thẩm quyền để can thiệp xử lí.

- Tôn trọng, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài sản của Nhà nước…

Trang 47

HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Công viên cây xanh

Trang 48

Năng lượng mặt trời Năng lượng gió

HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Trang 49

HẠN CHẾ Ô NHIỄM NƯỚC

Trang 50

HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO THUỐC BẢO VỆ

THỰC VẬT

Cánh đồng rau sạch

Trang 51

HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN

Phân loại rác trước khi đưa

Trang 52

HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG

TA TỐT ĐẸP HƠN

Ngày đăng: 27/04/2016, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w