Sau đó, nó được tiếp cận dưới hai góc độ khác nhau: Trong lý thuyết của các nhà triết học Scottish thế kỉ XVIII, xã hội dân sự có nghĩa là xã hội văn minh với một Nhà nước không độc đoán
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các
nhà hoạch định chính sách quan tâm Hiện nay, không một tư duy về hoạch định
chính sách phát triển nào có thể tránh bàn luận tới vấn đề "xã hội dân sự" Xã hội dân sự trở thành một điểm then chốt trong các cuộc thảo luận của cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt tại các nước đang ở trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một quan niệm thống nhất nào về xã hội dân sự được đưa ra bởi lẽ bình diện để xem xét
và nhận diện về nó là vô cùng đa dạng Với đề tài “Xã hội dân sự là gì? Phân loại các tổ chức xã hội dân sự và vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam”, bài viết này sẽ
trình bày những nội dung chủ yếu liên quan tới vấn đề xã hội dân sự, tổ chức xã hội dân sự và vấn đề xã hội ở Việt Nam
B NỘI DUNG
I Xã hội dân sự
1 Những quan niệm trong lịch sử về xã hội dân sự
Nhìn một cách tổng quát, xã hội dân sự ban đầu hình thành tự phát từ những nhóm, cộng đồng người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính, chính kiến, nghề nghiệp Từ đó có thấy, trên thực tế xã hội dân sự đã xuất hiện từ rất lâu – từ khi con người biết kết nối tụ tập kiểu phường hội Người ta nói nhiều đến xã hội dân sự trong thời gian gần đây là sản phẩm thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa với các quan hệ dân sự như là một đối tác, đối trọng với nhà nước pháp quyền Xét theo khía cạnh nội hàm cơ bản của thuật ngữ “xã hội dân sự” thì ở Phương Tây, xã hội dân sự có nguồn gốc từ đời sống xã hội ở Hy Lạp cổ đại Các polis Hy Lạp cổ
và các đô thị La Mã cổ với những “công dân tự do” xuất hiện lần đầu trong lịch sử (xã hội dân sự theo tiếng Hy Lạp là koinonia politiké) Do đó, Xã hội dân sự ban
đầu được hiểu là đồng nhất với xã hội công dân Tuy nhiên khái niệm xã hội công dân thường được hiểu là một chỉnh thể, quốc gia được hình thành từ nhiều loại
Trang 2công dân, thường dân, thứ dân, giáo dân, kiều dân Khái niệm xã hội công dân dùng để phân biệt với xã hội thần dân, như vậy nhắc đến xã hội công dân là nhắc đến kết cấu trong hệ thống xã hội còn nhắc đến xã hội dân sự thì được hiểu thêm cả chức năng và mối quan hệ trong hệ thống xã hội đó nữa Bên cạnh đó, ở Châu Âu,
các định nghĩa phổ biến về “xã hội dân sự” đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện
của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình Khái niệm này xuất hiện sớm nhất ở nước Anh (1594), nó được hiểu là những con người sống trong cộng đồng Sau đó, nó được tiếp cận dưới hai góc độ khác nhau: Trong
lý thuyết của các nhà triết học Scottish (thế kỉ XVIII), xã hội dân sự có nghĩa là xã hội văn minh với một Nhà nước không độc đoán; đến thế kỉ XIX, ở nước Đức trong các tác phẩm chính trị của Hegel, thuật ngữ xã hội dân sự phân biệt với Nhà nước, ông đã mô tả xã hội dân sự như là một phần của đời sống đạo đức, gồm ba yếu tố (gia đình, xã hội dân sự và Nhà nước), ông thừa nhận xã hội dân sự tự tổ chức cần phải do Nhà nước cân nhắc và đặt trật tự cho nó, nếu không xã hội đó sẽ trở thành
tư lợi và không đóng góp gì cho lợi ích chung K.Marx đã bàn về xã hội dân sự trong các tác phẩm đầu tay về Hệ tư tưởng Đức và vấn đề Do Thái Cũng như Hegel, ông coi xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải “vật ban tặng” của tự nhiên và coi xã hội dân sự có tính chất tạm thời Sự khác nhau cơ bản giữa Marx và Hegel là điểm xuất phát khi phân tích
về bản chất xã hội dân sự và nhà nước, về những quận hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước Trong khi Hegel lấy “tinh thần phổ biến” và “ý niệm tuyệt đối” làm điểm xuất phát thì Marx lấy đời sống hiện thực, trước hết là phương thức sản xuất của xã hội, làm điểm xuất phát Ông cho rằng chỉ khi nào sức mạnh con người được tổ chức thành sức mạnh xã hội và chính trị, khi đó sự giải phóng con người mới hoàn thành
Như vậy trong nghĩa ban đầu, xã hội dân sự cùng nghĩa với xã hội công dân, đánh dấu một bước tiến trong cách tổ chức xã hội, bao gồm các thiết chế công quyền, các công dân, các luật lệ và các quy tắc nhà nước của đời sống xã hội Và
Trang 3cho đến nay, người ta vẫn luôn cố gắng để tạo cho được một hệ thống đầy đủ các tiêu chí mang tính quy phạm về một xã hội dân sự Vì vậy, ở mỗi thời đại, mỗi thế
hệ lại có những quan niệm, định nghĩa mới và đặt ra những yêu cầu riêng về một xã hội dân sự
2 Khái niệm xã hội dân sự
Hiện nay, chưa có một cách hiểu đồng nhất về xã hội dân sự Từ góc độ đối xứng tương tác, người ta cho rằng xã hội dân sự là tổ chức ngoài nhà nước, bên cạnh nhà nước, không thuộc nhà nước Từ góc độ xác định chủ thể thì xã hội dân
sự là thuộc về cộng đồng, nhân dân, quần chúng Từ góc độ về tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình cũng có
thể hiểu: “Xã hội dân sự là xã hội phi nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên sự tự thỏa thuận và tạo sự đồng thuận trên các vấn đề của cuộc sống, và không có sự can thiệp của Nhà nước” Tổ chức phi Chính phủ quốc
tế CIVICUS (Liên minh thế giới về sự tham gia của người dân) lại đưa ra một quan
điểm khác: “Xã hội dân sự là lĩnh vực vượt ra ngoài phạm vi gia đình, nhà nước và thị trường, mà ở đó người dân thành lập các hiệp hội để thúc đẩy những lợi ích chung” Quan điểm phổ biến tại các thảo luận về chính sách phát triển trong những
năm qua là quan điểm nhìn nhận xã hội dân sự từ góc độ tổ chức Theo nghĩa đó xã hội dân sự được coi là một trong hai yếu tố của quản trị hiện đại Một yếu tố được đại diện bởi những thiết chế cai trị cơ bản bao gồm cơ quan hành pháp, lập pháp và
tư pháp Một yếu tố được đại diện bởi những thiết chế thực hiện chức năng của mình là xã hội dân sự
Và chung quy lại, có thể hiểu: Xã hội dân sự là xã hội của những người dân với những giao dịch, những liên kết, hay các mối quan hệ tương tác ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, nhằm đáp ứng những sở thích, sự quan tâm, lợi ích của các thành viên”.
Dù với các cách diễn đạt không giống nhau thì các định nghĩa phổ biến về xã hội dân sự hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc
Trang 4bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình Theo tinh thần này, xã hội dân
sự được tạo thành bởi một loạt các đoàn thể nhằm kết nối giữa nhóm quyền lợi hiện tại và những tổ chức truyền thống dựa trên mối quan hệ họ hàng, dân tộc, văn hóa
và khu vực, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức Những đoàn thể này làm việc vì quyền lợi chung Chúng được hình thành và khuyến khích phát triển
Như vậy, người ta vẫn tìm thấy hạt nhân cơ bản trong các khái niệm xã hội dân sự là vấn đề quyền lực trong xã hội, nó bao hàm các yếu tố và mối quan hệ qua lại giữa các hình thái quyền lực, là sự cân bằng các hình thái quyền lực mà theo đó
sự bất cân bằng quyền lực trong xã hội mà vấn đề đặt ra là phải có một cuộc cách
mạng “phân chia lại” Những loại quyền lực như vậy có thể là: (i) quyền lực chính
trị mà biểu hiện tập trung là quyền lực nhà nước; (ii) quyền lực kinh tế mà biểu
hiện tập trung là giới “hữu sản”, đang nắm trong tay những sức mạnh kinh tế - tài
chính trong xã hội và (iii) quyền lực của từng người dân cũng với các thiết chế dân chủ và tự quản của họ Tóm lại, khái niệm hay vấn đề xã hội dân sự là một tiêu chí
để thiết kế một trật tự xã hội, nó luôn gắn liền với dân chủ, tự do, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau trên những góc độ khác nhau thì không thể phủ nhận được xã hội dân sự là bước tiến của loài người trong tổ chức cộng đồng bên cạnh sự tiến bộ của các tiết chế nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển
mà Mác đã nói: Nhà nước sẽ nhỏ đi và xã hội sẽ lớn lên Và một cách khái quát, có
thể nhận dạng xã hội dân sự theo dựa theo những đặc điểm sau:
+ Là một không gian quan hệ xã hội nằm ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, vận động một cách độc lập với nhà nước và thị trường;
+ Quan hệ phát sinh trong xã hội dân sự là những quan hệ không nhằm mục đích lợi nhuận, tự nguyện, mang tính chất tương hỗ dân sự, hoặc vì lợi ích, vì cộng đồng, các mối quan hệ này không mang tính chất quyền lực công cộng;
Trang 5+ Trong xã hội dân sự các mối quan hệ diễn ra thông qua các liên kết chính thức hoặc phi chính thức dưới dạng các tổ chức xã hội, câu lạc bộ, đoàn thể,… thường được gọi là tổ chức phi chính phủ (non – govermental organizations);
+ Các tổ chức xã hội được coi là thành phần chủ yếu của xã hội dân sự Đánh giá
về xã hội dân sự ở một quốc gia dựa vào những nghiên cứu về các tổ chức xã hội tại quốc gia đó
II Phân loại các tổ chức xã hội dân sự
1.Tổ chức xã hội dân sự
Theo cách hiểu đơn giản: “tổ chức là một nhóm người làm việc chung với nhau” Hiểu rộng hơn: “tổ chức là nhiều người tập hợp thành một nhóm, ban, hội, đoàn nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó”.
Theo CIVICUS, muốn cải thiện tính hiệu quả của Nhà nước cần phải dựa vào sức mạnh tương đối của thị trường và các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội có thể vừa là cộng sự vừa là đối thủ cạnh tranh trong việc cung ứng các dịch vụ công cộng; các tổ chức này có thể gây áp lực có ích đối với chính quyền để cải thiện việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công cộng
Cũng giống như xã hội dân sự, hiện nay, khái niệm về tổ chức xã hội dân sự được xem xét và tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Ví dụ như: theo TS.Irenne Norlund, có ba cách tiếp cận với các tổ chức xã hội dân sự (Thuyết tân tự do cho rằng các tổ chức xã hội tồn tại một cách độc lập, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực
tự nguyện”, ở đó các công dân tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại dân sự và biện pháp phi bạo lực; Mô hình xã hội tốt lành, các tổ chức xã hội là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này, ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người; Còn đối với mô hình Hậu hiện đại xem tổ chức xã hội thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại,
Trang 6thảo luận) Từ góc độ phạm vi, Linz và Stepan cho rằng các tổ chức xã hội thuộc lĩnh vực trung gian nằm giữa khu vực tư nhân và nhà nước hay còn gọi là khu vực thứ ba; hay từ góc độ mạng lưới, Andrew WellsDang đưa ra khái niệm mạng lưới
xã hội dân sự để nhấn mạnh rằng nó là sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức xã hội dân sự - nhóm phi chính thức và các cá nhân hoạt động xã hội với nhau, chứ không phải chỉ là sự cấu thành của các tổ chức phi chính phủ đơn lẻ;…
Tóm lại, tổ chức xã hội dân sự có thể hiểu là sự tập hợp tự nguyện của bất
kể một cá nhân hoặc một nhóm, liên kết với nhau để tạo ra những ảnh hưởng với mục đích thúc đẩy sự thay đổi tích cực, làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Một cách khái quát, tổ chức xã hội dân sự mang những đặc điểm như sau: + Là tổ chức ngoài nhà nước không mang tính chất quyền lực nhà nước, là đối tác với nhà nước;
+ Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện;
+ Tương đối tự chủ, độc lập về tài chính;
+ Hình thức tồn tại đa dạng;
+ Phi lợi nhuận vì mục tiêu chung là sự phát triển của cộng đồng
2.Phân loại tổ chức xã hội dân sự
Để phân loại tổ chức dân sự, hiện nay trên thực tế có rất nhiều những cách thức khác nhau Cụ thể như:
Theo cách phân loại của PGS.TS Phạm Bích San dựa trên căn cứ là sự tác động, tài trợ của Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức thì tổ chức xã hội dân
sự ở Việt Nam được chia ra thành 3 loại: Các tổ chức được Nhà nước tài trợ hoàn toàn như Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Cựu chiến binh; Các tổ chức được nhà nước tài trợ một phần như Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật, Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà báo; và các tổ chức dân sự như các tổ chức phi chính
phủ, các quỹ tự trang trải, các tổ chức cộng đồng
Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB năm 2009, tổ chức xã hội dân sự được chia ra thành 9 loại dựa trên tính chất hoạt động bao gồm:
Trang 7+ Các tổ chức phi chính phủ (NGO): là các tổ chức chuyên môn, trung gian và phi
lợi nhuận cung cấp hoặc hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, nhân quyền, phúc lợi công cộng hoặc cứu trợ khẩn cấp
+ Hiệp hội nghề nghiệp: Đây là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các thành viên
là những người hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định hoặc làm những nghề đặc biệt nào đó Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tạo ra những chuẩn mực liên quan đến ngành nghề của các thành viên ví dụ như hội kiến trúc sư, kế toán công,
…;
+ Các quỹ: là tổ chức từ thiện được thành lập bởi các cá nhân hay đơn bị nào đó với
tư cách là một thực thể pháp lý (một tập đoàn hoặc một quỹ ủy thác) ủng hộ những
sự nghiệp phù hợp với mục tiêu của quỹ Ví dụ: Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Aga Khan (Thụy Sĩ)…;
+ Các viện nghiên cứu độc lập: là những tổ chức chủ yếu thực hiện các hoạt động
nghiên cứu và phân tích liên quan đến các vấn đề chính sách công và truyền bá những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của mình với hy vọng có thể gây ảnh hưởng lên các nhà hoạch định quyết sách và những người xác lập chủ trương;
+ Các tổ chức cộng đồng (CBO): Các tổ chức thường giải quyết ngay những mối
quan tâm của các thành viên Đặc tính cơ bản của CBO là chúng có thể huy động các cộng đồng thông qua việc thể hiện các nhu cầu, tổ chức và thực hiện những quá trình có sự tham gia, tiếp cận các dịch vụ phát triển từ bên ngoài, chia sẻ lợi ích giữa các thành viên;
+ Các tổ chức tín ngưỡng: Những nhóm có cơ sở tôn giáo được thành lập quanh
một khu vực thờ cúng hoặc giáo đoàn, một cơ sở tôn giáo hoặc một cơ sở được hoặc không được đăng ký có đặc trưng hoặc tôn chỉ tôn giáo;
+ Các tổ chức nhân dân: là những tổ chức gồm những tình nguyện bình dân, nhằm
thúc đẩy sự phồn thịnh về kinh tế và xã hội của các thành viên;
Trang 8+ Các phong trào xã hội và công đoàn: là những nhóm phi chính thức có quy mô
lớn, gồm nhiều cá nhân hoặc tổ chức nhằm thay đổi xã hội, thông qua những hành động tập thể có tổ chức và lâu dài
III Vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam
1.Lịch sử và tình hình xã hội dân sự ở Việt Nam
Nhắc tới Xã hội dân sự tại Việt Nam là nói tới sự hình thành và phát triển của các tổ chức và phong trào xã hội dân sự tại lãnh thổ Việt Nam Theo đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam của Dự án CIVICUS – CSI – SAT thì bối cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam trải qua bốn giai đoạn phát triển:
- Trước năm 1945, với đặc điểm là một xã hội mà trong đó cộng đồng làng
xã ít phụ thuộc vào nhà nước, tư duy người dân hình thành tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm đã góp phần vào tình trạng khép kín trong hệ thống hành chính quan liêu ở Việt Nam;
- Sau năm 1945, xã hội dân sự được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ chuyển thành những tổ chức quần chúng;
- Sau 1975 với khởi đầu của công cuộc đổi mới (năm 1986) và sự sụp đổ của các nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu làm cho Việt Nam mở cửa cải cách cho khu hợp tác xã, khuyến khích kinh tế hộ gia đình, cho thành phần tư nhân, đầu tư nước ngoài, cải cách tổ chức kinh tế và tài chính, hợp tác nước ngoài, đặc biệt là bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995 Sự kiện đổi mới năm 1986 là một bước ngoặt ở Việt Nam và đánh dấu một giai đoạn mới bao gồm cả xã hội dân sự;
- Giai đoạn cuối cùng hình thành trong thập niên 90 với sự bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam, các cải cách pháp luật và hình thành song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong những năm 1990, một số lượng đáng kể các tổ chức phi chính phủ, quốc tế bắt đầu hoạt động trong nước
Như vậy, cùng với bối cảnh lịch sử trên, xã hội dân sự Việt Nam dần được hình thành, khôi phục, mở rộng và phát triển không ngừng
Trang 9Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 và các Hiến pháp 1959, 1980,
1992 và 2013 đều thừa nhận công dân Việt Nam có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật Theo Sắc lệnh số 52-SL ngày 22/04/1946 của Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa quy định việc thành lập hội: “Hội là một đoàn thể có tính cách vĩnh cửu gồm hai hoặc nhiều người giao ước hiệp lực mà hành động để đạt mục đích chung, mục đích chung ấy không phải để chia lợi tức”.
Thực tế, các tổ chức xã hội mang tính xã hội dân sự ở Việt Nam hoạt động trên cơ sở tự nguyện của người dân đã tồn tại qua nhiều đời nay Đặc biệt khi thiên tai, lũ lụt, chiến tranh xảy ra thì các hoạt động của các tổ chức xã hội này lại càng thể hiện rõ tinh thần tự nguyện, cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của người dân để thoát khỏi hoạn nạn Các tổ chức xã hội phát triển rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình và tên gọi khác nhau như: liên hiệp, hiệp hội, hội, liên đoàn, câu lạc bộ, quỹ, viện, trung tâm, hội đồng, ủy ban, nhóm tình nguyện,… Cụ thể theo tiến trình lịch sử của Việt Nam qua các giai đoạn:
+ Nếu trước năm 1986 các tổ chức xã hội chủ yếu bao gồm các tổ chức quần chúng (các tổ chức chính trị - xã hội) như Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì từ đầu thập niên 90 việc
mở cửa xã hội cho các thành phần kinh tế khác cũng tạo điều kiện cho các tổ chức
xã hội và việc phục hồi các tập quán liên quan đến sinh hoạt hàng ngày, một phần theo các hình thức mới Một xã hội dân sự rộng lớn hơn đã xuất hiện và nở rộ các
tổ chức
+ Tiếp đến giai đoạn giữa những năm 90 được đánh giá là đời sống của xã hội dân sự Việt Nam được tổ chức thành 5 loại: 1) Các tổ chức quần chúng; 2) Các hiệp hội nghề nghiệp xã hội trung ương; 3) Các hiệp hội địa phương; 4) Các hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoa học và kĩ thuật; và 5) Các nhóm không chính thức Ở giai đoạn này người ta thấy không khả thi khi đề cập đến các NGO, các tổ chức này được gọi là các tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học kĩ thuật phi lợi nhuận và đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 Các tổ chức này qua các thời kì
Trang 10với các tên gọi “tổ chức xã hội”, “các tổ chức theo vấn đề”, “các NGO địa phương” hoặc gần đây là “các NGO Việt Nam” Các NGO Việt Nam phần lớn thành lập từ
năm 1988 và nở rộ vào những năm 1992 – 2000 khoảng 300 tổ chức, tuy nhiên việc thành lập các tổ chức này giảm từ năm 2001 Các nhóm không chính thức cũng được thành lập từ những năm 90
Theo khảo sát hiện nay thì xác định có bốn loại tổ chức xã hội dân sự chính
ở Việt Nam là các tổ chức cộng đồng, các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam Các tổ chức cộng đồng có thể là phi chính thức hoặc liên kết với các tổ chức chính thức, thường là được các cấp chính quyền địa phương chấp nhận Các hoạt động cốt lõi của các tổ chức cộng đồng này
là các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, cứu trợ nhân đạo, tự tổ chức và phát triển chuyên môn Các tổ chức quần chúng được tài trợ một phần do đó không phù hợp trong một số định nghĩa của xã hội dân sự, nhất là khi tư cách thành viên không nhất thiết phải do sự hoạt động hoặc tham gia Các tổ chức quần chúng có liên kết ở cấp cơ sở rất mạnh và đông hội viên đồng thời đang trở nên ngày càng độc lập kể
từ giai đoạn đổi mới Ví dụ: Hội nông dân, Hội phụ nữ Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam chỉ gần đây mới bắt đầu được gọi bằng tên này Trước đây chúng được gọi là các tổ chức dân sự hoặc các tổ chức theo vấn đề Các tổ chức phi chính phủ địa phương thực hiện các vai trò khác nhau như cung cấp dịch vụ, xây dựng chính sách và pháp luật, theo dõi và giám sát trách nhiệm công chức Tính đến năm 2010
có khoảng 500 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã hoạt động ở Việt Nam nhưng phần lớn chỉ tài trợ hoặc thực hiện các dự án mà không thành lập văn phòng đại diện, các
tổ chức này đóng vai trò về cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và kỹ thuật so với các nước khác Nhiều tổ chức liên kết mạnh mẽ với các tổ chức địa phương và tuyển dụng nhân viên là công dân Việt Nam, một số đang tiến tơi trở thành tổ chức phi chính phủ Việt Nam Một điểm mốc quan trọng trong hợp tác giữa tổ chức phi chính phủ Việt Nam với Chính phủ là Nghị định dân chủ cơ sở được thông qua năm 1998, được sửa đổi vào năm 2005 theo đó Nghị định này đã tạo điều kiện