việc quản lý và sử dụng GV-CNV, vật tư, tiền vốn vốn tự có quỹ phúc lợi và các khoản trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có Điều 2: Giám sát việc thực hiện nghị quy
Trang 1CĐCS TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
BAN THANH TRA NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ LÀM VIỆC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
-Căn cứ vào pháp lệnh thanh tra
-Căn cứ vào thông tư liên tịch giữa CĐGD Việt Nam và thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo số 62/TT ngày 22/5/1992
PHẦN I NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CHUNG
NHIỆM VỤ :
Điều 1: Giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước,
quy chế chuyên môn của trường (tuyển sinh, dạy thêm, học thêm v.v.) việc quản
lý và sử dụng GV-CNV, vật tư, tiền vốn (vốn tự có quỹ phúc lợi và các khoản trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có)
Điều 2: Giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội CNVC, nội quy định
của trường và giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của hiệu trưởng trường học mình
Điều 3: Ban thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra khi :
- Thanh tra nhà nước cấp trên yêu cầu ( thanh tra PGD, thanh tra Sở )
- Đại hội CNVC đơn vị, trường học quyết định
- Khi có những dấu hiệu vi phạm liên quan trực tiếp đến sử dụng quỹ phúc lợi, vốn tự có, tiền lương, chính sách xã hội nếu có quá nửa số ủy viên thanh tra nhân dân đề nghị cần kiểm tra thì báo cáo BCH công đoàn cơ sở xem xét quyết định Trước khi kiểm tra 3 ngày, chủ tịch công đoàn cơ sở thông báo cho hiệu trưởng, về nội dung thời gian, thành phần đoàn kiểm tra, nếu có thành viên trong đoàn không phải uỷ viên thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn phải bàn bạc và phải thống nhất với hiệu trưởng
- Khi kiểm tra xong phải báo cáo kết quả với BCH công đoàn cơ sở, thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp, thông báo cho cán bộ giáo viên trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị của mình
Điều 4: Phối hợp giúp đỡ các tổ chức thanh tra nhà nước khi tiến hành thanh
tra tại trường mình, giám sát việc thực hiện các kết luận, quyết định, kiến nghị của thanh tra nhà nước Khi cần sự tham gia thanh tra nhân dân mà hiệu trưởng đề nghị thì cử người có khả năng tham gia vào cuộc kiểm tra đó
Điều 5: Hàng quí báo cáo tình hình hoạt động ban thanh tra nhân dân với
BCH công đoàn cơ sở và báo cáo đột xuất khi cần Hàng năm tổng kiết hoạt động
và báo cáo trước đại hội CNVC đơn vị, trường học Các báo cáo thanh tra nhân dân đều phải gởi lên thanh tra nhà nước cấp quản lý trực tiếp, trường học (thanh tra PGD)
Điều 6: Tổ thanh tra nhân dân có nhiệm vụ :
-Giúp ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, nghị quyết của đại hội CNVC, nội quy, quy định của nhà trường trong bộ
Trang 2- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chính sách chế độ…trong bộ phận mình cần thu thập dư luận sự việc xảy ra kịp thời báo cáo, kiến nghị với ban thanh tra nhân dân của đơn vị nghiên cứu, xem xét giải quyết
BAN THANH TRA NHÂN DÂN CÓ QUYỀN HẠN :
Điều 7: Khi phát hiện có sự vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ, nội qui,
quy chế thì được yêu cầu, kiến nghị với hiệu trưởng về các vấn đề cần xử lý hoặc
có biện pháp khắc phục, đồng thời giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó
- Đối với những vi phạm có liên quan đến hiệu trưởng trường học mà không giải quyết được thì ban thanh tra nhân dân được quyền báo cáo với công đoàn giáo dục và Phòng Giáo dục
Điều 8: Khi thực hiện giám sát, kiểm tra, được yêu cầu hiệu trưởng các tổ
chức và cá nhân có liên quan đến các vụ việc phải cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết
Điều 9: Khi cần thiết được các hình thức động viên CNVC tham gia phát hiện
các sai phạm, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của quần chúng, những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của nhà trường khác thì hướng dẫn công nhân viên chức chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm giải quyết
Điều 10: Được lập biên bản trong các vụ việc giám sát, kiểm tra Biên bản kết
luận và kiến nghị của ban thanh tra nhân dân được biểu quyết theo đa số ủy viên Trong trường hợp có ý kiến thiểu số không đồng ý được ghi vào biên bản và đề nghị lên BCH công đoàn cơ sở xem xét, chậm nhất là 30 ngày cho kết luận cụ thể
kể từ khi nhận văn bản Trường hợp BCH công đoàn không kết luận thì ban thanh tra nhân dân được kiến nghị lên công đoàn thanh tra Phòng Giáo dục (kèm theo văn bản có liên quan)
Biên bản được lập công khai ghi ý kiến đồng ý, không đồng ý và mỗi bên đều phải ký biên bản Trong thời gian 30 ngày Hiệu trưởng không giải quyết và trả lời thì Ban thanh tra nhân dân được quyền kiến nghị Phòng Giáo dục và công đoàn ngành cấp trên Các kiến nghị chính đáng của Ban thanh tra nhân dân vẫn không được giải quyết hoặc trì hoãn thì kiến nghị lên thanh tra và công đoàn cấp trên tiếp theo (kèm theo các văn bản kiến nghị và ý kiến giải quyết của từng cấp)
Điều 11: Được cử đại biểu tham gia cuộc họp của đơn vị, trường học mà nội
dung liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn giám sát, kiểm tra của ban thanh tra nhân dân
PHẦN II NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG Điều 12: Thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công
khai, dân chủ và kịp thời, lấy giám sát ngăn ngừa là chủ yếu
Điều 13: Căn cứ vào nghị quyết, quyết định của đại hội CBCC, nghị quyết
BCH công đoàn cơ sở, nội qui, qui chế của đơn vị, trường học, yêu cầu thanh tra nhà nước, ý kiến đề xuất của hiệu trưởng trường học, ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác quí (năm học)
Điều 14: Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ làm việc tập thể và biểu
quyết theo đa số, trưởng ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc của ban thanh tra nhân dân, tổ thanh tra nhân dân phối hợp với các tổ
Trang 3chức có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn, chương trình công tác đã
đề ra
Điều 15: Các ủy viên ban thanh tra nhân dân được phân công cụ thể theo ba
mảng công việc:
- Trưởng ban phụ trách chung tổng hợp tình hình, phản ánh báo cáo và giám sát khiếu nại tố cáo
- Một số đồng chí giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế chính sách, chế độ
- Một số đồng chí giám sát việc thực hiện thu chi quỹ phúc lợi, vốn tự có, tài sản, vật tư…
Điều 16: Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quí một lần để kiểm điểm
việc thực hiện chương trình công tác, bàn chương trình quí sau, kiến nghị các vấn
đề tồn đọng, khi cần thiết trưởng ban triệu tập họp bất thường
Điều 17: Các biện pháp kiến nghị của ban thanh tra nhân dân phải được BCH
công đoàn cơ sở xác nhận và đóng dấu
PHẦN III TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG BAN,ỦY VIÊN
Điều 18: Trưởng ban
- Chịu trách nhiệm trước BCH, CĐCS về mọi mặt hoạt động của ban
- Xây dựng chương trình hàng tháng hoặc quý và thông qua tập thể ban trong các kỳ họp
- Tham gia các kỳ họp của trường khi hiệu trưởng triệu tập
- Xử lí thông tin của các quần chúng phản ánh với ban thanh tra nhân dân
- Phổ biến các văn bản mới cho các thành viên nắm để thực hiện để kiểm điểm lại hành động đã qua, thông qua kế hoạch thời gian tới, đánh giá hoạt động ban thanh tra nhân dân
- Quan hệ với các tổ chức của trường góp cho việc chỉ đạo thanh tra nhân dân đạt hiệu quả thiết thực
Điều 19: Trách nhiệm của ủy viên.
- Ủy viên của bộ phận nào chịu trách nhiệm giám sát ở khu vực đó, tiếp nhận thông tin, phản ánh kịp thời cho trưởng ban, khi được giao nhiệm vụ kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc
Điều 20: Quan hệ với CBGV.
- Trong quá trình hoạt động cần phải vận động quần chúng tham gia vào việc giám sát, xử lí kịp thời các thông tin ngăn chặn những thông tin sai sự thật và đề nghị xử lí theo pháp luật
Điều 21: Quan hệ với BGH.
- BGH phải xem xét, giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị của ban thanh tra nhân dân theo đúng pháp luật và thông báo kết quả giải quyết vụ việc cho ban thanh tra nhân dân
- Khi ban thanh tra nhân dân đi kiểm tra đồng thời cung cấp các văn bản có liên quan để ban thanh tra nhân dân làm nhiệm vụ
Trang 4- BGH phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn những hành vi chống đối, trả thù đối với các thành viên ban thanh tra nhân dân
Điều 22: Quan hệ với BCH CĐCS.
- BCH công đoàn cơ sở ở tổ chức chỉ đạo tổ chức hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo điều 6 chương 3 pháp lệnh thanh tra
Điều 23: Quan hệ với cấp ủy
- Chi ủy, chi bộ lãnh đạo việc bầu cử ban thanh tra nhân dân
- Chi ủy, chi bộ thường xuyên lãnh đạo mọi hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo đúng chủ trương, nghị quyết của cấp ủy và nguyện vọng của quần chúng
- Lãnh đạo quần chúng tham giám sát, lãnh đạo chính quyền, các tổ chức khác nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu kiến nghị của ban thanh tra nhân dân
Điều 24: Quan hệ với thanh tra Phòng Giáo dục.
- Thanh tra Phòng Giáo dục quan tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho BTTND
- Phối hợp với thanh tra Phòng Giáo dục khi có yêu cầu
PHẦN V CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA BAN TTND Điều 25: Hoạt động giám sát, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, tại chỗ
theo phân công của Ban, đồng thời tích cực tham gia giám sát hoạt động của toàn đơn vị
Điều 26: Coi trọng việc giám sát và ngăn ngừa kịp thời là chính Khi thấy có
dấu hiệu thiếu sót sai phạm thì chú ý nhắc nhở ngay để tranh tình hình diễn biến đưa đến những vi phạm nghiêm trọng đến mức phải thanh tra xử lý
Điều 27: Hoạt động TTND là hoạt động quần chúng, do vậy phải mang tính
công khai, làm cho mọi người thấy rõ, ủng hộ
Điều 28: Về chế độ bảo mật.
Các văn bản mà nhà nước quy định phải bảo mật và những bút tích đơn thư,
tố cáo thì BTTND phải tuyệt đối bảo mật
PHẦN VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chế được toàn thể CBCC thảo luận nắm chắc quy chế BTTND có trách nhiệm triển khai cho tất cả CBCC đều phải chấp hành đúng theo các nội dung đã quy định.
XÁC NHẬN CỦA BCH-CĐCS
CHỦ TỊCH
Thạnh Lợi, ngày 3 tháng 9 năm 2015
TM BAN THANH TRA NHÂN DÂN
TRƯỞNG BAN
Võ Nhật Bình