Công ty Cổ phần GreenFeed là một công ty thức ăn gia súc lớn của Việt Nam. Được thành lập ngày 2682003 tại Long An.Tình trạng chất lượng của công ty Green Feed tại Long An.Tổng quan về chi phí quản lý chất lượng.Các công cụ quản lý chất lượng công ty đang sử dụng:
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
…….***…….
Bài tập thực tế tại công ty Green Feed
Khoa: Quản Lý Công Nghiệp GVHD: Huỳnh Bảo Tuân
Danh sách nhóm 13
Tp HCM, ngày 21 tháng 03 năm 2015
Mục lục
Trang 3Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam
Địa chỉ: Xã Nhựt Chánh – Huyện Bến Lức – Tỉnh Long An
1 Giới thiệu về công ty Green Feed
1.1 Tổng quan về công ty Green Feed
Công ty Cổ phần GreenFeed là một công ty thức ăn gia súc lớn của Việt Nam Được thành lập ngày 26/8/2003 tại Long An
Vốn đầu tư ban đầu là 5 triệu USD nhưng đến năm 2013 thì vốn đã lên 145 triệu USD Năm 2003 chỉ có duy nhất 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc nhưng đến năm 2014 đã có
5 nhà máy sản xuất và 1 nhà máy đang xây dựng (dự kiến năm 2015 sẽ hoàn thành và năm 2016 sẽ đi vào hoạt động) Trong 5 nhà máy thì có 4 nhà máy thức ăn gia súc và 1 nhà máy thức ăn thủy sản
Công ty hiện đang chiếm 20% thị phần chăn nuôi trong nước và đang tăng lên 20% thị phần con giống heo với năng suất 24 – 32 heo/nái/năm
Đầu tư vào Myanmar, Philipine và vượt ngoài SEA
Đầu tư vào phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi bò sữa
Công suất năm 2003 là 80.000 tấn/năm nhưng đến năm 2013 là 1,2 triệu tấn/năm (trong
10 năm tăng trưởng 15 lần)
Tổng sản lượng toàn Group: năm 2003 là 40.000 tấn/năm đến năm 2013 là 850.000 tấn/năm (tăng 21 lần)
Tổng giá trị tài sản: năm 2003 là 173 tỷ đồng nhưng năm 2013 là 2.800 tỷ đồng (tăng 16 lần)
Doanh thu: năm 2003 là 241 tỷ đồng nhưng năm 2013 là 9.500 tỷ đồng (tăng 40 lần)
1.2 Giới thiệu về công ty đã đi tham quan.
Em đã đi nhà máy sản xuất chính tại Long An
1.2.1 Tổng quan về nhà máy:
Nhà máy sản xuất theo tháp với diện tích là 500m2, cao 42m gồm 11 tầng; công suất nhà máy là 50 tấn/giờ; có 2 máy trộn mỗi máy thể tích 8000 lít; 2 máy nghiền , tổng công suất
là 50 tấn/giờ; 4 dây chuyền ép viên: 1 dây chuyền 20 tấn/giờ, 1 dây chuyền 15 tấn/giờ, 2 dây chuyền còn lại mỗi dây chuyền 12 tấn/giờ; 30 bin nguyên liệu, 15 bin lớn và 15 bin nhỏ; 8 bin bán thành phẩm; 20 bin thành phẩm, 10 lớn và 10 nhỏ; 5 cân đóng bao tự động bao 25kg và 40kg, 1 cân tự động bỏ túi 5kg, 1 máy cân và ép túi 2kg; 5 máy may bao tự động; ngoài ra còn có dây chuyền ép đùm bắp để sản xuất cám heo con;
Nhân sự: 33 người chia làm 3 ca
Trang 41.2.2 Công nghệ sản xuất.
Hệ thống máy nghiền: Được điều khiển từ phần mềm chuyên dụng trong máy tính
Hệ thống cân phối liệu tự đồng: Công suất 5 tấn/1 mẻ cân; cân và lập báo cáo tự động; được điều khiển từ phần mềm chuyên dụng trong máy tính
Hệ thống trộn: 2 máy trộn mỗi máy 8.000 lít tương đương 5 tấn/ 1 mẻ; được điều khiển từ phần mềm chuyên dụng trong máy tính
Hệ thống máy ép viên: Công nghệ Châu Âu với công suất 20 tấn/giờ; được điều khiển bằng phần mềm máy tính
Hệ thống máy đóng bao tự động: Cân CHRONOS; 1 cân dạng viên 24 tấn/giờ
Nguyên liệu chính: Bắp, bả đậu nành, cám gạo, bột cá, bắp ép đùn,
1.2.3 Danh mục sản phẩm
Thức ăn gia súc gia cầm
Thức ăn thủy sản
Các dòng sản phẩm: GreenFeed, Higain, Euro Wean, PIC
Một số hình ảnh sản phẩm
Nạp nguyên
liệu
Đóng bao thành phẩm
Ép viên Cân mê –
Nghiền - Trộn
Trang 5Quality tree
HACCP GMP ISO 9001
PM
5S
2 Tình trạng chất lượng của công ty Green Feed tại Long An
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
− Xây dựng, duy trì hệ thống Quản lý chất lượng của công ty: ISO 9001 2008 HACCP Global GAP, Các trương trình hỗ trợ của sở Khoa học và công nghệ, Sở Công Thương, Chi Cục Thủy Sản cùng các chương trình giải pháp Sản xuất sạch hơn, 5S
− Thiết lập, thực hiện & duy trì các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005 nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động toàn tổ chức
− Theo dõi khiếu nại khách hàng và xác định các phản ứng của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm
− Công ty sản xuất trên tiêu chí
+ An toàn: Phát hiện, ngăn ngừa, loại trừ các nguy cơ tai nạn
+ Vệ sinh: Đảm bảo công cụ, dụng cụ, môi trường làm việc được sàng lọc, sắp xếp,
sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng
+ Chất lượng: Đạt và vượt những tiêu chuẩn mong muốn của khách hàng
+ Hiệu quả: Giảm hao hụt, loại bỏ sai sót, tiết kiệm năng lượng và tăng năng suất
+ Giữ gìn: Tài sản, trang thiết bị và môi trường làm việc.
Trang 6Bên cạnh những thông tin trên, sau khi tham quan nhóm em có những đánh giá về chất lượng hiện tại:
+ Kiểm tra chất lượng được thực hiện ở tất cả các khâu, chủ yếu là khâu đầu vào và trộn trộn
+ 70% nguyên liệu được nhập ở nước ngoài, khâu nguyên liệu đầu vào được kiểm định theo quy trình
+ Màu sắc, kích thước, hàm lượng dich dưỡng, số kg, của thành phẩm đạt tiêu chuần theo tiêu chuẩn của thức ăn chăn nuôi Hầu hết các thức ăn chăn nuôi sẽ giảm chất lượng sau 2 tháng
+ Quy trình sản xuất có tỉ lệ sản phẩm lỗi <1 %, tỉ lệ bụi < 3%, tỉ lệ hồi cám gà con 20-30%, dây chuyền đạt công suất 80-82% sản xuất/ thiết kế Do đó, nhóm em nhận định dây chuyền sản xuất để tạo ra thành phẩm ổn định, chất lượng sản phẩm được duy trì
+ Hệ thống phân phối là các đại lý tư vấn tốt cho các khách hàng
3 Tổng quan về chi phí quản lý chất lượng:
Chi phí chất lượng là khoản chi phí đầu tư chất lượng nhằm làm cho sản phẩm phù hợp với mục đích và yêu cầu của khách hàng trong phạm vi nguồn lực của doanh nghiệp Chi phí chất lượng giúp nhà quản lý nhận biết các cơ hội cải tiến chất lượng, thực hiện các hoạt động khắc phục, và đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí chất lượng được chia thành bốn nhóm sau:
1 Chi phí hư hỏng bên trong: Đây là các khoản chi phí liên quan đến các khuyết tật của sản phẩm được phát hiện trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng Chi phí hư hỏng bên trong bằng 0 nếu mọi sản phẩm không bị khuyết tật nào trước khi giao hàng Chi phí này bao gồm:
(i) Chi phí về phế phẩm: chi phí lao động, nguyên liệu, và chi phí sản xuất chung đã được cấu thành trong phế phẩm và không có khả năng thu hồi
(ii) Chi phi về sản phẩm làm lại: chi phí phục hồi các sản phẩm sai hỏng để biến chúng thành chính phẩm
(iii) Chi phí về phân tích sai hỏng: các chi phí xác định nguyên nhân gây ra phế phẩm
2 Chi phí hư hỏng bên ngoài: Đây là các chi phí liên quan đến các khuyết tật được phát hiện sau khi sản phẩm được đưa đến tay người sử dụng Chi phí này bằng 0 nếu không có khuyết tật Nó bao gồm:
(i) Chi phí bảo hành: các khoản chi phí liên quan đến việc thay thế và sửa chữa các sản phẩm còn trong thời gian bảo hành
Trang 7(ii) Các chi phí về giải quyết thắc mắc, khiếu nại: chi phí liên quan đến việc thanh tra, giải quyết các thắc mắc khiếu nại từ phía khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ lắp đặt
3 Chi phí thẩm định: Đây là các khoản chi phí phát sinh do tiến hành đánh giá mức độ thực hiện theo các yêu cầu về chất lượng Bao gồm:
(i) Chi phí kiểm tra và thử nghiệm đầu vào: chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm mua, chi phí thử nghiệm, xét nghiệm
(ii) Chi phí kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình: chi phí đánh giá mức độ thực hiện theo các yêu cầu về chất lượng trong quá trình sản xuất
(iii) Chi phí kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng: chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi giao
(iv) Chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm: chi phí phát sinh do thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất hay sản phẩm cuối cùng
4 Chi phí phòng ngừa: Đây là các chi phí phát sinh do thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí hư hỏng và thẩm định xuống mức thấp nhất Bao gồm:
(i) Chi phí hoạch định chất lượng: chi phí cho các hoạt động thiết lập một kế hoạch chất lượng tổng thể; thực hiện công tác chuẩn bị các thủ tục cần thiết nhằm phổ biến các kế hoạch này cho các thành viên tham gia
(ii) Chi phí kiểm soát quá trình: chi phí thực hiện kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất
(iii) Đánh giá chất lượng: chi phí đánh giá hoạt động thực hiện kế hoạch chất lượng tổng thể
(iv) Huấn luyện: chi phí chuẩn bị và tiến hành các chương trình huấn luyện liên quan đến chất lượng
4 Ước lượng chi phí quản lý chất lượng ở công ty GreenFeed Việt Nam (nhà máy Long An):
Đơn vị: Nghìn VND
Trang 8T (Ước lượng)
1 Chi phí phòng ngừa
1.2 Chi phí nghiên cứu và phân tích sản xuất 14,133
2 Chi phí thẩm định
2.1 Chi phí thử và kiểm tra nguyên liệu đầu vào 7,665
3 Chi phí hư hỏng bên trong
Trang 9Nạp nguyên liệu Cân mẻ- nghiền- trộn Ép viên Đóng bao thành phẩm
4 Chi phí hư hỏng bên ngoài
4.1 Các chi phí về giải quyết thắc mắc, khiếu nại 3,675
5 Cách kiểm tra chất lượng
Công ty GreedFeed sử dụng công nghệ sản xuất điều khiển tự động kiểm soát từ đầu vào cho đến đầu ra bằng hệ thống phân mềm máy tính chuyên dụng bao gồm 4 công đoạn:
− Công đoạn 1: Nạp nguyên liệu
− Công đoạn 2: Cân mẻ - Nghiền – Trộn
− Công đoạn 3: Ép viên
− Công đoạn 4: Ra bao thành phẩm
Công ty kiểm tra chất lượng tại từng khâu sản xuất
Nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên liệu chính: bắp, bả đậu nành, cám gạo, bột cá, bắp ép đùn, các nguyên vật liệu này chủ yếu 70% nhập khẩu tại nước ngoài được vận chuyển qua đường bộ hay đường thủy do nguồn cung, chất lượng, giá cả ổn định Riêng khoai mì được nhập khẩu theo mùa trong nước, nhập khẩu khoai mì tồn kho khối lượng lớn
− Khi nguyên liêu được chở đến công ty bằng các xe tải lớn, xe tải đăng kí tại bảo vệ
để lấy số Xe tải vào, QA lấy mẫu kiểm tra sơ cấp, lấy mẫu từng xe và ngẫu nhiên
QA lấy ước lượng theo hoặc theo chiều dọc ngang của số lượng sản phẩm để lấy
Trang 10mẫu kiểm tra bất kì QA kiểm tra trên tiêu chí về mùi, màu sắc, tỉ lệ vụn nát, độ mốc,
ẩm độ Đối với sản phẩm nhập là thực vật, kiểm tra độc tố, vi khuẩn Ecoli, thủy sản
sẽ chuyển qua hấp hơi, Nhân viên hiện trường căn cứ vào kết quả của QA để thông báo đến chủ phương tiện chuẩn bị nhập hàng hoặc không nhập
− Sau khi kiểm tra chuẩn bị nhập hàng, phương tiện di chuyển qua trạm cân 1, giao nhận các chứng từ
− Tại khu vực kho, xe vào vị trí nhập hàng, QA lấy mẫu kiểm tra thứ cấp Xác nhận hoàn tất việc nhận hàng và lượng hàng không đạt chất lượng trả về cho nhà cung cấp ( nếu có)
− Phương tiện qua trạm cân 2, xe rỗng và hàng trả, bảo vệ đóng dấu đã kiểm tra, thông qua các chứng từ và hoàn tất khâu nhập nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi nhập được được vào kho
− Kho tại GreenFeed có diện tích lớn, xây kín tránh gió, tổng cộng có 30 Bin nguyên liệu, 15 bin lớn, 15 bin nhỏ Phân loại nguyên vật liệu được nhập thành từng loại Các loại như bột cá, khoai mì được để trong bao khi đem đến và nhập kho để bảo quản
Bả, cám, đậu các loại chứa trong từng bãi xá để tiện di chuyển sử dụng Nguyên vật liệu được chứa thành tầng cao, đánh dấu dãy bao gồm: tên nguyên vật liệu, ngày/tháng nhập kho, người kiểm tra, ghi chú
− Sản xuất được thực hiện theo phương pháp FIFO, nhập trước xuất trước Tuy nhiên nếu phát hiện lô nguyên vật liệu phải đưa vào sản xuất để tránh chi phí bảo quản thì
sẽ linh động sử dụng
− Bãi xá tuần được kiểm tra một lần, chủ yếu kiểm tra ẩm độ, ẩm độ càng cao nguy cơ
ẩm mốc càng lớn, kiểm tra chất lượng so với ban đầu, kiểm tra mọt Thông thường khoai mì tồn kho lâu nhất, thường trữ trong 9 tháng Tại đây, công việc xử lý mọt, ẩm mốc là thầu thuê bên ngoài
Các công đoạn từ nạp nguyên liệu đến đóng bao thành phẩm:
Đều được kiểm tra tự động thông qua hệ thống máy tính kiểm soát Được điều khiển từ phần mềm chuyên dụng trong máy tính
− Hệ thống cân phối liệu tự động:
+ Công suất 5 tấn/ mẻ
+ Cân và lập báo cáo tự động
− Hệ thống trộn (Mixer)
+ 2 máy trộn mỗi máy 8.000 lít tương đương 5 tấn/ 1 mẻ
− Hệ thống máy ép viên
+ Công nghệ châu Âu
+ Công suất 20 tấn/h
+ Được điều khiển từ phần mềm chuyên dụng trong máy tinh hoặc được điều khiển
từ màn hình cảm ứng của máy
− Hệ thống máy đóng bao tự động
Trang 11+ 1 cân dạng viên 24h/ tấn
Ở mỗi công đoạn, bộ phận chất lượng sẽ lấy 1 ít mẫu và kiểm tra theo mẻ Sau khi kiểm tra sẽ ghi lại thông số trên mẫu gần máy đo lường
− Kiểm tra trên các tiêu chí
− Hạm lượng đạm, theo tiêu chuẩn của thức ăn chăn nuôi < 46
− Ẩm độ, thường là < 12 Được ghi theo mẫu vd
Mục tiêu ẩm độ - Auto pellet mill
Mã sản phẩm Ẩm CT Ẩm thành phẩm
tháng 2
Chênh lệch Ẩm độ tối đa
cho phép
Mục tiêu
Công suất thứ phun 50 kg – 100kg – 150 kg
− Tỉ lệ vụn nát, màu sắc, mùi, kích thước viên Máy sàn có 3 khay, khay thứ 3 sau khi không đạt về kích thước sẽ được chuyển về tái chế
− Tỉ lệ bụi tại GreedFeed sau khi kiểm tra thường < 3% Đạt yêu cầu
− Máy móc hoạt động với công suất 80-82% sản xuất/ công suất thiết kế Lỗi của sản phẩm < 1 %
− Sau quá trình kiểm tra, tỉ lệ hồi cám gà con thường từ 20-30%, tỉ lệ hồi cám heo thấp Tầng trệt của nhà máy là khu đóng gói, sản phẩm tự động được tính khối lượng, công nhân mở bao bỏ vào máy và may lại Sau khi được vận chuyển, trước khi xuất ra bên ngoài, thành phẩm xuất qua hệ thống đường dẫn, cuối đường dẫn là cân tự động để kiểm tra lại khối lượng thành phẩm
Nhận xét
Công ty có áp dụng hệ thống 5s vào trong sản xuất, luôn kiểm tra dọn dẹp sạch sẽ nhà xưởng kho bãi nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng diễn ra một cách dễ dàng
Trang 12Các khâu kiểm tra nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình sản xuất được tổ chức hợp lí Tuy nhiên, tại khâu đóng gói chưa hoàn toàn tự động, sau khi đóng gói chỉ có thể kiểm tra cân nặng không thể kiểm tra về màu sắc, kích thước
Ở khâu kiểm tra nguyên vật liệu ở các bin nguyên liệu, chỉ qua trực quang của nhân viên kiểm tra Ở các bin nguyên liệu thì không có hệ thống xác định độ ẩm, nhiệt độ cho các bin nguyên liệu
Kiến nghị
- Công ty nên tự động hóa trong khâu đóng gói, để quá trình sản xuất được diễn ra khép kín và liên tục
- Sau khi đóng gói, cần có quá trình kiểm tra chất lượng lại các sản phẩm của những đơn hàng trước khi giao cho khách hàng Như kiểm tra xác suất một số thành phẩm trong lô hàng về độ ẩm, chất lượng, thành phần đã phù hợp với chuẩn chưa…
- Cần phân tích độ ẩm nhiệt độ khi kiểm tra các bin nguyên vật liệu Thiết lập hệ thống
đo nhiệt độ, độ ẩm trong các bin nguyên liệu để kiểm sót, quá trình kiểm tra nguyên vật liệu diễn ra dễ dàng cũng như kịp thời điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm một cách hợp
lý, phòng ngừa tối đa thiệt hại do hư hỏng nguyên vật liệu
6 Các vấn đề quản lý chất lượng nhà máy mắc phải.
6.1 Các vấn đề chất lượng trong nhà máy
Các QA đi kiểm tra chất lượng theo lô, mẻ: trong 1 lô sản xuất trả qua 4 công đoạn chính, mỗi khâu các QA đều đi kiểm tra lượng bán thành phẩm đạt yêu cầu Nếu có trục trặc về hàm lượng dinh dưỡng, độ ẩm,… thì phải phối trộn lại theo công thức
Trong nhà máy:
+ Thức ăn gia súc: khu sản xuất bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất 70 – 80 độ C nên quy trình phải được giữ kín để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập được
+ Thức ăn thủy sản: dây chuyền sản xuất trong nhiệt độ 200 độ C nên đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn đã bị chết
Các công thức sản xuất thức ăn trong nhà máy đều được công ty lập ra một sơ đồ sẵn Được dự báo nhu cầu cần thiết để sản xuất nên công ty sản xuất theo đúng lô đã hoạch định sản Theo đó, thường việc nhập nguyên vật liệu đã qua kiểm tra vào sản xuất phải được hoạch định trước vài ngày để khi nhập hàng vào sản xuất không tốn thời gian
Các máy móc hoạt động 24/24h liên tục từ thứ 2 đến thức 7 nên việc rủi ro lô này còn đọng lại bán thành phẩm của lô trước nên QA phải kiểm tra thường xuyên
Việc vệ sinh máy móc, bảo trì, bảo dưỡng công ty thực hiện vào cuối tháng và phải đạt