1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế hộ gia đình miền núi trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường

27 197 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

359 Oya) —#t/

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ

HỒ CHÍ MINH

SA TRONG DOAN

PHAT TRIEN KINH TE HO GIA DINH MIEN NUI

TRONG QUA TRINH CHUYEN SANG CƠ HẾ THỊ TRƯỜNG

Chuyên ngành : Kinh tế, quản lý

và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân Ma so 25.02.05

TOM TAT LUAN AN TIEN SI KINH TE

Trang 2

L

Cơng trinh được hồn thành

tại học viện Chính trị Quoc gia Hồ Chí Minh

Ngưai hướng dân khoa học: PGS.TS Trân Van Chữ

TS Võ Văn Đức

“hân biện l: GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng

Trưởng Đại học Kinh tế quốc dân,

Phan biên 2: PGS.TS Nguyễn Văn Bích

Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương Phản biện 3: TS Phí Văn KỶ

Tạn chí Kinh tế Nơng nghiện |

Luận an được bảo vệ (tại điội đồng chấm luận án cấp Nhà , trước, họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Fội irường số 7A

Vào hồi cự giờ Ÿ ngày 4 tháng J năm 2000

Có thể tim hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế miền núi nước ta hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu, khảo sát đánh giá một cách khách quan thực trạng

kinh tế hộ gia đình Từ đó, xác định một cách có căn cứ khoa học và thực

tiển các giải pháp, nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình miển núi phát triển

nhanh và bền vững Là người dân tộc, là cán bộ của tỉnh Sơn La, sau nhiều năm công tác, học tập và nghiên cứu, tôi đã lựa chọn đề tài: "Phát triển lánh

tế hộ gia đình miễn núi trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường",

nhằm góp phần đáp ứng những yêu cảu cấp bách đó 2 Tình hình nghiên cứu để tài

Phát triển kinh tế hộ gia đình trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta được thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà

nước Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng đã có nhiều cơng trình, dé

tài nghiên cứu về kinh tế - xã hội miền núi được nghiệm thu và cơng bố Các

cóỏng trình, để tài đó đã xác định những định hướng lớn, những chính sách

kinh tế vĩ mô, nhưng chưa bàn sâu về kinh tế hộ gia đình miền núi Cho đến

nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về: "Phát triển kính tế hộ gia đình miễn núi trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường" một cách đẩy đủ, có hệ thống thuộc chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa nẻn kính tế quốc dân

3 Mục dích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án: Lầm rõ hơn vị trí vai trồ kinh tế hộ gia đình nơng

dân miền núi thực tiên phát triển kinh tế hộ gia đình nòng dân miền núi Tây

Bắc Từ đó, xác định quan điểm phương hướng và những giải pháp cơ bản

nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế hộ gia dinh nong dan Tay Bac trong qua

trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay

Để đạt được mục đích đó, luận án có nhiệm vue

- Phân tích vai trò và các nhân tố ảnh hưởng dén phat trién kinh tế hộ gia

Trang 4

- Đánh giá thực trạng kính tế hộ gia đình nơng dân Tây Bác và xác định

nguyên nhân của thực trạng

- Tĩnh bày để xuất một số quan điềm, phương hướng và những giải pháp cơ

bản nhằm đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế hộ gia đình nóng dân Tây Bắc 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tập trung vào các vấn đẻ chủ yếu của quá trình chuyên từ trạng thái tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa của kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi Tây Bắc do tác động của cơ chế chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta

Dia bản nghiên cứu: Thực tiền vùng núi Tay Bắc

Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu trong những năm đổi mới (từ 1986 trở lại

đây) đồng thời có xem xét, so sánh với thời kỳ trước đổi mới

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án dựa trên nên tầng phương pháp luận là phép biện chứng duy vật

của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam vẻ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, đồng thời có sử dụng một số kiến thức kinh tế học hiện đại

Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như so sánh, phân tích thống ké, nghiên cứu điển hình, phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Để nâng cao tính khả thi của các giải pháp, luận án đã đi sảu nghiên

cứu, phân tích các mơ hình nhân tố mới ở một số tỉnh miền núi đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân theo

hướng sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Phân tích rõ hơn vai trị, tính đặc thù của kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi

- Luận giải những nhân tố ảnh hưởng, chỉ phối sự phát triển kinh tế hộ

gia đình nóng đán miền núi trong cơ chế thị trường

- Đề xuất, kiến nghị những quan điểm, phương hướng, biện pháp cụ thể để

phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi Tây Bắc nước ta hiện nay

Trang 5

7 Két cau cia luan án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ấn

gồm 3 chương, 7 tiết

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN

Chương 1

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NƠNG DÂN MIỀN NÚI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, THỰC CHẤT VAI TRÒ

VA CAC NHAN TO ANH HƯỚNG

1.1 Vai trò của kinh tế hộ gia đình nông dân trong việc ổn định và

phát triển kinh tế - xã hội miền núi nước ta

1.1.1 Thực chất, vai trò của kinh tế hộ gia đình nơng dân trong nên kinh tế hàng hóa

Vớt mục dích làm rõ hơn thực chất, vai trò của kinh tế hộ gia đình trong

nên kinh tế hàng hóa luận án đã tiếp cận những quan niệm chung nhất vẻ

kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa, đã lý giải những ưu điểm nồi bật của kinh

tế hàng hóa, sơ với kinh tế tự nhiên

Trong cơ chế thị trường, những ưu điểm của kinh tế hàng hóa đang là thời cơ, vận hội để kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi phá thế tự cung tự

cấp, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa

theo hướng bền vững, hiệu quả Tuy nhiên, việc tận dụng thời cơ, vận hội đó

đến đâu, phụ thuộc khả năng cạnh tranh và mức độ ứng phó với các rủi ro trong sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ gia đình nơng dân:

Rúi ro là những điểu không tốt lành, bất ngờ xảy ra với con người gây nên những tổn thất mất mát Có nhiều nguyên nhân gây nên rủi ro, trong đó

có sự biến động thất thường của thời tiết khí hậu và biến động bất lợi của thị

trường, giá cả là những nguyên nhân chủ yếu, Từ những phân tích về tác

động của rủi ro luận án đã nêu: Rủi ro xảy ra với kinh tế hộ gia đình nơng dân là hiện tượng thường gặp

Trang 6

Những quan niệm về "Hộ" "Gia đình", "Kinh tế gia đình" và "Kinh tế hộ

gia đình" đã được nhiều tổ chức nhiều viện nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đề cập từ nhiều góc độ khác nhau, phản ánh tính

phong phú, đa dạng, và phức tạp về nội dụng của các khái niệm đó Góc độ kinh

tế học phát triển, quan niệm về "kinh tế hộ gia đình" được hiểu là một hình thức

kinh tế trong phát triển của nền kinh tế quốc dân Trong kinh tế hàng hóa hiện nay, đó là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở rất cơ bản, là đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế hàng hóa, là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ nhưng có hiệu quả

trong việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

Luận án khẳng định: Quan điểm bao trùm khá tương đồng của các nhà

kinh điền của chủ nghĩa Mác-Lênin và các nhà nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình

là tính bên vững sự thích nghi trong phát triển và nhấn mạnh vai trò to lớn của

kinh tế hộ gia đình đối với quá trình phát triển sản xuất nóng nghiệp

Khái quát thực tiên phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số quốc gia, luận án

nhận xét: Do điều kiện lịch sử của mỗi nước, nén tuy cịn có sự khác nhau về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vẻ quy mơ và hình ihức tổ chức quản lý, nhưng điểm chung giống nhau hiện nay: Kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế co so trong san xuất nơng nghiệp, có vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Luận án nêu một số kinh nghiệm có ý nghĩa gợi ý đối

với quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dán miền núi nước ta

Kinh tế hộ gia đình là loại hình tổ chức sản xuất có số lượng đơng, hoạt

động trên một địa bàn rộng Do có sự song trùng vừa là đơn vị kinh tế và vừa là tế bào xã hội, nên trong các hoạt động kinh tế của hộ ngoài sự tác động

của các yếu tố kinh tế, còn phải chịu sự chỉ phối của các yếu tố xã hội Những nhân tố ảnh hưởng đó, một mặt đã và đang quy định tính đa đạng, phong phú, không đồng nhất của các hoạt động kinh tế diễn ra ở hộ gia đình, mật khác đặt ra những yêu cầu khách quan phải phân loại hộ Hiện nay, do yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu, nên các căn cứ để phân loại hộ gia đình dược dé cập từ nhiều góc độ khác nhau Căn cứ được sử dụng phổ biến là dựa

trên các yếu tố kinh tế và các yếu tố về điều kiện tự nhiên Trong phạm vi

Trang 7

nghiên cứu của dé tài, căn cứ kinh tế để phân loại hộ gia đình nơng dân là:

Mục đích sản xuất kinh doanh của hộ Theo tiéu chí đó có thể phân thành hai loại: "Hộ tự nhiên, tự cung tự cấp” và "hộ hàng hóa”

Kính tế "hộ hàng hóa" và kinh tế "hộ tự cung, tự cấp”, là hai loại hình tổ chức sản xuất cơ sở, ngoài một số điểm chung giống nhau là những điểm

khác nhau khá cơ bản Trong nền kinh tế hàng hóa, sự khác biệt đó đã tạo cho "hộ hàng hóa” những ưu điểm vượt trội hơn so với "hộ tự cung, tự cấp”

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, trong quá trình phát triển, "hộ hàng hóa”

cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém Đối với những quốc gia

chậm phát triển, với những vùng khó khăn như vùng núi và dân tộc ở nước ta,

những hạn chế yếu kém đó bộc lộ khá gay gắt

Tóm lại, Lý luận và thực tiễn đã và đang khẳng định tính bền vững, hiệu

quả, sự năng động, và vai trò to lớn đối với sự ồn định và phát triển kinh tế

nông thỏn và sản xuất nông nghiệp của hình thức kinh tế hộ gia đình Đó

chính là những cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá một cách khoa học vị

trí vai trị của Kinh tế hộ gia đình nơng dân miễn núi nước ta

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ gia đình nơng dân miễn núi

rước ta

Một số đặc điển nổi bát: Miễn núi nước ta rộng lớn, có diện tích tự nhiên hơn 23 triệu ha, chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên cả nước, là địa bàn

sinh sống của 24 triệu người, thuộc 54 dân tộc anh ern Miền núi có tiềm lực

kinh tế to lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng Với địa thế cao, dốc, thắm thực vật lớn, miền núi đóng vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả nước Nằm dọc biên cương Tổ quốc, có nhiều cửa ngõ thông thương

giữa nước ta với thế giới, nẻn có vị trí đặc biệt quan trọng vẻ quốc phòng an ninh

Vận động phát triển trong vùng lãnh thổ có vị trí rất quan trọng cùng với sự tác động của nhiều yếu tố khác, hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi ngoài nét chung phố biến cịn có những đặc điểm riêng:

* Hộ gia đình nơng dân miền núi là những hộ gia đình dân tộc cư trú

Trang 8

dưới tác động của nhiều nguyên nhán, trong đó có nguyên nhắn về tốc độ tầng

dân số tự nhiên và cơ học nên số lượng hộ gia đình trong vùng tâng nhanh

* Các hộ gia đình dân tộc ít người chủ yếu sống ở nơng thơn, ít sống ở

đô thị Tại các đô thị, hộ dân tộc vốn đã ít, lại cư trú chủ yếu ở vùng ven nội thị, gắn với vành đai nông nghiệp và hoạt động sản xuất nóng nghiệp là chính

* Hộ gia đình dân tộc miền núi, trước đây cũng như hiện nay, vốn là những hộ gia đình nơng dân vì vậy, mọi sự đổi thay về kinh tế miền núi,

trước hết được biều hiện ở sự chuyển biến trong nông nghiệp và nóng thơn

* Hộ gia đình miền núi là tế bào của xã hội các dân tộc, mang đậm tính

truyền thống có bồn phận thực hiện nhiều chức năng quan trọng có ảnh

hưởng trực tiếp đến sự phát triển và ý thức từng tộc người Gia đình các dân tộc miền núi phố biển là những gia đình nhỏ phụ hệ, gồm hai thế hệ Tuy có sự khác nhau về hình thức tổ chức gia đình, nhưng đặc điểm phổ biến là: đông con, có quan hệ huyết thống dòng họ dam nét, va ban, buén, play

theo tiếng các dân tộc (tạm dịch là làng) là những tổ chức xã hội rất cơ bản mang tính tổng hợp về lãnh thổ dân cư, xã hội, văn hóa các dân tộc Số

lượng hộ trong một bản làng có thể nhiều ít nhưng đều là những gia đình có

quan hệ huyết thống láng giềna hợp thành một xã hội tự quản, vận hành theo

luật (phép nước và lệ bản) trong đó tính cộng đồng là nguyên tắc ứng xử và

là quan hệ xã hội nền tảng Các nhà nghiên cứu gọi đó là tổ chức xã hội nông nghiệp một hình thái cóng xã láng giêng thích ứng với cư dân trồng cây

lương thực, với các đặc trưng về tâm lý và tư duy: Chấi kinh nghiệm, suy

nghiệm vượt trội hơn lý luận, thực nghiệm; tư duy suy điễn hơn là tư duy quy

nạp: truyền miệng vượt trội hơn chữ nghĩa Đó là tập quán thói quen "ăn chắc mặc bền" hơn là phiêu lưu mạo hiểm, đễ có tính bảo thủ hơn là cấp tiến Đó

là chất cần cù chịu khó vượt trội hơn chất cải tiến công cụ Chất lao động làm

än thường được quy về "khéo tay hay lam" mang tinh ngau hứng được đến đâu

hay đến đó tâm lý cào bằng, ghét sự vượt trội Xã hội hoạt dong theo lệ hơn là

theo luật nguyên tắc tình cảm anh em được coi là tiêu chuẩn ứng xử của mỗi

Trang 9

Can cứ địa vực cư trú, có thể nêu ba dang tiêu biểu của hộ gia đình nơng

dan các dân tộc miền núi: Hộ gia đình vùng thấp và thung lũng: gồm chủ yếu

các dân tộc Kinh, Thái, Tày, Mường Hộ gia đình vùng giữa và vùng cao, vùng sảu, vùng xa: chủ yếu các dân tộc Hmông, Dao Hộ gia đình vùng núi Trường

Sơn - Tây Nguyên: chủ yếu các dân tộc Êđê, Minông, Ba Na, Gia Rai, Kinh

Góc độ tổ chức sản xuất và hình thức quản lý có thể phân hộ gia đình

nơng dân miễn núi thành các loại sau: Hộ trong các hợp tác xã nông nghiệp; hộ trong các nông lâm trường; hộ tư nhân cá thể

Can cứ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các điều kiện về kinh tế, xã hội, hộ

và kinh tế hộ gia đình nỏng dân miền núi nước ta, có thể phân nhóm theo các

khu vực như sau: Kinh tế hộ vùng núi Tây Bắc: kinh tế hộ vùng núi Đơng Bắc: kính tế hộ vùng núi khu [V cũ; kinh tế hộ vùng núi Duyên hải miền Trung: kinh tế hộ vùng núi Trường Sơn - Tây Nguyên: kinh tế hộ vùng núi Đông Nam Bo

VỊ trí, vai trị của kinh tế hộ gia đình nông dân rong việc ổn định và phát triển kănh tế - xã hội miễn núi nước ta hiện nay,

Luận án phân tích và nêu rõ vị trí vai trị to lớn của kinh tế hộ gia đình

nơng dân trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội miền núi: Góp phần

giải quyết vấn để lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa phát huy và khai thác các lợi thế vẻ rừng, cây công nghiệp, chãn nuôi đại gia súc; có vai

trị quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động định canh định cư: tạo điều kiện phát triển kinh tế vườn nhà vườn rừng và các trang trại

hộ gia đình; tạo cơ sở để tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao nắng suất lao động và hiệu quả kinh tế; là yếu tố quyết định

việc đổi mới, phát triển kinh tế ở các nòng - lâm trường, các hợp tác xã

1.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình nóng dân - các nhân tỏ tác động

và những xu hướng vàn động chủ yếu

1.2.1 Các nhân tổ tác dộng quá trình vận động và phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi

Trang 10

và bên ngoài Nhân tố bên trong là những yếu tố chủ quan thuộc về hộ gia đình

phải có, nhân tố bên ngoài là những yếu tố khách quan chi phới tác động Hai nhân tố tác động đó ln có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong thực tiên,

biểu hiện cụ thể của các nhân tố đó khá đa đạng, phụ thuộc đặc điểm từng vùng,

từng loại hình hộ, từng dân tộc Đối với miền núi nước ta những nhân tố bên

trong gồm: Đất đai, lao động, vốn khát vọng và kiến thức Những nhán tế

bên ngoài: Cơ chế, chính sách về ruộng đất, thị trường, bảo hộ sản xuất, khoa

học công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, chính sách tín dụng, phát triển kết cấu ha tang cơ sở Ngoài ra, kinh tế hộ gia đình cịn chịu sự tác động của điều kiện tư nhiên, những đặc điểm riêng của sản xuất nơng nghiệp, sự khóng chắc chắn và độ rủi ro cao

1.2.2 Xu hướng ván động chủ yêu của kinh tế hộ gia đình nóng dán

miền múi nước ta

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế đã chỉ ra một số xu hướng, trong đó nổi lên hai xu hướng chủ yếu:

Mot la: Xu hướng tập trung đất đại vào một nhóm hộ từ đó mà hình thành những hệ sản xuất kinh doanh hàng hóa theo kiểu trang trại gia đình

Hai là: Xu hướng liên kết hợp tác giữa các hộ, giữa các hộ với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhà nước

Đối với miền núi nước ta hiện nay, ngoài những xu hướng vận động phát

triển có tính phổ biến trên, cịn hình thành, phát triển một số xu hướng như:

Quá trình phân tách từ hộ nhà đài, từ hộ gồm nhiều thế hệ thành những hộ

nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái; từ hộ du canh du cư lên hộ định canh định cư tự cung tự cấp; từ hộ tự cung tự cấp lên hộ sản xuất hàng hóa giản đơn; từ hộ sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất hàng hóa lớn trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường; xu hướng "hộ tự cung tự cấp" giảm, "hộ hàng hóa” tăng nhanh; xu hướng tỷ trọng hộ sản xuất hàng hóa nhỏ giảm, hộ sản xuất hàng hóa lớn tập trung tăng; xu hướng tăng

cường tính độc lập, tư chủ kinh tế của hộ gia đình, xu hướng tăng cường hội nhập hợp tác với các vùng trong cả nước với các nước trone khu vực và thế

Trang 11

giới; xu hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng

thơn: xu hướng giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu; xu hướng hình thành những hộ

chuyên cây, chuyên con, chuyên ngành nghề, chuyên dịch vụ Chương 2

KINH TE HO GIA DINH NONG DAN MIEN NÚI TÂY BẮC -

THUC TRANG VA YEU CAU PHAT TRIEN

2.1 Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân miền núi Tây Bắc

2.1.1 Những đặc điểm nổi bật về diễu kiện tự nhiên

Sự tác động của diều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc đến quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, theo hai hướng thuận lợi và khó khán:

Về thuận lợi: Điều kiện tự nhiên đã và đang tạo vị trí địa lý thuận lợi dé kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng mở rộng giao lưu hội nhập kinh tế với bên ngoài, phát huy, khai thác những lợi thế so sánh

~ Từ thực tế phong phú về cấu trúc địa hình, địa chất, về khí hậu, thực bì

che phủ, đã tạo cho Tây Bắc một sự phong phú và đa dạng về đất đai với

nhiều nhóm đất tốt và quý hiếm, đó là lợi thế để hình thành và phát triển "hộ hàng hóa” tập trung, chun mịn hóa cao

¬ Các nhàn tố địa hình, địa thế, khí hậu và đất đai đã ảnh hưởng đến sự phản bố thực vật rừng Tây Bác Mặc dù rừng Tây Bắc có quá trình diễn thế

thứ sinh, nhưng với ý nghĩa phát triển, bảo vệ rừng nhằm tạo ra một hệ sinh

thái bền vững, phát huy mặt tích cực chức năng phịng hộ đầu nguồn, góp phần bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác, thì nghề rừng là một thế mạnh

để phát triển kinh rế hộ gia đình nóng dân Tây Bắc

Như cách tiếp cán vẻ lợi thế của nghề rừng, nghề quản lý kinh doanh, khoanh nuời bảo vệ bảo tồn nguồn động vật rừng của Tây Bắc nhằm phục

vụ các hoạt động kinh tế như du lịch dịch vụ và nghiên cứu khoa học, tạo lập

sự cản bằng sinh thái bền vững được xác định là một lợi thế, một thế mạnh

dé phát triển kinh tế hộ gia đình

Trang 12

Về khó khăn: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, kinh tế hộ gia đình Tây

Bắc đang phải chống đỡ khó khăn với những diễn biến thất thường, bất hòa

của điều kiện tự nhiên Nguy cơ xảy ra bất trắc, rủi ro còn lớn

Do thời tiết khí hậu điển biến phức tạp các yếu tố khí hậu cực đoan còn xây ra thường xuyên, đã gây nên những tồn thất lớn về người và của

Đo lượng bốc hơi lớn nhưng lượng mưa lại quá thấp nền mùa đông ở Tây Bắc hạn hán xây ra rất gay gắt làm cho nhiều khu vực nhất là vùng cao nguyên đá với nhiều hộ gia đình thiếu cả nước sinh hoạt

Địa hình cao dốc, chia cắt mạnh, gây ra những can trở khó khăn để phát triển mạng lưới giao thông thông tin liên lạc điện và hệ thống dịch vụ khác

2.1.2 Những đặc điểm nối bật về kinh tế - xã hội

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đăng nên kinh tế - xã hội của các tĩnh thuộc vùng Tây Bắc đã có những chuyển biến và khởi sắc, đạt được những thành

tựu bước đầu, Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiểm năng cịn bộc lộ nhiều khó khăn,

yếu kém Đối với cả nước, Tây Bắc là vùng chậm phát triển kinh tế hộ gia đình

vận động phát triển trong điều kiện đó, đang gập rất nhiều khó khăn: những lợi

thế so sánh khóng nổi trội, hơn hẳn so với những hạn chế, yếu kém; nông lâm

sản hàng hóa nhìn chung có chỉ phí đầu vào và đầu ra cao hơn các vùng khác;

nguồn ngăn sách quá hạn hẹp: do suất đầu tư cao lãi suất thấp thời gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước thường ngại đầu tư

vào miễn núi

22 Phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân Tây Bắc - Thực trạng và

nguyên nhân

2.2.1 Quá trình phát triển, thực trạng kinh tế hộ gia đình nóng đán

Tay Bac

* Vài nét về kinh tế hộ gia đình nóng dân Tây Bắc thời kỳ trước đổi mới (từ năm I98ó6 trở về trước)

Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các hoạt động kinh tế

của hộ gia đình nơng dân Tây Bắc, với những tác động của bối cảnh lịch sử

lúc đó, mang nặng tính tự nhiền, tự túc, tự cấp

Trang 13

Sau khi hịa bình lập lại ở miền Bắc (1954), bước vào thời kỳ hợp tác xã

Vùng núi Tây Bác, cũng như cả nước, sau hai nãm vận động và thực hiện, đã hình thành các hợp tác xã Hợp tác xã được pháp luật thừa nhận, sau một thời gian phát triển, do nhiều nguyên nhân, đã lâm vào tình trạng đình đốn kéo dài, lợi ích kinh tế của xã viên bị giảm sút nghiêm trọng Trước tình hình đó, nhiều

hộ vùng cao đã tự rút ra khỏi kinh tế tập thể để làm ăn cá thể, trở lại lối canh tác

cũ, phá đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, sản xuất tự cung tự cấp; một bộ phận các hộ vùng giữa và vùng thấp tuy không rút ra khỏi hợp tác xã nhưng chỉ

lo làm ăn trên mảnh đất riêng của gia đình mình Các doanh nghiệp nông lâm

nghiệp quốc doanh ở thời kỳ này được hình thành nhanh, nhưng do không được chuẩn bị tốt các kết cấu hạ tầng cơ sở cũng như các điều kiện sản xuất kinh doanh khác, nèn hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp Trong thời kỳ này, ở

vùng núi Tây Bắc, bên cạnh những tiến bộ và thành tựu đạt được, là những

tồn tại, khuyết điểm rất cần được nghiên cứu xem xét một cách nghiêm túc Hai bai học lớn trong thời kỳ này là: T¬ Kinh tế hộ gia đình khơng thể giải quyết vấn dé lương thực theo quan điểm tự cùng, tự cấp 2- Phát triển kinh tế

hộ gia đình nịng dân theo hướng sản xuất hàng hóa phải gắn chặt chế và nhất

quán với vấn đề xã hội và nhân đạo, vì con người nếu không sẽ dem lại những hậu quả hết sức tai hại cho xã hội

* Kinh tế hộ giá đình nơng dân Tảy Bắc thời kỳ đổi mới trừ năm 1986

dén nervy)

Tháng I2 năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật với

tỉnh thần đổi mới Đại hội dã phân tích sàu sắc những thành quả và những sai

lầm khuyết điểm của Đăng trong lãnh đạo kinh tế rút ra những bài học lớn

trong đó có bài học quan trọng vẻ hành động phù hợp với quy luật khách quan

Sau Đại hội VỊ của Đảng, quá trình đổi mới quản lý trong nòng nghiệp được tiến hành khá đồng bộ Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các giải phấp của Đáng ta về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp trong thời kỳ này, thực

chất là đổi mới quan hệ giữa kính tế hộ gia đình xã viên với kính tế hợp tác xã nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nịng thơn

Trang 14

Sau một thời gian, do những tác động tích cực của cơ chế thị trường, Tây

Bắc cũng như cả nước, đã đạt được những thành tựu nổi bật: Giá trị sản xuất

nóng nghiệp vùng Tay Bac nam 1998 so với năm 1995 tăng 11,5%; điện tích cây

cơng nghiệp dài ngày trong thời ky 1996 - 1998 tăng 7,08%; lĩnh vực chan nuôi, nhất là chan nuôi đại gia súc tăng nhanh, ty trọng hàng bóa chăn mudi có xu hướng phát triển mạnh mẽ; vẻ lâm nghiệp, với chủ trương giao đất giao rừng đến hộ để xây dựng các vườn rừng, đồi rừng, nên lợi ích của người trồng và bảo vệ

rừng được đáp ứng, do đó nạn phá rừng đã giảm hẳn, rừng bắt đầu được tái sinh

Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy, thành tựu và tiến bộ nổi bật đạt

được trên lĩnh vực nóng nghiệp nơng thơn vừa qua ln có sự tham gia tích

cực và quan trọng của kinh tế hộ gia đình nơng dân Ước tính, hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình nơng dân Tây Bac đã tao ra 90% san luợng lương thực, 90% sản phẩm rau, dau dé cho tiêu dùng, 80% sản phẩm các loại cây

công nghiệp ngắn ngày, 90% sản phẩm cây cóng nghiệp dài ngày và hơn

90% sản phẩm chãn nuôi Qua thực tiễn phát triển, đã hình thành một nhóm

hệ gia đình làm kinh tế giỏi Luận án nêu kết quả khảo sát hai hộ tiêu biểu: Hộ gia đình anh Quảng Văn Lán, (dân tộc Thái, bản Hôm, xã Chiếng Co, thi xã Son La tinh Sơn La), hộ gia đình ông Nguyễn Hồng Phú, (dân tộc Mường, xã Dân Hạ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình)

Cũng với sự phát triển của kinh tế bộ gia đình, trang trại hộ gia đình và các hình thức hợp tác kinh tế mới ra đời, đặt ra những yêu cầu phải chuyển đổi hợp

tác xã kiểu cũ Tại các nóng, lãm trường quốc doanh cũng đã giao khoán hoặc

bán vườn cây, gia súc, gia cầm cho công nhân, hình thành nhóm kinh tế hộ tự

chủ trong nóng, lám trường -

Từ thực tiên vận động phát triển của kinh tế hộ gia đình nông din ở Táy

Bắc qua các thời kỳ (nêu trên) luận ân đã nêu mội số nhận xét:

1 Trải qua các giai đoạn khác nhau, kính tế hộ gia đình nông dân Tây Bắc đã tự khẳng định vị trí, vai trò và chỗ đứng của mình Thực tiên cho thấy: Su

trì trệ của nóng nghiệp trước đây và sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp trong những năm đổi mới vừa qua là do việc có thừa nhân và tạo điều kiện

Trang 15

thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình nóng dân phát triển hay khóng và sự thúc đây

một cách nhất quần q trình đó thế nào

2 Có được những thành tựu, những chuyên động mới trong nông nghiệp nông

thôn và sự phát triền khá của kinh tế hộ gia đình nơng dân nước ta trong đó có hộ

gia đình Tây Bắc, trong mấy năm qua là do nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cơ bản và quyết định nhất là đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với yêu cầu khách

quan của đặc điểm sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được nguyện vọng của hộ gia đình

nông dân, được hộ nông dân tiếp nhận nhạy bén và vận dụng sáng tạo

3 Cũng cần thấy rõ, kinh tế hộ gia đình nơng dân Tây Bắc và miền núi sẽ không thể đạt được những tiến bộ và thành tựu nếu như không đặt trong sự tác

động tổng hợp của các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, và việc thực hiện chủ trương lây nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, với những cơ chế chính sách ưu

tiên phát triển kinh tế - xã hội miễn núi

4 Kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi và Tây Bắc cũng sẽ không thể phát triển nhanh, bền vững nếu không được đặt trong sự đổi mới toàn diện, với nét nổi bật

trong đổi mới nền kinh tế là quá trình chuyển từ kinh tế hiện vật sang kinh tế

hàng hóa, thực hiện chuyện từ việc nóng vội xây dựng cơ cấu kinh:tế thuần khiết

"xã hội chủ nghĩa" sang nên kinh tế nhiều thành phần chuyển từ tập trung toàn bộ quyền lực quân lý đến điều tiết vĩ mơ từ chính sách kinh tế hưởng nội sang chính sách kinh tế mở: thừa nhận quan hệ hàng hóa - tiền tê, tôn trọng quy luật giá trị và các quy luật khác của nền kinh tế hàng hóa, thừa nhận thị trường là đối tượng của

kế hoạch, cung - cầu thị trường là căn cứ chủ yếu để hình thành cơ cấu kinh doanh;

q trình đó đã được Đảng và Nhà nước ta thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán

5 Kinh tế hộ gia đình phát triển đã tạo thế và lực mới để kinh tế hợp tác

và kinh tế quốc doanh khắc phục khó khan, từng bước phát triển di lên, tạo

điền kiện thuận lợi để đổi mới bộ mật nông thôn Tây Bắc và miền núi

2.2.2 Những tổn tại yếu kém và nguyên nhân |

Những tôn tại yếu kém:

Bên cạnh những cố gắng tiến bộ, quá trình phát triển của kinh tế hộ gia

Trang 16

Một là Xem xét một cách tổng thể, kính tế hộ gia đình nông dân Tây

Bắc về cơ bản cưa thoát khối tình trạng sản xuất tự nhiên tự cúng, rự cấp,

Hiện nay kinh tế hộ gia đình Tây Bắc đang hình thành ba nhóm rõ nét:

jNhám thứ nhất: Nhóm hộ khá và giàu loại hình hộ này chưa nhiều, mới chỉ chiếm khoảng 7 - 10%, tùy điều kiện từng vùng, từng dân tộc

Nhóm thứ hại Nhóm hộ trưng bình, là nhóm có số lượng đơng nhất, cư

trú ở tất cả các vùng, thường chiếm từ 4O - 60% Trong đó, hộ dân tộc Kho Mú: 42.67%, Nùng: 50%, Thái: 59,26%

Nhóm thứ bạ: Nhóm hộ nghèo, và là nhóm có sự dao động khá lớn giữa

các vùng, giữa các dân tộc, chiếm khoảng 35,88%

Hai là, Năng lực nội tại của kinh tế hộ gia đình nơng đân Tây Bắc nhìn

chung còn tháp, nhiều mặt rất yếu kém chưa đáp ứng dược yêu cầu phát

triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường

Nghiên cứu tổng quát về thực trạng nguồn lực và trình độ phát triển của Ki: tế

ở gia đình ng dân Tây Bắc luận án khẳng định: Đó là một thực

trạng rất khó khán, bất cập về nhiều mật và nói trội hơn rất nhiều so với những thời cơ, thuận lợi: các yếu tố sản xuất kinh doanh như đất đại, lao động,

nguồn vốn, còng cụ sản xuất manh mún, thủ công, lạc hậu, có điển Quy mơ sản xuất dựa trên các yếu tố sản xuất yếu kém và trình độ cơng nghệ lạc hậu nẻn rất nhỏ bé, chưa thốt ra khỏi trình độ sản xuất tự cung tự cấp Môi trường sản

xuất kinh doanh, vẻ cơ bản không thuận lợi Thu nhập của cư dân nóng thôn thấp và không đều, nghèo túng còn là hiện tượng phỏ biến Điểm khác biết cơ

bản so với nhiều vùng khác là mức độ khó khăn, yếu kém đó gay gắt bức xúc

hơn Kinh tế hộ gia đình nơng dân Tây Bắc không chỉ đa dạng về hình thức,

cấp độ và trình độ phát triển, mà còn ở diểm xuất phát rất thấp thấp nhất so

mặt bằng chung cả nước và của vùng núi,

Neuyén nhan của những tôn tại yếu kém:

giột là, do sự yếu kém, bắt cập của các nhân tố tác động bên trong, thể Hiện qua một số Hội dụng Chủ yeu sau:

- Ve dar dui, dang noi com nhiéu van dé can gidi quyết:

Trang 17

Dai bo phan cu dan nong thon lam nghé nong nguyén vong muén duac

chia đất, nhiều cán bộ hưu trí về nghĩ ở nơng thón cũng đề nghị được cấp đất để sản xuất Biện pháp giải quyết thiếu thống nhất, mỗi địa phương xử lý một cách Hộ nghèo hộ giàu đều được nhận đất, nhiều hộ khó khăn sau khi nhận đất không đủ điều kiện sản xuất lại bán cho hộ khác Kết quả là ruộng đất trở

niên manh mún, dan đều bình quân chủ nghĩa máu thuần với yêu cầu về quy mô cán thiết để phát triển sản xuất hàng hóa Một vài nơi nhiều hộ đã tập trung được

đất đai, do nhiều nguyên nhân, lại sử dụng đất quảng canh, có hộ để hoang hóa

hoặc lại tái tạo những vườn tạp "tự cung tự cấp" Thậm chí, có khơng ít bộ bán

đất “ngắm” Một số hộ khác mua-bán "chui” đất đai theo kiểu "kinh doanh đât đại vườn cây và nhà” Dân số tăng nhanh, tập tục lấy chồng, lấy vợ sớm làm nhu cau dat them cang thang Mot số hệ dân tộc nhận đất nhưng lại không muốn, hoặc không biết trồng cây gì, nuới con nào; nhiều hộ trước và sau khi được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, nhận thức, trách nhiệm, ý thức đối

với phần đất được giao không cao, với họ được tao quyền hay khơng là

khóng quan trọng, vì đất còn rộng người thưa, hậu quả là họ lại tiếp tục cuộc sống du canh, du cư

~ Về vớn, đang phát sinh một số van dé:

Trong tổng số hộ gia đình nơng dân, chỉ có khoảng 20% số hộ được đầu tư và vay vốn tín dụng của Nhà nước; tín dụng cho nơng dân vay đạt thấp mặc đù

tỷ lệ số hộ được hỏi để nghị được hỗ trợ vốn chiếm trên 70%, nhưng số hộ cán vay von chiém ty lệ không cao, khoảng 35-37% Có hiện tượng hộ nông dán thiếu vốn, nhưng không muốn vay, do đó các đơn vị tín dụng thì thừa vốn, thiếu

địa chỉ để giải ngân

Cho vay theo kế hoạch ngắn hạn trung hạn của ngân hàng rnâu thuẫn

với đặc tính cây trồng đài ngày, gây khó khăn cho cả đôi bén Chu kỳ sinh

trưởng cây cà phê là 3 đến 5 năm cây cao su 7 đến 1O năm Tnới cho thu

hoạch vụ đầu nên vay ngắn hạn, trung hạn thì nơng hộ trồng cây lâu năm

chưa có sản phẩm trong vài năm đầu: còn vay đài han thi khả năng kinh doanh đồng tiền thấp và gặp phải trượt giá lạm phát rủi ro,

Trang 18

Các hợp tác xã, nông - lâm trường cũng ở tình trạng thiếu vốn, tính ra có 30

đến 40% nơng - lãm trường thiếu vốn gay gắt Việc thiếu tiền thường tập rung

sau vụ thu hoạch, các nơng hộ có nhu cầu bán sản phẩm để lấy tiền tái sản xuất,

mua sắm vật tư; nông trường, hợp tác xã lại khơng có tiền mua, nông dân phải bán cho tư thương chịu nhiều thua lỗ Ngoài ra, vốn quỹ của hợp tắc xã nông -

lâm trường bị hộ sản xuất chiếm dụng còn khá lớn

- Về kiến thức, khát vọng của chủ hộ gia định: Do trình độ nhiều mặt của các thành viên trong hộ, nhất là chủ hộ thấp, không đều, tư tưởng ý lại trông chờ Nhà nước còn nang nề Nhiều chủ hộ gia đình dân tộc cư trú ở

vùng giữa và vùng cao it có ham muốn học hỏi, cẩu thị, khất vọng vươn lên,

cồn quen cuộc sống giản đơn, sản xuất còn phụ thuộc nắng nể vào điều kiện

tự nhiên, còn dựa vào thần linh, định mệnh, may rủi, du canh, du cư Tỷ lệ hộ

nghèo còn cao, quy mơ gia đình còn lớn, nhiều chủ hộ đông con, đề dày, lại phải nuôi thêm ông bà, cha mẹ khơng cịn khả năng lao động

Hai là, do sự bất cập, yếu kém của các nhân tố tác động bên ngoài, thể hiện qua một số nội dụng ChH yếu sau:

Nhận thức vẻ vị trí vai trị của Tây Bắc và miền núi đối với nhiều cấp, nhiều

ngành chưa thật đầy đủ Xác định phương hướng và quy hoạch phát triển một số vùng, cày con thiếu luận cứ khoa học, nặng về phong trào; các giải pháp phát triển cịn chung chung, có mặt duy ý trí, thốt ly thực tiễn: một số giải pháp rất quan

trọng như thị trường, giá cả, công nghệ sau thu hoạch, cơng tác khuyến nịng, khuyến lâm chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển

Những ràng buộc của cơ chế cũ còn tồn tại, định chế mới chưa đồng bộ và kịp thời, hộ gia đĩnh vẻ cơ bản chưa trở thành đơn vị kinh tế tự chủ thực sự Trong cơ chế thị trường, kinh tế hộ gia đình miền núi phải đối mật với cạnh tranh có cảm giác bị bỏ rơi, tự bươn trai để tồn tại Hiện nay ở nhiều nơi hợp tác

xã van quản lý ruộng đất và thực hiện việc khoán cho hộ Hộ gia đình ngồi

việc nộp thuế còn phải chịu nhiều khoản đóng góp, hợp tác xã lại chưa đổi

mới được phương thức hoạt động, chưa làm tốt được khâu dịch vụ cho hộ

Trang 19

Các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng

85% tiểm lực kỹ thuật trong nông nghiệp Tây Bác, gồm ba hệ thống: Sản

xuất, chế biến và dịch vụ cũng dién ra tinh hình như hợp tác xã nóng nghiệp Kinh tế hộ gia đình Tây Bắc tuy đã có một số diều kiện để phát triển tự chủ vẻ kinh tế, nhưng bước đi, tốc độ rất chậm Vì thiếu thơng tin, dịch vụ nông thôn thiếu; liên kết hợp tác yếu; giao thông và năng lượng là hai nhân

tố quan trọng đang trong tình trạng chậm phát triển; những khó khăn về thị trường tiều thụ và bất hợp lý về giá cả chạm được khắc phục, thị trường

nóng thơn bị bỏ ngỏ Chuyển sang cơ chế thị trường, hợp tác xã mua bán

oan rã, các công ty thương nghiệp quốc doanh thu hẹp phạm vi hoạt động

559 lưu thơng hàng hóa ở nhiều nơi do tư thương chỉ phối, hoạt động theo kiểu ?x< "đánh quả”

Những vấn để xã hội bức xúc ở nông thôn Tây bắc và miền núi đang cần trở phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân

Chương 3

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TE HO GIA DINH NONG DAN MIEN NUI TAY BAC

TRONG CO CHE THI TRUONG 6 NUOC TA HIEN NAY

3.1 Nhimg quan điểm chung

Luận án đã phân tích và lý giải 5 quan điểm cơ bản: Mi /¿, Phát triển

kinh tế hệ gia đình Tây Bắc cần dựa trên một cơ cấu sản xuất hợp lý và phù hợp với từng vùng, từng tiểu vùng, từng loại hinh ho Hai /d, Phát triển kinh

tế hộ gia đình Tây Bắc ở nước ta hiện nay cần dựa trên hai cơ sở: Sự giúp đỡ

của Nhà nước và sự tự vươn lên tự chủ thực sự của bản thân mỗi hộ gia đình, mỗi dân tộc 8z ià, Phát triển kinh tế hộ gia đình Tây Bắc cần gắn với các nhân tố xã hội - văn hóa Bốn là, Phát triển kinh tế hộ gia đình Tây Bắc cần gắn với việc tăng cường an ninh, quốc phòng và bảo đảm sự đoàn kết giữa

các hộ và giữa các dân tộc Nảm là Phát triển kinh tế hộ gia đình Tây Bắc

cần gắn liên với việc bảo vệ và phát triển môi trường bền vững

Trang 20

Luận án nhấn mạnh, tư tưởng, quan điểm bao trùm, xuyên suốt là dựa vào những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của miền núi Tây Bắc

3.2 Những phương hướng phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân

Tây Bắc ở nước ta hiện nay

3.2.1 Phát triển kinh tế hộ gia đình nóng dân Táy Bắc theo hướng phát huy các lợi thế so sánh, kết hợp da canh với chuyên canh, hình thành

vùng và hộ chuyên canh

Theo quan điểm đã xác định, luận án cho rằng, đối với miễn núi Tây

Bắc nước ta, cần hình thành và phát triển các vùng tập trung và hộ chuyên canh: cây cà phê: cây chè; nghề trồng đâu nuôi tằm: cây an quả: các loại cây

công nghiệp ngắn ngày; hộ chuyên chăn nuôi; hộ chuyên nghề khỏi phục và

phát triển vốn rừng

3.2.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình nóng dân Tây Bắc theo hướng mổ rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hình thành các trang trại hộ gia đình

Miền núi Tây Bắc nước ta hiện nay, trang trại hộ gia đình đã, đang hình

thành và phát triển khá ở khắp các địa phương, khắp các vùng, các dân tộc;

phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất kinh doanh theo kiểu trang trại gia đình là một xu thế tiến bộ và khách quan, Quá trình phát triển sẽ qua ba giai đoạn cơ bản sau:

Giải đoạn Í- Kinh tế hộ tự chủ sản xuất Trong giai đoạn này hộ gia đình mới tự chủ được trong sản xuất nhưng vẫn cồn mang nậng tính chất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa giản đơn

Giai doun If: Kinh tế hộ tự chủ kinh doanh hàng hóa Ở giải đoạn này có bước tiến khá dài so với kinh tế hộ tự chủ sản xuất Song về cơ bản vẫn ở

trình độ sản xuất hang hóa nhỏ

Giai đoạn HH: Kinh tế hộ trở thành “hộ doanh nghiệp", tương ứng với trang trại hộ gia đình

Tiến trình phát triển đó sẽ diễn ra khác nhau ở các vùng khác nhau: Các

vùng, như vùng thấp và vùng giữa của miễn núi: các dân tộc Thái Kinh

Mường, Tầy sẽ đi nhanh và đi xa hơn vùng cao

Trang 21

Dé trang trai gia đình miền núi phát triển nhanh, vững chắc: Cần giải

quyết tốt ván dé giao đất, giao rừng đến hộ gia đình: hồn thiện chính sách

cho hộ gia đình vay vốn phát triển sản xuất: tăng cường liên doanh liên kết

giữa với các doanh nghiệp nhà nước: tàng cường sự quản lý, giúp đỡ và đầu

tư của Nhà nước

3.2.3 Phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân Táy Bắc theo hướng gắn với quá trình đổi mới và hình thành kimh tế hợp tác xã kiểu mới

Trong điều kiện mới, kinh tế hộ gia đình Tây Bắc, bén cạnh những cố

gắng tiến bộ, hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn đòi hỏi phải liên kết hợp tác lại để tạo sức mạnh mới Tuy đã có những nhân tố mới tích cực, nhưng thực trang phổ biến về kinh tế hợp tác và phong trào hợp tác xã là khó khăn yếu kém Để kinh tế hợp tác và hợp tác xã Tây Bắc có "sức sống”, cần thiết phải xác định nội dung dịch vụ, các hoạt động dịch vụ phù hợp, phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của hộ nông dân Về quan hệ giữa hợp

tác xã chuyển sang địch vụ với các hộ nhận địch vụ là quan hệ đóc lập theo

cơ chế thị trường, thông qua thỏa thuận đân chủ, tự nguyện

3.3 Những giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình nơng dân Tây

Bác trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay 3.3.1 Các giải pháp trực tiếp

Là các giải pháp thuộc nhóm các nhân tố tác động bên trong nhân tố chủ quan thuộc về hộ phải có :

- Chủ hộ gia đình phải có khát vọng và quyết tám vượi qua nghèo khó, vươn lên khá và giàu: cân khắc phục tư tường trông chờ, ỉ lại bình qn, khơng thích sự vượt trội, quá Ìo ngại rủi ro, bất trắc Cần tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ và với các doanh nghiệp nhà nước

* Sw dung ddt dai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quad đúng quy hoạch, Cân khắc phục tư tưởng đòi lại đất, bình quán trong giao nhận đất; thực hiện tốt cuộc

vận động định canh, định cư: xác định "tấc đất tấc vàng"

* Sử dụng hợp lÝ và tiết kiệm nguồn lao động kết hợp với việc sử dụng

Trang 22

đình: xây dựng và thực thi kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; xây dựng ý thức ham học hỏi, cầu tiến bộ và khát vọng vươn lên

* Huy động và sử dụng liệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn Các hộ gia đình cần cải tạo cơ cấu sản xuất trong vườn, cải tạo các vườn tạp theo hướng cải thiện đinh dưỡng và đẩy ranh sản xuất nơng sản hàng hóa, áp dụng những tiến bộ về khoa

học công nghệ, quản lý khoa học vào các trang trại, các vườn của mình

3.3.2 Các giải pháp gián tiếp

Là những giải pháp nhằm khơi dậy và phát huy ưu thế của các nhân tố tác động bền ngoài

- Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển Công tác quy

hoạch phải dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, gắn với thị trường

Trong đồ án quy hoạch, cần chú ý đặc biệt đến những vùng kinh tế động lực

như vùng dọc quốc lộ, tỉnh lộ, những khu trung tâm, những vùng sản xuất

hàng hóa tập trung chuyên canh

- Thực hiện có hiệu quả công tác định canh định cứ: Công tác định canh, định cư cần được triển khai theo dự án và trên phạm vi toàn bộ đối tượng cần vận

động, gắn với các cơ sở kinh tế của Nhà nước, gắn với các điều kiện dân sinh

Trong quá trình tổ chức thực hiện cần vận dụng tổng hợp các biện pháp và sớm kiện toàn bộ máy quản lý làm công tác định canh, định cư

- Củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn:

Vẻ giao thông: Trước yêu cầu phát triển, cần tập trung xây dựng nắng

cấp các trục đường quốc lộ, tinh lộ, các tuyến đến các huyện, các trung tâm,

các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các tuyến dọc biên giới

Vé diện: Cần dưa điên lưới quốc gia đến tất cả các huyện Ngồi ra cần có chính sách hỗ trợ phát triển các nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện có quy mỏ vừa và nhỏ, các dạng năng lượng khác để đáp ứng các nhu cầu về điện sản xuất

và đời sống của các hộ gia đình, quan tâm các hộ vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng

Về thủy lợi: Cần thực hiện có hiệu quả một số biện pháp: Tăng cường công tác khoanh nuôi phát triển, bảo vệ vốn rừng đầu nguồn Thực hiện tốt chế độ báo dưỡng bảo vệ các công trình thủy lợi đã có Củng cố và nâng cao

Trang 23

chất lượng hoạt động của trạm khai thác và quản lý thủy nóng Tiếp tục xây dựng mới các hồ chứa nước, các đập ngăn nước

Về thơng tín liên lạc: Cân mở rộng mạng lưới thông tin liên lạc đến các cụm

xã, cụm kinh tế kỹ thuật, thương mại dịch vụ nông thôn Tăng cường các trạm

thông 1in, trạm thu phát truyền thanh, truyền hình Phát hành tờ tin nhanh, báo chí nhất là các báo về nông nghiệp đến tận tay người nông đân

- Tăng cường công tác gido duc, nang cao dán trí chủ hộ: Trước mắt cần quan tâm: Đào tạo cơ bản, có chất lượng những chủ hộ tương lai Trang bị

thêm kiến thức cho các chủ hộ hiện nay Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, trí thức các dân tộc

- Hồn thiện cơ chế, chính sách về đất đai Theo tỉnh thần Hiến pháp

Luật đất đai, các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, cần khắc phục thật tốt

hiện tượng một số hộ đòi lại ruộng đất; cần xác định căn cứ tính tốn để giao cấp đất một cách khoa học Thực hiện giao quyền sử dụng đất ổn định láu đài cho các hộ gia đình, theo hai bước, bước một: giao đất theo nhân khẩu,

bước hai: đấu thầu, cho thuê có điều kiện, nên ưu tiên cho các hộ có nhu cầu

về đất dé phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình

- Tạo và thu hút vốn: Biện pháp cơ bản: Phát triển quỹ cho vay đối với hộ nông dân của ngân hàng nông nghiệp; phát triển các hợp tác xã tín dụng nóng thôn: tăng cường việc thu hút các nguồn vốn đầu tư theo các chương trình dự án; thực

hiện cho vay đúng đối tượng; áp dụng linh hoạt các hình thức thế chấp; thực hiện

đồng bộ các biện pháp hỗ trợ kinh tế hộ gia đình sử dụng vốn vay có hiệu qua

- Mỏ rộng và phát triển thị nường nóng thơn VưƠn ra thị Trường rong HHỚC

và fhế giới: Bằng các biện pháp chủ yếu sau: Thực hiện có hiệu quả công tác định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo; phát triển sản xuất hàng hóa, kết cấu hạ

tầng nông thôn, công nghệ sau thu hoạch, mạng lưới thương nghiệp phục vụ

nông thôn nhất là hệ thống thương nghiệp quốc doanh và mạng lưới chợ nông

thôn: tăng cường hợp tác giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau; thực hiện hợp tác liên kết với hợp tác xã, với các nông lâm trường quốc doanh; tăng cường hợp tác, liên kết kính tế trong và ngoài vùng

Trang 24

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản: Biện pháp cơ ban là, phát

triển ngành nghề nông thôn; nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các cơ sở chế

biến chè, cà phê tơ tằm, hoa quả, sữa, bột giáy để đáp ứng nhu cầu thị trường - Về chính sách khoa học- cơng nghệ và công tác khuyến nông: Trong

những năm trước mắt, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các công

nghệ sinh học vào đổi mới các loại cây trồng, vật ni, bố trí mùa vụ thích hợp theo hướng thâm canh, tăng năng suất, các biện pháp canh tác khoa học Những kết quả khoa học đó được chuyển giao đến hộ gia đình qua tổ chức khuyến nông

Nhiệm vụ của các tổ chức khuyến nông là xây dựng các mỏ hình trình diễn, tổ

chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm, truyền bá những kiến thức mới, tổ chức các câu lạc bộ hộ gia đình sản xuất giỏi

~ Thực liện có liệu quả chính sách xử hội: Trong những năm trước mắt cần

tập trung giải quyết việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tỉnh

thần của hộ gia đình các dân tộc, đặc biệt quan tâm đến nhóm hộ đang sống du

canh, du cư; tầng cường khả năng cham sóc sức khỏe; gìn giữ phát huy các giá

trị văn hóa tỉnh thần, chống các hủ tục lạc hậu

- Hoàn thiện hệ thống chỉnh trị xã hội trên cơ sở phát huy truyền thống

tốt đẹp của các dân tộc: Biện pháp cơ bản là, cùng cố và xây dựng làng bản văn

hóa mới; quan tâm đúng mức đến quan hệ dòng họ, quan hệ huyết thống, vai trò

của già làng, trưởng bản, trưởng họ và ảnh hưởng của những tập quán lễ nghĩ tập tục Xây dựng các chi bộ, đảng bộ và chính quyền cơ sở thật sự vững mạnh

KẾT LUẬN

Miễn núi nước ta, trước đây, hiện nay, và mai sau lườn là địa bàn chiến

lược quan trọng đối với cá nước Qua các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc miền núi luôn là chiến khu, là an toàn khu của cách mạng, là địa bàn đột phá có tính quyết định thang lợi trong các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Ngày nay, trong công cuộc xây dưng và bảo vệ đất

nước phát triển miền núi giàu mạnh sẽ góp phần quan trọng bảo dam sy an

toàn giàu mạnh và bình yên cho cả nước

Trang 25

Vùng núi nước ta rộng lớn nhiều tiềm năng nhưng hiện đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, kinh tế hộ gia đình nng dân tuy đã có bước phát

triển nhưng những bất cập cần khắc phục còn nhiều làm day dứt nhiều cấp,

nhiều ngành Với 3 chương 7 tiết, luận án đã lý giải và khẳng định, phát triển kinh tế hộ gia đình là chủ trương lớn nhất quán và đúng đán của Đảng và Nhà

nước Đối với miền núi và Tây Bac, phát triển kinh tế hộ gia đình tư chủ là con

dường tất yếu để xóa đói, giảm nghèo, vươn lén giàu có, văn minh và hạnh phúc Những quan điểm của Mác, Lénin, Hồ Chí Minh, và của Đăng, Nhà nước ta, cùng với một số kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia trên thể giới, là những cơ sở khoa học cho quá trình nghiên cứu thực tiễn kinh tế hộ gia đình

nơng dân miền núi và Tây Bắc Những nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hói tác

động trực tiếp đến sự hình thành đặc điểm, quá trình phát triển kinh tế hệ gia

đình miền núi Tây Bắc được phân tích trong luận án với cách tiếp cận mới, gan lich sử với hiện đại, gắn dân tộc, biên giới với các nguồn lực phát triển Luận án lý giải và khẳng định: Sự trì trệ của sản xuất nóng nghiệp miền núi

trước đây và sự phát triển khá trong những năm đổi mới vừa qua là do việc có

thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình nơng dân miền núi

và Tây Bắc phát triển hay không và sự thúc đẩy một cách nhất quán q trình đó

thế nào Những quyết sách đổi mới đúng đắn của Dang và Nhà nước ta đã vạch

đường đi phù hợp để hộ tự cưng tự cấp vươn lên trở thành hộ hàng hóa Q trình vận động phát triển với những cố gắng tiến bó thành tựu đạt được kinh tế hộ gia

đình miễn núi ngày càng chứng minh sức sống vai trò to lớn và quan trọng của,

mình trong quá trình ồn định và phát triển kinh tế - xã hội miền núi Vai trd dé

một mặt nói lên tính đặc thù, mật khác nói lên sức mạnh khai thác các nguồn lực

có hiệu quả và đóng góp ro lớn cho sự tiến bộ xã hội miền núi

Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt nhiệm

vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở vị trí hết sức

quan trọng Với đặc thù của Tây Bắc, trong giai đoạn hiện nay, đầy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình nóng dân là con đường tất yếu, trên cơ sở thực

thi có hiệu quả các giải pháp trực tiếp: khơi đậy và phát huy khát vọng và quyết tâm vươn lên, sử dụng hợp lý tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực lao

Trang 26

động, vốn và đất đai của kinh tế hộ gia dình Và các giải pháp gián tiếp:

Khẩn trương hồn thành cơng tác quy hoạch phát triển Thực hiện có hiệu

quả cơng tác định canh định cư Củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao dân trí - bồi dưỡng đào tạo chủ hộ Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất dai Tạo và thu

hút vốn Mở rộng và phát triển thị trường Phát triển công nghiệp chế biến

Chính sách về khoa học, kỹ thuật - công nghệ và công tác khuyến nông

Thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội Hoàn thiện hệ thống chính trị xã

hội trên cơ sở phát huy truyền thống tốt dẹp của các dân tộc

Với trách nhiệm của mình tác giả luận án xin nêu một vài kiến nghị: Một là Với các địa phương thuộc Tây Bắc, nên điều tra, phúc tra, thăm đò, xác định tương đối chuẩn các nguỏn lực: đất, nước, từng loại hình hơ gia đình, làm căn cứ bồ sung, chỉnh lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai Nên sớm phê duyệt đồ

án quy hoạch đã bổ sung chỉnh lý, để các cấp chính quyền cơ sở có căn cứ

giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình Để tránh những xáo trộn lớn, kiến

nghi các cấp, các ngành có trách nhiệm, nẻn quản lý và thực thi đúng quy hoạch được duyệt Xử phạt nghiêm các hiện tượng vị phạm quy hoạch

Hơi là, Trung ương Đảng và Chính phủ sớm cho chính kiến về việc xây dựng cơng trình thủy điện Sơn La Hiện nay, hàng nghìn hộ gia đình thuộc hai tỉnh Sơn La và Lai châu, trong diện phải di chuyển, tái định cư vùng lịng hồ của cơng trình đang rất phấp phỏng, lo âu chờ đợi Các hộ gia đình đó

đang rất cần sự an cư để lập nghiệp

Ba là, Nhà nước cần có chính sách thơng thống hơn nữa để thu hút các

nguồn vốn đẩu tư vào miền núi nhằm khắc phục nhanh và chắc những khó khan yếu kém về kết cấu hạ tầng nông thôn Nên xây dựng sớm xa lộ Hà Nội - Điện Biên, xảy dựng trường đại học Tây Bắc

Bốn là Sản xuất kinh doanh nơng sản hàng hóa của kính tế hộ gia đình

miền núi có sự rúi ro, bất trắc rất cao, do đó Chính phủ nên có chính sách xây dựng quỹ bảo hiểm bảo vệ bảo trợ, để hộ gia đình yên tâm, mạnh dạn phát triền kinh tế hàng hóa

Trang 27

ta

de

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÚA TÁC GIÁ ĐÃ CƠNG BỐ

CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Sa Trọng Đoàn - Vệ phát triển kinh tế trang trại gia định ở sừng Táy Bác nước ta Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 30/1999.tr 29-45

Sa Trọng Đoàn - Kinh tế hợp tác xã nóng nghiệp ở Tảy Bắc cron quá trình chuyển sang cơ chế thị trường Tạp chí Kinh tê và Phí:

triển số 32/1999, tr 32-36

Sa Trọng Đoàn - Giải pháp về vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình:

miễn núi Tạp, chí Kinh tế Nơng nghiệp số 03/2000, tr 21-23

Sa Trọng Đoàn - Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Tây Bắc nước ta Ky yéu hoi thảo khoa học vé để tài: Đổi mới tổ chức sản xuối nông

nghiệp và phái triển kinh tế trang trại Ô các tỉnh vũng núi, vùng cáo

át Nơi, Do trường Đại học Kinh té quéc dan Ha No ié

Ha Nội, ngày 18/11/1999, tr, 60-76

pia ba

Ngày đăng: 25/04/2016, 01:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w