1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 môn Sinh học 9

11 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay. Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.Bài tập trắc nghiệm chương 1 sinh học 9 rất hay.

Trang 1

§Ò C¦¥NG ¤N THI M¤N SINH HäC 9

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

A TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

I Các khái niệm

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu

- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo và sinh lí của một cơ thể

- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng

- Nhân tố di truyền là cấu trúc vật chất tồn tại bên trong tế bào có vai trò quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật, trong đó:

+ Nhân tố di truyền trội (kí hiệu bằng chữ cái in hoa như A, B, D…) quy định tính trạng trội

+ Nhân tố di truyền lặn (kí hiệu bằng chữ cái in thường như a, b, d…) quy định tính trạng lặn

- Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước

- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể

- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

- Thể đồng hợp là cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau, gồm thể đồng hợp trội (AA, BB…) và thể đồng hợp lặn (aa, bb…)

- Thể dị hợp là cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa, Bb…)

- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp

II Phương pháp phân tích các thể hệ lai và các quy luật di truyền của Men đen

1 Phương pháp phân tích các thể hệ lai của Menđen có nội dung cơ bản là:

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng

2 Các quy luật di truyền của Menđen.

2.1 Thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan và quy luật phân li của Menđen

a Thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan

- Quy trình thí nghiệm:

+ Giao phấn nhân tạo giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản để tạo ra các hạt F1 (nằm trong quả của các cây được chọn làm mẹ)

+ Gieo các hạt F1 thành cây, cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo ra F2

- Qua phân tích kết quả thu được ở F 1 và F 2 trong các thí nghiệm, Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ

khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của một bên bố hoặc

mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

- Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng:

+ Giả thuyết về sự tồn tại của các nhân tố di truyền:

 Ông cho rằng, mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định, trong đó nhân tố di truyền trội được kí hiệu bằng chữ cái in hoa có vai trò quy định tính trạng trội, còn nhân tố di truyền lặn được kí hiệu bằng chữ cái in thường có vai trò quy định tính trạng lặn

 Ông giả định: Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể

+ Cơ chế di truyền các tính trạng chính là sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử

và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh

- Thí nghiệm nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu sắc hoa ở đậu Hà Lan và sự giải thích của

Menđen:

+ Quy trình thí nghiệm:

 PTC: hoa đỏ x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ

 F1xF1: hoa đỏ x hoa đỏ F2: có tỉ lệ kiểu hình (TLKG) là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Trang 2

+ Giải thích:

 Vì PTC: hoa đỏ x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ nên hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn

 Quy ước gen: A - hoa đỏ, a - hoa trắng

 Cây PTC - hoa đỏ có KG là AA, cây P - hoa trắng có kiểu gen là aa

 Sơ đồ lai từ P F1 F2 (HS tự viết)

b Quy luật phân li của Menđen

- Nội dung của quy luật: Trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền

phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P

- Ý nghĩa của quy luật: Đã chỉ ra rằng, tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong

đó tính trạng trội thường có lợi, tính trạng lặn thường có hại Do đó, trong chọn giống cần phát hiện các tính

trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có giá trị kinh tế cao

2.2 Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan và quy luật phân li độc lập của Menđen

a Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trên đậu Hà Lan

- Quy trình thí nghiệm và kết quả thu được:

+ PTC: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: 100% vàng, trơn

+ F1xF1: vàng, trơn x vàng, trơn F2: (315 vàng, trơn : 108 vàng, nhăn : 101 xanh, trơn : 32 xanh, nhăn)

- Qua phân tích kết quả thu được ở F 1 và F 2 trong các thí nghiệm, Menđen thấy rằng: Khi lai cặp bố mẹ

khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

- Men đen giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Vì PTC: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: 100% vàng, trơn nên vàng, trơn là các tính trạng trội, còn xanh, nhăn

là các tính trạng lặn

+ Quy ước gen: A - vàng, a - xanh; B - trơn, b - nhăn

+ Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng:

 Với cặp tính trạng màu sắc hạt: Ở F2 có Vµng

Xanh=315 101 3

108 32 1

 (tuân theo quy luật phân li)

 Với cặp tính trạng hình dạng hạt: Ở F2 có Tron

Nh¨n=315 108 3

101 32 1

 (tuân theo quy luật phân li) + Xét sự di truyền đồng thời của cả hai cặp tính trạng:

 F2 có TLKH là (315 vàng, trơn : 108 vàng, nhăn : 101 xanh, trơn : 32 xanh, nhăn) (9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn)

 Nhận thấy TLKH (9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn) = (3 vàng : 1xanh)(3 trơn :

1 nhăn) Các gen quy định các tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau + Vì các gen quy định các tính trạng di truyền độc với nhau nên ta có:

 Cây PTC - Vàng, trơn có KG là AABB, cây P - xanh, nhăn có KG là aabb

 Sơ đồ lai từ P F1 F2 (HS tự viết)

b Quy luật phân li độc lập của Menđen

- Nội dung của quy luật: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao

tử

- Ý nghĩa: Đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở

các loài sinh vật giao phối, loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa

c Một số công thức khái quát rút ra từ quy luật

- Giả thuyết: Mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, cả hai bên P

đều có chứa n cặp gen dị hợp

             

n cÆp gen di hîp n cÆp gen di hîp

P : AaBbDdEe x AaBbDdEe

- Ta thấy:              

n cÆp gen di hîp n cÆp gen di hîp

P : AaBbDdEe x AaBbDdEe 

Phép lai P được hợp bởi n phép lai nhỏ (Aa x Aa, Bb x

Bb, Dd x Dd, Ee x Ee….)

- Ta biết:

+ Phép lai 1: P: Aa x Aa

Trang 3

Mỗi bên đều cho 2 loại giao tử là (giao tử A và giao tử a), tỷ lệ mỗi loại giao tử là 1/2

 Cho ra F1 có 3 loại KG với tỉ lệ là (1AA : 2Aa : 1aa) và 2 loại KH với tỉ lệ là (3A - : 1aa)

+ Phép lai 2: P: Bb x Bb

Mỗi bên đều cho 2 loại giao tử (giao tử B và giao tử b), tỷ lệ mỗi loại giao tử là 1/2

 Cho ra F1 có 3 loại KG với tỉ lệ là (1BB : 2Bb : 1bb) và 2 loại KH với tỉ lệ là (3B - : 1bb)

+ Phép lai 3: P: Dd x Dd

Mỗi bên đều cho 2 loại giao tử (giao tử D và giao tử d), tỷ lệ mỗi loại giao tử là 1/2

 Cho ra F1 có 3 loại KG với tỉ lệ là (1DD : 2Dd : 1dd) và 2 loại KH với tỉ lệ là (3D - : 1dd)

………

+ Phép lai n:….

- Ta có các công thức tổng quát như sau:

+ Số loại giao tử của mỗi bên P là: 2n

+ Giao tử của mỗi bên P là kết quả triển khai của phép nhân n biểu thức: (A : a)(B : b)(D : d)…

+ Tỷ lệ mỗi loại giao tử do mỗi bên P tạo ra là: 1 n

( ) 2 + Số kiểu tổ hợp giao tử (KTHGT) của P là: 2n x 2n = 4n

+ Số loại KG của F1 là:   

n sè 3

3x3x3 = 3n

+ TLKG của F1 là:

n biÓu thøc d¹ ng (1:2:1)

(1AA : 2Aa :1aa)(1BB : 2Bb :1bb)(1DD : 2Dd :1dd)

                     = (1: 2 : 1)n

+ Tỉ lệ của 1 loại kiểu gen nào đó xuất hiện ở F1 = HÖ sè di kem víi kiÓu gen

Sè KTHGT cña P + Số loại KH của F1 là:   

n sè 2

2x2x2 = 2n

+ TLKH của F1 là:

n biÓu thøc d ¹ ng (3:1)

(3A-:1aa)(3B- :1bb)(3D :1dd)             

= (3 : 1)n

+ Tỉ lệ của 1 loại kiểu hình nào đó xuất hiện ở F1 = HÖ sè di kem víi kiÓu hinh

Tæng TLKH cña F1

- Lưu ý: Từ phép lai P với những phân tích và các công thức tổng quát ở trên ta có thể áp dụng tương tự cho

những phép lai mà P có kiểu gen với các gen phân li độc lập cụ thể khác Ví dụ như phép lai: P: AABbDd x AabbDd, ta có:

+ Bên P có KG AABbDd chứa 1 cặp đồng hợp là AA và 2 cặp dị hợp là Bb và Dd nên:

 Cho ra 22 = 4 loại giao tử, tỉ lệ mỗi loại giao tử là 1/4

 Các loại giao tử là kết quả của phép nhân biểu thức: A(B : b)(D : d) = ABD : Abd : AbD : Abd

+ Bên P có KG AabbDd chứa 1 cặp đồng hợp là bb và 2 cặp dị hợp là Aa và Dd nên:

 Cho ra 22 = 4 loại giao tử, tỉ lệ mỗi loại giao tử là 1/4

 Các loại giao tử là kết quả của phép nhân biểu thức: (A : a)b(D : d) = AbD : Abd : abD : abd

+ Số KTHGT của P là 4 x 4 = 16 (kiểu)

+ Phép lai P: AABbDd x AabbDd được hợp bởi 3 phép lai nhỏ là (AA x Aa, Bb x bb, Dd x Dd), ta biết:

 Phép lai: P: AA x Aa F1 có 2 loại KG với tỉ lệ là (1AA : 1Aa) và 1 loại KH là 100% A - (trội do A

quy định)

 Phép lai P: Bb x bb F1 có 2 loại KG với tỉ lệ là (1Bb : 1bb) và 2 loại KH với tỉ lệ là (1B - : 1bb)

 Phép lai P: Dd x Dd F1 có 3 loại KG với tỉ lệ là (1DD : 2Dd : 1dd) và 2 loại KH với tỉ lệ là (3D - :

1dd)

Nên F 1 do phép lai P tạo ra sẽ có:

Số loại KG là 2 x 2 x 3 = 12 loại

TLKG là (1AA : 1Aa)(1Bb : 1bb)(1DD : 2Dd : 1dd) =……

Số loại KH là 1 x 2 x 2 = 4 loại

TLKH là (100%A - = 1A-)(1B - : 1bb)(3D- : 1dd) =

B BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG, ÔN TẬP

Câu 1: Đối tượng của Di truyền học là gì?

Trang 4

A Tất cả động thực vật và vi sinh vật.

B Cây đậu Hà Lan cĩ khả năng tự thụ phấn cao

C Cơ sở vật chất cơ chếvà tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị

D Các thí nghiệm lai giống động vật, thực vật

Câu 2: Di truyền là hiện tượng:

A Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng

B Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng

C Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu

D Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu

Câu 3: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là :

A Biến dị cĩ tính quy luật trong sinh sản

B Biến dị khơng cĩ tính quy luật trong sinh sản

C Biến dị

D Biến dị tương ứng với mơi trường

Câu 4: Thế nào là tính trạng?

A Tính trạng là những kiểu hình biểu hiện bên ngồi của cơ thể

B Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể

C Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể

D Tính trạng là những đặc điểm sinh lí, sinh hĩa của cơ thể

Câu 5: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

A Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan cĩ hoa lưỡng tính

B Dùng tốn thống kê để tính tốn kết quả thu được

C Phương pháp phân tích các thế hệ lai

D Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng

Câu 6: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định:

A Tính trạng nào đĩ đang được nghiên cứu B Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể

C Các tính trạng của sinh vật D Các đặc điểm về sinh lí của một cơ thể

Câu 7: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền của Menđen là:

A Sinh sản và phát triển mạnh, mang nhiều tính trạng dễ theo dõi

B Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, số lượng con lai nhiều dễ phân tích số liệu

C Dễ trồng, phân biệt rõ về các tính trạng tương phản, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khá nghiêm ngặt dễ tạo dịng thuần

D Dễ trồng, mang nhiều tính trạng khác nhau, kiểu hình đời F2 phân li rõ theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

Câu 8: Thế nào là giống thuần chủng?

A Giống cĩ đặc tính di truyền đồng nhất ở thế hệ F1

B Giống cĩ đặc tính di truyền các tính trạng tốt cho thế hệ sau

C Giống cĩ đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định.Các thế hệ sau giống các thế hệ trước

D Giống cĩ biểu hiện các tính trạng trội cĩ lợi trong sản xuất

Câu 9: Yếu tố quan trọng dẫn đến thành cơng của Menđen là gì?

A Chọn đậu Hà Lan làm đối tượng thuận lợi trong nghiên cứu

B Chọn lọc và kiểm tra độ thuần chủng của các dạng bố mẹ trước khi đem lai

C Cĩ phương pháp nghiên cứu đúng đắn

D Sử dụng tốn thống kê để xử lí kết quả

Câu 10: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?

A Để thực hiện phép lai cĩ hiệu quả cao

B Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng

C Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng

D Để dễ thống kê số liệu

Đáp án: C

Câu 11: Nội dung nào sau đây khơng phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai?

A Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản

Trang 5

B Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.

C Theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ

D Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng

Câu 12: Từ thí nghiệm nào sau đây, Men đen rút ra quy luật phân li:

A Lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng

B Lai cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng

C Lai cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuaàn chuûng tương phản

D Lai cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản

Câu 13: Thế nào là cặp tính trạng tương phản?

A Hai tính trạng biểu hiện khác nhau

B Hai trạng thái khác nhau ở hai cá thể khác nhau

C Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng

D Các gen khác nhau quy định các tính trạng khác nhau

Câu 14: Ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học là:

A Cung cấp cơ sở lí thuyết liên quan đến quá trình sinh sản của sinh vật

B Cung cấp cơ sở lí thuyết cho quá trình lai giống tạo giống mới có năng suất cao

C Cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại

D Cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến thực vật, động vật…

Câu 15: Ở P, khi cho giống thuần chủng hoa phấn màu đỏ tự thụ phấn, F1 thu được:

A Đều là hoa màu trắng

B Đều là hoa màu hồng

C Đều là hoa màu đỏ

D Có cả hoa màu đỏ, hoa màu hồng và hoa màu trắng

Câu 16: Phép lai nào sau đây có cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản?

A P: Hạt vàng, vỏ xám x Hạt xanh, vỏ trắng B P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn

C P: Hoa ở thân x Hoa ở ngọn D P: Qủa đỏ x Hạt vàng

Câu 17: Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản?

Câu 18: Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của một cơ thể là:

A Đề cập đến toàn bộ các tính trạng của cơ thể đó

B Đề cập đến toàn bộ đặc tính của cơ thể đó

C Đề cập đến một vài tính trạng đang nghiên cứu của cơ thể đó

D Đề cập đến toàn bộ tính trạng trội được biểu hiện ra kiểu hình ở cơ thể đó

Câu 19: Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới :

A Sự thuần chủng về toàn bộ các tính trạng của cơ thể

B Sự thuần chủng về các tính trạng trội của cơ thể

C Sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu

D Sự thuần chủng về các tính trạng trội hoặc tính trạng lặn của cơ thể

Câu 20: Trong các thí nghiệm ở đậu Hà Lan của Menđen, F2 là thế hệ được sinh ra từ F1 do:

A Sự giao phấn giữa cơ thể F1 mang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn

B Sự giao phấn giữa F1 với một trong hai cơ thể bố mẹ ở P

C Sự tự thụ phấn của các cây F1

D Sự giao phấn giữa F1 với bất kì một cơ thể nào khác

Câu 21: Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm:

A Phép lai hai cặp tính trạng B Phép lai nhiều cặp tính trạng

C Phép lai một cặp tính trạng D Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai

Câu 22: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ngay ở cơ thể lai F1 được gọi là

A Tính trạng tương ứng B Tính trạng trung gian C Tính trạng trội D Tính trạng lặn

Câu 23: Theo Menđen, tính trạng không được biểu hiện ở cơ thể lai F1 mà đến F2 mới biểu hiện được gọi là

A Tính trạng tương phản B Tính trạng trung gian C Tính trạng lặn D Tính trạng trội

Trang 6

Câu 24: Kết quả về kiểu hình được biểu hiện ở F2 trong trong các thí nghiệm lai một cặp tính trạng ở đậu Hà Lan của Menđen là:

A Con lai thuộc các thế hệ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

B F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn

C F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

D F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

Câu 25: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra:

A Hai loại giao tử với tỉ lệ 3A : 1a

B Hai loại giao tử với tỉ lệ 2A : 1a

C Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a

D Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 2a

Câu 26: Menđen giả định sự tồn tại của các nhân tố di truyền trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể như thế nào?

A Các nhân tố di truyền tồn tại độc lập B Các nhân tố di truyền được phân li

C Các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp D Các nhân tố di truyền liên kết thành từng cặp

Câu 27: Thế nào là kiểu gen?

A Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trội được biểu hiện ra kiểu hình

B Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật

C Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

D Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các kiểu gen trong tế bào của cơ thể

Câu 28: Thế nào là kiểu hình?

A Kiểu hình là tất cả các tính trạng được thể hiện trên hình dạng của cơ thể

B Kiểu hình bao gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể

C Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể

D Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng trong tế bào cơ thể

Câu 29: Điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen là:

A Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử

B Sự phân li của các cặp nhân tố di truyền

C Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 tạo 2 loại giao tử tỉ lệ ngang nhau

D Sự phân li tính trạng

Câu 30: Qua thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng các tính trạng không trộn lẫn vào nhau là do:

A F1 đồng nhất tính trạng

B F2 phân li tính trạng

C F1 đều mang tính trạng trội, tính trạng lặn xuất hiện ở F2

D Đổi vị trí giống làm cây bố và cây mẹ kết quả thu được như nhau

Câu 31: Theo Menđen, các tổ hợp cặp nhân tố di truyền nào sau đây đều biểu hiện thành kiểu hình trội?

A AA và aa B Aa và aa C AA và Aa D AA, Aa, aa

Câu 32: Thế hệ F2 thu được trong các thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen có sự phân li kiểu gen theo tỉ lệ:

Câu 33: Kết quả biểu hiện đồng tính theo thí nghiệm của Menđen là:

A Tất cả các thế hệ con lai đều đồng tính trội

B Các con lai thuộc các thế hệ đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ

C Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ

D Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất biểu hiện tính trạng của bố

Câu 34: Theo sơ đồ giải thích thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa và tỉ lệ kieåu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng?

A Hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn

B Tổ hợp AA biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng

C Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình hoa đỏ

D Tổ hợp Aa biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng

Câu 35: Ở thế hệ F2 thu được trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, xét riêng trên tính trạng trội có:

Trang 7

A 1

4 số cây thuần chủng và

2

4 số cây không thuần chủng.

B 2

3 số cây thuần chủng và

1

3 số cây không thuần chủng.

C 1

3 số cây thuần chủng và

2

3 số cây không thuần chủng.

D 2

4số cây thuần chủng và

1

4 số cây không thuần chủng.

Câu 36: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài P: Lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả ở F1

như thế nào trong các trường hợp sau đây?

A Toàn lông dài B 1 lông ngắn : 1 lông dài C Toàn lông ngắn D 3 lông ngắn : 1 lông dài

Câu 37: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục Theo dõi sự di truyền màu sắc

của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm  F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:

A P: AA x AA B P: AA x Aa C P: Aa x Aa D P: AA x aa

Câu 38: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh Mẹ và bố phải có

kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh

A Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa) B Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA)

C Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa) D Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (AA)

Câu 39: Ở lúa, tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a) Hai cây lúa đem lai ở P

cùng kiểu hình, đời F1 thu được 100% thân cao Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:

A P: AA x AA hoặc P: Aa x Aa B P: Aa x Aa hoặc P: AA x Aa

C P: AA x AA hoặc P: AA x Aa D P: AA x AA hoặc P: aa x aa

Câu 40: Thế nào là thể đồng hợp?

A Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau

B Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau

C Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau

D Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau

Câu 41: Thế nào là thể dị hợp?

A Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau

B Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng khác nhau

C Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau

D Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều khác nhau

Câu 42: Thế nào là lai phân tích?

A Là phép lai giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể mang kiểu gen đồng hợp

B Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu gen đồng hợp

C Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn

D Là phép lai giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn

Câu 43: Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào?

A Giao phấn B Tự thụ phấn C Lai phân tích D Lai với cơ thể đồng hợp khác

Câu 44: Mục đích của phép lai phân tích là gì?

A Phát hiện thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn

B Phát hiện thể dị hợp và thể đồng hợp lặn

C Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp

D Phát hiện thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn và thể dị hợp

Câu 45: Ý nghĩa của phép lai phân tích trong chọn giống là gì?

A Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế chọn giống

B Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn sử dụng trong chọn giống

C Phát hiện được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống

D Phát hiện được thể đồng hợp và thể dị hợp sử dụng trong chọn giống

Câu 46: Thế nào là trội không hoàn toàn?

Trang 8

A F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, F2 cĩ tỉ lệ kiểu hình 3trội : 1lặn

B F1 cĩ tỉ lệ kiểu hình 1trội : 2trung gian : 1lặn

C F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, F2 cĩ tỉ lệ kiểu hình 1trội : 2trung gian : 1lặn

D Các thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

Câu 47: Theo quy luật phân li, để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản cần phải

tiến hành:

A Phương pháp lai phân tích B Lai với cơ thể mang kiểu hình lặn

C Phương pháp phân tích các thế hệ lai D Phương pháp tự thụ phấn

Câu 48: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản, hoặc của bố hoặc của mẹ là:

A Bố mẹ đem lai phải thuần chủng

B Phải cĩ nhiều cá thể lai F1

C Trong cặp tính trạng tương phản của cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phải cĩ một tính trạng là trội hồn tồn

D Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4

Câu 49: Trong di truyền trội khơng hồn tồn, tại sao F2 cĩ tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 ?

A F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ B Mỗi gen quy định một tính trạng riêng biệt

C Mỗi kiểu gen ở F2 cĩ 1 kiểu hình riêng biệt D P thuần chủng, F1 dị hợp về các cặp gen

Câu 50: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A Tồn quả vàng B Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng C Tồn quả đỏ D Tỉ lệ 3quả đỏ : 1 quả vàng

Câu 51: Gen B trội khơng hồn tồn so với gen b Nếu đời P là BB x bb thì ở F2 cĩ tỉ lệ kiểu hình:

A 1 trung gian : 1 lặn B 3 trung gian : 1 lặn

C 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn D 100% kiểu hình trung gian

Câu 52: Tương quan trội - lặn cĩ ý nghĩa gì trong sản xuất?

A Biết được tính trạng trội là những tính trạng tốt, tính trạng lặn là những tính trạng xấu

B Dễ theo dõi sự di truyền của mỗi cặp tính trạng qua nhiều thế hệ

C Tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống cĩ giá trị kinh tế cao

D Tự thụ phấn ở thực vật để tạo ra các dịng thuần chủng

Câu 53: Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hồn tồn so với tính trạng thân thấp (a) Nếu đời F1 cĩ tỉ lệ kiểu hình 50% thân cao : 50% thân thấp thì 2 cơ thể đem lai ở P cĩ kiểu gen như thế nào?

A P: AA x aa B P: Aa x Aa C P: Aa x aa D P: AA x aa hoặc P: Aa x aa

Câu 54: Tính trạng hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với tính trạng hoa trắng Nếu đời P là hoa hồng x hoa hồng

thì ở F1 cĩ tỉ lệ kiểu hình:

A 1 hoa đỏ : 1 hoa hồng : 1 trắng B 100% hoa hồng

C 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 trắng D 1 hoa hồng : 2 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Câu 55: Cho biết tính trạng thân cao (B) là trội hồn tồn so với tính trạng thân thấp (b) Lai cây thân cao

thuần chủng với cây thân thấp thu được F1 Lai phân tích F1 thì tỉ lệ kiểu gen ở con lai tạo ra là:

A 1 BB : 2 Bb : 1bb B 1 BB : 1bb C 1 Bb : 1bb D 100% Bb

Câu 56: Cho biết tính trạng thân cao là trội hồn tồn so với tính trạng thân thấp Lai cây thân cao thuần

chủng với cây thân thấp thu được F1 ,cho F1 tự thụ phấn thu được F2 Lai cây F1 với một cây thân cao F2 thì tỉ

lệ kiểu hình ở con lai là:

A 50% thân cao : 50% thân thấp

B 75% thân cao : 25% thân thấp

C Là một trong hai kết quả 75% thân cao : 25% thân thấp hoặc 100% thân cao

D 100% thân cao

Câu 57:Tính trạng hoa đỏ (B) trội khơng hồn tồn so với tính trạng hoa trắng (b) Nếu đời P là Bb x bb thì ở

F1 cĩ tỉ lệ kiểu hình:

C 1 hoa hồng : 1 hoa trắng D 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 trắng

Câu 58: Màu sắc hoa mõm chĩ do 1 gen quy định P: Hoa hồng x Hoa hồng  F1: 25% hoa đỏ : 50% hoa hồng : 25% hoa trắng Kết quả của phép lai này là do:

Trang 9

A Hoa đỏ trội hồn tồn so với hoa trắng B Hoa hồng trội hồn tồn so với hoa trắng.

C Hoa đỏ trội khơng hồn tồn so với hoa trắng D Hoa hồng trội khơng hồn tồn so với hoa trắng

Câu 59: Gen B quy định quả đỏ trội hồn tồn so với gen b quy định quả vàng Hai cơ thể đem lai ở P cĩ kiểu

gen như thế nào để F1 thu được cĩ cả quả đỏ và quả vàng? (mức 3)

A P: BB x BB Hoặc P: Bb x BB B P: Bb x BB Hoặc P: BB x bb

C P: Bb x Bb Hoặc P: Bb x bb D P: BB x bb Hoặc P: BB x BB

Câu 60: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng cĩ hạt vàng, vỏ trơn với cây hạt xanh, vỏ nhăn thuần

chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là : (biết vàng là trội hồn tồn so với xanh, trơn là trội hồn tồn

so với nhăn)

A hạt vàng, vỏ trơn B hạt vàng, vỏ nhăn C hạt xanh, vỏ trơn D hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 61: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menden, kết quả ở F2 cĩ tỉ lệ thấp nhất thuộc

về kiểu hình

A hạt vàng, vỏ trơn B hạt vàng, vỏ nhăn C hạt xanh, vỏ trơn D hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 62: Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu Hà lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở

F2 cĩ tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:

A 9 : 3 : 3 : 1 B 3 : 1 C 1 : 1 D 1 : 1 : 1 : 1

Câu 63: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:

A sinh sản vơ tính B sinh sản hữu tính C sinh sản sinh dưỡng D sinh sản nẩy chồi

Câu 64: Căn cứ vào đâu mà Menden cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm

của mình di truyền độc lập với nhau?

A tỉ lệ kiểu hình ở F1

B tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nĩ

C tỉ lệ kiểu gen ở F1

D tỉ lệ kiểu gen ở F2

Câu 65: Thí nghiệm của Menden đem lai hai thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương

phản, F2 thu được số kiểu hình:

A 2 kiểu hình B 3 kiểu hình C 4 kiểu hình D 5 kiểu hình

Câu 66: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải cĩ:

A tỉ lệ phân li mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn

B tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nĩ

C 4 kiểu hình khác nhau

D xuất hiện 2 kiểu hình mới

Câu 67: Biến dị tổ hợp là:

A xuất hiện tổ hợp mới giống các tính trạng của bố

B xuất hiện tổ hợp mới giống các tính trạng của mẹ

C sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P

D do ảnh hưởng các yếu tố bên trong cơ thể

Câu 68: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng và tổ hợp lại các tính trạng:

A làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp B làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp

C làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình D làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình

Câu 69:Khi cho giao phấn giữa cây cĩ quả trịn, chín sớm với cây cĩ quả dài chín muộn, kiểu hình nào ở con

lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp :

A quả trịn, chín sớm B quả dài, chín muộn

C quả trịn, chín muộn D quả dài, chín muộn và quả trịn, chín muộn

Câu 70: Từ thí nghiệm nào của Menden để rút ra được quy luật phân li độc lập ?

A lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng

B lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng

C lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản

D lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản

Câu 71 : Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menden về màu sắc và hình dạng thì hạt vàng, vỏ trơn

của F1 nằm trong quả của cây :

Trang 10

A cây F1 B cây mẹ (P) C cây bố (P) D cả cây mẹ và cây bố (P)

Câu 72: Trong thí nghiệm của Menden lai 2 cặp tính trạng về màu sắc và hình dạng, 4 kiểu hình của F2 nằm

trong quả của cây :

A cây F1 B cây F2 C cây mẹ (P) D cây bố (P)

Câu 73 : Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập, trội lặn

hồn tồn thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2 cĩ kiểu hình mang 2 tính trội chiếm tỉ lệ là :

Câu 74 : Ở một lồi thực vật, biết : Gen A quy định thân cao trội hồn tồn so với gen a quy định thân thấp ;

gen B quy định quả trịn trội hồn tồn so với gen b quy định quả dài, các gen phân li độc lập.Cho giao phấn giữa cây thuần chủng thân cao, quả dài với cây thuần chủng thân thấp, quả trịn thu được F1 có kiểu gen và kiểu hình là :

A AaBb - thân cao, quả trịn B Aabb - thân cao, quả dài

C aaBb - thân thấp, quả trịn D aabb - thân thấp, quả dài

Câu 75 : Ở một lồi thực vật, biết : Gen A quy định thân cao trội hồn tồn so với gen a quy định thân thấp ;

gen B quy định quả trịn trội hồn tồn so với gen b quy định quả dài, các gen phân li độc lập.Cho giao phấn giữa cây thuần chủng thân cao, quả dài với cây thuần chủng thân thấp, quả trịn thu được F1 Đặc điểm về kiểu gen của các cây F1 thu được là :

A dị hợp về 2 cặp gen B đồng hợp C dị hợp về 1 cặp gen D thuần chủng

Câu 76 : Phân tích kết quả lai nhiều cặp tính trạng của Menden, tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 : 1 do sự

di truyển của từng cặp tính trạng bị chi phối bởi :

A 1 cặp gen B 2 cặp gen C 3 cặp gen D 1 cặp gen, gen trội át hồn tồn gen lặn

Câu 77 : Vì sao người ta khơng dùng cá thể lai F1 cĩ kiểu gen dị hợp để làm giống :

A Tính di truyền khơng ổn định, thế hệ sau sẽ xuất hiện các thể dị hợp

B Tính di truyền khơng ổn định, thế hệ sau phân tính

C Kiểu hình khơng ổn định, thế hệ sau đồng tính trội

D Kiểu hình khơng ổn định, thế hệ sau đồng tính lặn

Câu 78 : Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng về cả hai cặp tính trạng ?

Câu 79: Kiểu gen dưới đây được xem là khơng thuần chủng về cả hai cặp tính trạng :

Câu 80: Phép lai P cĩ kiểu gen chứa 2 cặp gen phân li độc lập tạo ra F1 100% cĩ kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen Những phép lai nào dưới đây là đúng về kiểu gen của P?

A AABB x AABB và AAbb x aaBB B AABB x aabb và aaBB x AAbb

C AAbb x aaBb và AABB x aaBb D AAbb x AABB và AABB x aabbb

Câu 81: Trong thí nghiệm lai hai giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng của Menden –

nguyên nhân xuất hiện 16 hợp tử ở F2 là:

A sự kết hợp của giao tử đực và cái

B sự kết hợp các cặp gen qua thụ tinh

C sự kết hợp của các tính trạng của bố mẹ

D sự kết hợp ngẫu nhiên qua thụ tinh của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái

Câu 82: Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là:

Câu 83: Kiểu gen dưới đây tạo được 1 loại giao tử là:

Câu 84: Ở người, gen A quy định tĩc xoăn, gen a quy định tĩc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định

mắt xanh Các gen này phân li độc lập với nhau Bố cĩ tĩc thẳng, mắt xanh Hãy chọn người mẹ cĩ kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều cĩ tĩc xoăn, mắt đen

Câu 85: Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là:

Ngày đăng: 25/04/2016, 00:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w