1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ebook kỹ thuật trồng một số giống lạc và đậu tương mới trên đất cạn miền núi phần 2

27 476 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Trang 1

Chú ý: Không nên thu hoạch đậu tương khi còn ẩm ướt và trời sắp mưa, không phơi được cây đậu tương ngay vì đậu rất dễ bi hỏng nhanh trong nhà Hạt đậu tương được phơi khô trên nong, mía, cót đến khi hạt có độ ấm 12%, nhặt sạch hạt sâu, lép va bao quan trong chum vo

C SAU, BENH CHINH HAI LAC, DAU TUONG

VA BIEN PHAP PHONG TRU

I SÂU, BỆNH HẠI LẠC VÀ BIỆN PHAP PHONG TRỪ

1 Bệnh hại chính:

Tập đoàn bệnh bại lạc ở Việt Nam khá phong phú với khoảng 30 loại bệnh khác nhau Trong số các bệnh hại lạc có 9 loại được xác định là phố biến và có tác hại đáng k kể bao gồm: héo xanh, đốm đen, BỊ sắt, đốm nâu, thối đen cố rễ, thối trắng thân, mốc xám, mốc vàng và thối quả Các ký sinh gây bệnh là nấm, vi khuẩn, vi rút và tuyến trùng Qua nghiên cứu nguyên nhân và triệu chứng bệnh thấy răng một số ký sinh có thể pay hai ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và bộ phận bị hại khác nhau của cây lạc va gay ra các triệu chứng khác nhau Một bệnh có thể do nhiều loài ký sinh gay ra.Nhin chung đựa vào đặc điểm gây hại và triệu chứng có thể chia bệnh hại lạc thành các nhóm sau:

* Các bệnh gáy héo và chết cảy: Có nhiều nguyên nhân gây ra hiên tượng héo và chết cây:

- Bénh héo xanh do vi khudn Ralstonia solanacearum gay ra - Các bệnh héo và chết cây do nhiều loại năm gây ra với nhiều triệu chứng khác nhau gồm:

+ Bệnh chết rạp cây con do các nấm: Aspergilus niger, Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Fusarium spp

Trang 2

1 Bệnh héo xanh vi khuẩn:

Héo xanh vị khuẩn là một trong những bệnh phổ biến ở các vùng trồng lạc và ở các địa phương thường gọi với các tên khác nhau như chết ẻo, chết rút, chết nhát hoặc chết lui Ở nhiều địa

phương thường có sự nhầm lẫn giữa bệnh héo xanh do vi khuẩn

Bây ra với các bệnh nấm gây héo và chết cây khác như thối đen cố rễ và thối trắng thân Đây là một khó khăn trong công tác phòng trừ bởi lẽ nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì biện pháp phòng trừ cũng phải khác nhau

Mức độ nhiễm bệnh héo xanh phụ thuộc vào đất và hệ thống cây trồng Ty lệ bệnh thường cao nhất trên đất đốc, đất đồi sau đó đến đất bãi ven sông chuyên màu, rồi đến đất chuyên màu và thấp nhất là trên đất luân canh với lúa nước Trên một chân đất mức độ bệnh thường trầm trọng nếu trồng 2 vụ lac/nam và nhẹ nếu được luân canh với lúa nước Về mức độ, trên đất đồi tỷ lệ bệnh có thể tới 1O - 60% nếu trồng 2 vụ lạc liên tiếp một năm và 5 - 35% nếu trồng một vụ lạc /năm Mức độ bénh trên đất bãi ven sông chuyên màu, đất nội đồng chuyên màu có thể biến động từ O- 15%

Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn thường xuất hiện sau

khi trồng 2 - 3 tuần Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là một vài lá ở phía trên tái đi hơi rủ xuống hoặc xoăn nhẹ Lúc đầu cây có thể phục hồi về ban đêm khi trời râm mát, giai đoạn sau đó bộ lá và thân cây bị héo nhanh chóng, bộ lá héo rủ xuống nhưng vẫn giữ màu xanh Cuối cùng cây bị khô héo nhưng vẫn đứng không đổ,

Đôi với những cây già hơn hoặc giống bị nhiễm thì quá trình héo điễn ra từ từ và thường bị bệnh ở cành bên Thính thoảng cây bị nhiễm bênh không biểu hiện rõ triệu chứng Hiện tượng héo diễn ra một cách từ từ và cuố: cùng toàn bộ cây có thể bị héo và chết

Những đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây bị héo xanh do vi

Trang 3

màu xanh , Nếu các bệnh nấm gây héo thì lá héo rủ xuống và bị úa vàng Trên đồng ruộng cây bị bệnh thối đen cổ rễ ở phần thân sát mặt đất thường có lớp bào tử màu đen như bột bồ hóng, nho Jén cây sẽ bị đứt ở phần cố rễ Trong trường hợp cây bị thối trăng thân có thể nhận thấy rõ ràng có lớp sợi nấm màu trang va các hạch nấm màu vàng nâu Khi nhổ lên cây cũng dễ bị đứt ở phần cuối thân gần mặt đất Ngược lại, nếu cây bị héo xanh thì có thể nhố cây bệnh cùng toàn bộ rễ chính lên không bị đứt

Vi khuẩn gây héo xanh có phạm vi ky viủ rộng, ngoài lạc còn pây bệnh cho cà chua, cà tím, khoai tây, thuốc lá, ving Trong so nam ndi cha vi khuan Ralstonia solanacearum gây héo xanh, vi khuẩn gây héo xanh lạc thuộc noi | Day IA noi cé phạm vị ký chủ rộng, lây nhiễm các cây họ cà ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Kết quả nghiên cứu ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cho thấy các nguồn bệnh héo xanh ở các vùng trồng lạc ở nước ta có hai chủng sinh học (biovar) khác nhau là biovar 3 và biovar 4, trong đó biovar 3 chiếm đa số

Sử dụng gi6ng kháng bệnh là một trong những giải pháp quan trọng và cc nhiều triển vọng để kiểm soát bênh và hạn chế tác hại của bệnh Tuy nhiên do sự tiến hoá của ký sinh, các giống kháng bệnh, đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn rất nhanh bị mất tính kháng Cho đến nay trên thế giới người ta thấy trong số các cây bị bệnh héo xanh vi khuẩn, cây lạc mang gen kháng

bệnh ổn định nhất Một số giống kháng bệnh được phát hiện

Trang 4

cố tiểm năng năng suất cao (3,5 - 4 tấn/ha) đã được phát triển mạnh ở các vùng, đặc biệt là vùng đất cạn, đồi và vùng thường xuyên có dịch bệnh

Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn là dùng giống kháng bệnh, luân canh lạc với lúa nước và không trồng hai vụ lạc một năm trên cùng một thửa ruộng

Những nghiên cứu sử dung thuốc hoá học để trừ bệnh này cho đến nay chưa có hiệu quả

Trên chân đất có nguồn bệnh nặng cần phải luân canh cây trồng với các cây không cùng ký chủ của vi khuẩn như: lúa, ngô, mía, thời gian tốt nhất là 3 - 4 năm

Vệ sinh đồng ruộng thu lượm cây bệnh và vùng đất xung quanh đốt hoặc đào hố sâu để chôn vùi cây bệnh

2 Bệnh chết rạp cáy con:

Tác nhân chính gây bệnh chết rạp cây con là các năm bệnh khác nhau:

- Thối đen cổ rễ (Aspergilus niger): Cây lạc thường ở giai đoạn sau mọc đến 4 - 5 lá Cây bị bệnh thối đen cỏ rẻ ở phần thân gần sát mặt đất thường có lớp bào tử màu đen như bồ hóng, nhỏ cây lên sẽ bị đứt ở phần cô rễ CAy bênh thường bị héo và chết

- Thối trắng thân (Sclerofiwm rolfsti): Cây bị bệnh thối trắng thân có thể dễ dàng nhận thấy có lớp sợi nấm màu trắng và các hạch nấm nhỏ màu vàng nâu Khi nhổ lên cây cũng bị đứt ở phần cuốt thân sát mặt đất Loại nấm này có thể gây bệnh cho

cây ở giai đoạn quả phát triển làm cây bị chết và quả bị thối,

- Chét vang (Fusarium spp va Rhizoctonia solani): Bénh làm cho cây con chết vàng từ từ, ở phần gần gốc thân biến màu nâu

và có thể có lớp vỏ thân cây hơi bị nứt

Trang 5

Các bệnh này chủ vếu lan truyền qua đất và hạt Phòng trừ:

+ Chọn hạt giống từ củ giống sạch bệnh (vỏ quả lạc sáng không có vết bệnh) chọn những hạt lạc đẹp, loại bỏ những hạt có vết xám hoặc loang lổ

- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc hoá học như Rovral 50% WP, dùng với liều lượng 3g/10kg hạt

- Bón lót vôi 300 - 600kg/ha có tác dụng hạn chế bệnh và tăng năng suất lạc đáng kể Phun thuốc Anvil (1 líVha) không những có tác dụng hạn chế bệnh hai lá mà cũng có hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh thối trắng thân quả

3 Bệnh hại lá:

Trong số các bệnh hai lá, bệnh dém đen, gỉ sắt, đốm nâu là

các bệnh phổ biến nhất

- Bệnh đếm đen: Tác nhàn gây bệnh là nấm Plidểoisariopsrs personata Vết bệnh có dạng hơi tròn màu đen nằm ở phía dưới mặt lá Thường những lá chét ở tầng lá dưới bị bệnh trước Nếu bệnh nặng vết bệnh có ở hầu hết các tầng lá, thậm chí cả ở cuống lá, thân cây và ta củ Cây bị bệnh đốm đen nặng làm lá thậm chí cả cuống lá bị rụng

- Bệnh gỉ sắt (Pucciua arachidis): Triệu chứng bệnh là những mụn nhỏ màu gi sắt xuất hiện ở phía đưới của mặt lá và ở các lá ở phía dưới trước Bào từ xuất hiện ở trên vết bệnh có màu hơi nâu đỏ Khi bệnh nặng các vết bệnh phù gần kín mặt đưới lá, những tầng lá ở phía dưới có màu nâu và bị héo Mặc dù bệnh nặng lá bệnh có thể khô héo nhưng không rụng

- Bệnh đốm nâu: Tác nhân gây bệnh là nấm Cercopora

arachidicola (Berk va Cuụrt) Vết bệnh có đường kính I - 20mm

Trang 6

Trên đồng ruộng bệnh đốm nâu thường xuất hiện sớm hơn

bệnh đốm đen và gi sắt, nhưng cả ba bệnh đều có thể xuất hiện

4 - 6 tuần sau gieo Bệnh phát triển mạnh từ sau giai đoạn ra hoa, tạo quả - chín Đốm đen gây hiện tượng rụng lá, trong khi đó lá bị bệnh gỉ sắt đù rất nặng chỉ bị khô héo nhưng không rụng Khi trên cùng một lá có đồng thời cả hai bệnh thi trong trường hợp bệnh đốm đen phát triển mạnh lá bị rạng hàng loạt

Nguồn lây nhiễm ban đầu là Conidia được sinh ra trực tiếp từ những sợi năm trên tàn dư cây trồng trong đất và được chuyển lên những lá ở gần mật đất do mưa gió và côn trùng Nhiệt độ từ

25 - 30°C và ẩm độ không khí cao thích hợp cho sự xâm nhiễm

phát triển của bệnh Chính vì vậy ở miền Bắc trong vụ thu đông đốm đen và gi sắt phát triển gây hai nang hon so với vụ Xuân

- Phòng trừ bệnh: Thiệt hại do bệnh đốm lá và gi sắt gây ra khác nhau ở các vùng, ở các mùa trồng và ở trên các giống kháng, nhiễm khác nhau Trong trường hợp các bệnh lá phát triển sớm (trước 70 ngày sau gieo) ở các vùng thường xuyên bị bệnh gây hại thì việc sứ dụng thuốc hoá học dé phòng trừ bệnh là cần thiết Có thể phun thuốc trước hoặc sau khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện Các loại thuốc được sử dụng như: Anvil 5SC liều lượng Llit/ha phun 1 - 3 lan/vu, Daconil 200 SC (1,5

lit/ha) Til super 300 ND 0,1 - 0,2 lit/ha

Dùng giống kháng hệnh: Việc sử dụng các giếng có khả năng chống chịu trung bình đã làm chậm thời gian xuất hiện bệnh trên đồng ruộng, kìm hãm tốc độ phát triển của bệnh, hạn chế lượng nguôn bệnh, tạo điều kiện giảm số lần phun thuốc

đến mức tối thiểu va trong đa số trường hợp nong dan không cần

phun thuốc, nã¡,2 suất lạc không bị giảm

Vì nguồn bệnh ban đầu chủ yếu do tàn dư cây trồng có trong đất nên việc vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch làm thức ăn gia súc hoặc đốt hoặc cày vùi sâu sẽ có tác dụng hạn chế bệnh

Trang 7

trồng luân canh với lúa nước và các cây trồng khác Xen canh lạc với ngô có tác dung hạn chế sự phát triển của bệnh

4 Bệnh hại qua và hat:

Bệnh thối quả là bênh khá phổ biến và gây tác hại đáng kể ở

nhiều vùng trồng lạc nước ta Bệnh do nhiều loại nấm gây ra như: Sclerotiuwu rofsit, Fusarium spp, Phythium, Aspergitus niger, Aspergilus flavus Triệu chứng của bệnh rất khó nhận

biết trước Trên đồng ruộng cây lạc có thể vẫn phát triển bình

thường nhưng khi nhổ lén thì có nhiều quả bị bệnh Những nghiên cứu về bệnh thối quả ở nước ta cho đến nay chưa nhiều

Bệnh mốc vàng hạt do nấm A flavus gay ra la bệnh được tất cả các nước trồng lạc cũng như các nước tiêu thụ lạc quan tâm, bởi lẽ nấm gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra độc tố aflatoxin có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh khác cho người và động

Vật

Kết quả nghiên cứu ở trong nước gân đây cho thấy nấm Aflavus thường tấn công vào hạt lạc từ trên đồng ruộng Ngay sau khi thu hoạch đã có tới 66% số mẫu thu thập bị nhiễm với tỷ lê hạt bị bệnh từ I- 30% Ở miền Bắc hạt lạc thu hoạch vụ xuân bị nhiễm bệnh nặng hơn vụ thu, lạc vụ thu đông bị nhiễm với tỷ lệ thấp nhất ở thời điểm thu hoạch Lạc trồng trên đất gò đồi chuyên màu không cố tưới bị nhiễm nặng nhất (10 - 12% số hạt bị bệnh), sau đó đến lạc trồng trên đất bãi ven sông không tưới (6,7 - 8,5%) và ít bệnh nhất là lạc trồng trên đất luân canh có tưới (2,5 - 3,0%) Hạt thu hoạch muộn có tỷ lệ hạt bị nhiễm A flavus cao hon lac thu s6m Để phòng trừ bệnh mốc vàng cần phải ứng dung các biện pháp tổng hợp nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xâm nhiễm của nấm từ trên đồng ruộng và ngăn chặn sự phát triển lây lan ở giai đoạn sau thu hoạch và bảo quản:

- Điều chính thời vụ gieo hợp lý để thu hoạch lạc vào thời

Trang 8

- Tránh gây chấn thương cho cây và quả lạc trong quá trình chăm sóc, làm cỏ và thu hoạch

- Bón thạch cao hoặc vôi bột vào giai đoạn lạc đâm tia - Giữ đất đủ ẩm ít nhất một tháng trước khi thu hoạch - Thu hoạch lạc đúng độ chín, loại những cây bệnh

- Sau khi nhồ tách quả và phơi ngay càng sớm càng tốt cho

đến khi độ 4m dat 9% (lấy tay xoa chóc vỏ lụa hạt là được), - Loại bỏ quả sâu bệnh, chấn thương, quá già Bảo quản lạc

trong điều kiện khó ráo, mát mẻ

2 Một số sâu chính hại lạc

Thành phần sâu hại lạc rất phong phú với 51 loài được phát hiện gây hại lạc ở miền Bắc, 30 loài ở miền Nam Phần lớn các loài sâu hại lạc nói trên hoạt động và gây hại ngoài đồng, có 4 loài gây hại trong kho ở miền Bắc và 2 loài gây hại trong kho ở miền Nam Ở miền Bác các loài gây hai đáng kể nhất là sâu khoang (Spondotera litura), sau duc hoa va qua dau (Maruca testulalis), sau xanh (Helicoverpa armigera), bo phan (Benusia

sp), ray xanh (Empoasea motti}, bo tri (Scitothrip dossalis), rép

(Aphis araccivota sp) Phan lén cdc loài sâu này là đa thực, ngoài lạc còn gây hai cho nhiều cây trồng khác như ngô, rau,

đậu, bông Do vậy chúa»ø có thể từ các cây trong khác chuyền

sang lạc hoặc từ lạc chuyển sang gây hại các cày khác 1 Sau khoang:

Trang 9

Sâu khoang có phạm vi ký chủ rộng, gây hại trên lạc, ngô, bóng, rau, đậu Khi còn nhỏ sâu gặm lá, đặc biệt là lá non để lại vết trắng Sâu tuổi lớn ăn trụi lá làm cho nhiều ruộng trước khi thu hoạch chỉ còn trơ lại thân và cành Sâu hại nặng nhất từ tạo quả đến vào chắc Ở miền Bắc, sâu khoang thường đạt đỉnh cao về mật độ vào nửa đầu tháng năm

Sâu khoang thích đẻ trứng trên lá hướng đương nên có thể dùng hướng đương trồng xen với lạc, để dẫn dụ sâu khoang đẻ

trứng rồi thu trứng hoặc phun thuốc trên hướng đương để tiêu

điệt sâu 2 Sâu xanh:

Là loại sâu hại phố biến trên lạc, ngô, rau, đậu đỗ , bướm có màu nâu tối đẻ trứng riêng rẽ trên các lá non và nụ hoa Về hình thái sâu non rất giống với sâu khoang nhưng không có những chấm đen ở vùng ngực Đa số sâu non có màu xanh xám, nhưng

cũng có thể có màu khác như hồng, xanh đen hoặc đen hoàn

toàn Sâu non ban ngày không ẩn nấp trong đất, Ở các vùng trồng lạc nước ta sâu xanh xuất hiện sớm từ khi có 3 - 4 lá Mật độ sâu xanh tăng dan và đạt cao điểm vào giai đoạn sau ra hoa, tạo quả

3 Bọ trĩ:

Bọ trĩ gây hại trên lạc sau khi cây mọc L0 - 1Š ngày ở cả vụ

Trang 10

có điều kiện thâm canh cao Ngoài tác hại trực tiếp, bọ trĩ còn là nguyên nhân truyền bệnh vì rút chết chồi - một bệnh nguy hiểm đối với lạc ở các nước châu À

4 Rây xanh:

Ray non va rầy trưởng thành hút dịch cây từ gân và cuống lá, ray non gảy hại nhiều hơn rầy trưởng thành Biểu hiện của sự gây hại ban đầu là các điểm trắng trên gân lá, sau đó xuất hiện các vùng biến vàng hình chữ "v" với diện tích tăng dần có thể chiếm gần hết cả lá Trong điều kiện bị hại nặng đầu lá vàng và khô héo hàng loạt gọi là hiện tượng "cháy rầy" Ở miễn Đắc ray xanh gày hại chủ yếu ở giai đoạn lạc đâm tia trở đi trong vụ xuân Vụ thu lạc bị hại nặng hơn vụ xuân Mưa nhiều với độ ẩm cao, thời tiết ấm áp thích hợp cho rầy xanh phát triển Các giống lạc khác nhau về mức độ nhiễm bọ trĩ và rầy xanh LO8 là giống có khả nãng kháng khá với các sâu chích hút này Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Gaucho (3,5 g ai/kg hạt) có tác dụng hạn chế bọ trĩ và rầy xanh ở giai đoạn cây con tốt

3 Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bénh hai lac

- Sử dụng giống kháng sâu bệnh, hoặc ít bị nhiễm, đặc biệt ở các vùng đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu không luân canh với lúa nước Tuỳ từng địa phương, chân đất, nên chọn trồng giống lạc thích hợp

- Trước khi gieo trồng dọn vệ sinh đồng ruộng nhất là những nơi trồng liên tục 2 vụ lạc/năm Thu gom tàn dư cây lạc bón cho lúa hoặc cày vùi sâu trong đất

Trang 11

- Khi gieo giữ đất đủ độ ẩm để hạt nảy mầm, mọc nhanh khỏi mặt đất, tránh được sự xâm nhiễm của nấm bênh vào lá mầm, cổ rễ

- Sử dụng cây hướng dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng Định kỳ kiểm tra, thu

để tiêu điệt ð trứng và sâu non Có thể gieo hạt hướng dương đã ngàm no nước cùng với gieo lạc mật độ 2 - 3 cây/mỶ

- Ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc cần theo đõi chặt chẽ để biết mật độ sâu hại đã đến ngưỡng phòng trừ

+ Khi cây con 2 - 6 lá trong vụ xuân chú ý phòng trừ sâu xám an lá, cắn cây gây khuyết cây (vào sáng sớm, chiều tối) Bắt bàng tay hoặc phun thuốc trừ sâu khi cây ở tuổi nhỏ

+ Chú ý phòng trừ bọ trĩ, rây xanh, rệp là các loại sâu chích hút ở giai đoạn cây con

+ Theo đõi sâu ăn lá ở giai đoạn ra hoa, quả phát triển Chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật độ sâu hại đạt đến ngưỡng phòng trừ (để bảo vệ thiên địch của sâu hạt): bọ trĩ 5 con/búp ở giai đoạn cây 30 ngày sau mọc, rầy xanh 5 - 10 con/cay ở 30 ngày sau mọc sâu ăn lá 20 - 25% điện tích lá bị hại ở 4Õ ngày sau mọc, rệp 1Ö con/búp và 100% cây bị bệnh

-O những nơi thường bị bệnh hại lá nặng và trên giống nhiễm vào năm thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển thì phải phun thuốc phòng bệnh ở giai đoạn bệnh mới phát sinh 35 - 40 ngay sau gieo và phun lần 2 khi quả hình thành phát triển bằng thuốc trừ bệnh

- Thu hoạch lạc đúng lúc, tránh thu muộn để hạn chế bệnh hại quả và nấm bệnh mốc vàng (Aspergilus flavus) Thu hoạch xong vặt quả phơi càng sớm càng tốt đến khi độ ẩm đạt 9%

- Lạc dùng làm giống không nên phơi trực tiếp dưới nắng gắt trên nên sân gạch hay xi măng, tốt nhất phơi trên nia cót Loại bỏ những củ xấu, sâu bệnh, quá già, bảo quản trong thùng,

Trang 12

II SÂU, BỆNH HẠI ĐẬU TƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1 Bệnh hai đậu tương

Tập đoàn bệnh hại trên đậu tương rất phong phú Những bệnh hại chủ yếu gồm gỉ sảt, sương mai, đốm chấm vi khuẩn,

thán thư, đốm tím, lở cô rễ, vi rút Ngoài ra cờn có nhiều loại

bệnh khác gây hại như đốm nâu, đốm đen, phấn trắng, thối hạt, chết héo

1 Bệnh gỉ sắt đâu tương:

Bệnh do nấm Phakopsora pachyrluzi Sydow Saw gây ra GI sắt là loại bệnh gây tác hại lớn nhất đối với đậu tương ở nước ta

Bệnh gây hại nặng trên lá, thân, cuống quả va qua Ban đầu ở mật dưới lá vết bệnh hình thành dưới đạng những chấm nhỏ màu vàng trong, đường kính 0,2 - 0,3 đến Imm Sau đó vết bệnh nối lên trên mặt lá có màu vàng nâu, biểu bì lá nát ra để lộ ổ bào tử có màu nâu vàng Bệnh xuất hiện ban đầu ở những lá già phía dưới gần mặt đất và phát triển dần lên các bộ phận cây ở phía

trên

Trong vụ đông xuân thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, ổ bào tử thường lớn, vết bệnh to và nhiều hơn vụ hè thu Cây bị bệnh khiến lá sớm bị vàng, hàm lượng diệp lục giảm nhanh chóng, quang hợp bị giảm sút nghiêm trọng và làm năng suất đậu tương rất thấp, thậm chí thất thu

Nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây và là nguồn bệnh lây lan từ Vụ trước sang vụ sau

Bénh gi sat phát sinh và gây hại quanh năm Ở các tỉnh miền

Bắc bệnh gây hại nặng nhất trong vụ xuân Cao điểm của bệnh

Trang 13

đậu tương có 5 lá kép đến thu hoạch Bệnh có thể kéo đài đến thang 5 va lam cay rụng lá hàng loạt

Hầu hết các giống đậu tương đang trồng ở nước ta đều bị nhiém bénh với mức độ khác nhau Nhìn chung các giống ngắn ngày bị bệnh nặng hơn giống dài ngày Hiện nay ĐT-2000 là giống mới được chọn tạo có khả năng kháng bệnh rất cao và rất thích hợp gieo trồng trong vụ xuân thay cho giống V74 bị nhiễm bệnh nặng

Biện pháp phòng trừ:

- Dùng giống kháng bệnh (ĐT-2000) để trồng trong vụ xuân - Luân canh đậu tương với cây hoà thao va thu don tan dư

cay

- Bố trí thời vu gico thích hợp để tránh cao điểm của bệnh lúc

ra hoa

- Xử lý hạt bảng thuốc trừ nấm (Rovral 2g/1Okg hat) va phun thuốc hạn chế bệnh bằng Baycor 125 - 375g a.i/ha hoặc lưu huỳnh vôi (Ó,3” Bome)

2 Bệnh sương mai:

Bệnh sương mai là một trong những bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng trồng đậu tương nước ta Bệnh gây tác hại đáng kể làm vàng khô lá, giảm quang hợp, làm rụng lá và làm ảnh hưởng tới năng suất đậu tương Tác nhân pây bệnh là năm Peronospora manshurica (Naoum) syd

Trang 14

Bệnh sương mai thường phát triên trong điều kiện nhiệt độ

trung bình thấp trên, dưới 20C nên thường phá hại chủ yếu đậu tương vụ xuân Bệnh xuất hiện khi cây có 4-5 lá kép và gây hai năng vào các tháng 3,4, 3

Bệnh lưu truyền qua hạt giống và tàn dư cây bệnh trên ruộng và một số cây họ đậu mọc hoang dại

Biện pháp phòng trừ:

- Chọn giống tốt và hạt giống từ các ruộng không bị bệnh - Lựa chọn các giống có kha nang chống chịu sâu, bênh để trồng

- Luân canh đậu tương với lúa hoặc với cây khác ho

- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau mỗi vụ thu hoạch, loại bỏ và xử lý tàn dư cây bệnh

- Xử lý hạt piống bằng mội số thuốc trừ nấm (Rovral 2g/ 1O kg hạt) và phun thuốc phòng trừ bệnh khi bệnh có xu hướng gây hại nặng vào giai đoạn cây 4-5 lá kép đến trước khi ra hoa bằng Booc dé 1% hay Aliette 0,25%

3 Hệnh vị rút đáu tương:

Trên cây đậu tương có hơn 15 bênh vị rút gây hại như khảm lá, lùn cây, đốm sọc vàng Nhiều loại vi rút hại các cây trồng khác cũng có khả nang xy sinh và gây hại tri cây đậu tương Thiệt hai do bệnh gay ra rất lớn Ngoài ra bệnh còn lan truyền qua hạt giống là nguy cơ gây ra sự -hoái hoá giống

Ở nước ta bệnh khảm lá đậu tuong (Soybean mosaic virus) la bệnh hại phổ biến trong vụ thu va rả! rác xuất hiện trong vu đông và vụ Xuân

Khi bị bệnh lá cây có những phần xanh nhạt, xanh đậm và biển vàng xen kế, cây chậm phát triển Lá non thường bị khảm tá nặng và biến dạng Quả đậu tương bị lép

Trang 15

Các giống đậu tương khác nhau có khả năng chống chịu bệnh khác nhan Biện pháp phòng trừ : - Sử dụng giống kháng bệnh - Chọn hạt từ cây sạch bệnh để làm giống - Vệ sinh đồng ruộng và nhố bỏ cây bệnh - Diệt còn trùng truyền bệnh

2 Sâu hai dau tương

1 Ruôi duc than (Melanagromyza sojae zahmer)

Ruồi đục thân là một trong những sâu hại chính ở các vùng trồng đậu tương ở nước ta Ruồi phá hại ở giai đoạn cây con, từ khi đậu tương mới ra hai lá đơn đến ba lá kép, đục rỗng các mô tế bào ở phần vỏ ngoài lớp gỗ làm cây bị chết Những cây còn sống sót được thì thấp lùn, ít quả Thời kỳ cây lớn, ruồi thường dục trên cành nhưng không gây tác hại nhiều, cây vẫn sinh trưởng bình thường, chỉ bị héo từng bộ phận

Ở miền Bắc ruồi thường gây hại trên đậu tương đông(vào tháng 10) và đậu tương xuân (vào tháng 2.3,4) Đậu tương hè và hè thư ít bị hại

Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh đậu tương với lúa nước

- Lựa chọn thời vụ gieo thích hợp để tránh các thời kỳ phá hại của ruồi trùng với giai đoạn đậu tương mới lớn lên

- Phun thuốc trừ sâu một lần khi cày có hai lá đơn hoặc dùng thuốc Basudin ở dạng hạt bón vào đất khi cây mới mọc cũng có tác dụng trừ ruồi tốt,

- Tra loại bỏ các cây bị ruồi và vun gốc, chăm sóc kịp thời 2 Sáu cuốn lá đậu tương (Lamprosema tndícata)

Sâu cuốn lá rất phổ biến ở các vùng trồng đậu tương Sâu

Trang 16

bắt đầu nhà tơ cuốn gap lá hoạc gập hai lá lại với nhau, sâu non ở bên trong gây hại lá Sâu phá hỏng và làm giảm diện tích quang hợp của cây

Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh đậu tương với lúa nước hoặc các cây họ hoà thảo - Trồng xen đậu tương với cây khác để tăng cường hoạt động của các loài thiên địch

3 Sau đục qua đậu tương (Etiella zinckenella trei)

Đây là loại sâu gây hại nghiêm trọng ở các vùng trồng đậu tương

Sâu phá hại mạnh từ khi đậu tương ra quả cho đến lúc thu hoach Sau non gam v6 qua, đục vào bên trong quả ăn hạt và làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng bền trong Đôi khi ở giai đoạn còn non chưa có quả, sâu đục vào than làm cây bị còi cọc hoặc héo khơ Sâu hố nhộng trên đất hoặc trên cây,

đo đó không thích hợp ở các chân đất trũng có độ ẩm đất cao

Bướm ưa đẻ trứng trên các giống đậu tương có nhiều lông Ở các tỉnh miền Bắc, sâu thường phát sinh nhiều vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, gây hại đậu tương xuân (tháng 4 đến 6), dậu tương hè (tháng 7 - 8) và hè thu (thang 9 - 10) Dau tương đồng ít bị sâu đục quả phá hại

Ngoài đậu tương, sâu đục thân cồn phá hại nhiều cây khác như đậu xanh, đậu đữa, đậu đcn, đậu ván, muồng, cây cốt khí

Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh đậu tương với lúa nước và các cây họ hoà thảo - Tiêu điệt các cây cùng ký chủ trên ruộng và bờ ruộng - Sau khi thu hoạch đậu tương cày bừa hoặc ngâm nước 2 - 3

Trang 17

- Phun thuốc trừ sâu I -2 lần vào giai đoạn đậu tương ra hoa va quả non

- Phơi khô đậu tương ngay sau khi thu hoạch để diệt sâu

trong qua hạn chế sự phá hại của sâu vụ sau 4 Bọ xữ xanh (Nezara viridula L)

Bọ xít xanh là một trong những sâu hại chính và phổ biến ở nhiều vùng trồng đậu tương

Cùng gây hại với bọ xít, bọ xít xanh còn có một số loại bọ xít khác

Bọ xít thường xuất hiện nhiều ở ruộng đậu tương từ khi ra hoa va quả non Chúng chích hút nhựa trên nụ hoa và đặc biệt là quả đậu tương làm cho quá bị lép không có hạt hoặc hạt bé nhỏ Ngoài tác hại trực tiếp, bọ xít còn lan truyền vi khuẩn Erwinia và mội số bệnh nấm gây thối qua đậu tương

Bo xit phát sinh và gây hại quanh năm Ở miễn Bắc bọ xít phá hạt nhiều trong vụ đậu tương Xuân (tháng 4,5), đậu tương hè (tháng 7,8) và hè thu (tháng 9,10) Bọ xít xanh là loạt đa thực phá hại nhiều loại cây trồng khác nhau như đậu đỗ, lúa, cao tương, kẽ

Biện pháp phòng trừ:

- Trồng xen hoặc thâm canh đậu tương với cây là ký chủ không ưa thích của bọ xít xanh như ngô, rau ăn lá, rau ăn củ, khoai tây, khoai lang

- Trồng các giống đậu tương dài ngày để thu hoạch cùng trà

với các giống trồng đại trà để tránh sự phá hại của bọ xít vào giai đoạn cuối

- Phun thuốc trừ bọ xít ở giai đoạn cây cé qua non khi xuất hiện các ổ trứng và bọ xít non trên cây,

Trang 18

D GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU

TƯƠNG MỚI NANG SUAT CAO KHÁNG SÂU BỆNH VA MOT SO GIONG CHO VUNG NƯỚC TRỜI I MOT SO GIONG LAC DA DUGC CONG NHAN LA

GIONG QUOC GIA 1 Giống lạc V79

Giống V279 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội tạo ra bằng phương pháp đột biến bằng tia rơn ghen trên giống Bạch sa - Trung Quốc và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia nam 1995

V79 thuộc dạng thực vật Spanish, sinh trưởng khoẻ, ra hoa, tạo quả tập trung Thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày, khối luong 100 qua 130 - 135g, khối lượng 100 hạt 48 - 52g, tỷ lệ nhân 74 - 76%, năng suất biến động từ 2O - 25 tạ/ha, vỏ quả mong nhan, vỏ hạt màu hồng nhạt

V79 có khả năng chịu hạn khá, nhiềm trung bình các bệnh đốm nâu, gỉ sắt, đốm đen, héo xanh vi khuẩn V79 phát triển và cho năng suất khá trên chân đất hạn, bạc màu, nghèo đinh đưỡng

Lưu ý:

- Do đặc điểm cây cao, yếu, chống bệnh hại lá và sâu kém nên trên đấ tốt cần chú ý phòng trừ sâu bệnh hại lá kịp thời để đảm bảo năng suất, chất lượng quả, hạt

- V79 không có tính ngủ tươi, vỏ quả mỏng nên dé bj nay mầm tại ruộng khi gặp mưa to kéo đài cần thu hoạch kịp thời 2 Gidng lac LO2

Trang 19

được Bộ Nông nghiệp và PUNT công nhân là giống tiến bộ kỹ thuật năm 1998

- Thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 - 130 ngày cao cây 32 - 40cm khối lượng LOO qua 150 - 165g, khối lượng 100 hạt 60 - 65p, ty lệ nhân/quả 68 - 72%, nang suất đạt 30 - 50 tạ/ha

LO2 thuộc dạng hình thâm canh, cây thấp tán sọn lá nhỏ màu xanh đậm chống đổ tốt chống chịu bệnh lá khá, nhiễm trung bình bệnh héo xanh vì khuản

Giống lạc LO2 thích ứng ở những vùng có điều kiện thâm canh cao, tưới tiều chủ động

Chú ý: LO2 không có tính ngủ tươi , để nảy mầm tại ruộng khi gập mưa to kéo đài, cần thu hoạch kịp thời

3 Giống lạc LVT

Giống lạc LVT có nguồn gốc từ Trung Quốc do Viện Nghiên cứu Ngõ tuyển chọn và được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật nam 1999

- Thời gian sinh trưởng vụ xuan 125 - 130 ngay vu thu đông 110 ngay, khéi Iuong 100 hat 50 - 55g, ty lệ nhân/ quả 70 - 72%, nang suất trung bình 25 - 32 ta/ha, vỏ lụa màu hồng nhạt

- Giống LVT có khả năng chịu han và chịu lạnh khá, chống chịu bệnh lá trung bình, có thể trồng trong điều kiện thâm canh Và nước trời

II MỘT SỐ GIỐNG LẠC CÓ TRIÊN VỌNG ĐƯỢC KHU VUC HOA

1 Giống lac MD7 khang héo xanh vi khuẩn

Giống MD7 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn ra từ tập đoàn lạc kháng hếo xanh vi khuẩn Quốc tế nhập từ Trung Quốc MD7 được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá tháng 9 năm 2000

Trang 20

100 hạt 60gam, tỷ lệ nhân 72 - 73%, vỏ lụa hồng nhạt Năng suất trung bình 28 - 35ta/ha, thảm canh cao đạt 4O - 45 tạ/ha

Giống MD7 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 120 ngày, vu thu 00 ngày, vụ thu đông 106 ngày MD7 chịu hạn khá, chống đồ, chịu thâm canh, chống chịu bệnh hại lá trung bình, đặc biệt

kháng bệnh héo xanh vị khuẩn cao

MD7 có khả năng thích ứng rộng với nhiều chân dất khác nhau: đất đồi, thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, đất thàm canh MD7 phát huy ưu thế hơn hẳn các giống khác ở vùng dịch héo xanh vi khuẩn

2 Giống lạc LO8 (NC2)

Giống lạc LO8 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn từ tập đoàn lạc kháng sâu bệnh nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1996

LO8 có dạng thân cứng, thấp cây, cuống lá vươn dai, gan quả không rõ, hạt màu hồng cánh sen và căng đều đẹp, không bị nứt vỏ LO8 là giống có nhân to với khối lượng 100 quả 168 gam, khối lượng 100 hạt 68 - 72gam cao hơn hẳn các giống đang trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay, tỷ lệ hạt / vỏ 76 - 77% là những đặc điểm răt quý của lạc xuất khẩu

Nang suất của LO8 từ 28 - 32 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 30 - 40ta/ha

Thời gian sinh trướt › tròng vụ xuân 125 ngày, v¿ thu đông L10 ngày LO8 kháng sâu chích hút, chông chịu trung bình bệnh đốm đen và bệnh héo xanh vi khuan

Có thể trồng LOR trên chân đất thâm canh, đất cát pha và đặc

biệt trên chân dat thit nhẹ tơi xốp, luân canh với lúa nước, tưới

tiêu chì động khơng trồng LO§ trên chân đất có nguồn bệnh héo xanh vị khuẩn

2 Giống lạc L14

Trang 21

LI4 cố dang cay đứng gọn, thản lá màu xanh Thời gian sinh trưởng vụ xuân 25 ngày, vụ thu đơng [1Ơ ngày Khối lượng 100 hạt đạt 55 - 60g, tỷ lệ nhân/quả đạt 70 - 73% vỏ lụa màu hồng nhạt Năng suất trung bình 28 - 35 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 40 - 50 tạ/ha

L14 có khả năng chịu hạn khá, chống chịu bệnh hại lá và bệnh héo xanh vi khuẩn mức trung bình Có thể trồng LI4 trong điều kiện thâm canh và nước trời

3 Giống lạc LO3

LO3 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai piữa giống lạc ICGV §7157 (chịu hạn, kháng sâu bệnh, năng suất cao đài ngày của Viện Nghiên cứu cây trồng Quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn) (ICRISAT) với giống địa phương Sen Nghệ An

LO3 thuộc đang hình thực vật Spanish, đang cây nửa đứng, lá màu xanh nhạt, thời gian sinh trưởng 12Ô - 125 ngày, qua to trung bình, khối lượng 100 hat 49 - 55 g, tỷ lệ nhàn 74 - 76%, vỏ lụa màu hồng nhat, năng suất trung bình đạt 26 - 32 tạ/ha

LO3 có khả năng kháng bệnh lá trung bình, chịu hạn khá, thích hợp cho điều kiện canh tác nước trời

II MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NÀNG SUẤT CAO KHÁNG SÂU BỆNH VÀ MỘT SỐ GIÔNG CHO VÙNG NƯỚC TRỜI

Trong sản xuất hiện nay giống đậu tương khá phong phú và đa dang về chủng loại Để góp phần cải thiện tình hình sản xuất đậu tương chúng tôi xin giới thiệu một số giống mới:

1 Giống AK03

Trang 22

chịu hạn trung bình, thích ứng rộng có tiềm năng năng suất 13- 15 ta/ha

2 Giống M103

Giéng M103 duoc gieo trồng lâu ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ M103 có thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày, thích hợp cho vụ Xuân muộn và vụ Hè Thu Giống chịu nóng khá, cây cao từ 40-50 cm, khối lượng 1000 hạt 160- 180 g, nang suat M103 dat 15-7 tạ/ha, thâm canh cao đạt 20 tạ/ha Nhược điểm là vỏ hạt hay bị nứt dễ bị mất sức nảy mầm 3 Giống ĐT80

Giống ĐFS§O cứng cây, cây cao từ 45-60 cm thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày thích hợp cho vụ Xuân muộn, Hè, Hè - Thu, chịu nóng khá vỏ hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu, khối lượng 1000 hạt la 130-140 g, nang suất trung bình là 13-16 ta/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 25 tạ/ ha

4 Giống VX9-3

VX93 có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, chiều cao cây là 50-55 cm, chịu rét khá thích hợp cho vụ Đông và Đông muộn Hat mau vàng, rốn hạt màu nâu, khối lượng I0OO hạt là 130- 50g nàng suất trung bình là 13-16 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt tới 20 tạ/ha

5 Giống AK05

AKOS5 có khả năng sinh trưởng khỏe, chịu rét khá, thời gian sinh trưởng tir 95-100 ngay, dang hat vàng sáng, khối lượng 1000 hạt 14Ó-1 5Ó ø, nãng suất trung bình 13-15 tạ/ha, thích hợp cho vụ Xuân và vụ Đông

6 Giống đậu tuong DT84

Trang 23

Hè, Hè - Thu Giống †[84 bị nhiềm bệnh vi rút, khối lượng 1000 hạt 160-180g, năng suất trung bình tir 15-20 ta/ha

7 Giống T57

TLS7 c6 thời gian sinh trưởng 95-] !O ngày, chiều cao cây 50-60 em cứng cày, hoa màu trắng hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt, khối lượng 1000 hạt từ 150-160g, nang suat trung bình 1Š ~20 ta/ha, thích hợp ở vụ Xuân, vụ Đông

8 Giống ĐT 99-2

Thời gian sinh trưởng của giống ĐT99-2 85 -90 ngày, chiều

cao cây 30 —45 cm, cứng cây, ít đổ, hoa màu trắng hạt màu

vàng, rốn hạt màu nâu, khối lượng hat 140 —160 ø, năng suất trung bình 13 —16 tạ/ha ĐT990-2 là giông dé tinh có khả năng trồng duoc 3 vu trong nam

9 Giong DT- 2000

Trang 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

I- Ngơ Thế Dân, Trần Đình Long Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung Cây Đâu tương NXB Nông Nghiệp 1999.366 tr

2- Ngô Thế Dân Nguyễn Xuân Hồng Đỗ Thị Dung, Ngyễn Thị

Chính Vũ Thị Đào Phạm Văn Toan, Trin Dinh Long C.L.L Gowda, Nguyén Van Thắng, Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam NXB Nông nghiệp 2000 258 tr

3- Nguyen Xuan Hong Nguyen Van Viet Nguyen Thi Yen.Stutus of Grounnut Bacterial Wilt in Asia ICRISAT, India, 1998 31-36 4- Nguyễn Xuân Hồng Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Viết, Ta Kim

Bính Phan Duy Hải Kết quả khu vực hoá giống lạc MD7, Kết quả nghiên cứu khoa hộc Nông nghiệp 2000 Viện Khoa học Kỹ thuật Nóng nghiệp VN NXB Nông Nghiệp 2001

5- Nguyễn Xuân liồng Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Văn Viết, Trần Đình Long.Nguyễn Văn Thắng Nguyễn Thị Chính và-ctv Kết quả

nghiên cứu tạo giống lạc mới L08(NC2) Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp 2000 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam NXB Nông Nghiệp, 2001

6- Tạ Kim Bính Nguyễn Văn Viết, Trần Đình Long Nguyên Thị

Bình Kết quả chọn tạo g`ống đậu tương kháng bênh gi sắt và năng

Trang 25

MỤC LỤC

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG MỚI TRÊN ĐẤT CAN MIEN NUI A Yếu tố bạn chế và tiềm năng phát triển lạc và

đậu tương

[ Tình Fình sản xuất lạc và đậu tương

II Các yếu tố hạn chế năng suất lạc và đậu tương

II Thực trạng và tiềm năng khai thác đất đốc và đất cạn miền núi để sản xuất NN

IV Tiểm năng phát triển lạc và đậu tương B Hướng dân kỹ thuật trồng một số giống lạc và

đậu tương mới đạt năng suất cao 1 Kỹ thuật trồng lạc đạt năng suất cao

II Kỹ thuật trồng đậu tương đạt năng suất cao

C Sau, bệnh chính hại lạc, đậu tương và biện

pháp phòng trừ

[L Sâu, bệnh hại lạc và biện pháp phòng trừ II Sâu bệnh hại đậu tương và biện pháp phòng trừ D Giới thiên một số giống lạc và đâu tương mới

nàng suất cao, kháng sâu bệnh và một số giống cho vùng nước trời

J Một số giống lạc đã được công nhận là giống Quốc gia

Il Một số giống lạc có triển vọng được khu vực hoá

Trang 26

Chịu trách nhiệm xuất bản:

LÊ VĂN THỊNH Biên tập: ĐỖ - TƯ

Bìa : LÊ THƯ

Nhà xuất bản Nông nghiệp 167/6 Phương Mai Đống Đa Hà Nội

ĐT: (04) § 521940 - 8 523887 Fax: (01) 5 762767

| Chi nhanh Nha xuat ban nóng nghiệp !

Trang 27

7

Ngày đăng: 23/04/2016, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN