1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án mầm non Chiếc nón lá Biểu tượng quen thuộc của người Việt Nam

5 4,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

Nhìn qua thì thấy chiếc nón lá rất đơn giản, nhưng khi làm mới biết phải rất công phu, từ những việc đơn giản như chọn những vật dụng để làm nón đến những việc phức tạp đó là làm thành một chiếc nón hoàn chỉnh, vì vậy yêu cầu của người thợ làm nón rất cao, phải khéo léo, nhanh nhẹn và hoạt bát. Nguyên liệu làm nón lá rất đơn giản, gồm lá cọ hoặc lá dừa, nên chọn lá non để có màu đẹp hơn, cật tre hoặc nứa và không thể thiếu đó là dây cước, dùng dây cước nhỏ và trong suốt. Cấu tạo có ba phần chính : Vành nón, chóp nón, và mái nón. Để có một chiếc nón lá đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên chọn lá cùng màu và cắt đầu đuôi cho phẳng phiêu, lá phải được sấy khô để có màu trắng sữa, lần lượt phủ lên khung, cật tre được vót nhẵn từng sợi và uốn thành từng vòng để làm khung, khung nón khoảng 14 đến 16 vòng lớn nhỏ từ vành lên chóp, sau đó đến công đoạn khâu nón, công đoạn này cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ, phải vặn cho mũi khâu thật đều, vành dưới cùng khâu hơi thưa, càng lên gần chóp càng khít dần. Đó là những công đoạn cơ bản để hoàn thành một chiếc nón lá. Không chỉ chọn màu lá đẹp hay mũi khâu đều mà còn ở dáng nón có thanh tú hay không, cùng những họa tiết trang trí trên mái nón. Quai nón cũng là một chi tiết không thể thiếu để làm cho chiếc nón lá chắc chắn khi đội, quai nón có thể làm bằng vải,... tùy theo ý thích của người đội. Ở nước ta có rất nhiều làng làm nón nổi tiếng nhưng nổi tiếng nhất đó là làng Chuông, ở đây người ta đã làm ra rất nhiều kiểu nón lá khác nhau, rất phong phú và đẹp mắt. Còn ở Huế, chiếc nón lá còn có thêm những nét sáng tạo riêng. Nón lá không chỉ là vật dụng để che nắng, che mưa mà nó còn làm duyên cho những cô gái thêm vẽ thướt tha. Những buổi trưa đi học về, cái nắng vàng oi ả cũng đã dịu lại dưới vành nón lá cùng hai gò má đỏ ửng và tà áo dài trắng thướt tha của những cô gái ở Huế. Chiếc nón lá còn là vật kĩ niệm và là cái cớ để bày tỏ tình cảm yêu thương giữa nam và nữ. Ở những góc đa bên làng, các bà, các cô đi chợ về mồ hôi rã rượi, phê phẩy chiếc nón lá cho ráo mồ hôi, râm ran trò chuyện.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN

TRƯỜNG MẦM NON

CHỦ Đ Ề :

QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ

CHỦ ĐỀ NHÁNH:

QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP

ĐỀ TÀI:

GV :

Trang 2

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Kiến thức :

- Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng của nhiều loại nón lá Việt Nam

- Trẻ biết lợi ích của chiếc nón lá đối với đời sống con người

- Trẻ biết trang trí một số kiểu cho chiếc nón lá

 Kỹ năng :

- Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, suy luận

- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc và trả lời trọn câu

 Thái độ :

- Trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam

- Trẻ yêu quý và trân trọng những sản vật của quê hương đất nước

II CHUẨN BỊ :

1 Đồ dùng của cô:

o Giáo án Power Point

o Máy vi tính, máy đèn chiếu

o Áo dài, nón lá

2 Đồ dùng của cháu:

o Nhiều quả trái cây bằng nhựa

o Mỗi trẻ 1 cái nón lá

o 2 Ngôi nhà

o Nguyên vật liệu mở để trẻ trang trí chiếc nón lá

3.Tích hợp:

o HĐPTTM: Âm nhạc

o HĐPTNT: Làm quen toán

o HĐPTNN: Làm quen văn học

o Trò chơi

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :

1 HOẠT Đ ỘNG 1 : Quê hương của bé

- Cô mặc áo dài, đội nón lá và hát bài hát “Quê

hương” (Slide 4)

- Các con thấy hôm nay cô có gì khác hơn so với

mọi ngày không?

- Con biết gì về chiếc áo dài Việt Nam? (Áo dài

trang phục truyền thống cuản người việt Nam, là

quốc phục của người phụ nữ Việt Nam)

- Con biết gì về chiếc nón lá? (Che nắng, che

- Nghe và hưởng ứng theo bài hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ

- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ

Trang 3

mưa, gắn liền với hình ảnh của người nông dân

Việt Nam)

- Áo dài và nón lá là 2 hình ảnh gắn liền với

người Việt Nam, khi người phụ nữ mặc áo dài với

chiếc nón lá làm cho người phụ nữ thêm dịu dàng

nhưng không kém phần hiện đại đó các con ạ!

- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về chiếc

nón lá các con nhé!

2.

HOẠT Đ ỘNG 2 : Bé tìm hiểu chiếc nón

- Bài thơ: Chiếc nón miền nắng gắt

Tặng người xứ tuyết xa

Để khi lòng nhớ nắng

Trong nón hiện hình hoa (Cô và trẻ cùng

đọc bài thơ của Chế Lan Viên)

1 Cách làm nón lá:

- Các con có biết chiếc nón lá được làm ra nhưng

thế nào không?

- Cho trẻ xem một số hình ảnh làm nón lá (Slide 7

– 11)

- Đàm thoại:

 Nón lá được làm bằng nguyên liệu gì?

 Nón lá có dạng hình gì?

 Nón lá màu gì?

 Dùng để làm gì?

 Người làm nón được gọi tên chung là

gì? (thợ thủ công, nghệ nhân)

- Cho trẻ xem 1 đoạn phim người nghệ nhân đang

làm nón lá (Slide 12)

- Người ta chuốt 16 thanh tre làm thành 16 vòng

tròn to nhỏ khác nhau, cái sau nhỏ hơn cái trước,

cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu Tất cả xếp vào

khuông hình chóp May 1 đầu lá và xếp chồng

khít trên khuông, sau đó người ta may lá dính vào

các vòng tròn bằng chỉ cước, còn gọi là “chằm

nón” Nón lá mỏng nên mau hư khi gặp mưa

nhiều Khi đội, nón cần phải có quai để giữ nón

không bị rơi xuống Khi nón đã cũ ránh người ta

còn gọi là “nón cời”

2 Công dụng của nón lá:

- Ngoài công dụng che mưa, che nắng các con còn

biết nón làm được những gì nữa không?

- Cho trẻ xem một số hình ảnh (Slide 13 - 19):

+ Nón lá đội ra đồng

+ Nón có thể quạt mát khi nóng nực

+ Biểu diễn thời trang nón lá

+ Múa nón lá

- Đọc thơ cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ xem hình

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ xem phim nghệ nhân làm nón lá

- Trẻ trả lời

- Trẻ xem hình

Trang 4

+ Trang trí nón lá

+ Làm quà cho khách du lịch đến thăm Việt Nam

+ Có thể làm bình cắm hoa

3 Có nhiều loại nón làm từ lá: (Slide 20 - 2

5)

- Nón bài thơ Huế: Làm bằng lá trắng, có thể lộng

hình, thơ hoặc thêu

- Nón quai thao (nón ba tầm): là nón của phụ nữ

Bắc Bộ, làm bằng lá cọ thường dùng trong dịp

biểu diễn nghệ thuật

- Nón ngựa: Làm bằng lá dứa, đội khi cưỡi ngựa

- Nón dấu: của lính thời phong kiến

- Nón rơm: làm bằng rơm thường đội đi biển

- Nón lá sen: làm bằng lá sen

- Xem nhiều kiểu dáng nón khác nhau làm từ lá

(Slide 26)

- Các con thấy nón làm bằng nhiều vật liệu khác

nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, lá cọ, chiếc nón

được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm ra

Nón lá bình dị, đoan trang, duyên dáng và rất thực

tế đó các con ạ

4 Công trình kiến trúc có hình nón

- Cho trẻ xem một số hình ảnh công trình kiến

trúc hình nón (Slide 27-31)

3.

HOẠT Đ ỘNG 3 : “Những trò chơi với

chiếc nón lá”

* Trò chơi 1: Chuyển quả về nhà

- Luật chơi: Không chạm tay vào quả và nón Đội

nào chuyển quả hết trước đội đó thắng Nếu rơi

quả hoặc nón quay trở lại vạch xuất phát

- Cách chơi: Các con sẽ là những người nông dân

chuyển số quả này về nhà Nhưng không được

dùng tay mang quả về nhà mà đặt những quả này

vào trong nón mang về nhà Chia trẻ làm 2 nhóm

Số bạn trong nhóm bắt cặp nhau, đặt nón vào giữa

2 bạn và giữ sao cho nón không rơi xuống đất

nhưng không được lấy tay cầm nón Một bạn

trong nhóm sẽ là người bỏ quả vào nón cho các

bạn di chuyển về nhà Trên đường đi không được

lấy tay cầm nón Nhóm nào chuyển hết quả nhanh

nhất nhóm đó thắng

- Tổ chức trẻ chơi trò chơi

* Trò chơi 2: Ai tinh mắt

- Luật chơi: Quan sát và chỉ đúng cái nón có đậy

quả táo

- Cách chơi: Có 1 quả táo, 2 cái nón Lấy 1 cái

nón đậy lên quả, nón còn lại úp xuống Cô xoay,

- Trẻ xem

- Trẻ xem

- Trẻ nghe phổ biến cách chơi

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ nghe phổ biến luật chơi, cách chơi

Trang 5

di chuyển 2 cái nón Khi cô dừng nón lại, trẻ chỉ

ra nón nào đang đậy quả táo

- Tổ chức trẻ chơi trò chơi

* Trò chơi 3: Bé khéo tay

- Tổ chức cho trẻ trang trí những chiếc nón bằng

nhiều nguyên vật liệu (Slide 34-40)

với chiếc nón trên nền nhạc bài hát “Quê hương”

(Slide 41)

- Chơi trò chơi

- Nghe phổ biến cách chơi

- Thực hiện trang trí nón lá

- Cùng cô tập múa nón

Ngày đăng: 22/04/2016, 14:48

w