KTHK I môn Ngữ văn lớp 8

3 211 0
KTHK I môn Ngữ văn lớp 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT KIÊN LƯƠNG TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I TT Nội dung Kiến thức Mức độ nhận thức Số câu Điểm Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1 Đọc hiểu 1 1 1 1 2 Tiếng Việt 2 1 3 1 2 2 3 Làm văn 4 7 1 7 Tổng Số câu Tổng số điểm 1 1 1 1 1 1 1 7 4 10 PHÒNG GD&ĐT KIÊN LƯƠNG TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 ĐỀ: Câu 1: Chép lại 6 câu thơ đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2: Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cho ví dụ? Câu 3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau: a) Về khuya, đường phố rất im lặng. b) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. Câu 4: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy (cô) giáo cũ. ĐÁP ÁN: Câu 1: Chép đúng 6 câu thơ đầu của đoạn trích (1 điểm) “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Câu 2: - Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. (0,5 điểm) - Nêu ví dụ đúng. (0,5 điểm) Câu 3: Mỗi câu sửa đúng 0,5 điểm. a) vắng lặng, yên tĩnh . b) cảm động, xúc động . Câu 4: (7 điểm) - Yêu cầu: + Hình thức: (1 điểm) Bố cục rõ ràng, chữ viết trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả. + Nội dung: (6 điểm) Có thể có nhiều kỉ niệm, nhưng phải chọn 1 kỉ niệm “đáng nhớ”, là kỉ niệm tương đối điển hình. + Cụ thể: • Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến? • Tại sao đáng nhớ? • Bài học từ câu chuyện (Kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm). ---------------------------------------- 1 TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện cổ tích ? A. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dũng sỹ, người có tài năng kỳ lạ, người thông minh… C. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ và đưa ra bài học. D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu. 2. Truyện Cây bút thần sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả 3. Truyện Cây bút thần được kể ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 4. Ý nghĩa của truyện Cây bút thần là gì ? A. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội và ước mơ về tài năng kỳ diệu của con người B. Thể hiện quan niệm của nhân dân về sự giàu sang phú quý C. Thể hiện ước mơ, khát vọng tiêu diệt kẻ ác của nhân dân D. Thể hiện sự trân trọng tài năng độc đáo của con người 2 5. Từ “con” trong“con chim” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ sự vật C. Số từ D. Lượng từ 6. Từ “mặt” trong “mặt biển” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 7. Từ nào là từ ghép ? A. Sách vở B. Chăm chỉ C. Sung sướng D. Ngào ngạt 8. Từ nào là từ láy ? A. Lớn lên B. Tuyệt trần C. Hồng hào D. Trăm trứng 9. Từ nào là danh từ ? A. Khỏe mạnh B. Khôi ngô C. Bú mớm D. Bóng tối 10. Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ ? A. Nhà lão Miệng B. Rất tuyệt vời C. Một buổi chiều D. Trung thu ấy 11. Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì ? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ sự vật C. Số từ D. Lượng từ 3 12. Tổ hợp nào là cụm động từ ? A. Đứng hóng ở cửa B. Khoẻ mạnh như thần C.Mặt mũi khôi ngô D. Lợn cưới áo mới 13. Động từ “mừng rỡ” trong câu “ Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với đàn con” là động từ chỉ hành động. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 14. Tổ hợp từ nào là cụm tính từ ? A. Đang ngồi dệt cửi B. Bỏ học về nhà chơi C. Quả hồng xiêm ngọt lịm D. Rất chuyên cần 15. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn ? A. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh. B. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. C. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. D. Những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ. 16. Vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ? A. là + một cụm danh từ B. là + một cụm động từ C. là + một cụm tính từ D. là + một kết cấu chủ vị II. Tự luận (6 điểm) Mười năm sau có dịp về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra và kể lại. 1 PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích ? A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B. Sọ Dừa C. Ếch ngồi đáy giếng D. Sự tích Hồ Gươm 2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì ? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận 3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? A. Tái hiện trạng thái sự vật B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận D. Trình bày diễn biến, sự việc 4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự ? A. Nhân vật, sự việc B. Cảm xúc, suy nghĩ C. Luận bàn, đánh giá D. Nhận xét 5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm ? A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 2 6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì ? A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống 7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì ? A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải 8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì ? A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người B. Khuyên nhủ, răn dạy con người C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn ? A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ 10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào ? A. Sử dụng tiếng cười B. Tình tiết ly kỳ C. Nhân vật chính thường là vật D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc 11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Ăn cho chắc bụng B. Sống để bụng, chết mang theo C. Anh ấy tốt bụng D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc 3 12. Từ nào dưới đây là từ ghép ? A. Lồng lộng B. Xinh đẹp C. Hồng hào D. Mù mịt 13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ ? A. Đang nổi sóng mù mịt B. Một toà lâu đài to lớn C. Không muốn làm nữ hoàng D. Lại nổi cơn thịnh nộ 14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ ? A. Cái máng lợn sứt mẻ B. Một cơn giông tố C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em D. Lớn nhanh như thổi 15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa ? A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen. B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn. C. Một cuốn sách nhỏ nhen. D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ. 16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào ? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ. Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện. Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em. 1 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN SÔNG MÃ - SƠN LA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.” ( Ngữ văn 6, tập 1) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 3. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A. Con Rồng cháu Tiên B. Thánh Gióng C. Thạch Sanh D. Em bé thông minh 2 4. Tác phẩm chứa đoạn văn trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ? A. Cổ tích B. Thần thoại C. Ngụ ngôn D. Truyền thuyết 5. Nhân vật tráng sĩ trong đoạn văn trên là ai ? A. Thạch Sanh B. Sơn Tinh C. Thánh Gióng D. Lang Liêu 6. Phần gạch chân trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” là gì ? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Cụm chủ vị 7. Trong các từ sau, từ nào là danh từ ? A. cao B. giặc C. vươn D. phun 8. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn ? A. tráng sĩ B. hoảng hốt C. roi sắt D. chú bé 9. Từ “lẫm liệt” dưới đây được giải thích theo cách nào ? “Lẫm liệt”: Hùng dũng, oai nghiêm. A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị 3 C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích 10. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? A. Tái hiện trạng thái sự vật B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận D. Trình bày diễn biến, sự việc II. Tự luận (7,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là từ đơn ? Lấy 2 ví dụ về từ đơn. Câu 2 (6 điểm). Kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến. 1 TRƯỜNG THCS PHƯỚC THIỀN NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút I.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. • Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1đến 8: “- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm […] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu… Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [… ] Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” (Ngữ văn 9, tập 1) 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Bến quê D. Lặng lẽ Sa Pa 2. Tác giả đoạn trích trên là ai ? A. Nguyễn Thành Long B. Kim Lân C. Bằng Việt D. Y Phương 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận 2 4. Phần trích trên được kể theo lời của ai ? A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sỹ D. Bác lái xe 5. Nội dung chính của đoạn trích là gì ? A. Anh thanh niên tự giới thiệu về công việc của mình B. Ca ngợi tính hào phóng, hiếu khách của anh thanh niên C. Ca ngợi anh thanh niên, mẫu người lý tưởng của con người mới D. Giới thiệu việc làm quen của anh thanh niên với mọi người 6. Cụm từ “còn hai mươi phút” trong câu: “Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện.” là thành phần gì ? A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C. Vị ngữ D. Định ngữ 7. Đoạn trích trên được xem là: A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp C. Cả lời dẫn trực tiếp lẫn gián tiếp 8. Xét về mục đích nói, câu văn: “Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện.” thuộc loại câu nào ? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến 9. Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai (trong truyện Làng) ? A. Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ. B. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra. C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? D. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ? 3 10. Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào ? “Lan hỏi Hoa: - Bạn có biết trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở đâu không ? - Ở Hà Nội chứ ở đâu.” A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm cách thức D. Phương châm quan hệ 11. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong câu: “Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy…” ? A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh 12. Từ nào là từ tượng thanh ? A. Quanh quẩn B. Ào ào C. Hừng hực D. Lung tung II. Tự luận (7 điểm): Câu 1 (1,5 điểm): Tóm tắt truyện Làng của nhà văn Kim Lân. Câu 2 (1 điểm): Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Câu 3 (4,5 điểm): Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy kể lại lỗi lầm đó. (Bài tự sự có kết hợp các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận).

Ngày đăng: 22/04/2016, 14:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan