BỘ Y TẾ VỤ ĐIỀU TRỊ TẬP HUẤN SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHỜ SỰ TÀI TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC Y TẾ VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN THÔNG QUA DỰ ÁN T
Trang 1BỘ Y TẾ
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
(Tài liệu dùng cho đào tạo liên tục điều dưỡng bệnh viện)
HÀ NỘI - 2005
Trang 2BỘ Y TẾ
VỤ ĐIỀU TRỊ
TẬP HUẤN
SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHỜ SỰ TÀI TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC Y TẾ VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN THÔNG QUA DỰ ÁN THÀNH PHẦN QUẢN LÝ DƯỢC
Đà nẵng, 6 - 2006
Trang 3CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC Y TẾ VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN
Lĩnh vực quản lý dược (DMC 2 ) tài trợ
BAN BIÊN SOẠN CHỦ BIÊN
TS Đỗ Kháng Chiến Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị
BIÊN SOẠN
GS Đàm Trung Bảo Ban Biên soạn Dược thư quốc gia
- Hội đồng Dược điển Việt Nam
DSCKI Nguyễn Thị Phương Châm Vụ Điều trị
ThS Phạm Đức Mục Vụ Điều trị
DS Cẩn Tuyết Nga Bệnh viện Bạch Mai
GS TS Isidro C SIA Chuyên gia sử dụng thuốc hợp lý
PGS TS Nguyễn Thị Vinh Đại học Y khoa Hà Nội
THƯ KÝ
DS Phạm Thị Thanh Huyền Tiểu dự án thành phần sử dụng thuốc hợp
lý thuộc lĩnh vực quản lý dược Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển
Trang 4BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số 9822 YT / K2ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vv: Ban hành chương trình, tài liệu
đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2004
Kính gửi: - Các bệnh viện trong toàn quốc
- Các cơ sở đào tạo cán bộ y dược
Nhằm nâng cao khả năng sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong bệnh viện, phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ người bệnh, Bộ Y tế ban hành 2 bộ chương trình và tài liệu đào tạo liên tục về sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện, cụ thể là:
Chương trình và tài liệu “Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị” thời gian đào tạo 1 tuần, để
đào tạo cho bác sĩ và dược sĩ đại học đang công tác tại các bệnh viện;
Chương trình và tài liệu “Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh” thời gian đào
tạo 1 tuần, để đào tạo điều dưỡng trong bệnh viện
Các bệnh viện, các cơ sở đào tạo khi có nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cần dựa trên nội dung của chương trình và tài liệu của Bộ Y tế để tổ chức khoá học cho phù hợp, đảm bảo chất lượng
TL BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
GS Nguyễn Văn Dịp
(Đã ký và đóng dấu)
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Số tiết
TT Nội dung Mục tiêu của từng bài Lý
thuyết
Thực hành
dư-Các thông tin cơ bản người điều dưỡng cần thu thập để lập kế hoạch chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh
Nội dung quy trình điều dưỡng
Khái niệm cơ bản về dược động học
Ý nghĩa các thông số dược động học cơ bản
4 3
Bài 4 Tương tác thuốc Tương tác thuốc với thuốc; tương tác thuốc
với thức ăn và đồ uống
Cách hướng dẫn dùng thuốc đúng cho người bệnh: đúng thuốc, đúng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, phối hợp thuốc đúng
2 2
Bài 5 Tương kỵ Trình bày được cơ chế của tương kỵ thuốc để
tránh phối hợp thuốc gây tương kỵ bất lợi
Thận trọng trong pha thuốc cùng trong một bơm tiêm, pha thuốc vào trong dịch truyền
1 2
Trang 6(không pha các thuốc gây tương kỵ, chỉ pha chung các thuốc tương hợp)
Phân loại và tiêm truyền đúng cách
Mức độ hình phạt đối với việc vi phạm quy chế thuốc hướng tâm thần và tiền chất để tránh mắc vi phạm
1 1
Bài10 Thông tin thuốc
Hướng dẫn sử
dụng
Dược thư Quốc
gia Việt Nam
Thế nào là một thông tin thuốc đảm bảo chất ượng Biết tìm thông tin thuốc trên một số địa chỉ internet
l-Hướng dẫn sử dụng Dược thư Quốc gia Việt Nam (DTQGVN) để dùng thuốc đúng: đường dùng, liều dùng, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc
1 2
-Khai giảng + pre-test
- Bế giảng + Post - test
2
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1996, Chính phủ đã ban hành Chính sách Quốc gia về thuốc nhằm đạt hai mục tiêu: đảm bảo cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý an toàn và hiệu quả cho người bệnh
Để thực hiện mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý an toàn cần có sự tham gia tích cực của bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng trong quá trình điều trị cho người bệnh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với số lượng và chủng loại thuốc ngày càng phong phú và đa dạng, việc tập huấn
và đào tạo liên tục cho người điều dưỡng các kiến thức về sử dụng thuốc là việc làm cần thiết
Để tăng cường năng lực đào tạo liên tục kiến thức sử dụng thuốc của Sở Y tế và Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển đã biên soạn cuốn tài liệu Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh
Tài liệu Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh có nội dung mang tính thiết thực
và tính thực tiễn cao nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc hợp lý cho người điều dưỡng Mục tiêu cuối cùng là giúp người điều dưỡng có kiến thức nhằm đảm bảo 5 đúng trong sử dụng thuốc: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường dùng và đúng thời gian
Nội dung tài liệu gồm 2 phần:
Phần 1 là 10 bài cung cấp những kiến thức cơ bản cho điều dưỡng về sử dụng thuốc Cấu trúc mỗi bài gồm: mục tiêu, nội dung, câu hỏi lượng giá và tài liệu tham khảo, trong đó các câu hỏi lượng giá vừa nhằm đánh giá kiến thức thu hoạch được của học viên, vừa có tính gợi ý để người sử dụng có thể tham khảo để đặt câu hỏi khi tiến hành tập huấn cho điều dưỡng tại cơ sở
Phần 2 là 12 phụ lục với những nội dung có tính thực hành cao trong việc hành nghề của người điều dưỡng
Kèm theo tài liệu tập huấn là đĩa CD các bài giảng trên phần mềm powerpoint Các đơn vị tự
tổ chức tập huấn có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng
Mặc dù đã được tổ chức biên soạn một cách công phu, thẩm định chặt chẽ và đã được Hội đồng khoa học của Bộ Y tế nghiệm thu, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của các chuyên gia y, dược, chuyên gia của Chương trình Hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển đã tham gia biên soạn tài liệu Cảm ơn sự góp ý, phê bình của các đồng nghiệp trong quá trình sử dụng Xin chân thành cảm ơn Chương trình Hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển đã tài trợ cho sự ra đời của tài liệu tập huấn Sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc người bệnh
Ban biên soạn
Trang 8Sau khi học bài này, học viên có khả năng trình bày được:
Ba chức năng của người điều dưỡng trong chăm sóc bằng thuốc
Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng trong chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh
Các thông tin cơ bản người điều dưỡng cần thu thập để lập kế hoạch chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh
Nội dung các bước trong quy trình điều dưỡng và chăm sóc bằng thuốc
NỘI DUNG
Trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ở trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng, vai trò của người điều dưỡng chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đóng góp cho sự thành công trong quá trình điều trị Theo quan niệm mới hiện nay, điều dưỡng (mà trước đây vẫn gọi là y tá) là một nghề thực thụ với 3 chức năng rõ ràng: Chức năng độc lập
Chức năng phối hợp
Chức năng phụ thuộc
Thực hiện 3 chức năng này, người điều dưỡng đã góp phần không nhỏ đảm bảo việc sử dụng thuốc tối ưu
1 Quá trình chăm sóc bằng thuốc
Quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh gồm kê đơn thuốc, cấp phát thuốc
và theo dõi dùng thuốc Bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng đều tham gia vào quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh với chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều là đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả Điều dưỡng là người trực tiếp dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc; là người theo dõi, phát hiện, xử trí ban đầu cho người bệnh và thông báo cho bác sĩ biết những bất thường của người bệnh sau khi dùng thuốc Đây là điều quan trọng,
đôi khi mang tính quyết định đến kết quả điều trị, ví dụ khi bệnh nhân bị choáng phản
vệ, điều dưỡng ngừng thuốc và tiêm ngay Adrenalin cho người bệnh sau đó mới gọi bác sĩ, hoặc gọi cấp cứu Dùng thuốc cho người bệnh hợp lý là khâu cuối cùng quyết định sử dụng thuốc tối ưu cho người bệnh Theo Tổ chức Y tế thế giới quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh cụ thể như sau:
Quá trình chăm sóc bằng thuốc của Tổ chức Y tế thế giới
Trang 9Nhận biết
Hiệu quả của thuốc tốt nhất và không có hoặc có
ít các phản ứng có hại
Theo dõi dùng thuốc
- Chỉ định đúng hay sai thuốc
- Thuốc dưới liều
- Thuốc quá liều
- Tư vấn, thông tin về thuốc
- Theo dõi ADR
- Đánh giá sử dụng thuốc
- Phòng phát thuốc vô trùng
- Theo dõi sử dụng thuốc trên
lâm sàng
Chất lượng cuộc sống bệnh nhân tốt nhất
2 Vai trũ của điều dưỡng trong chăm súc bằng thuốc
Việc dựng thuốc cho người bệnh phải đảm bảo được sự an toàn và theo đỳng y lệnh Trong quỏ trỡnh chăm súc bằng thuốc cho người bệnh, người điều dưỡng phải thể hiện vai trũ của mỡnh qua những nhiệm vụ dưới đõy:
2.1 Đỏnh giỏ người bệnh
Việc đỏnh giỏ của điều dưỡng trong chăm súc bằng thuốc cú ý nghĩa quan trọng liờn quan đến người bệnh:
Hỏi kỹ tiểu sử và theo dừi những hồ sơ của người bệnh đó được ghi chộp trước đõy
về dị ứng với một số thuốc, người bệnh sẽ trỏnh được những thuốc mà đó gõy dị ứng cho mỡnh trong những đợt điều trị trước đõy
Đỏnh giỏ tỡnh trạng của cơ thể người bệnh cũng rất quan trọng Vớ dụ: Khả năng
dung nạp thuốc và thức ăn bằng đường miệng ra sao? Những xột nghiệm cú gợi ý
gỡ về rối loạn chức năng gan thận? Huyết ỏp bệnh nhõn cú biểu hiện gỡ liờn quan đến chống chỉ định trong việc dựng thuốc lỳc này khụng? Người điều dưỡng cần xem xột những cõu hỏi nờu trờn để giỳp cho việc dựng thuốc thuận lợi
Trang 10Việc đánh giá của người điều dưỡng cũng còn có thể tìm ra những điểm cần thiết để tạm dừng những thuốc đã được bác sĩ kê đơn Đương nhiên, khi phát hiện những thuốc phải dừng lại, người điều dưỡng phải báo cáo ngay với người bác sĩ kê đơn thuốc đó
Người điều dưỡng còn phải xem xét những thuốc người bệnh thường dùng trước đây Điều này có ích khi muốn tìm hiểu những dấu hiệu hoặc những triệu chứng đang xuất hiện ở người bệnh lúc người điều dưỡng tiếp xúc với họ, đặc biệt trong lúc cấp cứu
Nếu ở trong khoa lâm sàng hoặc phòng khám, việc yêu cầu người bệnh cho biết các thuốc vẫn thường dùng để xem xét và qua đó cũng có thể đánh giá được trình độ của người sử dụng thuốc khi họ tự dùng thuốc ở nhà
Trong chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhiệm vụ của người điều dưỡng là phải xem xét
điều kiện cụ thể của người bệnh mà họ đang dùng thuốc Ví dụ: những thuốc có
được bảo quản an toàn và để xa chỗ trẻ em chơi đùa không? Người bệnh có đầy đủ dụng cụ để đảm bảo việc dùng thuốc tại nhà hay không? Những vật thải của các dạng thuốc tiêm như ống thuốc thủy tinh, bơm tiêm, kim tiêm sau khi dùng sẽ được hủy ở đâu? Người điều dưỡng còn phải quan tâm xác định xem thành viên nào trong gia đình người bệnh có khả năng hiểu biết để giúp người bệnh dùng thuốc tại nhà Xem xét việc dùng thuốc đòi hỏi người điều dưỡng phải có phương pháp, phải có sự hiểu biết đối với mỗi loại thuốc, phải hiểu mục đích của việc dùng mỗi loại thuốc cho người bệnh, tác dụng, liều bình thường, đường dùng, khoảng cách dùng, những tác dụng phụ có thể xảy ra, những lý do đặc biệt khiến phải kê đơn loại thuốc đó
Hiểu biết của người điều dưỡng trong quá trình chăm sóc bằng thuốc cho người
bệnh sẽ giúp cho việc sử dụng thuốc vừa hiệu quả vừa an toàn (ví dụ trước khi dùng
thuốc điều trị cao huyết áp, người bệnh cần phải được đo huyết áp) hoặc có những thuốc còn nghi ngờ hay chưa rõ, người điều dưỡng phải xem lại tài liệu hoặc hỏi lại bác sĩ, dược sĩ
2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện chăm sóc bằng thuốc:
Khi dùng thuốc, có 3 mục đích cơ bản cần phải đạt được là:
Thuốc phải đạt được hiệu quả mong muốn trong điều trị
Không có những biến chứng xảy ra với những thuốc đã được kê trong đơn và không
có biến chứng do cách dùng gây ra
Người bệnh và gia đình hiểu được cách tự dùng thuốc an toàn nếu được bác sĩ chỉ định
2.3 Thực hiện việc chăm sóc bằng thuốc
Tính an toàn và hiệu quả của liệu trình điều trị bằng thuốc sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân người bệnh Vì vậy người điều dưỡng phải thực hiện đúng những yêu cầu sau:
2.3.1 Những công việc trước khi dùng thuốc
Vào sổ (thuốc uống, thuốc tiêm) và kiểm tra số lượng, chủng loại thuốc của mỗi người bệnh
Trang 11Xem kỹ chỉ định về dùng thuốc của bác sĩ (đường dùng, thời gian, số lần dùng thuốc)
Kiểm tra chất lượng thuốc: hạn dùng của thuốc Với các lọ thuốc tiêm, nếu đã đổi màu hoặc có lắng cặn ở đáy lọ (trừ thuốc là nhũ dịch) thì không được dùng
Đảm bảo kỹ thuật vô trùng khi cho người bệnh dùng thuốc
2.3.2 Những công việc trong khi dùng thuốc
Đảm bảo 5 đúng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
2.3.3.Những công việc sau khi dùng thuốc
Ghi hoặc đánh dấu vào sổ thực hiện y lệnh hoặc phiếu điều dưỡng những thuốc đã dùng cho bệnh nhân
Sau khi dùng thuốc cho người bệnh, người điều dưỡng phải biết đánh giá tình trạng chung của người bệnh:
Sự đáp ứng của cơ thể đối với thuốc vừa được dùng (ví dụ: những dấu hiệu sinh
tồn, lượng nước tiểu, giảm đau và những triệu chứng khác)
Những thay đổi về hành vi của người bệnh đối với thuốc vừa dùng ví dụ lo lắng, kích
động, hay tỉnh táo
Quan sát chỗ tiêm: Bầm tím? Tấy đỏ? Chảy máu?
3 Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng trong chăm sóc bằng thuốc
Như đã nêu ở phần trên, quá trình chăm sóc bằng thuốc cho thấy vai trò của điều dưỡng đóng góp một phần rất quan trọng, quyết định hiệu quả tối ưu trong sử dụng thuốc, theo dõi dùng thuốc cho người bệnh Vai trò quan trọng này của điều dưỡng
đã được thể hiện trong những văn bản mang tính quản lý Nhà nước của Bộ Y tế như trong thông tư 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện và trong quy
Trang 12chế bệnh viện ban hành theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1999 quy định Hội đồng thuốc và điều trị Trưởng phòng điều dưỡng của bệnh viện là uỷ viên thường xuyên của Hội đồng thuốc và điều trị Trong phần nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thuốc và điều trị có một nội dung ghi rất rõ mối quan hệ hợp tác giữa bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng trong việc sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh
Nhiệm vụ của điều dưỡng và mối quan hệ với bác sĩ, dược sĩ còn được quy định chi tiết trong quy chế sử dụng thuốc của quy chế bệnh viện
Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng trong chăm sóc bằng thuốc được thể hiện qua sơ đồ sau:
Y v¨n vÒ thuèc
D−îc sÜ
BÖnh nh©n
§iÒu d−ìng B¸c sÜ
Cho người bệnh dùng thuốc đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian và khoảng cách
Theo dõi hiệu quả của thuốc như đáp ứng lâm sàng của bệnh, phản ứng có hại để kịp thời xử trí và thông báo để bác sĩ điều chỉnh liều cho thích hợp với từng người bệnh Người điều dưỡng cần hỏi bác sĩ, dược sĩ các thông tin về thuốc chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu số lượng thuốc cho người bệnh, vì thông tin thuốc luôn thay đổi nên phải cập nhật, có thể có thuốc mới tốt hơn cho điều trị, cũng có thể thêm tác dụng mới của thuốc cũ Do đó người điều dưỡng luôn phải tìm câu trả lời những thắc mắc
về sử dụng thuốc từ các nguồn thông tin khách quan, tránh tuỳ tiện trong sử dụng thuốc cho người bệnh, tuân thủ y lệnh nhưng phải trên cơ sở có kiến thức, hiểu biết
Vì lợi ích của người bệnh, khi phát hiện có vấn đề không hợp lý trong sử dụng thuốc người điều dưỡng với thái độ hợp tác phải trao đổi thẳng thắn với bác sĩ, dược sĩ Khi tiếp xúc với người bệnh phải dùng kiến thức khoa học (Y học dựa trên bằng chứng) để hướng dẫn giải thích cho người bệnh về quá trình dùng thuốc, không được phát biểu những nhận xét cảm tính chủ quan không có cơ sở khoa học Điều
Trang 13tạo được sự tin cậy của người bệnh và góp phần không nhỏ cho sự thành công của điều trị
Dùng thuốc là một điều tưởng chừng đơn giản, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu trong sử dụng thuốc cần có kiến thức, sự hiểu biết và sự tận tâm trong công việc, cần có sự cộng tác của bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và cả sự cộng tác của người bệnh
4 Ba lĩnh vực chăm sóc người bệnh
Quy trình điều dưỡng đã được đưa vào giảng dạy trong các trường điều dưỡng từ
1995 và đang được thực hiện rộng rãi trong các bệnh viện của Việt Nam Bản chất của quy trình điều dưỡng là tiếp cận phương pháp giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh Quy trình gồm 4 bước dưới đây
Sơ đồ quy trình điều dưỡng
Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh, người điều dưỡng thường được giao trách nhiệm thực hiện ba lĩnh vực chăm sóc:
Chăm sóc điều dưỡng (nursing care) cho người bệnh,
Chăm sóc y tế (medical care) cho người bệnh,
Chăm sóc thuốc (pharmaceutical care) cho người bệnh
5 Quy trình điều dưỡng và chăm sóc thuốc
5.1 Nhận định người bệnh
Nhận định là bước đầu tiên của quy trình điều dưỡng, là quá trình thu thập và phân tích thông tin về người bệnh một cách hệ thống để xác định những vấn đề cần phải chăm sóc hỗ trợ người bệnh Thông tin cần thu thập và phân tích trong bước nhận định liên quan đến nội dung chăm sóc thuốc bao gồm:
Tiền sử bệnh: thông tin về tiền sử các bệnh mãn tính liên quan tới việc lựa chọn
thuốc điều trị Với những người bị bệnh gan, cần theo dõi các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt Với những người bị bệnh thận, cần theo dõi lượng
Trang 14nước tiểu Khi bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm chức năng gan, thận điều dưỡng cần thông báo để bác sĩ hiệu chỉnh liều thuốc
Cân nặng: cân nặng là thông số quan trọng để tính liều lượng thuốc dùng cho người
bệnh Liều lượng thuốc dùng cho người lớn dựa vào trọng lượng chuẩn của cơ thể (tương đương 68,1kg) Những người bệnh nhẹ cân quá hoặc nặng quá so với trọng lượng chuẩn cần có sự điều chỉnh liều dùng thuốc cho thích hợp
Tuổi: trẻ em và người già ở hai đầu thang tuổi cần có sự điều chỉnh về liều lượng
thuốc và cách dùng thuốc cho phù hợp với chức năng hoạt động và giải phẫu
cơ thể
Các dấu hiệu sống (nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở): Các thông số này là cơ sở
để đánh giá hiệu qủa của thuốc điều trị Điều dưỡng là người theo dõi người bệnh liên tục nên có thể phát hiện kịp thời những phản ứng và tác động của thuốc mỗi khi tình trạng của người bệnh có sự thay đổi
Tiền sử dị ứng thuốc: Những thông tin này sẽ giúp người điều dưỡng tiên đoán được
các phản ứng có thể xảy ra và gợi ý những điều cần lưu ý thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh
Hiểu biết của người bệnh về các thuốc đang sử dụng (tên thuốc, liều dùng, tác dụng
của thuốc) Đây là những thông tin có ý nghĩa quan trọng để xác định mức độ giải thích thông tin về thuốc cho người bệnh
5.2 Kế hoạch chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh
Việc nhận định và đưa ra chẩn đoán điều dưỡng là cơ sở để xây dựng kế hoạch chăm sóc điều dưỡng nói chung và chăm sóc bằng thuốc nói riêng Kế hoạch chăm sóc bằng thuốc cho người bệnh cần đạt được các mục tiêu: an toàn, hiệu quả, tạo
sự thoải mái và nâng cao kiến thức dùng thuốc cho người bệnh
HiÖu qu¶
KiÕn thøc
An toµn
Tho¶i m¸i
Môc tiªu ch¨m sãc thuèc cho ng−êi bÖnh
5.3 Can thiệp điều dưỡng về chăm sóc thuốc
5.3.1 Biện pháp đảm bảo an toàn
Chống nhầm lẫn thuốc, đảm bảo 5 đúng theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới