- Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc... MÔN: NGỮ VĂN Không kể
Trang 1KIỂM TRA 15 PHÚT KHỐI 6
MÔN: NGỮ VĂN
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (7 điểm) Có mấy kiểu so sánh, kể ra? Cho biết tác dụng của so sánh?
Câu 2: (3 điểm) Xác định từ so sánh và kiểu so sánh trong ví dụ sau:
“Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Đáp án:
1
- Có 2 kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
- Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu
tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu
hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
1 điểm
1 điểm
1 điểm
4 điểm
2 - Từ so sánh: “như”- Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng. 1.5 điểm
1.5 điểm
Trang 2MÔN: NGỮ VĂN
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (7 điểm) Cho biết sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ?
Câu 2: (3 điểm) Xác định biện pháp tu từ (xác định từ và kiểu) được sử dụng trong ví
dụ sau:
“Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Đáp án:
1
* Giống nhau: Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự
vật hiện tượng khác
* Khác nhau:
- Ẩn dụ:
+ Dựa vào quan hệ tương đồng
+ 4 kiểu: Hình thức; cách thức; Phẩm chất; Chuyển đổi cảm giác
- Hoán dụ:
+ Quan hệ gần gũi tương cận
+ 4 kiểu: Bộ phận – toàn thể; Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng;
Dấu hiệu sự vật – sự vật; Cụ thể - trừu tượng
2 điểm
2.5 điểm
2.5 điểm
2 - Ẩn dụ: Thuyền (Người đi xa_nam) và bến (Người ở lại_nữ)
- Kiểu: Tương đồng về phẩm chất
1.5 điểm 1.5 điểm
KIỂM TRA 15 PHÚT LỚP 8A1
Trang 3(Không kể thời gian viết đề)
ĐỀ:
Câu 1: (7 điểm) Cho biết đặc điểm, chức năng của câu cảm thán?
Câu 2: (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng, trong đó có sử dụng ít nhất hai
câu cảm thán và xác định
Đáp án:
1
* Khái niệm:
- Câu cảm thán là câu chứa những từ ngữ cảm thán như: Ôi, than
ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng
nào, … Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người
viết); Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng
ngày hay ngôn ngữ văn chương Khi viết kết thúc bằng dấu chấm
than
7 điểm
2
-Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 dòng, trong đó có sử dụng ít nhất hai
câu cảm thán và xác định.
- Chủ đề tự chọn.
- Cấu trúc: đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn.
- Nội dung: thể hiện rõ chủ đề, diễn đạt mạch lạc.
- Trong đó có ít nhất nhất hai câu cảm thán và xác định.
LƯU Ý: Tùy vào đáp án HS đặt câu mà giáo viên có thể linh hoạt
chấm điểm theo bài làm của học sinh.
3 điểm
KIỂM TRA 15 PHÚT KHỐI 8_LẦN 2 KHII
Trang 4(Không kể thời gian viết đề)
ĐỀ:
Câu 1: (7 điểm) Hãy cho biết thế nào là câu phủ định? Có mấy loại câu phủ định?
Câu 2: (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng, trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu
phủ định và xác định?
Đáp án:
1
- Khái niệm: Có từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải
đâu, đâu có phải…
- Câu phủ định được chia thành hai loại:
+ Câu phủ định miêu tả: dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự
việc, tính chất, quan hệ nào đó.
+ Câu phủ định bác bỏ: dùng để phản bác một ý kiến, nhận định của
người khác
3 điểm
4 điểm
2
- Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 dòng, trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu
phủ định và xác định (3 điểm)
- Chủ đề tự chọn.
- Nội dung: thể hiện rõ chủ đề, diễn đạt mạch lạc.
- Trong đó có ít nhất 1 câu phủ định và xác định.
VD:
+Tôi không đi chơi.
+Tôi chưa đi chơi.
+Tôi chẳng đi chơi.
+Đâu có! Nó là của tôi
- Cấu trúc: đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn.
LƯU Ý: Tùy vào đáp án HS đặt câu mà giáo viên có thể linh hoạt chấm
điểm theo bài làm của học sinh.
3 điểm