1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX

101 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam - một quốc gia có bề dày lịch sử, được hình thành tương đối sớm trong khu vực Đông Nam Á, cư dân nơi đây đã sớm gây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc Việt Nam gắn với kinh tế nông nghiệp lúa nước. Được sự ưu đãi của vị trí địa lý, nằm trên trục Bắc - Nam, trên địa bàn giao thoa của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát huy những giá trị văn hóa bản địa cũng như tiếp thu có chọn lọc những văn hóa nhân loại để làm giàu thêm, đa dạng thêm nền văn hóa dân tộc. Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định“Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình, văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”. Văn hóa truyền thống có sức sống mãnh liệt, nhờ vậy dù cho đất nước trong suốt một thời gian dài có chìm đắm dưới vó ngựa của quân xâm lược, dù cho một số đáng kể các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần có bị mất mát hoặc bị tiêu hủy đi do sự tàn bạo của kẻ thù thì dân tộc Việt Nam cùng với nền văn hóa lâu đời cũng đã không vì thế mà bị tiêu diệt hoặc bị đồng hóa. Đã từ lâu khi nói đến văn hóa làng, nét văn hóa của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng làm nên biểu tượng làng quê Việt Nam. Đó là hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình”. Từ bao đời nay, Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Nhắc tới văn hóa Làng, chúng ta không thể bỏ quên hình ảnh ngôi đình Luận văn: Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thể kỷ XX 2 làng, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca dân tộc: “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.” Ngày nay khi nhịp sống hiện đại, xô bồ ngày càng thành xu thế của xã hội, ta mới chợt nhận ra rằng hình ảnh Làng Việt bình dị xưa với những “cây đa, bến nước, sân đình” đã dần lui vào quá khứ để nhường chỗ cho những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, biết bao vẻ đẹp thuần khiết nơi thôn quê nay gần như không còn nữa. Xây dựng nền kinh tế năng động phát triển là quan trọng, xong để có sự phát triển bền vững, hài hòa cần phải đi đôi với việc giữ gìn, kế thừa và phát huy nền văn hóa cổ truyền dân tộc. Mái đình làng Việt với những lễ hội dân gian đươc diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về từ lâu đã thấm sâu vào tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, nó được coi là biểu tượng là linh hồn của cộng đồng làng xã Việt Nam. Tìm hiểu về Đình làng giúp chúng ta phần nào hiểu sâu sắc hơn về làng xã Việt Nam truyền thống, tư duy, tín ngưỡng, phong tục tập quán của làng quê Việt Nam từ xưa đến nay, cũng như nhận thấy nét đẹp trong cách nghĩ, cách sống của những người dân quê chất phác và vô cùng hồn hậu ấy. Theo năm tháng do chiến tranh, thiên tai hay do nhận thức của người dân, nhiều ngôi đình bị xuống cấp hay đã bị sử dụng không đúng với ý nghĩa của nó gây ra một vết thương lớn cho văn hóa cổ truyền dân tộc. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải khôi phục lại những di sản truyền thống đã và đang bị phai mờ của làng quê Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Văn hóa là một phạm trù rộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, khi nhắc đến văn hóa tinh thần chúng ta không thể không nhắc đến những phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ những người có công với dân làng, những người có công với Luận văn: Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thể kỷ XX 3 dân tộc…vv. Đó là nét đẹp truyền thống bao đời của người dân đất Việt. Đình làng và các lĩnh vực văn hóa truyền thống có liên quan đến đình làng luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu sử học, kiến trúc, mỹ thuật quan tâm tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự trong cuốn “Đình Việt Nam” NXB Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Luận văn Nghiên cứu hệ thống đình làng ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam - một quốc gia có bề dày lịch sử, được hình thành tương đối sớm trong khu vực Đông Nam Á, cư dân nơi đây đã sớm gây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc Việt Nam gắn với kinh tế nông nghiệp lúa nước Được sự ưu đãi của vị trí địa lý, nằm trên trục Bắc - Nam, trên địa bàn giao thoa của hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ Trong quá trình phát triển, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát huy những giá trị văn hóa bản địa cũng như tiếp thu có chọn lọc những văn hóa nhân loại để làm giàu thêm, đa dạng thêm nền văn hóa dân tộc

Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định“Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình, văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”

Văn hóa truyền thống có sức sống mãnh liệt, nhờ vậy dù cho đất nước trong suốt một thời gian dài có chìm đắm dưới vó ngựa của quân xâm lược, dù cho một số đáng kể các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần có bị mất mát hoặc bị tiêu hủy đi do sự tàn bạo của kẻ thù thì dân tộc Việt Nam cùng với nền văn hóa lâu đời cũng đã không vì thế mà bị tiêu diệt hoặc bị đồng hóa

Đã từ lâu khi nói đến văn hóa làng, nét văn hóa của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng làm nên biểu tượng làng quê Việt Nam Đó là hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình” Từ bao đời nay, Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ

Nhắc tới văn hóa Làng, chúng ta không thể bỏ quên hình ảnh ngôi đình

Trang 2

làng, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca dân tộc:

“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.”

Ngày nay khi nhịp sống hiện đại, xô bồ ngày càng thành xu thế của xã hội, ta mới chợt nhận ra rằng hình ảnh Làng Việt bình dị xưa với những “cây

đa, bến nước, sân đình” đã dần lui vào quá khứ để nhường chỗ cho những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, biết bao vẻ đẹp thuần khiết nơi thôn quê nay gần như không còn nữa

Xây dựng nền kinh tế năng động phát triển là quan trọng, xong để có sự phát triển bền vững, hài hòa cần phải đi đôi với việc giữ gìn, kế thừa và phát huy nền văn hóa cổ truyền dân tộc

Mái đình làng Việt với những lễ hội dân gian đươc diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về từ lâu đã thấm sâu vào tiềm thức của mỗi người dân đất Việt,

nó được coi là biểu tượng là linh hồn của cộng đồng làng xã Việt Nam

Tìm hiểu về Đình làng giúp chúng ta phần nào hiểu sâu sắc hơn về làng

xã Việt Nam truyền thống, tư duy, tín ngưỡng, phong tục tập quán của làng quê Việt Nam từ xưa đến nay, cũng như nhận thấy nét đẹp trong cách nghĩ, cách sống của những người dân quê chất phác và vô cùng hồn hậu ấy

Theo năm tháng do chiến tranh, thiên tai hay do nhận thức của người dân, nhiều ngôi đình bị xuống cấp hay đã bị sử dụng không đúng với ý nghĩa của nó gây ra một vết thương lớn cho văn hóa cổ truyền dân tộc

Vì vậy vấn đề đặt ra là phải khôi phục lại những di sản truyền thống đã

và đang bị phai mờ của làng quê Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa là một phạm trù rộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, khi nhắc đến văn hóa tinh thần chúng ta không thể không nhắc đến những phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ những người có công với dân làng, những người có công với

Trang 3

dân tộc…vv Đó là nét đẹp truyền thống bao đời của người dân đất Việt

Đình làng và các lĩnh vực văn hóa truyền thống có liên quan đến đình làng luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu sử học, kiến trúc, mỹ thuật quan tâm tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự trong cuốn “Đình Việt Nam” NXB thành phố Hồ Chí Minh 2002 giới thiệu kiến trúc các ngôi đình tiêu biểu và hội làng truyền thống một số nơi ở Việt Nam

Họa sĩ Lê Thanh Đức với “Nét đẹp đình làng” NXB Mỹ Thuật giới thiệu bức tranh toàn cảnh cùng với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc truyền thống qua các ngôi Đình làng ở Việt Nam

Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng cuốn “Đình Nam Bộ xưa và nay” cũng cho chúng ta nét đẹp đình Nam Bộ qua nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cũng như lễ hội dân gian truyền thống của người dân Nam Bộ

Trong cuốn “Sổ tay hành hương đất phương Nam” NXB văn hóa dân tộc 2012 đã cho chúng ta thấy được phần nào kiến trúc đình Nam Bộ hiểu rõ hơn về những đồ thờ tự trong ngôi đình Nam Bộ xưa

Trong những bài tham luận hội thảo “Người Việt Nam bộ lần thứ 2” tháng 9 năm 1999 đã có phần so sánh đình Nam bộ với đình Bắc bộ Trong cuốn “ Đình, Miếu và lễ hội dân gian Miền Nam” NXB Đồng Tháp năm

1994, Tác giả Sơn Nam cũng đã giới thiệu về nghệ thuật kiến trúc và trang trí trong các ngôi đình ở Miền Nam

Tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân cuốn “Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh” NXB Trẻ năm 1999 cũng đề cập đến vị trí vai trò những ngôi đình cũng như số phận của nó trước sự đô thị hóa của Thành phố Hồ Chí Minh

Đình làng cũng là đề tài được nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng quan tâm nghiên cứu với bài viết “Kiến trúc đình làng” đăng trên tạp chí khảo cổ học số 2/1989

Trang 4

Thường chủ biên, NXB Văn hóa Thông Tin năm 1999 đã giới thiệu lịch sử kiến trúc các thành lũy, đền, tháp, đình … trên đất nước Việt Nam từ xưa đến nay trong đó có 1 phần giới thiệu về các ngôi đình đã được xếp hạng quốc gia

Trong cuốn “Một số cơ sở tín ngưỡng dân gian” của Ban quản lý di tích lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 cũng đã giới thiệu những ngôi đình tiêu biểu trong Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến trúc độc đáo

Nhìn chung các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập khá toàn diện sinh động nét đẹp cổ kính của những ngôi đình làng và đây có thể coi là một đề tài không mới ở hệ thống tổng quát

Tuy nhiên chưa có một công trình nào chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống về các ngôi đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chính vì ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của viêc nghiên cứu về

hệ thống đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh nên tác giả đã chọn đề tài trên

để nghiên cứu

3.Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Là hệ thống những ngôi Đình làng Việt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo của các cấp chính quyền địa phương với những di tích lịch sử văn hóa này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa vào các tài liệu đa dạng, phong phú, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu khía cạnh niên đại, không gian phân bố, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đình làng, các vị thần được thờ trong đình làng, vai trò của đình làng trong đời sống và rút ra những điểm tương đồng cũng như những đặc trưng riêng biệt của đình làng

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: nghiên cứu hệ thống đình làng thế kỷ XX

Về không gian: tập trung nghiên cứu về những ngôi đình ở thành phố

Hồ Chí Minh

3.4 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Mong muốn được hiểu thêm về những ngôi đình trên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Đưa ra một cái nhìn tổng thể về các ngôi đình làng trên nhiều phương diện khác nhau Từ đó có những đề xuất đóng góp cho công tác bảo tồn quy hoạch, phát huy giá trị di tích đình làng trong thời đại ngày nay

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu thành văn gồm các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, luận văn…của một số ngôi đình làng cùng những bài viết có liên quan đến vấn đề đình làng nói chung và hệ thống đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Những câu chuyện truyền miệng, thần thoại ca dao dân ca…

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn tác giả dùng phương pháp luận và phương pháp cụ thể

Phương pháp luận bao gồm phương pháp biện chứng, phương pháp lịch

sử và phương pháp logic

Phương pháp biện chứng là đặt vấn đề cần nghiên cứu trong mối quan

hệ biện chứng với các ngôi đình làng ở các địa phương khác cũng như đình làng miền Bắc để thấy được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt trong nghệ thuật kiến trúc của những ngôi đình làng Đặc biệt là sự phản ánh

rõ nét tín ngưỡng thờ thần trong các ngôi đình làng Việt

Phương pháp lịch sử được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài Thông qua việc xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau có cái nhìn toàn diện về những nét đẹp nghệ thuật kiến trúc và xây dựng của những ngôi đình làng

Bên cạnh những phương pháp trên để đạt được hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, tổng hợp

Trang 6

,giám định tư liệu

5 Đóng góp luận văn

Qua đây chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về một di sản văn hóa vật thể Luận văn rút ra những đặc trưng riêng biệt giữa các đình với nhau, làm rõ vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, góp phần vào công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc Việt Nam nói chung

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẾ KỈ XX

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ –

Trang 7

10038 vĩ độ bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ đông

Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đông Nam Là thành phố cảng lớn nhất đất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam

Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình

Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9)

Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn Vùng này có độ cao trung bình 5 - 10m Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông

Trang 8

Đồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển, có các hồ chứa nước lớn sông Sài gòn, Kênh Đông

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé

Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Sài Gòn - nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn

hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng

1.2 Sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử

Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đấy đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí Những cư dân cổ

từ nhiều thiên nhiên kỷ trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nhiệp Văn hóa Sa Huỳnh đã từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng Thời

kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu công nguyên cho tới thế kỷ VII, khu vực miền nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này

Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Gia Định phủ

Hai địa danh Sài Gòn và Bến Nghé đã xuất hiện sớm từ năm 1623, đó

là hai đồn thu thuế của chúa Nguyễn, sau đã trở thành hai trung tâm khá lớn

Sự nghiệp “mở mang bờ cõi” xưa chính là do “lưu dân tự động tiến hành trước bằng khẩn hoang lập ấp, rồi nhà nước phong kiến mới đến sau để lập phủ huyện cai trị”.[28; tr.475]

Năm 1698 đánh dấu việc lập phủ huyện “mùa xuân năm Mậu dần đời vua Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế (tức chúa Minh tên Nguyễn phước Chu) sai thống xuất chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh

Trang 9

lược Cao Miên lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Tuấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt chức lưu thủ cai bạ và ký lục để quản trị” [28; tr.475]

Xứ Sài Gòn rộng từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Trên đó lập huyện Tân Bình [28; tr.475]

Dinh phiên Trấn được dựng lên để cai trị huyện Tân Bình Dinh vừa là

lỵ sở vừa là đơn vị hành chính Đàng Ngoài chia ra 13 trấn, còn Đàng Trong chia ra 11 dinh Tuy nhiên miền Nam là đất mới khai mở nên dinh, phiên, trấn chỉ coi một huyện Tân Bình, còn phủ Gia Định gồm cả hai huyện Tân Bình và Phước Long

Năm 1698 sau khi đã có khá đông lưu dân tới khẩn hoang lập ấp chúa Nguyễn mới đặt phủ huyện tại miền Đông Nam Bộ Phủ Gia Định rộng từ bờ biển Bà Rịa tới sông Vàm Cỏ Huyện Phước Long ở tây ngạn sông Sài Gòn Huyện Tân Bình ở hữu ngạn sông Sài Gòn

Năm 1757, phủ Gia Định bao trùm khắp Nam Bộ Ngoài ba dinh và một trấn ở trên lập thêm các đạo Trường Đồn, Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc, Kiên Giang và Long Xuyên

Năm 1772 vùng Sài Gòn - Bến Nghé đã trở nên thành phố với đầy đủ ý nghĩa của nó

Năm 1790 trên bản đồ đã ghi rõ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh và mệnh danh chung là Thành phố Sài Gòn Địa bàn Thành phố đã phân làm hai vùng có bộ mặt khác nhau Vùng kẻ chợ nằm trong “cựu lũy” và vùng quê rất rộng nằm trong địa phận các tổng Bình Dương, Tân Long và Bình An

Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Gia Định trấn và Gia Định Thành

Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây

Trang 10

đó được đổi thành "Gia Định kinh”

Năm 1802 sau khi lấy được Huế, Nguyễn Ánh bỏ Gia Định kinh “cải Gia Định phủ làm Gia Định trấn”[28; tr.478] Đó là : Dinh Phiên trấn

Địa bàn thành phố có phần lớn vẫn nằm trong địa phận 2 tổng Bình Dương, Tân Long của huyện Tân Bình thuộc dinh phiên Trấn và phần nhỏ nằm trong địa phận tổng Bình An của huyện Phước Long thuộc dinh Trấn biên như cũ Vùng đô thị hóa Sài Gòn - Bến Nghé cùng với thành Bát quái vẫn là trung tâm quan trọng cả về chính trị lẫn kinh tế hàng đầu của nước Việt Nam Đó là những nơi “đô hộ cả nước không đâu sánh bằng”[28; tr.480]

Khi tổng trấn Lê Văn Duyệt mất năm 1832 lập tức Gia Định Thành bị giải thể bãi chức tổng Trấn, thực thi chính sách tự trị và tập quyền của triều đình Huế

Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời lục tỉnh và Nam Kỳ lục tỉnh

Bắc thành giải thể, các Trấn đổi thành Tỉnh Trong Nam khi Lê Văn Duyệt chết, giải thể Gia Định thành Đổi 5 trấn thành 6 tỉnh Không dùng võ tướng làm trấn thủ mà đặt văn quan làm các chức tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát để cai trị tỉnh gồm các tỉnh:

Biên Hòa, Phiên An, Vĩnh Long, An Giang, Định Tường, Hà Tiên, năm

1834 gọi chung sáu tỉnh là Nam kỳ lục tỉnh

Năm 1836 cải tên tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định và lập thêm phủ mới

là phủ Tây Ninh

Thành phố Hồ Chí Minh dưới thời Nam Kỳ thuộc địa Pháp

Đầu năm 1959 quân pháp tới hạ thành Gia Định và chiếm đóng một phần vùng đô thị hóa Sài Gòn - Bến Nghé làm đầu cầu Đầu năm 1861 pháp

hạ đại đồn Chí Hòa rồi chiếm đánh Mỹ Tho, tỉnh Định Tường Cuối năm pháp chiếm Biên Hòa Đầu năm 1862, Bà Rịa mất sau đó là Vĩnh Long Ngày 5-6-

1862 tại Trường Thi, Phan Thanh Giản, đại diện triều đình Huế ký “hòa ước nhâm tuất” nhượng cho pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia

Trang 11

Định và Định Tường Pháp liền tổ chức lại việc cai trị và phân ranh hành chính ba tỉnh đó

Suốt từ năm 1888 đến 1941địa bàn Thành Phố dưới thời thuộcPháp lúc này gồm 20 tỉnh : Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Gía, Trà Vinh, Sa Đéc, Bến Tre, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bà Rịa, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Gò Công, Cần Thơ, Bạc Liêu.[28; tr.486]

Năm 1944 thiết lập tỉnh Tân Bình lỵ sở đặt tại xã Phú Nhuận

Trong thời gian kháng chiến chín năm chống Pháp ta làm chủ bán công khai trên phần lớn địa phận hai tỉnh Gia Định và Chợ Lớn

Hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn lập năm 1865 đến năm 1931 hai thành phố sát nhập với nhau thành địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn Năm 1952 gọi là thủ đô Sài Gòn - Chợ Lớn Năm 1954 gọi là đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, năm sau gọi là đô thành Sài Gòn

Thành Phố Hồ Chí Minh sau 1954 đến nay

Thành phố Sài Gòn từ năm 1955 đến 1975 sau hiệp định Giơ-ne-vơ thủ

đô Sài Gòn - Chợ Lớn đổi ra đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi chỉ gọi là Đô Thành Sài Gòn

Từ 30/04/1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam Thành Đô Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa, được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn - Gia Định Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn -

Trang 12

Gia Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên của chủ tịch nước đầu

tiên của nước ta

Với tổng diện tích 2.095 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm

1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn

1.3 Đình làng Việt trước thế kỷ xx

Người Việt Nam tự ngàn xưa đã gắn bó với làng quê Dù cho ngày nay, sức ép của kinh tế thị trường và lối sống náo nhiệt xô bồ đang đẩy bà con ra thành phố, thì hồn quê vẫn còn đậm nét trong sâu thẳm tâm thức mỗi người dân Việt, bởi họ luôn ấp ủ hình bóng tuổi thơ với cây đa, bến nước, mái đình Kết tinh nhiều đời của văn hóa làng, chính là ngôi đình làng cổ kính Việt Nam

Khắp dải đất Việt Nam, đâu có cộng đồng người Kinh, ở đó có ngôi đình Ngay từ thế kỷ XII, triều Lý đã ra chiếu chỉ quy định “mỗi làng xã trong

cả nước phải dựng riêng một ngôi đình” [24; tr 11]

Đình làng là ngôi nhà chung của cả làng Trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên được Viện ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2000 đã chỉ ra: “Đình là nhà công cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng (thường là nhà to, rộng nhất làng)”

Trang 13

Trong Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế cho rằng: Đình có nghĩa là dân chúng yên

ổn, chỗ mọi người tụ họp nghỉ ngơi, đình là nơi thờ thần trong làng, đình là cái đình, nơi tụ họp dân làng khi có việc chung

Như vậy, có thể nói, đình làng có ý nghĩa là ngôi nhà công cộng của cộng đồng làng xã với ba chức năng được thực hiện: hành chính, tôn giáo và

văn hóa Về chức năng hành chính, đình là chỗ để họp bàn các việc làng, để

xử kiện, phạt vạ… theo những quy ước của làng Về chức năng tôn giáo, đình

là nơi thờ thần của làng, thường là một vị nhưng cũng có khi nhiều vị, được

gọi là Thành Hoàng làng Về chức năng văn hóa, đình là nơi biểu diễn các

kịch hát, như tuồng,chèo, hát cửa đình - một hình thức đã phát triển trong các thế kỷ trước, nơi tiến hành các lễ hội, các trò chơi…

Thực ra, qua thực tế tìm hiểu, tôi thấy rằng không phải ngay từ đầu đình làng đã có đầy đủ các chức năng trên mà những chức năng này dần xuất phát theo nhu cầu của đời sống nhân dân trong các làng Thêm vào đó, trong các hoạt động của đời sống hàng ngày của dân làng, những chức năng trên không bao giờ được tách bạch, mà đan xen hòa quyện, gắn bó với nhau không tách rời

Thế kỷ XVII, nhiều cư dân người Việt đã đến khẩn hoang tại vùng Bến Nghé - Sài Gòn xưa Trong quá trình khẩn hoang, các nhóm cư dân người Việt đã hình thành các đơn vị cư trú như lân ấp, nhiều ấp hợp lại thành làng hay thôn Mỗi làng đều có nhu cầu phải xây dựng 1 ngôi đình như là ngôi nhà chung của làng, vừa là nơi họp bàn và giải quyết những việc chung của làng,

xã, đồng thời là trụ sở hành chính của làng và là nơi duy trì các lễ hội mang tính truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân gian của làng

Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp ban hành một số nghị định đã tước quyền phân cấp đất đai của làng xã Nam Bộ trong đó có Sài Gòn - Gia Định, những chính sách trên của thực dân pháp đã làm cho đình làng không còn là một thiết chế hữu cơ với tổ chức hành chính của cộng đồng làng xã và làm

Trang 14

cho quyền tự trị của làng, xã không còn dẫn đến đình làng ở Nam Bộ nói chung và ở Sài Gòn - Gia Định nói riêng đã trở thành cơ sở tín ngưỡng dân gian xã hội Đình không còn là cơ sở tín ngưỡng chỉ riêng của cộng đồng dân

cư gắn với đơn vị hành chính làng, xã như trước mà đã trở thành đình hội, thành viên của hội đình gồm cả những xã ở địa phương khác ngoài làng xã

Đình làng buổi đầu là trung tâm hành chính và sinh hoạt cộng đồng, là trung tâm hoạt động văn hóa - xã hội và là nơi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng dân gian truyền thống của cộng đồng

Kiến trúc của đình ở Thành Phố Hồ Chí Minh khá đa dạng, nhưng về

cơ bản nằm chung trong truyền thống đình Nam Bộ, bao gồm có kiến trúc chính và các kiến trúc phụ khác bao bọc xung quanh, như đông lang, tây lang, nhà túc, nhà bếp, võ ca và một số miếu thờ ở hai bên phía trước hay cạnh hai bên của đình

Ngày xưa vật liệu xây dựng còn thô sơ, nghèo nàn, tùy hoàn cảnh địa phương các đình ở thành phố Hồ Chí Minh thường được xây cất bằng:

Ghè ống: một loại gạch cổ hình tròn như cái ống, lớn cỡ bình nước 1 lít, dài khoảng 25 phân, đầu dưới bịt kín, đầu trên là miệng hơi túm lại một chút, làm bằng đất sét tốt nung kỹ, chắc hơn gạch thường, chịu đựng trên 100 năm Những hình ảnh tượng trưng cho sự linh thiêng như Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Ông Hổ, Lưỡng long tranh châu, Lưỡng long chầu nguyệt… được đắp trên các mái đình, trên án thờ, trước cổng đình, bằng vôi vữa trộn mật đường và nước nhớt của các loại vỏ cây bời lời, dây tơ hồng hoặc các cây có chất keo, độ bền có khi đến 200 năm

Nóc đình xưa lợp ngói “âm dương”, đến giữa thế kỷ XIX lợp “ngói vảy cá”, từ thế kỷ XX lợp “ngói tây” là ngói làm theo khuôn của Pháp, bằng xi măng và cát, bền chắc hơn ngói ta bằng đất sét

Chính điện: Chia làm ba gian, gian giữa để bàn thờ chính, trên vách có treo tấm biển viết chữ “Thần” bằng Hán tự thật lớn Hai bên để bàn thờ hai vị

Trang 15

thần tả - hữu, là hai vị thần hỗ trợ cho thần chính Trước bàn thờ có cặp chim lạc đứng trên lưng rùa Kế đến là hai giá cắm lô bộ, binh khí (thường là 18 môn binh khí - thập bát ban võ nghệ), trống, chiêng và một khoảng trống để Hương chức lạy cúng

Đồ thờ để trên bàn Thần gọi là “tam sự” gồm có chính giữa là lư hương, hai bên là hai cây đèn, hoặc “ngũ sự” thêm hai ống cắm nhang Tam

sự hay ngũ sự bày thẳng một đường phía ngoài hương án, phía trong có hai độc bình Chính giữa là một cái khay chân quì, trên để ba cái đài, mỗi đài có chén đựng rượu, cơi trầu và bát nước

Võ ca, võ quy: Ngạch cửa của chánh điện dính liền với một gian rộng bằng ba gian trong, thành một nền hình chữ nhật gọi là võ ca, gồm một khoảng nền trống để ghế ngồi ngay giữa, hai bên là sạp gỗ đóng như bậc thang, là nơi dân chúng ngồi xem hát gọi là võ quy Phía trong là sân khấu để đoàn hát bộ trình diễn mỗi khi cúng kiến hầu vị Thần xem

Kiến trúc thường là kiểu nhà vuông Có bốn cột cái gọi là tứ trụ trên cơ

sở đó mở rộng diện tích ra các bên nhờ các cột phụ và hệ thống kèo

Có trường hợp ngôi nhà chính là ngôi nhà có ba gian hai chái, các đình thường phải có nhà võ ca, nhà túc, nhà bếp … cũng có đình làm theo kiểu phương đình có bốn mái, do đó bốn mặt đều là mặt tiền Đặc biệt có đình làm theo kiểu chữ Đinh…võ ca và võ qui nằm ngang, nhưng chính điện trở đòn dòng dọc giống như kiến trúc một số đình miền Bắc

Phía trước cổng đình thường có một bệ gạch thờ thần Nông, hai bên thường có hai ngôi miếu thờ ngũ hành nương nương và sơn quân thần hổ

Ngũ hành nương nương là biểu tượng cho 5 yếu tố cấu thành vũ trụ (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ) thần Hổ và thần Nông là hai trong tám vị thần mà

cư dân có nền nông ngiệp truyền thống thường tôn thờ

Do ảnh hưởng chung của quan niệm và phong cách Á đông, các ngôi đình ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xây theo kiểu nội công ngoại quốc ở

Trang 16

dạng biến thể Các đình thường chú trọng đến dẫy hành lang bao bọc xung quanh, tượng trưng cho kiểu bộ vi, phía ngoài của chữ quốc biểu trưng cho kiểu nhà vườn có kiến trúc đình được xây dựng theo kiểu nhiều dẫy nhà, cách gọi dân gian gọi là kiểu sắp đọi, hay còn gọi là kiểu chữ Nhị(二), chữ Tam(三), ngôi nhà sau cùng gọi là chính tẩm và chỉ mở cửa khi có tế lễ, hội

hè Phía trước chính tẩm là bái đường

Nhìn chung kiến trúc những ngôi đình cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh có

sự tiếp thu hoặc ảnh hưởng kiểu nhà xuyên trính - nhà rường ở miền trung, các cột cái nối với nhau bằng cây trính, cây xuyên, các vì kèo nối với nhau bằng cây xà dọc, chính giữa cây xà ngang có một cây làm trụ đỡ đầu kèo trên nóc Đa số cột đình có hình dáng tròn Bốn cột cái của chính điện thường trang trí hình lưỡng long triều nguyệt, các đầu trụ và hai bên hồi của đình có các tảng lân bằng gốm, ngói lợp là loại ngói âm dương

Sự bài trí bên trong ngôi đình ở mỗi ngôi đình cụ thể có khác nhau ít nhiều, tuy nhiên sự bài trí ở nhiều ngôi đình thường là:

Trong chính tẩm từ ngoài nhìn vào có đôi Hạc đứng lên lưng Rùa, hạc thường đứng khá cao, đây là biểu tượng tượng trưng cho sự bền vững hai bên

có bầy nghi tượng, lỗ bộ, bát bửu, cờ, lao lam, hương án đươc sơn son thiếp vàng rực rỡ, trong chính tẩm thường có sáu đến mười bàn thờ, hương án hội đồng là nơi thờ sơn hà xã tắc và các vị phúc thần của địa phương, đồng thời là

nơi chúc tụng Vua nên thường treo hoành phi câu đối có những chữ “thánh thọ vô cương ”, “Quốc thái dân an” [39; tr.18] Sau hương án hội đồng là bàn

thờ chính với khám thờ, hương án được chạm trổ sơn son thiếp vàng lộng lẫy Giữa khám thờ là một chữ “Thần”

Tả ban và hữu ban thờ các thần linh hậu cận bên tả và bên hữu của thần hoàng làng, thờ tiền hiền và hậu hiền là thờ những người có công quy tập dân chúng lập làng, xây dựng và bảo vệ làng trong quá trình phát triển, đặc biệt là

có công xây dựng những công trình phúc lợi đầu tiên của làng, xã

Trang 17

Các Thần được xem là Thần cai quản, trông nom việc duy trì hoạt động của Đình như: Thổ Công, Thổ Địa, Táo Quân,…đều phải thờ ở các khu vực phía sau Các vị Thần như Chúa Xứ Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân…chỉ thờ trong các Miếu bên ngoài cạnh Đình

Các Đình đều thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, theo Trương Ngọc Tường “Thành” là thành lũy, “Hoàng” là hào lũy, nó có nguồn gốc ở Trung Quốc, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là sinh hoạt văn hóa thị dân, bao gồm kinh thành, tỉnh thành, và quận, huyện thành

Các đình thờ vị thần Thành Hoàng được coi là người có công trong công cuộc khẩn hoang lập ấp, lập làng, thậm chí có đình còn đưa vị thần của làng, xã là thần Thành Hoàng Bổn Cảnh có sắc phong

Hàng năm, tại các đình ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra khá nhiều dịp cúng, lễ trong đó có một số lễ tiêu biểu: ngày lễ theo tiết là dạng các lễ truyền thống chung của Người Việt, ngày tết Nguyên Đán cúng mừng tuổi thần, sáng mùng 3 là lễ ra mắt Chiều mùng 7 là ngày khai Hạ, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày cúng Đoan Ngọ - tết giữa năm, cúng gạo mới gọi là “cúng thường tân” lễ cúng đưa tiễn Thần ngày 25 tháng Chạp và lễ rước các thần về đình ngày 30 tháng Chạp

Ngoài ra, còn có lễ mang tính truyền thống của cư dân nông nghiệp, gắn liền với cuộc sống lao động của làng, xã đó là lễ Thượng Điền, và Hạ Điền là lễ bước vào làm mùa và thu hoạch mùa, có nơi gọi là lễ cầu Bông, ngày tháng cụ thể tùy từng nơi gắn liền với tính chất mùa màng

Một số ngày lễ liên quan đến tín ngưỡng Đạo giáo, Phật giáo cũng được thâm nhập vào đình làng như “Thượng Nguyên Thiên Quan Tứ Phúc” vào rằm tháng giêng, lễ “Hạ Nguyên Thủy Quan Giải Ách” vào rằm tháng 10, nhất là lễ “Trung Nguyên Địa Quan Xá Tội” là lễ “Chẩn Tế Cô Hồn” từ giữa tháng 7 và nơi nào tổ chức muộn nhất cũng chỉ trong tháng bẩy

Trang 18

Tiều kết chương 1

Do có vị thế địa lý thuận lợi, ở vị trí tiếp giáp với vùng đồi núi Đông Nam Bộ, đồng thời là nơi có những khu đất và gò đất cao tiếp giáp với vùng đồng bằng Tây Nam bộ, từ thế kỷ 17 Sài gòn - Gia định đã từng là nơi tụ cư của nhiều lớp cư dân trong công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam bộ Những

cư dân đến khẩn hoang và định cư lập nghiệp nơi đây, trước hết là người Việt sau đó là cộng đồng người Hoa và một số cư dân khác

Quá trình khẩn hoang lập ấp, thôn, làng các cộng đồng cư dân sống trên địa bàn này đã cùng nhau đoàn kết, chung sống đấu tranh xây dựng làm cho vùng đất này ngày càng trù phú và phát triển trên nhiều phương diện Cùng với quá trình xây dựng phát triển kinh tế nhằm bảo đảm cuộc sống vật chất, nhiều cơ sở tín ngưỡng dân gian được hình thành, đã trở thành điểm nút cho sợi dây gắn kết trong mối quan hệ nhiều chiều của các cộng đồng cư dân, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần cho các cộng đồng cư dân nơi đây

Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất của những cơ sở tín ngưỡng dân gian tại vùng đất thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 20 Qúa trình hình thành và phát triển của các cơ sở tín ngưỡng dân gian này luôn gắn liền với sự hình thành các nhóm cộng đồng cư dân và sự phát triển của đời sống vật chất, nhu cầu đòi hỏi của đời sống tinh thần trong mối quan hệ và sự gắn kết nhau trong cuộc sống

Các cơ sở tín ngưỡng dân gian của các cộng đồng dân cư đã trở thành minh chứng vật chất về sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong diễn trình lịch sử

Trang 19

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG ĐÌNH LÀNG VIỆT

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẾ KỶ XX

2.1 Số lượng và sự phân bố Đình làng Việt

Nhắc đến văn hóa làng Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến

“Đình làng” Đình là ngôi nhà công cộng của cộng đồng làng xã Việt Nam

Nơi đây ba chức năng được thực hiện là hành chính, tôn giáo và văn hóa Về

chức năng hành chính Đình là chỗ để họp bàn các “việc làng” để xử kiện, phạt

vạ….theo những quy ước của làng Về chức năng tôn giáo, đình là nơi thờ thần của làng thường là một vị nhưng cũng có khi nhiều vị được gọi là

“Thành Hoàng” làng Về chức năng văn hóa, đình là nơi biểu diễn các lịch hát như hát chèo, hát cửa đình…một hình thức đã phát triển trong các thế kỷ trước nơi tiến hành lễ hội, các trò chơi Các chức năng trên không bao giờ được tách bạch mà đan xen hòa quyện với nhau

Có thể coi Đình là một tòa thị chính, một nhà thờ và một nhà văn hóa cộng lại của làng xã Việt Nam Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng

xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt Nam

Về nguồn gốc của Đình làng có hai ý kiến khác nhau:

Một là xuất phát từ ngôi nhà chung trong làng, sau các chức năng được

bổ sung dần để trở thành ngôi đình Trong cuốn “Đình Việt Nam” cho rằng

Trang 20

nguồn gốc của đình là ngôi nhà chung của cộng đồng làng

Mặc dù còn thiếu chứng cớ ta tin rằng Đình - ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải là thời tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc Tất nhiên là thời đó chưa được gọi là Đình một từ vay mượn của Trung Hoa

Một ý kiến khác cho rằng Đình xuất phát từ đình trạm, sau trở thành nơi thờ tự rồi thành Đình

Ở thời Trần nước ta xuất hiện nhiều đình trạm

Năm Tân Mão 1231 Thượng Hoàng Trần Thừa xuống chiếu quy định trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ nguyện trước đấy nước ta lập nhiều đình trạm, thường quét vôi trắng cho người đi đường nghỉ chân Khi Thượng Hoàng còn hàn vi, từng một lần nghỉ ở đấy bỗng có một nhà sư bảo rằng “người trẻ tuổi này sau tất đại quý” nói xong không thấy đâu nữa bởi vậy ngài lấy được thiên hạ thì ra lệnh này

Sau này bổ sung thêm hai chức năng thờ cúng và công sở hai chức năng này lấn át chức năng trạm nghỉ chân

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Đình làng xuất hiện rất sớm ở nước

ta Ngay từ khi ra đời ngôi đình đã gắn bó thân thiết với mỗi người dân Việt, ngôi đình là môi trường trong đó nhiều truyền thống văn hóa được bảo lưu

Việc xác định chính xác niên đại cho các ngôi đình ở Nam Bộ nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng là một công việc rất khó khăn phức tạp Bởi vì hầu hết các ngôi đình không còn nguyên vẹn mà đã qua nhiều lần đại tu, sửa chữa, tôn tạo Mỗi lần trùng tu, tôn tạo, đình lại bị bóc đi lớp vỏ nguyên bản của nó và đươc khoác thêm chiếc áo mới, có sự thay đổi về kiến trúc và thêm những bức trạm khắc mới Ngoài ra do thời gian và đặc biệt

do chiến tranh đã làm mất đi những dữ liệu lịch sử, những cổ vật, hiện vật quan trọng của các đình Vì vậy việc xác định niên đại chủ yếu dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau như truyền miệng, hệ thống sắc phong, văn bia, thông qua những thông tin trên câu đối, kiến trúc, điêu khắc

Trang 21

Thành Phố Hồ Chí Minh có 272 ngôi đình rải rác trên 18 quận huyện

Số đình ở các quận trung tâm không cao chỉ có 29 ngôi đình, đa số Đình tập trung ở các vùng ven và ngoại thành Hệ thống Đình ở Thành Phố Hồ Chí Minh còn tồn tại đến ngày nay đã phải trải qua nhiều biến động do chiến tranh, loạn lạc, quy hoạch và đến nay là đô thị hóa

Dưới đây là một số ngôi đình tiêu biểu ở Thành Phố Hồ Chí Minh

- Đình Bình Hòa

Đình Bình Hòa tọa lạc tại số 15/77 Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh Đình Bình Hòa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX Năm 1877, đình được trùng tu lần đầu tiên năm 1924 đình được trùng tu lần thứ hai

Đình được xây dựng trên gò đất cao, quay về hướng đông Bố cục của đình Bình Hòa rất điển hình cho kiểu kiến trúc cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XVIII - XIX

Mặt bằng kiến trúc chia thành hai trục chính song song với nhau có trục chính và trục phụ

Trục chính có Tiền Điện, Trung Điện và Chính Điện

Trục phụ nằm bên trái có: nhà túc, nhà kho, nhà bếp, giữa hai trục có khoảng trống Thiên Tỉnh

Cổng Đình được xây dựng theo kiểu Tam Quan Có bia Ông Hổ, hai bên là Miếu Ngũ Hành và Miếu Thần Nông Sân Đình rộng lát gạch tàu

Tiền Điện hình chữ nhật, kiểu nhà ba gian hai chái Tiền Điện có hai cửa, mỗi cửa có 2 cánh sơn son Từ Tiền Điện nhìn vào trong có thể thấy 4 hàng cột cao thẳng tắp, đen bóng có đường kính khoảng 0.35m - 0.4m cao 6m Bộ cột như vậy rất hiếm trong các công trình cổ tại thành phố

Tại Tiền Điện có đặt Long Đình, Long Đình bằng gỗ sơn son thiếp vàng được làm như mái đình thu nhỏ

Trên mái Trung Điện ở giữa được trang trí Lưỡng Long Tranh Châu, hai bên là cá Chép hóa Long bằng gốm tráng men Mái Đình không cong như các Đình, chùa cổ ở Miền Bắc, các nét không bay lượn cầu kỳ mà chắc khỏe Đây là đặc điểm chung của các công trình kiến trúc cổ Miền Nam

Trang 22

Mái Trung Điện có hai tầng, làm theo kiểu mái chồng diềm

Trung Điện có mái cao nhất, có 4 bàn thờ Phía ngoài là bàn Nghi Án, bên trong có 3 bàn thờ, ở giữa là bàn thờ hội đồng ngoại, bên trái là bàn thờ Đông Hiến, bên phải là bàn thờ Tây Hiến

Chính Điện được dựng theo kiểu tứ tượng, các xà gỗ bằng gỗ, vì kèo kẻ chuyển kết hợp với tường hồi chịu lực

Mái Chính Điện chỉ có một tầng, thấp hơn mái Trung Điện, không gian nơi đây bị hạn chế tối đa ánh sáng từ bên ngoài đưa vào Nơi thờ cúng thần linh ánh sáng vần được tạo ra một cách mờ ảo cùng với khói nhang nghi ngút

Trước Chính Điện đặt bàn thờ hội đồng nội Trên có bài vị đề: “Cung Thỉnh Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Thần Chiêu Linh ứng Tứ Vị Thánh Nương Vương”.[39; tr.47] Bài vị được đặt trên ngai chạm đầu rồng phía trước ngai

Hai bên chính điện có mõ lớn, chiêng, bạch mã, trong chính điện có hai cặp câu đối hình lòng máng được sơn son thiếp vàng:

Cặp thứ nhất

-Thoại khí yết kim lư, đẩu chuyển trinh hồi anh phong nhược kiến

-Tường vân phủ tử các, đăng oanh chúc hoảng miếu mạo thường tân nghĩa là:

-Khí đẹp soi sáng lư vàng, ngôi sao sáng lặn rồi mọc thấy như anh phong hiển hiện

-Mây lành bao quanh gác tía, đèn đuốc sáng choang rực rỡ, xem như miếu mạo mới toanh.[39; tr 48]

Cặp thứ hai:

Trang 23

-Vọng lục hiệp chi dao, hải bất dương ba hàm mong thánh đức

-Thống tứ dân chi chúng, nhơn giai bị tranh ích túy thần hưu

Trên chính điện còn có ba bức hoành

-“Cầu chi tất linh” (có cầu ắt ứng 1980)

-“Thành tài phụ tướng”(đất này đã vun trồng nên vị tướng 1925)

-“Thần tứ phong cương” (thần ban cho cương thổ này 1938) [39 tr50]

Bên trục phụ có nhà túc, nhà kho và nhà bếp Đây là một dãy nhà ba gian hai chái, chạy dài song song với trục chính giữa trục phụ và trục chính có khoảng trống làm sân thiên tỉnh Nhà túc là nơi ban quản lý đình làm việc, tiếp khách

Tại nhà túc có ba bàn thờ

-Giữa: Bàn thờ tiền hiền và hậu hiền

-Bên phải: Bàn thờ anh hùng liệt sĩ

-Trái : Tiền vãn, hậu vãn

Nhìn chung, đình Bình Hòa cũng như hầu hết các ngôi đình khác ở Thành phố Hồ Chí Minh, đều có vẻ đẹp mộc mạc giản dị, mọi sự trang trí đều tập trung và các đồ thờ cúng bên trong

Toàn bộ ngôi đình lợp ngói âm dương, hệ thống vì kèo bằng gỗ cửa bằng gỗ sơn son

Đình Bình Hòa thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh theo tục thờ thần của người Việt Nam Thờ thần ở đình Bình Hòa được vua Tự Đức phong sắc vào năm 1853

Vị thần được thờ tại đình gồm có:

Trang 24

1 Quản Giới Bổn Sứ Thành Hoàng Đại Vương

2 Kinh Đô Dục Lộ Thành Hoàng Đại Vương

3 Bổn Sứ Cao Các Quảng Độ

4 Châu Du Thành Hoàng Đại Vương

5 Đại Cân Quốc Gia Nam Hải, Chiêu Linh Ứng Tứ Vị Thánh Nương Vương

Ngoài ra tại đình còn thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tiền Vãn, Hậu Vãn Hàng tháng đình Bình Hòa cúng 2 ngày 15 và 30

Sự thờ cúng tại đình Bình Hòa đã duy trì theo tục lệ cổ truyền của đình Việt Nam Đình là sự hiện diện của văn hóa làng xã được duy trì và phát huy tính tích cực trong chế độ mới

Các nghi lễ thờ cúng đã được giản lược để phù hợp với hoàn cảnh mới trong môi trường đô thị

-Đình Hưng phú

Đình Hưng Phú tọa lạc tại số 617/19 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Đường Bến Ba Đình đã có từ lâu, đến ngày 23/01/1945 được đặt lên là Quai Arroyo Chinois, và đến năm 1955 được đổi tên

là Bến Ba Đình

Đình Hưng Phú được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19 khi thôn Hưng Phú được thành lập (thôn Hưng Phú thuộc tổng Tân Phong Trung, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định)

Hưng Phú Đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh là Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục - một danh tướng dưới triều Lê Ngoài chức năng là nơi thờ phụng Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị thần khác theo truyền thống tín ngưỡng Nam Bộ, đình còn là trụ sở hành chính, nơi sinh hoạt cộng đồng

Ngoài tướng quân Nguyễn Phục, đình còn thờ các vị:

- Tả ban, Hữu ban

- Hội đồng

Trang 25

- Đông hiến, Hậu hiền

Gian nghĩa từ thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền có công với làng xã Từ nghĩa từ có lối dẫn vào chính điện, giữa chính điện bày hương án thờ tướng quan Nguyễn Phục Chầu 2 bên hương án là đôi hạc đứng trên lưng rùa bằng gỗ

Sau hương án thờ thần có một bình phong lớn ngăn cách với án thờ Quan Thánh đế quân ở phía sau Ở vách tường ngay trên án thờ Quan Đế là một phù điêu đắp nổi hình Quan Đế ngồi trên ngai, hai bên có Quan Bình và Châu Xương đứng hầu Bên trái án thờ Quan Đế có tượng ngựa Xích Thố, đối xứng với tượng Bạch Mã thái giám ở bên phải

Án thờ Tả ban và Hữu ban đặt ở hai góc cuối chính điện, ngang với án thờ Quan Đế và tượng Bạch mã thái giám, ngựa Xích Thố Hai án thờ này được trang trí giống nhau

Tiếp theo chính điện là tiền điện, được bài trí đơn giản, có 3 bàn thờ đặt ngang nhau, giữa là bàn thờ Hội đồng, hai bên thờ Đông hiến, Tây hiến Phía trên ba bàn thờ này treo bức hoành phi

Từ tiền điện có hai bậc tam cấp dẫn lên sân khấu ở võ ca Sau lưng sân

Trang 26

khấu là một tam cấp dẫn ra sân đình Sân khấu có bàn thờ Thần hổ (đặt đối diện cửa đình), bàn thờ Thiên phụ địa mẫu, Thần Nông, Thần Thành hoàng bổn cảnh, Ngũ hành nương nương…

Hưng Phú Đình là di tích kiến trúc nghệ thuật Hiện nay, đình còn lưu giữ và bảo tồn các hiện vật có giá trị như:

- Sắc phong của vua Tự Đức ban tặng cho tướng quân Phi Vận Nguyễn Phục vào năm Tự Đức thứ 5 (1853)

- Bài vị thờ thần (gỗ), tượng (gỗ), binh khí (kim loại, gỗ), hoành phi (gỗ), lư trầm (đồng), qui hạc (gỗ)

Hằng năm ở đình Hưng Phú có tổ chức lễ hội lớn nhất là lễ Kỳ yên vào

ba ngày 29, 30 tháng 11 và mồng một tháng chạp

Đình Hưng Phú được xây dựng cách nay đã gần hai trăm năm Do những biến động về lịch sử, xã hội, ngôi đình không còn được vị trí và tầm vóc như trước kia nhưng vẫn có giá trị nhất định trong tâm linh nhân dân trong vùng Vì vậy, trải qua năm tháng hội đình Hưng Phú cùng nhân dân trong vùng nối tiếp nhau gìn giữ ngôi đình làng, cố gắng bảo tồn một công trình kiến trúc truyền thống đình làng Nam Bộ cùng những hiện vật có giá trị nghệ thuật như hoành phi, liễn đối, hương án, lư đồng, các bộ binh khí,… Đặc biệt nhất là bản sắc phong của vua Tự Đức ban tặng cho tướng quân Phi Vận Nguyễn Phục, vị thần linh lúc sinh thời từng một vị tướng giỏi, từng là thầy dạy học của hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông)

- Đình Bình Trường

Đình Bình Trường tọa lạc trên một cánh đồng lúa tại ấp 1 xã Bình Chánh huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh cách quận lộ 1A khoảng 500m về phía Tây Bắc cũng như bao ngôi đình khác, đầu tiên Đình Bình Trường được xây dựng bằng vật liệu đơn giản như tranh, tre, nứa, lá,… Năm Giáp Thìn 1844, Đình được trùng tu quy mô Đến năm 1936 có Ông Hồ Văn Nhơn thấy ngôi đình quá thấp và xuống cấp đã phát tâm vận động dân làng

Trang 27

đóng góp tài lực, vật lực nâng cao ngôi chính tẩm, đồng thời tái thiết xây dựng võ ca võ quy và nhà hội

Đình Bình Trường nằm trên khu đất thoáng và rộng, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát, phong cảnh đẹp Đình có bốn ngôi nóc xếp đọi, phía trước là võ ca, phía trong là võ quy, kế tiếp là chính tẩm là ngôi nhà tứ trụ Hệ thống dàn trò làm bằng danh mộc, cột kê cao

Trước sân đình là một bức bình phong xây bằng gạch, mặt ngoài vẽ hình một mãnh hổ biểu tượng đất đai, cầu mong âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa, mặt trong là thờ thần Nông, Ngoài bức bình phong là một cái

ao nhỏ nhằm tạo thế tụ thủy cầu mong mang lại thịnh vượng cho thôn làng

Hai bên bức bình phong là hai ngôi miếu nhỏ Một ngôi miếu thờ thần Bạch Mã Thái Giám, một miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương Cạnh miếu Ngũ Hành Nương Nương có một đài tưởng niệm các liệt sĩ của xã

Cổng Đình làm theo kiểu Tam Quan ghi ba chữ lớn “Đình Bình Trường” bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán

Chính điện Đình Bình Trường có hình vuông Khám thờ thần Thành Hoàng chạm trổ sơn son thiếp vàng đặt ngay giữa, phía trước khám thờ là một hương án với đầy đủ những đồ thờ cúng như: cặp chân đèn, bát nhang, đỉnh trầm, bình hoa, đĩa trái cây, hộp đựng sắc phong phủ vải đỏ, cặp rồng, cặp tượng hạc đứng trên rùa bằng gỗ, đối xứng qua hương án Thần Thành Hoàng

là hai cặp lọng màu vàng và màu đỏ, phía trước hương án là một đỉnh nhang sơn màu vàng lộng lẫy Hai bên trái và phải là hai hương án thờ Tả Ban và Hữu ban sơn son thiếp vàng, chạm khắc mỹ thuật cùng với đồ thờ cúng trang nghiêm Vách trái và vách phải của chính điện có bốn hương án thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ

Toàn khu vực chính điện trang trí ba bức bao lam sơn son thiếp vàng chạm khắc trên gỗ, đề tài hoa điểu, nét chạm chất phác, cùng hai cặp đối ca tụng công đức Thần Thành Hoàng và hai bức hoành phi

Trang 28

Thần Thành Hoàng của Đình Bình Trường có sắc phong của vua Tự Đức ban vào năm 1852 Thần Thành Hoàng của Đình Bình Trường vốn là một vị đã có công khai phá vùng đất này từ những ngày mở đất phương nam đồng thời có công tích gìn giữ mảnh đất trù phú này trước sự giành giật của các thế lực xâm lược Đình Bình Trường còn thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền là những dòng họ có công quy dân lập làng

Cho đến nay mặc dù đã trải qua một số lần trùng tu sửa chữa nhưng có thể nói với những bản sắc khá độc đáo về mặt kiến trúc trang trí, bài trí cũng như trên lĩnh vực tín ngưỡng, lễ hội, Đình Bình Trường là một trong số ít ngôi đình của Thành phố Hồ Chí Minh còn lại tiêu biểu cho dạng thức Đình làng phổ biến khắp Nam Bộ vậy

-Đình Chí Hòa

Đình Chí Hòa tọa lạc số 475/77 Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh Ngôi Đình Chí Hòa được xây dựng trên gò cao thuộc thôn Hòa Hưng xưa, có địa danh gò “Bầu Tròn” Đình

là nơi thực hiện đời sống tâm linh tưởng nhớ vị Thần đã che chở cho thôn Hòa Hưng bình an, mưa thuận gió hòa và tưởng nhớ các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền có công mở đất và xây dựng Đình

Thần cai quản thôn Hòa Hưng được vua Tự Đức phong sắc đầu năm 1853

và được bá tánh thờ cúng tại Đình Chí Hòa là Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh

Tại sân Đình có bức bình phong, mặt trước thờ thần hổ đắp nổi, mặt sau thờ vị thần Nông, hai bên có kỳ lân phủ phục

Võ ca của Đình có hai bức tranh vẽ treo hai bên vách miêu tả ngôi trường và lớp học của cụ Võ Trường Toản để ghi nhận và biết ơn công đức của Võ Tiên Sinh trong sự nghiệp đào tạo nhân tài cho hậu thế

Tại đây có câu điếu của học trò khóc thầy

“Sinh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử như hữu tử

Một hậu thanh danh tạ thế, tuy vong giả bất vong”

Nghĩa là:

Trang 29

“ Lúc sinh thời dạy dỗ được người, thấy không có con cũng như có con Khi mất tiếng vang còn tại thế, thầy tuy mất mà không mất”[39; tr.67]

Chính điện là bàn thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh được tượng trưng bằng chữ “Thần” đặt trong lồng kính phủ nhũ vàng, ở phía trên bức hoành có ghi: “ Thần minh chính trực”

Cửa chính điện chỉ mở vào dịp lễ Kỳ Yên hàng năm để tế lễ cúng thần, mọi người cúng bái và hội Đình tổ chức hát chầu, các hiện vật cổ quý hiếm được bày thờ ở chính điện có hộp gỗ mun đựng sắc phong, ngai thờ, võng, áo mão, tàn lọng, ngựa thần, bát bửu, lỗ bộ, chiêng,…

Tại đây có bàn thờ hội Đồng Nội, hội Đồng Ngoại, thờ Tả Ban, Hữu Ban, Thần Đất, Táo Quân, cố tiên sinh Võ Trường Toản đều được làm bằng

gỗ quý có chạm khắc hoa văn

Trên bàn thờ có hương án, lư đồng, bình hoa,… được bài trí tôn nghiêm theo quan niệm “Đông Bình, Tây Quả” các bức hoành, đôi bao lam là những tác phẩm điêu khắc có giá trị cao về văn học nghệ thuật

Ôm chính điện là hai dãy nhà Đông Lang và Tây Lang, Đông Lang có khoảng đất trống giá trước là nơi nối chính điện với nhà túc bằng cửa hông, phiá sau là phòng nghỉ của ông từ giữ Đình

Tây Lang là nơi để Long Kiệu cùng một số đồ dùng phục vụ rước sắc thần trong dịp lễ Kỳ Yên hàng năm

Đông Lang thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền Bên trái và bên phải, bàn thờ chính tại nhà túc có hai bàn thờ Tả Ban và Hữu Ban, phía trên tường, mỗi bàn thờ có bức tranh vẽ bằng sơn dầu với cảnh đường đất đỏ, núi sông, ngôi Đình, mái nhà … gợi nhớ kỷ niệm về quê hương, cội nguồn

Là một trong những Đình ở thành phố Sài Gòn xưa, tuy có trùng tu từng phần theo thời gian khác nhau, Đình Chí Hòa vẫn giữ được nét kiến trúc

cổ xưa của Đình Nam Bộ Cấu trúc khối nhà của Đình có chính điện võ ca, võ quy và nhà túc

Chính điện là nhà ba gian vẫn còn bốn cột có đường kính 30cm cao trên

Trang 30

4m Phần dưới cột nơi tiếp xúc nền nhà được kê đá có hình khối vuông nhằm chống ẩm mục, mối mọt Cột được liên kết với xà, kèo, đòn tay bằng phương pháp đục mộng, chêm nêm theo kỹ thuật thủ công với những đường nét hoa văn hoàn hảo

Kết cấu tứ trụ tạo thành bộ khung giữ, chống đỡ vững chắc cho mái nhà Mái Đình lợp ngói âm dương, chính giữa bờ nóc được trang trí “lưỡng long tranh châu” cùng hai chim phụng làm bằng gốm ở hai bên Đầu đao bốn góc được tạo khắc hình đầu rồng, chân xòe ba móng thể hiện thứ bậc vị thần được vua phong

Cũng như các đình làng khác ở Việt Nam, nét hay nét đẹp của Đình Chí Hòa vẫn giữ được các nghi thức lễ hội truyền thống Lễ hội chính trong năm

là lễ Kỳ Yên, lễ được tổ chức trong ba ngày 16, 17,18 tháng 2 âm lịch

Trong quá trình tồn tại, đình thần thôn Hòa Hưng luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử tại thành phố Trước 1792, Đình là nơi thầy Võ Trường Toản mở các lớp dạy “Tri ngôn”, “Dưỡng Khí” Học trò của cụ có nhiều người thành danh như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, … họ để lại cho đời những tác phẩm có giá trị lớn như “Gia Định thành thông chí”, “Đại Việt thống nhất dư địa chí” Tưởng nhớ Võ tiên sinh như bậc Tiền Hiền có công hun đúc hào khí trung dũng, khí tiết, trọng nghĩa khinh tài của người Nam Bộ, hội Đình đã đúc tượng Võ tiên sinh và thờ cúng tại Đình Chí Hòa

Từ năm 1915 đến 1917 một nhóm trong tổ chức yêu nước chống Pháp của ông Phan Xich Long đã lấy Đình Chí Hòa làm nơi hội họp, sử dụng võ ca làm nơi luyện tập võ nghệ, cắt máu ăn thề và cầu xin thần phù hộ, giúp sức đánh đuổi bọn xâm lược

Năm 1945, tại đây quần chúng với giáo mác, tầm vông vót nhọn, súng trường, … đã chiếm thành pháo thủ, trại kên,…xuống đường tham gia cướp chính quyền tại thành phố

Khi Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Đình Chí Hòa là nơi tiếp

Trang 31

tế cho tự vệ chiến đấu làng Hòa Hưng và đánh Pháp trên đường Verdun

Đình còn là nơi cứu thương, tiếp tế cho mặt trận Bắc - Tây Bắc Sài Gòn Trải qua gần 200 năm tồn tại trên mảnh đất đầy biến động Đình Chí Hòa luôn gắn liền với đời sống văn hóa cộng đồng dân cư nơi đây Đình Chí Hòa vẫn giữ được cấu trúc cơ bản cùng những hiện vật đồ vật cổ quý hiếm, những nghi lễ thờ cúng, lễ hội cổ truyền của người Việt tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày 28 tháng 6 năm 1996, Bộ trưởng bộ văn hóa thông tin ký quyết định số 1460- Quyết Định Văn Hóa công nhận đình Chí Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc Gia

1917, đình được dời đến vị trí hiện nay

Đình Phong Phú thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật, diện tích khoảng 600 m2 Các thành phần kiến trúc võ ca, tiền điện, chính điện được xây dựng theo kiểu nhà năm gian, tiếp nối nhau trên một trục dọc, riêng nghĩa

từ xây theo kiểu nhà ba gian, nằm bên trái chính điện Võ ca và mỗi điện thờ

đề có nóc mái riêng, lợp ngói ống, đỡ lấy lớp mái này là bộ cột, kèo, rui làm bằng gỗ

Trước võ ca là khoảng sân nhỏ đặt bàn thờ Thiên phụ địa mẫu đối diện với bức phù điêu Thần Hổ tên vách mặt tiền Bên trên phù điêu Thần Hổ có hàng chữ “Đình Phong Phú”

Trang 32

Tiền điện bày ba hương án ở gian giữa và hai gian bên; hương án giữ thờ Thần hoàng, hai bên trái phải là án thờ Tả ban, Hữu ban

Chính điện là nơi được bài trí trang trọng nhất trong đình Ở ba cửa võng trước chính điện trang trí ba bao lam chạm trổ các đề tài mẫu đơn –trĩ, mai – điểu… Trên các thân cột treo các cặp liễn đối chạm chìm chữ Hán, sơn son thếp vàng Gần cuối chính điện có năm khám thờ bày thành một hàng ngang Khám thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh được bày ở gian giữa Khám thờ Tả ban và Hữu ban đặt ở hai bên trái phải gian thờ Thần Hai bên ngoài sát vách tường bên trái là nơi thờ Chúa sinh nương nương đối xứng với gian thờ Ngũ hành nương nương ở sát vách tường bên phải

Bên trái chính điện có cửa vào gian nghĩa từ, nơi thờ các vị có công với làng xã, đình miếu Ở giữa nhà nghĩa từ là bàn thờ và tượng Địa tạng vương

Bồ tát

Các vị thần được thờ trong đình:

- Thần thành hoàng bổn cảnh: vị Thần phù hộ cho nhân dân

- Tả ban Hữu ban: các vị phò tá của Thần thành hoàng bổn cảnh

- Ngũ hành nương nương: năm vị nữ thần tượng trương cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)

- Quan thánh đế quân: tức Quan vũ hay Quan Vân trường, là biểu tượng các đức trí, nhân, dũng, nghĩa

- Phúc đức chính thần: thần bảo hộ đất đai

Các hiện vật trong đình:

- Khám thờ, bài vị, long vị, tượng thần (gỗ - thạch cao)

- Khám thờ, bài vị thờ tả ban, hữu ban (gỗ)

- Khám thờ, bộ tượng Chúa sinh nương nương (gỗ, thạch cao)

- Bộ tượng 12 Mụ bà (thạch cao)

- Khám thờ, tượng thờ Ngũ hành nương nương (gỗ)

- Binh khí, bát bủu, đỉnh trầm, lư hương - liễn đối, hoành phi, phù điêu (gỗ)

Trang 33

Hàng năm, đình có 15 lễ hội, cúng tế nhưng lễ Kỳ Yên (ngày 17 tháng giêng) được tổ chức long trọng nhất

Đình Phong Phú được xây dựng cách nay đã gần hai trăm năm, mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa, nổi bật nhất là giá trị kiến trúc nghệ thuật

Tuy được dời đến vị trí hiện đại vào đầu thế kỷ XX, đình Phong Phú vẫn giữ được kiến trúc nhà gỗ năm gian, mái ngói và kết cấu mặt bằng truyền thống của đình làng Nam Bộ Nội thất đình được bài trí trang nghiêm, hài hòa với các khám thờ, bao lam, hoành phi, liễn đối,… sơn son thiếp vàng, chạm khắc tinh xảo với các đề tài mẫu đơn - trĩ, mai - điểu, trúc - hạc và các câu đối mang nội dung ca ngợi thần thánh, cầu mong làng xã bình yên, thịnh vượng,… Các hiện vật bằng đồng như đỉnh trầm hình trái đào, đỉnh trầm mắt tre, bộ binh khí, bộ bát bửu thể hiện nghệ thuật đúc đồng đầu thế kỷ XX

Việc thờ cúng ở đình Phong Phú thể hiện sự hiện diện của người Hoa trong cộng đồng dân cư tại khu vực Các vị thần thánh như Quan thánh đế quân, Chúa sinh nương nương được thờ ở chính diện thể hiện sự biến chuyển giao lưu tín ngưỡng của cư dân

.- Đình Minh Hương Gia Thạnh

Đình Minh Hương Gia Thạnh tọa lạc số 380 Đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Minh Hương là tổ chức tập hợp 1 số người Hoa lai Việt hoặc dòng dõi cháu con của những người trung thành với nhà Minh sang nước ta đi tị nạn hồi năm 1679 Làng Minh Hương chính thức thành lập vào năm 1789 lúc đầu chỉ có một tổ chức chung cho cả thành Gia Định, cai quản tất cả kiều dân người Minh Sau khi hình thành làng xã, những người Minh Hương đã mua một ngôi nhà tạm làm đình đầu tiên, Minh Hương có nghĩa là hương hỏa cho nhà Minh Năm 1805 triều Gia Long có ban cho ngôi đình biển hiệu “Gia Thạnh Đường”[39; tr.86] nên sau đó có tên là Đình Minh Hương Gia Thạnh

Năm 1865 thực dân Pháp ra lệnh giải tán làng Minh Hương, chấm dứt chức năng hành chính Từ đó đình Minh Hương Gia Thạnh trở thành một ngôi đền thờ,

Trang 34

tương tự như những ngôi đình của người Việt ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Năm 1901 Đình Minh Hương Gia Thạnh đươc trùng tu với quy mô lớn như ngày nay

Mặt bằng đình Minh Hương Gia Thạnh hình chữ Khẩu(口) Có ba

nóc: Tiền Điện, Chính Điện và Hậu Điện Đây là công trình khúc đồ sộ mang màu sắc Việt Nam Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ, cột tròn to một người ôm không xuể

Phần tiền điện giống như một ngôi đền hoa kiểu Quảng Đông, là một ngôi nhà rường, năm gian xông, có bộ vì chạm khắc sơn son thiếp vàng

Riêng phần chính điện và hậu điện cũng làm theo kiểu nhà sường xuyên , những bộ kèo làm theo kiểu vỏ đậu - đùi ếch theo truyền thống Nam Bộ Cột chính điện to, cao hơn 7 thước Nền ngôi Đình bó đá, toàn bộ đều lót gạch hoa, mái ngói âm dương, có phong tô, chân viền ngói tráng men xanh Trên bờ nóc gắn hoa văn gốm do lò Đồng Hòa ở tại Cây Mai sản xuất Thiên tỉnh (giếng đình) đặt phía sau chính điện

Tại chính điện có ba bàn thờ lát gạch men, trên để ba khám thờ, khám giữa to lớn chạm lưỡng long tranh châu, có mấy lớp bao lam chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng rực rỡ Khám này thờ Bổn Cảnh Thần Hoàng Chi Thần và cũng thờ luôn ba vị Ngũ Thổ Tôn Thần, Ngũ Cốc Tôn Thần và Đông trù Tư Mạng tức Táo Quân

Hai bên khám có câu đối ca tụng Thần Thành Hoàng, ca tụng Đất nước quê hương này:

Vĩnh tích chưng dân chi sinh, duy thổ duy cốc

Vô di thiên giám sở đáo, như điển như lôi ( Nhớ mãi ơn ban cho cuộc sống: cơm ăn, đất ở

Lệnh trời không để sót chỗ nào, như sấm, như sét)[39; tr.87]

Hai bàn thờ hai bên cũng bài trí tương tự như bàn thờ giữa, nhưng hai khám thờ này thờ nhỏ hơn và chạm trổ đơn giản hơn

Trang 35

Khám bên Tả thờ Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và Phụ Quốc Đô Đốc Trần Thắng Tài Lễ Thành Hầu là một tướng có tài có công khai cương thác cảnh, tạo cơm ăn áo mặc cho Người Việt và người Hoa Trần Thắng Tài là một Thống Binh trung thành với nhà Minh đến vùng đất Gia Định lập Nông Nại Đại Phố Đây là hai vị Tiền Hiền thờ tại Đình được phong Thượng Đẳng Thần, tức lớn hơn cả vị Thành Hoàng Bổn Cảnh thờ ở chính điện

Khám thờ bên Hữu thờ Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh được xem là Hậu Hiền của làng Minh Hương Trịnh Hoài Đức là người Biên Hòa, học giỏi đậu cao làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lại kiêm bộ Lễ Ông là tác giả nhiều quyển sách nổi tiếng như Cẩm Trai Thi Tập, Gia Định Thành Thông Chí

Ngô Nhân Tịnh người Gia Định, học giỏi đậu cao làm quan đến chức thượng thư bộ Công, ông và Lê Quang Định đươc xếp vào hạng Gia Định tam gia

Khu vực chính điện và tiền điện rộng bài trí lư đỉnh, lỗ bộ, lọng, tàn, mỗi hiện vật là một tác phẩm mỹ thuật

Ở giữa tiền điện có một bộ bàn ghế bằng gỗ quý, chạm cẩn, mặt đá cẩm thạch là chổ các chức việc ngày xưa hội họp, nghi sự, tiền điên còn có một cái chuông đúc năm 1823, một cái đỉnh đúc năm 1824, một cái bia khắc tên những người Minh Hương tại Gia Định học giỏi đậu cao

Tại chính điện và tiền điện có bộ bao lam chạm trổ tinh vi sơn thiếp rực

rỡ Đây là những tác phẩm mang màu sắc của nhiều dòng văn hóa, do vậy bên các đề tài truyền thống như hoa mẫu đơn, chim trĩ, hoa sen chim bói cá… còn

có nhiều đề tài hiền thực phổ thông như con voi và bụi chuối, trái mãng cầu ta… gần gũi với đời thường của người Việt Nam

Trong Đình có những tấm hoành phi to lớn, chạm trổ tinh xảo nét bút điêu luyện như: Đế Đức Quảng Vân (Ân Đức mà rộng mở) Minh Đức duy linh (Đức tốt thơm tho), thân tích vô cương…

Trang 36

Năm 1864 vua Tự Đức ban cho chữ “Sắc tứ thiện tục khả phong” đây

là lời khen tặng của triều đình, một vinh dự lớn nên được đặt ở giữa võ ca

Hậu điện là một công trình kiến trúc gỗ, kiểu nhà rường, ba gian hai chái, toàn bộ các mái đều lợp ngói âm dương, chân viền ngói tráng men xanh Nền hậu điện xây bằng đá hộc đá tảng, lót gạch, vách tường

Hậu điện là nơi thờ những người có công nên thường gọi là trung niêm

từ gọi tắt là trung tứ Hậu điện có ba khám thờ, khám giữa thờ Tiền Hiền khai khẩn, khám trái thờ gia đình Hương chức có công, đặc biệt là bài vị vợ chồng ông trương công sĩ là người đã hiến cho hội Minh Hương một miếng đất quý giá để làm hương hỏa Khám phải thờ gia đình các vị hành sai, các hội viên quá vãng

Khu truy niệm treo nhiều hoành phi, khắc các chữ “Sơn Xuyên tú khí”

“Vạn vật hàm hanh”[39; tr.91]

Hai bên vách hông có hai con đường tượng trưng Thanh Long và Bạch

Hổ dẫn đến nhà bếp ở phía sau Bên phải tức phiá Bạch Hổ có một ngôi miếu rộng lớn Miếu này thờ Ngũ Hành Nương Nương, Phúc Đức Chính Thần và Bạch Mã Thái Giám về sau thờ thêm Kim Hoa Thành Mẫu và mười hai bà mụ

Mỗi năm tại đình Minh Hương Gia Thạnh có nhiều lễ cúng Quan trọng nhất trong một năm là lễ Kỳ Yên tổ chức vào ngày 16 và 17 tháng Giêng Chương trình lễ Kỳ Yên gồm có các tiết mục: Tế Túc Yết Chánh Tế, tế Hậu Hiền, Đại Bội và Hát Bội …

Có thể nói Đình Minh Hương là một công trình văn hóa mang màu sắc Hoa Việt giao lưu, độc đáo

-Đình Thông Tây Hội

Đình Thông Tây Hội là một ngôi đình cổ, tọa lạc số 107/1 đường Thống Nhất, Phường 11, quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh

Tên Thông Tây Hội là do ghép từ tên hai làng Hanh Thông Tây và An Hội Khi hai làng này sát nhập năm 1944 thì đình làng Hanh Thông Tây Hội

Trang 37

được chọn làm ngôi đình chung và từ đó mang tên Thông Tây Hội

Đình Thông Tây Hội tọa lạc trên một khu đất rộng 5.188m2 công trình xây dựng theo kiểu tam quan Đình được lợp bằng ngói âm dương vì kèo chịu lực bằng gỗ, nền lót gạch tàu, phần kiến trúc của đình tạo thành hai trục song song với nhau Trục chính là trục dài gồm: võ ca, nhà chầu, tiền điện, chính điện Trục phụ là trục ngắn gồm: nhà hội sở, nhà túc, nhà bếp Võ ca là nơi xây chầu hát bội trong những dịp lễ Kỳ Yên

Trung điện và chính điện nối liền nhau bởi không gian bên trong phân biệt nhau bởi hai nóc mái Trong đó có 48 cột, chia thành 8 dãy, mỗi dãy có 6 cột Phần chính điện là nơi quan trọng nhất tôn nghiêm nhất trong ngôi đình Trên nóc chính điện có trang trí lưỡng long triều nguyệt bằng gốm

Chính điện đặt khám thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh Khám thờ được trang trí đường diềm với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, theo đề tài lưỡng long triều nguyệt và lân- ly - quy - phượng, sơn son thiếp vàng

Hai bên khám thờ thần có hai khám thờ nhỏ hơn cũng đươc chạm khắc tinh xảo, đó là bàn thờ hữu ban và tả ban

Trước ba khám thờ tại chính điện có ba hương án bày đồ tam sự, một lư đồng, hai chân đèn, giá đúc bát nhang lọ hoa, bày võng lọng, lỗ bộ và hai con hạc đứng trên lưng rùa Hai bên vách tường chính điện được bố trí mỗi bên ba bệ thờ, đó là bệ thờ Phúc Thần, Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền, liệt sĩ, Bạch Mã

Các đầu kèo ở phần chính điện được chạm khắc đầu rồng, cành mai có

ba bao lam ở giữa chạm theo đề tài mẫu đơn trĩ

Ở giữa chính điện có bức hoành đề: “ Chung linh lưu tú” chạm thủng,

thiếp vàng, chữ sơn son được khắc nổi lên trên

Cặp đối được làm từ thân cây dừa viết bằng Hán Tự phiên âm

“Hanh phong phúc địa, huy hoàng đáo xứ quảng hồi

Thông hiển đức thiên, đăng chúc dân an cộng lạc.”

Có nghĩa là:

Trang 38

Tốt lành phúc đất, huy hoàng khắp chốn điểm tô

Sáng sủa đức trời, no ấm nhân dân an lạc.[39; tr.123]

Đình Thông Tây Hội thờ thần Thành Hoang Bổn Cảnh - vị thần đó là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương con vua Lý Thái Tổ

Đình Thông tây hội được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1998

-Đình Linh Đông

Đình Linh Đông tọa lạc trên gò đất cao thộc tổ 36 đường Chương Dương – Phường Linh Chiểu – Quận Thủ Đức Trước kia đình thuộc thôn Linh Chiểu Đông, tổng An Thủy, huyện Ngãi An tỉnh Gia Định Năm 1944 sát nhập làng linh Chiểu Đông và làng Bình Quới Đông để trở thành xã Linh Đông, tổng An Điền quận Thủ Đức

Chưa xác định được chính xác năm xâu dựng đình nhưng căn cứ hai di

Trang 39

vật cây xà - nóc của đình có khắc dòng chữ hán “Quý mùi niên, quý thu cát nhật tạo”[39; tr.73] và qua bản sắc phong năm Tự Đức thứ năm(1852) là hai

cứ liệu cho ta có thể xác định Đình Linh Đông được xây dựng khoảng năm

1823 (Quý mùi)

Đình Linh Đông nằm trên gò đất cao có nhiều cây cao bóng mát, mặt tiền Đình hướng về Đông Nam để nghinh phong (đón gió) chạy quanh có nhiều cây cao để tăng phần uy nghi

Trong sân đình, ngoài hai ngôi miếu ngũ hành nương nương và Bạch

Mã Thái Giám có diện tích 2mx 2m nằm hai bên tả hữu mặt tiền Đình, có đàn

xã tắc cao 0,8m trên có dựng một bức bình phong cao 2m Mặt trước bình phong là phù điêu “Long tranh hổ đấu” rồng trên mây, hổ dưới đất có nghĩa là trời đất âm dương hòa hợp như thể mây thuận gió hòa, mặt hậu đắp nổi Rùa mang cuấn thư cùng hạc vờn quanh Đình không có võ ca nên mặt bằng sân rộng với sức chứa vài trăm người, bao bọc bởi tường gạch quanh đình

Nhìn từ ngoài, đình Linh Đông xây dựng theo chữ Tam(三) gồm Tiền điện, Chính điện và Hậu điện

Kiến trúc mang nét kiến trúc đình Nam Bộ gồm ba gian hai chái với một bộ 32 cột gỗ lim cao từ 4m đến 6m, kê trên đá tảng xanh Hai dãy hành lang dài 8m, ngang 1,5m cặp hai bên chính điện dẫn dài đến hậu điện nền lát gạch tàu đỏ

Tiền điện và chính điện nối nhau theo lối chồng diềm, cả hai đường bờ nóc của tiền điện và chính điện có gắn lưỡng long triều nguyệt bằng gốm men màu xanh Đầu đao là hai gờ chặn bằng xi măng

Đình Linh Đông không có võ ca nên khi hát xướng thì dựng rạp ngoài sân Đình Linh Đông nằm trên nền đất đắp cao 1m với diện tích 2.896m2

Mặt tiền điện có bộ cột gạch nằm ở hàng hiên ngoài trong đó có hai cột đắp nổi hai hàng Chữ Hán

“Linh chiểu uy danh tự cổ, trùng tu chúc thắng lợi

Trang 40

Đông Đình chiêm ngưỡng vu kim, kiến thiết thủ văn minh”[39; tr.75]

Bộ cửa gỗ lá xếp chắn mặt tiền điện, trên có ván nong chạm thủng hoa

văn, dưới là chắn song, trên cùng là bức hoành phi ghi chữ hán“Linh Đông xã thần từ”

Bên trong tiền điện nổi bật bốn cột quân với đà thượng đâm trính Đầu dư bốn cột quân là bốn đầu rồng, nằm phía trên mỗi cột đính bức cốn chạm trổ hoa lá Kiến trúc chính điện gồm tám cột cái, cao 6m, trước và sau là hai hàng cột quân, mỗi hàng bốn cột cao 4m

Mặt trước chính điện được kết cấu ba bộ ván nong chạm thủng hoa văn chim, cá… ở phía trên bốn bộ liễn ôm lấy tám cột cái bên trong chạm nổi tứ linh, hoa lá, sơn son thiếp vàng

Hai hàng hiên chạy dài hai bên tả hữu chính điện, trung và hậu điện với những cột xi măng cách đều, nền lát gạch tàu

Đình Linh Đông nổi bật với những hiện vật thờ tự, bố trí theo cung cách thờ cúng các đình làng Nam Bộ Ngoài một số hiện vật như lỗ bộ, bát bửu, ngựa thần, võng điều, trống, lọng… còn có các hiện vật giá trị đặc sắc như hoành phi, mõ gỗ, long đình…

Mõ gỗ đặt bên phải trong nội thất chính điện làm bằng gỗ quý ruột khoét rỗng dài 1,7m, đường kính 0,42m, đăt trên giá gỗ sơn đỏ đính trên lưng bốn kỳ lân Hai đầu mõ chạm nổi hai đầu rồng, bờm phủ chụp, mõ chỉ được đánh lên vào dịp lễ trong đình tuy nhiên mõ cũng có thể đánh lên để nguyện cầu mưa thuận gió hòa Chạm rồng ở đầu mõ cốt khi đánh mõ là để đánh thức

rồng Thân mõ có hàng dọc lạc khoản ghi: “Kỷ sửu niên, thu nguyệt kiết nhựt, bổn thôn hương chức đồng tạo” [39; tr.77]

Long đình đặt giữa tiền và chính điện gồm bốn chân hai tầng, cao 2.2m, mỗi tầng cao 0.3m tương tự một cái hộp hình bát quái chừa ba cửa Đầu đao mỗi góc hộp đính hình rồng Tám long trụ xung quanh đều chạm rồng, cao 0,6m

Bức hoành phi treo trên ngưỡng cửa chính điện mà bên trong thể hiện

Ngày đăng: 15/04/2016, 23:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Toan Ánh (1991), Nếp cũ hội hè đình đám, quyển thượng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nếp cũ hội hè đình đám, quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1991
4.Toan Ánh (1991), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ làng xóm Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 1991
5.Trần Lâm Biền (chủ biên), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
6.Trần Lâm Biền, Đào Hùng, Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam, Tạp chí mỹ thuật số 2/1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con rồng trong mỹ thuật Việt Nam
7.Trần Lâm Biền, Quanh ngôi Đình làng lịch sử, Nghiên cứu nghệ thuật số 4/1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quanh ngôi Đình làng lịch sử
8.Trần Lâm Biền, Trang trí trong mỹ thuật đời sống của người Việt, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí trong mỹ thuật đời sống của người Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
10.Công trình của bảo tàng cách mạng thành phố Hồ Chí Minh, Di tích lịch sử văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, NXB trẻ năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB trẻ năm 1998
11.Lê Ngọc Canh, Văn hóa dân gian – những thành tố, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian – những thành tố
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
12.Trần Văn Cẩn, Nghĩ về nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, Nghiên cứu nghệ thuật số 1/1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
13.Phan Huy Chú (1992) Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
14.Phan Huy Chú (1992) Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
15.Phan Huy Chú (1992) Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
16.Ngô Thị Kim Doan (2004) 250 đình, chùa nổi tiếng Việt Nam, song ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 250 đình, chùa nổi tiếng Việt Nam
17.Phan Đại Doãn (2000) Văn hóa làng Việt Nam, đăng trong “ Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 -2000) của khoa Lịch sử trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng Việt Nam", đăng trong “" Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 -2000)
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
18.Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước, NXB Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước
Nhà XB: NXB Hà Nội
19.Dương Trọng Dật (chủ biên), 300 câu hỏi 300 năm Sài Gòn –Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh (1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 câu hỏi 300 năm Sài Gòn –Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh (1998)
20.Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An), NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An)
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1994
21.Nguyễn Đình Đầu (chú giải), monographic de la Prov-ince de Gia Định, NXB trẻ 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: monographic de la Prov-ince de Gia Định, N
22.Hải Đường, Chợ Thủ Đức xưa và nay. Góp phần tìm hiểu lịch sử văn hóa 300 năm Sài Gòn –thành phố Hồ Chí Minh, NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chợ Thủ Đức xưa và nay. Góp phần tìm hiểu lịch sử văn hóa 300 năm Sài Gòn –thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 1998
23.Hải Đường, Tiền Hiền Tạ Huy – Thủ Đức – Tạ Dương Minh hay nguồn gốc địa danh Thủ Đức, bản đánh máy năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền Hiền Tạ Huy – Thủ Đức – Tạ Dương Minh hay nguồn gốc địa danh Thủ Đức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w