1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập thực tập tốt nghiệp công nghệ sinh học

39 539 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong thời gian vừa qua em được thực tập tại Trại phát triển giống nấm Quảng Nam, địa chỉ tại thôn Tứ Hà, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.. Tại đây, em được tiế

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC 5

1.1 L ỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM Đ IỆN N GỌC 5

1.1.1 Lịch sử hình thành quá trình phát triển 5

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của trại phát triển giống nấm Điện Ngọc 5

1.2 T Ổ CHỨC , QUẢN LÝ TẠI T RẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM Đ IỆN N GỌC 6

1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 6

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 6

1.2.3 Sơ đồ tổng quát Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc 8

2 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM SÒ TẠI TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC 9

2.1 G IƠ ́ I THIÊ ̣ U VÊ ̀ ĐĂ ̣ C ĐIÊ ̉ M SINH HO ̣ C VA ̀ PHÂN LOA ̣ I N ẤM S Ò 9

2.1.1 Đặc điểm sinh học của Nấm Sò 9

2.1.2 Phân loại Nấm Sò .10

2.2 Q UY TRÌNH TRỒNG N ẤM B ÀO NGƯ TA ̣ I T RA ̣ I PHA ́ T TRIÊ ̉ N GIÔ ́ NG N Â ́ M Đ IÊ ̣ N N GO ̣ C 11

2.2.1 Quy trình sản xuất Nấm sò tại Trại phát triển giống Nấm Điện Ngọc 11

2.2.2 Quy trình cụ thể 12

3 CHƯƠNG III: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM LINH CHI TẠI TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC 17

3.1 Đ ẶC ĐIỂM NẤM L INH C HI 17

3.2 Q UY TRÌNH NUÔI TRỒNG NẤM 19

3.2.1 Sơ đồ nuôi trồng nấm Linh chi 19

3.2.2 Mô tả quy trình 19

4 CHƯƠNG IV: NHÂN GIỐNG CẤP I, II, III TẠI TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC 23

4.1 N HÂN GIÔ ́ NG CÂ ́ P 1 23

4.2 N HÂN GIÔ ́ NG CÂ ́ P 2 24

4.3 N HÂN GIÔ ́ NG CÂ ́ P 3 .26

5 CHƯƠNG V: BỆNH CỦA NẤM BÀO NGƯ VÀ NẤM LINH CHI 28

5.1 B ỆNH CỦA NẤM L INH CHI 28

5.1.1 Bệnh sinh lý và biện pháp phòng trừ của nấm Linh chi 28

5.1.2 Bệnh nhiễm vi sinh vật và biện pháp phòng trừ 29

5.2 B ỆNH CỦA NẤM BÀO NGƯ ( SÒ ) 30

5.2.1 Bệnh hại sợi nấm sò 30

6 CHƯƠNG VI: SƠ CHẾ, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NẤM LINH CHI 31

6.1 C ÔNG DỤNG NẤM L INH C HI 31

6.2 S Ơ CHẾ VÀ BẢO QUẢN NẤM SAU THU HOẠCH 32

6.2.1 Thu hái nấm Linh chi 32

6.2.2 Sơ chế nấm linh chi 32

6.2.3 Đóng gói , bảo quản nấm Linh chi 35

6.3 C HẾ BIẾN NẤM L INH CHI 36

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy trại nấm Điện Ngọc 7

Trang 2

Hình 2.2.Chu trình phát triển của nấm sò 11

Hình 2.3 Quy trình trồng nấm Sò 12

Hình 2.4 Vôi bột 13

Hình 2.5 Nguyên liệu mùn cưa cao su 13

Hì nh 2.6 Bộ t nhẹ 13

Hì nh 2.7 Cá m gạ o 13

Hình 2.8 túi polypropylen (PP) 14

Hình 2.9.Nồi hấp thanh trùng 15

Hình 2.10 Cấy giống nấm sò 16

Hình 2.11 Rạch bịch 16

Hình 3.1 Nấm Linh Chi 18

Hình 3.2.Chu trình phát triển của nấm Linh chi 19

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình nuôi trồng nấm Linh Chi 20

Hình 3.4 Cấy giống Linh Chi 22

Hình 3.5 Nuôi sợi Linh Chi 22

Hình 4.1 Môi trường thạch nghiêng đã được khử trùng 24

Hình 4.2.Cách phân lập nấm 25

Hình 4.3 Hình phân lập Nấm Linh chi 25

Hình 4.4 Hình phân lập Nấm sò 25

Hình 4.5 Nồi luộc nguyên liệu lúa 26

Hình 4.6 Nhân giống cấp 2 26

Hình 4.7 Nồi hơi 27

Hình 4.8 Nồi hấp thanh trùng 27

Hình 4.9 Cấy giống cấp 3 28

Hình 5.1.Bệnh chết sợi giống 29

Hình 5.2 Nấm mốc xanh 30

Hình 6.1 Phơi nấm Linh chi 34

Hình 6.2 Sản phẩm trà túi lọc Linh chi 37

Hình 6.3 Sản phẩm trà Linh chi hòa tan 37

Hình 6.4 Linh chi thái lát mỏng 37

Hình 6.5 Rượu Linh chi đỏ 38

Hình 6.6 Cao Linh chi 39

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua em được thực tập tại Trại phát triển giống nấm Quảng Nam, địa chỉ tại thôn Tứ Hà, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam Tại đây, em được tiếp xúc thực tế với quy trình chọn tạo và sản xuất một số loại nấm ăn và nấm dược liệu, có được một số kinh nghiệm thực tế trong sản xuất Biết đựơc những khó khăn và thuận lợi của ngành nuôi trồng nấm từ đó nếu có điều kiện thì mỗi sinh viên có thể mang những hiểu biết của mình áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình, địa phương

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cả các quý thầy

cô trong khoa Sinh-Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi có đựoc kỳ thực tập này Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Bích Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập này trong suốt thời gian qua

Em xin kính gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc trung tâm phát triển giống nấm Điện Ngọc đã cho phép và tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn các anh chị công nhân viên tại trung tâm đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu cùng những kiến thức bổ ích

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với quá trình học tập, thí nghiệm tại trường, thực tập là hành trang không thể thiếu của người cử nhân tương lai Với ý nghĩa đó, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối nhằm giúp cho sinh viên làm quen với công việc thực tế mà một cử nhân Công Nghệ Sinh Học phải làm.

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu có bước phát triển nhảy vọt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Thực tế nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây

gỗ, thân lõi ngô, bã mía của các nhà máy đường… Việc phát triển nghề nấm giúp tận dụng tối đa những nguyên liệu nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng khả năng sử dụng đất, vốn đầu tư ít,mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

Hầu hết những loài nấm được nuôi trồng và sử dụng rộng rãi hiện nay được xem là “rau sạch, thịt sạch” bởi ngoài đặc điểm ăn ngon, còn chứa nhiều chất đạm, đường và nhất là các nguyên tố khoáng và vitamin

Nấm không chỉ ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại thịt động vật Một số loài nấm như Linh chi còn có tác dụng chữa bệnh viêm gan, ruột, cao huyết áp, thậm chí còn giảm đau và chữa khỏi cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu.

Với những ích lợi của nấm, ngày càng có nhiều người dùng nấm như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít năng lượng để thay thế cho các nguồn thực phẩm giàu năng lượng từ khác có nguồn gốc từ động vật

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 3 năm 2016

Trang 5

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trại phát triển giống nấm Điện Ngọc.

1.1.1 Lịch sử hình thành quá trình phát triển.

- Trụ sở : Thôn Tứ Hà, Xã Điện Ngọc, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

- Quyết định thành lập – hoàn cảnh ra đời

Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc trung tâm giống nông – lâm nghiệp Quảng Nam Vào năm 2005, trên cơ sở tổ chức, đơn vị tách ra khỏi trung tâm giống nông – lâm nghiệp Quảng Nam với tên gọi là Trạm phát triển và chuyển giao công nghệ giống nấm Điện Ngọc trực thuộc trung tâm giống nông – lâm nghiệp Quảng Nam theo quyết định số 66/QĐ-NN&PTNT ngày 26/04/2005 của sở nông nghiệp & PTNT của tỉnh Quảng Nam, Đến ngày 24/01/2012 đơn vị đổi tên thành Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc

- Hình thức sở hữu vốn: Nguồn vốn huy động trong cán bộ công nhân viên, kinh phí nhà nước cấp, dự toán thu chi thường xuyên

- Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng tài khoản và con dấu riêng để hoạt động theo quy định pháp luật Qua hai năm hoạt động, trung tâm đã cung ứng đầy đủ, kịp thời giống nấm, luôn nghiên cứu, chọn lọc ra những loại nấm đạt năng suất cao

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của trại phát triển giống nấm Điện Ngọc.

a) Chức năng.

- Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc có chức năng khảo nghiệm, chọn lọc, bình tuyển, phục tráng, nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển các loại nấm ăn, nấm dược liệu, tổ chức sản xuất, cung ứng cho thị trường, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

b) Nhiệm vụ.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo quản, nhân giống gốc các loại nấm ăn, nấm dược liệu có chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh

và nhu cầu thị trường

- Hoàn thiện quy trình kĩ thuật công nghệ sản xuất các loại nấm ăn thương phẩm, nấm

Trang 6

- Tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất và dịch vụ cung ứng các loại nấm ăn, nấm dược liệu có chất lượng cao để cung ứng thị trường.

1.2 Tổ chức, quản lý tại Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc.

1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý.

Sơ đồ:

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy trại nấm Điện Ngọc

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

- Trại trưởng.

Là người đứng đầu trung tâm, có chức năng lãnh đạo, quản lí, điều hành chung các hoạt động của trung tâm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở

NN & PTNT và trước pháp luật về hoạt động của trung tâm thuộc chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn được giao

- Phó Trại trưởng.

Giúp trại trưởng lãnh đạo chung công tác của đơn vị, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết các công việc khác do trại trưởng giao

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, khen thưởng, kỷ luật cho tổ chức nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trại trưởng, phó trại trưởng và các chức danh khác của trung tâm thực hiện theo qui định phân cấp của UBND tỉnh, Sở NN & PTNT và theo qui định của pháp luật

- Phòng kế hoạch- nghiệp vụ.

Trại trưởng

Phó trại trưởng

Phòng chuyển giao công nghệ

Phòng kế hoạch

nghiệp vụ

Phòng kỹ thuật

Trang 7

+ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các chương trình, dự án, phương

án đầu tư cho công tác giống nấm

+ Tham mưu trại trưởng giao chỉ tiêu kế hoạch hằng năm cho các đơn vị thành viên, xây dựng phương án thực hiện kế hoạch và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, dịch vụ của các đơv vị trực thuộc;

+ Thực hiện báo cáo thống kê định kì, tiến bộ theo qui định của Sở, Nhà nước

+ Tham mưu cho trại trưởng, các đối tác liên doanh, liên kết tổ chức sản xuất giống nấm và tiêu thụ sản phẩm các đối tác giao hoặc nhận dịch vụ giống nấm, thiết bị phục

vụ sản xuất trồng trọt

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do trại trưởng giao

- Phòng kĩ thuật.

+ Tham mưu cho trại trưởng xây dựng, ban hành các văn bản và báo cáo liên quan về

kĩ thuật sản xuất giống nấm

+ Phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan thực hiện, hoặc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện về thực nghiệm, khảo nghiệm, chọn tạo, điều tra bình tuyển, chọn lọc phục tráng

và nhân giống; các chương trình, đề tài, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống nông, lâm nghiệp

+ Phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc trung tâm, xây dựng các hợp đồng kinh tế, KHCN, theo dõi, thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ Thực hiện công tác kiểm định, kiểm nghiệm giống nấm; bình tuyển giám định giống nấm do trung tâm sản xuất

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do trại trưởng giao

Trang 8

1.2.3 Sơ đồ tổng quát Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc.

Hình 1.2 Sơ đồ tổng quát trại nấm Điện Ngọc

NHÀ TRUNG TÂM

NHÀ TREO BỊCHNHÀ XƯỞNG Ử, ĐÓNG BỊCH, HẤP

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

NHÀ TREO BỊCH

Trang 9

2 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM SÒ TẠI TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC.

2.1 Giới thiệu về đặc điểm sinh học và phân loại Nấm Sò.

2.1.1 Đặc điểm sinh học của Nấm Sò.

- Nấm sò ( nấm bào ngư, nấm dai, nấm hương chân ngắn,…) gồm nhiều loài khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước, khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau; thuộc chi pleurotus Nấm sò được nuôi trồng rộng rãi trên thế giới, nấm sò

có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung hoặc riêng lẽ, mỗi cây nấm bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống

Hình 2.1 Đặc điểm hình thái Nấm Sò( 1.Mũ nấm 2 Phiến nấm 3 Cuống nấm 4 Hệ sợi nấm)

- Nấm sò không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao Trong nấm sò khô có chứa lượng protein khoảng 20%.Trong protein này có đầy đủ 8 loại axit amin không thay thế Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm sò còn có giá trị dược liệu Nhiều nghiên cứu cho biết nấm sò cùng một số nắm ăn khác có tác dụng chống ung thư

*Chu trình sống của Nấm Sò.

Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp, “kết thúc” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm, tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn: Dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng phễu lệch, dạng lá lục bình Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng) Vì vậy thu hái nấm sò nên chọn lựa tai nấm vừa chuyển sang dạng lá

Trang 10

Hình 2.2.Chu trình phát triển của nấm sò

1 Bào tử vô tính - 2 Sợi đơn bào - 3 Sợi đơn bào giao phối - 4 Sợi đa bào

5 Bào tử hữu tính - 6 Quả thể nấm

2.1.2 Phân loại Nấm Sò

Nấm Sò thuộc về một chi có tới 50 loài khác nhau Tuy nhiên chỉ có khoảng 10 loài được nuôi trồng Đó là các loại sau đây:

* Nấm Sò màu hồng đào (Pink Oyster Mushroom)

* Nấm Sò hoàng bạch (Branched Oyster Fungus)

* Nấm Sò kim đỉnh (Citrine Pleurotus)

* Nấm Sò A ngụy (Ferule Mushroom)

* Nấm Sò tím (Oyster Mushroom)

* Nấm Sò phiến hồng, nấm Sò đỏ pháo (Pink Gill Oyster Mushroom)

* Nấm Sò cuống dài, nấm Sò màu tro (Long-stalked Pleurotus)

* Nấm Sò Đài Loan, nấm Sò ưa nóng (Cystidi ate Pleurotus, Abalone Pleurotus)

* Nấm Sò viên bào (Angels Wings)

* Nấm Sò phượng vĩ, nấm Sò có vòng, Nấm Sò Himalaya, nấm Sò Ấn Độ (Phoenix- tail Mushroom)

Trang 11

2.2 Quy trình trồng Nấm Bào ngư tại Trại phát triển giống Nấm Điện Ngọc.

2.2.1 Quy trình sản xuất Nấm sò tại Trại phát triển giống Nấm Điện Ngọc.

Trang 12

2.2.2 Quy trình cụ thể

Nguồn nguyên liệu sử dụng tại trại phát triển giống Nấm Điện Ngọc chủ yếu là mùn cưa cao su được thu mua tại các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đăk Lăk,…, bông phế thải,

Xử lý nguyên liệu:

- Mùn cưa cao su sau khi mua về sẽ được sàng lọc bỏ mùn cưa lớn, sau đó bổ sung thêm vôi với tỷ lệ 1 – 1,5% và được ủ lại thành đống được phủ bạc ni lông cho kín để giữ nhiệt và độ ẩm cho đống ủ Trong quá trình cho vôi cần bổ sung thêm nước

- Mục đích của việc cho vôi: Cho vôi vào đống ủ để tiêu diệt sơ bộ các vi sinh vật có hại, tăng nhiệt độ đống ủ, thúc đẩy nhanh quá trình ủ

Hình 2.4 Vôi bột

Hình 2.5 Nguyên liệu mùn cưa cao su

Ủ đống, đảo:

- Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà số ngày ủ tăng giảm khác nhau

- Sau 3 đến 4 ngày ủ mùn cưa ta tiến hành đảo đống ủ và kiểm tra độ ẩm đống ủ, nếu vắt nguyên liệu mà bó thành cục sau đó nhanh chóng vỡ ra là được, nếu mà bó thành cục có nước thì nguyên liệu quá ướt cần để nguyên liệu khô hơn, nếu nguyên liệu không bó cục mà rời ra từng hạt thì nguyên liệu bị khô cần bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm và đem ủ lại như ban đầu

- Trong quá trình ủ, khoảng 3 ngày đảo một lần và kiểm tra độ ẩm nguyên liệu đạt 65%

phụ gia:

đống trong

Trang 13

vòng 1-2 tuần thì ta tiến hành phối trộn nguyên liệu với các phụ gia khác như cám gạo, cám ngô, bột nhẹ theo tỷ lệ nhất định ( 1% bột nhẹ, 2,5% cám gạo, 2,5% cám bắp ) Hỗn hợp được đảo lại cho đều bằng máy đảo, sau đó được công nhân đóng bịch Các dụng cụ được sử dụng là: cuốc, xẻng, máy trộn mùn cưa.

Hì nh 2.6 Bộ t nhẹ. Hì nh 2.7 Cám gạ o

Đóng túi, khử trùng, cấy giống

- Chuẩn bị túi nilon kích thước 19 x 36 cm, bông, dây chun Túi nilon phải được gấp đáy Nguyên liệu mùn cưa sau khi ủ phải có mùi thơm dễ chịu, không có mùi, không

có đốm lạ

Hình 2.8 Túi polypropylen (PP)

Trang 14

Đó ng bị ch:

Dùng túi PP (polypropylen), cho nguyên liệu mùn cưa đã phối trộn vào và nén chặt vừa phải Nên đóng cho đến hết nguyên liệu, không để thừa nguyên liệu qua đêm Nếu không đóng hết thì phải đưa phần nguyên liệu thừa vào đống ủ để ủ tiếp Mỗi túi thường chứa khoảng 1,6 - 1,8kg nguyên liệu Sau đó, dùng thun buộc chặt lại

Cấy giống:

+ Sau khi lấy bịch ra khỏi lò hấp thì để nguội 24h rồi cấy giống, giống được rải đều trên mặt nguyên liệu Sau đó đem bịch vào nhà ươm chăm sóc Một bịch giống có thể cấy được 20- 25 bịch giá thể

+ Giống cấy phải đúng tuổi, giống mọc đều trong túi (chai, lọ), không có nấm dại, vi khuẩn, nấm mốc

Hình 2.10 Cấy giống nấm sò

Trang 15

Nuôi sợ i:

- Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25 – 280C, độ ẩm không khí 65 - 70% Nhà kín gió nhưng thoáng Từ 25 - 30 ngày tơ nấm sẽ ăn kín túi Khi sợi nấm đã trắng túi cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích thay đổi môi trường để kích thích tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể

- Nếu không ăn kín nguyên liệu hoặc không phát triển có thể là do nguyên liệu đã bị nhiễm bệnh, nên vứt bỏ ngay các túi đó Trường hợp nhìn thấy bịch nấm màu xanh, đen do bị nhiễm nấm mốc cũng nên loại ngay

- Sau khi tơ nấm ăn kín túi, tháo bỏ bông và tiến hành treo nấm trên dây Mỗi dây treo khoảng 6 – 7 bịch Sau 3 - 5 ngày treo thì tiến hành rạch bịch để nấm ra

Rạch bịch: dùng dao nhọn, sắc rạch 4 - 6 đường xung quanh Khoảng cách giữa các

đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch từ 3 - 4 cm Sau khi tơ ủ đầy bịch bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới đón nấm bào ngư

Hình 2.11 Rạch bịch

- Khi nấm ra, ở giai

đoạn này rất dễ ảnh

hưởng do các điều kiện ngoại cảnh

Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 85-95%, nhiệt độ

là 25-300C, thoáng, kín gió và sạch sẽ Sau khi rạch bịch 5 ngày thì bắt đầu tưới nước Tưới phun sương đều xung quanh bịch nấm Mỗi ngày tưới 1 – 2 lần tùy theo điều kiện thời tiết

-Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa vận chuyển, thời gian sợi nấm phát triển nếu có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, nếu túi bị nhiễm trên bề mặt có thể do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do túi bị thủng hoặc hấp vô khuẩn chưa đạt yêu cầu

Chăm sóc:

Trang 16

- Tác nhân gây bệnh hại nấm:

+ Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày Nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống nấm bị mắc bệnh từ trước

+ Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc do quá trình tưới nước vào các vết rách, do vệ sinh kém sau khu thu hái

- Thu hoạch nấm phải đúng tuổi không nên hái non hoặc già quá

- Cách thu hái nấm: Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm Khi hái xong đợt 1 phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại trên túi phôi Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 3 - 4 lần là kết thúc quá trình thu hái Tổng thời gian thu hái nấm từ 65 - 75 ngày, mỗi túi thu hái được 3 - 4 đợt và mỗi đợt cách nhau 20 - 25 ngày Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi được ủ làm phân bón

- Trong thời gian này phải thường xuyên tưới nước và kiểm tra bệnh ở nấm để thu được năng suất cao

Trang 17

3 CHƯƠNG III: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM LINH CHI TẠI TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG NẤM ĐIỆN NGỌC

3.1 Đặc điểm nấm Linh Chi

Hình 3.1 Nấm Linh Chi

Đặc điểm sinh học

- Nấm Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum Có nhiều loài có màu sắc khác

nhau Dựa vào màu sắc của nấm Linh chi mà người ta gọi các tên Thanh chi (màu xanh), Bạch chi (màu trắng), Hắc chi (màu đen), Từ chi (màu tím)

- Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm), Nấm Linh chi có mũ nấm hình thận và cuống nấm đính lệch một bên

- Cuống nấm dài hoặc ngắn hay không cuống, đính bên có hình trụ đường kính 3cm Cuống nấm cứng, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm

0,5 Mũ nấm (tai nấm) hoá gỗ, xoè tròn, khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt, hình bầu dục hoặc thận Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh- vàng nghệ- vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím, nhẵn, được phủ bởi lớp sắc tố bóng như láng vecni Mũ nấm có đường kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thường

gồ lên hoặc hơi lõm Mặt dưới phẳng, màu trắng hoặc vàng, có nhiều lỗ li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm Bào tử nấm dạng trứng cụt với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra ngoài

Trang 18

Hình 3.2.Chu trình phát triển của nấm Linh chi

- Nấm Linh chi là nấm dược liệu Ở phương Đông được dùng từ hàng ngàn năm để chữa nhiều loại bệnh như: huyết áp, tiêu hoá, gan, thận,

- Khi nấm trưởng thành phát tán bào tử từ lỗ sinh bào tử ở phía dưới mũ nấm có màu nâu

 Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp:

- Giai đoạn nuôi sợi nhiệt độ thích hợp: 20- 300C

- Giai đoạn quả thể phát triển nhiệt độ thích hợp từ 22- 280C

- Độ ẩm cơ chất cho sợi phát triển: 60- 62%

- Độ ẩm không khí cho quả thể phát triển: 80- 95%

- Giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng

- Giai đoạn phát triển quả thể cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách), cường độ chiếu sáng chiếu đều từ mọi phía

Trang 19

Đảo Phối trộn Phụ gia Đóng túi Khử trùng Cấy giống Nuôi sợi Chăm sóc Thu hái Giống

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình nuôi trồng nấm linh chi

Ngày đăng: 15/04/2016, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w