1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH công nghiệp chính xác việt nam 1

100 380 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh dù dưới hình thức nào doanh nghiệp cũng cần một lượng vốn nhấtđịnh, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc bảo toàn vốnkinh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực được lấy từ đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Ngô Văn Thái

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

bìa… …… ………i

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .4

1 1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1.1 khái niệm, thành phần và đặc trưng của vốn kinh doanh 4

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 6

1.1.3 Quá trình luân chuyển Vốn Kinh Doanh 8

1.1.4 Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 9

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 12

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 13

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 15

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22

1.3 Một số biện pháp chủ yếu tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 24

2.1 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 27

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27

2.1.5 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong năm 2011-2012 35

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng Vốn Kinh Doanh tại công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 39

Trang 3

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn 39 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 41 2.2.3 Tình hình hiệu quả sử dụng vốn 48

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 75

2.3.1 Những kết quả đạt được 75 2.3.2 Những hạn chế - nguyên nhân 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆPCHÍNH XÁC VIỆT NAM 1 79

3.2.2 Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 83 3.2.3 Quản lý tốt các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu từ khách hàng 85 3.2.6 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty 89 3.2.7 Củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác với khách hàng và bạn hàng trên quan điểm bình đẳng hợp tác cùng có lợi để phát triển 89 KẾT LUẬN 90

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

ROAe : Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1 : VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNGCAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆPCHÍNH XÁC VIỆT NAM 1 79

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồntại và phát triển của mọi doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh dù dưới hình thức nào doanh nghiệp cũng cần một lượng vốn nhấtđịnh, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc bảo toàn vốnkinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề sống cònvới đối với mỗi doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải tổ chức huy động vốn,lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thịtrường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinhdoanh để đảm bảo được doanh thu, phải bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra và

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của việc sử

Trang 9

Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1, trên cơ sở những kiến trức và thực tế tích luỹđược em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử

Dụng Vốn Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1” làm đề tài nghiên cứu phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn cuối

khóa của mình

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác ViệtNam 1

 Đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế,nguyên nhân của nó để có định hướng cho việc nâng cao hiệu quả trong thờigian tới

 Đề xuất các phương hướng và giải pháp cụ thể có tính khả thi để nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới

3 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: đề tài được thực hiện trong phạm vi công tyTNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1

+ Phạm vi về thời gian: số liệu và tình hình hiệu quả sử dụng vốn của công

ty được thu thập trong khoảng thời gian 2010-2012

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được sử dụng tổng hợp

nhiều phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổnghợp, đánh giá dựa trên số liệu đã sưu tập,… kết hợp với suy luận để làm sáng

tỏ vấn đề

5 Nội dung kết cấu đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh công nghiệp chính xác việt nam 1.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty tnhh công nghiệp chính xác việt nam 1.

Do thời gian thực tập có hạn, trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạnchế nên những vấn đề trình bày trong luận văn không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý phê bình của các thầy cô giáo

và các cô chú cán bộ phòng Tài chính của công ty TNHH Công Nghiệp ChínhXác Việt Nam 1 để bài viết của em hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Văn Vần đã nhiệt tình hướngdẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013

Sinh viên

Ngô Văn Thái

Trang 11

CHƯƠNG 1 : VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1 1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 khái niệm, thành phần và đặc trưng của vốn kinh doanh

1.1.1.1 khái niệm

Theo điều 4 khoản 1 luật doanh nghiệp năm 2005 thì: “Doanh nghiệp là

tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh chủ yếu

hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) một cách độc lập trong nền KTTT màmục đích chủ yếu là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị thịtrường

Từ đó có thể hiểu: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện

bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”

1.1.1.2 Đặc trưng của VKD

Doanh nghiệp muốn phát triển thì số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩmphải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi Như vậy số tiền bỏ ra banđầu phải được sử dụng có hiệu quả thì mới đảm bảo cho sự phát triển lànhmạnh của doanh nghiệp Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp thì nhất thiết các doanh nghiệp phải nắm rõ các đặc trưng của nó

Thứ nhất: Vốn kinh doanh được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực tế

của các tài sản hữu hình và vô hình dùng để sản xuất ra một lượng giá trị thựccác sản phẩm khác Vốn chính là biểu hiện về mặt giá trị của các loại tài sảnnhư: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, bằng phát minh sang chế,lợi thế kinh doanh,… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Do đó, không thể không có vốn mà không có tài sản hoặc ngược lại Song, chỉ

Trang 12

những tài sản có giá trị và giá trị sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp mới được coi là vốn.

Thứ hai: Vốn kinh doanh phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh

doanh của doanh nghiệp Ban đầu vốn được biểu hiện bằng một lượng tiềnnhất định nhưng để tiền trở thành vốn thì chúng ta phải đưa chúng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh Trong quá trình vận động vốn kinh doanh tồn tạidưới nhiều hình thức vật chất khác nhau và trở về hình thái biểu hiện ban đầusau một vòng tuần hoàn

Thứ ba: Vốn kinh doanh phải được tập trung tích tụ thành một lượng

nhất định mới có thể phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Điều này đòihỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai thác mọi nguồn vốn có thể huyđộng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian vì một đồng vốn ở thời điểm

ngày hôm nay khác với một đồng vốn ở thời điểm ngày mai, đó chính là giátrị thời gian của vốn Vốn có giá trị thời gian do sự tác động của các nhân tốnhư: lạm phát, khủng hoảng…Các nhân tố này tồn tại một cách khách quan

và tiềm ẩn trong nền kinh tế với các mức độ tác động khác nhau trong từngthời kỳ Chính vì vậy việc xem xét giá trị thời gian của đồng vốn luôn là vấn

đề được các doanh nghiệp quan tâm khi huy động, sử dụng vốn

Thứ năm: Vốn phải được gắn liền với chủ sở hữu Mỗi loại vốn bao giờ

cũng gắn với một chủ sở hữu nhất định Người sử dụng vốn chưa chắc làngười sở hữu vốn, do có sự tách biệt giữa người sở hữu vốn và quyền sử dụngvốn Điều này đòi hỏi người sử dụng vốn phải có trách nhiệm với đồng vốnmình lắm giữ và sử dụng

Thứ sáu: Vốn được coi là loại hàng hoá đặc biệt cũng như mọi loại hàng

hóa thông thường khác vì nó có giá trị và giá trị sử dụng Nhưng khác vớihàng hóa bình thường khác là quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn có thể gắn

Trang 13

liền với nhau hoặc cũng có thể tách rời Như vậy vốn được bán đi sẽ khôngmất đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng.

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn kinh doanh khitham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì vốn kinh doanh gồm 2

bộ phận chính là vốn cố định và vốn lưu động

1.1.2.1 Vốn cố định

 Khái niệm và đặc điểm

Vốn cố định (VCĐ) là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.

Đặc điểm chủ yếu của VCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp như sau:

- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ chuchuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi từng phần giá trị sau mỗichu kỳ kinh doanh

- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòngchu chuyển

- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ

về mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ

VCĐ là bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh Khi tăng thêm VCĐtrong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nói chung có tác độngrất lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp và chonền kinh tế Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của VCĐ tuân theo

Trang 14

quy luật riêng nên việc quản lý VCĐ được coi là một trọng điểm của công tácquản lý tài chính doanh nghiệp.

1.1.2.2 Vốn lưu động

 Khái niệm và đặc điểm

Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục VLĐ luân chuyển toàn

bộ giá trị ngay một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc chu kỳ kinh doanh.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do VLĐ là biểuhiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của TSLĐ quyết định đếnđặc điểm luân chuyển của vốn lưu động Do bị chi phối bởi các đặc điểm củaTSLĐ nên VLĐ có các đặc điểm sau:

- VLĐ trong quá trình chu chuyển luân thay đổi hình thái biểu hiện

- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và được hoàn lại toàn bộ saumỗi chu kỳ kinh doanh

- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

Như vậy có thể thấy, tại một thời điểm nhất định VLĐ của doanh nghiệpđược phân bổ ở khắp các giai đoạn của quá trình kinh doanh và tồn tại dướinhiều hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua Do đó muốn quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục thì doanh nghiệpphải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó đảmbảo cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Điềunày giúp cho sự chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyểnđược thuận lợi

Trang 15

1.1.3 Quá trình luân chuyển Vốn Kinh Doanh

Khi phân tích hình thái biểu hiện và sự vận động của vốn kinh doanh,cho thấy những đặc điểm nổi bật sau:

- Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt.Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất - kinh doanh tức là mục đích tíchluỹ, không phải là mục đích tiêu dùng như một vài quỹ khác trong doanhnghiệp

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sảnxuất - kinh doanh

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau khi ứng ra, được sử dụng vàokinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳhoạt động sau

- Vốn kinh doanh không thể mất đi Mất vốn đối với doanh nghiệp đồngnghĩa với nguy cơ phá sản

Cần thấy rằng có sự phân biệt giữa tiền và vốn Thông thường có tiền sẽlàm nên vốn, nhưng tiền chưa hẳn là vốn Tiền được gọi là vốn phải đồng thờithoả mãn những điều kiện sau:

- Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định Hay nóicách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực

- Hai là: Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một lượng nhất định Sựtích tụ và tập trung lượng tiền đến hạn độ nào đó mới làm cho nó đủ sức đểđầu tư vào một dự án kinh doanh nhất định

- Ba là: Khi tiền đủ lượng phải được vận động nhằm mục đích kiếm lời.Cách thức vận động của tiền là doanh nghiệp phương thức đầu tư kinh doanhquyết định Phương thức đầu tư của một doanh nghiệp, có thể bao gồm:

Trang 16

+ Đối với đầu tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, công thức vậnđộng của vốn như sau:

+ Đối với đầu tư cho lĩnh vực thương mại, công thức đơn giản hơn:T - H - T’+ Đối với đầu tư mua trái phiếu hoặc cổ phiếu, góp vốn liên doanh thì côngthức vận động là: T - T’

1.1.4 Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau, ứng với mỗi nguồn thường có những ưu nhược điểm nhất định Để có

sự lựa chọn hình thức huy động nguồn vốn phù hợp, đồng thời tổ chức sửdụng vốn kinh doanh được hiệu quả thì các nhà quản trị tài chính doanhnghiệp phải nhìn nhận vốn theo nhiều tiêu thức khác nhau

 Căn cứ vào các hình thức sở hữu có thể chia nguồn vốn kinh doanhthành hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

TÀI SẢN

NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Vốn chủ sở hữu (VCSH) là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ

doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu có ưu điểm đây là nguồn vốn dài hạn, công ty có thểdùng nguồn này đầu tư vào các dự án mạo hiểm với tỷ suất sinh lời cao, thêm

Trang 17

vào đó công ty không phải hoàn toàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định giúpcông ty có thể sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải chịugánh nặng nợ nần Tuy nhiên việc sử dụng vốn chủ sở hữu đòi hỏi chi phí sửdụng vốn cao do đó tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư lớn, bên cạnh

đó việc huy động tăng vốn chủ đồng nghĩa với việc các cổ đông hiện hànhphải phân chia quyền quản lý, kiểm soát, phân chia lợi nhuận cao cho các cổđông mới Việc sử dụng vốn chủ sở hữu, công ty sẽ không được hưởng tấm láchắn thuế, đây cũng là điểm bất lợi cho công ty

- Nợ phải trả (NPT) là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh

nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhau:

Nợ vay, các khoản phải trả người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp,…

Nợ phải trả có đặc điểm là có thời gian đáo hạn, công ty phải trả tiền lãikhi đến hạn doanh nghiệp luôn chịu gánh nặng nợ nần và lo lắng khả năng trả

nợ của mình, nếu công ty sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả làm tăngthêm rủi ro về tài chính cho công ty Tuy nhiên việc sử dụng nợ cũng có mặttích cực, đó là lãi vay được xác định trước và được trừ vào thu nhập chịu thuế

do đó nếu công ty làm ăn có triển vọng tốt thì sẽ khuếch đại tỷ suất lợi nhuậnvốn chủ sở hữu mà không phải chia sẽ quyền kiểm soát và quyền phân chialợi nhuận cao

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốndưới góc độ mức độ tự chủ tài chính Để đảm bảo cho các hoạt động kinhdoanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối cả hainguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụthuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vàoquyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tàichính của doanh nghiệp Mặt khác từ cách phân loại này cũng giúp doanh

Trang 18

nghiệp đảm bảo được cơ cấu nguồn vốn tối ưu để tăng cường hiệu quả sửdụng vốn của mình.

 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn được chiathành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể nguồn vốn có tính chất ổn định

mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ vàmôt bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn thường xuyên của một doanh nghiệp có thể được xác địnhbằng công thức:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Hoặc:

Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn

- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)

doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ

chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác

- Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý xem xét huy động các nguồnvốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinhdoanh

 Căn cứ vào phạm vi hoạt động vốn của doanh nghiệp có thể chia thànhnguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài

- Nguồn vốn bên trong: là nguồn có thể huy động được vào đầu tư từ

chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra.

Nguồn vốn bên trong giúp cho doanh nghiệp phát huy được tính tự chủtrong việc sử dụng vốn đồng thời thể hiện khả năng tự tài trợ của doanhnghiệp

Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm:

Trang 19

+ Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư

+ Khoản khấu hao tài sản cố định

+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dung hoặc thanh lý TSCĐ

- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh

nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây là nguồn tài chính hết sức quan trọng giúp tăng thêm nguồn vốnkinh doanh cho daonh nghiệp, chủ yếu là nguồn vốn vay, các khoản tín dụngthương mại từ nhà cung cấp, vốn góp liên doanh liên kêt,…

Với cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huyđộng vốn sao cho cơ cấu nguồn vốn tối ưu hay cơ cấu nguồn vốn có chi phíthấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất Nguồn vốn bên trong quan trọngnhưng thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp đòihỏi doanh nghiệp phải huy động cả nguồn vốn bên ngoài Tùy từng loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau mà có cách kết hợp các nguồn tài trợ khác nhau

Từ các cách phân loại trên có thể thấy vốn kinh doanh trong doanhnghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Việc quản lý sử dụng vốnthế nào cho hiệu quả nhất đó là vấn đề không đơn giản đòi hỏi các nhà quảntrị phải có sự hiểu biết cần thiết về từng nguồn Từ đó đề ra các giải pháp chủđộng trong việc khai thác các nguồn khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp làthu được lợi nhận cao Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quátrình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh Vì vầy:

Trang 20

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện là số lợi nhuận doanh

nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh.

Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quátrình phân phối tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xemxét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng nhiều chỉ tiêukhác nhau để đánh giá mức độ sinh lời của đồng vốn kinh doanh

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:

 Xuất phát từ vị trí vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được của bất cứ một doanhnghiệp, một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ nào Ngoài ra, vốn là điều kiện

để sử dụng các nguồn tiềm năng khác, để phát triển sản xuất kinh doanh phục

vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi cácdoanh nghiệp luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đóchính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

 Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nàokhi tiến hành hoạt động đều hướng tới mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận Đặc biệttrong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp có tồn tại và phát triểnđược hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp đó có tạo ra được

Trang 21

lợi nhuận hay không Vì thế, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩyquan trọng, đồng thời là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của VKD Chính

vì vậy, sản xuất kinh doanh như thế nào để thu được lợi nhuận cao là mục tiêuphấn đấu của tất cả các doanh nghiệp Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanhnghiệp phải tăng cường công tác tổ chức và sử dụng VKD, có như vậy mớithu được lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển

 Xuất phát từ thực trạng của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay

Tình trạng thiếu vốn, phải thường xuyên huy động từ bên ngoài để đápứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất phổ biến trong các doanh nghiệpnước ta hiện nay Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, vốn tự thất thoát, ứ đọng vànhiều khi xẩy ra tình trạng thiếu vốn giả tạo Do đó, để có thể cạnh tranhthắng lợi, thực hiện mục tiêu đã đề ra thì các doanh nghiệp phải sử dụng vốntiết kiệm hợp lý, tăng cường công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp củng cố và nâng nao vị thế của mình

Hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao trước hết làm tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững về mặt tài chính đồng thời cóđiều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng qui môlẫn lĩnh vực kinh doanh,… Nhờ đó làm tăng sức cạnh tranh trên thươngtrường Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những mang lại lợiích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích xã hội cho nền kinh tếquốc dân như thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu xã hội, tạo công ăn việclàm nâng cao mức sống cho người lao động, tăng các khoản phải nộp chongân sách Nhà nước,…

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mở rộng qui mô hoạt động sản

Trang 22

xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tăngtrưởng kinh tế xã hội Do đó nó không chỉ là vấn đề của riêng bất kỳ doanhnghiệp nào mà còn được sự khuyến khích của nhà nước Có thể nói, nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chính là điều kiện cần thiết khách quan đểđảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quânVòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn khotrong một thời kỳ nhất định

 Vòng quay các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải

Doanh thu

Số dư bình quân các khoản phải thuVòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoảnphải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc

độ thu hồi các khoản thu là tốt

Trang 23

 Kỳ thu tiền trung bình:

Vòng quay các khoản phải thu

= Số dư bình quân các khoản phải thu x 360

Doanh thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoảnphải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay cáckhoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ

 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sửdụng hai chỉ tiêu sau:

- Số lần luân chuyển vốn lưu động: phản ánh số vòng quay VLĐ thực

hiện trong một kỳ (thường là 1 năm)

VLĐTrong đó: L : Số lần luân chuyển VLĐ trong

M : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ (tính theo DTT)

VLĐ: VLĐ bình quân trong nămVLĐ bình quân có thể được tính bằng các công thức sau

2

Trang 24

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết

để thực hiện một vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động

 Hàm lượng vốn lưu động:

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốnlưu động Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu

 Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán:

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời):

Khả năng thanh toán

Trang 25

- Khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán ngay các

khoản nợ ngắn hạn trong kỳ mà không phải dựa vào việc bán các loại vật tư,hàng hóa

- Khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn cố định cần xác định đúngđắn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp

 Các chỉ tiêu tổng hợp

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra

bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn cố

Doanh thu thuần trong kỳVCĐ bình quân trong kỳ

 Hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử

dụng vốn cố định, phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn cố định

Khả năng thanh toán

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 26

Hàm lượng vốn

Vốn cố định bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ

 Hệ số huy động vốn cố định: phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện

có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

 Hệ số hao mòn tài sản cố định: phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố

định trong DN so với thời điểm đầu tư ban đầu, chỉ tiêu này càng caochứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao lũy kế

NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá

 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo

ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân

trong kỳ

 Hệ số trang bị TSCĐ cho công nhân sản xuất trực tiếp: phản ánh mức độ

trang bị tài sản cố định cho một công nhân sản xuất trực tiếp

Hệ số trang bị TSCĐ

NG TSCĐ trực tiếp SX bình quân trong kỳ

Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp

Trang 27

 Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ: phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng

giá trị tài sản của DN Nói cách khác: trong một đồng giá trị tài sản của

DN có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ

Tỷ suất đầu tư vào

Giá trị còn lại của TSCĐTổng tài sản của DN

 Kết cấu TSCĐ của DN: phản ánh tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ

trong tổng giá trị TSCĐ của DN ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp

DN đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN

 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh một đồng VCĐ tham gia trong kỳ có

thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế) thu nhập doanhnghiệp

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)VCĐ bình quân trong kỳ

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt vàquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệuquả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình

sử dụng toàn bộ vốn, tài sản Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

 Vòng quay vốn kinh doanh

Vòng quay vốn kinh

Doanh thu thuầnVốn kinh doanh bình quânVòng quay vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn được doanh nghiệpđầu tư vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần Vòng quay vốn cànglớn, trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộtài sản càng cao

Trang 28

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời

ròng của tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

Lợi nhuận sau thuếVốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ

việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sử hữu bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Chỉ tiêu này càngcao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ của doanh nghiệp càng hiệu quả

 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (ROAe)

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và

thuế trên vốn kinh doanh (ROAe) =

EBITVốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Trang 29

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khác quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệpnhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm:

- Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Các chính sách của nhà nước rất quan trọng tới hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sáchkhuyến khích đầu tư, chế độ khấu hao tài sản cố định,… đến chính sách chovay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một số công nghệ nhất định đều cóthể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ của doanh nghiệp

- Thị trường và sự cạnh tranh.

Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường , sản phẩm có sức tiêuthụ lớn thì doanh nghiệp sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn từ đó sẽ tạo ra tỷsuất lợi nhuận trên vốn cao và ngược lại Nhận thức được vấn đề này doanhnghiệp sẽ đề ra được biện pháp quản lý vốn kinh doanh hiệu quả nhất

- Đặc thù ngành kinh doanh.

Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sửdụng vốn Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấunguồn vốn cũng như vòng quay vốn Do đó việc so sánh các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả sử dụng vốn với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm pháthiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn

- Nhân tố thuộc về nên kinh tế:

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tốthuộc về nên kinh tế như: Lạm phát, khủng hoảng… và các nhân tố này đềugây ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Do vậy việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, giúp các doanhnghiệp có thể ứng phó kịp thời trước những biến động của nên kinh tế

Trang 30

- Nhân tố thuộc về kỹ thuật: Khoa học công nghệ là cơ hội cũng như

thách thức đối với doanh nghiệp Trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹthuật, công nghệ phát triển như vũ bão sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp dám chấp nhận mạo hiểm đầu tư tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoahọc, ngược lại sẽ là nguy cơ với các doanh nghiệp còn lạc hậu và tụt lùi

- Rủi ro trong kinh doanh: các rủi ro trong kinh doanh như hỏa hoạn, bão

lụt… làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần tới mất vốn củadoanh nghiệp Đặc biệt các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động củadoanh nghiệp trong các ngành: xây dựng…

 Nhóm nhân tố chủ quan

Là nhóm nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp bao gồm:

- Phương thức tài trợ vốn: Nhân tố này có lien quan trực tiếp tới chi phi

sử dụng vốn của doanh nghiệp Một cơ cấu vốn tối ưu luôn là mục tiêu mà cácdoanh nghiệp theo đuổi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí sử dụngvốn, giảm thiểu rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Xây dựng cơ cấu vốn: cơ cấu vốn là thành phần và tỷ trọng của các loại

vốn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm Một cơcấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ là tiền đề nâng cao hiệu quả

tổ chức sử dụng vốn của một doanh nghiệp và ngược lại một cơ cấu vốnkhông hợp lý sẽ kéo theo việc sử dụng vốn lãng phí, gây thất thoát vốn dẫnđến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn bị giảm

- Trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ: Trong thời đại khoa học

công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện này thì việc đầu tư đổi mới máymóc thiết bị, dây chuyền sản xuất là một yêu cầu tất yếu cho các doanhnghiệp Việc đi đầu trong cuộc chiến về ứng dụng các tiến bộ của khoa họccông nghệ vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp khoản lợinhuận lớn

Trang 31

- Trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên và tay nghề của người lao

động trong doanh nghiệp: Nhân tố này cũng góp phần không nhỏ trong việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trình độ người lao động đến hiệuquả sử dụng tài sản năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,… từ đó tácđộng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cùng lúc nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Việc lự chọn phương án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh: bản

chất là lựa chọn phương án sử dụng, đầu tư vốn Nếu doanh nghiệp đầu tư sảnxuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý chắc chắn sẽ thị trườngchấp nhận Ngược lại sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được gây ứđọng lãng phí vốn

1.3 Một số biện pháp chủ yếu tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Doanh nghiệp chủ động tiến hành tổ chức nghiên cứu nhu cầu thị

trường đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ để xác định hướng đầu tư, quy môđầu tư cho phù hợp phương châm “ kinh doanh cái thị trường cần chứ khôngkinh doanh cái mà bản thân doanh nghiệp có” nhất là trong điều kiện kinh tếđang trên đà suy giảm như hiện nay Từ đó lập ra các phương án, dự án tiếnhành thẩm định và lựa chọn phương án phù hợp với tình hình kinh tế đất nước

và điều kiện của doanh nghiệp

- Xác định đầy đủ, chính xác nhu cầu vốn cần thiết thường xuyên cho

hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn bổsung Nhằm chủ động trong công tác tìm nguồn tài trợ và đảm bảo kịp thờinhu cầu về vốn cần thiết trong kỳ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được thường xuyên, liên tục

- Đối với từng loại vốn cần được tổ chức quản lý và sử dụng một cách

tiết kiệm và có hiệu quả

- Chủ động các biện pháp thực hiện phòng ngừa rủi ro: Thực tế hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tránh khỏi những rủi ro bất

Trang 32

ngờ Vì vậy, doanh nghiệp cần lập quỹ dự phòng và mua bảo hiểm để khi rủi

ro xảy ra có thể bù đắp và được bồi thường

- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc

quản lý sử dụng vốn Phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với việc

sử dụng vốn ở các khâu Từ đó, phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc,

và có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời với diễn biến thực tế củadoanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC VIỆT NAM 1

2.1 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Vài nét về công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác VN 1

Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1

Địa chỉ: KCN Khai Quang – TP Vĩnh Yên – Tỉnh VP

Tên viết tắt: VPIC 1

Trang 33

Điện thoại (0211) 842 897 Fax: (0211) 842 896

Website: www.eurocharm.com.tw

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 là công ty có 100%vốn đầu tư nước ngoài Được thành lập từ ngày 15/12/2001 theo giấy phépđầu tư số 15 GP-VP theo giấy phép của UBND tỉnh vĩnh phúc

 Vốn điều lệ: 66 tỷ(VNĐ)

 Tổng Giám đốc: CHAO WE HSIANG

Trong hơn 10 năm đi vào hoạt động công ty đã không ngừng cải tiếncông nghệ kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại, đầu

tư theo chiều sâu, không ngừng tăng năng suất lao động và nâng cao chấtlượng sản phẩm Điều này đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta nói chung vànền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng ngày một phát triển

Với quan điểm sẵn sàng hợp tác với mọi thành phần kinh tế, công tyluôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tác khi giao dịch kinh doanhvới công ty Để duy trì phát huy những thành tựu hiện có, công ty đã áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IS 16949 : 2002, đểtiếp tục tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn ngàycàng cao nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

Dựa trên nguyên tắc làm việc:

“Liên tục - chân thành - sáng tạo - hợp tác”

Công ty luôn hướng tới mục tiêu:

“Khách hàng hài lòng - giao hàng chất lượng.

Nhân viên hài lòng - lương, thưởng cao.

Cổ đông hài lòng - Lợi nhuận nhiều ”

Trang 34

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 chuyên sản xuất cácmặt hàng ngành công nghiệp chính xác, sản phẩm chủ yếu mà công ty sảnxuất là linh kiện ô tô, xe máy và nhận gia công cơ khí

 Sản phẩm chủ yếu

- Sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe máy, các loại xe 2 bánh

- Các loại xe lăn dành cho người tàn tật

- Thiết bị máy nông nghiệp

- Khuôn mẫu các loại linh kiện ôtô, xe máy

- Các sản phẩm trang thiết bị phục vụ cho bệnh viện như : giường bệnh,bàn ghế, giá đỡ, bằng inox và thép trắng

- Các mặt hàng xe trượt tuyết

 Tổ chức hoạt động kinh doanh : tập trung tại KCN khai Quang

- Mặt bằng nhà xưởng:

Tổng diện tích mặt bằng công ty: 149.800 m2

Trong đó : Diện tích nhà xưởng là : 57.600 m2

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 có mô hình tổ chứcquản lý sản xuất kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 35

Sơ đồ số 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty

GĐKhai phá kỹ thuật

Trang 36

 Chức năng và nhiệm vụ của tổng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý của công ty theo sơ đồ trên:

+ Đứng đầu công ty là: Chủ tịch hội đồng quản trị

+ Ban giám đốc: Gồm 08 thành viên, trong đó 01 tổng giám đốc, 01 trợ

lý TGĐ kiêm thư ký ISO, 03 phó TGĐ kiêm phụ trách trong lĩnh vực: PhóTGĐ phụ trách lĩnh vực tài chính, phó TGĐ phụ trách lĩnh vực sản xuất, phóTGĐ phụ trách lĩnh vực khai phá kỹ thuật Bên dưới có 03 phó TGĐ là GĐtài vụ, GĐ sản xuất kiêm kiểm tra chất lượng, và GĐ khai phá kỹ thuật

Trợ lý TGĐ kiêm thư ký ISO thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạocủa TGĐ, giúp lãnh đạo công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thốngquản lý chất lượng và quản lý các hồ sơ liên quan

+ Các phòng ban:

- Bộ phận tài vụ: Có chức năng ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tếphát sinh, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, lập biểu đồ cân đối kế toán,tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Ngoài các chức năng nhiệm vụ

vế chuyên môn bộ phận tài vụ còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin tài chínhcho ban giám đốc khi có yêu cầu

- Bộ phận nhân sự: Có nhiệm vụ lập kế hoạch nhân lực và tuyển dụngngười lao động; Phụ trách các vấn đề bồi thường, thưởng phạt và phúc lợi chongười lao động; Nghiên cứu và thực hiện luật lao động, quy tắc và nội quycông ty…

- Bộ phận Kế hoạch pháp chế: Xây dung, duy trì và nâng cao tính hiệulực hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO/TS 16949 : 2002 và hệthống quản lý môi trường ISO 14000 trong toàn công ty Quản lý các hồ sơliên quan

Trang 37

- Bộ phận tổng vụ: Gồm tổng đài, nhà bếp, y tế: có nhiệm vụ đảm bảobữa ăn, sức khoẻ… cho công nhân viên.

- Bộ phận khai phá - kỹ thuật:

Tổ khai phá - thiết kế: Có nhiệm vụ khai phá, làm thử linh kiện liên quanđến sản phẩm mới, quản lý bản vẽ, tài liệu kỹ thuật, xử lý, thương lượng kỹthuật với khách hàng

Tổ sửa chữa khuôn mẫu: Có nhiệm vụ cải thiện, sữa chữa khuân mẫu sảnphẩm mới

- Bộ phận thu mua: Có nhiệm vụ lập đơn đặt hàng mua hàng tiêu hao,nguyên liệu, linh kiện… Đảm bảo vật tư hàng hoá được mua về một cáchđúng, đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của đơn đặt hàng vớichi phí hợp lý, đồng thời có nhiệm vụ đánh giá các nhà cung ứng

- Bộ phận kinh doanh xuất – nhập khẩu:

Tổ kinh doanh: Thực hiện công việc liên hệ với khách hàng trong việctiếp nhận đơn đặt hàng, các yêu cầu sản xuất, các mặt hàng mới và các mặthàng khác Lập báo giá và toả thuận với khách hàng về giá bán.Kiểm soát giá

cả thị trường dựa trên sự thay đổi của giá cả nguyên vật liệu và đế suất giảmgiá từ phía khách hàng để đưa ra sự thay đổi về giá cả cho hợp lý.Đảm bảocác điều kiện trên hợp đồng đã ký kết được thực hiện đầy đủ và chínhxác.Thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của các khách hàng

Tổ xuất nhập khẩu: Thực hiện và liên hệ với các khách hàng nước ngoài.Thực hiện và cải tiến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá sao cho phù hợpvới điều kiện quản lý của công ty

- Bộ phận kiểm soát chất lượng: gồm đo lường và kiểm tra chấtlượng(QC): bộ phận này thực hiện công việc kiểm nghiệm thành phẩm hànghoá, kiểm tra các công đoạn sản xuất sản phẩm

Trang 38

- Bộ phận quả lý sản xuất: Thực hiện việc lập và sắp xếp kế hoạch sảnxuất, đôn đốc, kiểm soát, kiểm tra tiến độ sản xuất, quản lý kho Tiếnhànhkiểm kê theo yêu cầu của người có thẩm quyền Theo dõi tiến độ và tìnhhình giao hàng cho khách hàng.

- Bộ phận quản lý thiết bị: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị và máy móc toànxưởng, đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của máy móc thiết bị cho côngviệc sản xuất được bảo đảm

- Các tổ sản xuất: Dựa theo kế hạch của bộ phận quản lý sản xuất, lập kếhạch cho bộ sản xuất cụ thể cho bộ phận, đồng thời kiểm soát tiến độ sảnxuất, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, Đảm bảo tiến độ sản xuất vàchất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ thực hiện các báo cáo sản suất cho bộphận quản lý đầy đủ và đúng thời hạn

Qua sự tìm hiểu về bộ máy tổ chức quản lý của công ty ta thấy công ty

có bộ máy quản lý tương đối chặt chẽ và rõ ràng Điều này giúp cho công tácquản lý đạt tối ưu về mọi hoạt động của công ty

2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ

Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 chuyên sản xuất cácmặt hàng ngành công nghiệp chính xác, sản phẩm chủ yếu mà công ty sảnxuất là linh kiện ô tô, xe máy và nhận gia công cơ khí

Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhôm nguyên liệu và thép nguyên liệu,nguồn nguyên liệu chủ yếu này được nhập từ VPIC Đài Loan sang

Trang 39

Sơ đồ số 2.2: Quy trình SX linh kiện ô tô, xe máy kiểm soát chất lượng

Trang 40

Sơ đồ số 2.3:

LƯU TRÌNH SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Kho nguyên liệu

Nhóm gia công bên

ngoài

Nhập khẩu nguyên liệu

Ngày đăng: 15/04/2016, 08:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w