1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÌM HIỂU PHONG TỤC, TẬP QUÁNCÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á: Việt Nam, Lào, Campuchia

27 806 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 6,4 MB

Nội dung

Phật giáoCho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phậ

Trang 2

Địa lí 8

Nhóm 1 Lớp 8A: Những nước Đông Dương

(Việt Nam, Lào, Campuchia)

Trang 4

Tín ngưỡng người Campuchia

Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia

Trang 5

Phật giáo

Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình

Trang 6

Một số công trình kiến trúc tôn giáo

nổi tiếng

Chùa Bạc

Nằm trong quần thể cung điện hoàng gia ở Phnom Penh, chùa Bạc được coi là kho báu quốc gia với rất nhiều bức tượng Phật bằng vàng và đá quý Báu vật quý nhất là bức tượng Phật bằng ngọc bích và bức tượng Di Lặc bằng vàng đính 9.584 viên kim cương

Banteay Srei

Banteay Srei là một đền thờ nằm cách quần thể Angkor 25 km về phía Đông Bắc, được xây dựng từ năm 967 sau công nguyên, xây chủ yếu bằng đá sa huỳnh đỏ, với rất nhiều kiệt tác điêu khắc trang trí trên đá tuyệt đẹp

Angkor Wat

Không còn gì phải bàn cãi, Angkor chính là quần thể kiến trúc nổi tiếng, rộng lớn làm nên tên tuổi ngành du lịch Campuchia Quần thể này được xây dựng bởi đế chế Khmer từ thế kỷ 9 đến 15 sau công nguyên với đền thờ Angkor Wat cổ kính, những khuôn mặt đá Bayon khổng lồ và những tàn tích bao phủ trong rễ cây ấn tượng

Cung điện Hoàng gia Campuchia

Hoàng cung là một trong những nơi linh thiêng của thủ đô Phnom Penh Trước khi chuyển đến Phnom Penh, Hoàng cung được xây dựng ở nhiều địa điểm khác nhau Hoàng Cung ở Phnom Penh được xây dựng mới vào năm 1866 để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài Đây là nơi diễn ra các nghi thức ngoại giao và nghi lễ hoàng gia

Trang 7

Những lễ hội tiêu biểu

Lễ hội Bonn Prathen

Thường được tổ chức vào tháng

10 suốt 29 ngày đêm liền Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe

Trang 8

Trong giao tiếp:

- Người Campuchia có rất nhiều cách

chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan

hệ, thứ bậc và tuổi tác giữa người

với người

- Cách chào hỏi truyền thống là cuối

người cùng với động tác chắp tay

trước ngực (tương tự như động tác

đặt tay khi cầu nguyện của Phật

giáo)

- Một người muốn thể hiện sự kính

cẩn với người đối diện sẽ cúi

người thấp hơn và chắp tay ở vị trí

- Nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở

nước này rất đơn giản: đáp lại tất

cả những lời chào mình nhận

được

- Ở Campuchia, để gọi người khác

một cách lịch sự và kính trọng,

người ta thường thêm từ "Lok" đối

với đàn ông và "Lok Srey" đối với

phụ nữ trước họ hoặc họ và tên

đầy đủ

Trang 9

• - Cách ứng xử tại bàn ăn của người Campuchia khá trang trọng

• - Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh;

• - Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ

để tránh phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự;

• - Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên;

• - Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.

Ẩm thực truyền thống

Trang 11

Đạo Phật

Đạo Phật ở Lào có từ lâu đời,

phát triển mạnh trở thành quốc

đạo, các nhà chiêm tinh học tính

ngày tháng theo phật lịch, nên

năm mới hàng năm bắt đầu vào

tháng tư dương lịch Người Lào

gọi tết là vui tết chứ không gọi là

ăn tết, tất cả các cuộc vui được

chuẩn bị theo truyền thống tôn

giáo, phù hợp với phong tục tập

quán của người Lào

Phật giáo Lào

Trang 12

Các lễ hội

Tết Bunpimay

Diễn ra từ 14 đến 16/4 hằng năm Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm Cũng như người dân Thái Lan và Campuchia, lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật,

ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc diễn ra từ 14 đến 16/4 hằng năm Đây

là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm Cũng như người dân Thái Lan và Campuchia, lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật,

ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc

Ngày tết cổ truyền

Trang 13

Lễ là nghi thức tế tự do chính con người tưởng tượng ra để giao cảm với thần linh Lễ trong Boun That Luang còn mang ý nghĩa chính trị của Một Ngày Hội Thề Từ thời vua Fa Ngum (thế kỷ 14) cho đến 1975, lễ nầy do quốc vương Lào làm chủ tế Trong lễ Hội Thề người ta thấy có mặt đầy đủ chức sắc, đại biểu, tỉnh mường, làng bản trưởng được mời về bàn việc nước và mỗi vị có một cái kiệu bằng sáp ong (hó phợng), xếp thành hàng ngang trước nơi hành lễ Nhà sư chủ trì cầm một cuộn dây bằng sợi vải trắng đi vòng nối các tỉnh mường, làng bản lại với nhau Biểu tượng nầy phản ánh sự cam kết

Lễ hội Bun That Luang

Tục lệ té nước (tạt nước) trong ngày tết của Lào cũng có phần do thời tiết nóng bức (tháng 4 là thời điểm nóng nhất ở Lào) Trước khi té nước cho

nhau, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành

Trang 14

Ngôn ngữ:

Lào và Thái có vẻ giống nhau nhưng thực tế khác biệt nhau Dù phần lớn người Lào hiểu tiếng Thái khẩu ngữ và viết và thậm chí nói được tiếng Thái, phần lớn người Thái bên ngoài vùng Isan không hiểu tiếng Lào Chữ viết Lào và Thái cũng khác nhau và nhìn chung

ít người Thái đọc được chữ Lào Điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ này nhìn chung chúng có có nhiều danh từ như nhau nhưng phần lớn động từ và tính từ thì khác biệt

Ngôn Ngữ, Phong tục chào hỏi và Trang phục

Phong tục chào:

Người Lào thường chào nhau bằng một cử chỉ giống như cầu nguyện được gọi là cúi chào (nop) Người trẻ tuổi hơn hoặc ở vị trí thấp hơn luôn cúi chào người lớn tuổi hơn hoặc ở địa vị cao hơn Tục bắt tay khi gặp nhau của người phương Tây rất phổ biến trong những năm gần đây Tuy nhiên, một nụ cười kèm theo một cái đầu hơi cúi được cho là lịch sự Tỏ ra quá sốt sắng, thể hiện tình cảm trước công chúng, các cử chỉ khoa tay múa chân đều được xem là không lịch sự.

Lào cho rằng phụ nữ phải mặc “Phaa sin”, một kiểu váy dài có các mảng hoa văn đặc trưng, mặc dù nhóm các bộ tộc thường có trang phục riêng của họ Đàn ông thì mặc “phaa biang sash” vào những dịp lễ hội Ngày nay phụ nữ thường mặc trang phục kiểu phương Tây, dù “phaa sin” vẫn là trang phục bắt buộc trong những

cơ quan nhà nước (không chỉ là với những người làm việc ở đó, mà ngay cả những phụ nữ ở nơi khác đến).

Trang 15

Những danh lam thắng cảnh

Trang 16

Một số món ăn truyền thống

 Món ăn Lào có khá nhiều món ngon, có thể

kể ra như: gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt

heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà

(cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi) Ngoài ra

còn có các món khác như như: ếch, mực

chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt…

Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có

những món được xem là đặc sản như:

Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ

gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã

rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn

rất lạ Ngoài Tam Maak Hung còn có các

món như Thoót mú đẹt điêu , tôm dâm

cung, cá nướng… Mỗi món đều có các

nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng

thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn

với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá

nướng được ướp muối ngoài da, khi

nướng chín, da cá không cháy nhưng phủ

trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da,

mùi thơm, chấm với nước "chẻo" (đặc chế

từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột

ngọt và chanh)

Trang 18

Một số phong tục của Việt Nam

Từ xưa, trầu cau đã là một thứ khởi đầu các

lễ nghĩa của dân tộc Việt Nam Trầu cau vừa

biểu hiện phong cách, vừa thể hiện tình cảm

dân tộc độc đáo Tục ăn trầu trở thành một

nếp sống đẹp, từ việc tế tự, tang lễ, cưới xin,

việc vui mừng, việc gì nhân dân ta cũng lấy

miếng trầu làm trọng Miếng trầu làm người

với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn Và

với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội

nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát,

để vào với hội làng hội nước

Trang 19

Áo dài

Áo dài là loại trang

phục truyền thống của Việt Nam,

che thân người từ cổ đến hoặc

quá đầu gối, dành cho

cả nam lẫn nữ Áo dài thường

được mặc vào các dịp lễ hội trang

trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học

Có lẽ chưa có một văn bản nào

quy định áo dài chính thức là quốc

phục của phụ nữ Việt Nam Thế

nhưng trong thực tế, hễ nói đến

phụ nữ Việt Nam thì không thể

không nói đến áo dài Đến nỗi nó

trở thành một từ riêng của tiếng

Anh vì họ không thể dùng hai từ có

sẵn: áo và dài để dịch

Trang 20

Việt Nam với hoa sen

Hoa sen (nelumbo nucifera) tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh Hình tượng hoa sen có vai trò rất quan trong trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều thế kỷ của người Việt và được coi là quốc hoa của Việt Nam

Trang 21

lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh

cốm - bánh phu thê tượng trưng cho

Dương, bánh cốm tượng trưng cho

Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày -

bánh chưng vuông là Âm, bánh dày

tròn là Dương Thường thường cùng

kèm với bánh chưng và bánh dày

thường có quả nem Bánh cốm, bánh

xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả

nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được

đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc

bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui

mừng

Trang 22

Tết âm lịch

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết

Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là

dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch) Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng

1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và

ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên

Trang 23

Tôn giáoTrong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật

giáo có số tín đồ đông đảo nhất Theo thống kê

dân số năm 2009 thì số tìn đồ Phật Giáo là

6.802.318 người trong đó 2.988.666 tín đồ ở

thành thị và 3.813.652 tín đồ ở nông thôn, địa

phương tập trung đông đảo tin đồ Phật giáo

nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 1.164.930 tín

đồ Còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật

giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ

đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật

tử và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự,

viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong

cả nước Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt

Nam mang thiên hướng Phật giáo

Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam

là Đại thừa và Tiểu thừa Phật giáo Đại thừa lần

đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng

châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng

năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất

trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu

thừa từẤn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng

sông Cửu Long từ khoảng năm 300 - 600 và trở

thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía

nam Việt Nam

Trang 24

Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt vừa là đạo lý vừa là tín ngưỡng, nhưng trước hết là đạo lý và được coi là một đạo lý gốc của đời sống con người trong mỗi dòng họ, gia đình Người Việt tin rằng tổ tiên mình rất linh thiêng, mặc dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, luôn phù hộ cho con cháu gặp nhiều điều may mắn, cuộc sống được bình an, ấm no, hạnh phúc; che chở cho con cháu khi gặp tai ương, bệnh tật và cũng quở trách nhưng không trừng phạt khi con cháu mắc điều xấu

Trang 25

Phở là món ăn được nhắc đến

đầu tiên Đây là một món ăn truyền thống và cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam Một bát phở gồm bánh phở, nước dùng, thịt bò (hoặc gà) kèm theo một số gia vị như: tương

ớt, dấm tỏi, tiêu, chanh, ớt Tùy vùng miền mà phở có phương pháp chế biến và hương vị khác nhau ít nhiều Hiện nay, có rất nhiều nhà hàng chuyên về phở của người Việt được mở ra ở Bắc Mỹ, châu Âu và Australia Riêng tại

Mỹ, doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam lên tới 500 triệu USD/năm

Một số món ăn truyền thống

lực” trong thực đơn của nhiều

nhà hàng Việt và cũng được rất

nhiều người nước ngoài ưa

chuộng Nem cuốn được làm

từ bánh tráng cuộn với các loại

rau thơm, bún và một số loại

thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn,

tôm, cá, cua Khi ăn thì chấm

với nước chấm Cũng như

phở, tùy địa phương, vùng

miền mà công thức làm nem

cuốn có thể khác nhau

tráng mỏng, bên trong thường có

nhân gồm một ít thịt lợn vai, tôm băm

cùng mộc nhĩ, nấm hương; khi ăn

chấm với nước chấm phanhạt từ

nước mắm và có thể ăn kèm thêm

chả lợn Bánh cuốn làm theo kiểu

truyền thống thường không thể thiếu

tinh dầu cà cuống để pha nước

chấm

Ở nước ngoài, vỏ bánh cuốn thường

được tráng trong chảo có láng dầu

thay vì hấp trên nồi nước sôi

Trang 27

Thực hiện bởi thành viên của dãy 1

• Đỗ Anh Tú

• Bùi Ngọc Đạt

• Nguyễn Công Hoàn

• Nguyễn Dương Quỳnh Anh

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w