1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

14 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Do sự kéo dài của dây sống là một quá trình động, tận cùng phía đầu hình thành trước, và các vùng đuôi được thêm vào do dải nguyên thủy tiến ở phía đuôi.. Vùng này, nội bì tạng trước -

Trang 1

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010 Chapter 5: Tuần phát triển thứ ba: đĩa phôi 3 lá

SỰ PHÔI VỊ HÓA: HÌNH THÀNH TRUNG BÌ VÀ NỘI BÌ PHÔI

Sự kiện đặc trưng nhất xảy ra trong tuần thứ ba là sự phôi vị hóa (gastrulation), quá trình thiết lập nên cả 3 lá phôi (ngoại bì – ectoderm, trung bì – mesoderm, và nội bì – endoderm) tại phôi Sự phôi vị hóa bắt đầu bằng sự hình thành dải nguyên thủy (primitive streak) trên bề mặt thượng bì

(Các hình 5.1 và 5.2A) Ban đầu, dải nguyên thủy chưa được xác định rõ ràng (Hình 5.1), nhưng ở thai 15 đến 16 ngày tuổi, có thể thấy rõ dải nguyên thủy dưới dạng một rãnh hẹp với những vùng phình nhẹ lên dọc theo hai bên Tận cùng phía đầu của dải nguyên thủy, tức là nút nguyên thủy

(primitive node), là một vùng gờ nhẹ lên bao quanh một lỗ nguyên thủy (primitive pit) nhỏ (Hình

5.2) Các tế bào của thượng bì phôi di chuyển về phía dải nguyên thủy (Hình 5.2) Khi đến khu vực của dải nguyên thủy, chúng có hình dạng lọ, tách khỏi thượng bì phôi, và trượt bên dưới thượng bì

(Hình 5.2B,C) Chuyển động vào trong kiểu này gọi là sự lõm vào (invagination) Sự di cư và biệt

hóa tế bào được kiểm soát bởi yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 8 (fibroblast growth factor 8 - FGF8), do chính các tế bào của dải nguyên thủy tổng hợp lấy Yếu tố tăng trưởng này kiểm soát

chuyển động của các tế bào bằng cách điều hòa giảm (downregulating) E-cadherin, một protein

bình thường gắn các tế bào thượng bì phôi với nhau FGF8 còn kiểm soát sự biệt hóa của tế bào vào trung bì bằng cách biểu hiện Brachyury (T) Một khi các tế bào đã lồng vào trong, một số tế bào sẽ

chiếm chỗ trong hạ bì phôi, tạo ra nội bì phôi, và các tế bào khác đến nằm giữa thượng bì phôi và lớp nội bì phôi vừa thành lập để tạo ra trung bì phôi Các tế bào ở lại trong thượng bì phôi tạo thành ngoại bì phôi Do đó, thượng bì phôi, qua quá trình phôi vị hóa, là nguồn gốc của cả 3 lá phôi (Hình 5.2B), và các tế bào trong các lớp này sẽ hình nên tất cả các mô và cơ quan của phôi

Do ngày càng nhiều các tế bào di chuyển giữa thượng bì phôi và hạ bì phôi, chúng bắt đầu lan ra hai bên và về phía đầu (Hình 5.2) Dần dần, chúng di chuyển sau rìa đĩa và tiếp xúc với trung bì ngoài phôi bao phủ túi noãn hoàng và màng ối Về hướng đầu, chúng đi qua mỗi bên của tấm trước dây sống Bản thân tấm trước dây sống hình thành giữa đỉnh dây sống màng họng và có nguồn gốc từ các

tế bào đầu tiên di chuyển qua nốt vào đường giữa và di chuyển về phía đầu Về sau, tấm trước dây sống có vai trò quan trọng trong việc cảm ứng tạo não trước (Các hình 5.2 và 5.3) Màng họng về phía đầu của đĩa bao gồm một vùng nhỏ các tế bào ngoại bì phôi và nội bì phôi liên kết chặt chẽ với nhau, là vùng của lỗ miệng tương lai

SỰ HÌNH THÀNH DÂY SỐNG

Các tế bào trước dây sống lõm vào nút nguyên thủy di chuyển về phía đầu tại đường giữa cho đến

khi chúng đến tấm trước dây sống - prechordal plate (Hình 5.3) Các tế bào trước dây sống này xen

vào hạ bì phôi nên trong một thời gian ngắn, đường giữa của phôi gồm hai lớp tế bào tạo nên tấm dây sống (Hình 5.3B) Do hạ bì phôi được thay thế bởi các tế bào nội bì phôi di chuyển vào trong dải nguyên thủy, các tế bào của tấm dây sống tăng sinh và tách khỏi nội bì phôi Sau đó chúng hình hành một dây đặc gồm các tế bào, gọi là dây sống chính thức (Hình 5.3C), nằm dưới ống thần kinh và làm nền cho bộ xương trục Do sự kéo dài của dây sống là một quá trình động, tận cùng phía đầu hình thành trước, và các vùng đuôi được thêm vào do dải nguyên thủy tiến ở phía đuôi Các tế bào dây sống và trước dây sống lan về phía đầu, về phía tấm trước dây sống (một vùng ngay phía sau màng họng) và phía sau hố nguyên thủy Tại nơi hố nguyên thủy lõm vào thượng bì phôi, ống thần kinh ruột (neurenteric canal) kết nối tạm thời khoang ối và túi noãn hoàng (Hình 5.3A) Màng nhớp

(cloacal membrane) được thành lập ở tận cùng phía đuôi của đĩa phôi (Hình 5.2A) Màng này, cấu trúc tương tự màng họng, gồm các tế bào ngoại bì phôi và nội bì phôi liên kết chặt chẽ với nhau, không có trung bì xen giữa Khi màng nhớp xuất hiện, thành sau của túi noãn hoàng hình thành một túi nhỏ về phía cuống liên kết Túi này, gọi là túi niệu-ruột, hay niệu nang, xuất hiện vào khoảng ngày thứ 16 (Hình 5.3A) Ở một số động vật có xương sống, niệu nang có vai trò chứa các chất thải

ra từ hệ tiết niệu, ở người, nó cấu tạo thô sơ nhưng có thể có liên quan đến những bất thường trong

sự phát triển bàng quang

Trang 2

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

Hình 5.1 A Vị trí làm tổ vào cuối tuần thứ hai B Đĩa phôi vào cuối tuần phát triển thứ hai Khoang

ối đã được bộc lộ để cho thấy mặt lưng của thượng bì phôi Hạ bì phôi và thượng bì phôi tiếp xúc nhau, và dải nguyên thủy hình thành một khe hẹp tại vùng đuôi phôi

THÀNH LẬP TRỤC CƠ THỂ

Sự thành lập trục cơ thể, trước – sau, lưng – bụng, và trái – phải, diễn ra cả trước và sau sự phôi vị

hóa Trục trước - sau nhận tín hiệu từ các tế bào ở rìa trước đĩa phôi Vùng này, nội bì tạng trước -

anterior visceral endoderm (AVE), biểu hiện các gene thiết yếu cho sự tạo đầu, gồm các yếu tố

phiên mã OTX2, LIM1, và HESX1, và các yếu tố chế tiết cerberus và lefty, làm ức chế hoạt động tạo

vùng đuôi tại vùng đầu của phôi Các gene này tạo ra vùng đầu của phôi trước khi có sự phôi vị hóa Dải nguyên thủy được khởi phát và duy trì bởi sự biểu hiện Nodal, một thành viên của họ yếu tố tăng

trưởng chuyển dạng - transforming growth factor-β (TGF-β) (Hình 5.4) Một khi dải nguyên thủy

hình thành, Nodal làm tăng biểu hiện một số gene có vai trò tạo trung bì phôi ở lưng, ở bụng và các

cấu trúc đầu, đuôi Một thành viên khác của họ TGF-β, bone morphogenetic protein 4 (BMP4), được tiết ra trong khắp đĩa phôi (Hình 5.4) Với sự hiện diện của protein này và fibroblast growth factor (FGF), trung bì phôi phát triển hướng bụng góp phần tạo thận (trung bì trung gian), máu, và trung bì

phôi của vách cơ thể (trung bì tấm bên) Trên thực tế, tất cả các trung bì phôi đều hướng bụng nếu

hoạt động của BMP4 không bị ức chế bởi các gene khác biểu hiện tại nút Bởi lý do đó, nút là cơ

quan tổ chức - organizer Danh hiệu đó được đề xuất bởi Hans Spemann, người đầu tiên mô tả hoạt động này ở môi lưng của miệng phôi - blastopore, cấu trúc tương đương với nút nguyên thủy, trên

phôi ếch Xenopus Như vậy, chordin (được hoạt hóa bởi yếu tố phiên mã Goosecoid), noggin, và follistatin ức chế hoạt động của BMP4 Kết quả là, trung bì đầu phát triển hướng lưng thành các đốt

Trang 3

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

phôi (somitomeres và somites) (Hình 5.4) Sau đó, ba gene này biểu hiện trong dây sống và có vai trò

quan trọng trong cảm ứng tạo thần kinh ở vùng đầu

Hình 5.2 A Phía lưng của đĩa mầm của một phôi 16 ngày tuổi cho thấy chuyển động của các tế bào thượng bì phôi bề mặt (các đường đen liên tục) qua dải nguyên thủy và nút nguyên thủy và sự di cư tiếp theo của các tế bào giữa hạ bì phôi và thượng bì phôi (các đường đứt khúc) B Lát cắt ngang qua vùng đầu của dải nguyên thủy vào ngày thứ 15 cho thấy sự luồng vào của các tế bào thượng bì phôi Các tế bào đầu tiên chuyển vào phía trong xen vào hạ bì phôi để tạo ra nội bì phôi chính thức Khi nội bì phôi được thành lập, thượng bì phôi di chuyển vào trong tạo trung bì phôi C Nhìn mặt lưng của phôi, cho thấy nút nguyên thủy và dải nguyên thủy và lát cắt ngang qua dải nguyên thủy Cùng một góc nhìn với minh họa ở hình 5.2B; mũi tên, các tế bào thượng bì phôi tách rời trong dải nguyên thủy

Trang 4

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

Hình 5.3 Sơ đồ mô tả sự hình thành dây sống, do bởi các tế bào trước dây sống di cư qua dải nguyên thủy, xen kẽ trong nội bì phôi để hình thành tấm dây sống, và cuối cùng tách khỏi nội bì phôi để tạo thành dây sống chính thức Do các hiện tượng này diễn ra theo thứ tự đầu - đuôi, các phần của dây sống chính thức được thiết lập trong vùng đầu trước tiên A Hình vẽ một lát cắt dọc giữa qua một phôi 17 ngày tuổi Phần gần đầu nhất của dây sống chính thức đã được thành lập, trong khi các tế bào trước dây sống ở về phía đuôi của vùng này xen vào nội bì phôi gọi là tấm dây sống Chú ý rằng một số các tế bào di cư về phía trước dây sống Các tế bào trung bì phôi này tạo ra tấm trước dây sống về sau hỗ trợ sự cảm ứng tạo não trước B Sơ đồ lát cắt ngang qua vùng có tấm dây sống Không lâu sau, tấm dây sống sẽ tách khỏi nội bì phôi để hình thành dây sống chính thức C Sơ đồ cho thấy dây sống chính thức

Hình 5.4 Lát cắt dọc qua nút và dải nguyên thủy cho thấy quá trình biểu hiện các gene điều hòa các trục đầu-đuôi và lưng-bụng Các tế bào tại đầu tận phía đầu tương lai của phôi trong nội bì tạng trước (AVE) biểu hiện các yếu tố phiên mã OTX2, LIM1, và HESX1 và yếu tố chế tiết cerberus đóng góp vào sự phát triển của đầu và thành lập vùng đầu Một trong các dải được hình thành và sự phôi

vị hóa đang tiến triển, protein tạo hình xương (bone morphogenetic protein - BMP4; vùng gạch chéo), được tiết trong khắp đĩa phôi 2 lá, hoạt động cùng với FGF để trung bì phôi phát triển ra phía bụng hình thành các cấu trúc tấm bên và tấm trung gian Goosecoid điều hòa sự biểu hiện chordin, và sản phẩm của gene này, cùng với noggin và follistatin, đối kháng hoạt động của BMP4,

Trang 5

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

làm trung bì phôi phát triển phía lưng tạo ra dây sống và trung bì phôi cận trục ở vùng đầu Sau đó,

sự biểu hiện gene Brachyury (T) đối kháng BMP4 làm trung bì phôi phát triển ra phía lưng ở vùng đuôi phôi

Như đã đề cập, Nodal tham gia vào sự bắt đầu hình thành và duy trì dải nguyên thủy Tương tự, HNF-3β duy trì nút và sau đó cảm ứng tạo những đặc tính khu vực trong các vùng não trước và não

giữa Nếu không có HNF-3β, phôi không thể phôi vị hóa chính xác và sẽ khiếm khuyết các cấu trúc

thuộc não trước và não giữa Như đã đề cập, Goosecoid hoạt hóa các yếu tố ức chế BMP4 và góp

phần điều hòa sự phát triển đầu Biểu hiện quá mức hoặc quá ít gene này ở động vật thí nghiệm dẫn đến các dị tật nghiêm trọng trong vùng đầu, kể cả tạo 2 đầu, tựa như một số dạng song thai dính liền (Hình 5.5)

Sự điều hòa quá trình tạo trung bì phôi phía lưng ở các vùng giữa và đuôi phôi được kiểm soát bởi gene Brachyury (T) biểu hiện trong nút, các tế bào tiền thân của dây sống, và dây sống Gene này cần thiết để tế bào di cư qua dải nguyên thủy Brachyury mã hóa một protein gắn lên chuỗi DNA đặc hiệu và có vai trò là một yếu tố phiên mã Domain gắn DNA gọi là T-box, và có hơn 20 gene trong

họ các gene T-box Như vậy, sự hình thành trung bì phôi trong các vùng này phụ thuộc vào sản phẩm của gene này, và sự thiếu vắng của nó dẫn đến làm ngắn trục của phôi (rối loạn tạo vùng đuôi) Mức

độ thu ngắn phụ thuộc vào thời điểm protein trở nên bị thiếu hụt

Tính trái – phải, cũng được thiết lập sớm trong quá trình phát triển, được điều hòa bởi một loạt gene

Khi dải nguyên thủy xuất hiện, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi fibroblast growth factor 8 (FGF8)

được tiết bởi các tế bào trong nút và dải nguyên thủy và cảm ứng biểu hiện Nodal nhưng chỉ có ở bên trái phôi (Hình 5.6A) Sau đó, khi tấm thần kinh được cảm ứng, FGF8 duy trì sự biểu hiện Nodal trong trung bì tấm bên, cũng như LEFTY-2, và cả hai gene này làm tăng biểu hiện PITX2 PITX2 là một yếu tố phiên mã chứa homeobox có vai trò trong sự hình thành tính trái – phải (Hình 5.6B) Đồng thời, nó được biểu hiện ở phía bên trái của tim, dạ dày, và ruột nguyên thủy, và, nếu biểu hiện lạc chỗ, sẽ dẫn đến khuyết tật tính trái – phải Song song đó, LEFTY được biểu hiện ở bên trái tấm sàng của ống thần kinh và có thể có vai trò như một hàng rào để ngăn chặn những tín hiệu trái – phải băng qua Sonic hedgehog (SHH) cũng có thể có vai trò trong hoạt động này và là một yếu tố ức chế những gene của đặc tính bên trái không cho biểu hiện ở bên phải Gene Brachyury (T), mã hóa một yếu tố phiên mã được tiết bởi dây sống, cũng cần thiết cho sự biểu hiện Nodal, LEFTY-1, và

LEFTY-2 (Hình 5.7B) Các gene điều hòa sự phát triển bên phải chưa được xác định rõ, mặc dù sự biểu hiện của yếu tố phiên mã Snail chỉ có ở trung bì tấm bên phải và có lẽ điều hòa các gene thực thi

có vai trò trong sự hình thành bên phải Tại sao chuỗi các gene này được khởi hoạt bên trái vẫn còn

là điều bí ẩn, nhưng lý do có thể bao gồm các lông chuyển trên các tế bào trong nút đã chuyển động

để tạo ra một sự chênh lệch Nodal về bên trái Với góc nhìn này, các bất thường liên quan đến các protein lông chuyển dẫn đến các khuyết tật trái – phải ở chuột, và một số người với bất thường trái – phải cũng có bất thường chức năng lông chuyển Thêm nữa, trong số 27 đột biến ảnh hưởng đến sự phát triển trái – phải ở chuột, một phần ba liên quan đến các gene điều hòa hình thái và chức năng lông chuyển

Trang 6

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

Hình 5.5 Song thai dính liền Nếu gene Goosecoid biểu hiện quá mức ở phôi ếch, kết quả là tạo ra nòng nọc hai đầu Có lẽ, sự biểu hiện quá mức của gene này giải thích nguyên nhân của loại song thai dính liền này

Hình 5.6 Nhìn mặt lưng của đĩa mầm cho thấy các đặc điểm biểu hiện gene hình thành trục trái – phải của cơ thể A Fibroblast growth factor 8 (FGF8), tiết bởi nút và dải nguyên thủy, làm biểu hiện Nodal, một thành viên của họ transforming growth factor-β (TGF-β), và protein nodal tích tụ lại ở bên trái gần nút B Sau đó, khi tấm thần kinh được cảm ứng, FGF8 cảm ứng sự biểu hiện của Nodal

và LEFTY-2 trong trung bì tấm bên, trong khi LEFTY-1 biểu hiện ở bên trái mặt trước ống thần kinh Các sản phẩm của gene Brachyury (T), biểu hiện trong dây sống, cũng tham gia vào sự cảm ứng ba gene này Đến lượt nó, sự biểu hiện của Nodal và LEFTY- 2 điều hòa sự biểu hiện của yếu tố phiên mã PITX 2, mà, thông qua các tác nhân thực hiện ở phía cuối của chuỗi phản ứng, hình thành đặc tính bên trái Sonic hedgehog (SHH), biểu hiện trong dây sống, có thể có vai trò là một hàng rào

Trang 7

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

ngăn giữa và đồng thời ức chế sự biểu hiện các gene bên trái ở bên phải Sự biểu hiện của Snail có thể điều hòa các gene phía dưới chuỗi điều hòa quan trọng cho sự hình thành tính bên phải

Hình 5.7 Nhìn mặt lưng của đĩa phôi cho thấy dải nguyên thủy và bản đồ tương lai của các tế bào thượng bì phôi Các vùng đặc biệt của thượng bì phôi di cư qua các phần khác nhau của nút và dải

để hình thành trung bì phôi Như vậy, các tế bào di cư ở phần gần đầu tận của nút sẽ hình thành dây sống (n – notochord); các tế bào di cư về phía sau qua nút và phần đuôi của dải sẽ hình thành trung

bì cận trục phôi (pm – paraxial mesoderm; somitomeres và somites); các tế bào di cư qua phần tiếp theo của dải sẽ hình thành trung bì trung gian phôi (im – intermediate mesoderm; hệ niệu – sinh sản); các tế bào di cư càng qua vùng gần đuôi hơn của dải sẽ hình thành trung bì tấm bên (lpm – lateral plate mesoderm; vách cơ thể); và các tế bào di cư qua phần gần đuôi nhất sẽ góp phần tạo nên trung bì phôi ngoài phôi (eem – extraembryonic embryonic mesoderm; màng đệm)

BẢN ĐỒ TƯƠNG LAI ĐƯỢC THIẾT LẬP TRONG QUÁ TRÌNH PHÔI VỊ HÓA

Các vùng trên thượng bì phôi di cư và đi vào qua dải nguyên thủy đã được định vị trước, và tương lai sau cùng của chúng cũng đã được xác định (Hình 5.7) Thí dụ, các tế bào đi vào qua vùng đầu của nút trở thành tấm trước dây sống và dây sống; các tế bào di cư ở các cạnh bên của nút và từ đầu tận phía đầu của dải trở thành trung bì phôi cận trục; các tế bào di cư qua vùng giữa dải trở thành trung

bì phôi trung gian; các tế bào di cư qua phần xa về phía đuôi của dải hình thành trung bì tấm bên; và các tế bào di cư qua phần gần đuôi nhất của dải góp phần vào sự hình thành trung bì phôi ngoài phôi (nguồn gốc khác của loại mô này là túi noãn hoàn nguyên thủy [hạ bì phôi])

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA ĐĨA PHÔI

Đĩa phôi, lúc đầu phẳng và gần như tròn, dần dần trở nên dài, với phần đầu rộng và phần đuôi hẹp (Hình 5.2A) Sự mở rộng đĩa phôi diễn ra chủ yếu trong vùng đầu; khu vực dải nguyên thủy gần như không thay đổi kích thước Sự tăng trưởng và kéo dài của phần đầu đĩa phôi là do sự di cư liên tục của các tế bào từ vùng dải nguyên thủy hướng về phía đầu Sự lõm vào trong bề mặt của các tế bào dải nguyên thủy và sự di cư tiếp theo của chúng về phía trước và phía bên tiếp tục đến cuối tuần thứ

tư Vào giai đoạn này, dải nguyên thủy có những thay đổi thoái hóa, co rút nhanh chóng, và sớm biến mất

Dải nguyên thủy ở phần đuôi của đĩa tiếp tục cung cấp các tế bào mới cho đến cuối tuần thứ tư, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của phôi Trong phần đầu, các lá phôi bắt đầu sự biệt hóa vào giữa tuần thứ ba, trong khi ở phần đuôi, sự biệt hóa bắt đầu vào cuối tuần thứ tư Do vậy, sự phôi vị hóa, sự hình thành các lá phôi, tiếp tục ở các đoạn đuôi trong khi các cấu trúc ở vùng đầu đang biệt hóa, làm cho phôi phát triển theo hướng đầu - đuôi

LIÊN HỆ LÂM SÀNG

Sự tạo u quái (teratogeneis) liên quan đến quá trình phôi vị hóa

Bắt đầu tuần phát triển thứ ba, khi sự phôi vị hóa khởi đầu, làm một giai đoạn rất nhạy cảm để hình thành u quái Ở thời điểm này, bản đồ tương lai có thể được thiết lập cho nhiều hệ cơ quan, như mầm mắt và mầm não, và các quần thể tế bào đó có thể bị tổn thương bởi các yếu tố sinh u quái Thí dụ, nồng độ rượu cao trong giai đoạn này làm chết các tế bào trong đường giữa trước của đĩa mầm, dẫn

Trang 8

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010 đến sự khiếm khuyết ở đường giữa của các cấu trúc đầu – mặt và dẫn đến dính não trước (toàn não

trước – holoprosencephaly) Ở trẻ bị tật này, não trước nhỏ, hai não thất bên thường hợp lại thành

một, và hai mắt gần nhau lại (hypotelorism) Vì giai đoạn này khoảng 2 tuần sau khi thụ tinh, nó diễn

ra vào khoảng 4 tuần kể từ lần có kinh sau cùng Như vậy, người phụ nữ có thể không nhận ra rằng mình đã có thai, lúc này mới bắt đầu thấy trễ kinh và nghĩ rằng sẽ sớm có kinh trở lại Hậu quả là, thai phụ đã không thực hiện các biện pháp cẩn thận mà lẽ ra đã làm nếu biết mình có thai

Sự phôi vị hóa có thể bị gián đoạn do bất thường về di truyền và do các chất độc Trong sự bất tạo

vùng đuôi (caudal dysgeneis, hay sirenomelia, hội chứng người cá), trung bì phôi bất toàn được tạo

ra tại vùng sau cùng của phôi Bởi vì trung bì phôi này góp phần tạo ra các chi dưới, hệ niệu – sinh sản (trung bì phôi trung gian), và các đốt sống thắt lưng, các bất thường trong những cấu trúc này xảy ra

Trẻ bị dị tật biểu hiện nhiều mức độ khuyết tật, kể cả giảm sản (hypoplasia) và dính hai chi dưới, bất

thường cột sống, vô sản thận, hậu môn bịt kín, và các bất thường của cơ quan sinh sản (Hình

5.8A,B) Ở người, tình trạng này thường liên quan đến bệnh đái tháo đường của người mẹ và các

nguyên nhân khác Ở chuột, các bất thường của Brachyury (T), WNT, và các gene engrailed dẫn đến

kiểu hình tương tự

Đảo ngược phủ tạng (situs inrversus) là tình trạng chuyển vị trí các tạng trong ổ ngực và ổ bụng

Mặc dù bị tình trạng đảo ngược cơ quan, các bất thường cấu trúc khác chỉ xảy ra hơi nhiều hơn ở những người bị tật này, so với người bình thường Khoảng 20% các bệnh nhân đảo ngược phủ tạng hoàn toàn bị giãn phế quản và viêm xoang mạn tính do lông chuyển bất thường (hội chứng

Kartagener) Điều thú vị là, lông chuyển hiện diện bình thường ở mặt bụng của nút nguyên thủy và

có thể có vai trò trong sự hình thành trái – phải trong quá trình phôi vị hóa Các tình trạng bất thường trái – phải khác còn gọi là các rối loạn tính trái – phải (laterality sequences) Những bệnh nhân bị các tình trạng này không bị đảo ngược phủ tạng hoàn toàn nhưng có vẻ chủ yếu bị tính trái hoặc tính phải thể hiện ở cả hai bên Lách là cơ quan biểu hiện sự khác biệt: những người bị tính trái hai bên sẽ bị

đa lách, còn những người bị tính phải hai bên sẽ vô lách hay có lách thiểu dưỡng Những bệnh nhân

có các rối loạn tính trái – phải cũng có nhiều khả năng bị các dị tật khác, đặc biệt là các tật ở tim

Trang 9

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

Hình 5.8 A,B Hai thí dụ của hội chứng người cá sirenomelia (loạn sản vùng đuôi - caudal

dysgeneis) Sự mất trung bì phôi trong vùng lưng – cùng dẫn đến sự hòa nhập của các nụ chi và các khuyết tật khác

Trang 10

Đĩa phôi 3 lá (chương 5 Phôi thai Y học Langman v11) – Y2010

Hình 5.9 Teratoma vùng cùng – cụt hình thành từ các vết tích của dải nguyên thủy Các u này có thể trở thành ác tính và thường gặp nhất ở các phôi thai nữ

Các u bướu liên quan đến quá trình phôi vị hóa

Đôi khi, các vết tích của dải nguyên thủy còn tồn lưu trong vùng cùng – cụt Các cụm tế bào đa tiềm năng phát triển và hình thành các khối u, gọi là các teratoma cùng – cụt, thường chứa các mô xuất nguồn từ cả 3 lá phôi (Hình 5.9) Đây là loại u thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, xảy ra với tần suất khoảng 1 : 37.000 Các u này cũng có thể xuất nguồn từ các tế bào đĩa nguyên thủy bị thất bại trong việc di cư vào gờ sinh dục

SỰ PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA LÁ NUÔI

Vào đầu tuần thứ ba, lá nuôi có đặc điểm cấu tạo là các gai nhau nguyên thủy gồm lõi là các tế bào nuôi và bao phủ bằng lớp hợp bào nuôi (Các hình 5.10 và 5.11) Trong quá trình phát triển tiếp theo, các tế bào trung bì phôi xuyên vào lõi các gai nhau nguyên thủy và tăng trưởng về phía màng rụng Cấu trúc mới hình thành gọi là gai nhau cấp hai (Hình 5.11)

Đến cuối tuần thứ ba, các tế bào trung bì phôi trong lõi của gai nhau bắt đầu biệt hóa thành các tế bào máu và các mạch máu nhỏ, hình thành nên hệ mao mạch gai nhau (Hình 5.11) Gai nhau lúc này gọi

là gai nhau cấp ba hay gai nhau chính thức Các mao mạch trong gai nhau cấp ba sẽ tiếp xúc với các mao mạch đang phát triển trong trung bì phôi của tấm đệm và trong cuống liên kết (Các hình 5.12 và 5.13) Các mạch máu này, đến lượt chúng, tạo tiếp xúc với hệ tuần hoàn trong phôi, kết nối nhau và phôi Do vậy, khi tim bắt đầu đập trong tuần phát triển thứ tư, hệ thống gai nhau sẵn sàng cung cấp cho phôi các chất dinh dưỡng thiết yếu và oxy

Ngày đăng: 14/04/2016, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w