Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng xử không giống nhau qua quá trình giao tiếp với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ mà sau này là văn hóa Âu, Mỹ, các dân tộc trong vùng đã xây
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á 5
I ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA ĐÔNG NAM Á 5
II ĐỊA LIÙ KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM Á 6
III ĐỊA LÍ VĂN HÓA CỦA ĐÔNG NAM Á 6
IV DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á 8
V KHÁI LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA ĐÔNG NAM Á 9
1 TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP VÀ NHÀ NƯỚC 9
2 GIAI ĐOẠN XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN THỊNH ĐẠT CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á 11
3 GIAI ĐOẠN SUY THOÁI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH THỐNG TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY 12
4 ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 13
CHƯƠNG II CAMPUCHIA 15
I ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ 15
1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 15
2 DÂN CƯ 15
II CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CAMPUCHIA 16
1 SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC GIA SƠ KỲ CAMPUCHIA 16
2 SỰ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA (802 - 1181) 18
3 SỰ THỊNH ĐẠT VÀ BƯỚC ĐẦU SUY THOÁI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA (1181-1434) 19
4 GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG, SUY VONG CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA (1434 - 1945) 23
5 CAMPUCHIA TỪ 1945 ĐẾN NAY 28
CHƯƠNG III LÀO 34
I ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ 34
1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 34
2 DÂN CƯ 34
II CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ LÀO 35
1 LỊCH SỬ LÀO TRƯỚC KHI NHÀ NƯỚC LAN XẠNG RA ĐỜI 35
2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM CỦA NHÀ NƯỚC LAN XẠNG 36
Trang 33 THÔØI KYØ SUY YEÂU VAØ KHỤNG HOẠNG, AÙCH THOÂNG TRÒ
CỤA XIEĐM, PHAÙP VAØ PHONG TRAØO ÑAÂU TRANH GIAØNH ÑOÔC
LAÔP CỤA NHAĐN DAĐN LAØO (ÑAĂU THEÂ KYÛ XVIII ÑEÂN 1945) 39
4 NÖÔÙC LAØO TÖØ 1945 ÑEÂN NAY 42
CHÖÔNG IV THAÙI LAN 48
I ÑAÂT NÖÔÙC VAØ DAĐN CÖ 48
1 ÑÒA LYÙ TÖÏ NHIEĐN 48
2 DAĐN CÖ 49
II CAÙC GIAI ÑOÁN LÒCH SÖÛ CỤA THAÙI LAN 49
1 LÒCH SÖÛ THAÙI LAN TRÖÔÙC KHI CAÙC QUOÂC GIA SÔ KYØ CỤA NGÖÔØI THAÙI RA ÑÔØI 49
2 CAÙC QUOÂC GIA SÔ KYØ CỤA NGÖÔØI THAÙI 50
3 VÖÔNG QUOÂC XIEĐM TÖØ 1767 ÑEÂN 1945 52
4 THAÙI LAN TÖØ 1945 ÑEÂN NAY 56
CHÖÔNG V MIANMA 59
I ÑAÂT NÖÔÙC VAØ DAĐN CÖ 59
1 ÑÒA LYÙ TÖÏ NHIEĐN 59
2 DAĐN CÖ 60
II CAÙC GIAI ÑOÁN LÒCH SÖÛ CỤA MIANMA 60
1 SÖÏ RA ÑÔØI CỤA CAÙC QUOÂC GIA SÔ KYØ ÔÛ MIANMA 60
2 SÖÏ PHAÙT TRIEƠN THÒNH ÑÁT CỤA MIANMA( 1044 - 1752) 62
3 SÖÏ SUY THOAÙI CỤA VÖÔNG QUOÂC MIANMA VAØ PHONG TRAØO ÑAÂU TRANH CHOÂNG SÖÏ XAĐM LÖÔÏC VAØ NOĐ DÒCH CỤA THÖÏC DAĐN ANH (1752 – 1948) 64
4 MIANMA TÖØ NAÍM 1948 ÑEÂN NAY 68
CHÖÔNG VI : MALAIXIA 71
I ÑAÂT NÖÔÙC VAØ DAĐN CÖ 71
1 ÑÒA LYÙ TÖÏ NHIEĐN 71
2 DAĐN CÖ 72
II CAÙC GIAI ÑOÁN LÒCH SÖÛ MALAIXIA 73
1 CAÙC QUOÂC GIA SÔ KYØ TREĐN BAÙN ÑẠO 73
2 GIAI ÑOÁN THÒNH ÑÁT CỤA MALAIXIA (1403 -1511) 74
3 MALAIXIA TÖØ NAÍM 1511 ÑEÂN NAÍM 1957 75
4 MALAIXIA TÖØ 1957 ÑEÂN NAY 79
Chöông VII SINGAPORE 81
I ÑAÂT NÖÔÙC VAØ DAĐN CÖ 81
1 ÑIEĂU KIEÔN TÖÏ NHIEĐN 81
2 DAĐN CÖ 81
II CAÙC GIAI ÑOÁN LÒCH SÖÛ SINGAPORE 82
1 SINGAPORE TRÖÔÙC NAÍM 1819 82
2 SINGAPORE TÖØ 1819 ÑEẪN 1965 82
Trang 43 SINGAPORE TỪ 1945 ĐẾN NAY 85
CHƯƠNG VIII INĐÔNÊXIA 87
I ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ 87
1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 87
2 DÂN CƯ 87
II CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ INĐÔNÊXIA 88
1 SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC GIA SƠ KỲ INĐÔNÊXIA 88
2 THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA INĐÔNÊXIA (THẾ KỶ VII-XVI) 90
3 SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NHÂN DÂN INĐÔNÊXIA TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVI ĐẾN 1945 91
4 NƯỚC CỘNG HÒA INĐÔNÊXIA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 98
CHƯƠNG IX PHILIPPIN 102
I ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ 102
1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 102
2 DÂN CƯ 102
II CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA PHILIPPIN 103
1 LỊCH SỬ PHILIPPIN ĐẾN TRƯỚC NĂM 1521 103
2 SỰ XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI PHILIPPIN (TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX ) 105
3 PHONG TRÀO DÂN TỘC TƯ SẢN PHILIPPIN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 109
4 PHILIPPIN TỪ NĂM 1951 ĐẾN NAY 116
CHƯƠNG X BRUNÂY 118
I ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ 118
1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 118
2 DÂN CƯ 119
II CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ BRUNÂY 119
1 BRUNÂY TRƯỚC NĂM 1888 119
2 BRUNÂY TỪ 1888 ĐẾN NAY 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 123
Trang 5CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á
I ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á là một khu vực trải ra từ khoảng 92o kinh Đông đến 140o kinh Đông và từ khoảng 28o vĩ Bắc đến 15o vĩ Nam Diện tích toàn khu vực ước khoảng
4 triệu km2, dân số hiện nay khoảng gần 490 triệu người1 Bản đồ hành chính của khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước Đông Nam Á lục địa gồm 6 nước là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và Malaixia Đông Nam Á hải đảo gồm 5 nước là Inđônêxia, Brunei, Singapore, Philippin và Đông Timo
Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Do điều kiện vị trí địa lí như vậy, lẽ ra Đông Nam Á có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhưng Đông Nam Á lại là phần chủ yếu và tiêu biểu của khu vực
“Châu Á gió mùa”2 nên đã giảm bớt những khắc nghiệt của khí hậu cận chí tuyến và xích đới
Gió mùa và khí hậu biển đã làm cho Đông Nam Á đáng lẽ khô cằn trở lên xanh tốt và trù phú Gió mùa đã tạo nên cho Đông Nam Á hai mùa tương đối rõ rệt Mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm Mùa mưa kéo dài từ tháng
tư đến tháng 11 với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật đã cung cấp cho con người đủ nước dùng trong đời sống và sản xuất trong năm, đồng thời cũng tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và muông thú Tuy nhiên, gió mùa cũng tạo nên sự thất thường với biên độ nhiệt không lớn lắm cho khí hậu trong khu vực Mưa nhiệt đới xen kẽ giữa rừng núi, bờ biển và đồng bằng tạo nên cảnh quan
đa dạng với độ ẩm khá cao Vì vậy, Đông Nam Á thường thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên qui mô lớn và nhất là thiếu điều kiện tự nhiên cho sự phát triển kỹ thuật tinh tế và phức tạp
Mặc dù có những hạn chế đó, nhưng Đông Nam Á vẫn có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người Đông Nam Á tỏ ra thích hợp với sự sinh trưởng của các loại cây trồng và là quê hương của các loại cây gia vị, hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế đàn hương, trầm hương và cây lúa nước Đông Nam Á còn là nơi qui tụ nhiều loại động vật phong phú như hổ,
1 Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1996, nguồn “Các dân tộc ở Đông Nam Á”, [9]
2 “Châu Á gió mùa” do các nhà địa lý gọi để chỉ một khu vực văn minh lúa nước từ thuở xa xưa Khu vực này bao gồm toàn bộ Đông Nam Á, miền Nam sông Trường Giang (Trung Quốc), Nam Nhật Bản, Đông Ấn Độ
Trang 6báo, tê giác, voi, bò rừng Như vậy, Đông Nam Á đã làm thành một khu vực thực vật dân tộc học và động vật dân tộc học tương đối riêng biệt
II ĐỊA LIÙ KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM Á
Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng như thế, Đông Nam Á từ lâu đã trở thành một khu vực kinh tế phát triển Đông Nam Á là một trong những cái nôi trồng trọt của loài người Qua những kết quả khai quật khảo cổ học thuộc văn hóa Hòa Bình, chứng tỏ cư dân Đông Nam Á cổ đã thuần hóa nhiều giống lúa, các loại thực vật như cây cỏ, củ, bầu bí, họ đậu ven núi Chủ nhân văn hóa Hòa Bình là người đã biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới, niên đại có thể lên đến 10.000 năm trước Công nguyên: “Đông Nam Á đã có một cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới”1 Bước sang thời đại đồ đồng, cư dân Đông Nam Á đã biết trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở thung lũng hẹp ven chân núi và dần dần chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước Cũng trong quá trình đó, con người thuần dưỡng trâu bò để kéo và chăn nuôi gia súc, gia cầm Từ đó, nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành cội nguồn và mẫu số chung của nền văn minh khu vực
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp đã thôi thúc cư dân Đông Nam Á trong việc chế tác công cụ, làm nảy sinh và phát triển thủ công nghiệp từ gia đình đến cộng đồng Các loại đồ dùng bằng đá đến kim khí, đồ gốm với kỹ thuật ngày càng tinh vi, thể hiện trình độ kỹ thuật ngày càng cao Một trong những sản phẩm mang tính đặc trưng của khu vực là trống đồng Đông Sơn phân bố rải rác khắp khu vực
Do điều kiện địa lí, Đông Nam Á qua các giai đoạn lịch sử của loài người vẫn giữ vai trò quan trọng về giao lưu kinh tế tạo ra các quốc gia hưng thịnh về kinh tế và phát triển văn hóa
Trong thời kỳ gần đây, Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới
III ĐỊA LÍ VĂN HÓA CỦA ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á là khu vực tiêu điểm của “Châu Á gió mùa”, nếu nói theo nghĩa đó, vùng văn hóa chung của Đông Nam Á còn bao gồm cả Nam Trường Giang, Nam Nhật Bản và Đông Ấn Độ Trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, nền văn hóa truyền thống của khu vực mang đậm dấu ấn nông nghiệp trồng lúa nước, rau củ Trên cơ sở mẫu số chung của nền nông nghiệp lúa nước và
1 W.G Solheim: An earlier agricaltural Revolution Scientific American, 1972, 226 P 34-41
Trang 7văn hóa xóm làng, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa độc đáo
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, chiếc nhà sàn với qui mô khác nhau là một biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau Về trang phục, của đàn ông thường chỉ là đóng khố cởi trần, đàn bà có váy quấn, áo chui đầu Chiếc khố hình chữ T là hình thức cổ xưa, duy nhất có ở Đông Nam Á mà chất liệu thường thấy là vỏ cây, da thú hoặc vải thô Áo ngắn tay với nam giới và áo cánh đối với nữ giới cũng là một nét rất riêng của cư dân Đông Nam Á Chiếc mũ thường được làm từ lông chim hoặc trang trí bằng lông chim là hình ảnh thường thấy trên các hoa văn của trống đồng Đông Sơn Cư dân Đông Nam Á có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mặt, xăm mình,
Cư dân nông nghiệp Đông Nam Á thường tắm mình trong nền văn hóa dân gian tín ngưỡng, lễ hội, thờ cúng tổ tiên kết hợp với văn hóa văn nghệ dân gian diễn ra theo chu kỳ nông nghiệp quanh năm Trống đồng Đông Sơn có mặt ở hầu khắp các nước Đông Nam Á là biểu tượng điển hình của nền văn hóa khu vực Ngoài ý nghĩa nghệ thuật và kỹ thuật cao, trống đồng còn phản ánh sinh động cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của cư dân Đông Nam Á lúc bấy giờ
Các truyền thuyết, truyện cổ về quả bầu khởi thủy các dân tộc, nạn hồng thủy, tục thờ rồng, truyện trạng, xét về góc độ mô típ hình thức, kết cấu và thủ pháp xây dựng, đều có mối quan hệ tương đồng và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Văn hóa nông nhiệp đã tạo ra một kết cấu xã hội từ gia đình đến làng xóm, tạo ra một lối ứng xử “tình làng nghĩa xóm” riêng có mang tính truyền thống của khu vực Địa vị của người phụ nữ được coi trọng, nhất là trong gia đình đến cộng đồng
Vào những thế kỷ tiếp giáp Công nguyên, ảnh hưởng lan tỏa của nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đã tạo ra những thay đổi dễ nhận thấy trong nền văn hóa bản địa của khu vực Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng xử không giống nhau qua quá trình giao tiếp với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ mà sau này là văn hóa Âu, Mỹ, các dân tộc trong vùng đã xây dựng nên nền văn hóa quốc gia, dân tộc độc đáo, đa dạng, phong phú nhưng vẫn có nét tương đồng khu vực Sau một quá trình tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại những giá trị tinh thần độc đáo Trên cơ sở chữ Phạn, từ thế kỷ thứ IV, thứ V, người Chăm, người Khmer và người Môn đã xây dựng nên chữ viết riêng của mình Các công trình kiến trúc như BôrôBuđua (Borobudur) ở Inđônêxia, Ăngco Vat, Ăngco Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, Tháp Chàm ở Việt Nam, Chùa Vàng ở Mianma, vừa mang dáng vấp của kiến trúc Ấn Độ, vừa có những nét độc
Trang 8đáo riêng của từng dân tộc là những di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á mà còn của cả loài người
IV DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á
Những phát hiện về khảo cổ học đã chứng minh Đông Nam Á là một trong những cái nôi của loài người Mặc dù chưa phát hiện được di cốt của người vượn Hominid Ramapitec niên đại 10 triệu năm như ở Ấn Độ hoặc người vượn Trung Quốc niên đại 8 triệu năm ở Lộc Phong (Vân Nam), nhưng ở Đông Nam Á, người
ta đã phát hiện được dấu vết hóa thạch của người vượn bậc cao ở Băng Đung (Pondaung - Inđônêxia) niên đại 40 triệu năm và vượn khổng lồ Meganthropus Paleojavanicus ở Java (Inđônêxia) niên đại 5 triệu năm Quá trình Sapiens hóa đã diễn ra đặc biệt phong phú ở Đông Nam Á
Từ sau phát hiện của E ĐuyBoa (Eugéne Dubois) ở Java trong những năm
1891 đến năm 1986, người ta đã tìm thấy khoảng 21 mảnh sọ, 5 hàm dưới và 3 hàm trên hóa thạch của dạng người Pithecanthropus erectus Xưa nhất trong số đó là người Pitecantrop IV (Homo Modjokertensis) có niên đại 2 triệu năm đến Pithecanthropus muộn hơn, niên đại 500.000 - 900.000 năm trước
Người ta còn tìm thấy di cốt, mảnh di cốt và những công cụ đồ đá của người tối cổ của nhiều nước khác trong khu vực như ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ, Quan Yên, Xuân Lộc (Việt Nam), Anyath (Mianma), Pingnoi (Thái Lan), Tampan (Malaixia), Cabaloan (Philippin), Patgitan (Inđônêxia),
Vào thời đại trung kỳ đá cũ, xuất hiện răng người ở hang Thẩm Ồm (Nghệ Tĩnh, Việt Nam), hang Hùm (Lào Cai – Việt Nam), người Homo Sapiens trên bờ sông Sôlô (Inđônêxia), thuộc giai đoạn tiền Sapiens Sự xuất hiện người Homo Sapiens gắn liền với sự hình thành các chủng tộc Người ta cũng đã phát hiện xương sọ của một thiếu niên 15-17 tuổi ở Nia (Borneo), niên đại 396.000 năm và một chỏm sọ ở Tabon (Philippin) cùng niên đại, chứng tỏ quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á diễn ra liên tục và trực tiếp Bên cạnh đó, dấu vết hóa thạch của người Homo Sapiens còn được tìm thấy ở nhiều nơi như Sơn Vi (Việt Nam), Sungmas (Sumatra), Maros và Puso (Xulavexi),
Về đại thể, Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp giữa hai đại chủng là Mongoloid và Australoid mà các nhà khoa học gọi là Tiểu chủng Đông Nam Á Tiểu chủng Đông Nam Á bao gồm hai nhóm chính là Indonediens và Austro - Asiaticque Nhóm Indonediens có yếu tố đen đậm hơn vàng, hiện cư trú ở vùng Tây Nguyên (Việt Nam) và vùng rừng núi các nước hải đảo Nhóm Austro - Asiaticque có yếu tố vàng đậm hơn đen là phần còn lại của cư dân Đông Nam Á
Trang 9Trong quá trình hình thành tộc người, mỗi nhóm lại chia thành những tộc người khác nhau, có ngôn ngữ và phong tục riêng Nhìn chung, phần lớn các nhà khoa học đều thừa nhận, trong khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm có các nhóm ngữ hệ là Nam Á (Môn - Khmer), Việt - Mường, Thái - Kađai, Tạng - Mianma và Nam Đảo Trong mỗi ngữ hệ lại chia ra các nhóm ngôn ngữ của từng tộc người Hiện nay ở mỗi nước Đông Nam Á đều có mặt hầu như đầy đủ thành phần những nhóm tộc người chủ yếu nói những ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đều quần tụ, gắn bó với nhau trong đời sống xã hội, trong công cuộc xây dựng cuộc sống phồn vinh Không những thế, người Hoa, người Ấn, Âu, cũng là một bộ phận không nhỏ trong thành phần cư dân Đông Nam Á hiện nay
V KHÁI LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA ĐÔNG NAM Á
1 TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP VÀ
NHÀ NƯỚC
Thời kỳ đồ đá cũ, kỹ thuật chế tác công cụ Đông Nam Á vừa mang trình độ chung của kỹ thuật đá cũ thế giới, vừa có những đặc trưng khu vực, thể hiện tính trội của văn hóa đá cuội (Pebble culture) và những công cụ chặt có dáng thô (Chopper và Chopping-tool)
Sau phát hiện công cụ đá giữa ở Sumatra, người ta phát hiện hàng loạt công cụ đá cuội ghè đẽo hai mặt ở Hòa Bình Kỹ thuật Hòa Bình có mặt trên nhiều địa điểm ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Trong một số hang ở Hòa Bình, người ta đã tìm thấy dấu vết của bào tử phấn hoa họ rau, đậu Ở Thái Lan, người ta còn tìm thấy cả hạt của một số loài đậu và bầu bí Niên đại của các
di chỉ này khoảng 12.000 năm Vì vậy, thuật ngữ “Văn hóa Hoà Bình” được dùng phổ biến để chỉ nền văn hóa sau đá cũ của khu vực Đông Nam Á hay còn gọi là đá giữa hay đá mới trước gốm hoặc đá mới sơ kỳ Chủ nhân của nền văn hóa này vẫn kết hợp săn bắn với hái lượm để tận dụng nguồn thức ăn phong phú từ thiên nhiên Tuy nhiên, nông nghiệp trồng vườn xuất hiện, được coi là sớm nhất của nhân loại
Ở lớp trên của di chỉ văn hóa Hòa Bình đã xuất hiện những công cụ đá có mài lưỡi Loại công cụ này đã được tìm thấy ở trong các hang động Bắc Sơn (Lạng Sơn - Việt Nam) Ngay sau đó, người ta đã phát hiện được các loại công cụ tương tự như ở Nia (Sarawak), Guakechin (Malaixia), Bukittalang (Sumatra), Kemđenglembu (Giava) và thuật ngữ “Văn hóa Bắc Sơn” cũng có thể tiêu biểu cho giai đoạn đá mới trung kỳ ở Việt Nam và Đông Nam Á, với niên đại khoảng 10.000 năm đến 6000 năm, thuộc loại sớm nhất thế giới Ở giai đoạn này, gốm và nông nghiệp trồng rau củ có dấu vết rõ rệt hơn
Trang 10Đông Nam Á bước vào giai đoạn đá mới hậu kỳ từ khoảng 6000 năm trước đây với những công cụ đá có diện mài rộng hơn, đồ gốm và đồ trang sức phong phú, đẹp đẽ hơn, nhất là việc chuyển từ nông nghiệp trồng vườn sang trồng lúa Thể hiện rõ nét ở dấu vết hạt lúa in trên gốm hay trấu trộn trong gốm ở Đông Bắc Thái Lan có niên đại 6000 năm Hay bào tử phấn hoa lúa Oryza ở một hay thuộc văn hóa Bắc Sơn Hay dao đá cắt lúa ở Thái Lan và liềm đá ở Campuchia
Rõ ràng, cũng như các khu vực tiên tiến khác trên thế giới, Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc, kết hợp với sự phát triển nghề làm đồ gốm và dệt vải Tuy nhiên, việc hái lượm và săn bắn vẫn có vị trí quan trọng Điều đó cho thấy Đông Nam Á là một trong những trung tâm nông nghiệp phát triển và là một trong những mô hình nông nghiệp chủ yếu trên thế giới
Do tính chất phân tán của địa bàn tự nhiên và sự hạn chế dân số đã làm cho kỹ thuật và nền kinh tế nông nghiệp ở Đông Nam Á chựng lại và mất vị trí dẫn đầu Sang đến thiên niên kỷ II TCN, thậm chí đến nửa sau thiên niên kỷ này, cư dân Đông Nam Á mới tiến dần đến các chân ruộng thấp, đến đồng bằng rộng lớn hơn, tức là chậm hơn ít nhiều so với đồng bằng sông Hoàng Hà, Sông Ấn, Sông Hằng, Lưỡng Hà, Ai Cập
Sự phát triển không đồng đều thể hiện rõ rệt ở các vùng châu thổ sông Hồng, cao nguyên Còrạt, đồng bằng Irrawaddy, Mênam, Tônlêsap, chính vì vậy, thời đại đồ đồng xuất hiện sớm ở Việt Nam, Thái Lan hơn các vùng khác Trong khoảng hai thiên niên kỷ cuối TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước của người Việt đã có những biểu hiện khá rõ ràng Trong khi đó, một số vùng ở Đông Nam Á mới bắt đầu vào giai đoạn đồ đồng và nhìn chung tốc độ tiến bộ đã chậm lại đáng kể so vơí các khu vực tiên tiến trên thế giới
Vào những thế kỷ tiếp giáp Công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Đông Nam Á, các tộc người ở Đông Nam
Á nói chung, bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của sự hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ II là giai đoạn lịch sử sơ kỳ của các nước trong khu vực Đông Nam Á Hàng loạt các quốc gia sơ kỳ ở miền Nam của khu vực như các tiểu quốc của cư dân nói tiếng Nam Đảo hình thành ven biển từ Nam Hải Vân (Việt Nam) đến bán đảo Malaya và trên một số hải đảo Còn các tiểu quốc của cư dân nói tiếng Môn - Khmer hình thành trên lưu vực sông Irrawaddy, Mênam, Sêmun, Mêcông Đáng chú ý nhất là vai trò của nước Phùnam và Champa
Sự hình thành các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á dựa trên sự sáng tạo của các nhóm tộc người khi đồ sắt và văn hóa bản địa phát triển với sự tiếp thu một cách
Trang 11tự nhiên ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc Sự trao đổi và liên hệ giữa các quốc gia sơ kỳ trong khu vực cũng đồng thời tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người trên bình diện chung của khu vực
2 GIAI ĐOẠN XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN THỊNH ĐẠT CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á
Sau khi vương quốc Phùnam tan rã (thế kỷ VII), một số quốc gia sơ kỳ mới được thành lập như Srivijaya, Kalinga ở Inđônêxia, quốc gia của người Khmer, người Môn, người Mianma, người Thái, Những quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này thường được xây dựng trên nòng cốt của một bộ tộc đông đảo Và mặc dù là bước đầu, song đã xuất hiện những kỳ tích văn hóa, điển hình như tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua (Borobudur) ở Java
Giai đoạn này, mỗi tộc người đều cố gắng khẳng định chỗ đứng của mình bằng việc xác lập những vương quốc trên cơ sở một nền kinh tế vững chắc và một nền văn hóa dân tộc ổn định Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt trên nhiều mặt Nhiều vùng kinh tế quan trọng có khả năng cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm lớn, không những đủ chi dùng cho cư dân khu vực mà còn xuất ra các khu vực khác trên thế giới Nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật, nhiều nhà tư tưởng, chiến lược gia kiệt xuất của loài người xuất hiện, đóng góp vào kho tàng văn hóa của loài người Đây cũng là giai đoạn Đông Nam Á vừa tiếp thu, vừa lan tỏa ra bên ngoài khu vực những giá trị lớn về văn hóa
Các nhóm ngữ tộc trên con đường xác lập vương quốc riêng của mình cũng khác nhau Người Môn, rút cục đã không thể đứng vững để duy trì vương quốc của họ trong cơn bão táp thiên di của người Thái, Mianma từ phương Bắc xuống Nhóm
cư dân nói tiếng Mã Lai Đa đảo đã lập nên vương quốc cổ Champa khá sớm, nhưng đến thế kỷ XV-XVII đã bị chuyển hóa thành một bộ phận của nước Việt Nam Một bộ phận khác ở bán đảo Malaya đã lập ra các tiểu quốc nhưng mãi đến thế kỷ XV, dưới ảnh hưởng của văn minh hồi giáo, hồi quốc Malacca mới tương đối hùng mạnh ảnh hưởng ra cả bán đảo và một phần Sumatra Một bộ phận khác của nhóm này đã trở thành nòng cốt xây dựng một số quốc gia sơ kỳ trên các đảo ở Inđônêxia
Mặc dầu phát triển không đồng đều: Campuchia lớn mạnh từ thế kỷ IX và suy thoái vào thế kỷ XIV; các quốc gia Thái, Lào hình thành muộn hơn (từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV), nhưng nhìn chung, thế kỷ XVI là bước ngoặt suy thoái của các vương quốc Đông Nam Á
Trong giai đoạn này khi các quốc gia Đông Nam Á vươn lên mạnh mẽ, thì ở các khu vực khác trên thế giới bị chững lại Ấn Độ thường xuyên có những biến
Trang 12động bên trong và sự lan tỏa văn hóa ra bên ngoài giảm hẳn xuống Trung Quốc bị khủng hoảng và suy thoái liên miên Châu Âu bị chìm đắm trong “đêm trường trung cổ” Vó ngựa Mông Cổ tràn khắp lục địa Á, Âu nhưng bị chặn lại ở Đại Việt và Đông Nam Á Chính vì vậy, Đông Nam Á đã đạt tới đỉnh cao phát triển của mình và có lẽ của cả loài người
3 GIAI ĐOẠN SUY THOÁI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH THỐNG TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY
Sau giai đoạn phát triển thịnh đatï, Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái Sự suy thoái không diễn ra đồng đều ở các nước trong khu vực mà tùy theo điều kiện cụ thể mỗi nước Điểm chung nhất là các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI trở đi đã không còn đủ sức thực hiện những đòi hỏi của nền kinh tế xã hội và những cuộc chiến tranh liên miên để xác định lãnh thổ và quyền lực, những tiềm năng của đất nước đã được tận dụng hết Chiùnh vì vậy, khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập, các quốc gia Đông Nam Á không còn đủ sức để tự bảo vệ mình nữa
Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á ngày càng khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội Những cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến, giữa các bộ tộc làm cho tình trạng chia cắt xảy ra phổ biến, sức sản xuất giảm sút, nhân dân đói khổ, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn càng thúc đẩy mạnh hơn sự suy yếu của chế độ phong kiến các nước
Trong tình hình như vậy, các công ty thương mại châu Âu đã từng bước xác lập quyền lực của mình ở khu vực này Bồ Đào Nha là cường quốc châu Âu đầu tiên xác lập địa vị của mình ở các cứ điểm quan trọng thuộc Malacca, Inđônêxia, Philippin Sau cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, các cường quốc tư bản dần dần thay thế địa vị của Bồ Đào Nha và đặt Đông Nam Á dưới chế độ thuộc địa của nó Tây Ban Nha cai trị Philippin gần 3 thế kỷ và phải nhường cho Mỹ vào đến thế kỷ XX Hà Lan thay thế địa vị của Bồ Đào Nha ở Inđônêxia từ thế kỷ XVII Anh xác lập quyền đô hộ của mình ở bán đảo Malaya, Mianma Pháp ở Đông Dương và phân chia quyền lực với Anh ở Thái Lan
Nhân dân các nước Đông Nam Á cũng không ngừng nổi dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây Trong giai đoạn từ đầu đến giữa thế kỷ XIX, phong trào dân tộc các nước Đông Nam Á diễn ra dưới ngọn cờ của giai cấp địa chủ phong kiến Từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Đông Nam Á diễn ra dưới ngọn cờ lãnh đạo của giai cấp tư sản và công nhân thuộc địa
Trang 134 ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Vào những năm cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít thất bại liên tiếp trên khắp các chiến trường Ở Đông Nam Á, phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức phong phú, đều thu được những thắng lợi quan trọng Ở nhiều nước, cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, dẫn đến sự ra đời của các nhà nước độc lập Nhưng ngay sau đó, các thế lực đế quốc lấy danh nghĩa giải giáp vũ khí của quân Nhật đã nhảy vào Đông Nam
Á, đàn áp các lực lượng yêu nước và lập lại ách thống trị trước đây
Ở Đông Dương, thực dân Pháp quay lại tiến hành cuộc chiến tranh tàn khốc, ròng rã 9 năm trời Ở Inđônêxia, thực dân Hà Lan tái xâm lược kéo dài đến năm
1949 mới chấm dứt Ở Malaixia, thực dân Anh quay lại chiếm đóng đến năm 1957 mới kết thúc Ở Mianma, thực dân Anh cũng âm mưu lập lại ách thống trị đến năm
1947 mới rút quân Ở Philippin, đế quốc Mỹ thông qua các hiệp định “viện trợ” quân sự và kinh tế để đặt lại các căn cứ quân sự
Sau thất bại của Pháp tại chiến trường Đông Dương (1954), Mỹ nhảy vào thay thế Pháp, lôi kéo cả Đông Nam Á vào cuộc chiến tranh chống 3 nước Đông Dương Nhân dân Việt Nam cùng nhân dân Lào, Campuchia đã kiên cường chiến thắng cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ và chư hầu, lập nên kỳ tích năm 1975 Các nước Đông Nam Á bước vào một giai đoạn mới xây dựng và phát triển kinh tế Tuy nhiên, nhiều vấn đề mới nảy sinh ở khu vực như: vấn đề Campuchia, vấn đề biển Đông, sự gia nhập tổ chức ASEAN của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma, quyền tự chủ của nhân dân đông Timo, thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới Tổ chức ASEAN đã đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đều có mặt trong tổ chức ASEAN, cùng nhau ngồi vào bàn hội nghị để nỗ lực giải quyết các vướng mắc nhằm “xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa, hợp tác bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng thịnh vượng, hòa bình và ổn định của các quốc gia Đông Nam Á “(tuyên bố Băngkok 8/8/1967) 1
1 Vũ Dương Ninh: hành trình hội nhập Việt Nam-ASEAN - Tạp chí Cộng sản số 15; 8/1997 trang 53
Trang 15CHƯƠNG II CAMPUCHIA
I ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ
1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Campuchia là một nước thuộc bán đảo Đông Dương, Bắc giáp Lào, Đông giáp Việt Nam, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, phía Nam là vịnh Thái Lan, diện tích Campuchia là 181.035km2, dân số năm 1996 là 10,25 triệu người Về hình thể Campuchia, nhìn trên bản đồ, có người ví như một tấm lưới đang tung ra, ở giữa là biển hồ Tônlêsap trông giống như một con cá Các nhà địa lí Campuchia ví đất nước mình như một cái chảo, mà Tônlêsap và vùng quanh vùng bờ hồ là lòng chảo, còn dãy núi Đăngrếch ở phía Bắc, dãy Đậukhấu ở phía Nam và cao nguyên Basan
ở phía Đông thì tạo nên vành chảo
Biển hồ Tônlêsáp là một trong những nơi có mật độ cá dày đặc nhất thế giới Đồng bằng Campuchia không nhiều, chỉ có Bátđomboong ở phía Tây là tương đối bằng phẳng và phì nhiêu Vùng trung lưu sông Mêcông và sườn dốc quanh Biển hồ là có thể trồng lúa nhưng hẹp và không màu mỡ Cư dân Khmer cổ canh tác chủ yếu ở cao nguyên Còrạt (nay thuộc Thái Lan) là một địa bàn hẹp và thiếu nước, bù lại, đất trồng cây ăn quả khá nhiều
Rừng núi ở Campuchia bao quanh đất nước, chứa đựng nhiều gỗ quý, các loại lâm sản và khoáng sản Sông Mêcông chảy qua Campuchia là nguồn nước tưới tiêu, cung cấp thực phẩm và trục giao thông quan trọng của đất nước
Campuchia cũng là một nước có khí hậu nóng và hơi ẩm của khu vực nhiệt đới gió mùa Mỗi năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 10, thời gian còn lại là mùa khô
2 DÂN CƯ
Điều kiện tự nhiên ở Campuchia nhìn chung rất thuận lợi cho đời sống của con người Theo những kết quả nghiên cứu gần đây nhất, người ta cho rằng, cư dân cổ xưa nhất Đông Nam Á sinh sống trên đất nước Campuchia ngày nay chính là người Pnong Địa bàn sinh tụ đầu tiên của họ là cao nguyên Còrạt và trung lưu sông Mêcông (Đông Bắc Thái Lan) Trong quá trình sinh sống họ đã di cư dần về vùng biển hồ Tônlêsáp cho thích hợp với kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước Cho tới tận thời đại đồng thau, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chưa thấy có dấu vết gì
Trang 16Và quá trình hình thành người Khmer là một quá trình bản địa1 Hiện nay người Khmer chiếm số đông tuyệt đối ở Campuchia và họ rất gần gũi với người Pnong ở miền núi Campuchia về mặt nhân học Bên cạnh đó còn có một bộ phận cư dân không lớn di cư từ các vương quốc láng giềng đến lập nghiệp
II CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CAMPUCHIA
1 SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC GIA SƠ KỲ CAMPUCHIA
Mặc dù văn hóa khảo cổ Campuchia còn tương đối nghèo nàn nhưng cũng giúp cho chúng ta nhận biết về quá trình chuyển biến từ thời đá cũ đến khi xuất hiện nhà nước ở Campuchia
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, E.xôrin (E.Saurin) đã công bố những hòn đá cuội được ghè đẽo thô sơ dọc theo thềm sông Mêcông (150km trung lưu) niên đại khoảng 60 vạn năm Sau đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy lẻ tẻ vài dấu vết văn hóa đá mới ở miền Nam Campuchia, R.Murê (R.Mourer) khai quật khu di chỉ Laangspean (Batđomboong) phát hiện nhiều công cụ đá, gốm thô sơ dạng văn hóa Hòa Bình, niên đại khoảng trên 4000 năm TCN Ở hai di chỉ Samrôngxen và Andlongpdau thuộc Tây Nam Biển hồ có niên đại 1000 năm TCN, người ta cũng tìm thấy nhiều rìu mài, đồ gốm và hiện vật đồng thau có liên hệ với Laangspean và Còrạt Ở Mluprây người ta cũng phát hiện ra một cụm di chỉ đồng thau và sơ kỳ đồ sắt Như vậy, ở Campuchia đã diễn ra một quá trình phát triển liên tục từ thời đá cũ đến thời đại kim khí ở địa bàn chủ yếu ven trung lưu sông Mêcông và lưu vực sông Sêmun
Dưới tác động của văn hóa Ấn Độ, từ thế kỷ V đến thế kỷ VI, ở ngã ba sông Mêcông và Sêmun đã hình thành quốc gia sơ kỳ Campuchia2 Theo các tài liệu sau này, người ta biết rằng vương quốc này có tên là Bhavapura, người Trung quốc gọi là Chânlạp Người sáng lập ra vương quốc này có tên là Bhavavarman Ông đã chấm dứt sự lệ thuộc vào Phùnam Em trai ông là Mahendravarman (khoảng 600-620) bắt đầu tấn công Phùnam Tổ chức nhà nước Campuchia thời kỳ này còn đang ở trạng thái sơ khai Từ 620 đến 650, vua Isanavarman tiếp tục chinh phục xuống phía Nam, tiến đánh Phùnam ở tận Naravara (An Giang-Việt Nam)
Sự thắng lợi của vương quốc Campuchia đã mở đường cho cuộc Nam tiến lần thứ nhất của tộc Khmer, hình thành bộ phận Khmer phía Nam trên lãnh thổ Phùnam cũ3 Kinh đô của vương quốc do Isanavarman lập ra ở bên bờ sông
1 Lương Ninh: Lịch sử trung đại thế giới Q2 NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 4-1984, Trang 68-69
2 Dựa vào một số di tích cổ và bia chữ Phạn tìm thấy được ở khu vực này
3 Phùnam là một tập hợp các tiểu quốc thuộc các tộc người khác nhau ở Đông Nam Aù lục địa
Trang 17Stingsen gần Kompôngthom có tên là Isanapura Cư dân Khmer của vương quốc phân bố ở những thềm cao ở Takeo, Prâyveng, trung lưu sông Mêcông và Đông Bắc Biển hồ Cảng thị Naravara bị bỏ rơi và lụi tàn
Về tổ chức của vương quốc, Tuỳ thư chép: “Ông hoàng lập cung điện ở thành Ysơna (Isanapura), nơi có đến hai vạn gia đình sinh sống, vương quốc còn có 30 thành thị nữa, mỗi nơi cũng có hàng vạn gia đình sinh sống và do một tổng đốc cai quản Quan tước đặt ra cũng giống như ở làng ấp, Các quan thượng thư này có 5 người cả thảy, trong đó có một người là quan tể tướng Hàng nghìn quân cấm vệ mặc áo giáp, cầm giáo đứng thành hàng ở chân bậc ngai vàng, , nhà ở cũng giống như xích thổ (hạ lưu sông Mênam)”1
Vương quốc Campuchia cũng đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Champa
Kinh tế - xã hội Campuchia biến đổi mạnh mẽ Tấm bia Aêngko Bôrây có niên điểm 611 cho biết, ngôi đền này có tới 22 nhạc công và vũ nữ, 58 nô lệ làm ruộng, 100 bò và 20 trâu
Đời sống văn hóa của người Khmer được nâng cao Nhiều đền thờ Ấn Độ giáo được xây dựng vừa mang phong cách kiến trúc Ấn Độ vừa bắt đầu thể hiện những đặc trưng Khmer Pho tượng Harihara gồm hai nửa Vishnu và Siva là hình thức độc đáo ít thấy ở các nước láng giềng và Ấn Độ Văn học chữ Phạn ngày càng lưu loát và chính xác, thể hiện qua số lượng văn bia, thơ, văn vần Điều đặc biệt nhất là sự ra đời của chữ Khmer cổ, chữ Khmer cổ được người Khmer sáng tạo ra trên cơ sở chữ Phạn kết hợp với ngôn ngữ của họ Bia chữ Khmer cổ sớm nhất có niên điểm 611 được tìm thấy ở Takeo (bia Aêngko Bôrây)
Campuchia sơ kỳ bước vào giai đoạn khủng hoảng từ sau khi vua Jayavarman chết (650-680) Hoàng hậu Jayadevi nắm quyền từ năm 681 đến năm
713 đã gây ra tình trạng bất bình trong giới quý tộc và quan lại Năm 713, Puskaraksa đã truất quyền nữ hoàng tự lập làm vua và dời kinh đô tới Sambaur, trên bờ sông Mêkông và đặt tên là Sambhupura Cùng thời gian đó, một bộ phận Khmer gốc đã lập vương quốc riêng trên lưu vực sông Sêmun Hai vương quốc này lấy dãy núi Đăngrếch và thác Khổng làm địa giới tự nhiên Vương quốc
Campuchia bị phân liệt gần một thế kỷ, năm 774 bị vương triều Núi ở Java tấn
công và chiếm đóng phần lãnh thổ phía Nam
Sự hình thành và bước đầu phát triển của vương quốc Campuchia sơ kỳ phản ánh những cố gắng đầu tiên trong việc quy tụ và mở rộng địa bàn cư trú của người Khmer Mặc dù có sự chia cắt, song sự thành lập vương quốc lại là một yếu
1 Trích theo Lương Ninh, Sđd, trang 83,84
Trang 18tố xúc tác quan trọng nhất cho sự trao đổi và liên kết giữa các vùng, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc của giai đoạn sau
2 SỰ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC
CAMPUCHIA (802 - 1181)
Sau khi đánh dẹp được các thủ lĩnh cát cứ và quân đồn trú Java, vào năm
802, một hoàng thân Khmer đã lên ngôi vua với vương hiệu là Jayavarman II Chỉ trong một năm, Jayavarman II đã khôi phục được vương quốc trên lãnh thổ miền Nam, tức là vùng xung quanh Tônlêsáp và thềm cao của hạ lưu sông Mêcông
Vương triều Jayavarman kéo dài từ năm 802 đến năm 944, có tất cả 8 đời vua Nhà vua vừa là người đứng đầu giáo hội được thần thánh hóa, vừa là người có quyền hành cao nhất của nhà nước Các tăng lữ Bàlamôn giữ những chức vụ cao quý Sau nhiều lần chọn địa điểm xây dựng kinh đô, cuối cùng Jayavarman II đã lập kinh đô mới ở núi Kulên, phía Bắc Xiêmriệp, đặt tên là Mahendrapura (nghĩa là thành phố của thần vĩ đại) Kinh đô này cách Aêngco 50 km về phía Đông Bắc
Đến đời vua thứ IV, Yasovarman (889-900) đã dời đô về núi Bakheng và đặt tên mới là Yasodharapura hay còn gọi là Ăngco (Aêngco I, Phạn ngữ là quốc đô) Từ đó, Aêngco là kinh đô của Campuchia cho tới thế kỷ XV Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ Aêngco Về mặt vị thế, Ăngco có những điều kiện thuận lợi lớn, là trung tâm của địa bàn cư trú của người Khmer, xung quanh Ăngco chủ yếu là rừng, nguồn nước tự nhiên phong phú (sông Xiêmriệp và Biển hồ), Tây là đồng bằng Bátđomboong, Đông Bắc là ruộng ở thềm cao của sông Vị thế này phù hợp với điều kiện kỹ thuật thấp, dân số ít và quan hệ với bên ngoài còn hạn chế Vì vậy, trong một thời gian khá dài, vương quốc Campuchia phát triển thịnh đạt
Năm 944, Rajendravarman II lên ngôi vua ở cả hai miền Nam, Bắc Campuchia Ông là con của Mahendravarman (thuộc hoàng tộc Bhavapura ở miền Bắc) và Mahendradevi (dì ruột của Hasavarman II (942 - 944) vua của dòng Nam) Sự kiện này mở đầu một giai đoạn thống nhất của vương quốc dưới thời trị vì của vương triều III Tuy nhiên, cuộc đấu tranh thống nhất vương quyền vẫn diễn ra gay gắt và ưu thế thuộc tộc hệ mặt trời Kambuja1 Vì vậy, người ta còn gọi vương quốc Campuchia là Kambujadesa trong thời kỳ từ năm 944 đến năm 1177 gồm 14 đời vua, hay là tên gọi Campuchia bắt nguồn từ Kambujadesa
Về quân sự, quân đội Campuchia được xây dựng vào loại lớn mạnh nhất khu vực thời bấy giờ Trên cơ sở đó, các triều vua thuộc vương triều này đã mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài Ở phía Đông, vương quốc
1 Văn bia của vương triều miền Nam từ thế kỷ IX đã gọi tộc hệ của mình là Kambuja (mặt trời) và tộc hệ phía Bắc là Somavamsa (mặt trăng)
Trang 19Campuchia tấn công Champa nhiều lần trong những năm 1145 đến 1149 và cử hoàng thân Campuchia cai trị trực tiếp; 5 lần tấn công Đại Việt vào các năm 1128,
1129, 1132, 1138 và 1150 Ở phía Tây, Suryavarman I (1002-1050) hoàn thành việc chinh phục vùng Trung và Hạ lưu sông Chaophya (Mênam) và củng cố quyền lực của vương quốc trên cao nguyên Còrạt
Về kinh tế, hệ thống thủy lợi được xây dựng hoàn chỉnh, sản xuất nông nghiệp ổn định, việc buôn bán trong nước và nước ngoài phát triển, nhất là quan hệ với Trung Quốc (nhà Tống) và Việt Nam (Lý) Dân cư gia tăng không ngừng
Về văn hóa, Ấn Độ giáo tiếp tục được tôn sùng, trong khi Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu xâm nhập Suryavarman (1130 - 1150) đã xây dựng lại kinh đô Aêngco gọi là Aêngco Vat (Aêngco II) Nhiều đền tháp bằng đá vào loại kỳ vĩ nhất thế giới được xây dựng
Năm 1165, Tribhuvanadi cướp ngôi vua, làm cho tình trạng Campuchia rối ren Vua Champa là Jaya Indravarman IV mang quân tấn công và chiếm đóng Campuchia Mãi đến năm 1181, Jayavarman VII mới giành lại được độc lập, mở đầu thời kỳ hưng thịnh mới của vương quốc Campuchia
3 SỰ THỊNH ĐẠT VÀ BƯỚC ĐẦU SUY THOÁI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA (1181-1434)
Sau khi khôi phục quyền độc lập, Jayavarman VII đã tích cực tổ chức lại bộ máy hành chính, xây dựng lại cung điện, đền thờ đã bị phá hủy trong chiến tranh, củng cố lực lượng quân sự chuẩn bị mở những cuộc chiến tranh bành trướng ra bên ngoài
Năm 1190, Jayavarman VII tấn công Champa, biến Champa thành một tỉnh của Campuchia Ông tiến hành chinh phục toàn bộ vùng lưu vực sông Mênam Ông cũng đã mở rộng biên giới tới tận Luôngphabăng (Lào) Như vậy, lãnh thổ Campuchia thời Jayavarman VII, phía Đông tới biển, phía Bắc giáp giới Trung Quốc và Đại Việt, phía Tây tới Mianma
Cả vương quốc chia làm 90 tỉnh1, đứng đầu là các quý tộc và các công thần, hệ thống giao thông liên lạc khá hoàn chỉnh với 121 trạm nghỉ Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức hoàn chỉnh theo mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế
Các mặt kinh tế, chính trị của vương quốc đều phát triển cực thịnh Jayavarman VII đã cho thống kê số đến chùa, tượng thần, tăng lữ, làng mạc và nông dân Quy định chế độ thuế khóa, lập bệnh viện (120 cái) Ông còn cho xây
1 Văn bia Campuchia lại nói là có 23 tỉnh
Trang 20dựng kinh đô Aêngco Thom cách Aêngco Vát hơn một km về phía Bắc Aêngco Thom (Ăngco III) là một tổng thể kiến trúc đồ sộ gấp Aêngco Vát 4 lần Điểm khác biệt lớn nhất là dấu ấn Phật giáo Đại thừa trội hơn Ấn Độ giáo
Sau thời Jayavarman VII, vương quốc Campuchia vẫn tiếp tục hùng mạnh, liên tục tấn công các nước láng giềng nhưng đã yếu đi rất nhiều và chấm dứt hẳn từ sau năm 1218 Trước đó Campuchia 3 lần tấn công Đại Việt vào các năm 1207,
1216 và 1218, nhưng đều thất bại Năm 1220, Campuchia phải trao trả độc lập cho Champa và làm ngơ trước sự lập quốc của người Lào, Thái, thậm chí còn bị người Thái tấn công, xâm lấn và cai trị (1352-1357, 1394), vương quốc Campuchia bị chiến tranh tàn phá, kinh đô bị mất đi bộ mặt đông đúc và thịnh vượng và đến năm
1432, vua Pơnhiayết dời đô về Basan Cuối cùng, năm 1434, ông dời đô về thành phố 4 mặt sông (Chakdomuk) là Phnômpênh ngày nay Lý do của sự dời đô này chủ yếu vì Ăngco đã tàn lụi, người Thái liên tục tấn công kinh đô cũ Lịch sử Campuchia bước sang thời kỳ mới, thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến Campuchia
Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa Campuchia thời kỳ Ăngko
Về kinh tế: cơ sở của nền kinh tế là nông nghiệp trồng lúa Cư dân nông
nghiệp Khmer trồng lúa theo thời vụ và thu hoạch một phần là “lúa trời” như ở Nam bộ Việt Nam Gạo còn làm vật trung gian trao đổi và nộp thuế Tuy nhiên, kỹ thuật khá lạc hậu, ruộng chủ yếu là độc canh, chưa dùng bò kéo, chưa bón phân
Thủ công nghiệp của cư dân Khmer cũng khá phát triển về các nghề làm gốm, dụng cụ gia đình, dệt vải bằng sợi bông, đóng xe bò kéo, thuyền gỗ, đồ dùng và đồ trang sức quý, nhất là kỹ thuật xây dựng đền tháp tuyệt vời Tuy nhiên, kỹ thuật thủ công còn ở trình độ thấp
Mặc dù có các loại sản phẩm của nước ngoài như là đồ sứ, lụa, sơn mài, vải gai, vàng bạc, dụng cụ bằng đồng của Trung Quốc, song rất ít tài liệu ghi chép về thương mại Campuchia giai đoạn này Tường Bayon có bức phù điêu miêu tả cảnh chợ búa: người bán rượu, bán cá, chọi gà, đánh cờ
Sản vật tự nhiên phong phú như cá ở Biển hồ, muông thú phong phú ở rừng,
“lúa trời” và các loại cây rau cỏ, bầu bí, gỗ quý, sáp ong, ngà voi, sừng tê, đậu khấu, cánh kiến, hồ tiêu, chính là điều kiện tốt nhất để giúp cho cư dân Campuchia có cuộc sống ổn định và phát triển
Đáng chú ý nhất là, bằng sức lao động và khả năng sáng tạo của mình, người Khmer đã tạo nên những công trình thủy lợi to lớn bên cạnh những ngọn tháp hùng vĩ Tiêu biểu nhất là hai hồ Baray Đông thời Yasovarman I (7000mx12000m) và Baray Tây thời Udayadityavarman II (8000m x 2200m) để trữ nước, khắc phục
Trang 21hạn hán và lũ lụt Ngoài ra còn có khá nhiều hồ lớn, nhỏ và hệ thống kênh mương dẫn nước để bảo vệ đất khỏi bị sói mòn, giao thông vận tải hữu hiệu
Về xã hội: nông dân là bộ phận chủ yếu trong xã hội Campuchia Họ là lực
lượng sản xuất chính, vừa tạo ra sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp thậm chí cả trao đổi sản phẩm và đồng thời cũng là lực lượng chính tạo nên những công trình thủy lợi, kiến trúc vĩ đại Hầu hết nông dân Campuchia thời kỳ này đều là người tự
do, sống theo từng làng, dưới dạng công xã nông thôn, sự phân hóa giàu nghèo, quyền chiếm hữu tư nhân về ruộng đất đã xuất hiện thể hiện qua “Chânlạp phong thổ ký” của Chu Đạt Quan và văn bia về một số vụ tranh chấp và kiện cáo gay gắt về ruộng đất
Nô lệ có số lượng đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong đền miếu, hầu hạ trong gia đình quý tộc Họ cũng có một phần ruộng đất, sống thành làng và tự cày cấy để nuôi sống mình Họ là tài sản của chủ hay đền miếu có giá cả, có chuyển nhượng, cho tặng Đến cuối thế kỷ XVIII, Phật giáo Tiểu thừa thịnh hành, đền Ấn Độ giáo bị bỏ hoang, ruộng đất, nô lệ chuyển sang nhà nước Lúc đó các ghi chép của Chu Đạt Quan chỉ nói về nô tì của quý tộc quan lại và cả nhà giàu Đứng đầu tầng lớp quý tộc, quan lại là nhà vua, tiếp đến là tể tướng và các quan thượng thư, các quan cố vấn và tư pháp Bên dưới là hệ thống quan lại từ cấp tỉnh đến làng xã Một số tăng lữ có học vấn cao cũng tham gia nhiều công việc quan trọng của Nhà nước Quý tộc và quan lại do nhà vua bổ nhiệm và trả “lương” dưới hình thức bổng lộc thường xuyên Họ không có lãnh địa riêng mà thu nhập từ nguồn thuế sản phẩm và tô lao dịch bổ dịch theo làng và số lao động Hệ thống quan chức ở vương quốc Campuchia thời kỳ này nhìn chung đã hoạt động có vai trò thực tế, hữu hiệu trong công cuộc xây dựng và phát triển vương quốc Một bộ phận địa chủ cũng đã tồn tại ở vương quốc nhưng rất ít tài liệu nhắc đến
Về văn hóa: tiếng Khmer có nhiều yếu tố mang đặc trưng cơ tầng Nam Á
Nhưng điểm khác biệt quan trọng là hệ thống số đếm dựa trên số 5 chứ không phải hàng chục Dựa trên chữ cổ Ấn Độ Sanskrit, người Khmer đã sáng tạo ra hệ thống chữ cổ Khmer từ thế kỷ thứ VI và có thể là thế kỷ thứ VII (văn bia Ăngco Bôrây có niên điểm 611)
Thời kỳ thịnh đạt Ăngco, văn chữ Phạn được coi là văn chương bác học, chữ Khmer hầu như chỉ được viết với tính cách là những thông báo đơn giản cho quần chúng Đến thế kỷ thứ XIII, chữ Khmer dần dần được cải tiến và hầu như thay thế hẳn chữ Phạn
Tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng khác của đời sống văn hóa Tín ngưỡng cổ truyền (đa thần giáo) và thờ cúng tổ tiên vẫn là một bộ phận quan
Trang 22trọng và là nền tảng của đời sống tinh thần của nhân dân Khmer Các tôn giáo lớn ảnh hưởng mạnh mẽ ở vương quốc Campuchia Ấn Độ giáo thịnh hành ở Campuchia Đến thế kỷ XI, Phật giáo Đại thừa gia tăng ảnh hưởng và đến thờiJayavarman VII được coi là quốc giáo Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu gia nhập và thay thế dần địa vị các tôn giáo khác Tuy nhiên các giáo phái khác nhau vẫn tồn tại và hoạt động yên ổn bên cạnh nhau như đặc tính của phương Đông vậy
Nghệ thuật kiến trúc Campuchia với hàng trăm đền tháp lớn nhỏ là minh chứng rõ ràng cho tài năng đặc biệt của người Khmer Trong đó nổi bật lên hai công trình là Ăngco Vát và Ăngco Thom là niềm tự hào và kiêu hãnh của nhân dân Campuchia
Ăngco Vát (Ăngco II) là một tổng thể kiến trúc bằng đá gồm 5 ngôi tháp chạm khắc công phu đặt trên một bệ cao hình chữ nhật 187m x 215m, đỉnh cao nhất là 63m Xung quanh là hào nước chiều rộng 200m, chu vi 5,5km, đều lát đá 18 bậc cao Bao bọc khu vực là bức tường cao bằng đá ong và sa thạch có các tháp đặt tại
4 góc Hoa văn và tượng thần đều nhằm mục đích thờ thần Vishnu và Siva
Ăngco Thom (Ăngco III) là một tổng thể kiến trúc nổi bật lên bằng 49 ngọn tháp 4 mặt đặt trong một khuôn viên đồ sộ gấp 4 lần Ăngco Vát, có 2 lần tường thành bao bọc hình vuông, mỗi cạnh 4 km Năm con đường đất nổi đi qua 5 cổng đồ sộ, mỗi cổng đều có tháp, hai bên đường là lan can dưới hình thức những người khổng lồ dùng đầu gối đỡ một con rắn có bảy chiếc đầu xòe ra như cánh quạt, ở mỗi đầu của con đường đắp nổi Ở trung tâm Ăngco Thom là ngôi đền Bayon hình kim tự tháp, đỉnh bằng vàng, bốn mặt người khổng lồ Các phiến đá chồng lên nhau không hề có xi măng Vách tường là chân dung của Jayavarman VII dưới hình thức Bồ tát Đại thừa Avalokitesvara
Phong tục tập quán xa xưa của người Khmer được Chu Đạt Quan kể lại như lễ sơ sinh, lễ trưởng thành cho con gái tuổi 14 gồm nhiều bước như vào phòng the (chol - molup), cắt búi tóc, học cư sử (chap - srey), học nữ công, phong tục cưới xin,
ma chay, lễ cúng tổ tiên (pchum - ben), các nghi thức ngày tết (cholchram - thmây) Đầu năm mới, mỗi gia đình đều đắp núi công tích trên địa điểm xây dựng công trình công ích trong làng
Người Khmer thích nhạc và ca múa Họ hòa vào điệu múa thật cởi mở, vui tươi, dễ gần gũi Dàn nhạc gồm những bộ trống, chiêng độc đáo
Những công trình thủy lợi cũng chính là nền tảng của kiến trúc Ăngco mà công sức và tài năng lớn lao của cư dân Khmer đã tạo ra trong việc thích ứng với
Trang 23hoàn cảnh môi trường Điều đó cũng nói lên cơ sở liên kết với tộc người và định hình của văn hóa Khmer
4 GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG, SUY VONG CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA (1434 - 1945)
Sự khủng hoảng, suy vong của vương quốc Campuchia (1434-1863)
Từ năm 1434 kinh đô mới của Campuchia là Catunmuka (thành phố bốn mặt sông Phnômpênh)1, trọng tâm của vương quốc chuyển về vùng Đông Nam của Biển hồ Vùng này bao gồm chủ yếu những tỉnh Konđan, Prâyveng, Xoàiriêng, Takeo hiện nay, với những cánh đồng bằng phẳng và đất đai phì nhiêu
Năm 1450, vương quốc Ayutthaya (Ayut’ia) cho quân tấn công Campuchia, mở đầu giai đoạn II của cuộc chiến tranh xâm lược của người Thái (1450-1595) Nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của vua Srey (têân khác là Tieraraja) đã đánh bại cuộc xâm lược này Nhưng trong nội bộ vương triều Campuchia xảy ra âm mưu cướp ngôi của Soryotei (con trai vua Preah Noreay, cháu ruột của Srey) Đất nước bị chia xẻ làm ba (1460-1475), gây nên chiến tranh, làng mạc tiêu điều, xơ xác Em trai của Srey là Thommo Reachea đã bí mật liên hệ với người Thái Năm
1475, Thommo được quân Thái đưa lên ngôi nên đã chấp nhận sự bảøo hộ của người Thái Vua Srey và Soryotei bị bắt đưa về Ayutthaya Đầu thế kỷ XVI, vương quốc Campuchia bị chia làm ba phe lại tranh chấp nhau dữ dội Năm 1529, Angchan thắng thế dẹp yên các đối thủ lên ngôi vua và dời đô về Lôvếch Cuộc chiến tranh chống Ayutthaya xâm lược vẫn diễn ra vào các năm 1525, 1540, 1588, 1590, 1593,1595 Kết quả, vương triều Campuchia giữ quan hệ thần phục người Thái Năm 1618, vua Cheychetta II lên ngôi (1618-1628) Năm 1620, ông định đô ở Uđông và kết hôn với công chúa Ngọc Vạn, con chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Việt Nam), nhằm tìm chỗ dựa mới để khôi phục nền tự chủ Từ đây, Campuchia đặt dưới sự tranh giành ảnh hưởng của Xiêm và Việt Khủng hoảng triều chính diễn ra thường xuyên và sâu sắc: thế kỷ XVI có 13 đời vua, thế kỷ XVIII có 17 đời vua thì có 7 người bị giết, 3 người bị lật đổ, 4 cuộc bạo động lớn của quý tộc Cuối thế kỷ XVIII, Xiêm giành được quyền bảo hộ ở Campuchia Năm 1792, Xiêm đưa Angeng về làm vua ở Campuchia Hai năm sau ông chết, Campuchia không có vua Đến năm 1806, Xiêm mới đưa con ông là Angchan lên ngôi và sắp đặt quan chức cho
1Theo D.G.E Hall : “Lịch sử Đông Nam Á”- Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 thì kinh đô Ăêngko bị bỏ rơi vào
năm 1444 Trang 204 - 212.
Trang 24Campuchia Angchan mượn quân Nguyễn để loại bỏ ảnh hưởng của Xiêm thành công Năm 1834, Angchan chết, triều đình Huế đưa con gái ông là Angmay lên ngôi Chiến tranh Xiêm - Việt nổ ra đến 1874, hai bên thỏa thuận đưa Angđuông (thân Xiêm) lên ngôi Năm 1860, Angđuông chết, con ông là Angvôtây được Xiêm đưa về làm vua, hiệu là Nôrôđôm Xung đột lớn giữa Angphim (Sivôtha) và Nôrôđôm diễn ra gay gắt Tháng 7- 1863, chiến hạm Gia Định do quan ba Doudartde Lagrée chỉ huy, nổ súng thị uy, Nôrôđôm chấp nhận ngay lập tức sự bảo hộ của Pháp Lịch sử Campuchia bước sang trang mới
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Campuchia từ 1434 đến 1863
Về kinh tế: khi trọng tâm chính trị chuyển về Đông Nam Biển hồ, điều kiện
đồng ruộng bằng phẳng, đất đai phì nhiêu tỏ ra rất thuận lợi cho cư dân Khmer phát triển kinh tế nông nghiệp truyền thống Họ trồng lúa trên những thềm cao con sông, tận dụng nguồn nước tự nhiên bằng những công trình thủy lợi Nhiều ao, hồ được đào trong làng để phục vụ đời sống con người Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật canh tác còn rất lạc hậu, không bón phân mà chỉ đốt cỏ trước khi làm đất, ruộng đất chủ yếu trồng một vụ Những chân ruộng thấp và đầm lầy hầu như không được nhân dân chú ý trồng cấy
Trong điều kiện ruộng đất rộng rãi chưa được khai phá, nông dân Campuchia khai phá ruộng hoang và được chia một khẩu phần vĩnh viễn Quyền sử dụng ruộng đất tối cao thuộc nhà vua Mặc dù ruộng tư tồn tại phổ biến song vẫn không phát triển được do kỹ thuật canh tác lạc hậu, phương thức canh tác còn dựa chủ yếu vào tự nhiên, ruộng đất rộng rãi không trở thành một vấn đề sống còn với cư dân nên công xã đã giữ được tính bảo lưu lâu dài của nó Các mặt kinh tế khác nhìn chung kém phát triển
Về chính trị, xã hội: ở Campuchia tồn tại một chính quyền phong kiến không
tập trung Đứng đầu đất nước là nhà vua - đại biểu cao nhất về vương quyền và thần quyền Đạo Phật là quốc giáo cũng thừa nhận nhà vua là kẻ có quyền uy lớn nhất và có nghĩa vụ phải thực hiện quyền lực đó Bộ máy chính quyền ở trung ương còn đơn giản và phân quyền mạnh mẽ, gồm ba vương phủ có quyền lợi kinh tế lớn :
- Vương phủ của phó vương có quyền thu thuế và cai quản 7 tỉnh
- Vương phủ của thái tử có quyền thu thuế và cai quản 5 tỉnh
- Vương phủ của hoàng thái hậu có quyền thu thuế và cai quản 3 tỉnh
Trang 25Đơn vị hành chính xã hội chủ yếu là khum, phum (ấp, làng), đứng đầu là lý trưởng do dân bầu Pháp luật nhà vua chỉ đến huyện, tỉnh (xrốc, khét) mà không thể tới làng xã
Giai cấp địa chủ phong kiến chủ yếu sống bằng bóc lột lao động thặng dư của nông dân, dựa trên địa vị là thân tộc và được nhà vua ban cấp bổng lộc Lực lượng này lệ thuộc ngôi vua chặt chẽ hơn nhiều so với thời kỳ Ăngko Cũng vì thế giai cấp địa chủ phong kiến Campuchia hầu như tách rời khỏi sản xuất, rời bỏ trách nhiệm đối với việc điều hành sản xuất và chăm lo đời sống nhân dân Đó cũng là lý do mà các cuộc tranh giành địa vị, quyền lợi trong giai cấp phong kiến diễn ra thường xuyên
Giai cấp nông dân chủ yếu là nông dân công xã nhưng không có sự quản lý và phân phối ruộng đất của công xã, không cần có sự điều hành sản xuất và hoạt động thủy lợi của nhà nước Ngoài việc phải nộp thuế và lao dịch, nông dân (neakchea) không có mối liên hệ gì với bên ngoài Thời kỳ này ít khi có hiện tượng kiêm tính ruộng đất, tranh chấp nhỏ cũng không xảy ra do đặc điểm dân cư thưa thớt, ruộng đất dư thừa
Một bộ phận dân cư là những người không có quyền tự do gồm nô lệ (pol, teaskar và một số nông dân lệ thuộc neakngea) mà phần lớn là người phạm tội Tầng lớp công, thương hầu như không chuyên nghiệp do đặc điểm nền kinh tế Campuchia thời kỳ này đóng kín, tự cấp, tự túc
Về văn hóa: nhìn chung, dân cư Khmer vẫn tiếp tục duy trì và phát triển ở
mức độ chậm chạp những giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần thời kỳ trước Nhưng ở giai đoạn này, nét nổi bật của văn hóa Campuchia là văn hóa xóm làng
Sự xâm lược của thực dân pháp và phong trào đấu tranh nhân dân Campuchia (1863-1945)
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Campuchia, các giáo sĩ Pháp đi đầu là Luisơvơrơi (Louis Chevereuil) lập ra Hội “truyền bá niềm tin”, hoạt động ở Uđông trong 3 năm (1662-1665) Mặc dù không có kết quả, song các giáo sĩ Pháp vẫn duy trì xâm nhập, chăm chú theo dõi tình hình chính trị Campuchia Năm 1855, các giáo sĩ Pháp đã lôi kéo được Angđuông viết thư và gửi lễ vật cầu thân với Napoleon III Trên cơ sở đó, chính phủ Pháp đã cử Đơ Môngtinhi (De Montini) đến Campuchia ký Hiệp ước “liên minh và thương mại” Âm mưu của Pháp bị chặn lại
do triều đình Xiêm gây áp lực với Angđuông
Tháng 1/1860, Angđuông chết, con là Nôrôđôm lên thay đã tỏ ra bế tắc trước hai kẻ thù Xiêm, Pháp Tháng 6/1863, với danh nghĩa tìm địa điểm xây dựng căn
Trang 26cứ hải quân, Đơ Lagiơrê (Doudart de Lagrée) đã đến Uđông bất chấp sự có mặt của triều đình Xiêm ký với Nôđôrôm hiệp ước bảo hộ ngày 11/8/1863 Nội dung gồm những điều khoản chính:
1 Pháp nhận bảo hộ Campuchia; hoàng đế Pháp cử khâm sứ bên cạnh nhà vua Campuchia
2 Mọi ký kết và giao tiếp của Campuchia với nước khác phải được Pháp đồng ý
3 Thừa nhận quyền lãnh sự tài phán của Pháp
4 Hàng hóa Pháp vào Campuchia được miễn thuế
5 Pháp được tự do truyền đạo ở Campuchia
Hiệp ước 1863 biến Campuchia thành sứ bảo hộ của Pháp, gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm Phong kiến Xiêm không chịu từ bỏ quyền lợi ở Campuchia nên đã gây áp lực buộc Nôrôđôm phải kí hiệp ước với Xiêm Nôrôđôm đồng ý cắt hai tỉnh Puốcsát và Kôngpôngxoài cho Xiêm Xiêm che chở cho Campuchia và sẽ tấn phong cho Nôrôđôm ở Băngkốc
Ngày 3 tháng 3 năm 1864, khi Nôrôđôm cùng đoàn tùy tùng đi Băngkốc, Đơ Lagiơrê cho quân tấn công, chiếm hoàng cung, Nôrôđôm buộc phải quay về Tháng 4/1864, hiệp ước Pháp - Campuchia được Napoleon III phê chuẩn, định ngày đăng quang của Nôrôđôm ở Uđông là 3/6/1864 có sự tham dự của đại biểu Xiêm, Pháp
Ngày 15/7/1867 Pháp - Xiêm đã kí hiệp ước với nội dung chủ yếu như sau:
1 Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia
2 Hủy bỏ hiệp ước Campuchia -Xiêm kí kết tháng 12-1863
3 Chính phủ Pháp cắt hai tỉnh Bát Đom Boong và Ăngco cho Xiêm
Hiệp ước này là một thỏa thuận chia phần của hai kẻ xâm lược Campuchia Ngày 17/6/1864, thống đốc Nam Kỳ là Thomson đã cùng một toán lính, lê tuốt trần xông vào hoàng cung buộc Nôrôđôm kí hiệp ước viết sẵn, nội dung chủ yếu là:
1.Vua Campuchia chấp nhận mọi cải cách về hành chính, tư pháp, tài chính, thương nghiệp do chính phủ Pháp tiến hành
2 Các quan chức bản xứ ở các tỉnh được giữ nguyên nhưng chịu sự kiểm soát và điều khiển của Pháp
3 Các ngành thuế khóa, thương chính, giao thông do các quan chức người Pháp nắm
4 Chính phủ Pháp bổ nhiệm các công sứ Pháp đứng đầu các tỉnh để duy trì trật tự, trị an và kiểm soát các nhà chức trách địa phương Công sứ chịu sự điều khiển của khâm sứ, khâm sứ đặt dưới quyền thống đốc Nam Kỳ
Trang 27Hiệp ước này biến Campuchia thành thuộc địa của thực dân Pháp Nhân dân Campuchia chịu thêm một ách bóc lột nặng nề của thực dân Pháp đã không ngừng nổi dậy đấu tranh chống Pháp khắp cả nước
Mở đầu là phong trào đấu tranh của giai cấp phong kiến do Sivôtha, Xênôngxô, Comhenggiuythêa lãnh đạo Từ năm 1861-1862, nghĩa quân đã chiếm được các tỉnh Baphrôm, Uđông, Nôrôđôm phải chạy về Bátđomboong Nhờ sự giúp đỡ của Xiêm và Pháp, Nôrôđôm và lực lượng phong kiến đã đánh lui được nghĩa quân Tướng Xênôngxô bị bắt, Comhenggiuythêa bị tử trận vào tháng 10/1862 Phong trào bị lắng xuống một thời gian Cuối năm 1876, Sivôtha lại nổi dậy hoạt động ở Kôngbôngxoài, Baphnôm Ngày 18/2/1877, quân Pháp và quân triều đình tập trung vây quét nghĩa quân ở Vátpachi Được nhân dân giúp đỡ và quân lính triều đình báo động, quân khởi nghĩa di chuyển lên phía Bắc đánh chiếm Thbongkhnum Mặc dù kẻ thù dùng mọi cách từ đàn áp đến mua chuộc song Sivôtha vẫn kiên quyết lãnh đạo phong trào chống Pháp Tháng 1/1892, Sivôtha bị ốm nặng và từ trần tại Phumkrac thuộc tỉnh Kôngbôngthom Phong trào tàn luị dần Cuộc đấu tranh của Sivôtha và các bạn hữu của ông đã cổ vũ cho dân tộc Campuchia đấu tranh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân
Giữa lúc phong trào khởi nghĩa của Sivôtha lắng xuống thì phong trào khởi nghĩa do Achasoa lãnh đạo bùng nổ Vốn là một trong những thủ lĩnh của phong trào Sivôtha, khi Nôrôđôm câu kết với Xiêm, Pháp đàn áp phong trào, Achasoa đã lui về dãy núi Thất Sơn (giáp biên giới Việt Nam - Campuchia) tiếp tục đấu tranh Từ năm 1863 đến 1866, nghĩa quân hoạt động mạnh mẽ ở Hà Tiên, Kôngbôngsom và vịnh Xiêm Đây là cuộc đấu tranh có sự tham gia của đông đảo nhân dân Việt Nam phối hợp với nhân dân Khmer chống Pháp và các thế lực phong kiến phản động hai nước Cuộc khởi nghĩa đã gây cho quân thù nhiều thất bại lớn, làm chủ địa bàn biên giới hai nước Ngày 18/8/1866, Achasoa bị bắt làm cho phong trào ở Châu Đốc, Hà Tiên, Kôngbôngxpư, Kôngbôngsom suy yếu dần
Sau khi cuộc khởi nghĩa của Achasoa bị đàn áp, một phong trào chống Pháp lại bùng lên ở Tây Ninh do nhà sư Pucômbô lãnh đạo Tháng 5/1866, sau khi được nghĩa quân Trương Quyền giải thoát khỏi nhà tù của Pháp ở Sài Gòn, Pucômbô về Tây Ninh lãnh đạo nhân dân Khmer, Xtiêng, Chàm, Thượng, Việt nổi dậy khởi nghĩa Nghĩa quân tiến hành chiến tranh du kích, gây cho Pháp nhiều thiệt hại Trong thánh 6/1866, nghĩa quân đã tổ chức nhiều trận đánh, đã từng giết được viên trung tướng Pháp Mácsedơ (Marchaise) Tháng 8/1866, nghĩa quân rút về hoạt động ở Đông Bắc Campuchia, đánh bại nhiều cuộc hành quân của Nôrôđôm và quân Pháp, uy hiếp Uđông Giữa năm 1867, do thực dân Pháp dùng kế li gián, nghĩa quân yếu dần, chuyển lên phía Bắc Campuchia, hoạt động ở biên giới Lào
Trang 28Cuối năm 1867, nghĩa quân bị bao vây ở Kôngpôngthom, mặc dù chiến đấu dũng cảm, song do tương quan lực lượng chênh lệch nên bị thất bại Pucômbô bị bắt giết và bị bêu đầu ở Phnômpênh vào ngày 3/12/1867 Cuộc đấu tranh của Pucômbô là biểu hiện đẹp đẽ của phong trào đoàn kết đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào
Đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia diễn ra mạnh mẽ Đáng chú ý là phong trào đấu tranh của nhà sư Angsnuôn ở miền Bắc Campuchia năm 1905; lời tố cáo của thái tử Yukăngto ở Pháp vào năm 1900; cuộc đấu tranh của nhân dân tỉnh Bátđomboong do Kathatoc và Vixenhu lãnh đạo (1907-1909) và phong trào đấu tranh của nhân dân thiểu số do Patrangluông lãnh đạo năm 1910
Nhìn chung, các phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chống thực dân Pháp và tập đoàn phong kiến phản động Uđông nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc Lực lượng tham gia là mọi thành phần giai cấp, dân tộc trong xã hội Campuchia Điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước, sức sống kiên cường của nhân dân Campuchia Mặc dù vậy, tiền đề, điều kiện cho phong trào dân tộc chưa xuất hiện nên khả năng thắng lợi của các phong trào đó không thành hiện thực
Từ năm 1911-1916, phong trào chống thuế, bắt phu nổ ra rầm rộ ở các tỉnh Xoàiriêng, Stungtreng, Kôngbôngchàm, Kôngbôngspư
Từ đầu những năm 20, phong trào dân tộc Campuchia vận động theo xu hướng tư sản và vô sản Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân 3 nước Đông Dương nói chung và nhân dân Campuchia nói riêng
Trong giai đoạn 1930-1945, phong trào cách mạng Campuchia phát triển chậm, lực lượng cách mạng còn non yếu, nên trong khi Việt Nam và Lào giành được chính quyền cách mạng thì chính quyền Sơn Ngọc Thành thân Nhật vẫn tồn tại ở Campuchia
5 CAMPUCHIA TỪ 1945 ĐẾN NAY
Cách mạng Campuchia từ 1945 đến năm 1954
Ngày 9/10/1945, được sự giúp đỡ của Anh, Mỹ, thực dân Pháp đã cho một đại đội nhảy dù xuống Phnômpênh, bắt sống toàn bộ chính phủ Sơn Ngọc Thành Vua Xihanúc nhanh chóng qui thuận và thành lập chính phủ thân Pháp do Xivôvát
Trang 29Mônivét đứng đầu Ngày 30/10/1945, quân đội Pháp tiến vào Campuchia và ngày 7/1/1946, Pháp kí với Xihanúc tạm ước nô dịch Campuchia
Trước tình hình đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ thị cho Xứ ủy Nam Bộ cử một số cán bộ của Đảng tới Phnômpênh để xây dựng và phát động phong trào chống Pháp Phong trào bãi công, bãi khóa, bất hợp tác với thực dân Pháp đã nổ ra mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân ở Phnômpênh, Karachiê, Côngpôngchàm, Xvayriêng Từ ngày 17 đến ngày 19/4/1950, Đại hội Quốc dân Campuchia đã được tiến hành Hơn hai trăm đại biểu đủ mọi ngành, các giới đã nhất trí đề ra đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thành lập và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố liên minh Việt – Khmer
- Lào, đấu tranh bảo vệ nền hòa bình thế giới Đại hội đã bầu ra chính phủ kháng chiến gồm 5 người do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch, Chansamaya làm phó chủ tịch phụ trách kinh tế tài chính, Xinhiêng phụ trách quân sự, Keomani phụ trách đối ngoại và Xiêm Keomani phụ trách vấn đề dân tộc Đại hội cũng bầu ra Ủy ban mặt trận thống nhất toàn quốc (Khmer Itxarắc ) do Tuxamut làm chủ tịch Ngày 19/4/1950, Chủ tịch Sơn Ngọc Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để giành hạnh phúc cho nhân dân, độc lập cho tổ quốc Bản tuyên ngôn còn khẳng định, nhân dân Campuchia sẽ đấu tranh vũ trang lâu dài, gian khổ và tự lực cánh sinh nhưng cuối cùng sẽ nhất định thắng lợi
Thắng lợi của Đại hội Quốc dân Campuchia là kết quả của 4 năm chiến đấu, hy sinh gian khổ và đánh dấu bước trưởng thành của phong trào cách mạng Campuchia Từ những phong trào mang tính chất tự phát, cục bộ của từng địa phương nay đã được quy về một mối, có một bộ chỉ huy thống nhất, có sự tổ chức và chỉ đạo của một đường lối thống nhất trong cả nước
Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại căn cứ Việt Bắc quyết định tổ chức ở mỗi nước một Đảng cách mạng cho phù hợp với đặc điểm của từng nước Ngày 11/3/1951, đại biểu mặt trận dân tộc 3 nước Việt Nam, Campuchia, Lào đã họp, thành lập liên minh kháng chiến chống Pháp Liên minh thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, tương trợ, và tôn trọng của chủ quyền của nhau
Tháng 7/1951, Hội nghị đại biểu các Đảng viên cộng sản Campuchia đã quyết định thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia Hội nghị được coi là đại hội lần thứ nhất của Đảng thông qua cương lĩnh, điều lệ và bầu ban vận động thành lập Đảng gồm các đồng chí Sơn Ngọc Minh làm trưởng ban, Tuxamut làm phó trưởng ban, Xin Hiêng, Chansamya, Keomani là ủy viên Ngày 19/6/1951, quân đội Itxarắc được thành lập tại Campốt