1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổng hợp chuyên đề tập làm văn lớp 4

47 732 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Trong quá trình dạy học, HS gặp không ít những khó khăn vướng mắc trong việc xác định từ loại nhất là các từ dễ nhầm lẫn như động từ chỉ trạng thái và tính từ.. + Một số từ mang đặc điểm

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ : PHÂN BIỆT ĐỘNG TỪ- TÍNH TỪ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến Tổ: 4-5

Ngày thực hiện:

I THỰC TRẠNG :

Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trọng trong chương trình tiểu học Trước hết Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống

Khái niệm ngữ pháp thường mang tính khái quát cao.Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với HS tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định Để giảm độ khó cho HS trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa ngữ pháp, GV cần cung cấp các dấu hiệu hình thức ngữ pháp để HS dễ nhận diện Ví dụ khi dạy danh từ cho HS lớp 4, GV không chỉ cung cấp cho HS ý nghĩa chỉ sự vật của danh từ mà còn cần cho HS nhận biết những dấu hiệu hình thức để nhận diện như: danh từ thường kết hợp với từ chỉ lượng ở trước, với từ chỉ định ở sau

Trong quá trình dạy học, HS gặp không ít những khó khăn vướng mắc trong việc xác định từ loại nhất là các từ dễ nhầm lẫn như động từ chỉ trạng thái và tính từ Do vậy, tôi đưa ra 1 số cách phân biệt các từ loại dễ lẫn đó

II BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

1.Một số kiến thức phân biệt cơ bản:

a Động từ ( ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

V.D : - Đi, chạy ,nhảy, (ĐT chỉ hoạt động )

- Vui, buồn, giận, (ĐT chỉ trạng thái )

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại )

VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )

Trang 2

Anh ấy đứng tuổi rồi

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các

từ chỉ mức độ )

VD: Tôi rất ghét anh.

+ Có một số ĐT chỉ hành động được sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái

VD : Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

+ ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT Chính vì vậy mà dễ bị nhầm lẫn khi xác định từ loại đúng

b Tính từ (TT ): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của

vật, hoạt động, trạng thái,

*Có 2 loại TT đáng chú ý là :

- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng, )

- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè,

tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh, )

2 Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :

- Từ chỉ đặc điểm :

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối, ) Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh, của sự vật

VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong

một thời gian nào đó Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật,

hiện tượng trong thực tế khách quan

VD : Trời đang đứng gió

Người bệnh đang hôn mê.

Cảnh vật yên tĩnh quá.

Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

Trang 3

3) Cách phân biệt các ĐT,TT dễ lẫn lộn :

- Để phân biệt các ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta phải dựa vào văn cảnh để hiểu nội dung cần biểu đạt của từ đó cần trong câu

VD: + Danh từ: Tôi mới mua một cái cân.

+ Động từ: Bác cân hộ tôi với!

* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,

cũng kết hợp được với các từ : rất, hơi, lắm, Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng ,

Trang 4

Bài 2: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :

- Anh ấy đang suy nghĩ  động từ.

- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc - danh từ

- Anh ấy sẽ kết luận sau.- động từ

- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn - danh từ

- Anh ấy ước mơ nhiều điều - động từ

- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.- danh từ/

Bài 3: Phân biệt động từ và tính từ : “ yêu mến, thân thương, lo lắng, trìu

mến, xúc động , nhớ, thương, buồn, vui, suy nghĩ,

Nhận xét: với các từ trên dấu hiệu phân biệt rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn xác định 2 loại từ đó Nhưng tính từ là “thân thương và trìu mến” còn lại là động từ trạng thái

III> KẾT LUẬN

Với một số cách phân biệt từ loại dễ lẫn ở trên phần nào giúp gv hướng dẫn

hs nắm được 1 số cách cơ bản trong xác định từ loại Tuy nhiên, để HS phân biệt được tốt thì cần sự trải nghiệm nhiều qua các bài tập Do vậy, GV cần hướng dẫn và nhắc lại thường xuyên các kiến thức và bài tập vận dụng , có thể tích hợp ở các phân môn Tiếng Việt khác để giúp hs làm được tốt dạng bài tập này

Phùng Hưng, ngày 5 /12/2014

Người viết:

Nguyễn Thị Hải Yến

Trang 5

Phân biệt từ láy và từ ghép có dạng láy

Đình Cao

Trong vốn từ tiếng Việt, chiếm đại bộ phận là những từ song tiết – tức những từ

gồm hai âm tiết hay hai tiếng – chúng được cấu tạo bằng hai phương thức chủ yếu: phương thức tạo ra từ ghép và phương thức láy tạo ra từ láy.

Như các em đã biết, trong từ ghép song tiết mỗi tiếng đều có nghĩa riêng, chúng phối hợp nghĩa với nhau và nhìn chung, giữa hai tiếng không có hiện tượng lặp âm

hoàn toàn hay lặp âm bộ phận theo quy tắc hòa phối ngữ âm để tạo sắc thái nghĩa,

như ở từ láy, ví dụ:

- Mặt trời, tên lửa, đường sắt, xe đạp, áo dài… là những từ ghép chính - phụ, gồm

hai thành tố (từ tố), một từ tố giữ vai trò trò chính (thường đứng trước), đứng sau là

từ tố phụ bổ sung ý nghĩa cho từ tố chính

- Quần áo, sách vở, xinh đẹp, tổ quốc, giang san, học tập là những từ ghép đẳng

lập (hay từ ghép song song), hai từ tố trong mỗi từ cùng có vai trò ngang nhau,

chúng phối hợp với nhau để tạo ra nghĩa tổng hợp, khái quát

Muốn nhận diện một từ ghép song tiết và một từ láy đôi, các em cần chú ý phân biệt:

+ Trong từ ghép song tiết cả hai tiếng đều có nghĩa (gọi là tiếng gốc, tiếng cơ sở),

tiếng kia là láy lại để tạo sắc thái nghĩa (Ví dụ: dễ dãi, đẹp đẽ, lạnh lùng, lưa thưa, nhúc nhích (tiếng gốc in đậm).

+ Từ ghép được cấu tạo theo phương thức phối hợp nghĩa, khác từ láy được cấu tạo

theo phương thức hòa phối ngữ âm.

Nói chung từ ghép chính phụ không bị nhập nhằng, lẫn lộn với từ láy, còn từ ghép đẳng lập rất dễ bị nhận nhầm là từ láy khi chúng có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy Để nhận thức rõ hơn, chúng ta cùng xem xét ba trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Một từ ghép song song, trong nội bộ từ, mỗi tiếng có nghĩa riêng, nhưng do chúng ngẫu nhiên mang dạng láy (như lặp phụ âm đầu hoặc lặp khuôn vần) nên nhiều học sinh lầm tưởng đó là một từ láy Ví dụ, những từ dưới đây đều

là từ ghép song song (đẳng lập), nghĩa của từng từ tố còn khá rõ: buôn bán, che

Trang 6

chắn, chèo chống, dọn dẹp, đánh đấm, đầy đủ, đi đứng, mặt mũi, mặt mày, mềm mỏng, mệt mỏi, môi má, mồm mép, nghe ngóng, nhỏ nhẹ, non nước, rã rời, rụng rời, rổ rá, rơm rạ, sâu sắc, tóc tai, tên tuổi, than thở, tóm tắt, tôm tép, trai trẻ, tươi tốt, tướng tá

Trường hợp 2: Một số từ ghép Hán - Việt có vỏ ngữ âm tình cờ giống từ láy Việt

như: bài bản, ban bố, bảo bối, căn cơ, hào hùng, châm chước (lặp phụ âm đầu)

và bình minh, linh tính, cần mẫn, hoàn toàn, lãng đãng, tham lam (lặp khuôn

vần) Do không hiểu nghĩa của từng tiếng (từ tố) nên nhiều em nghĩ những từ kể trên là từ láy đôi tiếng Việt Muốn không bị nhầm lẫn, các em nên chịu khó tra cứu, tìm hiểu nghĩa từng yếu tố gốc Hán trong các từ ghép Hán - Việt Chẳng hạn,

nếu các em hiểu ban là ban hành (thể rút gọn), bố là công bố, căn là gốc rễ, cơ là nền móng, cần là siêng năng, mẫn là mau lẹ, hoan là vui, hỉ là mừng thì các em

dễ dàng khẳng định ban bố, căn cơ, cần mẫn, hoan hỉ là những từ ghép Hán - Việt

chứ không ngộ nhận là từ láy Việt

Trường hợp 3: Lớp từ thứ ba là lớp từ song tiết, từ xa xưa vốn là những từ ghép vì trong mỗi từ cả hai tiếng đều có nghĩa Nhưng cho đến nay ta chỉ xác định được ngữ nghĩa của tiếng gốc, tiếng còn lại đã bị mờ nghĩa, thậm chí bị mất hẳn nghĩa

Do vậy, giới nghiên cứu đã xếp lớp từ này vào loại từ láy đôi (Ví dụ: ăn năn, bưng

bít, buồn bực, chung chạ ).

Thế nhưng thời gian gần đây các nhà ngôn ngữ lần theo dấu vết, khảo sát các phương ngữ và tra cứu các từ điển, sách cổ, đã phát hiện và khôi phục được nội dung nghĩa của khoảng một trăm yếu tố trước đây bị coi là "mất nghĩa" trong các

từ song tiết tiếng Việt Sau đây là một số ví dụ về những yếu tố đã được khôi phục nghĩa:

* Ăn năn: năn là loại cỏ đắng Ngày xưa người phạm tội bị buộc phải ăn cỏ

năn để cải hối (cách nói ẩn dụ chỉ sự sám hối)

* Bưng bít: bưng là che đậy, bịt kín, ngăn chặn với bên ngoài.

* Buồn bực: bực là tang, áo bực là áo tang Nghĩa chung: buồn khổ như có

tang

* Chung chạ: chạ là lộn bậy, quấy phá Chung chạ là chung đụng tạp, nghĩa xấu.

Trang 7

* Hỏi han: han cũng là hỏi (Trước xe lơi lả han chào Kiều).

* Non nớt: nớt là đẻ thiếu tháng Nghĩa chung: quá bấy, yếu ớt, nói khái quát.

* Mới mẻ: mẻ cũng là mới (Gốc Pakô, Catu).

* Rực rỡ: rỡ là có hoa sặc sỡ Rắn rỡ: rắn hoa.

* Sân sướng: sướng là sân đất dưới gầm nhà sàn.

* Trồng trọt: trọt là trồng tỉa (hạt) Trồng trọt: Gieo trống, nói khái quát.

* Vai vế: vế là bắp đùi, phương ngữ Nam Vai vế: thứ bậc trên dưới trong gia đình,

họ hàng

Trước kết quả phục hồi ngữ nghĩa của những từ tố trước đây bị coi là "mờ nghĩa, mất nghĩa" (trong lớp từ láy đôi đang xét), giới nghiên cứu hiện đưa ra ba hướng giải quyết khác nhau:

1 Chuyển số từ láy đôi đã khôi phục đầy đủ ý nghia của hai từ tố sang lớp từ ghép đẳng lập (có hình thức láy)

2 Coi những từ láy đôi đã xác định được ý nghĩa của cả hai từ tố là những đơn vị trung gian, nằm giữa từ ghép đẳng lập và từ láy

3 Cho rằng, việc lật xới dấu vết cũ, tìm hiểu những yếu tố cổ, yếu tố vay mượn trong tiếng Việt sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn những nét đặc sắc và độc đáo của tiếng nói dân tộc Nhưng, trong thực trạng nghiên cứu từ láy đã tương đối ổn định, không nên và không cần thay đổi cách nhìn về số từ láy đang xét, để tránh những xáo trộn Nói cách khác, không cần chuyển số từ láy đôi (đã tìm lại được nghĩa những từ tố trước bị coi là tiếng láy) sang từ ghép đẳng lập

Trang 8

Mình là Cầm, bạn cũ của cậu đây Dạo này, cậu có khoẻ không? Học tập như thế nào? Thời tiết ở đó ra sao? Còn mình vẫn khỏe và học tập tốt Hôm trước, mình xem tivi và được biết ở quê cậu bị cơn bão số 7 tràn qua Mình viết bức thư này muốn chia buồn với cậu và những người dân ở đó.

Thu ơi!

Gia đình cậu có bị thiệt hại nhiều lắm không? Mấy ngày nay, ở phường mình và các phường khác đang có phong trào quyên góp tiền và đồ dùng học tập ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 7 gây nên Riêng mình gửi giúp cậu số tiền 150.000 đồng mà mình bỏ ống từ mấy năm nay, Thu nhận cho mình nhé!

Trang 9

……… , ngày 5 tháng 10 năm

………

Hoài Thu thân mến!

Mình là Hiền đây Mấy hôm trước khi xem ti vi, mình thấy họ

dự báo rằng cơn bão số bảy sẽ đổ bộ vào miền Bắc Sức gió rất mạnh, một số nơi bị ảnh hưởng của cơn bão này Những nơi gần sông, biển, mọi người cùng nhau xây đắp đê thật chắc để giữ cho các cánh đồng hay các bể tôm, cá, đề phòng nước tràn vào Mình được biết quê bạn là tâm cơn bão đổ bộ nên mọi người càng lo xây đắp đê chắc chắn hơn

Mấy ngày sau, đã có thông tin thêm Một số nơi bị vỡ đê, nước mặn tràn vào làm cho gia súc, gia cầm chết hết Có người thì bị mất người thân, nhà cửa, Và sau đó, mình biết tin rằng ở vùng quê bạn, đê đã vỡ Sóng nước tràn vào Cha mẹ bạn đã bị dòng nước cuốn đi May sao, bạn đã được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp Mình rất mừng vì bạn không sao nhưng mình cũng buồn vì cha mẹ bạn đã ra đi mãi mãi

Thu ơi!

Đừng qua đau buồn, rồi bạn sẽ vượt qua nỗi đau này Bên cạnh bạn còn có các bác hàng xóm và có cả những người bạn mới như mình Hãy lo học thật giỏi, cha mẹ bạn ở thế giới bên chắc cũng yên lòng nhắm mắt Ở phường mình đang có phong trào quyên góp tiền ủng hộ các nạn nhân chịu ảnh hưởng của đợt lũ lụt vừa qua Riêng mình, mình gửi cho bạn một quyển vở đáng yêu, thêm cả một chiếc bút xinh xắn và toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay Hoài Thu nhận cho mình nhé!

Chúc bạn khoẻ Mong nhận được thư bạn

Bạn gái

Trang 10

Hoàng Thái Hiền

Đề bài: Viết thư cho người thân (hoặc bạn bè) kể về ước mơ của em

Bài làm 1

……… , ngày … tháng … năm….Minh thân mến!

Lâu lắm rồi chúng mình không gặp nhau, tớ cũng không nhận được thư cậu, tớ lo cho cậu quá Cậu vẫn khỏe và học tốt chứ? Công việc của bố mẹ cậu ổn phải không?

Còn tớ vẫn khỏe và duy trì lực học giỏi Tớ vẫn nhớ như in ngày nào chúng mình ngồi bên nhau nói về ước mơ của mình và đều có chung một ước mơ về sau làm bác sĩ để chữa bệnh cho người thân và những người không may bị mắc bệnh Thế cậu vẫn theo đuổi ước mơ

đó chữ, còn tớ thì vẫn học tập tốt để về sau có thể biến ước mơ trở thành hiện thực Nhưng theo tớ làm bác sĩ rất khó nên chúng ta phải thi đua nhau học thật tốt thì mới làm bác sĩ được Tớ chúc cậu khỏe

và luôn theo đuổi ước mơ làm nghề cao quý đó Tớ mong hè sau chúng mình sẽ gặp nhau Từ nay đến khi ấy, cậu phải hứa hồi âm cho tớ nhé!

Luôn mong tin cậu

Bạn thân của câu

Minh Đức

Trang 11

Thôi!Thư cũng đã dài!Mình dừng bút ở đây nhé.Sau này Lan có ước mơ nào thì kể cho mình nghe nhé!Chúc Lan khoẻ, học hành tiến bộ.Chào bạn.

Bạn cũ của LanHiềnPhùng Minh Hiền

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Từ ghép và từ láy Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy:

sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí

Trang 12

Bài 2: a Những từ nào là từ láy

b Những từ nào không phải từ ghép?

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng,

nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột:

từ ghép và từ láy

Bài 5: a Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng

hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh

b Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh,

đỏ, trắng, vàng, đen

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu,

mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng

a Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy

b Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió Sương phủ trắng mặt sông Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền"

a Tìm những từ láy có trong đoạn văn

Trang 13

b Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân

loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh gía

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích,

quý, yêu, thương, mến

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng

thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng

Mảnh sân trăng lúa chất đầyVàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngonBưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho

Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

Trang 14

a Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng

c Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép

d Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi

e Suối chảy róc rách

Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

Bản làng đã thức giấc Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi

Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ

ghép Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép"

Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học,

chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

Trang 15

"Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêngLuỹ thành từ đó mà nên hỡi người"

Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó

Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường

Danh từ Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh

Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Tuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

b Bà đắp thành lập trại

Chống áp bức cường quyềnNghe lời bà kêu gọi

Trang 16

Cả nước ta vùng lên.

Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:

"Bản lùng đã thức giấc Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện

rì rầm tiếng gọi nhau í ới"

Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm

Bài 5: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự

đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự

Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong

đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi dang

Động từ Bài 1: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:

Bài 2: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:

a Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng

Trang 17

b Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

c Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc

Bài 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu:

a Nước chảy đá mòn

b Dân giàu, nước mạnh

Bài 4: Xác định từ loại:

Nhìn xa trông rộngNước chảy bèo trôiPhận hẩm duyên ôiVụng chèo khéo chốngGạn đục khơi trong

b Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Bài 6: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:

Trang 18

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Bài 7: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về những việc em làm vào một

buổi trong ngày Gạch dưới các động từ em đã dùng

Tính từ Bài 1: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc,

chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà

A

Tính từ chỉ màu sắc

BTính từ chỉ hình dáng

CTính từ chỉ tính chất phẩm chất

Bài 2 : Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:

Bài 3: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật

trong đoạn văn:

Trang 19

"Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc".

Bài 4: Đánh dấu x vào chỗ trống nêu cách thể hiện mức độ tính chất

đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái

Bài 5: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:

"Việt Nam đẹp khắp trăm miềnBốn mùa một sắc trời riêng đất này

Trang 20

Xóm làng, đồng ruộng, rừng câyNon cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàngDừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi"

Bài 6: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của

con người Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được

Bài 7: a Hãy chỉ ra tính từ (nếu có) trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm

b Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ

Bài 8: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của

người học sinh giỏi

Bài 9: a Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ

"chăm chỉ" Đặt câu với từ vừa tìm

b Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ

"dũng cảm"

Bài 10: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác

Hồ:

"Cảnh rừng Việt Bắc thật là hayVượn hót, chim kêu suốt cả ngày"

Bài 11: "Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Trang 21

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ Vì sao?

Ôn tập Bài 1: a Điền thêm tiếng (vào chỗ trống) sau mỗi tiếng dưới đây để

tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp

làng ; ăn ; vui

b Giải nghĩa câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"

Bài 2: a Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của

con người Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được ở trên

b Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành Hãy đặt 1 câu với 1 trong 3 cặp từ trái nghĩa ấy

Bài 3: Tìm những tiếng có thể kết hợp với lễ để tạo thành từ ghép

Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép"

Bài 4: Cho các kết hợp hai tiếng sau: xe đạp, xe máy, xe cộ, máy

bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo

Hãy:

a Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép

b Phân loại các từ ghép đó

Bài 5: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương

bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn"

a Tìm các tính từ có trong câu văn

b Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo, mùi thơm"

Bài 6: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:

Trang 22

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màuXanh tươi, đỏ thắm

Em vẽ làng xómTre xanh, lúa xanhSông máng lượn quanhMột dòng xanh mát

Bài 7: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:

Em mơ làm gió mátXua bao nỗi nhọc nhằnBác nông dân cày ruộngChú công nhân chuyên cần

Bài 8: Hãy tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương đất nước

Giải thích và đặt câu với thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được

Bài 9: Xác định từ đơn, từ ghép trong đoạn thơ sau:

"Hạt gạo làng ta

Có vị phù saCủa sông Kinh Thầy

Có hương sen thơmTrong hồ nước đầy

Có lời mẹ hátNgọt bùi hôm nay"

Trang 23

Bài 10: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi,

yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương

Bài 11:

Bóng mâyHôm nay trời nắng chang chang

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hoá đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râmĐọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?

Từ đồng âm (phần 1)

1 Trước hết, có thể nêu định nghĩa sau đây:

Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau

về nghĩa.

Ví dụ: Trong tiếng Anh có 3 từ "to, too, two" (đọc là [tu]) làm thành một

nhóm từ đồng âm

Tiếng Việt cũng có những nhóm đồng âm như:

- đường1 (đường tàu Thống Nhất); đường2 (mua một cân đường).

- sao1 (ông sao trên trời); sao2 (sao anh lại làm như thế); sao3 (đi sao giấy khai sinh); sao4 (sao thuốc nam)…

2 Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xuất hiện

ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm không phức tạp Vì vậy, ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu,

và đây là nét chủ đạo Còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm

từ thì rất hiếm hoi

Ngày đăng: 12/04/2016, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w