* Thái độ của bản thân: - Coi quan niệm về ước mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là bài học, kim chỉ nam trong cuộc sống của bản thân vàthế hệ trẻ; đánh giá cao vai trò của ước mơ, hoài bã
Trang 1(Nguyễn Nhật Ánh, “Tôi là Bêtô)
Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ Em có đồng ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của mình
Câu 2: ( 6 điểm )
Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như những cây quá thẳng, chim không về.
( Chế Lan Viên, “Sổ tay thơ”)
Em hãy chọn 2 trong 4 tác phẩm: “Đồng chí”(Chính Hữu), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật),
“Con cò”(Chế Lan Viên),”Nói với con”(Y Phương) để làm rõ ý kiến trên
- Giải nghĩa khái niệm: “Ước mơ” là những mong mỏi tha thiết về những điều tốt đẹp ở tương lai…”Ước mơ” là
khát vọng, là đích đến để mỗi con người biết phấn đấu, cố gắng trong cuộc sống
- Ý nghĩa quan niệm về ước mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Không ai đánh thuế những ước mơ, cũng chẳng có
lí do gì để bạn từ bỏ và giới hạn ước mơ của mình Ước mơ, nhất là những ước mơ cao đẹp, có ý nghĩa sẽ giúp con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống, tìm thấy niềm vui của cuộc đời mình Đó là khi “bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn”
* Khẳng định những ý nghĩa tích cực của những ước mơ cao đẹp trong việc mang lại thành công, giúp con người vượt khó, tìm thấy niềm vui trong cuộc đời.
- Mỗi người trong cuộc sống đều có ước mơ của riêng mình Có ước mơ lớn, ước mơ nhỏ, có ước mơ vụt đến rồi
vụt đi, có ước bình dị, cao cả, ước mơ bay theo đời người, ước mơ là vô tận
- Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, cũng không nhất thiết phải có phù hợp với khả năng thực tế hay không Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, nó giúp bạn tìm thấy nhiều ý nghĩa trong cuộc sống:
+ Ai dám chắc một chú lùn lớn lên sẽ không thể chơi bóng rổ? Ai dám chắc một chú bé dị tật ở chân không thể nuôi mộng trở thành ngôi sao bóng đá? Họ có thể làm được điều đó, thực hiện được giấc mơ đó bằng nhiều cách khác nhau, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân
+ Ước mơ nào đẹp, có ý nghĩa, được ấp ủ, nuôi dưỡng theo thời gian, được quyết tâm thực hiện…đều đáng trân trọng cả
+ Ước mơ đủ lớn có thể làm vụt sáng trong con người những ý tưởng mới mẻ, nhiều khi chưa có trong thực tế Vì vậy
nó tạo sức mạnh tinh thần, hình thành động lực, cách thức, điều kiện…giúp con người thực hiện điều mong muốn…Ước mở thổi bùng ngọn lửa quyết tâm, khiến con người phấn đấu hết mình…Những khó khăn, thử thách trở ngại trong cuộc sống, dễ dàng được vượt qua
+ Một số tấm gương những người có ước mơ cháy bỏng và những ước mơ giúp họ vượt qua khó khăn, đạt được những thành công trong cuộc sống như: Nick Vujicic, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí
Trang 2- Phê phán, chỉ ra những bát cập của cuộc sống không có ước mơ cao đẹp: cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không có nghị
lực, ý chí, quyết tâm, dễ vấp ngã trong cuộc sống… ( Lấy dẫn chứng thực tế )
* Bàn luận mở rộng, nâng cao:
- Ước mơ có vai trò quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất giúp con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống Muốn vượt khó, muốn đạt được ước mơ của bản thân thì điều quan trọng và cần hơn hết là mỗi chúng ta phải trang bị cho mình đủ tri thức, nâng cao hiểu biết và không ngừng học hỏi cũng như tích luỹ kinh
nghiệm sống…
- Ước mơ cao đẹp nhưng không viển vông xa vời mà phải gắn với thực tế Đừng ước mình “trường sinh bất lão”, cũngđừng giống như tôi từng ước mình có cánh để bay!
- Xây dựng được ước mơ lớn, cao đẹp nhưng cần có ý chí thực hiện ước mơ
- Không biến ước mơ lớn thành tham vọng
* Thái độ của bản thân:
- Coi quan niệm về ước mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là bài học, kim chỉ nam trong cuộc sống của bản thân vàthế hệ trẻ; đánh giá cao vai trò của ước mơ, hoài bão của những người trẻ
- Đó là lời nhắc nhở những ai đang chạy theo lối sống ảo, lối sống hưởng thủ, không có lí tưởng, hoài bão, mục đíchsống phải nhìn lại bản thân mình và sửa đổi
Câu 2:
* Giải thích ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên:
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ
- Điều quan trọng làm cho tên tuổi nhà thơ, khiến cho bài thơ sống mãi không chỉ là ở tư tưởng, ở nội dung hay câu chữ.Tất cả sẽ là vô nghĩa nếu nó nằm trong bài thơ dở Thơ hay, đó là mục đích tối hậu, là cái duyên chinh phục của thơ: “ Câu thơ hay như người con gái đẹp - Ở đâu đi đâu cũng lấy được chồng” ( Chế Lan Viên, “Sổ tay thơ”)
- Và muốn trở thành cô gái đẹp ấy, nhà thơ phải luôn tìm tòi, đổi mới, có cá tính sáng tạo và phong cách Đó chính là
lí do mà Chế Lan Viên muốn nói với mọi người : “Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm – Như cây quá thẳng chim không về”
+ “Những câu thơ khuôn mình theo văn phạm”: là những câu thơ rập khuôn, mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng,giọng điệu riêng”
+ Nhà thơ đã có một so sánh, liên tưởng rất độc đáo: “Như cây quá thẳng chim không về” Giống như một bài thơ cứng nhắc, nhạt nhẽo, sẽ không tạo được tiếng nói đồng điệu giữa những tâm hồn ở người nghệ sĩ - độc giả, sẽ không
để lại nơi người đọc những ấn tượng khó quên, sẽ không mang đến cho cuộc đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có Điều đó giống như một sự tự sát trong văn học, một sự lặp lại chính mình tối kỵ trong thơ
=> Là một nhà thơ tài hoa và độc đáo bậc nhất của thế kỉ XX trong văn học Việt Nam, ý kiến trên của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện quan niệm, mà còn là trách nhiệm, sứ mệnh của nhà thơ nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung trước văn hoá dân tộc
=> Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải không ngừng đổi mới mình, phải là người ''không nhai lại'', phải có ''cái tạng riêng'', có ''cách sút bóng riêng'' trong ''Cái sân cỏ Trang Thơ nghìn thuở giống nhau'' (Đá bóng) Nhiều khi nhà thơ phải biết vượt qua văn phạm cứng nhắc, vượt qua những “xác chữ” để vương tới vẻ đẹp “phi lý” của thơ:
“Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức
Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc
Chứ phải đâu cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu”
* Học sinh chọn 2 trong 4 tác phẩm mà đề bài yêu cầu, phân tích - cảm nhận để làm sáng tỏ ý kiến trên Học sinh nên chọn:
- “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Hoặc “Con cò” và “Nói với con”
để thấy rõ cá tính sáng tạo, phong cách riêng biệt của các tác giả trong việc lựa chọn hình ảnh, thể thơ, nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu….mặc dù cùng viết về một đề tài ( tình cảm cao đẹp của con người trong chiến tranh, tình cảm gia đình )
- Làm nổi bật phong cách riêng của tác giả để khẳng định sự thành công của tác phẩm đối với việc chinh phục trái timđộc giả, đối với việc khẳng định vị trí, tên tuổi của mình trong nền thơ hiện đại Việt Nam
( Một ý kiến tương tự: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả Nếu anh không
có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" – Sê khốp)
Trang 32.Đề thi vào 10 THPT Chuyên thành phố Hà Nội năm học 2015-2016
Câu 1: ( 6 điểm )
Trong một lần tâm sự về nghề, nhà văn Bùi Hiển đã rất tâm huyết bày tỏ “Khát vọng qua những trang viết”:
Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người
( Theo “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Giáo dục 2004)
Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và làm rõ “sự phát hiện bất ngờ về con người” ở một truyện ngắn Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn THCS mà em yêu thích
Câu 2: ( 4 điểm ) Có câu chuyện được tóm lược như sau:
Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
- Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta?
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
- Nhưng mà…em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó?
- Vì em ấy sẽ chui xuống đất và sẽ được lòng đất bảo vệ.
Ốc sên con bật khóc:
- Chúng ta thật đáng thương! Bầu trời không bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
- Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! - Ốc sên mẹ an ủi – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng
ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.
( Theo “Cửa sổ tâm hồn”, NXB Trẻ 2013)
Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và từ đó nêu rõ trách nhiệm của tuổi trẻ với điểm tựa gia đình
Gợi ý cách làm bài
Câu 1:
* Giải thích ý kiến của nhà văn Bùi Hiển:
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nhận xét: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.
- Thật vậy, con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến
Và sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người
- Truyện ngắn cũng không ngoại lệ, “mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người”:
+ “Sự phát hiện bất ngờ về con người”: đó là sự phát hiện về vẻ đẹp trong tâm hồn, trong tính cách, những phẩm chất tiềm tàng, đáng quý trong con người họ Những vẻ đẹp ấy thường bị số phận, hoàn cảnh, vẻ bề ngoài, hoặc hiểu lầm
+ Vẻ đẹp con người cần phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa”, bởi ống kính máy ảnh – dù hiện đại, tinh vi đến mấy – làm sao “chụp” nổi chiều sâu số phận con người Nó nhanh đấy mà cũng dễ cạn cợt đấy!
=> Ý kiến của nhà văn Bùi Hiển không chỉ là một quan điểm, mà trên hết nó là một sứ mệnh cao cả, một nhiệm vụ quan trọng của văn học hướng đến con người Văn chương trước hết là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp phong phú, với tất cả chiều sâu của nó
* HS chọn một tác phẩm văn học yêu thích để làm sáng tỏ nhận định trên.: Ad nghĩ là các tác phẩm văn học thể
hiện rõ giá trị nhân đạo sẽ phù hợp về nhận định này hơn
Câu 2:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Khẳng định ý nghĩa tích cực của những điều đặt ra trong đoạn trích đối với thế hệ trẻ.
* Phân tích ngắn gọn ý nghĩa nội dung câu chuyện:
- Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm, giun đất được bầu trời bảo vệ, lòng đất che chở Đó là sự may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ
Trang 4- Nhưng không phải ai cũng được gặp may mắn đó trong cuộc sống Điều quan trọng là con người phải biết chấp nhậnhoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính bản thân mình Đó chính là lí do mà ốc sên cần có cái vỏ vừa nặng vửa cứng ở trên lưng.
=> Câu chuyện ngắn gọn mà thấm thía đã cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống:
+ Cần phải biết tự lập, tự đứng trên đôi chân của chính mình để dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, để có
ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên
+ Câu chuyện còn nhắn gửi ý nghĩa của điểm tựa gia đình Mẹ ốc sên đã làm điểm tựa cho con, an ủi con, giúp con hiểu những điều lạc quan trong cuộc sống
* Bàn luận vấn đề đặt ra trong câu chuyện ở ngoài xã hội:
- Câu chuyện nhắc mỗi chúng ta, những người còn trẻ, còn nhiều vấp ngã phải biết tự lập, dựa vào những cố gắng của bản thân để trưởng thành, để đương đầu với khó khăn, thử thách:
+ “Tự lập”: là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác Người có tính tự lập là người biết đứng trên đôi chân của mình, bằng chính nỗ lực, sự cố gắng của bản thân để làm chủ cuộc sống, làm chủ thành công.+ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có gia đình, xã hội ở bên để dìu dắt, che chở, bảo vệ mỗi khi gặp khó khăn Cũng như không phải ai sinh ra cũngđược may mắn có điểm dựa, được yêu thương, bao bọc…Vì vậy, cần phải tập tính tự lập, để có thể giải quyết mọi việc dù lớn dù nhỏ
+ Tự lập giúp chúng ta có nhiều tự tin, có nhiều bản lĩnh, vững tâm, sống trách nhiệm với bản thân, với gia đình, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống Những người tự lập chắc chắn sẽ đạt được thành công ( Dẫn chứng thực tế về những tấm gương có tính tự lập, biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên và thành công trong cuộc sống )
+ Phê phán những người sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không có tính tự lập Đó là cách sống của những thanh niên “không chịu lớn” và “không đủ lớn” ( Lấy dẫn chứng thực tế ) Chỉ ra hậu quả của lối sống đó
- Lời của mẹ ốc sên nói với ốc sên con còn cho chúng ta thấy được ý nghĩa của điểm tựa gia đình, niềm lạc quan trong cuộc sống:
+ Ốc sên mẹ đã nhẹ nhàng, ân cần giảng giải cho con hiểu những điều mà con thắc mắc Cho con niềm lạc quan vào
những khó khăn, niềm tin vào bản thân mình: “Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! - Ốc sên mẹ an ủi – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta Khi ta buồn, khi ta bật khóc,
gia đình sẽ ở bên, an ủi ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Khi ta vấp ngã, gia đình sẽ là bến đỗ bình yên, cho ta những lời khuyên chân thành nhất, cho ta nhiều niềm tin, niềm lạc quan…
+ Thường thì người ta chỉ nhận thấy sự nặng nề, bất tiện, khó chịu của “cái vỏ” mà quên mất những thứ quí giá mà nómang lại Nhưng ốc sên mẹ lại khác, nó đã cho chúng ta thấy mặt khác của cuộc sống, mà nếu bi quan, chán nản sẽ không bao giờ nhận ra Rằng:
Nghèo khổ mang đến cho ta ý chí quyết tâm; đau buồn mang đến cho ta sự trân trọng những thứ làm cho ta vui vẻ; thất bại không có nghĩa là ta không đạt được gì, mà có nghĩa là ta vừa học được điều gì đó;và khó khăn mang đến mộtcon người mạnh mẽ, được tôi luyện cứng cáp hơn những người khác nhiều
+ Cuộc sống luôn có nhiều khó khăn ở trước mắt, hãy luôn lạc quan, nhìn vào những điều tích cực trong thất bại, trong những nỗi buồn…và đứng dậy bằng đôi chân của bản thân, bạn sẽ làm được những điều bạn mong ước mà không phải dựa dẫm vào ai cả
3.Đề thi HSG thành phố Hà Nội năm học 2014-2015
Câu 1: ( 6 điểm ) Có một câu chuyện được tóm lược như sau:
Trang 5Một hoạ sĩ suốt đời ước mơ về một bức tranh đẹp nhất trần gian Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất và được trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người” Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được biết: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang nụ cười cho kẻ khóc than,làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng Cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu” Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính vừa từ trận mạc trở về “Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian Ở đâu có hoà bình là ở đó có cái đẹp” - người lính cho biết Hoạ sĩ tự hỏi: “Làm sao tôi có thể vẽ cũng lúc niềm tin, tình yêu và hoà bình?”
Khi về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong từng cử chỉ của người vợ Chính những điều
dó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an Hoạ sĩ đã hiểu Sau khi hoàn thành bức tranh, ông đặt tên cho
nó là “Gia đình”.
( Theo “Cửa sổ tâm hồn”, NXB Trẻ 2012)
Viết bài văn ngắn ( khoảng 2 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên
Câu 2: ( 14 điểm ): Có người cho rằng:
Là nhân vật của một truyện cổ tích dân gian được Nguyễn Dữ sáng tạo ở “Chuyện người con gái Nam Xương”, Trương Sinh mang những bi kịch của một người đàn ông trong xã hội nam quyền đầy biến động.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Gợi ý cách làm bài
Câu 1:
* Giới thiệu được vấn đề nghị luận
* Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện:
Truyện hàm ý ca ngợi vai trò của gia đình đối với cuộc sống mỗi con người Gia đình là bức tranh đẹp nhất, quý báu nhất, thiêng liêng nhất của trần gian Có gia đình, chúng ta có tình yêu, có chỗ dựa tinh thần, có niềm tin vào cuộc sống và có niềm vui hạnh phức và an bình
* Suy nghĩ được gợi lên từ câu chuyện
- Vai trò của gia đình:
+ Gia đình là thế giới của tình yêu thương ngọt ngào: tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, tình anh em,…
+ Gia đình là chỗ dựa tinh thần: niềm an ủi, động viên, chốn chở che, nơi đi về… Có gia đình là có bến tựa niềm tin vững vàng
+ Gia đình là thế giới hạnh phúc: ấm áp, bình yên, vui vẻ
- Để có một gia đình đẹp nhất trần gian, bức tranh gia đình cần được tô vẽ bằng những màu sắc:
+ Màu đỏ nồng nhiệt yêu thương
+ Màu tím thuỷ chung, tình nghĩa
+ Màu vàng chân thành, trung thực
+ Màu xanh tin tưởng, hoà bình
+ Màu chàm nhẫn nhịn, hi sinh
+ Màu hồng ân cần chia sẻ
* Rút ra bài học cho bản thân (Ý thức vun đắp cho gia đình)
Câu 2: Tài liệu tham khảo: Dương Thu Hằng – Vi Thị Phương
1.”Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ được coi là một trong những đỉnh cao mở đầu cho nền văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại Tác phẩm đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội, trong đó nổi bật lên là vấn đề số phận con người Lâu nay, khi nghiên cứu về “Truyền kỳ mạn lục”, dường như các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến số phận khổ đau, chồng chéo những bi kịch của người phụ nữ, ít có công trình nghiên cứu về người đàn ông Tuy nhiên, một
sự thật không thể phủ nhận là nhân vật trong văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII chủ yếu là namgiới Trong tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” nói riêng, nhân vật nam chiếm phần lớn so với tổng số nhân vật: 71,9% (105/146 nhân vật) Vấn đề đặt ra là: Số phận của người đàn ông thì sao? Họ có nỗi khổ không? Phải chăng cuộc đời của họ cũng có những bi kịch? Đó là những bi kịch gì và những bi kịch ấy có giá trị như thế nào đối với văn nghiệp của Nguyễn Dữ nói riêng, đối với tiến trình phát triển của văn học trung đại nói chung? Bài viết tìm hiểu bi kịch của
Trang 6nhân vật Trương Sinh trong “Chuyện người con gái Nam Xương” nhằm góp phần cung cấp thêm một góc nhìn mới
để hiểu sâu hơn về giá trị nội dung của “thiên cổ kỳ bút” này
2.”Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục”, nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian có tên là “Vợ chàng Trương” Tuy luôn bị lên án trongcái chết của Vũ Nương nhưng bản thân Trương Sinh cũng là nhân vật người đàn ông có nhiều bi kịch
2.1 Bi kịch về khát vọng tề gia không thành
Từ một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc bên gia đình, bên mẹ, bên vợ, Trương Sinh đã phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - phải đi lính khi đất nước có chiến tranh Dễ thấy, Trương Sinh không phải là kiểu nhân vật “nam nhi chí lớn”: chàng không có những khát vọng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ, không thể hiện được chân dung và tư cách của một trang nam nhi, anh hùng chí lớn Trương Sinh thuộc tip nhân vật người đàn ông tề gia - an phận, chủ tâm trong việc xây dựng, tề chỉnh gia đình Chàng luôn chăm chút giữ gìn cho gia đình hòa thuận Chàng tuổi trẻ, con nhà giàu
có nhưng không được học hành, phải đi lính trong lúc hương lửa đang nồng Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi ra chiến trường khi tổ quốc lâm nguy Có biết bao cuộc chia ly nhưng chia ly khi người thân ra trận để lại trong tâm trí con người nhiều suy nghĩ và lo lắng hơn bao giờ hết Bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn có câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Xưa nay chinh chiến mấy ai về) như một chân lý khắc sâu vào tâm khảm người đọc Đi vào nơi mũi tên, hòn đạn, chết chóc là điều không tránh khỏi Số phận người lính trong chiến tranh thật mong manh Người lính biết mình xung trận thì mười phần chết chỉ có một phần sống và cái cảnh “mấy ai về” như một định mệnh khắc nghiệt lâu nay
Khi đi lính trở về, Trương Sinh tới nhà thì mẹ đã từ trần, đứa con vừa học nói Tình mẫu tử thiêng liêng, nguồn an ủi
vô bờ đối với Trương Sinh không còn nữa.Mẹ mất không được đội tang, Trương Sinh cảm thấy mình mắc tội bất hiếu
- một thứ tội lớn nhất đời người Bởi lẽ, hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa Tư tưởng của đạo Nho là đề cao chữ “hiếu”, “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của
giáo…”(Hiếu kinh) Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi người không phải do tạo hóa sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ Hiếu thuận được coi là nền tảng của đạo làm người Chính vì thế, trong truyện, ngay khi trở về, Trương Sinh hỏi mồ mẹ rồi bế đứa con nhỏ ra thăm mộ mẹ trước tiên.Qua lời nói của chàng với đứa con “Con nín đi, đừng khóc Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi” cho thấy rõ nỗi đau của người đàn ông, một người con không thể làm tròn bổn phận của mình Nhưng dù vậy, Trương Sinh vẫn là một người con không tròn đạo hiếu Khát vọng tề gia của Trương Sinh chẳng khác nào bọt nước chiều mưa
2.2 Bi kịch biết trân trọng cái đẹp nhưng lại vô tình làm vỡ nó
Tuy không được học hành nhưng Trương Sinh là một người biết yêu, biết nâng niu và trân trọng cái đẹp Trong tác phẩm, chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Thị Thiết - một cô gái nhà nghèo nhưng đủ công dung ngôn hạnh - về làm vợ đã chứng minh cho điều đó Hơn nữa, trong cuộc sống, vợ chồng họ rất hạnh phúc Lấy nhau đã lâu
mà không có lúc nào có chuyện thất hòa Đó không chỉ do cố gắng của một mình Vũ Nương Hạnh phúc gia đình phải
do tất cả các thành viên cùng vun trồng xây đắp mới trở nên tốt đẹp được, một người dù có cố gắng đến mức nào cũngkhông thể cứu vãn được nếu người còn lại không ủng hộ Chàng hết lòng chăm chút và nâng niu tổ ấm của mình Có thể nói, tình cảm của Trương Sinh dành cho Vũ Nương hoàn toàn hồn nhiên, trong sáng, và đáng trân trọng Đặt vào hoàn cảnh của Trương Sinh vừa đi chinh chiến về, quá mệt mỏi, con người ta rất cần một chỗ dựa là gia đình, bên mẹ,bên vợ và bên con Còn Trương Sinh thì sao? Vừa về đến nhà đã gặp bao khổ đau: chàng không có được giây phút hồihộp, thiêng liêng đón giọt máu của mình chào đời; mẹ già đã khuất núi… Mẹ mất, niềm hạnh phúc gia đình nhỏ còn lại của Trương Sinh là vợ và con trai Vậy nhưng, đứa con nhất định không chịu nhận mình làm cha “Ô hay! thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít” khiến chàng đau đớn Hơn nữa, lời bé Đản rất có lý khiến chúng ta không thể không tin có “điều gì đó” mờ ám diễn ra: “Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”
Nguyễn Dữ đã khéo léo đặt những lời nói đó vào miệng của một đứa trẻ ngây thơ Hơn ai hết, lời của bé Đản đã kích động tính ghen tuông của Trương Sinh, khiến Trương Sinh nghi ngờ Vũ Nương thất tiết Không thể làm chủ được bảnthân, Trương Sinh đã mắng mỏ, nhiếc móc và đánh đuổi Vũ Nương đi mặc cho nàng biện bạch Rõ ràng, Trương Sinhkhao khát có gia đình hạnh phúc, ra sức vun đắp gia đình nhưng lại chính mình làm tan vỡ tổ ấm đó Chàng trân trọng, nâng niu tình cảm với Vũ Nương thì lại lầm lẫn đến nỗi đẩy vợ yêu vào chỗ chết… Bản thân chàng phải tiếp
Trang 7tục sống trên cõi đời, ngày đêm đối diện với con thơ, với cái bóng oan khiên với nỗi đớn đau, dằn vặt khôn nguôi Nhưng đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm khổ đau của cuộc đời người đàn ông chồng chéo bi kịch này
2.3 Bi kịch của sự ghen tuông
Người đọc không khỏi xót xa, phẫn uẫn trước cái chết của Vũ Nương -một người phụ nữ thủy chung, trong trắng, đức hạnh vẹn toàn, trọn hiếu, vẹn tình… Nhiều người cho rằng cái chết của Vũ Nương trong truyện do ảnh hưởng từ hậu quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không ổn định, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt làm cho các tầng lớp trong xã hội bị phân hóa mạnh mẽ, cuộc sống của nhân dân điêu đứng, đổi thay Biết bao gia đình phải chia ly, phân tán khi người thân của họ phải bước
ra chiến trận ác liệt Chiến tranh đã khiến con người không được hưởng trọn hạnh phúc lứa đôi Lẽ ra, cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến không xảy ra, Trương Sinh không phải đi lính thì chàng đã có một cuộc sống hạnhphúc bên gia đình, cùng vợ đẹp, con ngoan Trương Sinh đã làm tròn trách nhiệm của một người con, người chồng, người cha và chàng đã không rơi vào bi kịch
Tuy vậy, nguyên nhân chính và sâu xa dẫn đến bi kịch của Trương Sinh là do bản tính “hay ghen” của chàng Bởi, giả
sử Trương Sinh không phải đi lính ba năm mà là đi du học thì khi trở về, với tính hay ghen - một thuộc tính bản năng của con người, lại có “điều kiện” là câu nói ngây thơ của đứa con về sự ngoại tình của vợ, Trương Sinh vẫn sẽ rơi vào
bi kịch đau lòng vì gây ra cái chết cho vợ mình Như vậy, việc ghen tuông của Trương Sinh là nguyên nhân chính dẫnđến cái chết đau lòng của Vũ Nương
Hay ghen là một hiện tượng tâm lý có liên quan đến sinh lý, đến giới tính thuộc phạm vi tính người mà tạo hóa đã phát riêng cho nhân loại Ghen tuông còn là một thuộc tính của con người, khi có điều kiện thuộc tính này sẽ bùng phát lên nhanh chóng và hậu quả của những cơn ghen thường rất ghê gớm và khó lường Còn yêu là còn ghen Sự ra
đi của Vũ Nương là một hậu quả nghiêm trọng nhất cho việc ghen tuông nông nổi của Trương Sinh
Trong tình yêu, ghen tuông là điều khó tránh khỏi Cơn ghen khiến con người ta mất khả năng kiểm soát hành vi của bản thân Khi ghen tuông, không đủ tỉnh táo tất sẽ dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ Nhà tâm lí Hauch cho rằng “Biểu hiện chung của đàn ông ghen tuông là sẵn sàng lớn tiếng, quát nạt đối phương, bàng quan với mọi thứ xung quanh Có một số người thì đập phá đồ đạc hoặc trút giận bằng cách đấm vào tường”
Hơn nữa mẹ vừa mất, vợ lại ngoại tình còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ấy Do vậy, việc Trương Sinh đánh đuổi Vũ Nương đi là hoàn toàn có thể giải thích được
Khi Vũ Nương quyên sinh, Trương Sinh vẫn động lòng thương xót“tìm vớt thây nàng” Đó là một hành động đáng trân trọng, nó thể hiện tình cảm của chàng với người vợ bất hạnh Sau khi Vũ Nương chết, một mình chàng lầm lũi nuôi con Chính từ cái bóng của chàng và qua câu nói của đứa con thơ, mà hiểu ra mình đã lầm mà gây tội ác với vợ, con mồ côi mẹ, chồng mất vợ, chàng dằn vặt, hối hận, nhưng đã quá muộn màng Trương Sinh đã lập đàn tràng giải oan cho Vũ Nương tại bến Hoàng Giang Đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc đã mất Vũ Nương đã trở về trong niềm mơ ước của Trương Sinh và của người đời nhưng chỉ là chốc lát rồi lại tan biến vào khói mây Mái ấm gia đình của chàng đã mãi mãi không còn nữa Có lẽ nỗi cô đơn, ân hận về hành động của mình sẽ theo chàng đến hết cuộc đời Đây chính là một vấn đề lớn của bi kịch gia đình
Có thể thấy, bi kịch của Trương Sinh là do nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ những tình tiết đơn giản trong cuộc sống hàng ngày Điểm mấu chốt trong bi kịch này đó chính là những mâu thuẫn, giằng xé diễn ra ngay trong chính bản thân con người chàng, đó là sự hối hận, dằn vặt vì đã gây ra cái chết của vợ dưới dòng nước lạnh Trong những truyện Nôm sau này, có kiểu kết cấu: Gặp gỡ - Tai biến - Lưu lạc - Đoàn viên, có nghĩa là chia ly, từ biệt rồi sẽ gặp lại, là gương vỡ có thể lành Trước thời điểm đó, Nguyễn Dữ đã nhận thức được vấn đề rằng thực tế cuộc sống không phải như vậy, không phải mọi chuyện diễn ra có “tai biến”, “lưu lạc” rồi sẽ lại được “đoàn tụ” Điều đó thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Nguyễn Dữ về cuộc sống Qua bi kịch của Trương Sinh, Nguyễn Dữ muốn nói rằng gương vỡ không thể lành, bát nước đổ đi không thể lấy lại được Người ta cứ đi tìm hạnh phúc nhưng không biết hạnh phúc ở trong tay mình, để khi mất đi rồi, mới biết đó là hạnh phúc
3 Việc xây dựng những bi kịch của Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương đã góp phần phản ánh và
tô đậm hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - một thời kỳ lịch sử đầy biến động Là một nhà văn nhân đạo, Nguyễn
Dữ đã bày tỏ lời chia sẻ, đồng cảm lớn lao và lòng cảm thông sâu sắc trước số phận con người, trước nỗi khổ của
Trang 8nhân dân Thông qua việc thể hiện số phận bi kịch của người đọc có thể hình dung ra nhiều loại bi kịch với những hậuquả nghiêm trọng của nó Bi kịch của Trương Sinh chính là những mâu thuẫn, giằng xé “chủ quan” diễn ra ngay trongchính bản thân con người, do thuộc tính nội tại của con người vì nhầm lẫn, thiếu hiểu biết, ghen tuông để rồi tự chuốc lấy sự ân hận, dằn vặt suốt cuộc đời Quan trọng hơn, dù có rất nhiều nguyên nhân lớn nhỏ khác nhau, khách quan haychủ quan, nhưng tất cả bi kịch đều gây ra nỗi đớn đau cho con người Thông qua đó, người đọc không chỉ có thêm một góc nhìn mới về “thiên cổ kỳ bút”, về tác giả Nguyễn Dữ mà còn có thể chia sẻ, cảm thông với nỗi khổ của những người đàn ông trong chính chế độ xã hội nam quyền của họ Mỗi con người có một nỗi đau riêng nhưng nỗi đau chung nhất vẫn là những bất hạnh trong cuộc sống tình duyên Hạnh phúc gia đình là niềm mơ ước, là chỗ dựa vững chắc cho cả người đàn ông và người phụ nữ.
Bên cạnh việc phản ánh hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ muốn tìm những giải pháp cho con người nói chung và người đàn ông nói riêng Ông đã đề xuất quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc thực sự là gì? Hạnh phúc tồn tại ở đâu: trên trần gian này hay miền tiên giới, cõi thiên tào hay nơi thủy cung? Vấn đề đặt ra là con người phải sống làm sao, sống thế nào mới có hạnh phúc, hạnh phúc tìm thấy ở nơi đâu và dành cho ai? Đối với người đàn ông, hạnh phúc là gì và đối với người phụ nữ như thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc có lúc ở ngay trước mắt, có lúc phải kiếm tìm, điều quan trọng là con người phải dám ước mơ, khao khát và nhận ra được hạnh phúc đó Hạnh phúc thuộc về tinh thần Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, không thể có hạnh phúc trọn vẹn Qua đó, Nguyễn Dữ khuyên con người cần phải biết trân trọng những niềm vui, hạnh phúc mà mình đang có vì nó một đi không trở lại Rộng ra là hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống
4 Đề thi HSG thành phố Hồ Chí Minh năm học 2010-2011
Câu 1: ( 8 điểm )
ĐEN HAY TRẮNG
Hồi học cấp hai, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn Cô giáo bắt gặp, yêu cầu cả hai lên phòng giáo viên
Cô bảo mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, trên bàn có một quả bóng nhựa rất lớn Quả bóng màu đen sì Thế mà khi cô giáo hỏi: “Em thấy quả bóng màu gì ?” thì cậu bạn đáp: “Thưa cô, màu trắng”
Tôi không thể hiểu nổi cậu bạn đang nói gì Mắt cậu ta bị mờ hay cậu ta muốn trêu tức tôi ? Thế là tôi hét lên: “Màu đen chứ !”
Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng Đến lúc này thì cô giáo đề nghị chúng tôi đổi chỗ cho nhau Lần này khi cô hỏi tôi: “Quả bóng màu gì?”, tôi đành trả lời: “Màu trắng ạ” Bởi quả bóng đó được sơn hai màu khác nhau ở hai phía Từ chỗ tôi ngồi ban đầu thì nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì một điều mà cả hai đều chắc chắn là mình đúng và không biết tại sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình
(Theo “Báo Giáo dục và thời đại”, số ra ngày 18.12.2009)
Từ câu chuyện trên, hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống
Câu 1: Định hướng cách làm bài:
- Ở đây, quả bóng có hai màu chứ không phải một màu Còn trong cuộc sống thì có vô vàn những chân lí, có nhiều khía cạnh,những góc khuất lấp, những góc bề ngoài có thể nhìn rõ Bởi vậy, không nên nhìn về một phía, không nên dùng suy nghĩ chủ quan để đánh giá tất cả
- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác Đừng bao giờ tự cho mình là đúng Bạn phải đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh của người khác để đánh giá sự việc, tình huống trong cuộc sống theo quan điểm của chính họ thì mới có thể thật
sự hiểu họ được
Trang 9- Luôn tôn trọng ý kiến của nhau, cùng nhau sữa chữa, rút kinh nghiệm Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi cá nhân không ngừng hoàn thiện mình và biết bổ sung, lấp đầy những “khoảng trống” của người khác.
Câu 2:
* Giải thích ý kiến của Lê Đình Kỵ:
- Nhận định đặt ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống: “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài”
+ Nhận định trên đã khắc hoạ thiên chức của văn chương Tác phẩm nghệ thuật chính là tấm gương phản ánh trung thành hiện thực cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ
+ Dù được sáng tác bằng bất cứ thể loại nào và trong bất cứ thời đại nào, ngòi bút của các tác giả luôn hướng đến cuộc sống với tất cả những nỗi niềm, dù là vui tươi yêu đời hay đau khổ đến phẫn uất của con người Đây cũng chính
là mảnh đất cội nguồn màu mỡ đã được các nghệ sĩ đào sâu và khai phá tự muôn thuở của văn chương
- Đồng thời, tác phẩm văn học cũng mang được “sự thật tâm tình của con người”:
+ “Sự thật tâm tình” là tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của con người được phản ánh qua tác phẩm văn học
+ “Sự thật tâm tình” ấy có thể là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, khát vọng cuộc
sống hạnh phúc, niềm tin vào công bằng lẽ phải, tương lai tươi sáng…
=> Tác phẩm nghệ thuật vừa phản ánh hiện thực đời sống, vừa nói lên những tâm tư, tình cảm của con người đó là tácphẩm nghệ thuật chân chính, đạt đến “cái đẹp” lí tưởng Một tác phẩm như thế, không chỉ khẳng định được tên tuổi của người nghệ sĩ, mà còn để lại trong người đọc những ấn tượng khó quên về thời đại đã qua, về những tình cảm cao đẹp, có giá trị bền vững
* Làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học
6.Một số đề bài lí luận văn học và nghị luận xã hội hay
Đề bài 1: Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng ( Sóng Hồng )
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một vài tác phẩm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Gợi ý cách làm bài
* Giải thích ý kiến của Sóng Hồng:
- Nhà văn Anatole France từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn một con người” Thơ ca là điệu hồn
của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn Thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở và mang dấu ấn của người nghệ sĩ Vói
Sóng Hồng thì “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” Hiểu và suy ngẫm,
ta thấy ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn
- Ai cũng biết, thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nới từ ngữ và tác phẩm thơ chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ Sóng Hồng viết “thơ là thơ ” là muốn nói đến hình thức của thơ ca Nếu như một tác phẩm truyện cần đến nhân vật, tình huống truyện…thì một tác phẩm thơ lại cần đến cách gieo vần, hình ảnh, nhịp điệu, giọng thơ…Đó là một hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của thơ
- Nếu như giai điệu, âm thanh là chất liệu của âm nhạc; màu sắc, đường nét là chất liệu của hội hoạ thì thơ ca bao gồmtất cả điều này Và ngoài ra còn là sự sáng tạo “theo một cách riêng”, làm nên những “vân chữ” khác lạ, tạo nên cái
“độc” trong thơ, tạo nên sức gợi cảm, sự rung động, lôi kéo sự đồng cảm của hàng triệu trái tim, hàng triệu tâm hồn…
- Thơ ca là môn nghệ thuật mà nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải vẽ, phải tạo nhạc
và phải sáng tạo cái riêng Làm được thế, tác phẩm thơ có giá trị sẽ để lại dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng người đọc theo thời gian
* Làm sáng tó ý kiến trên qua một vài tác phẩm văn học:
- Các em nên có sự chọn lọc những đoạn thơ hay để làm rõ tính thơ, tính hoạ, tính nhạc và cá tính riêng của nhà thơ
Đó sẽ là một cách làm hay và khoa học giúp bài viết của các em mạch lạc, logic và tạo được dấu ấn
Đề bài 2: Bác Hồ - vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang.
Bằng kiến thức đã học trong tác phẩm “Bếp lửa”(Bằng Việt) và “Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê), em hãy làm
sáng tỏ lời ca ngợi của Bác với phụ nữ Việt Nam
Gợi ý cách làm bài
I Mở bài: Ca ngợi các phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của
dân tộc ta đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang Ta có thể thấy rõ những phẩm chất đó qua những nhân vật trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê ) và bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt)
Trang 10II Thân bài:
1 Phẩm chất anh hùng, bất khuất của ba cô thanh niên xung phong Phương Định, Nho, Thao trong truyện ngắn
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
* Một lần phá bom của Phương Định:
- Đàng hoàng bước tới quả bom
- Động tác đào đất cẩn thận, thuần thục, tỉ mỉ
- Không sợ chết chỉ lo bom không nổ, không hoàn thành nhiệm vụ và lo bị thương
=> Hành động phá bom dũng cảm, trách nhiệm với công việc, tinh thần làm việc của Phương Định cũng là của chị Thao và Nho cho thấy trong họ luôn luôn thường trực sự dũng cảm, kiên cường Đó là minh chứng cho thế hệ anh hùng bất khuất trước gian khổ, hi sinh
* Một lần Nho bị thương:
- Nho khong báo về đơn vị
- Họ không khóc bởi vì “nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
* Họ là những anh hùng phá bom thầm lặng trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ hào hùng của dân tộc ta Họ tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng, bất khuất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam từ thời Hai Bà Trưng đến nay.
2 Phẩm chất đảm đang, trung hậu của người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Phẩm chất trung hậu, đảm đang thể hiện qua những năm tháng gian lao khó nhọc của cuộc đời bà:
- Trước Cách mạng tháng Tám: đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt,sống mũi còn cay => Trong
cái đói dai dẳng, khủng khiếp năm 1945 bà vẫn cố giữ được bếp lửa, giúp cháu cầm cự qua những ngày đói
- Suốt tám năm của cuộc kháng chiến chống Pháp: Mẹ cùng cha công tác bận không về - Cháu ở cùng bà
-> Trọn vẹn tuổi thơ cháu sống với bà bà bảo,bà dạy, bà chăm, bà là tình cha, nghĩa mẹ, công thầy Công lao của bà
không thể nào kể xiết
-> Đặc biệt là Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, cuộc sống như bế tắc nhưng bà vẫn cùng làm xóm vượt lên và dặn cháu nói với bố mẹ nhà vẫn được bình yên Bà giành lấy tất cả những khó khăn gian khổ cho con cháu yên tâm
công tác
* Bà là người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó, dành cả cuộc đời cho con cháu.Phẩm chất cao đẹp của bà tiêu biểu cho phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong suốt bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc.
III Kết bài: Qua việc phân tích phẩm chất anh hùng, bất khuất của ba cô thanh niên xung phong trong “Những ngôi
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và phẩm chất đảm đang, trung hậu của người bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt đã chứng minh lời khen tặng của Bác dành cho phụ nữ Việt Nam là hoàn toàn đúng
Đề bài 3: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ( SGK,Ngữ văn 9, tập hai), nhà thơ Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Một học sinh lớp 9 lại viết trong nhật kí như sau: Mình rất trân trọng ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải nhưng mình
sẽ không là “một nốt trầm” mà muốn là một nốt nhạc thánh thót vút cao trong bản nhạc dâng cho đời.
Hãy trình bày ý kiến của em về hai ước vọng sống nói trên
Trang 11Gợi ý cách làm bài
Theo cô Đặng Nguyệt Anh,Hà Thanh Thuỷ - GV.THPT Chuyên Amsterdam Hà Nội
I Mở bài:
- Giới thiệu về ước vọng, lí tưởng sống của con người
- Dẫn dắt và nêu ước vọng sống của nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ” và ước vọng sống của bạn học sinh lớp 9 trong nhật kí
II Thân bài:
1 Giải thích:
- Ước vọng, lí tưởng sống: là đích đến, mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi con người
- “Một nốt trầm xao xuyến”: cống hiến thầm lặng.
- “Một nốt nhạc thánh thót vút cao”: cống hiến với sự nổi bật.
- So sánh hai ước vọng sống:
+ Giống nhau: mục đích dâng hiến tài năng, trí tuệ cho cuộc đời
+ Khác nhau: cách thực hiện
Thanh Hải: lặng lẽ, khiêm nhường – quan điểm sống truyền thống
Bạn học sinh lớp 9, muốn làm việc nhiệt tình, sôi nổi, muốn nổi bật, trở thành trung tâm – quan điểm sống khá hiện đại
=> Hai ước vọng sống đều đúng đắn khi chúng ta biết thực hiện nó bằng cà tài và tâm.
2 Chứng minh:
- Khẳng định ý nghĩa và vai trò của lí tưởng sống đối với mỗi cá nhân, với xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.
- Chứng minh những “nốt trầm xao xuyến” trong cuộc sống ( Dẫn chứng trong thực tế và trong văn học )Ví dụ: Cô giáo Lê Thị Lệ Huyền ở Hậu Giang 40 năm dạy học miễn phí cho trẻ nhỏ…Cụ Phan Thị Ngọc Huệ ( 80 tuổi ) ở Sài Gòn dù phải ở trọ, xin cơm trên chùa nhưng hàng ngày vẫn hái lá thuốc cứu giúp người bệnh không lấy tiền…
- Chứng minh những “nốt cao thánh thót” trong cuộc sống ( Dẫn chứng trong thực tế và trong văn học ) Ví dụ: Giáo
sư Toán học Ngô Bảo Châu - người Việt Nam đầu tiên giành Giải thường Fields; vận động viên trẻ Nguyễn Thị Ánh Viên mơ ước đưa bơi lội Việt Nam sánh tầm khu vực và thế giới…
3 Bình luận:
- Khẳng định cả hai ước vọng sống đều đúng đắn, đáng trân trọng, tôn vinh…
- Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau: tính cách, hoàn cảnh sống, thời đại…
- Khẳng định vai trò của khát vọng, lí tưởng sống trong cuộc đời mỗi con người
- Nêu lên ước vọng của bản thân và đặt câu hỏi gợi mở với người đọc
Đề bài 4:
NHÀ BÁC HỌC QUA SÔNG
Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:
– Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!
Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:
– Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.
– Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm.
Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.
Trang 12– Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.
Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời: – Không biết!
– Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói.
(Theo “200 bài học đạo lí” – NXB Văn hóa – Thông tin, 2011)
Câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Bài viết tham khảo
Theo Đặng Thị Việt Hà - Lớp 12 Văn THPT chuyên Hạ Long - Quảng Ninh.
“Bố đã nhắc con phải gấp chăn sau khi ngủ dậy Vậy mà con vẫn không thực hiện Bố rất thất vọng con gái ạ! Nếu chỉhọc giỏi trên sách vở mà cuộc sống ngoài đời như vậy là không ổn!”
Bố
Đọc tờ giấy ghi lời nhắc của bố để trên đống chăn cuộn tròn nằm trên giường, tôi thấy xấu hổ vô cùng! 18 tuổi, vậy
mà những việc đơn giản này tôi cũng để bố phải nhắc Hình như tôi chỉ chăm chăm vào việc học tập trên lớp mà chẳng chịu trau dồi cho mình những kĩ năng cơ bản nhất phục vụ cho cuộc sống Câu chuyện “Nhà bác học qua sông”
đã khiến tôi giật mình về hậu quả trầm trọng của việc thiếu kĩ năng sống cùng với thói kiêu ngạo, coi thường người khác mà nhà bác học kia đã nhận lấy
Câu chuyện ngắn gọn mà thấm thía đã cho tôi bài học sâu sắc về cuộc sống Một nhà bác học kiêu ngạo tự cho rằng thứ triết học mà mình nghiên cứu là “thứ học vấn quan trọng nhất trên đời này” Ông ta còn tỏ ra coi thường, thậm chícòn đánh giá rằng người chèo thuyền “đã lãng phí nửa cuộc đời” khi nghe người chèo thuyền nói: “Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học” Vậy là bằng cái nhìn một chiều và thói tự cao tự đại, cho rằng mình cao quý hơn người bằng thứ học vấn cao siêu, nhà bác học chỉ nhìn thấy sự tầm thường, điểm yếu của người chèo thuyền Nhưng rồi gió bão ập đến, con thuyền chòng chành và lật nhào, nhà bác học không biết bơi đã ôm thứ triết học cao quý của mình xuống đáy sông Đúng như người chèo thuyền nói, ông ta đã “lãng phí cả cuộc đời mình” Triết học cao siêu không thể trở thành chiếc phao cứu sinh giúp nhà bác học thoát chết! Thế mới biết, những thứ mà ta nghĩ mình hơn người khác đôi khi lại là con dao hai lưỡi làm hại chính chúng ta
“Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo nên từ những điều rất nhỏ” (T.A.Clark) Nếu triết học là “điều lớn lao” thì việc biết bơi lại chính là “điều rất nhỏ” Quả thực, những kĩ năng cơ bản cần thiết mới chính là yếu tố tiên quyết giúp con người sống sót Nếu không có những kĩ năng cơ bản thì chúng takhông thể tồn tại, nói gì đến làm những gì lớn lao Kĩ năng sống là điều quan trọng với mỗi con người Thế giới luôn vận động Mọi biến cố, những khó khăn, thử thách, thậm chí là những nguy hiểm luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào
Kĩ năng giúp con người chủ động thích nghi với từng hoàn cảnh, có thể tự bảo vệ mình khi có nguy hiểm xảy đến Nếu như nhà bác học kia biết bơi để tự cứu mình thì ông ta đã không phải “lãng phí cả cuộc đời” như vậy Một bài học sâu sắc đối với chúng ta: hãy chuẩn bị cho mình những kĩ năng cần thiết trước khi bắt tay tìm hiểu những điều lớnlao
Đặt trong bối cảnh đất nước đang trên con đường hội nhập, bài học này lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết Một căn bệnh thâm niên của người Việt Nam ta là “nặng về lí thuyết, coi nhẹ thực hành” Lí thuyết “suông” thì có thể nắm chắc nhưng kĩ năng sống, kĩ năng thực hành thì còn là một vấn đề đáng quan tâm.Giá mà thống kê cho hết số sinh viên Việt Nam ra trường vẫn phải đào tạo lại vì những kiến thức trên giảng đường chưa thể áp dụng vào công việc cụ thể! Giá mà thống kê cho hết những người tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại khá trở lên mà 7,8 năm vẫn không xinđược việc làm do không có kĩ năng thực hành! Đó thật sự là một lãng phí khủng khiếp vì chỉ chú tâm vào những kiến thức sách vở xa vời mà không rèn luyện, trau dồi từ những kĩ năng rất nhỏ Cho nên một vài năm trở lại đây, hàng loạt những khoá học kĩ năng được mở ra ở Việt Nam: kĩ năng “mềm”, kĩ năng quản lí thời gian, quản lí tài chính, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đối đầu với thử thách…Học sinh tiểu học, trung học , sinh viên, thậm chí cả những người đã đi làm cũng tham gia để trau dồi cho mình từ những điều đơn giản nhất! Nhưng đâu phải cứ đến những khoá học ấy, con người mới học được kĩ năng sống Chúng ta có thể tự mình trau dồi qua việc va chạm trong cuộc sống hàng ngày ( Có lẽ, đã đến lúc tôi nên rời khỏi những trang sách dày cộp mà rèn luyện mình bằng việc đơn giản hàng ngày để bố không còn phải nhắc nhở từ việc nhỏ nhất là gấp chăn sau khi ngủ dậy nữa!)
Trang 13Một bài học khác mà câu chuyện mang đến cho tôi là việc đánh giá người khác và bản thân mình Con người sinh ra không ai là hoàn hảo Ai cũng có “gót chân A – sin” của mình Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh, điềm yếu riêng Không ai có thể cho rằng mình hơn người khác, Ta có thể nổi trội hơn người khác về một số điểm nhưng cũng
có những điểm mà người khác hơn ta rất nhiều Điểm mạnh của người này là điểm yếu của người kia, đó là sự thật của đời sống Như người chèo thuyền kia ngày ngày chèo thuyền đưa người qua sông, đó là thế mạnh của ông ta Nhà bác học trong truyện lại có thế mạnh trong việc nghiên cứu triết học Bạn học tốt các môn xã hội nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các môn tự nhiên Bạn có thể giải rất nhanh một bài toán hóc búa nhưng có khi ngồi cả ngày bạn vẫn không “nặn” ra câu văn nào Các bác sĩ chữa bệnh cho rất nhiều người nhưng đưa họ về với đồng ruộng nôngthôn thì họ hoàn toàn “bó tay” Những người lao công không thể nghiên cứu khoa học nhưng nhờ họ mà đường phố mới sạch đẹp Người nào cũng có những thế mạnh, những công việc thích hợp để nuôi sống bản thân, có ích cho gia đình và xã hội Không có công việc cao quý, chỉ có những con người cao quý trong nghề nghiệp của mình Lu-i Pa-xtơ từng nói: “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người,mà con người mới làm nên danh dự cho nghề nghiệp” Nhà bác học đã hoàn toàn sai lầm trong việc đánh giá người khác chỉ dựa vào công việc của người lái
thuyền, dựa vào tiêu chuẩn ông ta đặt ra cho mình “Triết học là thứ học vấn cần thiết” nhưng nếu không có người chèo thuyền kia thì sao nhà bác học có thể qua sông Như vậy, giá trị của một con người thay đổi theo từng hoàn cảnhkhác nhau Chúng ta nên khiêm tốn khi đánh giá bản thân và đừng bao giờ đánh giá thấp người khác! Tự tin vào bản thân không có nghĩa là cho mình hơn người khác và không bao giờ thất bại Chỉ còn vài tháng nữa kì thi đại học sẽ diễn ra, các bạn học sinh lớp 12 cần xác định rõ đâu là thế mạnh của mình, nghiên cứu thật kĩ tình hình các trường mình có ý định để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất!
Câu chuyện nhỏ mà bài học đặt ra không hề đơn giản chút nào Tuy vậy, kết thúc câu chuyện lại gợi ra trong tôi một nỗi băn khoăn Lẽ nào sau khi nói với nhà bác học: “Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi”, người chèo thuyền lại không có hành động gì để giúp người khách lâm nạn của mình? Liệu ông ta đã làm tròn nhiệm vụ của một người lái đò đưa khách qua sông, hay hơn thế nữa, ông ta đã sống đúng với lương tri của một con người? Nếu được viết tiếp câu chuyện này, nếu tôi là người chèo thuyền kia, sau khi đã “dạy” cho nhà bác học kia một bài học, tôi sẽ lao xuống cứu ông ta Với tôi khi ấy, câu chuyện mới thực sự mang tính giáo dục và nhân văn hơn cả Bài học mà nó đặt ra cũng vì thế mà thuyết phục hơn! Con người ai chẳng có lúc sai lầm Điều quan trọng là ta phải biết cùng nhau sữa chữa, rút kinh nghiệm Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi cá thể không ngừng hoàn thiện mình và biết bổ sung, lấp đầy những “khoảng trống” của người khác!
“Tay phải của người là tay trái của mình” vì vậy mỗi chúng ta phải nỗ lực tự “làm đầy” mình và học hỏi mọi người ngay từ những điều cơ bản nhất “Điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi người là luôn làm một học trò” Có như vậy chúng ta mới nâng cao được giá trị bản thân và không bao giờ phải hối hận vì đã “lãng phí” bất cứ giây phút nào trongcuộc đời mình!
Đề bài 5: Quê hương - Đất mẹ…
Bài viết tham khảo
Theo Trần Thị Linh Giang - Lớp 10B1 – THPT Quỳnh Lưu 4 - Nghệ An
Tôi là một học sinh THPT của mảnh đất Nghệ nước mặn đồng chua Có một lần trong giờ học Tiếng Anh, khi cô giáohỏi: “Em thích sống ở nông thôn hay thành phố hơn?”, tôi đã đứng dậy trả lời ngay mà không cần suy nghĩ: “Em thíchsống ở thành phố hơn”… Tôi luôn khao khát được hoà mình vào nhịp sống sôi động của thời đại, luôn hứng khởi với những chuyến lượn lờ hè phố, luôn tìm đọc những tờ rơi du lịch, khao khát một lần đặt chân đến “kinh đô” hiện đại New York Nhưng một lần kẹt xe ở Hà Nội, tôi chợt nhớ những con đường thân thuộc chẳng bao giờ tắc, những ngày trăng lên sáng dịu, mảnh đất tươi bóng cây che mát những nẻo đường Với tôi, Quê hương - Đất mẹ thiêng liêng biết mấy Để rồi…
Tôi hiểu:
Ai sinh ra cũng có chốn để nhớ về Quê hương là đất mẹ, là nơi mẹ ta sinh ra, là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi người thân nuôi ta khôn lớn Trong cái guồng quay tấp nập của cuộc sống, phải bon chen mới có được
“cơm,áo,gạo,tiền”, dường như ta không để ý đến người mẹ già chờ cơm mỗi tối, ta say mê những ngày hội hè tấp nập,
ta chẳng có thời gian để nhìn sang những cánh đồng lúa hai bên đường, chỉ chăm chú nhìn về phía trước, phóng nhanhkhông đáp lại những lời chào Những lúc ấy, mảnh đất mẹ vẫn không thể bị lãng quên Vì những lo toan, bận rộn, hai