cảm nhận riêng vè một tác phẩm bút sắt, mà còn nói lên rằng: kỹ thuật cơ bản về chất liệu bút sắt để phục vụ cho việc vẽ ký họa hay phác thảo ý đồ sáng tác.I.5.. Tranh bút sắt *Sơ lược v
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS NGUYỄN THỊ HÒA
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN MINH LONG
NGÀNH ĐỒ HỌA - KHÓA (ĐH.K10-15)
Thừa Thiên Huế, tháng 5/2015
Trang 2ơn đến cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Hòa đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi xuyên suốt quá trình hoành thành tốt nghiệp Đồng thời xin gởi lời cảm ơn, sự góp
ý giúp đỡ của bạn bè, gia đình đã quan tâm, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này
Trang 3(Của giáo viên hướng dẫn)
Giảng viên Nguyễn Thị Hòa
MỤC LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Chất liệu và tạo hình trong nghành đồ họa khá đa dạng như: in gỗ, in đá, in lưới, khắc kim loại, khắc thạch bản, khắc gỗ,…cùng với chất liệu riêng cũng đã có nhiều cách thể hiện kỹ thuật và nghệ thật khác nhau Nhưng có thể nói rằng kỹ thuật vẽ bằng bút sắt cũng là kỹ thuật đặc trưng khi nói về đồ họa
Là một sinh viên yêu thích tranh bút sắt, tôi muốn tìm hiêu nhiều kỹ thật trong dòng tranh này Chính vì vậy tôi chọn đề tài này
I.2. Giới hạn đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi chưa thể đi sâu tìm hiểu và giới thiệu tất cả các chất liệu đồ họa tạo hình, mà chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu đề tài “Tranh bút sắt trên giấy canson”
I.3. Lịch sử vấn đề
Tranh bút sắt với vẻ đẹp vốn thuần túy của nó nên cũng đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu, cùng với nhiều nguồn tư liệu nói về vấn đề trên Nên qua bài khóa luận này tôi cũng sơ lược về lịch sử kỹ thuật bút sắt, vẫn còn khá mới trong nền hội họa Việt Nam nên cũng chưa có nhiều nghiên cứu về tác giả hoặc bài viết lien quan mà chỉ một số bài viết về họa sĩ Có hơn nữa thì có một vài bài viết tiếng nước ngoài của một số nhà nghiên cứu quan tâm Nói chung, báo, tạp chí, sách biên soạn về vấn đề này còn quá ít, điều này làm giới hạn phần nào sự tìm tòi, nghiên cứu học tập của sinh viên, tôi thiết nghĩ đây cũng là một thiếu sót cần quan tâm hơn
I.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ của bài khóa luận này là nghiên cứu về kỹ thuật bút sắt qua nhiều phương pháp, nhằm giúp ai quan tâm đến tranh bút sắt, hiểu sâu hơn về giá trị và vẻ đẹp trong những bức tranh
Mục đích của bản khóa luận là nhằm phân tích, tìm hiểu nguồn gốc, vẻ đẹp của tranh bút sắt Đồng thời không phải đơn thuần là chỉ nói lên cách thức thể hiện hay
Trang 5cảm nhận riêng vè một tác phẩm bút sắt, mà còn nói lên rằng: kỹ thuật cơ bản về chất liệu bút sắt để phục vụ cho việc vẽ ký họa hay phác thảo ý đồ sáng tác.
I.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài, giúp tôi hiểu rõ sâu hơn về đương nét, mảng khối trong tranh bút sắt, nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp của tranh bút sắt Qua đây tôi cũng hi vọng nhiều sinh viên và những người quan tâm tìm hiểu sâu hơn về dòng tranh này
I.6. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề, nắm rõ đối tượng và mục đích yêu cầu của đề tài Tổng hợp, phân tích những tư liệu liên quan Tham khảo ý kiến của thầy cô, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Phân tích được nét tiêu biểu, nêu bật được ý nghĩa của đề tài, cùng với kinh nghiệm của bản than trong quá trình học tập rèn luyện ở trường Kết hợp với kinh nghiệm và tác phẩm của bản than nhằm tạo ra một kết quả nghiên cứu mang tiếng nói riêng
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận và vấn đề nghiên cứu
II.1.1. Vài nét khái quát về nghệ thuật đồ họa
II.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ và nghệ thuật đồ họa
Trang 6Nghệ thuật đồ họa là thể loại vẽ gián tiếp thông qua in ấn Người họa sĩ khi sáng tác tranh đồ họa cần có khả năng nhất định trên một chất liệu cụ thể Các họa sĩ đã trải qua một quá trình tìm tòi, nghiên cứu và chọn cho mình một phương pháp biểu đạt riêng Đồ họa có nhiều thể loại như: Khắc gỗ, in khắc kim loại, in lụa, in đá, khắc cao su, in thạch cao, in tổng hợp,… về sau này trải qua thời gian và nghiên cứu các họa sĩ đã tìm ra nhiều cách thể hiện độc đáo thong qua nhiều kỹ thuật in ấn khác nhau.
II.1.1.2. Các thể loại đồ họa
Đồ họa theo tiếng Hi Lạp là “Graphic” – có nghĩa là viết vẽ - Nghệ thuật dung đường nét thể hiện
Dựa vào tính chất, nội dung và nghệ thuật thể hiện thì đồ họa được chia làm hai thể loại:
Đồ họa tạo hình gồm có đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát (là trang in đồ họa được họa sĩ sáng tác)
Đồ họa ứng dụng (trong đó có Design, đồ họa công nghiệp)
II.1.1.3. Quá trình phát triển của đồ họa
Từ một vài nghìn năm về trước con người đã biết sử dụng các kỹ thuật in loát trên đá
Ở vùng Lưỡng Hà cổ đại có những con dấu, trục bằng đá khắc hình lăn tròn
Ở La Mã cổ đại cũng có những con dấu tròn để in các chữ kí hiệu và h́nh vẽ.Vào thế kỷ XIV, ở phương Đông đã xuất hiện kỹ thuật khắc in trên các lá bài.Cũng từ thế kỷ XIV đã xuất hiện những bản khắc in các bức tranh cỡ nhỏ đầu tiên theo kỷ thuật khắc trên gỗ và in trên giấy
II.1.2. Khái niệm đường nét, chấm, mảng
Theo các nhà khoa học thì đường nét là tập hợp các điểm hay là quỹ đạo của các điểm di chuyển trong không gian
Trang 7Nét và chấm đơn vị nhỏ nhất, nếu tập hợp lại thì có khả năng diễn tả được hình
khối đậm, nhạt và các cảm giác về màu sắc của vật thể trong không gian” (giáo trình
đồ họa trường mỹ thuật Hà Nội, trang 10).
Hay theo Nguyễn Quân “khối mảng là một khái niệm vật lý nói lên sự chiếm
chỗ trong không gian” (Tiếng nói của hình và sắc – Nguyễn Quân, trang 28).
Nét sinh ra trước hết do sự chuyển động của một điểm trên một không gian bất
kỳ, con người đã trừu tượng hóa mọi vật nhìn thấy trên một mặt phẳng Trên mặt phẳng này không có trước sau, nó chỉ hai chiều ngang dọc, vậy không gian xa dần,trước sau, to nhỏ chỉ có thể nhận biết được nhờ ranh giới của chúng với nền và các vật khác nhau Việc đó thể hiện bằng nét, nét và điểm có quan hệ khăng khít và hữu cơ với nhau trong nghệ thuật đồ họa, bởi chúng có thể chuyển hóa bổ sung cho nhau
Nét và điểm có thể biểu hiện hầu hết mọi nhận thức của con mắt, nó cho ta cảm nhận được khối, biết được độ rắn, nhám, hay xốp, cảm giác về tối, sang,….với khả năng diễn tả chất của nét và chấm trên mặt phẳng, nghệ thuật đồ họa có thể diễn tả mọi trạng thái của hình tượng sự vật như môn nghệ thuật độc lập và tạo ra nhiều liên tưởng Việc sử dụng nét và chấm tạo nên mật độ của các hình, khối chính là yếu tố quan trọng trong tác phẩm, đồng thời cũng phô diễn các trạng thái tâm hồn, suy tư và cảm xúc của người vẽ
II.1.3. Tranh bút sắt
*Sơ lược về tranh bút sắt
Trong dòng chảy hội họa, tranh bút sắt là một nhánh nghệ thuật nổi bật về “tốc độ”, nói cách khác, người nghệ sĩ sử dụng chất liệu này không mất nhiều thời gian để cho ra đời một tác phẩm, đặc biệt nếu đó là phong cách ký họa
Không chỉ “tốc độ” mà chất liệu bút sắt còn đòi hỏi người vẽ rất nhiều tố chất, một khi đã quyết tâm vẽ thì không thể nhấc bút lên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện Tranh bút sắt chỉ có thể vẽ một lần, không thể vẽ thêm, càng không thể sao chép!
Trang 8Nhìn thoáng qua, người thưởng ngoạn tranh bút sắt thường chỉ nhận ra vẻ đẹp mềm mại, giản dị và tình cảm, ít ai biết rằng đây là dòng tranh tiềm ẩn một cá tính khá mạnh mẽ và quyết liệt Chính vì thế mà tranh bút sắt luôn là một thách thức lớn đối với giới họa sĩ Có người vẽ tốt tranh sơn dầu, làm tranh sơn mài cũng rất chắc tay, thậm chí có thể “trổ tài” ở nhiều mảng hội họa nhưng lại “bó tay” trước bút sắt, đặc biệt là những họa sĩ mới vào nghề Đơn giản là vì tranh bút sắt không có khái niệm tẩy xóa, đặt nét nào phải “chắc” nét ấy, người trong giới còn nói vui, vẽ bút sắt
là tạo nên những nét bút “định mệnh”
Đối với các thế hệ sinh viên trường mỹ thuật, ký họa bút sắt không phải môn học “dễ nhằn” Có người vẽ bút sắt lâu năm nhưng chỉ dừng lại ở mức độ ký họa ghi chép chứ chưa thuyết phục người xem ở góc độ nghệ thuật Bởi ngoài việc thực hiện đúng thao tác, tranh bút sắt là một thể loại có những đặc tính riêng đòi hỏi họa sĩ phải
vẽ nhiều, vẽ liên tục mới mong làm chủ được ngòi bút Phải diệu nghệ lắm trong kỹ thuật sử dụng nét để gợi hình, gợi bóng, gợi màu Có chi tiết tả kỹ, lại có chi tiết chỉ cần gợi thoáng như buông thả, như bâng quơ thảng thốt mà vẫn làm bật lên được cái hồn cốt của bức tranh, hay nói cách khác tuy chỉ là “đôi nét” thôi nhưng phải làm nổi bật được tính đặc trưng hay khái quát của ý tưởng chủ đề Chính vì vậy mà những họa sĩ chinh phục được chất liệu bút sắt không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít.Cánh cửa giao thoa nghệ thuật giữa Việt Nam với thế giới ngày càng rộng mở, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tranh bút sắt nói riêng, hội họa Việt nói chung Trước vô vàn kỹ thuật mới được ứng dụng trong hội họa, giới họa sĩ trẻ đang chấp chới với nhiều phong cách vẽ bút sắt, đặc biệt là lối vẽ phương Tây Cuối cùng, họ chọn cách nhanh gọn nhất Bây giờ, việc tạo nên một bức tranh bút sắt không còn là thách thức nữa Chỉ cần chuẩn bị mực Ấn Độ, là loại mực không thấm nước để sau khi đi bút sắt có thể lên màu nước, tiếp đó là bút sắt, bút lông, màu nước, bút chì và giấy
Đầu tiên, người thực hiện sẽ dùng một tấm ảnh có sẵn, sau đó chọn một góc ưng
ý nhất rồi cắt nó ra, tiếp đó là thao tác vẽ lại bằng nét chì rồi mới lên mực, cuối cùng
là diễn tả chi tiết Với “công nghệ” nhanh gọn này, bất kỳ ai cũng dễ dàng tạo nên
Trang 9những bức tranh bút sắt chính xác đến từng chi tiết, trong quá trình vẽ cũng không lo đến việc bị “đứt đoạn” hay phải nhấc bút giữa chừng Một cách “siêu tốc” khác chính
là chụp ảnh, sau đó “đồ lại” bằng phần mềm photoshop rồi in ra giấy, cuối cùng mới
là thao tác “đánh lừa” con mắt người xem bằng những nét bút thật “đè” trên mực in
* Định nghĩa: Vẽ với công cụ là bút vẽ có đầu ngòi bằng kim loại, dùng với
mực đen
* Mục đích của việc học vẽ bút sắt: Giúp sinh viên kiến trúc nắm được
những kỹ thuật cơ bản về chất liệu bút sắt để phục vụ cho việc vẽ ký họa hay phác thảo ý đồ sáng tác kiến trúc sau này
* Các loại bút và mực vẽ:
* Ngòi bút vẽ:
Bút máy: Loại bút này rẻ, tiện lợi, có thể mô tả kiến trúc tốt, nét đều
Bút máy ký họa: Đầu ngòi bút được cắt chéo, cũng có loại đầu ngòi bút cấu tạo hạt tròn, có thể biểu hiện được nhiều cách vẽ khác nhau
Bút kim: Có thể thay đầu bút có các số khác nhau, thích hợp với việc gia công hoặc chỉnh lý các bản vẽ ký hoạ, tuy nhiên dễ bị hỏng
* Mực vẽ:
Mực màu đen, ở dạng lỏng và được chứa trong các lọ, bình Loại mực này có bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên người vẽ nên chọn loại không có đóng cặn để tránh trường hợp tắt hay nhanh khô mực thường rất hay gặp phải
Trang 10Tuy cách diễn đạt bằng bút sắt là rất phong phú nhưng cũng cần nên tuân thủ theo những bước cơ bản sau:
Chọn cảnh, chọn góc độ vẽ, chọn bố cục mà ta cho là đẹp nhất rồi phân tích, nhận xét, so sánh đối tượng vẽ từ các góc khác nhau, mục đích để thức tỉnh trong mình linh cảm thể hiện, tìm tòi ngôn từ sáng tạo, từ đó phương pháp vẽ
sẽ được nảy sinh và sau đó mới theo cách nghĩ của người vẽ để bắt đầu vẽ
Phác sơ bộ tổng thể hình, vẽ tổng quát những nét chính của hình, vì vậy khi phác cần vẽ nhẹ tay để dễ sửa hình nếu sai Trong khi phác hình cần kết hợp giữa đo và ước lượng, so sánh
Nếu là đặc tả, vẽ sâu thì cần kiểm tra và chỉnh hình sau khi dựng
Đi sâu khắc họa, tìm ra một cách thể hiện thích hợp cho mình về ánh sáng, bóng
đổ, sáng tối Cụ thể là tìm những mảng tối, lớn vẽ trước và nhìn tương quan chung để chỉnh lý, tăng độ đậm dần lên
Khi độ đậm nhạt đã có độ chuyển thích hợp, hài hoà thì nhấn mạnh thêm cho phần trọng tâm, những vị trí gần và làm mờ đi những vị trí ở xa để tạo chiều sâu của không gian Muốn hướng sự chú ý của người xem vào phần trọng tâm thì cần xử lý đen trắng tương phản mãnh liệt
Đối với người vẽ mới tiếp xúc với chất liệu bút sắt hoặc phần dựng hình chưa được vững vàng, thì nên dựng hình khái quát bằng chì trước rồi sau đó mới dùng đến bút sắt để tô bóng
2.1.4. Họa sỹ và tác phẩm
Không ít họa sỹ nổi tiếng về tranh bút sắt như: Tô Ngọc Vân, Lê Mai, Tôn Đức Lượng, Bửu Chỉ, Tô Trần Bích Thúy, Nguyễn Hải Chí,… Mỗi họa sỹ với một ngòi bút riêng, mỗi phong cách, mang đậm bản chất riêng của mình, nhưng điểm chung đều hướng về tranh bút sắt Nhiều họa sỹ đã rất thành công và để lại nhiều tác phẩm
để đời trong làn tranh này
Trang 11Hình 1 Tác phẩm: Giao ca.
Tác giả: Tôn Đức Lượng
Các bức ký họa được vẽ theo lối tả chân, từ viễn cảnh tới cận cảnh đều được họa sỹ
vẽ rất cụ thể, rõ ràng Vì vậy, khi xem các bức ký họa được trình bày theo trật tự thời gian và không gian (bộ ký họa tại mỏ than Cổ Kênh, huyện Chí Linh Hải Dương năm 1967; bộ ký họa Thanh niên xung phong Hà Tĩnh chống Mỹ cứu nước 1970 - 1071; bộ
ký khu kinh tế thanh niên năm 1971 - 1972) sẽ dễ dàng nắm được bối cảnh lịch sử của dân tộc ta thời kỳ bấy giờ
Bên cạnh họa sỹ Tôn Đức Lượng, còn có nhiều họa sỹ nổi tiếng khác, mà ở đây tôi muốn nói đến họa sỹ Lê Mai
Tranh bút sắt là một thể loại có những đặc tính riêng đòi hỏi họa sĩ phải vẽ nhiều, vẽ liên tục mới mong làm chủ được ngòi bút Phải diệu nghệ lắm trong kỹ thuật sử dụng nét để gợi hình, gợi bóng, gợi màu Có chi tiết tả kỹ, lại có chi tiết chỉ cần gợi thoáng như buông thả, như bâng quơ thảng thốt mà vẫn nêu được tính đặc trưng hay khái quát của ý tưởng chủ đề
Trang 12Lê Mai có nhiều tranh bút sắt đẹp: 'Sân kho hợp tác những năm 60', 'Tuổi thơ tôi trong mùa lũ', 'Chiếc xe công nông mùa gặt', 'Chiều trên đồng Quảng Lợi', 'Cầu cọ bắc qua vườn cọ', 'Biển Sầm Sơn' Ấy là những bức tranh ít nét nhiều tình, giản đơn
mà khúc triết, mà thức dậy trong ta những đồng cảm đến bất ngờ Ở mảng tranh vẽ về người lính và chiến trận, cũng có nhiều tác phẩm níu giữ cái nhìn người xem như: 'Bộ đội thông tin', 'Bộ đội xăng dầu', 'Lợp nhà giúp dân' hay 'Ðánh chiếm thành Quảng Trị năm 1972' đầy tính hoành tráng, vẫy gọi người xem ngược về thời gian quá khứ,
hy sinh và máu lửa, cũng là một thời những giá trị nhân văn va đập và sáng ngời lên hơn bao giờ hết
Bút sắt của Lê Mai có vẻ khoáng hoạt hơn trong những đề tài mang đậm tố chất trữ tình, hóm hỉnh, nhất là khi ông vẽ về phong cảnh nông thôn quê ông hay tất thảy những vùng đất mà ông từng đến Những cây cầu ao cầu khỉ, bến nước cổng làng
Mô típ cây rơm như hình tượng người nông dân lầm lũi nắng mưa, cứ láy đi láy lại trong nhiều tác phẩm như một hợp âm chủ đạo trong âm nhạc, gợi về nỗi nhớ người xem tình quê kiểng thắm đằm Ðứng trước những tác phẩm được vẽ bằng bút sắt của ông, những nét bút khi rành mạch, gân guốc đến quyết liệt, khi uyển chuyển mộng
mơ đến mềm lòng, tôi cứ nghĩ mãi về hình bóng đôi tay nghệ sĩ đàn bầu, đang buông bắt cần đàn, mải mê lắng tìm một thanh âm ngọt lịm
Lê Mai là một họa sĩ trưởng thành từ những công việc của người lính tuyên truyền Những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã biến ông thành thương tật, nhưng cũng cho ông nghị lực phi thường để vượt qua bao eo sèo, vặt vãnh của cuộc sống người lính trở
về sau cuộc chiến Bởi vậy, những tác phẩm của ông, đặc biệt là tranh vẽ bằng bút sắt, phản ánh rất rõ hiện thực từ cái nhìn nồng hậu và thiết tha trách nhiệm trước cuộc đời, khi nồng nàn chan chứa, khi hài hước dí dỏm Tình yêu quê hương, tình yêu nông thôn luôn là đề tài chính, đề tài gan ruột trong toàn bộ sáng tác của người họa sĩ thương binh này
Trang 13Hình 2 Tác phẩm: Bộ đội đường ống xăng dầu.
Tác giả: Lê Mai
Hay là họa sỹ Bửu Chỉ, hiến dâng trọn đời cho hội họa như một thứ nghiệp chướng và như một cách thế chọn lựa để tồn tại hiện hữu giữa cõi Đời, cũng là một cách thế để suy tưởng, phát biểu với nó bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt của đường nét, màu sắc, và cũng để có thể mưu sinh, sống độc lập, tự tạo để bảo vệ quyền tự do sáng tác của mình trước các nhãn quan hẹp hòi về nghệ thuật Đam mê và miệt mài mãnh liệt, sống chết để vẽ và vẽ trong cô đơn như một gã tù khổ sai đi tìm vẻ đẹp vĩnh hằng: Thế giới tranh của Bửu Chỉ (gần 300 bức tranh sơn dầu chưa kể hàng trăm bức bút sắt, mực đen như anh đã tổng kết với tôi vào tháng Năm 10 năm trước đây)
đa dạng và độc đáo, u ám và rực rỡ Đôi khi yên bình và thanh thản như một lời kêu gọi bằng an, đôi khi kinh khủng như một cơn ác mộng, đôi khi lại có vẻ như giễu cợt
về trò chơi lớn của cuộc đời (trong các tranh “Mặt nạ” và “Xiếc”) Đôi khi bị hút vào vực thẳm của những ám ảnh về thời gian qua mau và hủy diệt sự tồn tại của kiếp người Đôi khi như một nỗi khát vọng đơn đau, bất lực Đôi khi như một tiếng kêu thảng thốt về tấn bi kịch của con người: về nỗi buồn và quyền được hy vọng của nó
Trang 14Thế giới tranh Bửu Chỉ đẹp ở chính vẻ độc đáo của cách thể hiện các hình thể, hình tượng rất riêng mà chính anh chiêm nghiệm, khám phá ra
Phong cách ông có ưu thế sử dụng các mảng, khối, vệt màu nặng, dầy Có lẽ kỹ thuật sử dụng màu này của Cézanne đã đi vào vô thức sáng tạo của anh từ thời trẻ
Do đó, tranh của anh không có vẻ đẹp lung linh bằng nghệ thuật “chấm điểm” (pointillisme) sử dụng gam xanh lơ chủ đạo của Hoàng Đăng Nhuận, hoặc vẻ đẹp mơ màng sương khói kiểu Chagall với các vết màu thoáng, mỏng, nhẹ và các hình thể thanh thoát, mờ ảo của tranh Đinh Cường, là những họa sĩ thường cùng triển lãm với ông Nhưng tranh ông có vẻ đẹp khác, vẻ đẹp rực rỡ của sắc màu và hình thể đập mạnh đầy chất suy tưởng triết lý, linh giác, ấm tượng mà lại rất nên thơ
Hình 3 Tác phẩm: Ta phải thấy Mặt trời Tác giả: Bửu Chỉ
Những tác phẩm về sử dụng kỹ thuật bút sắt không chỉ nổi tiếng ở các tác phẩm nước ngoài, mà còn biết đến ở Việt Nam, với nhiều tên tuổi, những thế hệ họa sỹ tiếp bước nhau Cách vẽ bút sắt rất linh hoạt, mỗi người có một cách riêng để thể hiện, song thông thường khi thể hiện các độ đậm nhạt người ta hay dùng nét đan để tránh
bị bết như: đan ô vuông, đan quả trám, đan mắt cáo Nhưng vì tính chất đường nét
Trang 15của bút sắt là rõ ràng, đều và đậm nên dễ tạo sợ tương phản mãnh liệt giữa màu đen của mực và trắng của giấy vẽ
Trong hình 3: Tranh bút sắt “Ta phải thấy Mặt trời” của họa sỹ Bửu Chỉ, cũng được xem là bức tranh tiêu biểu trong dòng tranh này của họa sỹ Bửu Chỉ Đường nét trong tranh thể hiện khéo léo, dày mỏng, nhấn thả dứt khoát Đặc biệt nét đen không chỉ đơn thuần là bản định hình nữa mà nó còn là gam màu chính, chủ đạo của bức tranh Đường nét và mảng khối mang tính tạo hình cao, nắm bắt đặc trưng cơ bản của đối tượng Cả không gian được thể hiện gân màu tối làm nổi bật hình ảnh và ý nghĩa
mà tác giả muốn nói Qua những đường nét trong mảng tác giả đã đưa tới xúc cảm mãnh liệt, thêm vào đó là không gian mù mịt tối tăm, khiến người xem phải suy nghĩ.Trong tác phẩm ở hình 4, với đường đen đậm, dứt khoát, với mong muốn phá tan giềng xích đang đè nặng lên họ, phá tan những giềng xích đang bó buộc ở tay họ Với nét đen, đậm, dứt khoát cho thấy ý chí mãnh liệt của họ, phải dứng dậy đấu
tranh, đó như một khẩu hiệu “Ta phải thấy Mặt trời”, phải thấy Mặt trời, phải đấu
tranh giành tự do, đòi lại quyền lợi của chính mình Hướng về Mặt trời, hướng về tự do
Hơn nữa ở phương tây, tranh bút sắt cũng được khẳng định, phát triển với những họa sỹ, mà họa sỹ tôi muốn nhắc đến họa sỹ Vicent Van Gogh
Những tác phẩm kinh điển của Vicent Van Gogh trong thời gian ở trại này là: Đêm đầy sao (Starry Night), với đặc trưng là những vòng xoắn ốc (Trước đó ông cũng có 1 tác phẩm là Starry Night in Rhome)
Sau khi vẽ bức Starry Night, van Gogh tự nhận là bức tranh này thiếu thực tế và
vẽ lại một bản bằng bút sắt
Trang 16Hình 4 Tác phẩm: Starry Night bằng bút sắt Tác giả: Vicent Van Gogh
Ngoài ra, bên cạnh đó vẫn trong có nhiều họa sỹ với những tác phẩm như:
Hình 5 Tác phẩm: “Một góc hồ Ba Bể”
Tác giả: họa sỹ Phùng Minh Hiệu