1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG DU LỊCH SINH THÁI

16 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 205 KB

Nội dung

Dưới đây là các loại hình quản lý khu bảo vệ và mối liên quan của nó với hoạt động du lịch Bảng 1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ IUCN, 1994 Loại/Định nghĩa Mô tả Loại I Khu thiên nhiê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH HỌC _

ĐỀ CƯƠNG

DU LỊCH SINH THÁI

Hà Nội, 7/2007

Trang 2

DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

1 Vai trò của du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các khu bảo tồn thiên nhiên Các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài cũng như du khách địa phương Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn có mang đến những lợi ích cho các cộng địa phương và các khu bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tạo ra lợi những nguồn lợi Tuy nhiên, du lịch sinh thái cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi của các khu bảo tồn thiên nhiên bằng cách hủy hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang

dã, tác động đến chất lượng nước và đe dọa cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hóa địa phương Thêm vào đó, du lịch sinh thái có thể bị “rò rỉ” khi lợi tức từ du lịch rơi vào túi các nhà quản lý, điều hành du lịch bên ngoài khu vực Và kết quả là du lịch sinh thái có thể phá hủy rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào Ngược lại, du lịch sinh thái nếu được lập kế hoạch một cách cẩn trọng sẽ mang đến những lợi ích cho các khu bảo tồn thiên, cộng đồng địa phương và các bên tham gia Quản lý du sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên do vậy phải được lồng ghép vào quản lý lãnh thổ, quản lý động thực vật hoang dã, khôi phục những loài bị đe dọa hay hoạt động giáo dục môi trường

Dưới đây là các loại hình quản lý khu bảo vệ và mối liên quan của nó với hoạt động du lịch

Bảng 1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994) Loại/Định nghĩa Mô tả

Loại I

Khu thiên nhiên và khu động vật hoang dại được bảo vệ nghiêm ngặt: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích khoa học và bảo vệ động vật hoang dã

Loại Ia Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Là khu vực bảo tồn được quản

lý chủ yếu vì mục đích khoa học

Định nghĩa

Là những khu đất hay biển có những hệ sinh thái, những đặc điểm địa chất – sinh lý và những loài nổi bật và mang tính đại diện, chủ yếu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và kiểm soát môi trường

Loại Ib Khu động vật hoang dã: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu bảo vệ và

phục hồi các loài động vật hoang dã

Định nghĩa

Là khu đất liền hay biển chưa hề hoặc rất ít có sự can thiệp của con người, vẫn còn giữ được những ảnh hưởng và đặc điểm của tự nhiên, không có cư dân sinh sống, được bảo vệ và quản lý nhằm duy trì điều kiện tự nhiên

Trang 3

Loại/Định nghĩa Mô tả

Loại II Vườn Quốc gia: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu vì mục đích giải trí

và bảo vệ hệ sinh thái

Định nghĩa

Là khu đất hay biển tự nhiên được thiết lập để (a) bảo vệ tính toàn vẹn của một hoặc nhiều hệ sinh thái vì lợi ích của các thế hệ hiện tại

và tương lai, (b) loại trừ việc khai thác hoặc chiếm đóng không có lợi cho những mục tiêu và khu bảo vệ nhằm đạt được, và (c) tạo cơ sở cho các hoạt động khoa học, giáo dục, tham quan giải trí, tất cả những hoạt động này cần phải phù hợp về mặt môi trường cũng như văn hóa

Loại III Khu kỷ niệm tự nhiên: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mụcđích lưu giữ những đặc điểm thiên nhiên nhất định.

Định nghĩa

Là khu vực chứa đựng một hoặc nhiều đặc điểm văn hóa hay tự nhiên

có giá trị nổi bật và độc nhất hiếm có trên thế giới, mang ý nghĩa văn hóa hoặc giá trị thẩm mỹ

Loại IV

Khu vực quản lý môi trường sống và một số loài: Khu bảo vệ trong

đó thiên nhiên được bảo tồn chủ yếu thông qua sự can thiệp bằng các biện pháp quản lý

Định nghĩa Là khu đất hay biển đối tượng của sự quản lý và can thiệp tích cựccủa con người để đảm bảo duy trì môi trường sống và đáp ứng những

yêu cầu của một số loài nhất định

Loại V Khu phong cảnh: Khu được bảo vệ chủ yếu vì mục đích bảo vệ cảnh

quan trời và biển và phục vụ sự thưởng ngoạn của công chúng

Định nghĩa

Là khu đất có thể cận kề bên bờ và biển trong đó mối quan hệ giao lưu giữa con người và thiên nhiên theo thời gian đã tao ra một vùng đất có đặc điểm riêng biệt, có giá trị thẩm mỹ, sinh thái và/hoặc văn hóa, thường có tính đa dạng sinh học cao Việc bảo vệ tính toàn vẹn của quan hệ giao lưu truyền thống này là sống còn đối với việc bảo

vệ, duy trì và phát triển của một khu vực như vậy

Loại VI Khu bảo vệ tài nguyên quản lý: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếunhằm sử dụng một cách ổn định các hệ sinh thái tự nhiên.

Định nghĩa

Là khu vực có những hệ tự nhiên nguyên sinh, được quản lý nhằm bảo vệ và duy trì một cách lâu dài tính đa dạng sinh học trong khi vẫn cho phép khai thác một cách ổn định các sản phẩm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng

Bảng 2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý khu bảo vệ của IUCN (1994)

Bảo vệ động vật hoang dã 2 1 2 3 3 - 2 Bảo tồn sự đa dạng loài và gen (đa dạng sinh học) 1 2 1 1 1 2 1 Duy trì sự toàn vẹn môi trường 2 1 1 - 1 2 1 Bảo vệ các đặc tính văn hóa và thiên nhiên nhất định - - 2 1 3 1 3

Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên - 3 3 - 2 2 1 Duy trì các thuộc tính văn hóa/truyền thống - - - 1 2

Trang 4

Ghi chú: 1 = Mục tiêu chủ yếu; 2 = Mục tiêu thứ yếu; 3 = Mục tiêu tiềm năng; 0 = Không thể ứng dụng

Bảng 3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch với các loại khu bảo vệ của

IUCN (Lawton, 2001)

Loại khu bảo vệ

theo IUCN

Du lịch sinh thái “cứng”

(Hard ecotourism)

Du lịch sinh thái “mềm”

(Soft ecotourism)

Các loại du lịch khác

Du lịch sinh thái “cứng”=

Du lịch sinh thái “mềm” =

2 Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ

Du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ chứa đựng trong ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực Những ảnh hưởng này tương tác lẫn nhau Trách nhiệm của nhà quản lý các khu bảo

vệ là tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đã những ảnh hưởng tiêu cực Trên thực tế có rất nhiều những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các khu bảo vệ, tuy nhiên tài liệu này chỉ đề cập đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực chủ yếu

Các khu bảo vệ được thành lập chủ yếu để bảo tồn quá trình lý sinh hoặc các điều kiện như bảo tồn các loài động vật hoang dã, môi trường sống của chúng, cảnh quan thiên nhiên, và

di sản văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khách du lịch đến với các khu bảo vệ để hiểu và trân trọng, và thỏa mãn những giá trị vốn có của khu bảo vệ Quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ do đó có thể có những lợi ích, hạn chế chủ yếu sau:

2.1 Lợi ích

Bảng 4: Lợi ích của du lịch sinh thái

Lợi ích

Kinh tế Du lịch sinh thái làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại khu bảo tồn thiên nhiên

Đời sống của người dân có thể được tăng lên đáng kể nhờ du lịch sinh thái Nhờ du lịch sinh thái, các khu bảo vệ có thể thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư Chất lượng các dịch vụ công cộng của khu bảo vệ có thể tốt hơn nhờ sự đầu tư từ

du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế địa

Trang 5

Lợi ích

phương

Du lịch sinh thái tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương

Văn hóa – Xã hội

Du lịch sinh thái có thể giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng

du lịch như hệ thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu và các nhà nghỉ trong khu vực

Du lịch sinh thái có thể làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa

Du lịch sinh thái khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương

Du lịch sinh thái giúp cho việc gìn giữ văn hoá và duy trì bản sắc dân tộc của người dân địa phương

Du lịch sinh thái góp phần tăng cường sự trao đổi văn hoá giữa du khách và nhân viên khu bảo vệ và dân địa phương

Nhờ phát triển du lịch sinh thái, nhân viên khu bảo vệ và người dân địa phương có nhiều hơn các cơ hội giải trí

Môi trường

Du lịch sinh thái giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các khu bảo vệ

Du lịch sinh thái đã giúp cải thiện môi trường sinh thái ở các khu bảo vệ ở rất nhiều khía cạnh

Du lịch sinh thái giúp cải thiện diện mạo (bộ mặt) của khu bảo vệ (hợp thị giác và

có tính thẩm mỹ)

Du lịch sinh thái cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang tính lịch sử

2.2 Hạn chế

Bảng 5: Hạn chế của du lịch sinh thái Hạn chế

Kinh tế

Lợi nhuận từ du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ có thể chảy vào túi các cá nhân và

tổ chức ngoài địa phương Lợi nhuận từ du lịch sinh thái có thể chỉ làm lợi cho một số người tại địa phương Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương có thể tăng lên vì du lịch sinh thái Giá cả nhà đất ở địa phương có thể tăng lên vì du lịch sinh thái

Tính mùa vụ của du lịch sinh thái tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp

Việc phát triển du lịch tại khu bảo vệ có thể gây trở ngại cho hoạt động kiếm kế sinh nhai của người dân địa phương

Văn hóa – Xã hội Người dân địa phương và nhân viên các khu bảo vệ có thể phải chịu những thiệt

thòi vì sống trong điểm du lịch

Du lịch sinh thái có thể làm huỷ hoại văn hoá bản địa

Du lịch sinh thái kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử của du khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống

Sự gia tăng số lượng du khách có thể dẫn đến sự gia tăng mối bất hoà giữa cư dân địa phương, nhân viên khu bảo vệ và du khách

Do sự xuất hiện của khách du lịch, càng ngày càng khó có thể tìm được một không gian yên tĩnh ở quanh khu vực

Du lịch sinh thái có thể làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giải trí của người dân địa phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp

Trang 6

Hạn chế

Du lịch sinh thái có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn lậu tại các khu bảo vệ

Môi trường

Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và các phương tiện khác phục vụ du khách làm phá huỷ môi trường cảnh quan khu vực

Du lịch sinh thái có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên (bao gồm việc thu thập các tiêu bản thực, động vật, các tiêu bản đá và khảo cổ học cho hoặc bởi du khách)

Du lịch sinh thái gây ra đáng kể việc ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn và ô nhiễm đất trồng

Do hoạt động du lịch sinh thái, diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên trong khu vực bảo tồn có thể bị thu hẹp lại

Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận khu bảo vệ có thể không hài hoà với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống

3 Các chỉ dẫn nhằm tăng cường những lợi ích từ du lịch sinh thái cho các khu bảo vệ

- Đảm bảo rằng có thể đo lường về các hoạt động du lịch, quy mô, phạm vi và ảnh hưởng của chúng

- Tạo những sản phẩm và dịch vụ sẵn có cho chuyến đi của du khách (như là dịch vụ

về giải trí, lưu trú, đồ lưu niệm và ăn uống)

- Mục tiêu là chất lượng dịch vụ cao với tất cả các dịch vụ dành cho khách du lịch

- Đảm bảo rằng tất cả các thông tin và chương trình diễn giải được tạo phù hợp với nhu cầu mong đợi

- Giảm thiểu sự “chảy máu” và rò rỉ bằng cách liên kết và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ địa phương

- Cung cấp các lựa chọn về lưu trú tại điểm

- Cung cấp các lựa chọn về hoạt động giải trí tại điểm

- Khuyến khích tiêu dùng các thực phẩm được trồng tại địa phương

- Đảm bảo sự tham gia và kiểm soát của địa phương (ví dụ như cung cấp hướng dẫn viên là người địa phương)

- Đảm bảo thu nhập được chia sẻ hoặc trả trực tiếp cho người cung cấp sản phẩm, dịch vụ

- Hiểu được vai trò của khu bảo vệ đối với các hoạt động du lịch ở địa phương và đất nước

- Hiểu được vai trò kinh tế và tài chính của hoạt động du lịch sinh thái ở khu bảo vệ

- Cung cấp các cơ hội cho cộng đồng địa phương tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống của họ

- Nếu cần thiết, hỗ trợ giáo dục cộng đồng địa phương các kiến thức, kỹ năng cần thiết về du lịch

Trang 7

- Đánh giá tất cả các dịch vụ được cung cấp bởi thành phần kinh tế tư nhân để đảm bảo chất lượng các dịch vụ đó có sự tương thích với các chính sách của khu bảo vệ

- Đảm bảo rằng khu bảo vệ có nhân viên được đào tạo tham gia việc quản lý và quy hoạch du lịch sinh thái

- Thường xuyên đánh giá các chương trình du lịch để đảm bảo rằng mục tiêu của khu bảo vệ được đáp ứng

- Đảm bảo rằng các chương trình du lịch được dựa trên sự quản lý tài chính phù hợp

- Có chính sách giá cả phù hợp

4 Sự quan tâm của các bên đối với du lịch ở các khu bảo vệ

Bảng 6: Sự quan tâm của các bên đối với du lịch ở các khu bảo vệ

Xã hội và các

cộng đồng địa

phương nói chung

Phân phối lại thu nhập Cung cấp cơ hội kinh doanh có lợi cho địa phương từ nguồn tài nguyên địa phương

Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống Thu hút ngoại tệ

Giúp phát triển địa phương Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên Khôi phục và duy trì bản sắc văn hóa

Cung cấp cơ hội giáo dục cho các thành viên cộng đồng

Mở rộng sự hiểu biết, trân trọng và cảm thông có tính toàn cầu Tạo việc làm và thu nhập

Tăng cường sự tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống và môi trường địa phương

Giúp có những dịch vụ công tốt

Đối với các nhà

quản lý/chuyên

gia ở các khu bảo

tồn

Thúc đẩy việc bảo vệ Khuyến khích sự tôn trọng di sản thiên nhiên Tạo thu nhập (tạo nguồn lợi nhuận hoặc giảm thiểu chi phí hoạt động) Tạo thu nhập và việc làm

Có điều kiện học hỏi từ việc giao tiếp với khách du lịch Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương Phát triển hoạt động kinh tế bền vững lâu dài Quản lý sự khai thác nguồn tài nguyên Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học Tạo ra những trải nghiệm tích cực

Khuyến khích sự viếng thăm lần 2 của du khách…

Các nhà điều

hành du lịch

Hoạt động mang lại lợi nhuận Đáp ứng nhu cầu thị trường Xác định những thị trường mục tiêu Phát triển những thị trường mục tiêu Khai thác lợi thế thị trường

Phát triển những sản phẩm cho thị trường mục tiêu Cung cấp ra thị trường những sản phẩm

Ủng hộ khách du lịch và hộ trợ họ hiểu biết về nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 8

Nhóm Các động cơ

Khách du lịch

Tăng cường sự trải nghiệm của bản thân, bao gồm:

Những mục tiêu liên quan đến nhận thức (ví dụ, học tập về thiên nhiên hoang dã)

Tinh thần (ví dụ, đạt được sự thoải mái về tinh thần) Đạt được những ích lợi về sức khỏe

Tham gia vào sự trải nghiệm xã hội Tiêu dùng thời gian hữu ích với bạn bè, đồng nghiệp Gặp gỡ với những người có cùng sở thích

Team building

Cố kết mối quan hệ gia đình Cung cấp cơ hội cho tìm hiểu bạn đời Xác nhận lại những giá trị văn hóa Thúc đẩy bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên

5 Các công cụ để quản lý du khách tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Có thể nói có 4 cách tiếp cận chiến lược có thể được sử dụng để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của khách du lịch đến các khu bảo tồn

1 Quản lý cung du lịch hoặc những cơ hội của du khách, chẳng hạn như tăng không

gian sử dụng sẵn có hoặc thời gian sử dụng sẵn có để tăng sự sử dụng

2 Quản lý cầu của sự thăm quan du lịch, chẳng hạn như thông qua việc hạn chế thời

gian lưu trú, số lượng khách thăm quan, hoặc loại khách sử dụng

3 Quản lý nguồn tài nguyên có thể sử dụng, chẳng hạn như thông qua việc tăng

cường các địa điểm du lịch, phát triển các tiện nghi

4 Quản lý những tác động từ sự sử dụng, chẳng hạn như giảm thiểu những tác động

tiêu cực từ sự sử dụng bằng cách giảm nhẹ sự sử dụng, phân tán hoặc tập trung sự

sử dụng

Bảng 7: Các chiến lược và phương thức quản lý mức độ sử dụng cao ở các khu bảo vệ

Giảm thiểu sự sử dụng

trong toàn bộ khu bảo

vệ

1 Hạn chế số lượng khách trong toàn bộ khu bảo vệ

2 Hạn chế số ngày lưu trú

3 Khuyến khích sử dụng các khu vực khác

4 Yêu cầu có các kỹ năng và/hoặc trang thiết bị

5 Tăng phí sử dụng

6. Làm cho việc tiếp cận khó hơn tới các khu vực hoang dã

Giảm thiểu sự sử dụng

ở khu vực có vấn đề 1 Thông báo về khu vực có vấn đề và các khu vực thay thế2 Can ngăn hoặc nghiêm cấm sự sử dụng tại các khu vực

có vấn đề

3 Hạn chế số lượng khách tập trung ở các khu vực có vấn đề

Trang 9

Chiến lược Kỹ thuật và phương thức quản lý

4 Khuyến khích/yêu cầu hạn chế lưu trú ở các khu vực có vấn đề

5 Làm cho việc tiếp cận khó hơn tới khu vực có vấn đề

6 Giảm thiểu các tiện nghi/những yếu tố hấp dẫn của khu vực có vấn đề, cải thiện các tiện nghi/yếu tố hấp dẫn ở các khu vực thay thế

7 Khuyến khích các chuyến lữ hành không theo đường mòn

8 Thiết lập các đòi hỏi về kỹ năng/trang thiết bị khác nhau

9 Đưa ra các mức phí sử dụng khác nhau

Giảm bớt địa điểm sử

dụng trong các khu

vực có vấn đề

1 Can ngăn/nghiêm cấm việc cắm trại, sử dụng động cơ xe

2 Khuyến khích/cho phép việc cắm trại, sử dụng động cơ

xe ở một số điểm nhất định

3 Thiết lập các trang thiết bị ở các địa điểm có tính lâu bền

4 Tập trung sự sử dụng thông qua kiểu cách thiết kế và kênh thông tin

5 Không khuyến khích/nghiêm cấm các chuyến lữ hành ngoài đường mòn

6 Cách ly các loại du khách khác nhau

Giảm thiểu thời gian

sử dụng

1 Khuyến khích sử dụng ngoài mùa cao điểm

2 Không khuyến khích/nghiêm cấm sử dụng khi các tác động tiềm ẩn ở mức cao

3 Tăng phí sử dụng vào mùa cao điểm hoặc khi các tác động tiềm ẩn ở mức cao

Giảm thiểu loại sử

dụng và hành vi của du

khách

1 Nghiêm cấm sự phá hủy trang thiết bị

2 Khuyến khích việc ứng xử thân thiện với môi trường

3 Nghiêm cấm buôn bán động, thực vật

4 Nghiêm cấm các hoạt động về đêm làm ảnh hưởng tới động, thực vật

Giảm bớt mong đợi

của du khách

1 Thông báo cho du khách về việc ứng xử thân thiện với thiên nhiên hoang dã trong khu bảo vệ

2. Thông báo cho du khách về các điều có thể, không thể, nên, không nên thực hiện trong khu bảo vệ

Tăng sức đề kháng của

tài nguyên 1 Bảo vệ nguồn tài nguyên tránh khỏi sự tác động2 Củng cố nguồn tài nguyên

Duy trì/phục hồi nguồn

tài nguyên 1 Loại bỏ các vấn đề2 Duy trì/phục hồi các địa điểm bị ảnh hưởng

Một số công cụ chính để quản lý sự sử dụng của du khách ở các khu bảo vệ:

5.1 Hạn chế mức độ sử dụng theo thời gian hoặc theo mùa

Định nghĩa: Là sự hạn chế trực tiếp số lượng người vào thăm quan ở các khu bảo tồn

Ví dụ:

- Khi các bãi cắm trại đã chật, không cho phép thêm số người vào cắm trại

Trang 10

- Hạn chế số ngày sử dụng của du khách, nhà quản lý có thể hạn chế kích cỡ của bãi

đỗ xe, và

- Nếu ở những nơi phương tiện giao thông công cộng là phương tiện duy nhất để tiếp cận khu bảo vệ, hạn chế số lượng phương tiện, kích cỡ phương tiện và tần suất sử dụng của phương tiện

5.2 Hạn chế về kích cỡ nhóm du khách

Định nghĩa: Là hạn chế tối đa số lượng người trong một nhóm du khách đi du lịch cùng nhau

Ví dụ:

- Hạn chế số lượng người trong nhóm có thể cắm trại

- Hạn chế số lượng người trong nhóm du khách có thể lặn và xem san hô ở biển

5.3 Đăng ký sử dụng trước

Định nghĩa: Đăng ký sử dụng trước (thông qua hệ thống đăng ký, đặt chỗ trước) cho phép khách du lịch, nhóm khách du lịch có thể đăng ký trước việc sử dụng các dịch vụ ở khu bảo tồn, nó giống như việc đặt chỗ trước của hàng khách đi máy bay

Ví dụ:

- Đăng ký trước chỗ cắm trại

- Đăng ký trước việc vào thăm trung tâm cứu hộ linh trưởng

5.4 Đóng cửa khu bảo vệ

Định nghĩa: Đóng cửa khu bảo vệ bao gồm việc đóng tất, hoặc một số phần trong khu bảo vệ

Ví dụ:

- Cấm hoạt động cắm trại ở khu vực được thiết kế trong vườn quốc gia

- Đóng cửa tất cả các dịch vụ giải trí trong một khu vực trong một thời gian

5.5 Cấm việc sử dụng lửa

Định nghĩa: Cấm việc sử dụng lửa nhằm giảm thiểu những hiệu ứng sinh học từ lửa

Ví dụ:

Ngày đăng: 10/04/2016, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w