1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÓM tắt TRIẾT học CHÍNH TRỊ

5 271 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 25,86 KB

Nội dung

- Thời cận đại phương Tây, tư tưởng chính trị của Gi.Lốccơ: Thứ nhất là về pháp quyền tự nhiên, thứ hai là về nguồn gốc và bản chất của quyền lực chính trị với nhà nước, thứ ba là sự ph

Trang 1

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

I. Khái quát các quan điểm về chính trị trong lịch sử triết học

1. Khái quát các quan điểm về chính trị trong lịch sử triết học ngoài mácxít

a. Khái quát các quan điểm về chính trị trong lịch sử triết học trước Mác

- Khổng Tử chủ trương đức trị, coi chính trị là cai trị một cách chính đáng, thẳng

thắn, ngay thẳng

- Lão tử (Đạo gia) chủ trương vô vi trị, coi chính trị là phép trị nước bằng đạo vô vi.

- Hàn Phi (Pháp gia) chủ trương pháp trị, cho rằng chính trị là cai trị dân bằng pháp

luật

- Đêmôcrít quan niệm chính trị là điều hành, quản lí xã hội dựa trên trí tuệ và hiểu

biết

- Platôn coi chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao.

- Theo Arixtốt, chính trị là khoa học lãnh đạo con người, là khoa học kiến tạo – làm

chủ xã hội dành cho mọi công dân

- Ở phương Tây, đầu thời trung cổ, Augustinô cho rằng chính trị là làm cho sự công

bằng được ngự trị

- Vào thời Phục Hưng, Machiavelli đưa ra quan niệm phi đạo đức về chính trị:

Chính trị không có nền tảng đạo đức nào cả mà ở đó chỉ có sự xử sự khác nhau giữa việc sử dụng quyền lực hợp hay bất hợp pháp mà thôi

- Thời cận đại phương Tây, tư tưởng chính trị của Gi.Lốccơ: Thứ nhất là về pháp

quyền tự nhiên, thứ hai là về nguồn gốc và bản chất của quyền lực chính trị với nhà nước, thứ ba là sự phân chia quyền lực nhà nước và thứ tư là thể chế quân chủ chuyên chế, ủng hộ quân chủ lập hiến

b. Khái quát các quan niệm về chính trị trong triết học đương đại

- Max Weber xem chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực.

- David Easton cho rằng chính trị là sự phân phối có thẩm quyền các giá trị.

- Mernard Crick xem chính trị là sự dung hòa các đòi hỏi chính đáng về sự phân

phối hàng hóa và các dịch vụ

- Harold Lasswell định nghĩa “ Chính trị là ai được gì? Bao giờ? Bằng cách nào?”

2. Quan niệm về chính trị trong triết học Mác-Lênin

a. Quan niệm về chính trị

- C.Mác cho rằng chính trị thuộc về lĩnh vực quyền lực, là một quá trình mà các giai cấp có xung đột với nhau về quyền lợi đấu tranh để giành lấy, nắm giữ hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lực nhà nước

- Lênin cho rằng chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại

Trang 2

- Chính trị vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.

b. Các đặc trưng cơ bản của chính trị

- Về bản chất chính trị là quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc xoay quanh vấn đề quyền lực chính trị Về mục tiêu cốt lõi, chính trị là tranh đoạt quyền lực chính trị

- Quyền lực chính trị

3. Quan niệm đương đại về hệ thống chính trị

a. Sự phát triển từ quan điểm Mac-Lenin về chuyên chính vô sản đến quan niệm đương đại về hệ thống chính trị

b. Các hệ thống chính trị của xã hội hiện đại

- Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

II. Các phương diện cơ bản về chính trị trong đời sống xã hội

1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp

a. Khái quát các quan điểm ngoài macxit về giai cấp và đấu tranh giai cấp

b. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp

- Quan niệm về giai cấp, về nguồn gốc và kết cấu giai cấp

- Quan niệm về đấu tranh giai cấp

c. Tính đặc thù của vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

2. Dân tộc và vấn đề quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại

a. Dân tộc và vấn đề giai cấp với dân tộc

- Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc

- Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc

- Vấn đề dân tộc và quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong thời đại hiện nay

b. Nhân loại và quan hệ giữa giai cấp với nhân loại

c. Tính đặc thù của vấn đề quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam hiện nay

3. Nhà nước

a. Khái quát các quan niệm về nhà nước trong triết học ngoài mácxít

b. Quan niệm về nhà nước của triết học Mác-Lênin

+ Nhà nước là bộ máy tổ chức quyền lực thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh thổ quốc gia

+ Nhà nước là bộ máy tổ chức quyền lực đặc biệt

+ Nhà nước xác lập chế độ thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị

Trang 3

- Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước

+ Chức năng chính trị và chức năng xã hội

+ Chức năng đối nội và đối ngoại

+ Vai trò kinh tế của nhà nước

- Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử

+ Các kiểu và hình thức nhà nước trong xã hội có đối kháng giai cấp

• Nhà nước chủ nô

• Nhà nước phong kiến

• Nhà nước tư sản

+ Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

• Một là, đây là kiểu nhà nước thích ứng với thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

• Hai là, đây là kiểu nhà nước mang bản chất giai cấp vô sản

• Ba là, đây là kiểu nhà nước không chỉ có chức năng trấn áp mọi thế lực chống đối mà quan trọng hơn là tổ chức xây dựng một nền kinh tế mới

c. Tính đặc thù của nhà nước Việt Nam trong lịch sử và hiện đại

III. Đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay

1. Vấn đề phát huy dân chủ

a. Khái quát các quan niệm về dân chủ trong lịch sử triết học

b. Những phát triển mới trong nhận thức về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam

c. Thực chất của phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay

2. Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị

a. Nhận thức mới của Đảng ta về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

b. Quan niệm về đổi mới hệ thống chính trị của nước ta hiện nay

3. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

a. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền – thành quả của nền văn minh nhân loại

- Sự hình thành tư tưởng về nhà nước pháp quyền

- Khái niệm nhà nước pháp quyền

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có

sự ngự trị tối cao của pháp luật

Trang 4

Thứ hai, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó

quyền lực nhà nước thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân

Thứ ba, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có sự

đảm bảo thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước

và công dân

- Các nguyên tắc hoạt đông cơ bản của nhà nước pháp quyền

Thứ nhất, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước.

Thứ hai, tôn trọng và bảo vệ quyền công dân, quyền con người.

Thứ ba, đảm bảo những điều kiện thiết yếu cho một nền dân chủ.

Thứ tư, thừa nhận và thực hiện nguyên tắc tối cao của pháp luật.

Thứ năm, trong nhà nước có sự phân công và thực hiện các quyền năng cơ bản

của quyền lực công cộng (phân quyền), dùng chính quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực

Thứ sáu, tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ pháp lí xuất phát từ các điều ước

quốc tế mà nó kí kết hay công nhận; giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc

tế trên cơ sở pháp luật quốc tế

b. Quan niệm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Tính tất yếu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một là, nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân;

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa

các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật

Bốn là, nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền công dân

Năm là, nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước

quốc tế đã tham gia, kí kết, phê chuẩn;

Sáu là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo, đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Những nguyên tắc cơ bản và định hướng chủ yếu xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

+ Những nguyên tắc cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì dân ở Việt Nam:

Trang 5

• Phải dựa trên cơ sở giữ vững bản chất giai cấp công nhân

• Phải xuất phát từ yêu cầu kinh tế-xã hội và phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội

• Phải dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những ưu điểm của các nhà nước đã có trong lịch sử

+ Những định hướng chủ yếu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì dân ở Việt Nam:

Một là, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, đa dạng hóa các hình thức dân chủ

trong tổ chức, xây dựng và hoạt động của nhà nước

Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan nhà nước

Bốn là, kế thừa có chọn lọc những phương thức tổ chức và hoạt động có hiệu

quả của các nhà nước trong lịch sử Việt Nam cũng như trên thế giới

Ngày đăng: 10/04/2016, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w