1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT VÀI GỢI Ý VỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA NHẠC PHỤNG VỤ TẠI VIỆT NAM

27 631 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 637 KB

Nội dung

Tháp nhập cũng có thể có nghĩa là các nghi thức, biểu tượng và lễ hội địa phương, sau khi đã được xem xét kỹ lưỡng và được tái giải thích dưới ánh sáng Kitô giáo, sẽ trở thành một phần c

Trang 1

HỘI THẢO THÁNH NHẠC TOÀN QUỐC LẦN THỨ 23 – THAM LUẬN CỦA LINH MỤC XUÂN THẢO

-oOo-I Hội nhập Văn hóa trong Phụng vụ

II Dân ca, đại diện trung thực nhất của văn hóa thanh âm VN

III Kinh nghiệm trong Cổ giáo nhạc Công giáo

IV Kinh nghiệm Tiếp biến Văn hóa trong nhạc Hợp

ca tiếng Việt của NS Hải Linh

V Gợi ý thay kết luận

Trang 2

-oOo-I Hội nhập Văn hóa (HNVH) trong Phụng vụ (PV) là gì?1

1.1 Khái niệm:

Theo Anscar J Chupungco, đó là “tiến trình tháp nhập các yếu tố thích đáng (thích hợp) của một nền văn hóa địa phương vào việc phụng tự của một Giáo hội (GH) địa phương Tháp nhập có nghĩa là văn hóa địa phương sẽ ảnh hưởng đến cách thức sáng tác và tuyên đọc các kinh nguyện, cách thể hiện các nghi thức, và cách diễn tả nội dung sứ điệp trong các hình thức nghệ thuật Tháp nhập cũng có thể có nghĩa là các nghi thức, biểu tượng và lễ hội địa phương, sau khi đã được xem xét

kỹ lưỡng và được tái giải thích dưới ánh sáng Kitô giáo, sẽ trở thành một phần của Phụng vụ tại GH địa phương.”2

Tháp nhập giả thiết một Truyền thống Công giáo có sẵn;

qua HNVH, nền PV ấy không bị xóa bỏ, nhưng được tiếpthu và biến cải cho phong phú hơn

1.2 Mục đích:

a) Mục đích trước mắt là cung ứng một hình thức cử hành phụng vụ thích hợp cho GH địa phương về phương diện văn hóa, thế nào để dân chúng cảm thấy là của họ (gần gũi, không xa lạ)

Trang 3

b)Từ đó có thể đưa đến mục đích cuối cùng cua HNVH là

sự tham gia tích cực và đầy đủ của mọi tín hữu trong cộng đoàn phụng tự như được nêu trong điều 14 của Hiến chế về Phụng vụ

c) Cụ thể: HNVH trong thánh nhạc3 tại VN sẽ là tháp nhập những yếu tố thích hợp của nền âm nhạc truyền thống

VN vào trong việc phụng tự của GH tại VN, đồng thời phát huy những giá trị đích thực của truyền thông Công giáo qua các thế hệ

Ở đây chúng tôi sẽ chú trọng vào vế đầu để tim ra đâu là các yếu tố thích hợp của nền âm nhạc truyền thống VN

1.3 Đặt vấn đề:

• Vấn đề không phải là đem vào PV nguyên xi một làn điệu Dân ca bằng cách đặt lời đạo cho giai điệu đời;

• Vấn đề cũng không phải là “mượn nhầm,” “nhái” hoặc

“đạo nhạc” một vài chi /câu nhạc;

• Vấn đề là tìm ra cái tinh túy trong Dân ca để vận dụng trong Sáng Tác một nhạc phẩm mới, tiếp thu cái hay từ truyền thống phối hợp với cái hay chung từ những truyền thống khác để tạo nên một chỉnh thể âm nhạc hài hòa, vừa mang dấu ấn của văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa khác

Trang 4

Vậy đâu là các yếu tố thích hợp của nền âm nhạc truyền thống VN?

II Dân ca VN, đại diện trung thực nhất của nền văn hóa thanh âm của người Việt

Nếu như ngôn ngữ là yếu tố mang tính văn hóa đặc thù nhất của một dân tộc, thì nền dân nhạc dựa trên ngôn ngữ VN là môi trường còn lưu giữ toàn vẹn tính dân tộc nhất, là nguồn mạch chính để múc lấy những yếu tố làm nên « tính dân tộc », bản sắc Việt nam, mang âm hưởng dân tộc trong một bản nhạc Qua Dân ca, ta có thể rút ra được nhiều yếu tố tích cực có thể đưa vào PV tại VN:

2.1 Về mặt âm nhạc:

a) Thang ngũ âm thông thường với các điệu (thức) khác

nhau (điệu Xang/Vui, điệu Xự/Thương, điệu Xê/Mừng, điệu

Oán) đưa đến những công thức giai điệu đặc trưng khác nhau trong từng điệu; có lúc ở trong một điệu thức thuần túy, có lúc pha trộn điệu thức, gọi là chuyển điệu ( tương đương chuyển thể

bên nhạc thất âm Tây phương):

Td21.1.Thang ngũ âm thông thường (regular pentatonic

Trang 5

Td21.2 Tên các điệu (thức) dựa trên cách gọi tên cổ truyền các bậc trong thang ngũ âm

(x.Đèn Cù điệu Xang; Hát Chèo Thuyền điệu Xự; Lý Qua Cầu điệu Xê; Mấy Khi Khách Đến chuyển điệu từ Xang sang Xê rồi trở lại Xang; Trông Quân chuyển điệu Xê-Xự-Xang-Xê- Xự)

Td21.3 Thang ngũ âm ngoại thường (irregular

pentatonic scale)(x.Lý Chiều Chiều điệu Oán2; Chiêng Trống

Trang 6

Td21.4 Các điệu thức lấy “Đô làm Hò” theo cách cổ truyền (đây là điểm dễ gây lẫn lộn khiến ngộ nhận Hò luôn là chủ âm)

Td21.5 Điệu Oán phát sinh từ điệu Xự-Xê

Td21.6 Các dạng thức của điệu Oán (x.Lý Trồng Hường điệu Oán1-2; Lý Ba Tri điệu Xự qua Oán 3-4)

Trang 7

Td21.7 Đa số Dân ca dùng Chuyển điệu, như trong bài Trông Quân

b) Giai điệu chuyển hành cách bậc nhiều hơn liền bậc,

nhất là không có nửa cung (trừ trong điệu Oán); Giai điệu thiên

Trang 8

về lối viết bán trang hoàng để bảo toàn các thanh điệu kép [sẽ

đề cập đến trong mục Ca từ ] (xem Trống Quân,Td 21.7)

Td21.8 Cò Lả

c) Kỹ thuật thay đổi cung giọng/vị trí của thang âm, gọi là

chuyển vị (tương đương chuyển cung bên nhạc thất âm TP) rất

độc đáo trong Dân ca; Lắm khi kết hợp cả với chuyển điệu, chuyển hơi (hơi Bắc, Ai, Xuân…)

Td21.9 Chuyển vị thông thường đến 4 vị trí, lên 2 cỡ, xuống 2 cỡ (x Lý Cây Đa, Lý Qua Đèo)

Trang 9

Td21.9a: Chuyển vị trong Lý Cây Đa

Td21.9b Chuyển vị trong Lý Qua Đèo

Trang 10

Td21.9c: Dấu lạ Hoa mỹ và Dấu lạ Mượn cung (xem Bèo Dạt Mây Trôi, Trống Cơm; Lý Con Sáo Huế)

Td21.10 Chuyển hơi (thường gặp nhất trong diễn tấu

nhạc cụ) do cách diễn âm khác nhau trên một số cung bậc như

vỗ, rung đậm,cung non/già…

Trang 11

Trong Dân Ca miền Trung, nhất là miền Nam, Điệu được diễn cảm hơn nhờ cách diễn âm đặc biệt của Hơi Thông thường hơi Bắc đi với điệu Xang (x Cò Lả), hơi Ai đi với điệu Xự, hơi Xuân đi với điệu Xê, hơi Oán luôn đi với điệu Oán.

Td21.10a Lý ngựa ô

Td21.10b Lý Ba Tri

Trang 12

d) Tiết tấu chia đều và tiết tấu khoáng đạt (tương tự như tiết tấu Bình ca) (x Hò môi Hò Cấy)

Td21.11 Hò Cấy

Trang 13

2.2 Về mặt ca từ:

a) Đặc điểm ngôn ngữ Việt Nam: đơn lập mà đa thanh.

Vì là đơn lập nên có khả năng chèn thêm tiếng đệm lót vào giữa 2 tiếng của từ kép như có thể thấy trong lối biến cải lời thơ Vì đa thanh nên lời thơ thường định hướng cho giai điệu

Td22.1a Thanh điệu nói trong Ngữ Âm

Td22.1b Thanh điệu nói được ký âm trong một số thời điểm: 1838, 1948, 1962, 2003 4

Trang 14

Td22.1c Thanh điệu trong Thanh nhạc

Diễn âm

Âm vực

Đơn

(chỉ cần 1 dấu nhạc)

2 t

2 T

3 t

3 T

4 đ

5 đ

6 t

7 t

Trang 15

Td22.1 đ Thanh điệu kép trong Dân ca 8

nặng

2M-l,x/2T+4đ /3t/4đ /5đ /6t

3t/4đ /6t/6T 2T/3t/4 đ

/P4đ +2T

b) Tuyệt đại đa số dân ca VN là thơ (ca dao) phổ nhạc

(Lục bát/song thất lục bát…chính cách hoặc biến thể), với cách dùng ngôn ngữ sinh động và cẩn trọng, không có hiện tượng sai văn phạm, nhưng dùng nhiều mỹ từ pháp như so sánh, ẩn dụ,

Trang 16

điệp ngữ, nhân cách hóa, phép cải dung, với nhưng tiếng tượng hình, tượng thanh…

Td22.1: Xăm xăm bước tới cây chanh//Lăm le muốn bẻ

sợ nhành gai chông

Em tưởng giêngs sâu, em nối sợi dây dài// Ngờ đâu giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây

c) Kỹ thuật biến cải lời thơ độc đáo, bằng cách thêm

tiếng đưa hơi, tiếng đệm lót, tiếng phụ nghĩa, và tiếng lặp lại

c1- Tiếng không có ngữ nghĩa:

c1.1- tiếng đưa hơi (vocalizing vocable), tiếng giúp ngân

nga qua đường miệng, nhất là sau các vần đóng bằng phụ âm, cũng như giúp thay đổi âm sắc, tiết tấu, hoặc/và đường nết giai

điệu, như ơ, i, ư, a, ơi a, ôi a, hôi a, ơ hơ, i a, ha, v.v

c1.2- tiếng đệm lót (inserted vocable), tiếng được chèn

vào giữa câu thơ, có khi giữa từ kép để làm cho nét nhạc duyên

dáng hơn, cho tiết tấu trôi chảy hơn: là, mà, rằng, này, thời, ấy,

bên, tình, bằng, chứ, cái, nó, có, có mấy, a la, a lý, cái mà, cái kìa, cái lý, cái bớ, chứ mấy, mới, ô mới, ô mấy, ấy mấy, hử hôi

hư, nhược bằng, tình bằng, tình như, tình chung, là như, thì tình, tang tình, ta lý, ta lới, tạ lới lới, qua lý, qua lới, qua lới(nọ) như, qua tu hỡi, lu là, đê đu, guầy, quầy, thố (a), thắm (a), bù đa, tà

Trang 17

là, ô tình là, tôi mà, là hỡi hư song hỡi hơi hư, tô rường, lý tăng

lý, bằng răng, phú lý, hố mơi ,rương ơ, etc.

c2- Tiếng có ngữ nghĩa:

c2.1- tiếng phụ nghĩa (enhancing morpheme), được thêm

vào để làm cho rành mạch/rõ ràng/cụ thể/trực tiếp hơn…, chẳng hạn như:

- tiếng nối kết (e.g., rồi lại, cho bằng, mà này);

- tiếng than gọi 11 (e.g., ơi người ơi, ơ rường ơi, ơi chàng

ơi, ơ bậu ơi, ơi noòng (nàng) ơi, rường ha);

- tiếng âm nhạc (e.g., tình, tính tang, tồn tính tang,tình

tang non tang tính, tang tích tịch, boong boong, cắc cắc tung tung, bập bòong boong, hò, xự, xang, xê, công, liu, u, );

- tiếng ru hò (e.g., à ơi, ầu ơ, hò he, lò le, ta ru hời, dô

hò, dô khoan, dô ta, dô hậy, huây dô huây, a li hò lờ, hụ là khoan, hò khoan, bớ hò bớ hụ); etc.

- bất cứ tiếng có nghĩa nào giúp ý nghĩa cụ thể, rõ ràng

hơn, tương tự như trong loại thơ biến thể.

c2.2- tiếng lặp lại (repeated morpheme), để đề cao một ý

nào đó, hoặc đơn thuần để làm cho cấu trúc câu/bài được hoàn chỉnh hơn, hoặc giai điệu được trôi chảy hơn:

Trang 18

= đơn giản, như Con cò, (cò) bay lả, (lả) bay la (Cò Lả,

Ex 2.29);

= hoặc phức tap hơn với tiếng đệm lót “là,” hoặc tiếng

đưa hơi “a la,” chẳng hạn Chồng chài (là chài) vợ lưới (Hát Chèo Thuyền); Mấy khi (a la khi) khách đến (Mấy Khi Khách Đến).

- Lặp đảo một tiếng hay một cụm từ:

Lặp lại một tiếng hay cụm từ, nhưng không đặt sau như thường thấy, mà đảo lên trước Lặp đảo có thể:

= đơn giản, như Ở giữa mây trắng chung quanh (vàng)

mây; Hoặc (Có đám mây xanh), // Trên trời (thời) có đám mây xanh;

= hoặc phức tạp hơn bằng cách chèn một hay nhiều tiếng

đưa hơi, tiếng đệm lót, hoặc/và tiếng phụ nghĩa, như ‘lại’trong

(phu lại) vọng phu;12 ‘cái’ trong (chi cái) nỗi chi;13 ‘mà’trong (đâu mà) đi đâu;14 ‘cái mà’ trong (kêu cái mà) quạ kêu;15‘a lại’

trong (dinh a lại) lên dinh;16 ‘rồi lại’ trong (bông rồi lại) mấy bông;17 ‘tôi mà’ in (tre tôi mà) thứ tre;18 or (Ra ngõ ấy mấy trông

ra ngõ mà trông) (mấy) ngày (có a) ngày // Ra ngõ (ấy mấy

trông ra ngõ) mà trông 19

Trang 19

2.3 Về mặt tương quan giữa nhạc và thơ, và giữa bài hát với sinh hoạt dân chúng:

a) Tương quan giữa nhạc và thơ, cuộc hôn phối hài hòa giữa nhạc và lời thơ:

a1) Thơ định hướng cho nhạc bằng thanh điệu và tiết điệu của thơ (yêu cầu “tròn vành rõ chữ trong diễn xướng);

a2) Thơ tái tổ chức cấu trúc để hỗ trợ cho nhạc bằng kỹ

thuật biến cải lời thơ

a3) Nhạc chắp cánh cho thơ bằng cách phô diễn/tăng

cường ý nghĩa lời thơ

b) Tương quan giữa bài hát và sinh hoạt của dân chúng: Vai trò Ca hát hỗ trợ tích cựccho các sinh hoạt của dân chúng:

b1) Chức năng hỗ trợ lao động

b2) Chức năng giải trí

b3) Chức năng hỗ trợ nghi thức/nghi lễ (tôn giáo)

b4) Chức năng thẩm mỹ/mỹ học/nghệ thuật

b5) Chức năng hỗ trợ giao tiếp

III Kinh nghiệm tiếp biến (tiếp thu và biến cải/biến tác) văn hóa của tổ tiên Công giáo qua cung Kinh, Sách, Vãn trong nền Cổ giáo nhạc Công giáo 20

Cổ giáo nhạc bao gồm tất cả cung đọc kinh, cung ngắm,

Trang 20

lưu truyền tới nay (xem Lm Gioan Nguyễn Văn Minh, “Ca Kinh Sách” trong Hương Trầm 5 (27-11-1997), tr 4)

3.1 Tiếp thu có chọn lọc truyền thống dân ca trong Cung Kinh, cung Sách, Ca vãn:

a) Tiếp thu truyền thống bảo toàn thanh điệu (dấu

giọng) của ngôn ngữ VN

b) Sử dụng các công thức đa dạng từ 2-5 cung để đọc

kinh, đọc sách (cung ngâm tụng) (Xem Xuân Thảo, “Xử lý Thanh điệu thế nào trong Ngâm tụng, Ca hát,” trong Hát Lên

Mừng Chúa, số 45-56); Sử dụng ngũ âm trong các bài ca vãn cổ.

Td31.1 Một số cung Kinh cung Sách đơn giản 21

Công thức (Cung Vui, Thương,

or Mừng)

Quãng giữa các dấu nhạc trong công thức

Dấu nhạc ở vị trí Fa22

1 Công thức 2 dấu trong khoảng

q.3t (Cung Thương) m3 Re-Fa

2 Công thức 2 hoặc 3 dấu trong

khoảng q.3T (Cung Thương) M2-M2 Fa-(sol)-La

6 Công thức 3 dấu trong khoảng

q.4 đ (Cung Thương- Mũi Né) m3-M2 Re-Fa-Sol

24

Trang 21

7 Công thức 3 dấu trong khoảng

q.4 đ (Cung Vui -Vinh) M2-m3 Do-Re-Fa

8 Công thức 3 dấu trong khoảng

q.6t (Cung Thương) P4-m3 La-Re-Fa

9 Công thức 3 dấu trong khoảng

11 Công thức 4 dấu trong khoảng

q.5đ (Cung Vui) m3-M2-M2 Re-Fa-Sol-La

12 Công thức 4 dấu trong khoảng

q.5đ (Cung Vui/Mừng) M2-m3-M2 Do-Re-Fa-Sol

13 Công thức 4 dấu trong khoảng

q.6t (Cung Thương) m3-M2-m3 La-(do)-Re-Fa

14 Công thức 4 dấu trong khoảng

q.7t (Cung Thương) P4-m3-M2 La-Re-Fa-(Sol)

15 Công thức 5 dấu trong khoảng

q.6T (Cung Mừng - Vinh)

M2 Do-(re)-Fa-

Trang 22

Td31.3 Dùng thơ 6-8, cùng với kỹ thuật lặp đảo

3.2 Tiếp biến có sáng tạo trong Cung Kinh, cung Sách, Ca vãn:

a) Nhiều tiếng “đệm láy” không có trong Dân ca, nhất là

sử dụng ngân nga trên âm “I” có lẽ theo lối ngân nga của Bình ca(xem Td 31.3 ở trên)

b) Kỹ thuật phát triển ý nhạc được nâng cao trong lối biến cải lời thơ bằng phương thức “lặp đảo.”

Td32.1a Kỹ thuật phỏng diễn sau khi lặp đảo

Trang 23

Td32.1b Tiếp biến kỹ thuật lặp đảo trong Dân ca

c) Sử dụng điệu Liu, không có trong Dân ca:

Td32.2 Điệu Liu ở vị trí Đô: G-a-C-D-e-(G)

Trang 24

IV Kinh nghiệm tiếp biến văn hóa của Nhạc sĩ Hải Linh

4.1 Nâng giai điệu ngũ âm trong truyền thống dân ca

và cổ giáo nhạc lên bậc đa âm, đa diệu mà vẫn giữ truyền

thống bảo toàn thanh điệu ngôn ngữ, không những trong giai điệu, mà còn trong tất cả các bè của lối viết đa âm – đồng điệu; Thơ vẫn là người bạn đồng hành chí thiết của nhạc:

a) Thánh ca Đa âm đồng điệu (homophonic, theo lối viết hòa âm; xem Ngài Là Thiên Chúa….)

b) Thánh ca Đa âm đa điệu (polyphonic, theo lối viết đối âm; xem Hồng Ân Thiên Chúa, Ave Maria I…)

c) Thánh ca Đa âm đồng-đa điệu (homo-polyphonic, theo lối viết hòa-đối âm; xem Khúc Ca Mặt Trời…)

4.2 Tiếp biến có chọn lọc kỹ thuật hòa âm-đối âm Tây phương bằng “Lối viết thoáng mỏng” Á đông;

a) Đơn giản hóa hòa âm

b) Ngũ âm hóa giai điệu

c) Giai điệu hóa tất cả các bè, ngay cả trong lối viết đa âmđồng điệu

Trang 25

V Một số gợi ý thay cho lời kết: HNVH giúp sống đạo

và truyền giáo

5.1 HNVH trước hết ngay trong Bản dịch KT và các văn

bản PV ;

5.2 Tăng cường tính văn chương song song với phẩm

chất Thánh Kinh-Thần học của Lời ca trong Thánh ca PV;

5.3 Cổ võ nhà thơ Công giáo sáng tác thơ phù hợp với

PV, hỗ trợ các nhạc sĩ sáng tác về mặt ca từ; Chúng ta cần nhiều nhà thơ tôn giáo-KT-Thần học-PV hơn nữa;

5.4 Cổ võ HNVH hơn nữa qua việc đào tạo dài hạn, tổ

chức trại sáng tác, các khóa tập huấn mùa Hè, các cuộc thi sáng tác bài ca mang âm hưởng dân tộc, các giải thưởng cho công trình thu thập/nghiên cứu (Cung Kinh, cung Sách, Cung Ca vãn…nhạc Dân ca tôn giáo…)

5.5 Đưa nhạc cụ dân tộc, như Bầu, Tranh, Sáo, Nguyệt,

Nhị…vào đệm cho nhạc đạo để tăng âm sắc cho giai điệu với nền hòa âm của quản cầm truyền thống Công giáo

Để tạm kết thúc, xin mượn lời của Lm Nhạc sĩ Kim Long, trong bài “Mấy Kinh Nghiệm Để Viết Thánh Ca,” trong buổi hội thảo đầu năm nay:

Trang 26

“Một nguyện ước, như lời nhắn gửi các nhạc sĩ trẻ đang thể hiện mình: Hãy cố gắng đi vào con đường này! [viết theo hệ thống ngũ cung] Nếu cứ mải khai thác thánh nhạc trưởng-thứ của Tây phương, ta chẳng tạo được chi độc đáo, mà lại thua người ta nhiều thế kỷ.”26

Đakao, 10-11-08 Xuân Thảo

Trang 27

Đề tài này đã được Đức GM Phê rô Trần Đình Tứ đề cập đến trong Hương Trầm 4, trang 74, năm 1997

2 Anscar J Chupungco, “Liturgical Inculturation: The Future That Awaits Us” from

4 Jos Nguyễn Xuân Thảo, sđd., tr.68

5 Jos Nguyễn Xuân Thảo, sđd., tr.157, T=Trưởng, t=thứ, đ= quãng đúng

6 (x) nghĩa là quãng được đánh dấu được hát từ thanh ngang sang thanh sắc.

7 (o) nghĩa là quãng được đánh dấu không được dùng để hát từ thanh huyền sang thanh ngang

8 Jos Nguyễn Xuân Thảo, sđd., tr.160

9 m3+M3=q 3t và q 3T liên tiếp

10 “l” thay cho quãng đi lên, “x” thay cho quãng đi xuống), and “l,x” thay cho lên hoặc xuống Khi không ghi gì thì hiểu

la quãng đi lên

11 Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, eds., op cit., 190.

12 Lý Vọng Phu Cần Thơ (Lư Nhất Vũ & Lê Giang, eds., 150 Điệu lý Quê Hương, 159).

13 Lý Bình Vôi (Nguyễn Xuân Thảo, ed., Tìm Về Với Dân Ca, 39).

14 Lý Ông Hương (Lư Nhất Vũ & Lê Giang, eds., op cit., 210).

15 Lý Quạ Kêu (Nguyễn Xuân Thảo, ed., op cit., 36).

16 Lý Ngựa Ô BTT (ibid., 24).

17 Lý cây Bông (ibid., 20).

18 36 Thứ Chim (ibid., 46).

19 Ra Ngõ Mà Trông (ibid., 42) Td khác trong Xe Chỉ Luồn Kim.

20 Xem Jos Nguyễn Xuân Thảo, Music Ministry: The Inculturation of Liturgical Vocal Music in Vietnam (Thừa Tác Vụ

Âm Nhạc: Việc Hội Nhập Văn Hóa Nhạc Phụng Vụ Tại Việt Nam) (Chicago: CTU, 2007), 98-113 167-179.

21 Ibid., 171.

22 Các dấu nhạc được ghi ở cùng một vị trí Fa cho tiện so sánh.

23 Dấu nhạc để trong ngoặc hầu như là dấu hoa mỹ/trang hoàng, thỉnh thoảng được dùng để cung ngâm tụng có sự thay đổi.

24 Cuối cụm từ hoặc cuối câu, thanh ngang hoặc thanh sắc được hát bằng 2 dấu: la-sol.

25 Jos Ng Xuân Thảo, SĐD., 173

26 Lm Ns Kim Long, “Mấy Kinh Nghiệm Để Viết Thánh Ca,” trong Hương Trầm 7 (Saigon: UBTN_VN, 2008), 22

Ngày đăng: 08/04/2016, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w