1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thảo luận Nền kinh tế Singapore

12 797 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 32,22 KB

Nội dung

Cùng với đó Singapore còn đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đất nước của mình, lấy trọng tâm là nền kinh tế tri thức với những thế mạnh như buôn bán và dich vụ.. Bên cạnh

Trang 1

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Bộ Môn Kinh Tế

Bài thảo luận nhóm

KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: NỀN KINH TẾ SINGAPORE

Giảng viên : Vũ Trọng Phong

(Trang bìa)

Trang 2

Mục lục:

1, Giới thiệu sơ lược đất nước Singapore.

2, Mục tiêu kinh tế vĩ mô.

3, Tình hình và tốc độ phát triển kinh tế.

4, Các chính sách kinh tế vĩ mô.

5, Bài học rút ra.

6, Kết luận chung.

Thành viên nhóm:

1, Nguyễn Thị Thu Hương (D14MR2)

2, Đào Ngọc Mai (D14MR2)

3, Nguyễn Phương Thảo (D14MR2)

4, Phùng Thị Thu Thủy (D14MR2)

Trang 3

I/ Giới thiệu sơ lược về Singapore

Quốc đảo nhỏ bé và xinh đẹp Singapore nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.Được mệnh danh là “Dấu chấm nhỏ” trên bản đồ thế giới Chỉ với khoảng 5,1 triệu dân, diện tích là 712km2 Singapore trở thành quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á và cũng là 1 trong những quốc gia có diện tích nhỏ bé nhất thế giới

Là một đất nước không có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore lại có 1 vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc giao thương buôn bán Là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á đồng thời nằm

ở điểm giao nhau của con đường huyết mạch chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca Cùng với đó Singapore còn đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đất nước của mình, lấy trọng tâm là nền kinh tế tri thức với những thế mạnh như buôn bán và dich vụ

Ngày nay, Singapore có hệ thống cảng biển hiện đại cho những tuyến đường vận tải chính và những trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc môi trường kinh tế thuận lợi thì 1 nền chính trị ổn định cũng góp phần không nhỏ cho bước đà phát triển của singapore Singapore là một nước theo chế độ đa đảng, Đảng Nhân Dân Hành Động là đảng nắm quyền hiện tại, theo đó Đảng luôn đưa ra những quyết sách, đường lối chính trị từ những năm giành được chính quyền tới nay Thế giới gọi Singapore là “Con rồng châu Á” khi chứng khiến sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ của Singapore Một nền kinh tế vươn nhanh nhưng thật sự vững chắc và rộng mở

Trang 4

II/ Mục tiêu kinh tế vĩ mô

1, Mục tiêu sản lượng:

- Đạt mức sản lượng cao tương ứng với mức sản lượng tiềm năng

- Tốc độ tang trưởng cao và vững chắc

2, Mục tiêu việc làm:

- Tạo nhiều việc làm tốt

- Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp

3, Mục tiêu ổn định giá:

- Hạ thấp tỉ lệ lạm phát

- Kiểm soát được làm phát trong điều kiện thị trường tự do

4, Mục tiêu kinh tế đối ngoại:

- Ổn định tỉ giá hối đoái

- Cân bằng cán cân thanh toán

5, Phân phối công bằng: thông qua chính sách phân phối lần đầu và

phân phối lại của nền kinh tế

III/ Tình hình và tốc độ phát triển kinh tế

Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tương đối nhiều Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không

Trang 5

phát triển, hang năm phải nhập lương thực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 70% thu nhập quốc dân trong năm 2007) Kinh tế Singapore từ cuối

những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 gây suy giảm kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm

2001 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, năm 2002 đạt 3% và năm 2003 chỉ đạt 1,1% Từ năm 2004 tăng trưởng mạnh đạt 8,4%, năm 2005 đạt 5,7%, năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%

Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Singapore đang thực hiện kế hoạch năm 2018 sẽ biến thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu và một nền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

+ GDP và tỉ giá hối đoái qua các năm:

Năm Tổng sản phẩm quốc nội(triệu USD) Tỉ giá hối đoái(USD/SGD)

- GDP đạt 467,2 tỷ USD năm 2015

Trang 6

- GDP theo các lĩnh vực: nông nghiệp 0%, công nghiệp 27% và

dịch vụ 73%

+ Công nghiệp: Các ngành chính: điện tử, hóa chất, dịch vụ tài

chính, thiết bị khoan dầu, lọc dầu, chế biến và sản xuất cao su, chế biến thực phẩm và đồ uống, sửa chữa tàu, xây dựng giàn khoan ngoài khơi… + Dịch vụ: Năm 2007 mức đóng góp của dịch vụ là 68,8% Các

ngành dịch vụ thế mạnh của Singapore là vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, du lịch

+ Thương mại:

- Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Singapore là 302,7 tỷ USD (theo giá trị FOB), kim ngạch nhập khẩu là 252 tỷ USD (theo giá trị CIF) Các mặt hàng xuất khẩu chính: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu khoáng Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc thiết bị, nhiên liệu khoáng, hóa chất, thức phẩm

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Malayxia 12,9%, Hồng Kông

10,5%, Indonexia 9,8%, Trung Quốc 9,7%, Mỹ 8,9%, Nhật

Bản 4,8%, Thái Lan 4,1%, Úc 4,2% Thi trường nhập khẩu

chủ yếu: Malayxia 13,1%, Mỹ 12,5%, Trung Quốc 12,1%,

Trang 7

Nhật Bản 8,2%, Đài Loan 5,9%, Indonexia 5,6%, Hàn Quốc 4,9%, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất 4,1%

+ Tình hình đầu tư nước ngoài vào Singapore:

Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Singapore đã tăng gấp hơn 3 lần trong giai đoạn 1995-2005 Năm 2007, tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Singapore là 14,279 tỷ USD với 239 dự án, tăng 23,1%

so với năm 2006, tạo công ăn việc làm cho 35,442 lao động Những

nước và vùng lãnh thổ đầu tư chủ yếu là: Mỹ, Canada, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Đức, Nhật, Malyaxia, Đài Loan, Hồng Kông…Tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Singapore tính đến 12/2007 là 214,5 tỷ USD

+ Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Singapore:

Các thị trường đầu tư chủ yếu của Singapore là các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam Những lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính, bất động sản Tổng số vốn Singapore đầu tư ra nước ngoài tính đến 12/2007 là 111,2 tỷ USD

+ Lạm phát:

Nhìn chung tỷ lệ lạm phát của Singapore thuộc cấp độ vừa phải nghĩa là nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát ở mức một con số, tức là dưới

10% Khi nền kinh tế ở mức vừa phải thì giá cả ít tăng, giá trị thực của đồng tiền ít thay đổi so với giá trị danh nghĩa của nó Các hệ quả của lạm phát được kiểm soát tốt, hệ thống kinh tế vẫn vận hành tốt Từ năm

1997, tỷ lệ lạm phát giảm dần; những năm 1998 và 1999, tỷ lệ lạm phát của Singapore giảm xuống dưới 0% (hay còn gọi là giảm phát) đạt lần lượt là: -6,3% và -15,5% Tình trạng này tương tự xảy ra ở những năm

2001 là-3,9%, năm 2002 là -4,6%, năm 2003 là -1,4%, năm 2010 là -2,5 Điều này là hệ quả của những cú sock kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, dòng vốn không được luân chuyển, nền kinh tế suy

Trang 8

thoái và trì trệ Giai đoạn năm 2004 - 2011, Singapore luôn duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức một con số (ngoài năm 2007 là 11,3%), chính phủ

Singapore đã có nhiều chính sách và biện pháp điều chỉnh mà điển hình

là việc tăng giá đồng đô la sing để giảm bớt áp lực lạm phát do giá nhà cửa, giá lương thực thực phẩm và cước vận tải, bưu chính viễn thông tăng vọt

IV/ Các chính sách kinh tế vĩ mô

1, Tốc độ tăng cung tiền:

Nhìn chung tốc độ tăng cung tiền của Singapore không cao và khá

ổn định Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát của Singapore luôn được duy trì ở mức thấp (<10%).Trong đó giai đoạn 1999 – 2005, là giai đoạn nền kinh tế của Singapore có dấu hiệu suy thoái (giảm phát) nhưng tốc độ cung tiền lại khá thấp và hầu như không thay đổi Giai đoạn 2005-2011, nền kinh tế Singapore hồi phục, tốc độ tăng cung tiền đều đặn

2, Chính sách tài khóa:

Hiện nay Singapore đang sử dụng chính sách tài khoá mở rộng cụ thể là việc tăng chi tiêu chính phủ lên Đẩy mạnh việc đầu tư cơ sơ hạ tầng, công trình công cộng, chú trọng phúc lợi xã hội Điều này làm cho tổng cầu tăng, lãi suất tăng khiến dòng vốn từ nước ngoài sẽ chảy vào trong nước Điều này làm kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu chính phủ trong dài hạn sẽ khiến ngân sách chính phủ thâm hụt, có thể phải đi vay

để bù vào hoặc nếu in tiền sẽ dễ gây ra lạm phát

3, Tình hình cán cân thanh toán quốc tế:

a, Tài khoản vãng lai: Giai đoạn 2005-2011, tài khoản vãng lai của

Singapore luôn thặng dư Năm 2005 cán cân mức vãng lai thặng dư ở mức là: 26869422719 USD Đến năm 2007, tăng lên 46347570005

Trang 9

USD Năm 2008, cán cân vãng lai giảm xuống ở mức: 28838313309 USD, giảm 37,7% so với năm trước đó nhưng vẫn có mức thặng dư cao hơn năm 2005 Sau năm 2008, khi nền kinh tế Singapore dần hồi phục, mức thặng dư đã tăng dần, năm 2009 thặng dư đạt: 33482026376 USD, năm 2010 đạt 62025510173 USD và năm 2011, tăng lên mức là

65323005068 USD

b, Tài khoản vốn: Nhìn chung tài khoản vốn của Singapore có nhiều

biến động do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng cán cân vốn của Singapore vẫn luôn ở mức thặng dư, điều này chứng tỏ đầu tư nước ngoài cao hơn đầu tư trong nước, dòng tiền đầu tư có xu hướng chạy vào Singapore Trước năm 2008, tài khoản vốn tăng cao Năm 2005 tài

khoản vốn chỉ đạt mức là 67812374.26 USD Đến năm 2007, tài khoản vốn đã đạt mức: 634192080.4 USD; tăng 9,35 lần so với năm 2005 và tăng 2,45 lần so với năm 2006

V/ Bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính châu Á

- Đầu tiên, nền tảng vững chắc đã hỗ trợ cho Singapore vượt

qua “cơn bão” đổ bộ lên khu vực châu Á Với tỉ lệ tiết kiệm cao, nguồn vốn dự trữ lớn, lưu lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao, tỉ lệ nợ gần như không tồn tại Singapore đã có khả năng “chịu đòn” cũng như đề ra các biện pháp kịp thời và

quyết đoán để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ đợt khủng hoảng

- Thứ hai, khả năng linh hoạt trong việc điều khiển tỉ lệ đối hoái

và tiền lương đã giúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực Nỗ lực sử dụng nhiều chiến lược cùng một lúc giúp Singapore tránh được tình huống xấu của khủng hoảng

- Thứ ba, các nhà chức trách Singapore đã từ lâu được biết tới

về phẩm chất kiên định và có uy tín cao.Chính vì thế, những

Trang 10

thay đổi trong kế hoạch ngắn hạn không làm thị trường nghi ngờ việc “chung thủy” của Singapore với những mục tiêu dài hạn

- Cuối cùng, Singapore đã cho thấy thành công trong việc tự do

hóa tài chính và chính điều này đã giữ vững vị trí trung tâm của Singapore trong ngàng tài chính Đây cũng là thế mạnh của Singapore, đưa đất nước này vượt qua mọi đợt tấn công tiền tệ

VI/ Kết luận chung

Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta hiểu rõ về tình hình kinh tế và những chính sách kinh tế vĩ mô của Singapore - một đất nước vốn không

có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng chính phủ Singapore luôn đưa

ra những chính sách phát triển kinh tế để phù hợp với hoàn cảnh của mình Bằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, chú trọng việc buôn bán giao thương với các nước trên thế giới, áp dụng những chính sách mậu dịch thương mại mở rộng; điều này đã tạo ra một trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho các nguồn đầu tư trong và ngoài nước,

là một điểm sáng về kinh tế vô cùng hấp dẫn trên bản đồ thế giới Trong quá trình phát triển, Singapore đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu Singapore một lần nữa khẳng định với bạn bè thế giới rằng: “chúng tôi phải cho thế giới biết đến sự tồn tại của chúng tôi trên bản đồ chứ không phải là một dấu chấm mờ nhạt khó tìm.”

_***THE END*** _

Trang 11

.

Ngày đăng: 07/04/2016, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w