Xác định kiểu âm tiết kết thúc của các ngữ đoạn: - Ngữ đoạn “ Nghe xuân sang” kết thúc bằng một phụ âm vang “ng” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép.. - Ngữ đoạn “ T
Trang 1Đáp Án tham khảo 20 câu dẫn luân ngôn ngữ
Câu 1: Phân biệt âm vị và âm tố?
Tiêu chí phân
biệt
Âm tố ( Ngữ âm học ) Âm vị (Âm vị học)
Đơn vị, hình
thức, thể hiện
- Là hình thức thể hiện vật chất của âm vị, là đơn vị cụ thể thuộc lời nói
- Có số lượng vô hạn
- Là đơn vị phát âm nhỏ nhất
- Nằm trong âm tố và được thể hiện qua âm tố, là đơn vị trừu tượng thuộc ngôn ngữ
- Có số lượng hữu hạn( có vài chục âm vị)
- Là đơn vị nhỏ nhất đại diện cho
âm tố
Phương pháp
nhận diện
- Được ghi ở giữa ngoặc vuông
- Phải chú ý trước những cách phát âm đặc biệt mới nhận ra được
- Nói đến âm tố là mói đến mặt
tự nhiên của ngữ âm
- Được cảm nhận bằng thính giác
- Được ghi giữa gạch xiên
- Được nhận biết một cách dễ dàng
- Nói đến âm vị là nói đến mặt
xã hội của ngữ âm
- Được cảm nhận bằng tri giác
Quan điểm
lịch sử( pp
luận)
- Có quan điểm phi lịch sử
- Có tính hợp lí và logic
- Có quan điểm lịch sử
- Cái tồn tại là cái có lí
Phạm vi ngữ
âm và phạm
vi sử dụng
- Gồm cả những đặc trưng khu biệt và không khu biệt
- Chế tạo ra âm thanh mang tính nhân loại, dung cho mọi ngôn ngữ
- Chỉ gồm những đặc trưng khu biệt
- Là hệ thống âm thanh của một tộc người, chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ nhất định
Câu 2: Thế nào là nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm Cho và phân tích ít nhất
3 ví dụ minh họa.
* Định nghĩa:
Trang 2- Nguyên âm: là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo ra bằng luồn không khí phát ra tự do, không có chướng ngại Các nguyên âm chỉ khác nhau ở các hoạt động của các khí quan phát âm, trong đó quan trọng nhất là lưỡi
Ví dụ: trong tiếng Việt, nguyên âm dòng trước là[ i ],[ e ],[ ê ]
nguyên âm dòng sau là [ u ], [ o ],[ ô], [â]
nguyên âm dòng giữa là[ ư ],[ ơ ],[ a]
- Phụ âm: là tiếng động, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn ví dụ âm p, b, t, m, n,
Ví dụ: Các phụ âm [f], [v], [s], [z], [h] là âm tắc xát,
[p], [b], [m] là âm môi- môi
[r] là âm rung
- Bán nguyên âm (hay bán phụ âm): là những âm tố vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm Những âm tố có đặc tính giống nguyên âm về cách phát âm , cách thể hiện kí hiệu, nhưng thường chỉ đi kèm, bản thân không tạo thành âm tiết được Nói cách khác, chúng có chức năng khác với chức năng của nguyên âm : Không tạo nên âm sắc chính của âm tiết, không ở đỉnh âm tiết
Ví Dụ : [i], [y] là bán âm cuối bẹt miệng
[u], [o] là bán âm cuối tròn môi
Câu 3: Vẽ sơ đồ cấu tạo âm tiết Tiếng Việt ở dạng đầy đủ và dạng tối giản Với mỗi dạng sơ đồ cho và phân tích ít nhất 2 ví dụ minh họa (âm tiết: “cái” “bàn” 2 âm
tiết: là những khúc đoạn nhỏ nhất khi ta cố tình đọc thật chậm)
(Định nghĩa: Mỗi tiếng như thế, đứng trên bình diện ngữ âm, là một âm tiết Âm tiết
là một cấu trúc cơ bản của một câu nói về mặt phát âm Âm tiết là một khái niệm thuộc ngữ
âm học phương tây để chỉ một đơn vị lời nói được phát ra Trước kia, chúng ta chỉ gọi đơn
vị này là một tiếng.)
Sơ đồ đầy đủ Sơ đồ tóm tắt
Câu 4:
Trang 31 Âm tiết mở: những âm tiết tận cùng bằng các nguyên âm
Vd:
- Từ “đi” của Tiếng Việt, “đi” tận cùng bằng nguyên âm cao “i” nên nó là âm tiết
mở ( Hoàng Phê, Từ Điển Tiếng Việt, 2006, Tr 311)
- Từ “khe” của Tiếng Việt, “khe” tận cùng bằng nguyên âm thấp vừa “e” nên nó là
âm tiết mở ( Hoàng Phê, Từ Điển Tiếng Việt, 2006, Tr 497)
2 Âm tiết đóng: những âm tiết tận cùng bằng các phụ âm
Vd:
- Từ “cát” của Tiếng Việt, “cát” tận cùng bằng phụ âm tắc vô thanh “t” nên nó là
âm tiết đóng ( Hoàng Phê, Từ Điển Tiếng Việt, 2006, Tr 115)
- Từ “học tập” của Tiếng Việt, “học tập” tận cùng bằng các phụ âm tắc vô thanh “c, p” nên nó là âm tiết đóng ( Hoàng Phê, Từ Điển Tiếng Việt, 2006, Tr 454)
3 Xác định kiểu âm tiết kết thúc của các ngữ đoạn:
- Ngữ đoạn “ Nghe xuân sang” kết thúc bằng một phụ âm vang “ng” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Thấy trong lòng vui chứa chan ” kết thúc bằng một phụ âm vang “n” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Tiếng pháo vui ” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
- Ngữ đoạn “Vang đó đây ” kết thúc bằng một bá nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này
có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
- Ngữ đoạn “ôi rộn ràng ” kết thúc bằng một phụ âm vang “ng” nên ngữ đoạn này
có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Kìa, mùa xuân đang đến trước thềm” kết thúc bằng một phụ âm vang
“m” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Gần xa nhịp nhàng xuân đến ” kết thúc bằng một phụ âm vang “n” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Nghe bước chân ” kết thúc bằng một phụ âm vang “n” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Tô đẹp thêm ” kết thúc bằng một phụ âm vang “m” nên ngữ đoạn này
có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Xuân ơi xuân ” kết thúc bằng một phụ âm vang “n” nên ngữ đoạn này
có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Vẫn muôn đời yêu mến xuân ” kết thúc bằng một phụ âm vang “n” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Nhắp chén vui ” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
Trang 4- Ngữ đoạn “ Ta chúc nhau ly rượu mừng” kết thúc bằng một phụ âm vang “ng” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Ngày đầu năm ” kết thúc bằng một phụ âm vang “m” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa khép
- Ngữ đoạn “ Hạnh phúc phát tài ” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
- Ngữ đoạn “ Người ngừơi” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
- Ngữ đoạn “ Gặp nhiều duyên may ” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
- Ngữ đoạn “ Xuân thắm tươi ” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
- Ngữ đoạn “ xuân nồng say ” kết thúc bằng một bán nguyên âm “i” nên ngữ đoạn này có âm tiết kết thúc là âm tiết nửa mở
Câu 5: Tiếng Việt được xem là một ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu mà đặc điểm cơ bản của
nó là: âm tiết giữ một vai trò cơ bản trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ; vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt đều là từ đơn tiết và mỗi âm tiết đều có khả năng tiềm tàng trở thành từ; các từ không biến hình; một âm tiết cũng đồng thời là một hình vị và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện chủ yếu bằng trật tự từ Trên phương diện ngữ âm, âm tiết tiếng Việt được xem là một đơn vị cơ bản (trong các ngôn ngữ biến hình đó là âm vị) Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc đơn giản, luôn gắn liền với thanh điệu, được tách biệt trong chuỗi lời nói và cả trong hình
thức chữ viết.
(Tóm tắt Vai trò của tiếng (âm tiết) trong cấu tạo từ tiếng Việt:
- Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói mà bất cứ người bản ngữ nào cũng có thể nhận ra
- Âm tiết là một hình vị để cấu tạo từ ngữ.)
Vai trò của tiếng trong thơ:
- Âm tiết bao giờ cũng là thước đo cơ bản về độ dài của nhịp điệu và của các dòng thơ (Vai trò của âm tiết không chỉ là một hình vị để cấu tạo từ ngữ trong ca từ, mà chúng còn có nhiệm vụ rất quan trọng và đặc biệt để phân định tiết tấu ca từ, tức là âm tiết làm chuẩn nhịp chính của các đơn vị ca từ Từ đây, âm tiết còn có vai trò khác như làm điểm rơi của trọng âm từ hoặc câu; hoặc phân cách trong hội thoại, những âm tiết chính nhịp thường là tạo chỗ ngừng.)
Trang 5- Có chức năng liên kết hay gợi tả ngữ âm trong ngôn từ thi ca Việt.
Hòn đất mà biết nói năng thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
Những cô béo trục béo tròn ăn vụng như chớp đánh con cả ngày
Ngữ đoạn :7 ; Tiếng: 28 ; Từ: 21 ; Tự: 28
Câu 6 Các phương thức cấu tạo từ
Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo
ra các kiểu cấu tạo từ.
Các kiểu cấu tạo từ trong các ngôn ngữ có thể được mô tả ở những cấp độ khác nhau,
và do đó số lượng các phương thức cấu tạo từ có thể rất lớn, song xét ở cấp độ chung nhất,
có thể nêu ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu sau đây:
(i) Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với
phụ tố để tạo ra từ mới Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh Ví dụ, trong tiếng Nga: căn tố golov được kết hợp với phụ tố -ka để tạo ra
từ golovka (cái đầu nhỏ); hoặc trong tiếng Anh: căn tố milk (sữa) được kết hợp với phụ
tố -y để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa) Phương thức phụ gia vẫn được coi là phương
thức đặc trưng cho các ngôn ngữ biến hình, như tiếng Nga, tiếng Anh hay tiếng Đức Song thực ra, trong các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt, tiếng Khơme, hay tiếng Hán chẳng hạn, phương thức này cũng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiều khi tính chất phụ tố của các hình vị cấu tạo từ ở những ngôn ngữ này không thật rõ ràng
Ví dụ: Các từ ‘nhạc sĩ’, ‘hợp tác hoá’, ‘nhà văn’ của tiếng Việt có thể có cách cấu
tạo giống như từ phái sinh ở các ngôn ngữ biến hình, song các từ tố ‘sĩ, hoá, nhà’ lại không
hoàn toàn giống như các phụ tố, bởi lẽ chúng có thể tồn tại độc lập với ý nghĩa ít nhiều có thể xác định được Do vậy, nhiều người cho rằng không nên coi đây là những phụ tố và không nên coi những từ tạo trên đây là những từ được tạo ra bằng phương thức phụ gia
(ii) Phương thức ghép
Ghép là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn tố với
nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép Đây là phương thức được sử
dụng phổ biến trong các ngôn ngữ,
Trang 6Ví dụ: trong tiếng Việt: mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi,
trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực), trong tiếng Pháp: vinaigre (giấm), sous-marin (tàu ngầm),
Trong số các loại từ tạo thì từ ghép thường gây nên sự nghi ngờ và bất đồng ý kiến, vì rằng chúng dễ bị nhầm lẫn với cụm từ tự do Vì vậy, người ta phải đưa ra các tiêu chuẩn nhận diện từ ghép Ngoài các tiêu chuẩn áp dụng đối với các từ nói chung là:
– Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn chỉnh
– Có cấu trúc hình thức chặt chẽ, nghĩa là không thể bỏ đi một hình vị (từ tố) mà nghĩa của từ vẫn được giữ nguyên, hoặc không thể chêm các thành phần khác vào giữa hình
vị hay chêm các thành phần phụ cho từng hình vị riêng lẻ, còn có thể nêu thêm hai tiêu chuẩn sau đây:
– Phải có dấu hiệu hình thức, chẳng hạn như có hình vị nối (liên tố) giữa các căn tố,
ví dụ: hình vị nối -o- trong zvuk/o/operator (người thu thanh) của tiếng Nga, hay speed/o/meter (đồng hồ tốc độ) của tiếng Anh.
– Phải có sự biến âm (gọi là biến âm sandhi), nghĩa là các hình vị được ghép với nhau bị thay đổi hình thức ngữ âm, ví dụ: nguyên âm ‘e mũi’ của hình vị vin(rượu vang) biến thành [i] khi có được kết hợp với aigre (chua) thành vinaigre (giấm) trong tiếng Pháp, hay nguyên âm [o] của hình vị po trong từ potomu (vì vậy) trong tiếng Nga được phát âm
ngắn hơn bình thường, do trọng âm của từ ghép này rơi vào âm tiết cuối
(iii) Phương thức láy
Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là
‘từ láy’ Ví dụ: đen đen, trăng trắng, sành sạch trong tiếng Việt Phương thức láy là
phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v… Trong nhiều ngôn ngữ, phương thức này chỉ được
sử dụng rất hạn chế, và điều quan trọng là ở đó, các kiểu cấu tạo láy không có tính sinh sản,
do đó thường chỉ gồm một từ duy nhất thuộc loại, chứ không bao gồm nhiều từ thuộc loại
như trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm) trong
tiếng Anh hay ‘chut-chut‘ (xuýt nữa) trong tiếng Nga Hơn nữa, nhiều khi các từ láy ở những ngôn ngữ này lại có quan hệ với hiện tượng tượng thanh hay tượng hình, ví dụ như murmur (rì rầm) hay zigzag (ngoằn ngoèo) trong tiếng Anh, và do đó, thực ra chúng
không phải là những từ tạo mà là từ gốc
Trang 7Ngoài ra, láy còn là phương thức để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ: ‘rénrén’ trong
tiếng Trung và ‘người người’ trong tiếng Việt không phải là từ mới mà làdạng số nhiều của
từ ‘rén’ và ‘người’ Bởi vậy, khi xác định phương thức láy cần phân biệt các dạng láy và từ
láy, cũng như từ láy nguyên cấp (từ gốc) và từ láy thứ cấp – tức từ mới được tạo ra theo phương thức láy
Trên đây chỉ là những phương thức cấu tạo từ có tính chất tổng quát Tuỳ theo từng ngôn ngữ, các phương thức này có thể được chi tiết hoá thành những phương thức cụ thể
hơn, ví dụ: phương thức tiền tố hoá, phương thức hậu tố hoá, phương thức vĩ tố hoá,
phương thức tiền tố hoá + hậu tố hoá, phương thứctiền tố hoá + vĩ tố hoá, v.v…
Câu 7 ( xem câu 12)
Câu 8:
a Theo quan điểm ngữ pháp nhà trường hiện nay
- Phân tích theo cấu trúc chủ vị
+ Trong túi , có tiền (câu ko có chủ ngữ, chỉ có trạng ngữ và vị ngữ)
+ Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ (TN), có hai chị em Chị (CN) thông minh, chăm chỉ (VN) Em (CN) lười biếng , ham chơi (VN)
+ Những cô (CN) phính phính mặt mo (VN) , chân đi chữ bát (CN) thì cho chẳng màng (VN)
b
- Trong túi THÌ có tiền
- Ngày xửa ngày xưa, ở 1 làng nọ, có hai chị em Chị THÌ thông minh, chăm chỉ
Em THÌ lười biếng , ham chơi
- Những cô THÌ phính phính mặt mo, chân THÌ đi chữ bát thì cho chẳng màng
c Cách nào nhanh và dễ hơn
(1) Ưu điểm chính của phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết là phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó, phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của cấu trúc này là nếu học theo cấu trúc đề - thuyết, người học khó xây dựng được những câu đúng ngữ pháp
(2) Phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết không loại trừ, mâu thuẫn với cách phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị Mỗi cách phân tích sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng Nếu biết phân tích câu theo cả hai cách, ta sẽ hiểu sâu hơn về câu tiếng Việt
Trang 8(3) Vì mỗi phương pháp phân tích câu là một kiểu riêng, tồn tại độc lập đối với nhau nên có thể diễn ra tình trạng độ dễ hay khó không đồng đều đối với từng kiểu phân tích Thông thường, đối với các câu trong hội thoại hang ngày thì phân tích theo cấu trúc đề - thuyết dễ hơn Còn các câu trong các văn bản nói chung thì phân tích theo cấu trúc chủ - vị dễ hơn
Câu 9
A Ưu điểm
- Chữ ghi ý biểu thị được cả những khái niệm sự vật tính (quan sát được) lẫn những khái niệm trừu tượng
Vd:
+ Trong tiếng Hán 人 rén: người, là ký hiệu có hình dạng gần giống với vật được mô
tả - người
+ Trong tiếng Hán 人 shan: núi, là ký hiệu có hình dạng gần giống với vật được mô tả
- núi
+ Trong tiếng Hán 人人 cong ming: thông minh, là ký hiệu biểu thị khái niệm trừu tượng
- Chữ ghi ý tuyền đạt khái niệm trong từ chứ không biểu thị từ ở dạng định hình về ngữ âm và ngữ pháp Do đó, những từ đồng âm sẽ được ghi khác nhau tùy theo nghĩa của chúng
Vd: 人 yuán : viên trong tròn, đầy -> 人人 yuan man: viên mãn
人 yuán : viên trong người -> 人人 yan yuan: diễn viên
人 yuán : viên trong khuôn viên -> 人人 gong yuan: công viên
B Nhược điểm
- Chữ ghi ý là mỗi chữ biểu thị một từ trọn vẹn, cho nên số chữ sẽ phải rất nhiều mà khả năng ghi nhớ của con người lại có hạn
VD: Hiện nay Trung Quốc đã dùng chữ Hán giản thể và chỉ dùng độ 3000 chữ thông dụng, nhưng như thế vẫn chưa đủ vì người học cũng phải mất vài năm mới học thuộc
3000 chữ đó Như là chữ 人 tián : ruộng nương, 人 lín : rừng,…
Câu 10 (câu 15)
* Các phạm trù ngữ pháp cơ bản trong ngôn ngữ:
1 Số
Có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau: số của danh từ, số của tính từ và số của động từ
- Phạm trù số của danh từ biểu thị số lượng của sự vật
Trang 9Vd: trong tiếng Anh: a student: 1 học sinh
Students : những học sinh
- Phạm trù số của tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự việc Tính từ Tiếng Nga và tiếng Pháp có hai số là số ít và số nhiều Phạm trù số của tính từ không có trong tiếng Anh, tiếng Việt
- Phạm trù số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái, diễn tả ở động từ ở một hay nhiều sự vật Trong tiếng Việt không có phạm trù số của động từ
2 Giống
- Giống trước hết là một phạm trù ngữ pháp của danh từ Danh từ thuộc những giống khác nhau có dạng thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình
Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ một khác Ví dụ, tiếng Nga và tiếng Pháp đều có phạm trù giống, nhưng nội dung của các phạm trù này khác nhau Tiếng Nga phân biệt ba giống là giống đực, giống cái và giống trung; còn tiếng Pháp chỉ có hai giống là giống đực và giống cái
Phạm trù giống của danh từ không tồn tại trong tiếng Anh và tiếng Việt
- Giống còn là một phạm trù của tính từ Giống của tính từ phụ thuộc vào giống của danh từ
- Cuối cùng còn có thể nói đến phạm trù giống của động từ Phạm trù này có trong tiếng Nga: Các động từ chia ở ngôi thứ ba số ít, thời quá khứ phù hợp về giống với danh từ hay đại từ làm chủ ngữ
3 Cách
- Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh
từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu
- Cách thường được thể hiện bằng một phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện ngữ pháp khác như hư từ, trật tự từ, trọng âm
- Ngoài các phương thức trên, cách của danh từ còn được thể hiện bằng hư từ không kèm theo phương thức nào khác
- Số lượng cách trong các ngôn ngữ không giống nhau
- Mỗi cách có thể có một hay nhiều nghĩa
4 Ngôi
Trang 10Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động Chủ thể của hoạt động nói ở động từ có thể là:
- Bản thân người nói ( ngôi thứ nhất)
- Người nghe ( ngôi thứ hai)
- Người hay vật không không tham gia đối thoại nhưng được đề cập tới ( ngôi thứ ba ) Trong các ngôn ngữ có phạm trù ngôi như tiếng Nga, Tiếng Anh, tiếng Pháp, ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố, bằng trợ động từ ( một loại động từ hư hóa) hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ
Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi
5 Thời
Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói
Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó là thời tuyệt đối Trên đại thể, các ngôn ngữ có phạm trù thời thường phân biệt ba thời là:
- Thời quá khứ, cho biết hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn
- Thời hiện tại, cho biết hành động đang diễn ra ngay trong thời điểm phát ngôn
- Thời tương lai, cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn
6 Thể
Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc
Các ngôn ngư có phạm trù thể thường phân biệt thể hoàn thành ( perfective) với thể không hoàn thành ( imperfective), thể thướng xuyên ( habitual), với thể tiếp diễn
( progressive)
7 Thức
Thức là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói
Những thức thường gặp trong ngôn ngữ là thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định và thức điều kiện
Thức tường thuật cho biết ý kiến của người nói khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hoạt động trong thực tế khách quan