1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại huyện ba vì hà nội và bước đầu tính toán phát thải khí nhà kính (CH ) trong chăn nuôi bò sữa

97 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản Tính trạng sinh sản trong chăn nuôi bò sữa là tính trạng quan trọng vì sinh sản với bò sữa không chỉ đơn thuần là để duy trì nòi giống, mà còn để

Trang 1

TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015

Trang 2

- -

NGUYỄN VĂN HƯNG

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI VÀ BƯỚC ĐẦU

TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự gi p đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hƣng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự gi p đỡ của các tập thể cá nhân trong

và ngoài trường

Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS

TS Từ Quang Hiển, GS.TS Vũ Chí Cương, các thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y,

Bộ phận Sau Đại học - Phòng Đào tạo, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Chăn nuôi đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ Trung tâm Phát triển chăn nuôi

Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì – Viện chăn nuôi, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì - Hà Nội đã gi p đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện

đề tài của mình

Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hưng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa 4

1.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 4

1.1.2 Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng 5

1.1.3 Sức sản xuất của bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng 7

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa 13

1.2.1 Môi trường tự nhiên 13

1.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội 14

1.3 Nghiên cứu về phát thải khí nhà kính 19

1.4 Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước 20

1.4.1 Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới 20

1.4.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và Hà Nội 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 Địa điểm nghiên cứu: 30

2.3 Thời gian nghiên cứu 30

2.4 Nội dung nghiên cứu 30

2.5 Phương pháp nghiên cứu 30

Trang 6

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu cho nội dung nghiên cứu 1: Thực trạng chăn

nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì - Hà Nội 30

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu cho nội dung nghiên cứu 2: Bước đầu tính toán phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn nuôi bò sữa 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì 36

3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Ba Vì 36

3.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Ba Vì 37

3.1.3.Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì 37

3.1.4 Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì 39

3.1.5 Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp 42

3.2 Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại các xã nghiên cứu 47

3.2.1 Chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2010 - 2014) 47

3.2.2 Một số thông tin về các hộ chăn nuôi bò sữa 49

3.2.3 Cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ 51

3.2.4 Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010 - 2014) 52

3.2.5 Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa 54

3.2.6 Các hoạt động chăn nuôi khác trong nông hộ 56

3.2.7 Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa 57

3.2.8 Một số chỉ tiêu về sinh sản 59

3.2.9 Khả năng sản xuất của bò sữa 64

3.2.10 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa 66

3.3 Bước đầu tính toán phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn nuôi bò sữa 69

3.3.1 Đặc điểm về thức ăn cho bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Viện chăn nuôi 69

3.3.2 Hiện trạng phát thải khí methane từ chăn nuôi bò sữa 70

3.3.3 Một số kịch bản nâng cao năng suất sữa và giảm phát thải khí nhà kính từ bò tiết sữa bằng cách thay đổi khẩu phần ăn 71

Trang 7

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

4.1 Kết luận 77

4.2 Đề nghị 78

PHỤ LỤC 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Năng suất sữa bình quân của bò ở một số nước 22

Bảng 1.2 Số lượng bò sữa ở một số nước 24

Bảng 1.3 Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái 26

Bảng 1.4 Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2014 27

Bảng 1.5 Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội từ 2001 - 2015 28

Bảng 2.1 Số lượng các mẫu điều tra tại 3 xã nghiên cứu 31

Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được sử dụng để ước tính lượng CH4 phát thải từ chăn nuôi bò sữa 34

Bảng 2.3 Hiện trạng dinh dưỡng cho bò sữa tại nông hộ 34

Bảng 2.4 Thử nghiệm khẩu phần khác nhau nhằm nâng cao năng suất sữa 35

Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ba Vì (2012-2014) 38

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (2012-2014) 40

Bảng 3.3 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện Ba Vì (2012-2014) 43

Bảng 3.4 Tình hình phát triển chăn nuôi ở huyện Ba Vì (2010-2014) 44

Bảng 3.5 Kết quả phát triển đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu (2010-2014) 48

Bảng 3.6 Một số thông tin về hộ chăn nuôi bò sữa 49

Bảng 3.7 Cơ cấu đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu 52

Bảng 3.8 Quy mô đàn bò sữa tại các nông hộ 53

Bảng 3.9 Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa (n= 40) 55

Bảng 3.10 Các hoạt động chăn nuôi khác trong nông hộ 57

Bảng 3.11 Một số bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ ở 3 xã nghiên cứu 58

Bảng 3.12 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu 59

Bảng 3.13 Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu 61

Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò sữa ở 3 xã nghiên cứu 61

Bảng 3.15 Khoảng cách lứa đẻ của bò sữa nuôi ở 3 xã nghiên cứu (ngày) 63

Bảng 3.16 Thời gian cho sữa thực tế và năng suất sữa 64

Bảng 3.17 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa (n=16) 65

Trang 9

Bảng 3.18 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ chăn nuôi

(đồng) 67

Bảng 3.19 Thức ăn cho bò sữa ở nông hộ 69

Bảng 3.20 Phát thải khí CH4 từ đường tiêu hóa của bò ở các nông hộ bò sữa 70

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh, 72

thô trong khẩu phần đến năng suất sữa và phát thải khí CH4 từ bò sữa 72

Bảng 3.22 Ảnh hưởng các loại thức ăn thô trong khẩu phần đến năng suất sữa và phát thải khí CH4 từ bò sữa 73

Bảng 3.23 Ảnh hưởng của sử dụng cây ngô ủ chua trong khẩu phần đến năng suất sữa và phát thải khí CH4 từ bò sữa 75

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Địa giới hành chính của các xã nghiên cứu 36

Hình 3.2 Biểu đồ số lƣợng đàn bò sữa qua các năm của huyện Ba Vì 45

Hình 3.3 Biểu đồ phân bố đàn bò sữa của huyện Ba Vì 46

Hình 3.4 Cơ cấu giống bò sữa tại 3 xã nghiên cứu 51

Hình 3.5 Biểu đồ quy mô chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ 54

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cv% : Hệ số biến động của số trung bình

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

F1 : Con lai giữa bò đực HF và bò cái lai Sind

F2 : Con lai giữa bò đực HF và bò cái F1

F3 : Con lai giữa bò đực HF và bò cái F2

Trang 12

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi bò sữa đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam 50 năm, nhưng kể từ năm

2001 sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp phát triển đàn bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-

2010 thì chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam mới thực sự phát triển Nhờ có chính sách này, ngành chăn nuôi bò sữa ở một số vù ng đã đ óng góp m ột phầ n qu an trọn g và o c ơ c ấu t hu n h ập của nh iều nông h ộ T hu nhập từ chăn nuôi b ò

s ữ a đã trở thành nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ chăn nuôi Tốc độ tăng trưởng bình q u â n hàng năm của đàn b ò s ữ a l ê n t ớ i 3 0 % trong giai đoạn 2001

- 2009 (Đỗ Kim Tuyên, 2009) [28]

Trong những năm vừa qua, Hà Nội là địa phương có đàn bò sữa tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng Năm 2014 tổng đàn bò sữa của thành phố là 14.057 con, tăng 6,5% so với năm 2013 Sản lượng sữa đạt 32,03 ngàn tấn, tăng 9,7%

so cùng kỳ năm 2013 Thành phố Hà Nội quy hoạch 7 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, trong đó huyện Ba Vì là một tiểu vùng chăn nuôi bò sữa phát triển nhất Năm 2001 tổng đàn bò sữa của huyện là 1.035 con, đến năm 2014 tổng đàn bò sữa của huyện là 8.045 con, chiếm 64% tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố (Niên giám thống kê Hà Nội, 2014)[22]

Bên cạnh đó, hàng năm sản xuất chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia s c nhai lại, tạo ra khoảng 86 triệu tấn khí methane (CH4), đóng góp tới 18% tổng lượng khí thải nhà kính (Steinfeld và cs., 2006)[64] Lượng methane có xu hướng ngày càng tăng do số lượng gia s c tăng nhanh trên phạm vi toàn thế giới Theo Moss và cs (2000)[62] methane từ gia súc nhai lại chiếm khoảng 30-40% tổng lượng methane thải ra từ cơ quan tiêu hóa của động vật trên toàn cầu Việc phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi đang có khuynh hướng gia tăng do tăng cả về số lượng và quy mô chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thịt, sữa ngày càng cao của con người (Leng, 2008)[61] Methane sản sinh trong dạ cỏ không chỉ gây nên hiệu ứng khí thải nhà kính mà methane mất đi còn kéo theo mất đi khoảng 10% năng lượng của vật chủ (Moss và cs, 2000)[62]

Trang 13

Thực tế, sản xuất chăn nuôi trong sản xuất kinh tế hộ gia đình rất đa dạng và phong phú về cả loài, giống, quy mô, mức độ thâm canh, tiêu thụ sản phẩm; theo vùng miền, tình hình kinh tế và trình độ kỹ thuật của người nông dân đã tạo nên sự

đa dạng các mô hình, hệ thống chăn nuôi ở các địa phương Do vậy, nghiên cứu thực trạng chăn nuôi ở mỗi vùng là rất cần thiết và quan trọng, giúp ta có một cái nhìn đầy

đủ, khách quan nhất về thực trạng chăn nuôi của vùng nhằm đề ra những giải pháp phát triển phù hợp Chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì còn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu đất trồng cỏ, việc chọn giống, quản lý, nhiều nông hộ còn chưa chủ động

đủ nguồn thức ăn thô xanh và vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng Xuất phát từ những lý do và sự cần thiết trên nhằm tìm hiểu đánh giá thực trạng của ngành chăn nuôi bò sữa và lượng phát thải khí nhà kính (CH4), chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì - Hà Nội

và bước đầu tính toán phát thải khí nhà kính (CH 4 ) trong chăn nuôi bò sữa”

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.2 Yêu cầu

- Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin và số liệu liên quan đến các quy

mô chăn nuôi bò sữa của vùng nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở các nông hộ

- Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững ở huyện Ba Vì,

Hà Nội

- Ước tính lượng phát thải khí nhà kính(CH4) trong chăn nuôi bò sữa

Trang 14

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:

- Đưa ra những cơ sở khoa học, thực tiễn cho định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững của huyện Ba Vì và Thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo

- Bước đầu tính toán được lượng phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn nuôi bò sữa

* Về ý nghĩa thực tiễn:

- Đề tài góp phần khảo sát, đánh giá thực trạng chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba

Vì - Hà Nội thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế, cơ hội và thách thức để từ

đó gi p đề ra những chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì - Hà Nội một cách hiệu quả và bền vững

- Việc xác định được lượng phát thải khí nhà kính (CH4) là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xác định quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sữa hợp lý trong nông hộ

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa

1.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể

và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, sức khỏe của bò Các yếu

tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, thời gian chiếu sáng, gió, bức xạ, trong

đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ giữ vai trò quan trọng nhất Theo Mai Thị Thơm và Nguyễn Xuân Trạch (2004)[35] các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng không thuận lợi đến sức khỏe và sức sản xuất của bò sữa thông qua hai con đường Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và ẩm độ cao lên cơ thể con vật và ảnh hưởng gián tiếp qua chất lượng thức ăn và bệnh tật

Nhiệt độ không khí từ 10 - 200C, ẩm độ từ 55-65% là điều kiện lý tưởng cho sinh trưởng phát triển và sản xuất của bò Ở bò sữa, việc tiết mồ hôi là biện pháp chính để thải nhiệt Quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và ẩm độ không khí Nhiệt độ được ổn định trong cơ thể trong một giới hạn khá hẹp và các quá trình sinh lý trong điều kiện trao đổi chất bình thường Bò sữa là động vật đẳng nhiệt,

để duy trì được trạng thái đẳng nhiệt, bò cần trạng thái cân bằng nhiệt với môi trường

Bò sữa thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 5-250C, đây là nhiệt độ trung tính Khi nhiệt độ > 250C, bò sữa đạt tới điểm mà tại đó ch ng không thể làm mát cơ thể được nữa và rơi vào trạng thái stress nhiệt

Mọi sự thay đổi về môi trường đều đe dọa và ảnh hưởng đến cân bằng trao đổi chất ở bò sữa Ở bò sữa khi năng suất tăng, thì nhiệt độ sinh ra cũng tăng lên với quá trình tiêu hóa một lượng lớn thức ăn Do vậy, bò sữa năng suất cao, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ môi trường lớn hơn ở bò sữa năng suất thấp và có mức

độ trao đổi chất lớn hơn, trao đổi chất và năng suất luôn đi song song với nhau, bò sữa năng suất cao chịu ảnh hưởng stress nhiệt cao hơn vì vùng trung hòa nhiệt của chúng giảm thấp Khi năng suất sữa tăng, lượng thu nhận thức ăn tăng dần, dẫn đến nhiệt sản xuất ra trong cơ thể tăng Theo Silarikove stress nhiệt làm tăng sự mất

Trang 16

dịch từ cơ thể vì tăng hô hấp và tiết mồ hôi, nếu quá trình này tiếp tục đến một lúc nào đó cơ thể mất sự kiểm soát sẽ đe dọa đến khả năng điều khiển nhiệt và hệ tim mạch Để chống lại stress nhiệt gia súc thực hiện các đáp ứng về thần kinh và thể dịch trong việc điều hòa thân nhiệt

Theo Shearer và Beede khi chỉ số nhiệt ẩm ≤ 72 bò sữa ôn đới bắt đầu có dấu hiệu stress; THI nằm trong khoảng 79-89 bò sẽ rơi vào tình trạng stress nhiệt nặng Trong khi đó ở giới hạn THI 79 – 89 thì ảnh hưởng của stress nhiệt với bò sữa lai F1

nuôi tại Ba Vì trong mùa hè không rõ

Bò F2 biểu hiện stress nhiệt nặng hơn bò F1 (Vương Tuấn Thực, 2005)[42] Trong điều kiện stress nhiệt, quá trình trao đổi chất (trao đổi muối khoáng, trao đổi nước), hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, khi bò stress nhiệt, Na trong nước tiểu tăng, bổ sung thêm Na và K cao hơn tiêu chuẩn thấy năng suất sữa tăng lên đáng kể

1.1.2 Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản

Tính trạng sinh sản trong chăn nuôi bò sữa là tính trạng quan trọng vì sinh sản với bò sữa không chỉ đơn thuần là để duy trì nòi giống, mà còn để tạo ra sản phẩm (sữa), nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa Các chỉ tiêu đánh giá sinh sản của bò gồm:

a) Tuổi phối giống lứa đầu

Cũng như các loài gia s c khác thời gian thành thục về tính của bò thường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc, với bò khi mới đạt 30-40% khối lượng trưởng thành bò đã thành thục về tính Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải chọn thời điểm phối giống lần đầu phù hợp, nếu phối quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bò mẹ và khối lượng bê sơ sinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức sản xuất của bò sữa Theo tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004)[35] tuổi phối giống lần đầu tiên của bò vàng Việt Nam là 20 - 24 tháng tuổi, bò laisind

là 18 - 24 tháng tuổi, bò HF từ 15 - 20 tháng tuổi

b) Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc bê, khí hậu và ảnh hưởng sinh trưởng, phát dục của giống Do thời

Trang 17

gian mang thai của bò ít biến động nên tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu Tuổi đẻ lứa đầu của giống bò lai có khuynh hướng tăng dần theo sự tăng tỷ lệ máu bò ôn đới Theo Tăng Xuân Lưu (1999)[19] tuổi đẻ lứa đầu của bò F1

là 38,47 tháng, bò F2 là 38,87 tháng

c) Khoảng cách lứa đẻ

Như đã đề cập, thời gian mang thai của bò cơ bản ổn định, vì vậy khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc lớn vào thời gian có chửa trở lại sau đẻ Về lý thuyết khoảng cách lứa đẻ lý tưởng là 12 tháng, song trong thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như đặc điểm phẩm giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,

kỹ thuật cạn sữa, kỹ thuật phối giống làm cho khoảng cách lứa đẻ thường kéo dài

390 – 420 ngày hoặc hơn (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004)[35] Để nâng cao sản lượng sữa và số bê sinh ra trong một đời gia s c đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt và đồng bộ các yếu tố từ chăm sóc nuôi dưỡng, đến kỹ thuật vắt sữa, cạn sữa và thụ tinh nhân tạo để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ

D) Hệ số phối giống

Hệ số phối giống là số lần phối đến khi thụ thai Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khá quan trọng trong chăn nuôi bò sữa Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chất lượng phẩm giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và chất lượng tinh dịch Hệ số phối giống trên đàn bò lai hướng sữa của Vĩnh Thịnh F1 là 2,13 và F2 là 2,37 (Mai Thị Thơm, 2004)[29]

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản của bò sữa liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào hai yếu tố

di truyền và ngoại cảnh, các giống khác nhau khả năng sinh sản khác nhau Khả năng sinh sản của bò sữa được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tuổi đẻ lứa đầu, tuổi phối giống lứa đầu Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng chịu tác động mạnh của yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại, vệ sinh thú y Trên thực tế việc xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố riêng biệt trong sự chi phối chung là rất khó khăn

a) Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính của giống, những chỉ tiêu có hệ số di truyền càng cao phụ thuộc vào đặc tính phẩm giống càng lớn Theo nghiên cứu của

Trang 18

Nguyễn Thị Hoa (2007)[16] trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Nghĩa Đàn – Nghệ

An thì tuổi phối lần đầu ở bò F1 là 15,2 tháng; bò F2 là 16,23 tháng và bò F3 là 17,15 tháng Khoảng cách lứa đẻ của bò F1 là 391,03 ngày; bò F2 là 401,63 ngày và bò F3

là 417,1 ngày Theo Vũ Chí Cương và Cs (2006)[8] nghiên cứu trên bò lai F2 và F3nuôi ở Phù Đổng, Ba Vì, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cho biết tuổi đẻ lứa đầu của toàn đàn trong vùng là 26,65 và 27,71 tháng

b) Yếu tố ngoại cảnh

Yếu tố ngoại cảnh bao gồm điều kiện khí hậu, thức ăn dinh dưỡng, chuồng trại, vệ sinh thú y ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của bò sữa Điều kiện dinh dưỡng thấp sẽ kìm hãm sinh trưởng của bò cái tơ làm chậm thời gian đưa vào sử dụng Đối với bò trưởng thành khi kéo dài thời gian phục hồi sau đẻ, giảm khả năng sinh sản Ngược lại nếu dinh dưỡng quá nhiều, nhất là gluxit sẽ làm cho bò quá béo, buồng trứng bị tích lũy mỡ nên giảm hoạt động chức năng sinh sản (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[36]

1.1.3 Sức sản xuất của bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng

1.1.3.1 Sức sản xuất của bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa sản phẩm chính thu được là sữa và bê, trong đó sữa là sản phẩm quan trọng tạo ra lợi nhuận tức thì, chiếm phần lớn tổng thu bán sản phẩm Khả năng sản xuất sữa của bò được đánh giá thông qua các chỉ tiêu

a) Thời gian cho sữa

Thời gian cho sữa thực tế và lượng sữa sản xuất ra trên một ngày quyết định sản lượng sữa Thông thường thời gian cho sữa lý tưởng của bò là 300 - 305 ngày Tuy nhiên vì chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện môi trường, thức ăn nên thường biến động trong khoảng lớn Theo kết quả nghiên cứu đàn bò lai hướng sữa HF của Nguyễn Quốc Đạt và cs (1998)[13] cho thấy thời gian cho sữa dài nhất ở bò F2 là 307,54 ngày, sau đó là bò F1 là 306,02 ngày và ngắn nhất

ở bò F3 là 302,4 ngày

b) Sản lượng sữa

Sản lượng sữa là chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá phẩm chất con giống,

nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa Tính trạng này phụ

Trang 19

thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh, cho nên các giống khác nhau, điều kiện nuôi dƣỡng khác nhau, chu kỳ cho sữa khác nhau, sản lƣợng sữa sẽ khác nhau Bò HF nhập từ Úc nuôi ở Mộc Châu có sản lƣợng sữa 4.365 kg, Lâm Đồng đạt 3.877 kg (Nguyễn Hữu Lƣợng và cs, 2007)[18] Bò HF nuôi ở Cu Ba

có sản lƣợng sữa bình quân 4.099 kg; ở Mộc Châu đạt 3.766 kg, còn ở Lâm Đồng là 3.315 kg (Trần Công Thành, 2000)[40]

Theo Cục chăn nuôi sản lƣợng sữa bình quân năm 2013 năng suất sữa ở bò lai

HF đạt 4.280 kg/chu kỳ (305 ngày); ở bò thuần HF đạt 5.600 kg/chu kỳ (305 ngày)

c) Chất lượng sữa

Chất lƣợng sữa đƣợc đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản quan trọng là mỡ

và protein trong sữa Tỷ lệ mỡ cao thì giá trị năng lƣợng của sữa cao, tỷ lệ protein cao thì giá trị dinh dƣỡng của sữa cao

Tỷ lệ protein sữa là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lƣợng sữa Các loại

bò sữa khác nhau thì tỷ lệ protein sữa khác nhau Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiệp (2003)[30] trên đàn bò sữa lai F1, F2, F3 nuôi tại Lâm Đồng cho kết quả tỷ lệ protein sữa lần lƣợt là 3,09 ± 0,13; 3,02 ± 0,15 và 2,82 ± 0,01

Tỷ lệ mỡ sữa là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng và giá trị kinh tế của sữa Bò HF nuôi ở Mộc Châu có tỷ lệ mỡ sữa là 3,4 - 3,8%, bò sữa ở Phù Đổng có

tỷ lệ mỡ sữa là 4,89%, bò lai có tỷ lệ mỡ sữa là 3,4 - 383% (Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, 2004)[35]

1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa

a) Giống

Các giống khác nhau cho sản lƣợng sữa khác nhau Giống bò sữa HF đạt năng suất 5.000 – 8.000 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa từ 3,2 - 3,8%, giống bò Jersey đạt năng suất trung bình 2.800 - 3.500 kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa 5,8 - 6,0%; Bò lai Hà Ấn F1 cho sản lƣợng sữa 2.800 – 2.900 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa 3,24%; Bò laisind bình quân đạt 700 – 1.200 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa 5 - 6% Các giống chuyên sản xuất thịt nhƣ các giống bò Charolais, Hereford lƣợng sữa chỉ đủ nuôi con

Giống là yếu tố cơ bản quyết định đến năng suất và sản lƣợng sữa Những giống có sức sản xuất sữa cao thuờng là những giống chuyên môn hoá theo huớng

Trang 20

sữa Thí dụ giống bò HF có sản lượng sữa 5.500 - 6.000 kg, bò Brown Swiss 3.100 - 3.200 kg và bò Sind, bò Sahiwal 1.200 - 2.700 kg sữa/chu kỳ (Nguyễn Văn Thưởng, 1995)[32] FAO (2000, dẫn theo Trần Đình Miên, 2002)[20], cho biết mặt bằng sản lượng sữa trên thế giới đã ngang 6.000 lít/chu kỳ, ở một số đàn cao sản cao hơn, nhất là các nước Bắc Mỹ và châu u có những con đạt 12.000 - 13.000 lít/chu kỳ

Mặc dù giống có ảnh huởng rất lớn đến năng suất sữa, nhưng hệ số di truyền

về năng suất sữa lại không cao Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995)[32] hệ số di truyền về năng suất sữa biến động trong phạm vi 0,27 - 0,36 Theo Taylor và Bogart (1998, dẫn theo Đặng Vũ Bình, 2002)[1] sản lượng sữa ở bò sữa có hệ số di truyền

là 0,25 Hệ số di truyền sản lượng sữa của bò HF nuôi ở Việt Nam theo Phạm Văn Giới và Cs (2006)[14] là 0,32, còn theo Hoàng Thị Thiên Hương (2007)[15] là 0,33

b) Tuổi có thai lần đầu

Thông thường bê thành thục về tính sớm hơn thành thục về thể vóc, vì vậy cần chọn thời điểm phối giống lần đầu thích hợp để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cơ thể Đối với các giống bò sữa nên tiến hành phối lần đầu vào khoảng 16 -18 tháng tuổi, khi khối lượng đạt từ 65 – 70% thể trọng bò cái trưởng thành Tuổi phối giống lần đầu ở lứa tuổi muộn hơn có thể do nuôi dưỡng kém, đã kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể, và thường kèm theo sự phát triển kém của bầu vú, vì thế năng suất sữa thấp (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[25]

c) Tuổi và lứa đẻ

Sản lượng sữa của bò có sự thay đổi rõ rệt phụ thuộc vào tuổi và thứ tự lứa

đẻ Sản lượng sữa thu được ở lứa đẻ thứ nhất và lứa đẻ thứ hai thường thấp hơn so với các lứa về sau đó Số lượng sữa đạt được cao nhất ở lứa đẻ thứ 4 hoặc 5 và ổn định trong hai hoặc ba năm Sau đó cơ thể càng già sản lượng sữa càng giảm Ở một

số bò cái có cơ thể tốt, được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt có thể cho sản lượng sữa cao đến lứa đẻ thứ 12, thậm chí đến lứa đẻ thứ 17 (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002)[24]

Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995)[32], bò sữa cho sản lượng sữa cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6 Sản lượng sữa ở những chu kỳ này tăng khoảng 40

% - 50 % so với sản lượng sữa ở chu kỳ 1

Trang 21

Theo Đinh Văn Cải và Cs (2001)[4] nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng sữa của bò HFF1 (HF x lai Sind) cho thấy trên 2 nhóm bò HFF1 có năng suất sữa khác nhau (9 kg và 15 kg/ngày) thì mức năng lượng 2.069 - 2.088 Kcal và hàm lượng protein thô 117 - 122 gam/kg chất khô

ăn vào là phù hợp để đạt hiệu quả sản xuất sữa cao Theo Bùi Quang Tuấn và cs (1999)[27] cho biết các mức protein và các mức thức ăn tinh trong khẩu phần đều

có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và protein thô qua đó ảnh hưởng đến năng suất sữa

đ) Khối lượng cơ thể

Nhìn chung về cơ bản trong cùng một giống bò, con nào có thể trọng lớn thì khả năng cho sữa cao hơn Tuy vậy, thể trọng quá cao có thể làm giảm năng suất sữa do phải sử dụng quá nhiều dinh dưỡng cho nhu cầu đuy trì Người ta dùng hệ số sinh sữa (HSSS) để đánh giá khả năng tạo sữa Hệ số này biểu thị năng suất sữa (kg) trên 100 kg trọng lượng cơ thể Các giống bò sữa thường có HSSS là 8-10 Giống bò Jersey có thể trọng khoảng 300 – 350 kg, sản lượng sữa một chu kỳ bình quân 3.000 kg, có HSSS là 9 - 10 (Nguyễn Xuân Trạch và Cs, 2006)[36]

e) Môi trường

Sức sản xuất sữa của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển và lượng mưa Các yếu tố này gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của cây thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp qua kích thích hệ thống thần kinh - hocmôn điều chỉnh đ ể duy trì thân nhiệt Môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống

Trang 22

enzym và các hoóc môn khác (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch

2002[24]

Năng suất sữa của bò chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi nhiệt độ và ẩm độ môi trường Tuy nhiên sản lượng sữa không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 0 - 21oC, ở nhiệt độ thấp hơn - 5oC và từ 22 lên 27oC sản lượng sữa giảm từ từ Nhiệt độ trên 27oC sữa giảm rõ rệt Phạm vi biến động nhiệt độ thích hợp với mỗi giống bò có sự khác nhau Năng suất sữa của bò HF giảm đi nhanh chóng khi nhiệt đ ộ môi trường cao hơn 21oC, ở bò Brown Swiss và Jersey nhiệt

độ này khoảng 24o

C đến 27oC, ở bò Brahman 32oC Nhiệt đ ộ thích hợp tối thiểu

ở bò Jersey khoảng 2oC Trong khi đ ó ở bò Holstein không ảnh hưởng nhiều thậm chí ở -13oC Sự giảm thấp sức sản xuất sữa trong điều kiện mùa hè không hoàn toàn do sự giảm thấp về sự thu nhận thức ăn hoặc phẩm chất cỏ Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chế sinh lý học liên quan đ ến sự tiết sữa cũng là yếu tố quan trọng (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[17]

Nhiệt độ cao không những ảnh hưởng đến năng suất sữa mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất sữa Nhiệt độ tối ưu đối với bò sữa nói chung từ 40C đến 160

C, giới hạn tối đa có khác nhau ch t ít ở từng giống, ở giống bò HF là 260C Nhiệt độ cao của vùng á nhiệt đới và nhiệt đới là yếu tố chủ yếu gây cản trở sự hình thành các

giống bò sữa có năng suất cao ở vùng này Theo Nguyễn Sinh và Cs (2008)[25] cho

rằng với bò sữa khi gặp stress nhiệt, cứ giảm 0,5 kg vật chất khô ăn vào, năng suất sữa sẽ giảm 1 kg

f) Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là khoảng thời gian từ lần đẻ trước đến lần đẻ sau Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ tốt nhất là 12 tháng Tuy nhiên trong thực tế do nhiều nguyên nhân nên khoảng cách giữa 2 lứa đẻ thường kéo dài 390 – 420 ngày hoặc dài hơn Bò sữa F2, F3 ở Ba Vì có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 394,27 ± 9,65 và 423,63

±16,85 ngày, ở Phù Đổng có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 445 ngày (Lưu Công Khánh,1996)[37] Theo Vũ Chí Cương và cs (2004)[8] khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của bò 75%HF và 87,5%HF được chọn lọc tại Ba Vì là 14,77 tháng và 15,39 tháng; tại TP Hồ Chí Minh là 15,24 tháng và 15,36 tháng

Trang 23

Khi có thai, lượng sữa ở bò giảm từ 1 5 - 20 % so với không có thai, và lượng sữa giảm nhiều hơn khi có thai từ tháng 5 trở đi Song không có nghĩa là phải kéo dài thời gian không có thai sau khi đẻ để đạt được chỉ số ổn định về năng suất sữa cao Một nghiên cứu cho thấy trong đ iều kiện nuôi dưỡng tốt, nếu lấy khối lượng sữa trung bình trong m ộ t chu kỳ 300 ngày là 100 %, thì kéo dài chu kỳ sữa lên 450 ngày, năng suất sữa bình quân trong ngày chỉ đạt 85 % Như vậy, kéo dài thời gian của chu kỳ không thể bù được 15 % lượng sữa giảm thấp trên Thời gian của một chu kỳ cho sữa tốt nhất là khoảng 300 ngày Để đạt được yêu cầu trên phải cho bò cái giao phối 60 - 80 ngày kể từ sau khi đẻ (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn

Xuân Trạch, 2002)[24] Theo Đặng Thị Dung và cs (2003)[11] thời gian của một

chu kỳ cho sữa tốt nhất là khoảng 300 ngày, muốn vậy phải phối giống cho bò cái sau ki đẻ từ 60 - 90 ngày

g) Kỹ thuật vắt sữa

Bài tiết sữa dựa trên phản xạ thần kinh - hormon, vắt sữa không đ ng kỹ thuật, thời gian vắt sữa không ổn định, người vắt sữa không ổn định sẽ ảnh hưởng tới sự tiết sữa Vắt sữa không đ ng kỹ thuật sẽ ức chế sự tiết sữa Nếu thời gian vắt sữa kéo quá dài thì oxytoxin sẽ hết hiệu lực trước khi vắt sữa hết trong bầu vú và dẫn đến tăng tỷ lệ sữa sót, nâng cao nhanh áp suất tuyến sữa, tiếp theo đó sẽ ức chế

sự tạo sữa Số lần vắt trong ngày cũng có ảnh hưởng đến năng suất sữa Số lần vắt quá ít ở bò cao sản sẽ làm tăng áp suất trong bầu vú và ức chế quá trình tạo sữa tiếp

theo (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002)[24]

h) Bệnh tật

Khi bò sữa mắc bệnh thường kém ăn, thậm chí bỏ ăn, thể trạng gầy yếu, dẫn đến khả năng tạo sữa kém, tỷ lệ đàn bò sữa thường mắc bệnh sản khoa cao, có khi tới 60-70%, nhất là các bệnh viêm vú Sữa ở các bầu vú bị viêm không đảm bảo yêu cầu, không dùng chế biến, thậm chí có trường hợp không thể dùng cho bê bú Một thùy viêm nếu không được điều trị kịp thời thường sẽ bị nhục hóa, lượng sữa giảm

từ 20-25% (Nguyễn Văn Thưởng, 2005)[33] Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng riêng bệnh viêm v đã làm thiệt hại 3,5 % sản lượng sữa cả đàn, cộng thêm những thiệt

Trang 24

hại do những trường hợp viêm v lâm sàng đã làm cho sữa xấu không dùng được, thiệt hại đến 5 % sản lượng sữa (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[17]

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa

a) Giống và tuổi

Các giống khác nhau có tỷ lệ mỡ và protein sữa khác nhau, thành phần chất lượng sữa ở các giống khác nhau là khác nhau (Nguyễn Ngọc Thiệp, 2003)[30] Tỷ

lệ mỡ sữa của các giống HF, F3, F2, F1 ttương ứng là 3,43%, 3,4%, 3,97% và 4,27%,

tỷ lệ mỡ và protein trong sữa có giảm đi theo tuổi bò (Trần Trọng Thêm, 1986).[41]

b) Thức ăn

Thành phần của khẩu phần thức ăn, chất lượng thức ăn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa Nếu bò sữa được cung cấp khẩu phần thức ăn không cân đối, khi thiếu protein thường dẫn tới sự giảm hàm lượng chất khô, mỡ, protein trong sữa Theo (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[36] khẩu phần cân bằng dinh dưỡng trong giai đoạn cạn sữa sẽ kích thích nâng cao tỷ lệ mỡ sữa ở thời kỳ tiết sữa sau

c) Nhiệt độ và ẩm độ môi trường

Nhiệt độ và ẩm độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng sữa mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khi các yếu tố này tăng thì hàm lượng mỡ sữa, chất khô đã tách bơ có xu hướng giảm, trong khi đó một vài thành phần như nitơ fiprotein có xu hướng tăng Tỷ lệ mỡ sữa giảm khi nhiệt độ môi trường từ 21 -

270C khi nhiệt độ tăng hơn 270C thì tỷ lệ mỡ sữa có xu hướng tăng (Vương Tuấn Thực, 2005)[46]

d) Giai đoạn của chu kỳ sữa

Hàm lượng mỡ sữa thường thay đổi trong một kỳ vắt sữa, nó thường cao ở đầu kỳ, sau đó giảm đi theo lượng sữa tăng lên, về cuối kỳ hàm lượng mỡ sữa lại có

xu hướng tăng lên Tỷ lệ protein sữa cũng biến đổi tương tự như mỡ sữa (Trần Trọng Thêm, 1986)[41]

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa

1.2.1 Môi trường tự nhiên

Đất, nước: Có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển chăn nuôi bò sữa

Cả hai yếu tố này là điều kiện bắt buộc phải có và khi thuận lợi thì chăn nuôi bò sữa mới có thể phát triển bền vững

Trang 25

Khí hậu: Là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

và sức sản xuất của bò sữa, thông qua các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể động vật như: nhiệt độ, độ ẩm cao và ảnh hưởng gián tiếp qua chất lượng thức

ăn, bệnh tật

Các yếu tố của thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của

cơ thể và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, đến sức khỏe và khả năng sản xuất của bò Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, lượng mưa Trong các yếu tố này nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng nhất

1.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội

Đất đai và quyền sở hữu đất đai có tác động lớn với chăn nuôi bò sữa Diện tích và quyền sở hữu đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, hiệu quả cũng như tính bền vững Vốn chăn nuôi gồm vốn tự có hoặc nguồn vốn vay, việc tiếp cận vốn vẫn là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thức cũng như quy mô chăn nuôi

bò sữa Khi nguồn vốn dồi dào sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh cao hơn như: hình thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn Đồng thời cũng mang lại những hiệu quả cao hơn do sử dụng con giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình vệ sinh, chuồng trại hợp lý

Lao động là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi nói chung và bò sữa nói riêng, nhất là tại những nước phát triển, sự thiếu hụt lao động thường xuyên xảy ra Lao động được đề cập tới không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng thông qua trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật Lực lượng lao động trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa thâm canh, quy mô lớn lại càng yêu cầu chất lượng cao vì khi chăn nuôi quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc càng nhiều và cũng đòi hỏi người lao động càng phải có tri thức cao hơn

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, nguồn nước, các

cơ sở bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thú y, các điều kiện tiếp cận tín dụng, cơ sở thụ tinh nhân tạo, thị trường Các điều kiện này ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi

bò sữa thông qua dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra, sự tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đàn thông qua

Trang 26

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nguồn thức ăn thô xanh Tuy nhiên, sự phát triển các cơ

sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách liên quan

Thị trường ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa thông qua nguồn cung cấp đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y ) và bán sữa tươi (do đặc thù của sữa tươi là sau khi khai thác thì trong vòng muộn nhất 1 giờ phải được bảo quản lạnh) Do vậy, thị trường là một trong những yếu tố quyết định quy mô sản xuất và hiệu quả

kinh tế của chăn nuôi bò sữa

1.2.2.1 Phát triển hộ chăn nuôi và tăng quy mô chăn nuôi bò sữa

Để phát triển được hộ chăn nuôi bò sữa rất cần sự xúc tiến đầu tư tới các hộ

có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi bò sữa thông qua hội nghị hội thảo, thăm quan giới thiệu, đào tạo tập huấn để hộ tự quyết định đi tới chăn nuôi bò sữa

Giúp nông dân tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức, hỗ trợ từ chính sách để phát triển chăn nuôi, đầu tư trang thiết bị công nghiệp phục vụ chăn nuôi và xử lý môi trường

Để nâng quy mô chăn nuôi bò sữa trên hộ nhằm phát triển đàn bò sữa đồng thời cũng là tăng hiệu quả chăn nuôi cho hộ nông dân rất cần sự thu hút doanh nghiệp liên quan đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, thu hút vốn để dân đầu tư và sự

hỗ trợ một phần từ phía nhà nước Chọn những hộ có khả năng đầu tư và tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật để đầu tư xây dựng trại chăn nuôi trình diễn làm hạt nhân để phát triển giống và là động lực để phát triển chăn nuôi trong vùng

Phát triển trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư, trên cơ sở những hộ có diện tích đất thầu khoán hoặc dồn điền đổi thửa có diện tích đất đủ lớn ngoài khu dân cư,

có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn thì thu hút hộ phát triển chăn nuôi bò sữa và tạo điều kiện thuận lợi để hộ thu hút các nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp và chính sách đầu tư của nhà nước để phát triển chăn nuôi bò sữa

Thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư trại chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô lớn áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

Cần có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân tại các vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa nhằm tăng quy mô và hộ chăn nuôi Như Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Chính phủ và

Trang 27

Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài Chính các địa phương cần cụ thể hóa các chính sách này và huy động ngân sách địa phương khuyến khích,

hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung Miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong những năm đầu kinh doanh nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa

1.2.2.2 Xây dựng sự liên kết hợp tác trong chăn nuôi bò sữa

Nông hộ là đối tượng đễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế thị trường nên việc hợp tác liên kết các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thành hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi là rất cần thiết và phù hợp với kinh tế hộ nông dân Đây là giải pháp nhằm tăng cường năng lực tổ chức sản xuất, khả năng thích ứng với các biến động từ thị trường và sự liên kết trong sản xuất kinh doanh của những

hộ nông dân Đồng thời loại hình sản xuất này sẽ góp phần củng cố và th c đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại, bền vững, có hiệu quả

Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã, chi hội,

tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn trong và ngoài nước để các tổ chức thực sự phát huy được vai trò đối với các thành viên của tổ chức

Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại, hộ chăn nuôi Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công giữa các chủ trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất thức ăn, chế biến sữa Tăng cường liên kết 4 nhà nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, tạo sự phát triển ổn định và bền vững Gắn kết phối hợp cùng với doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, đào tạo nghề và tiêu thụ sữa

1.2.2.3 Chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn

Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết

bị và thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao Việc đào tạo tập huấn kỹ thuật cho các

hộ chăn nuôi, các chủ trang trại, các cán bộ kỹ thuật là rất quan trọng và thường tập trung vào các vấn đề liên quan đến chọn giống, lai tạo giống, kỹ thuật chăn nuôi, bảo quản và chế biến thức ăn, phòng bệnh cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại để các hộ chăn nuôi, các chủ trang trại, các cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ

Trang 28

thuật áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong chăn nuôi

Tuyên truyền các hộ chăn nuôi bò sữa trong vùng quy hoạch làm tốt công tác

vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh, tuân thủ nghiêm công tác tiêm phòng cho đàn bò sữa

Khuyến khích các hộ, trang trại chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng dịch vụ với cán bộ kỹ thuật đảm bảo định kỳ được vệ sinh môi trường, tư vấn thú y phòng bệnh

Có sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tầm vĩ mô, toàn vùng quy hoạch Ngân sách của nhà nước hỗ trợ các loại vacxin tiêm phòng như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phòng viêm vú, chống sót nhau, phòng bại liệt

Thực hiện tốt việc phòng dịch và đảm bảo vệ sinh môi trường Tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh thú y và pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm

Xây dựng các trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

Hệ thống thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời không

để lây lan dịch bệnh Các biện pháp phòng trừ khi có dịch gây thiệt hại lớn đến chăn nuôi và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân

Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống th y, đặc biệt là vai trò của ban chăn nuôi th y cơ sở, quan tâm đến chế độ sinh hoạt phí của trưởng ban và thú

y các thôn, xóm, cụm dân cư

Trang 29

1.2.2.5 Vệ sinh môi trường

Chất thải chăn nuôi nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người

và môi trường chăn nuôi, gây dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và năng suất vật nuôi, mất vệ sinh an toàn thực phẩm Do vậy muốn phát triển chăn nuôi không thể không đầu tư xử lý môi trường chăn nuôi

Đưa các biện pháp xử lý môi trường chất thải trong chuồng nuôi và thu gom nước thải của các hộ để xử lý trước khi thải ra môi trường

Xử lý môi trường chăn nuôi cần đầu tư đồng bộ các công trình xử lý, đảm bảo xử lý nước thải, chất thải và khí thải

1.2.2.6 Tổ chức hệ thống thu gom sữa

Chăn nuôi bò sữa cần phải ở gần trạm thu gom với đầy đủ các thiết bị bảo quản và kiểm tra chất lượng sữa, vì sữa ở môi trường bình thường nếu sau 2 giờ không được bảo quản ở nhiệt độ dưới 50C thì sữa sẽ bị hỏng

Xây dựng trạm dịch vụ kỹ thuật phát triển chăn nuôi trong vùng, là đầu mối

tổ chức việc thu gom bảo quản sữa và dịch vụ kỹ thuật Trạm hoạt động xâu chuỗi với cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, liên kết với các hộ chăn nuôi để tổ chức điểm thu gom sữa tại các khu vực đảm bảo thuận lợi cho hộ chăn nuôi nhập sữa

Tại những khu vực có nhiều hộ chăn nuôi, lựa chọn hộ chăn nuôi để tổ chức thu gom sữa theo hình thức liên kết hộ chăn nuôi với trạm dịch vụ kỹ thuật hoặc doanh nghiệp, hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi

Tổ chức các công ty thu mua sữa hoặc cung cấp dịch vụ đầu vào thông qua hợp đồng với hộ chăn nuôi, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi và trạm dịch vụ kỹ thuật

1.2.2.7 Tổ chức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm

Nền kinh tế thị trường sản xuất phải song hành với tiêu thụ được sản phẩm Sản phẩm phải có uy tín, được người tiêu dùng chấp thuận Để có được điều đó thì phải làm tốt công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm và để phát triển chăn nuôi theo vùng, xây dựng uy tín và hình ảnh sản phẩm nhất là sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu theo tên địa danh của vùng chăn nuôi đó

Trang 30

1.3 Nghiên cứu về phát thải khí nhà kính

Tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2013 cả nước có 186,4 ngàn con bò sữa, sản lượng sữa đạt 456,4 ngàn tấn (Tổng cục thống kê 2013)[21] Mục tiêu đến năm

2020 cả nước có 300 ngàn con bò sữa, sản lượng sữa đạt 0,9 triệu tấn để đáp ứng khoảng 35% nhu cầu sữa trong nước (Chung Anh Dũng 2014)[10] Sự phát triển này đặt ra những thách thức trong ứng phó với biến đổi khí hậu Theo báo cáo của IPCC (2007)[54], chăn nuôi gia s c nhai lại hàng năm đã phát thải một lượng khí methane bằng một phần ba lượng khí methane toàn cầu Phát thải khí nhà kính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, đe dọa sự phát triển bền vững của hệ thống chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu là một trong hai nội dung quan trọng trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Đề

án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020” Một trong những mục tiêu của đề án là phát triển sản xuất nông nghiệp xanh/thông minh

ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu Nghiên cứu ước lượng tiềm năng giảm khí nhà kính trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của đề án

Cho đến hiện nay, ở Việt Nam có quá ít các nghiên cứu để xác định sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nói chung và khí methane nói riêng ở bò Phương pháp xác định sự phát thải khí methane từ gia súc nhai lại chưa được chuẩn hóa, và đòi hỏi kỹ thuật cao và nhiều chi phí (Johnson, 1995)[55] Trong hơn 100 năm nay, thế giới không ngừng phát triển các phương pháp để xác định lượng khí methane phát thải từ gia súc nhai lại, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi chi phí và công nghệ khác nhau (Storm et al., 2012)[65] Hiện nay, các phương pháp xác định phát thải khí methane bằng mô hình hay các phần mềm dựa trên lượng ăn vào của khẩu phần đã được phát triển (Kebreab et al 2008)[56] IPCC (2006) đã phát triển phương pháp ước tính lượng khí methane phát thải từ đường tiêu hóa của bò theo 3 lớp khác nhau (tier 1, 2 và 3) Trong đó tier 3 có độ chính xác

Trang 31

cao nhất dựa trên các thông tin về số lượng, chất lượng thức ăn ăn vào, tiêu hóa và trao đổi chất, khả năng sản xuất của gia súc Phần mềm RUMINANT model được phát triển theo tier 3 để hỗ trợ cho việc ước tính lượng methane phát thải từ đường tiêu hóa (Herrero et al 2013)[52] Phần mềm không phức tạp, có thể điều chỉnh để phù hợp cho hệ thống chăn nuôi của Việt Nam

Ở gia súc nhai lại, methane chủ yếu được sản sinh trong dạ cỏ bởi nhóm vi khuẩn sinh khí methane sử dụng các sản phẩm chuyển hóa của các loài vi khuẩn khác, protozoa, nấm trong quá trình phân giải thức ăn Điều này có nghĩa thay đổi khẩu phần ăn có thể làm thay đổi lượng khí CH4 phát thải

1.4 Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước

1.4.1 Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới

Trên thế giới nghề chăn nuôi bò sữa đã có từ lâu đời và được coi như là một ngành sản xuất nông nghiệp gắn liền với chiến lược phát triển trí tuệ của quốc gia

đó Theo tổ chức Nông - Lương liên hiệp quốc, tổng sản lượng sữa của thế giới trong năm 2008 đạt trên 700 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm trước trong đó tăng trưởng về sản xuất sữa của các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển Khoảng cách này có xu hướng tăng lên năm 2009 với tăng trưởng của các nước đang phát triển ước trên 4 % và cũng tăng trưởng mức bình thường ở các nước phát triển Do vậy tổng sản lượng sữa của thế giới sản xuất trong năm

2010 và 2011 có xu hướng tăng trung bình khoảng 2% - 3%

Theo Tống Xuân Chinh (2010)[5], các nước phát triển có tổng lượng sữa tiêu thụ cũng như lượng sữa tiêu thụ bình quân ổn định Trong khi đó tổng lượng sữa tiêu thụ cũng như mức tiêu thụ sữa trên người của các nước đang phát triển không ngừng tăng lên Sản lượng sữa sản xuất trên toàn thế giới tăng bình quân hàng năm

là 1,4%, riêng các nước đang phát triển ở Châu Á là 6,6% Một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc có tốc độ tăng sản lượng sữa hàng năm tới 10% trong những năm gần đây Tuy nhiên các nước Châu Á vẫn chưa sản xuất đủ sữa cho nhu cầu tiêu thụ trong mỗi nước

1.4.1.1.Đối với các nước ở khu vực Châu Á: Là khu vực có tổng sản lượng

sữa sản xuất hàng năm cao nhất thế giới đồng thời có số lượng dân số cao nhất toàn

Trang 32

cầu Căn cứ vào tình hình phục hồi kinh tế của Châu Á tổng sản lượng sữa của khu vực này đã tăng khoảng 3% trong năm 2009 đạt 255 triệu tấn Dự kiến trong các năm 2010 và 2011 sản xuất sữa của Châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 4% và

tổng sản lượng sữa ước đạt khoảng 265 triệu tấn

1.4.1.2 Các nước khu vực Châu Âu: Từ năm 2005 đến nay số lượng đàn bò

sữa và năng suất sữa trên đầu bò của các nước Châu u không tăng, số lượng bò sữa duy trì 240 - 250 triệu con trong thời gian qua, năng suất sữa trung bình chỉ trên

6000 kg/bò sữa/năm Do vậy tổng sản lượng sữa của các nước Châu u năm 2009 gần như giữ nguyên 154 triệu tấn mặc dù có ảnh hưởng của thị trường và mở rộng của hạn ngạch cô-ta Dự báo tổng sản lượng sữa của Châu u năm 2010 và 2011 có khả năng duy trì không tăng hơn 154 triệu tấn do giá sữa thấp và giá thức ăn cao bị kéo dài

1.4.1.3 Các nước khu vực Bắc Mỹ: Khu vự này bao gồm Mỹ và Canađa,

tổng sản lượng sữa của Hoa kỳ năm 2009 giảm khoảng 1 % do giá sữa nguyên liệu thấp và tỷ lệ giữa giá sữa trên giá thức ăn không cao Tổng sản lượng sữa giảm xuống còn 85,5 triệu tấn

1.4.1.4 Các nước khu vực Châu Đại Dương: Năm 2008 - 2009 sản lượng

sữa trên thị trường của các nước trong khu vực đạt 26 triệu tấn tăng 8% Riêng Newzealand đạt 16,6 triệu tấn tăng 8% đã được phục hồi sau hạn hán kéo dài Australia mặc dù điều kiện thời tiết thuận lợi sản lượng sữa chỉ tăng 2% đạt 9,4 triệu tấn Nông dân bị ảnh hưởng giá sữa thấp nên đã cho bò ăn ít thức ăn tinh hơn định mức là nguyên nhân chính đã làm sản lượng sữa giảm

1.4.1.5 Các nước khu vực Nam Mỹ: Do bị ảnh hưởng của giá sữa thấp và

hạn hán đã ảnh hưởng đến phương thức chăn nuôi bò sữa chăn thả Sản lượng sữa

đã giảm 8-10% trong quý IV năm 2009 Dự báo do thời tiết được cải thiện dần năm

2010 nên tổng sản lượng sữa năm 2010 và 2011 của các nước Nam Mỹ ước đạt 57 đến 60 triệu tấn Trong khi đó tổng sản lượng sữa của Brazin chiếm khoảng 50% của Nam Mỹ và sẽ duy trì 28 - 29 triệu tấn/năm

1.4.1.6 Các nước khu vực Châu Phi: Năm 2009 sản lượng sữa của khu vực

này tăng trên 1% đạt tổng số 36,6 triệu tấn sữa Bắc phi thời tiết thuận lợi, cỏ tốt

Trang 33

nên sản lượng sữa tăng 5%, ở Ai cập đạt 4,9 triệu tấn và sản lượng sữa của Algeria tăng khoảng 2% đạt khoảng 2,2 triệu tấn Các nước Tây Phi mưa thuận nên cỏ phát triển tốt, tuy nhiên ở Sudan hạn hán kéo dài nên ảnh hưởng đến sản lượng sữa của nước này Nam Phi sữa phát triển không mấy thuận lợi tăng trưởng 1% và sản lượng sữa đạt 3,2 triệu tấn do hạn hán khắp nước Đông phi một số nước gia súc chết nhiều do hạn hán như Kenya sữa giảm 5% còn 4,2 triệu tấn Năm 2010 tổng sản lượng sữa của các nước Châu Phi tăng trưởng khoảng 2% và đạt 37,4 triệu tấn

năm (Tống Xuân Chinh, 2010)[5]

Tại mỗi khu vực và mỗi nước trên thế giới đều có sự khác nhau rõ rệt về số lượng và tốc độ tăng trưởng về sản lượng sữa qua các năm Các nước phát triển ở Châu u, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương sản xuất tới 68 % tổng sản lượng sữa của thế giới với năng suất sữa bình quân cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển Phần lớn ngành chăn nuôi bò sữa ở các nước đang phát triển thuộc về các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ Số trang trại nuôi bò sữa ở các nước phát triển có xu hướng giảm xuống Trong khi đó số hộ chăn nuôi bò sữa ở các nước đang phát triển có xu hướng

ổn định

Bảng 1.1 Năng suất sữa bình quân của bò ở một số nước

(kg/con/chu kỳ 305 ngày) Nước (kg/con/chu kỳ 305 Năng suất sữa

2007, tăng 2,3 lần Tổng đàn bò sữa của nước này tăng từ 4,3 triệu con năm 1997

Trang 34

lên 13,9 triệu con năm 2007, tăng 4,8 lần Mengniu và Yili là 2 công ty sữa lớn nhất Trung Quốc và đứng trong tốp 20 công ty sữa lớn nhất thế giới về quy mô

Đài Loan có vị trí địa lý trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với diện tích 35.989 km² Trong đó, 26 % là vùng duyên hải, 27 % đất dốc và 47 % núi, nhiệt độ trung bình năm 280C (8 - 350C), độ ẩm trung bình 85 % (dao động 70 - 99 %) Với điều kiện tự nhiên đó Đài Loan không phải là nơi có điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu phù hợp cho chăn nuôi bò sữa Tuy nhiên, do nỗ lực thực hiện cải tiến trong chương trình đánh giá di truyền, nuôi dưỡng, quản lý, thức ăn, và kiểm soát dịch bệnh nên năng suất của đàn bò sữa HF không những được cải thiện mà còn trở thành một giống bò nội địa tốt Để đạt được thành công đó, Chính phủ Đài Loan đã có một số chính sách nhằm phát triển đàn bò sữa như: Quy hoạch vùng chăn nuôi, chính sách về

giống, về thức ăn, hệ thống thu mua sữa, thị trường (Cục Chăn nuôi, 2010)[7]

Các nước có nhiều trang trại bò sữa nhất là Ấn Độ, Pakistan, Ethiopia, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nga, Uzbekistan, Braxin, Iran và Romania Ở những nước này mỗi nước có từ 1 đến 2,5 triệu trang trại bò sữa Ở Mỹ và EU - 15 tương ứng có 78.300 và 533.851 trang trại bò sữa So với EU - 15 và Mỹ, quy mô trang trại ở các nước trên là rất nhỏ Nhìn vào số lượng trang trại thấy có hai khuynh hướng Ở những nước chăn nuôi bò sữa phát triển như Mỹ, Braxin, Achentina, Châu

u, Nam Phi, Nhật Bản và Úc hàng năm, số lượng trang trại bò sữa giảm từ 2-10%

Ở các nước đang phát triển lại có xu thế ngược lại, hàng năm, tốc độ tăng số lượng trang trại bò sữa từ 0,5-10% Cũng tương tự như xu thế về số lượng trang trại,

rõ ràng đang có 2 xu thế về cơ cấu Ở các nước phát triển, vì mở rộng kinh doanh chi phí lớn nên các trang trại quy mô nhỏ đang mất dần thị phần Ở các nước đang phát triển, trái lại, trang trại bò sữa quy mô nhỏ thống trị sản xuất sữa nên họ đang duy trì và tăng thị phần

Dựa vào phân tích số lượng và cơ cấu tổ chức trang trại bò sữa Mạng lưới so sánh trang trại thế giới đã đưa ra luận thuyết về mô hình phát triển với hai điểm mấu chốt Khi trang trại bò sữa đạt mức tối đa thì sẽ xảy ra bước ngoặt Trước khi xảy ra bước ngoặt đó, việc gia tăng sản lượng sữa đều do tăng số lượng trang trại và thông thường là quy mô nhỏ (Ví dụ: Ấn Độ, Ai Cập ) Khi quy mô trang trại tăng với tốc độ

Trang 35

nhanh thì đó là l c sản xuất sữa phát triển theo hướng mới Thời điểm này báo hiệu sự khởi đầu của một quá trình thay đổi to lớn về cấu tr c của ngành sản xuất sữa ở một chừng mực nào đó, ch ng ta thấy những nước như Mỹ và Đức đang bước qua thời điểm này Thông qua đầu tư vào các trang trại sản xuất sữa quy mô lớn có thể là cách đi tắt và

sẽ đáp ứng nhu cầu đất nước về sữa, nhưng không nhất thiết tất cả các nước đều phải đi theo khuôn mẫu này

Các nước thuộc Liên bang Xô Viết

Trang 36

1.4.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và Hà Nội

1.4.2.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam

Ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1920, nhưng thực sự phát triển thành một nghề chính từ năm 1950 đến 1970 Năm 1990, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt công ty sữa như Vinamilk, Netsle, Hà Lan, Công ty cổ phần sữa Quốc tế IDP… đã góp phần tạo

ra thị trường ổn định th c đẩy người nông dân tham gia vào chăn nuôi bò sữa Thấy

rõ được vai trò của ngành chăn nuôi bò sữa đối với nền kinh tế đất nước Chính Phủ

đã ra quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001 - 2010 Mục tiêu chính của chủ trương này là tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nông dân

Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41 nghìn con năm 2001 lên trên 200,4 nghìn con 01/4/2014 và tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước đạt 456,39 ngàn tấn đáp ứng khoảng trên 28% tổng lượng sữa tiêu dùng hàng năm (Cục

Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT, 2014)[6]

Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất

là trong vấn đề tổ chức, quản lý vĩ mô ngành hàng và tổ chức quản lý sản xuất các

cơ sở chăn nuôi

Với quan điểm sản xuất giống bò sữa trong nước là chủ yếu, Bộ Nông nghiệp

và PTNT chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong nước thông qua phê duyệt chương trình và các dự án giống bò sữa 2001 - 2005 và 2006 - 2010 Tổng vốn đầu tư các dự án giống bò sữa có giá trị hàng chục tỷ đồng đã hỗ trợ nông dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư và công phối giống đã tạo ra trên 75.000 bò sữa lai HF (F1, F2, F3) cho các địa phương nuôi bò sữa trên phạm vi cả nước Ngoài ra cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi đã được tập huấn nâng cao trình độ quản lý giống, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, th y, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh vắt sữa góp phần nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa

Trong quá trình lai tạo chọn lọc và nhân giống bò sữa trong nước, đàn bò lai

HF thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sinh trưởng, sinh sản và cho sữa tốt

Trang 37

Phát triển hiệu quả, bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chỉ đạo thực hiện đối với chiến lược phát triển bò sữa của nước ta giai đoạn 2010 -2020 Bò sữa được phân bố khắp các vùng miền của Việt Nam, tuy nhiên ở những vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp với bò sữa thì tại đó chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hà Nội, Tuyên Quang, Vĩnh Ph c, Long An, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Tây Ninh Chi tiết được thể hiện ở bảng 1.3

Bảng 1.3 Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái

Tây Nguyên

Đông nam bộ ĐBSCL

Cả nước

Trang 38

Tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua Tuy nhiên 2005-2009 tốc độ tăng đàn thấp thậm chí năm 2007 số lượng bò sữa giảm do khủng hoảng về giá: giá sữa bột thế giới thấp nên tác động đến giá thu mua sữa tươi của các công ty sữa Năm 2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm 12% so với 2006 nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8,5% Từ năm 2008 -2009 tốc độ tăng đàn thấp thứ nhất do khủng hoảng về melanine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu dùng sữa ở Việt Nam Thứ hai do khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nước ta nói chung

và tốc độ phát triển của chăn nuôi và bò sữa nói riêng Tuy nhiên sang năm 2010 nền kinh tế thế giới và Việt Nam chuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có tác động tốt đến Chương trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới (Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT, 2014)[6]

Bảng 1.4 Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2014

Năm Số bò (1000

con)

Tăng/giảm so với năm trước %

SL sữa (1000 tấn)

Tăng/giảm so với năm trước %

Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2014

Sản lượng sữa theo các vùng sinh thái: các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng đạt 32,225 ngàn tấn, chiếm 7, 06%; Vùng miền n i và trung du 60,779 ngàn tấn

Trang 39

chiếm 13,31%, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung 66,29 ngàn tấn, chiếm 14,52%, Sản lượng sữa cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ 255,136 ngàn tấn , chiếm

55,90% Số liệu cụ thể được thể hiện tại bảng 1.4

1.4.2.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hà Nội

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, chăn nuôi của Hà Nội đang tập trung phát triển theo hướng xã, vùng trọng điểm, trại/trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh, dịch bệnh; gắn chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất; Tập trung sản xuất giống và cải tiến giống Hà Nội đã xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa tại 7 tiểu vùng sinh thái bao gồm 12 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm Đến nay số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội đã tăng nhanh cả về số và chất lượng, kết quả được trình bày trên bảng 1.5

Bảng 1.5 Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội từ 2001 - 2015

(con)

Số bò vắt sữa (con)

Tổng sản lượng sữa (tấn/ngày) lượng sữa/CK (kg) Bình quân sản

Trang 40

Các xã này đa phần đều có số lượng đàn bò lớn, chăn nuôi bò sữa có từ lâu đời và đều có điều kiện chăn nuôi thích hợp Để khuyến khích chăn nuôi bò sữa phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa như Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành Ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn Đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư theo Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội

Năm 2001 tổng đàn bò sữa là 3.027 con đến năm 2005 đàn bò sữa đã lên 7.300 con Từ năm 2006 đến năm 2009 tốc độ phát triển đàn bò sữa có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân giảm chủ yếu do trình độ chăn nuôi thấp, giá sữa chưa phù hợp, ảnh hưởng của hiện tượng melamin và do giá thức ăn, một số nguyên liệu tăng cao, hiệu quả kinh tế thấp Từ năm 2009 đến nay, đàn bò sữa bắt đầu phát triển trở lại

Số lượng bò sữa hiện nay của thành phố được nuôi chủ yếu tại huyện Ba Vì (8.785 con) chiếm 58,0% tổng đàn của toàn thành phố, Gia Lâm (3.449 con) chiếm 22,6% tổng đàn toàn thành phố và một số huyện có số lượng bò sữa lớn như Đông Anh, Quốc Oai, Ph c Thọ, Đan Phượng…

Đến thời điểm 8/2015, tổng đàn bò sữa tại Hà Nội là 15.267 con, sản lượng sữa

là 36.383 tấn/ngày Trong đó, 3 xã Tản Lĩnh, Yên Bài và Vân Hòa thuộc huyện Ba

Vì có tổng đàn bò sữa là 7.524 con, chiếm 49,2% tổng đàn bò sữa của thành phố Các số liệu trên phản ánh rất rõ kết quả tác động từ các chủ trương tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng, xã trọng điểm Trong các xã trọng điểm này một số trang trại đã hình thành và bước đầu phát triển Chuồng trại đã được nhiều hộ chăn nuôi sửa chữa, nâng cấp Chất lượng giống bò sữa được cải thiện đáng kể, bò sữa thuần chủng chiếm 9,8%; F1 chiếm 9,78%; bò F3 chiếm 62%; F2 chiếm 12% Năng suất sữa bình quân đạt 4.716 kg/con/chu kỳ (Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2015)[39]

Ngày đăng: 04/04/2016, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đinh Văn Cải (2001), Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai F 1 (50%) và F 2 (75%) Holstein Friesian nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN số 3, tr. 989-990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai F"1" (50%) và F"2" (75%) Holstein Friesian nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương
Tác giả: Đinh Văn Cải
Năm: 2001
8. Vũ Chí Cương, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Xuân Hòa (2006) “Kết quả chọn lọc bò cái lai 3/4 và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 lít sữa/chu kỳ”, Tóm tắt báo cáo khoa học 2004, Viện Chăn nuôi, Hà Nội 6/2005, tr 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả chọn lọc bò cái lai 3/4 và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 lít sữa/chu kỳ”
11. Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Công, Trần Trọng Thêm và Lê Minh Sắt (2003), Bước đầu đánh giá chất lượng sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa ở các nhóm bò lai hướng sữa ở Việt Nam, Tạp chí Chăn nuôi, số 2, tr 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá chất lượng sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa ở các nhóm bò lai hướng sữa ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Công, Trần Trọng Thêm và Lê Minh Sắt
Năm: 2003
12. Khuất Văn Dũng (2005), “Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây”
Tác giả: Khuất Văn Dũng
Năm: 2005
13. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh (1980). Báo cáo khoa học-Viện Chăn nuôi 1998. Tr.16 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh (1980)
Tác giả: Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh
Năm: 1980
16. Nguyễn Thị Hoa (2007). Đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An giai đoạn 2001-2007, Luân văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An giai đoạn 2001-2007
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2007
19. Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm cảu bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số đặc điểm cảu bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng
Tác giả: Tăng Xuân Lưu
Năm: 1999
23. Nguyễn Kim Ninh (1994), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò lai F 1 Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò lai F"1" Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì
Tác giả: Nguyễn Kim Ninh
Năm: 1994
26. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Khả năng sinh sản và sản xuất của các loại bò lai hướng sữa nuôi ở Mộc Châu, http//www.hanl.edu.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sinh sản và sản xuất của các loại bò lai hướng sữa nuôi ở Mộc Châu
Tác giả: Nguyễn Xuân Trạch
Năm: 2003
30. Nguyễn Ngọc Thiệp (2003), Một số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friensran nuôi tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friensran nuôi tại Lâm Đồng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiệp
Năm: 2003
31. Nguyễn Trọng Thêm (2000), Phát triển ngành sữa và những giải pháp cần thiết, Chuyên san chăn nuôi gia s c ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành sữa và những giải pháp cần thiết
Tác giả: Nguyễn Trọng Thêm
Năm: 2000
33. Nguyễn Văn Thưởng (2005), Định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa và sữa thời gian tới, Chuyên san chăn nuôi gia s c ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa và sữa thời gian tới
Tác giả: Nguyễn Văn Thưởng
Năm: 2005
35. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) Nuôi vỗ béo bê Lai Sind bằng rơm có bổ sung cỏ xanh, urê, bã bia và cho uống dầu lạc. Tạp chí Chăn nuôi. Số 12/2004. Trang 18-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Chăn nuôi
36. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi trâu bò
Tác giả: Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
40. Trần Công Thành (2000), Phát triển ngành sản xuất sữa và những giải pháp cần thiết, Chuyên san chăn nuôi gia s c ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành sản xuất sữa và những giải pháp cần thiết
Tác giả: Trần Công Thành
Năm: 2000
41. Trần Trọng Thêm (1986), Một số đặc điểm và khả năng sản xuất của các nhóm laisind với bò sữa gốc Hà Lan, Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm và khả năng sản xuất của các nhóm laisind với bò sữa gốc Hà Lan
Tác giả: Trần Trọng Thêm
Năm: 1986
42. Vương Tuấn Thực (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai nuôi tại Ba Vì trong mùa hè, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai nuôi tại Ba Vì trong mùa hè
Tác giả: Vương Tuấn Thực
Năm: 2005
43. Beauchemin, K.A., M. Kreuzer, F. O’Mara and T.A. McAllister (2008). Nutritional management for enteric methane abatement: A review. Aust. J.Exp. Agric. 48, pg.21-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutritional management for enteric methane abatement
Tác giả: Beauchemin, K.A., M. Kreuzer, F. O’Mara and T.A. McAllister
Năm: 2008
44. Boadi, D.A., K.M. Wittenberg and P.W. McCaughey (2002). Effect of grain supplementation on methane production of grazing steers using the sulfur hexaflouride tracer gas technique. Can. J. Anim. Sci. 82, pg. 151-157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of grain supplementation on methane production of grazing steers using the sulfur hexaflouride tracer gas technique
Tác giả: Boadi, D.A., K.M. Wittenberg and P.W. McCaughey
Năm: 2002
7. Cục Chăn nuôi, Chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Đài Loan năm 2010. http://www.cucchannuoi.gov.vn/WebContent/bantinchannuoi/index.aspx?index=detailNews&num=21&TabID=4&NewsID=150 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w