Đồ án đánh giá thích nghi đất đai cho cây cà phê huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên. Định hướng tiếp theo ứng dụng AHP và GIS đánh giá thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất. Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
- -ĐỒ ÁN
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế LộcMSSV: 0150040118
Lớp: 01_ĐH_QH1Khóa: 2012 – 2016 Người hướng dẫn: Trần Văn Trọng
Tp Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thế Lộc MSSV: 0150040118
Lớp: 01_ĐH_QH1
1 Tên đồ án môn học: Đánh giá đất đai
2 Nội dung :
- Dữ liệu ban đầu:
+ Bản đồ đơn tính huyện Di Linh;
+ Yêu cầu sử dụng đất cây cà phê;
- Nhiệm vụ: Đánh giá thích nghi cây cà phê huyện Di Linh
3 Ngày giao: ngày tháng năm 2015
4 Ngày hoàn thành: ngày tháng năm 2015
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Giáo viên ghi nhận xét của mình, bằng tay, vào phần này)
………
………
………
………
………
………
Phần đánh giá: Ý thức thực hiện: ………
………
Nội dụng thực hiện: ………
………
Hình thức trình bày: ………
………
Tổng hợp kết quả:
[ ] Được bảo vệ;
[ ] Được bảo vệ có chỉnh sửa bổ sung;
[ ] Không được bảo vệ
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ghi rõ họ, tên)
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
1 Tổng quan về đánh giá đất đai 2
1.1 Mục đích 2
1.2 Phương pháp Đánh giá đất đai ở các nước trên thế giới 2
1.3 Lịch sử nghiên cứu đánh giá đất đai ở Việt Nam 3
2 Ứng dụng công nghệ GIS vào Đánh giá đất đai 3
3 Giới hạn của đồ án 4
4 Đánh giá thích nghi đất đai theo FA0 (1976) 5
4.1 Khái niệm đánh giá đất đai 5
4.2 Quy trình đánh giá đất đai theo FAO 5
4.3 Vấn đề nghiên cứu 6
5 Cơ sở lý thuyết, pháp lý, thực tiễn: 6
6 Các phương pháp nghiên cứu: 7
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 9
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 9
1.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 11
1.3 Kinh tế và xã hội 12
1.5 Hiện trạng sử dụng đất 14
Chương 2: Đặc điểm tài nguyên đất đai 17
Chương 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 18
3.1 Lựa chọn, phân cấp các tiêu chí đánh giá: 18
3.2 Phân cấp thích nghi của các yêu cầu sử dụng đất 19
3.3 Xây dựng các bản đồ chuyên đề 20
3.4 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 27
Chương 4: Đánh giá thích nghi đất đai 29
4.1 Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai 29
4.2 Đánh giá thích nghi đất đai 31
PHẦN III: KẾT LUẬN 32
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
- Sơ đồ:
+ Sơ đồ I.4: Sơ đồ đánh giá đất đai theo FAO
+ Sơ đồ I.6: Kỹ thuật GIS trong chồng xếp bản đồ
+ Sơ đồ III: Phương pháp AHP
- Biểu đồ:
+ Biểu đồ II.1.1.5: Cơ cấu đất đai năm 2014
- Hình ảnh:
+ Hình II.1.1 Sơ đồ vị trí huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
+ Hình II.1.2 Bản đồ hành chánh huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng + Hình III.3.3.a: Bản đồ loại đất huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng + Hình III.3.3.b: Bản đồ độ dốc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng + Hình III.3.3.c Bảng đồ tầng dày huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng + Hình 3.3.4 Bảng đồ khả năng tưới huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng + Hình 3.4 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng + Hình IV.4.1: Bản đồ mức độ thích nghi cây cà phê
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG
- Bảng I.1.1.2: Phân loại đất huyện Di Linh (Đơn vị tính: ha)
- Bảng II.1.1.5.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 (Đơn vị tính: ha)
- Bảng II.1.1.5.2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2014 (Đơn vị tính: Ha)
- Bảng III.3.1.a: Tiêu chí về loại đất – Soil
- Bảng III.3.1.b: Tiêu chí về độ dốc – Slop
- Bảng III.3.1.c: Tiêu chí về tầng dày - Deep
- Bảng III.3.1.d: Tiêu chí về khả năng tưới – Irrigational
- Bảng III.3.2.2: Phân cấp thích nghi của các yêu cầu sử dụng đất
- Bảng III.3.3.a: Phân loại đất huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Bảng III.3.3.b: Độ dốc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Bảng III.3.3.c: Tầng dày huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Bảng III.3.3.d: Khả năng tưới huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Bảng II.3.3.4 Đơn vị bản đồ đất đai huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Bảng IV.4.1: Mức độ thích nghi của các đơn vị bản đồ đất đai
- Bảng IV.4.2: Mức độ thích nghi đất đai của cây cà phê
Trang 7DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- AHP (Analytic Hierarchy Process: Phương pháp phân tích thứ bậc
- FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations):
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
- GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý
- LE (Land Evaluation): Đánh giá đất đai
- LR Yêu cầu sử dụng đất đai
- LMU (Land Mapping Unit): Đơn vị bản đồ đất đai
- LQ (Land Quanlity): Chất lượng đất đai
- LUM (Land Unit Map): Bản đồ đơn vị đất đai
- LUS (Land Use System): Hệ thống sử dụng đất
- LUT (Land Use Type): Loại hình sử dụng đất
- MCA (Multi - Criteria Analysis): Phân tích đa tiêu chuẩn
- N (Non Suitable): Không thích nghi.
- QH TKNN: Quy hoạch thiết kế nông nghiệp
- S1 (Hight Suitable):rất thích nghi.
- S2 (Monderately Suitable) : Thích nghi trung bình
- S3 (Marginally Suitable): ít thích nghi.
- TN & MT: Tài nguyên và Môi trường
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, dưới áp lực của dân số, nhu cầu về sử dụng đất đai và các hoạtđộng kinh tế trên đất đai là rất lớn, trong khi đó đất đai là nguồn tài nguyên bịgiới hạn về mặt không gian, đồng thời với việc sử dụng đất đai thiếu tính khoahọc, thiếu hợp lý, không hiệu quả do đó nguồn đất đai ngày càng trở nên rấtkhan hiếm Chính vì vậy việc quy hoạch sử dụng đất là một công cụ rất quantrọng giúp Nhà nước quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững quỹ đất đai
Để làm cắn cứ khoa học cho việc hỗ trợ ra quyết định sử dụng, quy hoạch sửdụng đất đai thì đánh giá đất đai là cơ sở cung cấp nguồn thông tin quan trọng.Đây cũng chính là mục đích quan trọng của Đồ án đánh giá đất này
Về mặt ý nghĩa lý thuyết, thực chất đánh giá đất đai là việc đánh thíchnghi đất đai về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường (dựa trên quan điểm sinhthái và bền vững) cho các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai Đánhgiá đất đai cung cấp các thông tin về tính chất của đất, các kết quả hoạt động củacon người trên từng đơn vị đất đai đó, từ đó các nhà chuyên môn sẽ phân tích,đánh giá, chọn lọc và đề xuất phương án sử dụng đất phù hợp Về mặt thực tiễn,bằng việc ứng dụng lý thuyết, quy trình đánh giá đất đai, có thể đánh giá đượccác vùng sinh thái khác nhau sẽ có được khả năng thích nghi đất đai đối với cácloại cây trồng, vật nuôi hay các mục đích sử dụng khác nhau Hiện nay, phươngpháp được sử dụng rộng rãi và được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
áp dụng là phương pháp đánh giá đất đai theo FAO (1976) Cụ thể trong Đồ ánnày sẽ kế thừa có chọn lọc của khung hình đánh giá đất đai theo FAO và kết hợpứng dụng GIS để xác định các khu vực thích nghi cho loại cây cà phê tại khuvực huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất về cảkinh tế, xã hội và môi trường
Kết quả của nghiên cứu này đã xây dựng được các loại bản đồ đơn tính,bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích nghi đất cho cây cà phê Kếtquả chỉ ra rằng, vùng đồi huyện Di Linh có 1 đơn vị thích nghi cao (1.020,47ha), 11 đơn vị thích nghi trung bình (19.434,20 ha), 24 đơn vị ít thích nghi(49.193,22 ha) và 8 đơn vị không thích nghi (88.746,04 ha) Nghiên cứu cũng đã
đề xuất được diện tích phát triển và phân bố cụ thể theo từng đơn vị đất đai và
có ý nghĩa rất lớn cho việc tham khảo lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp giaiđoạn 2011-2020 của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và chiến lược phát triển cây
cà phê Đề tài chỉ dừng ở việc đánh giá thích nghi đất đai của một loại hình sửdụng đất và dựa trên các yếu tố về đặc điểm tự nhiên cho việc trồng cây cà phêtrên địa bàn nghiên cứu, chưa xem xét đánh giá được khía cạnh kinh tế xã hội,môi trường Do trong đánh đất đai, đánh giá rất nhiều loại hình và ảnh hưởngcủa các yếu tố là khác nhau Do đó, đánh giá thích nghi đất đai là vấn đề raquyết định đa tiêu chí Vì vậy, để đánh giá đất đai tổng hợp các yếu tố bền vữngthì có thể sử dụng phương pháp kết hợp GIS và phương pháp phân tích đa chỉtiêu (MCA) để phân loại và tính trọng số các tiêu chí
Trang 9để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng xã hội Đánh giá đất đai là một nộidung nghiên cứu không thể thiếu được trong chương trình phát triển một nềnnông – lâm nghiệp bền vững và có hiệu quả Vì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bảnnhất của người nông dân, nên họ cần hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuấtcủa đất và những khó khăn hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắmđược những phương thức sử dụng đất thích hợp nhất.
1.2 Phương pháp Đánh giá đất đai ở các nước trên thế giới
Hiện nay trên thế giới công tác đánh giá thích nghi đất đai là một trongnhững mảng được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học đất, nhất là ởcác nước nông nghiệp tiên tiến Các phương pháp đánh giá thích nghi đã dầnphát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên –kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên và sử dụngđất
Ở Hoa Kì, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp, phương pháp tổng hợp:lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý vào phân hạngđất đai cho từng loại cây trồng chính (lúa mì), phương pháp yếu tố: so sánh cácthống kê về yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của một loại đất, lấy lợi nhuận tối
đa là 100 điểm làm mốc so sánh với các loại đất khác
Ở các nước châu Âu, phổ biến hai hướng nghiên cứu, nghiên cứu các yếu
tố tự nhiên: xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính),nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội: xác định sức sản xuất thực tế của đất đai(phân hạng định lượng) Cả hai hướng nghiên cứu trên đều áp dụng phươngpháp so sánh bằng tính điểm hoặc phần trăm để tính toán khu vực thích nghi
Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) cũng tiến hành xây dựng
“Đề cương đánh giá đất đai” (1976) Tài liệu này được nhiều quốc gia coi như
Trang 10tiêu chuẩn để áp dụng trong đánh giá đất đai và cũng đã được áp dụng rộng rãi
ở nhiều nước Từ sau năm 1983, đề cương này được chỉnh sửa, bổ sung với hàngloạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khácnhau
1.3 Lịch sử nghiên cứu đánh giá đất đai ở Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm và nội dung đánh giá đất đã có từ lâu gắn liềnvới lịch sử sản xuất và phát triển nông nghiệp Trong thời kì phong kiến, thựcdân: đánh giá đất theo hạng đất “Tứ hạng điền – Lục hạng thổ” Sau thời kì hòabình (1954 – 1990): đánh giá đất theo đặc điểm và khả năng sử dụng đất các loạiđất phát sinh, tiếp đó phân hạng đất theo cho điểm các chỉ tiêu để định ra hạngphục vụ thâm canh và thuế nông nghiệp Từ những năm 90 đến nay: đánh giátheo chỉ dẫn của FAO với quan điểm đánh giá thích hợp của các loại hình sửdụng đất nông lâm nghiệp đối với điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đầu tư chocông tác điều tra, phân loại, lập bản đồ đất, đánh giá thích nghi đất đai ở phạm vicấp tỉnh, cụ thể đã được quy định trong Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về việc điều tra, đánh giáđất đai Điều đó đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượngcác phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tổng hợp, xâydựng định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với chuyển dịch cơ cấu sửdụng đất Thực tế sản xuất ở các địa phương hiện nay cho thấy, việc thực hiệncác phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nếu được dựa trên cơ sở đánh giáthích nghi đất đai ở phạm vi cấp huyện hoặc một khu vực sản xuất, thì thường
có tính khả thi cao
2 Ứng dụng công nghệ GIS vào Đánh giá đất đai
Hiện nay, do sự phát triển của Hệ thống thông tin địa lý – GIS, hầu hếtcác nước trên thế giới đã ứng dụng GIS trong nghiên cứu đất đai và đem lại hiệuquả to lớn, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác kịp thời giúp các nhà quản lý raquyết định hợp lý phục vụ chiến lược phát triển xã hội bền vững Ở Việt Nam,công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90
Ứng dụng đầu tiên của GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất đai ở đồngbằng sông Hồng, và đã xây dựng được bản đồ sinh thái đồng bằng sông Hồng(viện QH TKNN, 1990) Sau đó được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựngcác lớp thông tin về thỗ nhưỡng, sử dụng đất v.v phục vụ cho việc quy hoạchquản lý đất đai Các kết quả nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác quy hoạchban đầu này cũng đã đề xuất được những mô hình sử dụng đất bền vững cho cácđịa phương trong vùng, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch.Phương pháp thực hiện chủ yếu của các đề tài là kết hợp các chức năng phântích của GIS và phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) Phân tích đa tiêuchuẩn cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của
Trang 11các tiêu chuẩn khác nhau hay trọng số của các tiêu chuẩn này đối với đốitượng nghiên cứu Các phương pháp xác định trọng số của các tiêu chuẩnthường được áp dụng là: phân tích thống kê tổng hợp tiếp cận chuyên gia thôngqua phiếu điều tra, phân tích thứ bậc (AHP) là mô hình toán ma trận trợ giúpviệc lựa chọn đa tiêu chí dùng sắp xếp các phương án quyết định và chọnphương án thỏa mãn tiêu chuẩn cho trước
Năm 2001, sở khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và Phân viện quyhoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã ứng dụng nhiều phương pháp đánh giá đấtđai của FAO, tiến hành đánh giá đất đai cho tỉnh Lâm Đồng phục vụ cho đánhgiá đất đai bền vững Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 3 huyện Cát Tiên, ĐạHoai và Đạ Teh cũng đã tiến hành đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện (tỷ lệ
1/25.000), cấp xã (tỷ lệ: 1/10.000 – 1/5.000) (Viện Nông hóa Thổ nhưỡng 1999
– 2000)
Năm 2007, Nguyễn Thoại Vũ trong đề tài tốt nghiệp đại học ngành trắcđịa và địa chất “Ứng dụng phần mềm ALES và GIS trong đánh giá thích nghiđất đai huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” Trong đó chủ yếu là đánh giá thíchnghi điều kiện tự nhiên, có xem xét về kinh tế nhưng chưa tổng hợp các yếu tốkinh tế lại với nhau
3 Giới hạn của đồ án
Nhìn chung các nghiên cứu ứng dụng GIS và AHP trong đánh giá đất đai
là một cách tiếp cận mới trên cơ sở vận dụng, kế thừa đề xuất đánh giá đất đaitheo FAO làm tăng độ tin cậy cũng như tính khách quan chính xác cho kết quảnghiên cứu Ở giới hạn của đồ án đánh giá đất đai này, cũng chỉ nghiên cứuđánh giá đất đai kế thừa phương pháp của FAO và ứng dụng GIS để xây dựngcác bản đồ đơn tính, chồng lớp bản đồ đơn tính để tạo thành bản đồ đơn vị đấtđai, từ đó so sánh đối chiếu giữa chất lượng đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai
và yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất đã chọn đề đánh giá mức độthích nghi đất đai Do đó, đồ án đánh giá đất đai này chỉ dừng lại ở đánh giá tínhchất đất đai, điều kiện tự nhiên đất đai, trong khi đó loại hình sử dụng đất khôngchỉ liên quan tới điều kiện tự nhiên mà còn liên quan tới ảnh hưởng của kinh tế,
xã hội, môi trường.v.v.vì vậy nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi chưa đầy
đủ các điều kiện, chưa cụ thể, bao quát Cũng như các nghiên cứu trên, ứng dụngGIS và phương pháp đánh giá đất đai theo FAO để đánh giá thích nghi đất đaicho phát triển cây cà phê ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cũng mới chỉ là đánhgiá thích nghi cây cà phê trên địa bàn nghiên cứu dựa trên yếu tố điều kiện tựnhiên cũng chưa đánh giá được tổng hợp
Trang 124 Đánh giá thích nghi đất đai theo FA0 (1976)
4.1 Khái niệm đánh giá đất đai
Theo định nghĩa của FAO (1976), đánh giá đất đai – LE (LandEvaluation) là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của mộtvạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai và loại yêu cầu sử dụngđất cần phải có LE là quá trình xem xét khả năng thích ứng của đất đai vớinhững loại hình sử dụng đất khác nhau
Sơ đồ I.4: Sơ đồ đánh giá đất đai theo FAO
Với định nghĩa này chỉ đưa ra một phương pháp đánh giá đó là sự so sánhđồi chiếu giữa LQ của LMU và LR của LUT để xác định khả năng thích nghiđất đai để từ đó làm cơ sở đề xuất mục đích sử dụng do đó định nghĩa này chưalàm rõ được mục đích của đánh giá đất đai Vì vậy một định nghĩa khác chorằng đánh giá đất đai là sự nhận định những tính năng của đất đai như một tàinguyên thiên nhiên, kinh tế và sản xuất nhằm mục đích xác định khả năng sảnxuất của đất đai với chất lượng và giá trị khác nhau, luận chứng sử dụng đất đai
hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và những lĩnh vực khác (Giáo trình Đánh
giá đất đai trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM).
4.2 Quy trình đánh giá đất đai theo FAO
Quy trình đánh giá đất đai theo FAO được mô tả và thực hiện qua 6 bước:
- Bước 1: Thu thập thông tin ban đầu của dự án cần đánh giá đất đai, lập đềcương và kế hoạch thực hiện, ở bước này cần thu thập các thông tin về đất đaitại khu vực thực hiện đánh giá ( thông tin về: loại đất, thổ nhưỡng, địa hình,thành phần cơ giới, diện tích, ), thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đấtđang thực hiện những loại hình sử dụng đất (LUT) nào, năng suất cây trồng, chiphí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận,
Chất lượng đất đai (LQ) của
LMU
Yêu cầu đất đai (LR) của các LUT
Xác định khả năng thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng
Trang 13- Bước 2: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM) trên cơ sở chồng xếp các lớpthông tin đơn tính về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai(LQ), xác định và mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU).
- Bước 3: Chọn lọc và mô tả các kiểu sử dụng đất đai dành cho việc đánh giá đấtđai, trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu
- Bước 4: Xác lập và lựa chọn các hệ thống sử dụng đất (LUS) trên cơ sở kếthợp giữa LUT và LMU
- Bước 5: Xác định yêu cầu đất đai (LR) của các LUT dùng cho LE
- Bước 6: Đối chiếu LR của các LUT với LQ của mỗi LMU Kết quả đối chiếucho chúng ta kết quả là sự phân hạng khả năng thích nghi của mỗi LMU vớitừng LUT
4.3 Vấn đề nghiên cứu
Ở giới hạn đồ án này, việc đánh giá thích nghi đất đai cụ thể là xây dựngbản đồ mức độ thích nghi đất đai cho cây cà phê ở khu vực huyện Di Linh, tỉnhLâm Đồng bằng cách chồng xếp các bản đồ đơn tính về: loại đất (Soil), độ dốc(Slop), tầng dày (Deep), khả năng tưới (Irrigational) Tạo thành bản đồ đơn vịđất đai (LUM), từ đó dựa vào yêu cầu sư dụng đất của loại hình sử dụng đất (cây
cà phê) tiến hành so sánh đối chiếu đánh giá các mức độ thích nghi của từng đơn
vị đất đai: S1 – Thích nghi cao, S2 – Thích nghi trung bình, S3 – Ít thích nghi và
N – Không thích nghi Từ kết quả mức độ thích nghi của từng đơn vị đất đai,thành lập bản đồ mức độ thích nghi và thống kê diện tích thích nghi của cây càphê ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
5 Cơ sở lý thuyết, pháp lý, thực tiễn:
Đánh giá tiềm năng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sử dụng bềnvững tài nguyên đất: là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, lập chính sách pháttriển; làm căn cứ cho sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững; là cơ sở đểđưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách hiệu quả Trên thế giới đã cónhiều phương pháp phân hạng, phân loại và đánh giá tiềm năng đất khác nhauvới các lý luận và mục đích khác nhau, nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đaingày càng trở nên hoàn thiện, có ý nghĩa thiết thực đối với sản xuất nông lâmnghiệp nói riêng và sử dụng đất đai nói chung
Việt Nam hiện đang sử dụng phương pháp đánh giá tiềm năng đất đaitheo FAO và đã có những quy định về vấn đề này Tuy nhiên, công tác đánh giátiềm năng đất đai vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hệ thống các văn bảnpháp luật hiện nay mới chỉ quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
và đề ra một số nguyên tắc trong quá trình đánh giá tiềm năng đất đai, chưa đưa
ra được quy trình cụ thể
Thực trạng áp dụng kết quả đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai thờigian vừa qua đã mang lại hiệu quả to lớn, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng
Trang 14hợp lý, bền vững tài nguyên đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước, đất trồng câycông nghiệp…) Tuy nhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế: hầu hết tại các tỉnh trên cảnước việc đánh giá tiềm năng đất còn chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức,các nội dung trong đánh giá tiềm năng đất đai chưa được hướng dẫn cụ thể hóa
và thiếu tính pháp lý trong triển khai thực hiện, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽgiữa các bộ, ngành trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai…
Để nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai cần thực hiện tốt 4 nhómgiải pháp (giải pháp về quản lý, giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp về tàichính, giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất) Cần tuân thủnghiêm túc quy trình đánh giá tiềm năng đất đai, khai thác sử dụng đất theođúng mục đích trên cơ sở bền vững về kinh tế - xã hội, môi trường gắn với biếnđổi khí hậu
6 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: trên cơ sở kế thừa phương pháp đánh giá thích nghitheo FAO (1976), kết hợp ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ thích nghi đất đai,định hướng phát triển diện tích cây trồng
- Phương pháp kế thừa: lấy tiêu chuẩn đánh giá đất đai của FAO làm nềntảng để chọn lọc khung đánh giá đất đai cho nghiên cứu
- Phương pháp GIS: ứng dụng kỹ thuật GIS trong thu thập, xử lý thông tintrên các bản đồ đơn tính, chồng ghép các bản đồ để xây dựng bản đồ đơn vị đấtđai
Sơ đồ I.6: Kỹ thuật GIS trong chồng xếp bản đồ
- Phương pháp bản đồ: xử lý các số liệu, biên tập bản đồ chuyên đề, tạobản đồ thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích, tổng hợp số liệu, đưa ravùng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1.1 Điều kiện tự nhiên
đó, Di Linh có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện thị trongtỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên Hải, Nam bộ và vùng trọng điểmphía nam
Hình II.1.1 Sơ đồ vị trí huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Trang 16Hình II.1.2 Bản đồ hành chánh huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng b) Địa hình
Về địa hình địa mạo, với độ cao trung bình từ 800 -1200m nằm ở phíanam cao nguyên Di Linh, phía đông nam và phía tây là các sườn dốc đổ xuốngBình Thuận với nhiều đỉnh núi cao trên 1500m về mặt địa hình trên địa bànhuyện khá đa dạng, có thể chia thành ba dạng địa hình chính
- Địa hình núi cao nằm ở phía đông nam thuộc các xã Bảo Thuận, SơnĐiền, Gia Bắc độ cao trên 1200m Độ dốc phổ biến > 200, vùng này chủ yếu đềphát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường
- Địa hình bình nguyên đặc trưng là các dãy đồi thấp đỉnh rộng có độ cao
từ 900 -1200m Độ dốc phổ biến từ 80 - 250, với vùng địa hình này rất thích hợp
để trồng các loại cây công nghiệp
- Địa hình dốc tụ thung lũng bao gồm các cánh đồng hẹp có độ cao từ 800– 900m phân bổ ven sông, suối, độ dốc phổ biến < 80
c) Khí hậu
Về khí hậu, Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùanóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu ôn hòa quanh năm Tuy nhiên do diện tích đấtrừng giảm nên khí hậu có xu hướng nóng lên Trong năm chia làm hai mùa rõrệt Nhiệt độ trung bình năm tương đối thấp 210 c, độ ẩm không khí 75% Khíhậu có nét đặc trưng riêng thích hợp với các loại cây lâu năm như cà phê, chè…cho phép bố trí cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, ôn đới, cùng với khíhậu ôn hoà thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng
Trang 171.2 Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên nước
Đối với tài nguyên nước, nguồn nước mặt khá phong phú bao gồm hệthống sông suối phân bổ khá đều Trong đó có một số sông suối lớn như ĐaDâng, Dariam, Darioum, Katan, Da Kanan với tổng chiều dài dòng chảyxuyên qua huyện 284km, chiếm diện tích mặt nước 644,36 ha có khả năng cungcấp nước tưới trong mùa khô Hiện trạng thuỷ lợi đã xây dựng được 16 hồ, 5 đậpthuỷ lợi với diện tích mặt nước 1456 ha trong đó công trình thuỷ điện HàmThuận - Đa Mi phần diện tích lòng hồ ngập nước trong địa giới huyện Di Linhlà: 1066ha Nhìn chung, sông suối trên địa bàn phân bố khá đều, nhưng ngắndốc, nên nước mưa tập trung về nhanh, đặc biệt là những ngày mưa lớn, đã gây
ra tình trạng ngập úng cục bộ ở một số khu vực thấp trủng ven sông suối, nhưng
về mùa khô nhiều sông suối thường cạn kiệt Tuy nhiên, trên các sông suối này
có nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng hồ chứa, đập dâng phục vụ tưới tiêu vàthuỷ điện nhỏ
Di Linh có thế mạnh về kinh tế lâm sản, có nhiều loại gỗ quý, đặc biệt vàphong phú là thông 2 lá, được chia ra các loại đất như sau:
Trang 18Bảng I.1.1.2: Phân loại đất huyện Di Linh (Đơn vị tính: ha)
a) Dân số, lao động và việc làm
Về dân số - lao động – việc làm năm 2014, toàn huyện đến nay có
155.084 người (Theo số liệu thống kê năm 2014) Hộ gia đình cá nhân sử
dụng đất: 33.253 hộ, tổ chức sử dụng đất đóng trên địa bàn: 46 đơn vị Năm
2014 tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là: 76.450 người, lao
động nông nghiệp là 48.580 người chiếm 63%, lao động phi nông nghiệp là
30.216 người chiếm 37% Có 28 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào
dân tộc ít người chiếm khỏang 36% Trong những năm qua tình hình di dân tự
do từ các tỉnh phía bắc, miền trung và miền tây nam bộ đến Di Linh định cư
và làm ăn sinh sống ngày càng đông, làm cho dân số tăng nhanh không có
định hướng, không quy họach Có nhiều vấn đề nổi cộm như tình hình sang
nhượng đất đai, chuyển mục đích sử dụng
b) Giao thông
Về giao thông, Di Linh nằm trên hai trục giao thông chính, quốc lộ 20
chạy từ tây sang đông dài 40km là trục giao thông huyết mạch nối Di Linh
với Bảo Lộc và Đà Lạt Quốc lộ 28 chạy từ bắc xuống nam dài 91 km nối Di
Linh với Bình Thuận, Phan Thiết và Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông Di Linh hiện
nay có khoảng 600km đường bộ trong đó quốc lộ 131km, đường liên xã 90
km còn lại là đường liên khu liên thôn Đường tráng nhựa có khỏang 150 km,
còn lại là đường đá cấp phối và đường đất
Trang 19c) Thủy lợi
Về thủy lợi, Toàn huyện có 27 hồ đập với diện tích dùng cho thủy lợikhoảng 500ha và có khả năng tưới cho 3000 ha Thực trạng các công trìnhthủy lợi phần lớn bị xuống cấp đa phần lòng hồ bị bồi lắng, phần mái đập bịxói lở, các tuyến kênh bị hư hỏng, đồng thời do nạn phá rừng đầu nguồn nênlượng nước đầu nguồn có chiều hướng cạn kiệt dần
d) Giáo dục và đào tạo
Về công tác giáo dục đào tạo, nhìn chung các ngành học cấp học điềuphát triển ổn định và có những tiến bộ đáng kể toàn huyện có 67 trường học,
1277 lớp, 851 phòng học với 1577 giáo viên trực tiếp giảng dạy Tổng số họcsinh được huy động đến trường đầu năm là 38.861 học sinh, nghành học mầmnon có 5431 cháu Khó khăn hiện nay trên lĩnh vực giáo dục là tình trạng cơ
sở vật chất trường hợp mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn thiếumột số phòng học, công tác quản lý chuyên môn ở một số trường còn chưatốt, đội ngũ giáo viên tuy đã từng bước được chuyển hóa nhưng vẫn chưa đápứng được yêu cầu Mặt khác, đời sống nhân dân còn khó khăn đã ảnh hưởngmột phần đến việc duy trì sĩ số và khả năng đóng góp xây dựng trường lớp ởmột số địa phương
e) Y tế
Hoạt động y tế sức khỏe, hoạt động trên lĩnh vực y tế, y tế dự phòng,đội ngũ cán bộ y tế thôn bản không ngừng được cũng cố và nâng cao cả về sốlượng và chất lượng đến nay 100% số xã trên toàn huyện đã có trạm y tế100% các trạm y tế đều có bác sĩ Việc thực hiện các trương trình y tế quốcgia, việc chăm lo sức khỏe cộng đồng trong các khu vực dân cư được tiếnhành bằng sự phối hợp nhiều biện pháp, nhiều lĩnh vực, được triển khai thựchiện có hiệu quả, cấp thuốc, khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc,các đối tượng chính sách, xã hội Chất lượng khám chữa bệnh được nâng caolên cả hai tuyến huyện và cơ sở, đã tạo khả năng tốt hơn cho việc thực hiệnnhiệm vụ y tế bảo vệ sức khỏe trên địa bàn huyện Khó khăn tồn tại chủ yếucủa lĩnh vực y tế là cơ sở vật chất, thiết bị khám phá chữa bệnh còn nhiềuthiếu thốn thất lạc hậu, chất lượng khám chữa bệnh, hiệu quả hoạt động củamạng lưới cán bộ y tế cơ sở, công tác quản lý nhà nước về hoạt động y tế trênđịa bàn huyện còn nhiều điểm chưa khắc phục được Hạn chế trong xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Di Linh là chậm và chưa đồng bộ, chưatương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, chất lượng công trình
Trang 2021,70%
78,13%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu đồ II.1.1.5: Cơ cấu đất đai năm 2014
chưa cao, nhất là tuyến giao thông quan trọng, hiệu quả phát huy các công
trình thủy lợi còn hạn chế
1.5 Hiện trạng sử dụng đất
Về hiện trạng sử dụng đất: Huyện Di Linh có tổng diện tích tự nhiên là
161.463,84 ha Trong ranh giới hành chính của huyện được chia thành 18 xã, thị
trấn (Thị trấn Di Linh, Tam Bố, Gia Hiệp, Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Tân Châu, Tân
Thượng, Đinh Trang Thượng, Gung Ré, Bảo Thuận, Sơn Điền, Gia Bắc, Liên
Đầm, Đinh Trang Hòa, Hòa Ninh, Hòa Nam, Hòa Trung, Hòa Bắc)
Hiện trạng sử dụng đất năm 2014: hiện trạng sử dụng đất là tấm gương
phản chiếu hoạt động của con người lên tài nguyên đất đai Vì vậy, đánh giá
hiện trạng sử dụng đất nhằm rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng
đất, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất trong tương lai
Nhómđất nông nghiệp: năm 2014, đất nông nghiệp có diện tích 148.868,95 ha của toàn
huyện, toàn bộ là đất sản xuất nông nghiệp
Bảng II.1.1.5.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014
(Đơn vị tính: ha)