1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết Kế Hệ Thống Điều Hoà Không Khí 2 Mảnh Cho Hội Trường Trường ĐHKT Hà Nội (Kèm Bản Vẽ CAD)

27 964 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 441 KB
File đính kèm Ban Ve He Thong Dieu Hoa Khong Khi.rar (660 KB)

Nội dung

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ1.1 Giới thiệu công trình: 1.1.1 Tên,vị trí và kết cấu: Trường ĐHKT HÀ NỘI là một trong những trường có sự đầu tư lớ

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu công trình và chọn thông số tính toán

1.1 Giới thiệu công trình

1.2 Chọn thông số tính toán.

1.3 Các thông số khảo sát của công trình.

1.4 Phân tích,lựa chọn phương án điều hoà không khí

CHƯƠNG 2 TÍNH PHỤ TẢI NHIỆT ẨM

2.1 Các cơ sở lý thuyết:

2.2 Tính cân bằng ẩm

2.3 Kiểm tra đọng sương trên vách

CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

3.1 Lựa chọn sơ đồ điều hoà không khí

3.2 Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp và nguyên lý làm việc

3.3 Tính toán công suất các thiết bị:

3.4 Chọn máy và thiết bị điều hoà không khí:

CHƯƠNG 4: CÁC THIẾT BỊ KHÁC

4.1 Hệ thống kênh gió cấp gió tươi:

4.2 Hệ thống thoát nước ngưng:

4.3 Giá đỡ ống đồng, ống nước ngưng:

4.4 Cách lắp đặt máy lạnh

Trang 2

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

1.1 Giới thiệu công trình:

1.1.1 Tên,vị trí và kết cấu:

Trường ĐHKT HÀ NỘI là một trong những trường có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất.Để phục vụ cho công tác dạy và học của trường được tốt sở giáo dục thành phố cùng các ban nghành đã đầu tư xây dựng một ngôi trường mới với khuôn viênhiện đại.Trong tổng thể kiến trúc của trường thì hội trường là một trong những công trình bề thế nhất.Hội trường được thiết kế là nơi diễn ra hội nghị học tập, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nghiên cứu khoa học của thầy và trò trường ĐHKT

HÀ NỘI

Hội trường trường là công trình được xây dựng tại thủ đô HÀ NỘI(vị trí 210B và

1050Đ) Toàn bộ công trình là một toà nhà có chiều cao 9m, diện tích mặt bằng xây dựng là 34,8m × 15m =522m2.Toà nhà gồm 2 tầng,phía mặt tiền quay mặt về hướng Đông

1.1.2 Mục đích của việc lắp đặt điều hoà không khí cho hội trường ĐHKT

HÀ NỘI

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy mà thủ đô HÀ NỘI vào mùa hè là rất oi bức lại thêm môi trường không khí không được trong sạch nếu không muốn nói là ô nhiễm Việc lắp đặt điều hoà không khí tại hội trường trường Phan Chu Trinh là không thể thiếu để tạo ra môi trường không khí trong sạch có chế độ nhiệt ẩm thích hợp cũng là yếu tố gián tiếp nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

1.2 Các thông số khảo sát của công trình

- Kích thước hội trường (Dài × Rộng × Cao):

34800mm × 15000mm × 9000mm

- Tổng công suất đèn: 5500 W

- Số lượng người: 420 người

-Vật liệu tường: gạch thẻ

- Màu tường :tối

- Diện tích tường theo các hướng:

Trang 3

1.3 Chọn thông số tính toán

1.3.1 Cấp điều hoà trong hệ thống điều hoà không khí

- Khi thiết kế hệ thống điều hoà không khí việc đầu tiên là phải lựa chọn cấp điềuhoà cho hệ thống điều hoà cần tính Cấp điều hoà thể hiện độ chính xác trạng thái không khí cần điều hoà (nhiệt độ, độ ẩm…) của công trình Có 3 cấp điều hoà :+ Cấp 1 có độ chính xác cao nhất

+ Cấp 2 có độ chính xác trung bình

+ Cấp 3 có độ chính xác vừa phải

Cần lưu ý rằng nếu chọn công trình có độ chính xác cao nhất (cấp 1), thì yêu cầu năng suất lạnh lớn nhất và cũng sẽ kéo theo giá thành công trình cũng sẽ cao nhất.Ngược lại khi chọn độ chính xác của công trình vừa phải thì giá thành công trình cũng sẽ vừa phải Chính vì vậy hệ thống điều hoà không khí tại hội trường trường ĐHKT HÀ NỘI em chọn hệ thống cấp 3 vì ở đây độ chính xác chỉ cần vừa phải

1.3.2 Chọn thông số tính toán

Thông số tính toán ở đây là nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng cần điều hoà và ngoài trời

1.3.2.1 Nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong phòng

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng ký hiệu là tT,ϕT ứng với trạng thái không khí trong phòng được biểu diễn bằng điểm T của không khí ẩm.Việc chọn giá trị tT, ϕT phụ thuộc vào mùa trong năm, ở Việt Nam nói chung

có hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh Khi không gian điều hoà tiếp xúc với khôngkhí ngoài trời chỉ qua một vách ngăn mà không qua một không gian đệm có điều hoà (như hành lang để giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời), việc chọn thông số tính toán trong nhà như sau:

- Mùa nóng:

Độ ẩm tương đối: ϕT = 60 %

Trang 4

1.3.2.2 Nhiệt độ và độ ẩm của khơng khí ngồi trời

Nhiệt độ và độ ẩm của khơng khí ngồi trời kí hiệu tN, ϕN Trạng thái của khơng

khí ngồi trời được biểu thị bằng điểm N trên đồ thị khơng khí ẩm Chọn thơng sốtính tốn ngồi trời phụ thuộc vào mùa nĩng, mùa lạnh và cấp điều hồ

Hệ thống điều hồ khơng khí tại hội trường trường ĐHKT HÀ NỘI ta chọn hệ cấp 3 vậy các thơng số tính tốn ta chọn đối với hệ cấp 3 là:

Mùa nĩng: tN =tmax , ϕN =ϕ (tmax)

t ,ϕ (tmax): Là nhiệt độ và độ ẩm trung bình của tháng nĩng nhất trong năm theo phụ lục PL-2 và PL-4 (Sách GT ĐHKK) thì tại Hà Nội tháng nĩng nhất là tháng 6khi đĩ tra bảng ta cĩ

tN =tmax =32,80C

ϕN =ϕ (tmax) =83%

1.4 Phân tích,lựa chọn phương án điều hồ khơng khí

Hội trường trường ĐHKT HÀ NỘI cĩ kích thước và các thơng số đã cho như trên,

ta cĩ thể sử dụng các phương án chọn máy điều hồ sau:

- Máy điều hồ cửa sổ: Tất cả các bộ phận của máy điều hồ đặt trong vỏ máy

Ưu điểm là gọn, dễ lắp đặt và sử dụng,giá thành thấp

Nhược điểm phá vỡ kiến trúc và làm giảm mỹ quan của cơng trình,dàn nĩng xả

khí ra bên ngồi nên chỉ cĩ thể lắp đặt trên tường bao, máy cĩ năng suất lạnh nhỏ,hình thức khơng đa dạng

- Máy điều hồ kiểu tách rời (hai mảnh): Máy được phân thành hai mảnh:

+ Mảnh trong nhà: (indoor unit) Gồm một hay nhiều khối trong cĩ chứa dàn bốc hơi (dàn lạnh) nên cịn gọi là khối lạnh

+ Mảnh ngồi trời: (outdoor unit) Chỉ gồm một khối trong cĩ chứa dàn ngưng (dàn nĩng)

Ưu điểm: Giá thành rẻ, đơn giản, dễ sử dụng, vận hành, lắp đặt.

Nhược điểm: Khoảng cách dàn nĩng và dàn lạnh hạn chế (khơng quá 20 m),

chênh lệch nhiệt độ giữa dàn nĩng và dàn lạnh khơng được quá lớn, cơng suất máy hạn chế (tối đa là 60.000BTU/h)

Trang 5

- Máy điều hoà kiểu rời dạng tủ: Một khối trong nhà (khối lạnh) có thể đặt đứng

hoặc treo, một khối ngoài trời (khối nóng) Loại này có năng suất lạnh vừa và nhỏ

- Máy điều hoà kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume): Về cấu tạo máy VRV

giống như máy loại tách rời nghĩa là gồm hai mảng: mảng ngoài trời và mảng trong nhà gồm nhiều khối trong có dàn bốc hơi và quạt Sự khác nhau giữa VRV

và tách rời là với VRV chiều dài và chiều cao giữa khối ngoài trời và trong nhà cho phép rất lớn (100 m chiều dài và 50 m chiều cao), chiều cao giữa các khối trong nhà có thể tới 15m Vì vậy khối ngoài trời có thể đặt trên nóc nhà cao tầng

để tiết kiệm không gian và điều kiện làm mát dàn ngưng bằng không khí tốt hơn.Ngoài ra máy điều hoà kiểu VRV có ưu điểm là:

- Khả năng lớn trong việc thay đổi công suất lạnh bằng cách thay đổi tần số điệncấp cho máy nén, nên tốc độ quay của máy nén thay đổi và lưu lượng môi chất lạnh cũng thay đổi

- Tiết kiệm được hệ thống đường ống nước lạnh, nước giải nhiệt, có thể tiết kiệmđược rất nhiều nguyên vật liệu cho hệ thống điều hoà

- Tiết kiệm được nhân lực và thời gian thi công lắp đặt vì hệ VRV đơn giản hơn nhiều so với hệ trung tâm nước

- Khả năng tiết kiệm năng lượng cao vì được trang bị máy nén biến tầng và khả năng điều chỉnh năng suất lạnh gần như vô cấp

- Tiết kiệm chi phí vận hành: Hệ VRV không cần nhân công vận hành trong khi

hệ chiller cần đội ngũ vận hành chuyên nghiệp

- Khả năng tự động hoá cao vì thiết bị đơn giản

- Khả năng sửa chữa bảo dưỡng rất năng động và nhanh chóng nhờ thiết bị chuẩn đoán đã được lập trình và cài đặt sẵn trong máy

-Các máy VRV có dãy công suất hợp lý, lắp ghép lại với nhau thành mạng đáp ứng mọi nhu cầu về năng suất

Nhược điểm dàn nóng giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả làm việc không cao,phụ thuộc nhiều vào thời tiết,số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các

hệ thống công suất vừa

- Hệ thống điều hoà Water Chiller: Là hệ thống điều hoà không khí gián tiếp,

trong đó đầu tiên môi chất lạnh trong bình bốc hơi của máy lạnh làm lạnh nước (làchất tải lạnh) sau đó nước sẽ làm lạnh không khí trong phòng cần điều hoà bằng thiết bị trao đổi nhiệt như FCU, AHU hoặc buồng phun

Ưu điểm:

+ Hệ thống đường ống nước lạnh có thể dài tuỳ ý có thể đáp ứng được mọi yêu cầu thực tế

Trang 6

+ Có nhiều cấp giảm tải 3 ÷ 5 cấp/cụm

+ Thường giải nhiệt bằng nước nên hoạt động bền, hiệu quả, ổn định

Nhược điểm:

+ Phải có phòng máy riêng cho cụm Chiller

+ Phải có người phụ trách

+ Hệ thống lắp đặt, vận hành, sử dụng tương đối phức tạp

+ Chi phí vận hành cao, đầu tư cao

- Hệ thống điều hoà trung tâm: Là hệ thống mà ở đó xử lý nhiệt ẩm được tiến

hành ở một trung tâm và được dẫn theo các kênh gió đến các hộ tiêu thụ Trên thực tế máy điều hoà dạng tủ là máy điều hoà kiểu trung tâm Ở trong hệ thống này không khí sẽ được xử lý nhiệt ẩm trong một máy lạnh lớn, sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn đến các hộ tiêu thụ

Ưu điểm: Thích hợp cho đối tượng phòng lớn có nhiều người, hội trường, nhà

hát, rạp chiếu bóng

Nhược điểm: Người sử dụng hầu như không can thiệp được nhiệt độ cũng như

lưu lượng gió trong phòng (trừ khi sử dụng van điều chỉnh dùng mô tơ), Hệ thống đường ống gió có kích thước lớn cồng kềnh chiếm nhiều không gian, hệ thống này khi hoạt động thì hoạt động với 100% tải

Qua tìm hiểu tính chất của công trình, phân tích ưu nhược điểm của từng hệ thống điều hoà không khí, em nhận thấy rằng việc lắp đặt hệ thống điều hoà không khí tại hội trường trường ĐHKT Hà Nội nên dùng hệ thống điều hoà khôngkhí trực tiếp 2 mãnh Bởi vì tại hội trường trường ĐHKT Hà Nội là nơi để dạy học, hội nghị, sinh hoạt văn hoá văn nghệ là chủ yếu vì vậy việc dùng hệ thống điều hoà không khí 2 mãnh sẽ rất thuận tiện và đạt hiệu quả kinh tế cao và chi phí đầu tư thấp

Trang 7

CHƯƠNG 2 TÍNH PHỤ TẢI NHIỆT ẨM

2.1 Các cơ sở lý thuyết:

2.1.1 Tính nhiệt thừa Q T :

2.1.1.1 Nhiệt do máy móc thiết bị toả ra Q 1

Coi Q1 = 0

2.1.1.2 Nhiệt toả ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q 2

Nguồn sáng nhân tạo ở đây đề cập là nguồn sáng từ các đèn điện Có thể chia đèn điện ra làm hai loại: Đèn dây tóc và đèn huỳnh quang thì hầu hết năng lượng điện

sẽ biến thành nhiệt

Nhiệt do các nguồn sáng nhân tạo toả ra chỉ ở dạng nhiệt hiện, trong nhiều trường hợp chiếm một phần đáng kể, do đó lượng nhiệt toả ra được xác định theo công thức: Q2 = ΣN , kW

N – Công suất của tất cả các thiết bị chiếu sáng, kW

Q2 = 5500 W= 5,5 kW

2.1.1.3 Nhiệt do người toả ra Q 3

Trong quá trình hô hấp và vận động cơ thể con người toả nhiệt, lượng nhiệt

do người toả ra phụ thuộc vào cường độ vận động, trạng thái, môi trường không khí xung quanh, lứa tuổi… Nhiệt do người toả ra gồm hai phần: một phần toả trựctiếp vào không khí, gọi là nhiệt hiện Một phần khác bay hơi trên bề mặt da, lượngnhiệt này toả vào môi trường không khí làm tăng entanpi của không khí mà khônglàm tăng nhiệt độ của không khí gọi là lượng nhiệt ẩn Tổng hai lượng nhiệt này gọi là lượng nhiệt toàn phần do người toả ra được xác định theo bảng (3-5)

n: Là số lượng người trong phòng

q: Lượng nhiệt toàn phần do một người toả ra trong một đơn vị thời gian

2.1.1.4 Nhiệt do sản phẩm mang vào Q 4

Vì đây là hội trường trường học nên Q4 = 0

2.1.1.5 Nhiệt toả ra từ bề mặt thiết bị nhiệt Q 5

Trang 8

Trong trường hợp này Q5 có tồn tại nhưng không đáng kể, ta có thể bỏ qua

sự ảnh hưởng của lượng nhiệt Q5 này Nên ta chọn Q5= 0

2.1.1.6 Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng Q 6

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, quanh năm có ánh nắng mặt

trời, nhất là vào mùa hè ánh sáng càng gây gắt, do đó nhiệt lượng do bức xạ mặt trời truyền qua kết cấu bao che vào nhà rất lớn Lượng nhiệt này phụ thuộc vào cường độ bức xạ mặt trời trên mặt phẳng kết cấu bao che và khả năng cản nhiệt bức xạ của bản thân kết cấu bao che Trong các điều kiện như nhau nhưng kết cấubao che mỏng, khả năng cản nhiệt kém thì nhiệt lượng bức xạ truyền vào nhà càng lớn và do đó nhiệt độ trong nhà càng cao

Nhiệt bức xạ được chia ra làm ba thành phần:

+ Thành phần trực xạ: Nhận nhiệt trực tiếp từ mặt trời

+ Thành phần tán xạ: Nhiệt bức xạ chiếu lên các đối tượng xung quanh làmnóng chúng và các vật đó bức xạ gián tiếp lên kết cấu

+ Thành phần phản chiếu từ mặt đất

Do nhiệt bức xạ mặt trời phụ thuộc vào thời điểm trong ngày nên trong các tính toán chúng ta chấp nhận tính theo thời điểm mà bức xạ mặt trời lên kết cấu là lớn nhất

Nhiệt bức xạ xâm nhập vào phòng phụ thuộc vào kết cấu bao che và được chia ra làm hai dạng:

- Nhiệt bức xạ qua cửa kính Q61

- Nhiệt bức xạ qua kết cấu bao che tường và mái Q62

2.1.1.6.1 Nhiệt bức xạ qua cửa kính Q 61

Lượng nhiệt bức xạ truyền qua cửa kính vào nhà có thể xác định theo công

thức sau:

+đối với kính có rèm che

Q61 = F K.R εc εds εmm εkh εK εm,W

Trong đó:

-R:Nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính cơ bản vào phòng

Cửa sổ quay hướng tây sẽ nhận bức xạ cực đại lúc 16 h Cửa sổ quay hướng bắc ở 200 vĩ bắc thì hầu như không nhận nhiệt bức xạ trực tiếp mặt trời quay hướng nam thì bức xạ cũng rất hạn chế.Ơ vĩ độ 200 BẮC , hướng TÂY : R=514 W/m2 vào lúc 16 giờ của tháng 5 và 7 theo bảng (3.9b GT-ĐHKK)

-FK: Diện tích bề mặt kính chọn khung sắt: 33,75m2

-ε c: Hệ số tính đến độ cao H(m) nơi đặt kính so với mực nước biển, do độ cao này không đáng kể

Trang 9

2.1.6.2 Nhiệt bức xạ truyền qua kết cấu bao che Q 62

Dưới tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, bề mặt ngoài cùng của kết cấu bao che

sẽ dần dần nóng lên do bức xạ nhiệt Lượng nhiệt này sẽ truyền ra môi trường mộtphần, phần còn lại sẽ dẫn nhiệt vào bên trong và truyền cho không khí trong phòng bằng đối lưu và bức xạ Quá trình truyền này sẽ có độ chậm trễ nhất định Mức độ chậm trễ phụ thuộc vào bản chất kết cấu tường, độ dày mỏng

Thông thường người ta bỏ qua lượng nhiệt bức xạ truyền qua tường Lượng nhiệt truyền qua mái do bức xạ và độ chênh nhiệt độ trong phòng và ngoài trời được xác định theo công thức:

i

δ α

1 1

1

αT-hệ số toả nhiệt bề mặt bên trong của kết cấu bao che,tra bảng (3.16 ĐHKK) ta được αT=11,6W/m2.0C

Trang 10

αN-hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của kết cấu bao che,tra bảng 3.16 GT- ĐHKK

ta được αN=23,3W/m2.0C

Với kết cấu của công trình thì ta bỏ qua nhiệt trở của lớp gạch và trần vì các lớp này có bề dày nhỏ ta chỉ xét đến lớp nhiệt trở của lớp không khí giữa lớp gạch thẻ

và trần Ở đây chiều dày lớp không khí này là δk =2,5m, hệ số dẫn nhiệt là

λk=0,3W/m.K Vậy hệ số truyền nhiệt

K= +∑ +

N i

i

δ α

1 1

1

=

3 , 23

1 3 , 0

5 , 2 6 , 11 1

1 +

Rxn = R/0,88 – Nhiệt bức xạ đập vào mái hoặc tường, W/m2 (tra bảng

3.10 GT-ĐHKK với mặt nằm ngang vào tháng 5 và tháng 7 lúc 12 giờ ta được giátrị R = 792W/m2 là giá trị lớn nhất để tính toán, Rxn=792/0,88=900W/m2 ;

tN=32,8 0C ; tT=25 0C

αN =20 W/m2K – Hệ số toả nhiệt đối lưu của không khí bên ngoài

ϕm- Hệ số màu của mái hay tường màu tối(thẫm) ϕm =1

2.1.7 Nhiệt do lọt không khí vào phòng Q 7

Khi có độ chênh áp suất trong nhà và bên ngoài thì sẽ có hiện tượng rò rỉ

không khí Việc này luôn luôn kèm theo tổn thất nhiệt

Nói chung việc tính tổn thất nhiệt do rò rỉ thường rất phức tạp do khó xác định chính xác lưu lượng không khí rò rỉ Mặt khác các phòng có điều hòa thường đòi hỏi phải kín Phần không khí rò rỉ có thể coi là một phần khí tươi cung cấp cho hệ thống

Q7 = L7.(IN - IT) = L7 .Cp(tN-tT) + L7.ro(dN-dT) (3-28)

Trang 11

L-Lưu lượng không khí rò rỉ, kg/s

IN,IT-Entanpi của không khí bên ngoài và bên trong phòng, kJ/kg

tT,tN-Nhiệt độ của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, oC

dT,dN-Dung ẩm của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, g/kg.kk Tuy nhiên, lưu lượng không khí rò rỉ Lrr thường không theo quy luật và rất khó xác định Nó phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở

cụ thể, số lần đóng mở cửa vv Vì vậy trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm

Q7h = 0,335.(tN - tT).V.ξ , W (3-29)

Q7w = 0,84.(dN - dT).V.ξ , W (3-30)

V - Thể tích phòng, m3

ξ - Hệ số kinh nghiệm cho theo bảng 3.10 dưới đây

Khi có độ chênh áp suất trong nhà và bên ngoài sẽ có hiện tượng rò rỉ không khí và luôn kèm theo tổn thất nhiệt Tuy nhiên lưu lượng không khí rò rỉ thường không theo quy luật và rất khó xác định Nó phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở cụ thể, số lần đóng mở cửa… Vì vậy trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm:

Ở công trình này:tường đông và tường tây có kích thước rộng a =15m

tường nam và tường bắc có kích thước dài b=34,8m

chiều cao công trình h =9m từ đây ta tính được thể tích phòng

Vậy V=a×b×h=34,8×15×9=4698 m3

+ tT, tN: Nhiệt độ không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, 0C

+ dT, dN: Dung ẩm của không khí tính toán trong nhà và ngoài trời, g/kgkk

tra dT theo trạng thái có tT=250C ,T=60 % ta được dT=12 g/kgkkk tra dN theo trạng thái có tN=32,80C , ϕN=83% ta được dN =26,5 g/kgkkk

+ ξ =0,35: Hệ số kinh nghiệm (thể tích phòng > 3000 m3

Trang 12

- Tổn thất do truyền nhiệt qua trần mái, tường và sàn (tầng trên) : Q81

- Tổn thất do truyền nhiệt qua nền : Q82

Tổng tổn thất truyền nhiệt Q8 = Q81 + Q82

2.1.8.1 Nhiệt truyền qua tường :gồm nhiệt truyền qua tường phần không có kính

và phần có kính do độ chênh nhiệt độ

a Nhiệt truyền qua tường phần không có kính :

ở kết cấu tường của công trình thì tường gồm lớp vữa ximăng 2 bên dày 10mm ở giữa là lớp gạch dày 110 mm ,diện tích tường phần không có kính các hướng : Đông Fkkđ=101,25 m2

i

δ α

1 1

1

=

3 , 23

1 81 , 0

11 , 0 93 , 0

02 , 0 6 , 11 1

1 + +

Trang 13

2.1.8.2 Nhiệt truyền qua nền Q82:

Để tính nhiệt truyền qua nền người ta chia nền thành 4 dãi, mỗi dãi có bề rộng 2mnhư hình vẽ:

Ngày đăng: 03/04/2016, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w