1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Một số đề thi và kinh nghiệm thi kho bạc

95 3,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 109,38 KB

Nội dung

Để tàichính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội theo mụctiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng tổ chức và quản lý mọi hoạt

Trang 1

Đề thi Kho Bạc Nhà Nước 2014

Dành cho các men thi Kho bạc nhà nước năm 2015 +

Mới thi xong ngày hôm qua, từ bữa 20/9 nhìn chung đề thi năm nay ác lắm, nhưng nếu ráng ôn luyện thì cũng không đến nỗi Do thi mỗi môn xong là thu đề với cả thu giấy nháp nên đề thi mình post trên đây chỉ là đề thi trong trí nhớ nên cũng hơi chính xác chứ ko chính xác tuyệt đối

Đề thi kiến thức chung (ngạch kế toán viên và chuyên viên nghiệp vụ)

Câu 1: nêu vị trí và chức năng của Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ tài chính Hãy nêu cơ cấu tổ chức Kho bạc nhà nước

Câu 2: hãy nêu nhiệm vụ của công chức đối với Đảng, nhà nước và nhân dân và trong khi thi hành nhiệm vụ

Câu 3: hãy nêu đạo đức của cán bộ công chức Hiện nay nạn tham nhũng và hối lộ đang làm xấu đi hình ảnh của cán bộ, công chức nhà nước Hãy phân tích và nêu hướng giải quyết

Câu 4: Nêu khái niệm của tài chính công hãy trình bày các chức năng của tài chínhcông hãy trình bày thưc trạng môt chức năng tài chính ở nước ta hiện nay

Câu 5: hãy nêu chức năng tiền tệ và chức năng tài khóa Áp dụng 2 chức năng này như thế nào để đạt được mục tiêu trong năm 2014 đó là tăng trưởng nâng lên, lạm phát ở mức tương đối

Đề thi chuyên ngành viết (ngạch kế toán viên)

Câu 1: hãy nêu đối tượng , quy trình thực hiện chức năng chi trả thanh toán theo hình thức rút dự toán Kho bạc nhà nước và hình thức lệnh chi tiền theo thông tư số 161/2012

Câu 2: hãy nêu hệ thống ngân sách nhà nước theo luật ngân sách 2002 nêu ưu điểm và nhược điểm của hệ thống nếu phải thay đổi thì thay đổi như thế nào và tạisao

Câu 3: Nêu các quy định về bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán trường hợp tài liệu

bị mất hoặc bị hủy hoại thì kế toán phải làm như thế nào?

Câu 4: nêu nhiệm vụ kế toán đối với hệ thống thông tin quản lý Kho bạc nhà nước theo thông tư 2013 (ko nhớ rõ thông tư nào) Nêu cơ cấu tổ chức của kế toán để đạt

Trang 2

đươc nhiệm vụ đó.

Câu 5: báo cáo tài chính là gì? hãy nêu hệ thống báo cáo tài chính ở nước ta hiện nay và quy định lập báo cáo tài chính Trong vị trí người đứng đầu Kho bạc nhà nước thì có cần phải thay đổi gì về hệ thống báo cáo tài chính không? Vì sao

Đề chuyên ngành trắc nghiệm:

nhớ vài câu:

Tổ chức nào lập dự toán ngân sách?

Tổ chức nào lập quyết toán ngân sách?

Tổ chức nào được sử dụng quỹ dự trữ tài chính?

Đề tin học: không ôn cũng đậu chủ yếu word, excel 97

Đề anh văn:

gồm phần trắc nghiệm ngữ pháp, trắc nghiệm đọc, điền vào chỗ trống một đoạn văn, viết lại đoạn văn, viết lại đoạn văn từ những từ cho trước và viết 1 bài luận về the advantages of Internet

Thêm 1 đề thi nữa nhé

MÔN: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

Câu 1: Khái niệm ngân sách nhà nước Các nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP

Câu 2: Trình bày đối tượng, quy trình thanh toán chi trả ngân sách nhà nước theo hình thức rút dự toán từ kho bạc nhà nước và hình thức lệnh chi tiền quy định tại thong tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước

Câu 3: Dự phòng ngân sách nhà nước dung để làm gì? Hãy nêu thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách theo quy định của Nghị định 60/2003/NĐ-CP.Câu 4: Nêu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước theo quy định luật ngân sách nhà

Trang 3

nước 2002 Phân tích ưu, nhược điểm của tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay Theo anh (chị) có cần cải cách tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay không? Nếu có thì theo hướng nào.

Câu 5: Thế nào là bội chi ngân sách nhà nước? Trình bày nguyên nhân và giải pháp

xử lý bội chi ngân sách nhà nước? Anh (chị) nhận định như thế nào về tình hình bội chi ngân sách tại Việt Nam thời gian vừa qua?

CÂU 1: Trình bày sự cần thiết khách quan quản lý nhà về kinh tế- tài chính :

a/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về kinh tế:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thịtrường có điều tiết-nền kinh tế thị trưuờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điềutiết của thị trường và chịu sự điều tiết của nhà nước (sự quản lý của Nhà nước) Sựquản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam là sự cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:

Thứ nhất , phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, bảo

đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.

Sự điều tiết của thị trường đối với sự phát triển kinh tế thật kỳ diệu nhưng vẫn cónhững hạn chế cục bộ Ví dụ như về mặt phát triển hài hoà của xã hội, thì bộc lộtính hạn chế sự điều tiết của thị trường

Thị trường không phải là nơi có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thunhập xã hội, trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, trong việc phát triểnkinh tế xã hội giữa các vùng… Cùng với việc đó, thị trường cũng không khắc phụcnhững khuyết tật của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nền kinh tế thịtrường đã nêu ở trên Tất cả điều đó không phù hợp và cản trờ việc thực hiện đầy

đủ những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra Cho nên trong quá trình vậnhành kinh tế, sự quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục những hạn chế, bổ sung chỗ hổng của sựđiều tiết của trhị trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đó cũng làthực hiện nhiệm vụ hàng đầu của quàn lý nhà nước về kinh tế

Trang 4

Thứ hai : Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình Nhà nước

phải giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau Lợi íchkinh tế là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ đó Mọi thứ mà con người phấn đấuđền liên quan đến lợi ích của mình Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác đềuhướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình Nhưng, khối lượng kinh tế thì có hạn vàkhông thể chia đều cho mọi người, nếu xẩy ra sự tranh giành về lợi ích và từ đóphát sinh ra những mâu thuẫn về lợi ích Trong nền kinh tế thị trường có nhữngloại mâu thuẫn cơ bản sau đây:

- Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường

- Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp

- Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sửdụng tài nguyên và môi trường, không tính đến lợi ích chung trong việc họ cungứng những hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng, đe doạ sức khoẻ cộng đồng: trongviệc xâm hại trật tự, an toàn xã hội, đe doạ an ninh quốc gia vì hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình

- Ngoài ra, còn nhiều mâu thuẫn khác nữa như mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa cánhân; công dân với Nhà nước, giữa các địa phương với nhau, giữa các ngành, cáccấp với nhau trong quá trình hoạt động kinh tế của đất nước

- Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xuyên và có tính căn bản vì liênquan đến quyền lợi “về sống-chết của con người” đến sự ổn định kinh tế-xã hội.Chỉ có nhà nước mới có thể giải quyết được các mâu thuãn đó, điều hoà lợi ích củacác bên

Thứ ba, tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế

Để thực hiện bất kỳ một hoạt động nào cũng phải giải đáp các câu hỏi: Có muốnlàm không? Có biết làm không? Có phương tiện để thực hiện không? Có hoàncảnh để làm không? Nghĩa là, cần có những điều kiện chủ quan và khách quantương ứng Nói cụ thể và để hiểu, làm kinh tế nhất là làm giầu phải có ít nhất cácđiều kiên: ý chí làm giàu, trí thức làm giàu, phương tiện sản xuất kinh doanh và

Trang 5

môi trường kinh doanh Không phải công dân nào cũng có đủ các điều kiện trên đểtiến hành làm kinh tế, làm giàu Sự can thiệp của nhà nước rất cần thiết trong việc

hỗ trợ công dân có những điều kiệncần thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế

Thứ tư, tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước hình thành từ khi xã hội có giai cấp Nhà nước bao giừ cũng đại diện lợiích của giai cấp thống trị nhất định trong đó có lợi ích kinh tế Nhà nước xã hộichủ nghĩa Việt Nam đại diện cho lợi ích dân tộc và nhân dân, Nhà nước của ta lànhà nước của dân, do dân và vì dân Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Nhànước ta xác định và quản lý chỉ đạo là nhằm cuối cùng đem lại lợi ích vật chất vàtinh thần cho nhân dân Tuy vây, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa vớinước ngoài, không phải lúc nào lợi ích kinh tế của các bên cũng luôn luôn nhất trí

Vì vậy, xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt độngkinh tế trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối

Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế Nhà nước ta phải thể hiện bản chất giaicấp của mình để bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân ta Chỉ có Nhà nướcmới có thể làm được điều đó Như vậy là, trong quá trình phát triển kinh tế, Nhànước ta đã thể hiện bản chất giai cấp của mình

Bốn lý do chủ yếu trên đây chính là sự cần thiết khách quan của Nhà nước đối vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

b/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường có sự quản lý củanhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ làđiều kiện tiền đề của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội Nó trực tiếp chiphối đến các hoạt động khác từ sản xuất đời sống đến quản lý nhà nước Để tàichính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội theo mụctiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng tổ chức

và quản lý mọi hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như

sử dụng tài chính là công cụ để quản lý xã hội Đó là đòi hỏi khách quan của bất

kỳ chế độ xã hội nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới ở nước ta Vai trò quản lýnhà nước đối với tài chính tiền tệ là một tất yếu khách quan được thể hiện qua haikhía cạnh:

Trang 6

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ đối với mọi hoạt động trong

đời sống kinh tế xã hội

Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Nó tác động vàchi phối mọi mặt hoạt động trong xã hội, quan hệ tài chính tiền tệ, thuộc phạm trùquan hệ sản xuất, thể hiện bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhànước Do vây, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp can thiệp, chi phối các quan hệ tàichính tiền tệ nhằm làm cho các quan hệ tài chính trong nền kinh tế: một mặt đượcthực hiện theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín dụngngân hàng… phù hợp với điều kiện của đất nước; mặt khác phục vụ cho việc thựchiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ Đó là yêu cầu mangtính khách quan xuất phát từ chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà nước

Thứ hai, xuất phát từ vai trò tài chính của Nhà nước

Điều này được thể hiện: Nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ là công cụ quan trọngtrong quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng

Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tếquốc dân Một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhànước là tài chính tiền tệ Vai trò to lớn của Nhà nước về tài chính tiền tệ được thểhiện qua các điếm sau:

- Một là: Nhà nước định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính,chính sách về ngân sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ… Các luật, chính sách này khôngnhững bắt buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ, phải theo, mà còn tạo điềukiện, môi trường để các doanh nghiệp hoạt động

- Hai là: Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của mình, cáckhu vực công cộng, các kết cấu hạ tầng Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào cáclĩnh vực khác nhau, không chỉ tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạtđộng, mà còn tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới, cótầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Ba là: Nhà nước cũng là nguồn cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, Nhà nước

là người quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phân phối tíndụng Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thểthiếu nguồn vốn tín dụng, không thể không chịu tác động của lưu thông tiền tệ, của sựcung ứng tài chính của Nhà nước Ngoài ra, Nhà nước còn trợ giá, bù lỗ, quy định giá…

- Bốn là: Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành là người mua hàng lớnnhất của đất nước Những khoản chi của ngân sách nhà nước tạo thành một sức mạnh

Trang 7

bằng tiền to lớn và đòi hỏi những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường tolớn cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp Trong bất cứ hình thái xãhội nào, sức mua do chi tiêu ngân sách nhà nước tạo ra là sức mua lớn nhất trên thịtrường và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất.

- Năm là: Nhà nước với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểmsoát tài chính đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động tài chính củacác doanh nghiệp Những việc kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của các doanhnghiệp được nhà nước xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt độngtheo yêu cầu của nền kinh tế và đời sống của nhân dân

Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô đó chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối,tác động đến mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội Qua đó, Nhà nước vừabắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển

Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt lànền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nướcta: Nhà nước quản lý tài chính tiền tệ là tất yếu khách quan, đồng thời cũng là đòihỏi khách quan xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta

Câu 2 :

b/ Tổng quan quản lý nhà nước về Tài chính công :

b.1/ Khái niệm quản lý tài chính công

Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính công thôngqua việcc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tcsđộng và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đãđịnh

Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập ké haọch, tổ chưcss, đièuhành và kiểm soát hoạt động thu chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thựchiện cácchức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất

b.2/ Nguyên tắc quản lý tài chính công.

Hoạt dộng quản lý tài chính công được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bảnsau:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu trong

quản lý tài chính công Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách nhà nước,

Trang 8

quản lý quỹ tài chính nhà nước và quản lý tài chính đối với các cơ quan hànhchính và đơn vị sự nghiệp Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xãhội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đápứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.

-Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản

lý tài chính công Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất cảcác lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Khi thực hiện các nội dung chi tiêu côngcộng, Nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sởlợi ích của toàn thể cộng đông Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng là thước đo quantrọng để Nhà nước cân nhắc khi ban hành các chính sách và các quyết định liênquan đến chi tiêu công Hiệu quả về xã hội là tiêu thức rất cần quan tâm trongquản lý tài chính công Mặc dù rất khó định lượng, song những lợi ích của xã hộiluôn được đề cập, cân nhắc, thận trọng trong quá trình quản lý tài chính công.Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xétđồng thời khi hình thành một quyết định, hay một chính sách chi tiêu ngân sách

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản pháp luật là

nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính công Thống nhất quản lý chính

là việc tuân thủ theo một quy định chung từ việc hình thành, sử dụng, kiẻm trathanh tra, thanh quyết toán, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thựchiện Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, côngbằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết địnhcác khoản chi tiêu công,

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên, phân

phối các nguồn lực tài chính công, là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo choviệc quản lý nguồn tài chính công được thực hiện thống nhất và hiệu quả Thựchiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thểgiám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi trong quản lý tài chính công, hạnchế những thất thoát và đảm bảo hiệu quả của những khoản thu, chi tiêu công

CÂU 3: Những việc công chức không được làm

Trang 9

Điều 15

Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệmhoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộhoặc tự ý bỏ việc

Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinhdoanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về cáccông việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việcthuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó cókhả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia

Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức

Điều 18

Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhànước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôiviệc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc

tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đếnngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm

Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ,công chức không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụngquy định của Điều này

Trang 10

Điều 19

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ,con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trongphạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước

Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:

1 Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự antoàn, danh dự và lợi ích quốc gia;

2 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, phápluật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

3 Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

4 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cưtrú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

5 Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; khôngđược quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;

6 Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêmchỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhànước theo quy định của pháp luật;

Trang 11

7 Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trongcông tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

8 Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩmquyền

Điều 7

Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ,

công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu tráchnhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theoquy định của pháp luật

Điều 8

Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho làquyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trongtrường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếpcủa người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thihành quyết định đó

b/ Quyển hạn :

Điều 9

Cán bộ, công chức có các quyền lợi sau đây:

1 Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75, khoản 2, khoản 3 Điều

76 và Điều 77, nghỉ các ngày lễ theo quy định tại Điều 73 và nghỉ việc riêng theoquy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động;

2 Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khiđược sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức;

3 Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều107,142,143,144,145 và 146 của Bộ luật lao động;

4 Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV củaPháp lệnh này;

Trang 12

5 Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2Điều 109, các điều 111,113,114,115,116 và 117 của Bộ luật lao động;

6 Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định

Điều 10

Cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụđược giao, chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điềukiện làm việc

Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việctrong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưuđãi do Chính phủ quy định

Điều 11

Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy địnhcủa pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiêncứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công

vụ được giao

Điều 12

Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan,

tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền theo quy định của pháp luật

Trang 13

CÂU 5 :

Cán bộ, cơng chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều

1 của Pháp lệnh CBCC vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu mộttrong những hình thức kỷ luật sau đây:

e) Buộc thơi việc

CÂU 6: Nâng cao ý thức trách nhiện của cán bộ, công chức:

- Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế vàhưởng lương từ NSNN Cán bộ, công chức là công bộc củanhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừngrèn luyện phẩm chất, đạo đức , học tập nâng cao trình độ vànăng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định có liênquan cuả Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiếtkiệm chống lãng phí và các văn bản pháp luật khác

- Trách nhiệm của cán bộ, công chức là phải chịu trách nhiệmtrước nhà nước, nhân dân về nhiệm vụ được giao.Trách nhiệmcủa cán bộ, công chức là phải nâng cao ý thức:

+ Chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế kỷ luật

Trang 14

+ Hòan thành và chịu trách nhiệm cá nhân về công việc và kết quảcông tác được giao.

+ Bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản nhân dân, phải tực hiện tiếtkiệm, chống lãng phí không được tham nhũng

+ Phải đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực như quan liêu, cửaquyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân,

+ Không được thực hiện những hoạt động riêng mà pháp luật cấm.+ Khi vi phạm pháp luật, người vi phạm phải bị kỷ luật hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự nếu vi phạm gây ra thiệt hại và tài sản phải bồithường

- Để nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, công chức cần làmtốt những nghĩa vụ sau đây:

1. Trung thành với Nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam; bảo vệ sự an tòan, danh dự và lợi ích quốc gia;

2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng vàchính sách pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụtheo đúng quy định của pháp luật

3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộngđồng nhân dân nợi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sátcủa nhân dân

5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chícông vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền thamnhũng

6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thựchiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức Gĩữ gìn vàbảo vệ của công, bảo vệ bí mật của nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật

7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạophối hợp trong công tác nhằm hòan thành tốt nhiệm vụ, công vụđược giao

8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổchức có thẩm quyền

Ngoài ra, cũng để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, côngchức Cán bộ, công chức phải tuân theo: Những việc cán bộ công

Trang 15

chức không được làm” đươc quy định từ điều 15 đến điều 20 của Pháplệng cán bộ công chức.

CÂU 7: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đườnglối, cơ chế, chính sách và được thể chế hố bằng pháp luật

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế

độ và quy định của pháp luật

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nângcao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, cơng chức, viênchức trong cơ quan, tổ chức

+ Bảo đảm dân chủ, cơng khai, minh bạch, đề cao vai trị giám sát của Quốc hội,Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặttrận, đồn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãngphí

+ Cĩ chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và cơngkhai

CÂU 8: Trình bày nguyên nhân vì sao Quốc hội thơng qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Trang 16

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11năm 2005, với những lý do sau:

- Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cácthành phần, chủ thể kinh tế ngày càng tăng lên và chủ yếu hướng theo lợi nhuậnbởi sự chi phối của quy luật giá trị cho nên việc sử dụng tài sản, tài nguyên, laođộng của nhiều cơ sở không hợp lý, lợi dụng cơ chế để trục lợi cá nhân dẫn đếnlãng phí các nguồn lực

Một bộ phận không có ý thức tiết kiệm, không coi trọng lợi ích của nhànước, của tập thể nên việc sử dụng tiền của, tài sản của nhà nước một cách vôcùng lãng phí, thậm chí tham ô, tham nhũng để làm giàu bất chính gây thiệt hạicho nhà nước và xã hội

- Tiết kiệm được xác định là quốc sách để phát triển kinh tế của đất nướctrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước Vì Tiết kiệm

là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động vàtài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định Đối với việc quản lý,

sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao độngtrong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có địnhmức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiếtkiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạtđược mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạtcao hơn mục tiêu đã định

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta có hạn, nguồn ngân sách nhànước chưa đủ để chi dùng cho đầu tư phát triển và chi tiêu thường xuyên nênchúng ta phải tiết kiện trong sản xuất và tiêu dùng để tránh lãng phí Có thể hiểulãng phí là: việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tàinguyên thiên nhiên không hiệu quả Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn,chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý,

sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao độngtrong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế

độ hoặc không đạt mục tiêu đã định

Trang 17

- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều chỉnh việc quản lý, sử dụngngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khuvực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân

CÂU 9 :

Ý NGHĨA :Từ tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đánh giá khái quátnêu trên, cĩ thể nĩi: việc thực hành tiết kiệm vẫn chưa thực sự trở thành “quốcsách” để thực hiện cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước Để các biện pháp thựchành tiết kiệm, chống lãng phí đã được quy định tại các văn bản pháp luật hiệnhành, tiếp tục phát huy được hiệu quả, đảm bảo tính khả thi, đưa vấn đề tiết kiệmtừng bước trở thành ý thức của mỗi người thì việc nâng cao giá trị pháp lý của cácquy định đã được thực hiện ổn định, cĩ hiệu quả là hết sức cần thiết Mặt khác,trong những năm qua, nhiều Luật, Pháp lệnh liên quan đến việc thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hànhmới, nhiều quy định trong các lĩnh vực đĩ cũng đã được nâng lên thành Luật

Từ thực tế đĩ, việc ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên cơ sở

kế thừa Pháp lệnh là hết sức cần thiết để đảm bảo cho tiết kiệm ngang tầm một

“quốc sách” được thể chế hố ở mức độ pháp lý cao hơn và phải được lãnh đạo,

chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách kiên quyết, cĩ hiệu quả; đồng thời đảm bảotính đồng bộ của các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các vănbản pháp luật của các lĩnh vực mới ban hành

CÂU 10 :

Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân cĩ nghĩa vụ bắtbuộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; khơng mang tính chất đối khoản,khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầuchi tiêu cơng cộng

CÂU 11: Phân tích mục đích sử dụng tiền thuế:

Mục đích sử dụng tiền thuế là đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà

nước.Ở nước ta thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN.Thuế là

khoản thu của Nhà nước, mang tính chất bắt buộc mà mọi cá nhân, tổchức phải đóng góp theo đúng pháp luật đã quy định.Thuế không

Trang 18

được hoàn trả trực tiếp, ngang giá cho người nộp thuế nhưng được dùngđể trang trải các chi phí chung của toàn dân, một phần số thuế đãnộp cho NSNN đã được trả cho người dân 01 cách gián tiếp dướinhững hưởng thụ về giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng an ninh, quốcphòng về xây dựng cơ cấu hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống đêđiều, trường học,

- Tiền thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phầnthực hiện chính sách đối ngọai và bảo hộ nền sản xuất trong nước,sử dụng tiền thuế trong việc định hướng đầu tư, kích thích sản xuất kinhdoanh, trong việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phốithu nhập

-Sử dụng tiền thuế nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội của nước

ta hiện nay như:

+ Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả tài chính quốc gia;

+ Phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng xuất khẩu thu hút vốn đầu tưnước ngoài, tiếp tục đổi mới phát triển giáo dục;

+Củng cố quốc phòng an ninh;

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khoa học;

_ Tiền thuế dùng để bảo đảm hoạt động bộ máy nhà nước, xâydựng các cơ sở hạ tầng, phúc lợi mà mọi tổ chức cá nhân đều sửdụng.Vì vậy, các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc chính phủ,các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuếnhư: cung cấp thông tin, điều tra xử lý và các biện pháp hành chínhkhác để thu đủ, kịp thời các khỏan thu vào NSNN

Tóm lại, mục đích sử dụng tiền thuế:

+ Tiền thuế đẩ xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc;

+Tiền thuế để bảo tồn và tôn vinh văn hóa;

+ Tiền thuế để xây dựng các công trình quốc gia;

Trang 19

+ Tiền thuế để phát triển giao thông, vận tải;

+ Tiền thuế để phát triển du lịch;

+ Tiền thuế để phát triển các hoạt động văn hóa thể thao;

+ Tiền thuế để phát triển nguyên cứu khoa học;

+ Tiền thuế để giữ gìn an ninh trật tự;

+ Tiền thuế để chăm lo cho thế hệ tương lai; giáo dục;

+ Tiền thuế để phát triển các công trình giao thông công cộng;

+ Tiền thuế để bảo vệ tổ quốc

CÂU 11 : Phân tích mục đích sử dụng tiền thuế :

Thơng thường việc huy động tiền thuế là do cơ quan thuế đảm nhận Mức huyđộng cao sẽ gây khĩ khăn cho việc hành thu và dưới con mắt người dân, cơ quanthuế sẽ khĩ được thơng cảm Tuy nhiên, việc huy động thuế cĩ thực sự trở thànhgánh nặng hay khơng, cịn tùy thuộc vào việc sử dụng tiền thuế của nhà nước đĩ.Việc sử dụng tiền thuế của các nhà nước trong các thời kỳ tập trung vào các nộidung chủ yếu sau:

Thời kỳ mới xây dựng nhà nước: tiền thuế chủ yếu dùng để mua hàng hố và dịch

vụ để cung ứng cho các hoạt động cơng cộng thiết yếu như: an ninh, quốc phịng,

y tế, giáo dục Trong thời kỳ này mức thu thường thấp vì kinh tế đang trong tìnhtrạng bất ổn và đời sống nhân dân đang cịn nhiều khĩ khăn Mức huy động tuythấp, nhưng để bảo đảm cho các nhiệm vụ chi tiêu này, tỷ lệ huy động trên GDPcũng khơng thấp

Thời kỳ ổn định nhà nước: ngồi việc đảm bảo chi cho các nhiệm vụ thiết yếu của

đất nước như trên, nhà nước cịn sử dụng tiền thuế để trợ giúp thêm cho một nhĩmngười khơng cịn khả năng lao động, đặc biệt là những người đã đĩng gĩp vàothành quả xây dựng nhà nước - gọi chung là đối tượng xã hội

Trang 20

Thời kỳ phát triển thêm chức năng kinh tế: Khi thực hiện chức năng điều tiết kinh

tế thị trường, các nhà nước thường sử dụng tiền thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Một số nhà nước dùng tiền thuế để phát triển các ngành sản xuất độc quyền nhànước, tuy nhiên phần lớn để làm động lực cho các thành phần kinh tế khác pháttriển, các nhà nước dùng tiền thuế tài trợ cho các dự án kinh tế có mục tiêu để thuhút các thành phần kinh tế khác tham gia theo định hướng của mình

Thời kỳ phát triển nhà nước phúc lợi: Sau khi ổn định các nhiệm vụ công cộng

khác, nhiều nhà nước đứng ra tổ chức các dịch vụ công cộng để gia tăng phúc lợicho cộng đồng, thông qua việc huy động tiền thuế Tuy nhiên, hiệu quả của cácdịch vụ công vẫn là một vấn đề cần lưu tâm Các quốc gia phát triển có mức huyđộng cao, có khi lên đến 35% song do nhờ mở rộng dịch vụ công đến nhiều lĩnhvực khác nhau để phục vụ miễn phí cho cộng đồng, vì vậy cũng rất ít khi bị kêu ca

về gánh nặng thuế

Có thể nói bản chất của một nhà nước không thể hiện ra trong các tôn chỉ nhànước đó đưa ra, mà nó thể hiện rất cụ thể qua việc sử dụng tiền thuế của nhà nước

đó trong việc điều hành đất nước Việc đánh giá một nhà nước có thật sự do dân,

vì dân hay không, chỉ có thể đoán chắc trong việc nhận định và đánh giá mục đích

và hiệu quả của việc sử dụng tiền thuế mà người dân đóng góp

Câu 12: một cán bộ, công chức có trách nhiệm như thế nào khi tiếp người nộp thuế

1. Lắng nghe và ghi chép đầy đủ vào sổ với những nội dung, sự việc, tiếp nhậncác tài liệu liên quan

2. Yêu cầu người nộp thuế xác nhận nội dung đã được ghi chép

3. Hẹn ngày trả lời kết quả giải quyết hoặc hướng dẫn người nộp thuế cơ quan

có thẩm quyền xem xét giải quyết gaỉi quyết Khi tiếp người nộp thuế phải hoà nhã, trung thực, không gây khó khăn hoặc cản trở

4. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của phải lập báo cáo kịp thời để xem xét giải quyết Những việc không thuộc thẩm quyền thì hường dẫn người nộp thuế đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết

5. Không tiết lộ nội dung, tên người nộp thuế cho người không có trách nhiệm biết

Trang 21

Câu 14 :

Đối tượng chịu thuế là Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêudùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng khôngchịu thuế theo quy định của Luật thuế GTGT

CÂU 15 :

Xét về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu, doanhnghiệp chỉ là người thu hộ cho Nhà nước và có trách nhiệm nộp vào NSNN theoLuật định

Bản chất thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, hiện đại, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thựchiện Việc Quốc hội ban hành Luật thuế GTGT đã tạo ra những thuận lợi trongviệc quản lý thu thuế, chuyển từ cách thức quản lý mang tính áp đặt sang cơ chếdoanh nghiệp tự kê khai, tự nộp và tuân thủ các qui định tại luật thuế và pháp lệnhthuế, phù hợp với xu thế cải cách hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế

CÂU 17/ Luật quản lý thuế:

Đ

iều 5 Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Đại diện của người nộp thuế là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ

quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế

2 Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc

toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sảnxuất, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trúhoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinhdoanh

Trang 22

3 Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp

cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế

4 Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà

nước theo quy định của pháp luật về thuế

5 Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp

thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp Tờ khai hảiquan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

6 Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế,

xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt

7 Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc

thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuếhoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụthuế theo quy định của pháp luật

8 Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt

vi phạm pháp luật về thuế

9 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng các biện

pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộcngười nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước

Điều 6 Quyền của người nộp thuế

1 Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thựchiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế

2 Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu

cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu

3 Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật

4 Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế

5 Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

Trang 23

6 Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế;yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiếntrong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

7 Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây

ra theo quy định của pháp luật

8 Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế củamình

9 Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đếnquyền và lợi ích hợp pháp của mình

10 Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức,

cá nhân khác

Đ

iều 7 Nghĩa vụ của người nộp thuế

1 Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật

2 Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế

3 Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm

4 Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theoquy định của pháp luật

5 Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụthuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế

6 Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại,giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của phápluật

7 Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xácđịnh nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàngthương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuếtheo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế

Trang 24

8 Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chứcquản lý thuế theo quy định của pháp luật.

9 Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trongtrường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặtngười nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định

Đ

iều 8 Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế

1 Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật

2 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục vềthuế

3 Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế chongười nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanhtrên địa bàn xã, phường, thị trấn

4 Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này

5 Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoànthuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế

6 Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theoquy định của pháp luật

7 Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theothẩm quyền

8 Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm trathuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu

9 Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này

10 Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Điều 9 Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế

Trang 25

1 Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác địnhnghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộpthuế.

2 Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đếnviệc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiệnpháp luật về thuế

3 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

4 Ấn định thuế

5 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

6 Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiệnthông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

7 Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuếtheo quy định của pháp luật

8 Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhànước theo quy định của Chính phủ

CÂU 18 :

Hệ thống pháp luật thuế Việt nam được hình thành và hoàn chỉnh cơ bản trongthời kỳ đổi mới của đất nước Trải qua hai lần cải cách, hoàn thiện hệ thống chínhsách thuế, hiện nay chúng ta đã có hệ thống chính sách thuế tương đối đồng bộ, cóphạm vi điều chỉnh toàn diện đến các quan hệ kinh tế xã hội, bao gồm các sắc thuếthuộc nhóm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản

Mỗi sắc thuế được Nhà nước ban hành thông qua các Luật hoặc Pháp lệnh và cácvăn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Trong thời gian trước năm 2007, quy địnhpháp luật của từng sắc thuế bao gồm cả quy định về chính sách thuế và quy định

về quản lý thuế Các quy định này đã phát huy được vai trò pháp lý, bảo đảm cáckhoản thuế được huy động kịp thời vào NSNN Các quy trình nghiệp vụ quản lýthuế từng bước được kiện toàn, bộ máy quản lý thuế từng bước được củng cố Nhờ

Trang 26

đó, số thu từ thuế, phí và lệ phí hàng năm của ngành Thuế luôn hoàn thành vượtmức dự toán Nhà nước giao.

Tuy nhiên, công tác quản lý thuế còn bộc lộ một số tồn tại như: Tính pháp lý củacác quy định về quản lý thuế chưa cao, dẫn đến hạn chế trong việc tuân thủ phápluật thuế; các quy định về quản lý thuế còn phân tán tại nhiều văn bản pháp luật,một số nội dung còn chưa thống nhất gây khó khăn cho người nộp thuế và cơ quanthuế trong việc chấp hành pháp luật thuế Bên cạnh đó, quyền hạn, nghĩa vụ vàtrách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý thuế chưa được quy định đầy đủ, rõràng, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện công tác quản lý thuế; thủ tụchành chính thuế ở nhiều khâu còn rườm rà, nặng tính hình thức gây khó khăn chongười nộp thuế; chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước,

tổ chức, cá nhân khác cũng như quy định trách nhiệm của các cơ quan và cá nhânnày với cơ quan Thuế trong công tác quản lý thu thuế nhằm tăng cường việcphòng chống, xử lý các hành vi vi phạm phát luật thuế, chống thất thu thuế

Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Chính phủphê duyệt, cùng với việc hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách thuế,Luật Quản lý thuế đã được ban hành để khắc phục các hạn chế trên, đồng thời đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế Luật Quản lýthuế được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 22/11/2006, có hiệulực thi hành từ 1/7/2007 Việc ban hành Luật Quản lý thuế nhằm đáp ứng các mụctiêu sau:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi chongười nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và cơquan quản lý thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế

- Quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lýthuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minhbạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng

xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế

Về tổng thể, Luật Quản lý thuế thiết lập khung pháp lý chung, áp dụng thống nhấttrong quá trình thực thi tất cả các chính sách thuế, khắc phục được tình trạng chia

Trang 27

cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, tạo nền tảng cho việc ápdụng cơ chế tự khai, tự nộp.

CÂU 18: Vì sao ban hành Luật Qủan lý thuế:

- Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập Hệthống chính sách thuế đã được cải cách, hoàn thiện để đáp ứngnhu cầu phát triển của đất nước Trong thời gian qua, các Luậtthuế đã được ban hành tương đối đồng bộ và có phạm vi điềuchỉnh tòan diện đến các hoạt động kinh tế xã hội của đấtnước Trong từng Luật thuế, đã quy định nội dung quản lý mangtính chất khung, trên cơ sở đó chính phủ đã có những quy địnhcụ thể để hướng dẫn, tổ chức công tác quản lý thuế bảo đảmviệc thi hành chính sách thuế đúng pháp luật

- Công tác cải cách hành chính thuế luôn được xác định là yếutố quan trọng và từng bước được hoàn thiện Các thủ tục hànhchính thuế như: Đăng ký thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế , đãđược sửa đổi theo hướng đơn giản, rõ ràng; tạo điều kiện chongười nộp thuế từng bước chuyển chuyển sang cơ chế tự khai tựnộp thuế; cơ quan quản lý thuế chuyển từ Qủan lý thuế tiềnkiểm sang hậu kiểm

- Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của Người nộp thuế ngàyđược nâng cao Vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trongcông tác quản lý thuế từng bước được tăng cường Công tácquản lý thuế đã hình thành một hệ thống tổ chức thống nhấttrong cả nước và từng bước đã được củng cố, kiện tòan cả vềtổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý.Trình độ cán bộ, công chức thuế được nâng lên theo hướngchuyên sâu, chuyên nghiệp, nhờ đó số thu vào NSNN luôn vượtdự toán nhà nước giao

- Tuy nhiên, công tác quản lý thuế còn tồn tại: tính pháp lý củacác quy định về quản lý thuế chưa cao, dẫn đến hạn chế trongtuân thủ pháp luật Các quy định về quản lý thuế còn nhiềuphân tán, nhiều luật có nội dung còn chưa thống nhất; quyềnhạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp luật của các chủ thể thamgia quản lý thuế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng ảnh hưởngđến việc thực hiện công tác quản lý thuế Công tác phòngchống, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống

Trang 28

thất thu thuế còn hạn chế trong công tác quản lý thuế, đồngthời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhậpkinh tế quốc tế.

- Luật Qủan lý thuế đã tạo lập khung pháp lý chung để thực thitất cả các Luật, Pháp lệnh về thuế và các khoản thu khácthuộc NSNN, do cơ quan quản lý thuế quản lý thu Sự ra đời củaLuật Qủan lý thuế sẽ khắc phục được tình trạng chia cắt, táchbiệt về phương thức quản lý giữa các lọai thuế Từ đó, tạo nềntảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiệnđại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế, các quy định của Luậttạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế, tăngcường công cụ quản lý nâng cao hiệu lực của hệ thống phápluật thuế Công tác quản lý thuế sẽ được hiện đại hóa, phùhợp với thông lệ quản lý thuế quốc tế, phục vụ công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tếquốc tế

- Việc ban hành Luật quản lý thuế nhằm xác định rõ nghĩa vụ,trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nộp thuế, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế và nghĩa vụ của các tổchức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế vàphối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuế để quản lý thu thuế đạthiệu quả cao

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay ngườinộp thuế

2 Cơ quan quản lý thuế:

Trang 29

a) Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế;

b) Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan

3 Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan

4 Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện phápluật về thuế

1 Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng

- Thuế giá trị gia tăng tránh được hiện tượng thuế chồng thuế, phù hợp với nềnkinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường

- Thuế giá trị gia tăng mang tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyểnsản phẩm và dịch vụ Một loại thuế được gọi là trung lập khi nó không gây ra bất

cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động của các doanh nghiệp nếu chính phủ không muốnthế Trong thuế doanh thu người ta có khuynh hướng tối thiểu hóa số tiền thuếphải nộp bằng cách hội nhập các xí nghiệp theo chiều dọc Ví dụ xí nghiệp sợi cóthể kết hợp với xí nghiệp dệt, xí nghiệp may Với sự hội nhập này không làmphát sinh doanh thu khi chuyển sản phẩm từ khâu trước sang khâu sau Chính phủkhông muốn các doanh nghiệp hội nhập lại với nhau nhưng bản thân loại thuế trên

đã tạo ra sự hội nhập ấy Rõ ràng trong thuế doanh thu, với cơ chế thu thuế như thế

nó không mang tính trung lập

Thuế giá trị gia tăng không hề khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập như trên,bởi các doanh nghiệp trong trường hợp hội nhập và không hội nhập thì tổng sốthuế phải nộp là như nhau Như vây, chúng ta có thể khẳng định rằng thuế giá trịgia tăng là loại thuế mang tính trung lập

Trang 30

- Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ nên có thể tạo được nguồnthu lớn cho ngân sách nhà nước.

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu thường bằngkhông, nên nó có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuấtkhẩu có thể cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường quốc tế

- Với một biểu thuế gồm ít thuế suất (có nhiều nước áp dụng thống nhất mộtthuế suất cho tất cả các ngành nghề), thuế giá trị gia tăng đảm bảo công bằng đốivới mọi ngành nghề, mọi sản phẩm, dịch vụ

- Thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạthiệu quả cao Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hóađơn mua vào đã buộc người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi đúngdoanh thu với giá trị thực của hoạt động mua bán, khắc phục được tình trạng thôngđồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế Ở khâu bán lẽ thường xảy ratrốn lậu thuế vì người tiêu dùng cuối cùng khi mua hàng không cần đòi hóa đơn

Do đó thay vì phải quản lý một số lượng lớn đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế chỉcần quản lý một số ít đối tượng nộp thuế trong khâu bán lẻ Hơn nữa, ở khâu bán

lẻ giá trị tăng thêm thường không lớn nên số thuế thu ở khâu này cũng khôngnhiều

CHUYÊN ĐỀ 17 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG, DỊCH VỤ CÔNG VÀ CÔNG SẢN

CHƯƠNG I: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Trang 31

I- TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

1 Bản chất của tài chính công

Dừa theo một số tiêu chí nhất định, hệ thống tài chính quốc dân được phânloại thành tài chính công và tài chính tư Tài chính công là một thuật ngữ mới xuấthiện ở Việt Nam, do đó, ít nhiều còn chưa được thống nhất về quan niệm

Nhiều quan niệm cho rằng thuật ngữ tài chính công được hiểu là sự hợpthành bởi ý nghĩa và phạm vi của hai thuật ngữ “tài chính” và “công”

Về thuật ngữ tàichính: Theo quan niệm phổ biến, tài chính có biểu hiện bênngoài là các hiện tượng thu, chi bằng tiền; có nội dung vất chất là các nguồn tàichính, các quỹ tiền tề; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế-quan hệphân phối dưới hình thức giá trị (gọi tắt là quan hệ tài chính) nảy sinh trong quátrình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ

Về thuật ngữ công hay công công: xét về ý nghĩa, thuật ngữ công có thể hiểutrên các khía cạnh:

Về quan hệ sở hữu (đối với tài sản, các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ) là sởhữu công cộng; Về mục tiêu hoạt động: là vì lợi ích công cộng; Về chủ thể tiếnhành hoạt động: là các chủ thể thuộc khu vực công; Về pháp luật điều chỉnh: là cácluật công

Những luận giải trên đây cho phép rút ra nhận xét các đặc trưng của tàichính công là:

Về mặt sở hữu: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính côngthuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là

Trang 32

Về mặt pháp luật: các quan hệ tài chính chịu sự điều chỉnh bởi các “luậtcông”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh- quyền uy Các quan hệ tàichính công là quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với công việc tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ công mà một bên của quan hệ là chủ thể thuộc khu vực công.

Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra như là cáchiện tượng thu, chi bằng tiền- sự vân động của nguồn tài chính- gắn liền với việctạo lập hoặc sử dụng quỹ tiền tệ nhất định Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắnliền với sự hoạt động của các chủ thể trong lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau cócác quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và sử dụng Ví dụ như: Quỹ tiền tệ của

hộ gia đình, quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểmtín dụng, các quỹ tiền tệ công

Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ tiền tệ công được tạo lập và sử dụnggắn liền với quyền lực kinh tế và chính trị của Nhà nước và thực hiện các chứcnăng kinh tế xã hội của Nhà nước Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệcông chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thôngqua hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính công Các hoạt động thu, chi bằngtiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính công Tuy vậy, cần nhận rõ rằng,quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền của nhà nước tiến hành trên cơ sởcác luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhànước với chủ thể khác trong xã hội Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trongquá trình nhà nước tham gia phân phối và sử dụng những nguồn tài chính để tạolập hoặc sử dụng các quỹ công Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bêntrong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế xã hội của tài chính công

Từ những phân tích trên đây có thể có khái niệm tổng quát về tài chính côngnhư sau:

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiếnhành, nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đápứng các nhu cầu, lợi ích của toàn xã hội

Như vậy, tài chính công là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêucủa Nhà nước Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chứcnăng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt

Trang 33

động khác của xã hội Tài chính công là công cụ quan trọng của Nhà nước để thựchiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Cơ cấu tài chính bao gồm:

- Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương)

- Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước

- Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước

- Các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước

2 Các chức năng của tài chính công

Chức năng của tài chính công là các thuộc tính khách quan vốn có, là khảnăng bên trong thể hiện tác dụng của xã hội của tài chính

Tài chính nói chung có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối vàchức năng giám đốc Tài chính công là một bộ phận cấu thành quan trọng của tàichính, có nét đặc thù là gắn với thu nhập và chi tiêu của Chính phủ Do đó, cácchức năng của tài chính công cũng xuất phát từ hai chức năng của tài chính, đồngthời có mở rộng thêm căn cứ vào nét đặc thù của tài chính công Có thể nêu lên bachức năng của tài chính công là tạo lập vốn, phân phối lại và phân bổ, giám đốc vàđiều chỉnh

2.1 Chức năng tạo lập vốn

Trong nền kinh tế thị trường, vốn tiền tệ là điều kiện và tiền đề cho mọi hoạtđộng kinh tế-xã hội Thực ra, chức năng tạo lập vốn là một khâu tất yếu của quátrình phân phối, nên khi nói về chức năng của tài chính nói chung, người ta thườngkhông tách riêng ra thành một chức năng Tuy nhiên, đối với tài chính công, vấn đềtạo lập vốn có sự khác biệt với tạo lập của các khâu tài chính khác, nó giữ vai tròquan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phân phối, vì vậy, cóthể tách ra thành mộtchức năng riêng biệt

Chủ thể của quá trình tạo lập vốn là Nhà nước Đối tượng của quá trình này làcác nguồn tài chính trong xã hội do Nhà nước tham gia điều tiết Đặc thù của chứcnăng tạo lập vốn của tài chính công là quá trình này gắn với quyền lực chính trị củaNhà nước Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để hình thành các quỹ

Trang 34

tiền tệ của mình thông qua việc thu các khoản có tính bắt buộc từ các chủ thể kinh

tế xã hội

2.2 Chức năng phân phối lại và phân bổ

Chủ thể phân phối và phân bổ là nhà nước với tư cách là người nắm giữ quyềnlực chính trị Đối tượng phân phối và phân bổ là các nguồn tài chính công tập trungtrong ngân sách Nhà nước và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước, cũng như thunhập của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội mà nhà nước tham gia điều tiết.Thông qua chức năng phân phối, tài chính công thực hiện sự phân chia nguồnlực tài chính công giữa các chủ thể thuộc Nhà nước, các chủ thể tham gia vào cácquan hệ kinh tế với Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhànước, chức năng phân phối của tài chính công nhằm mục tiêu công bằng xã hội.Tài chính công, đặc biệt ngân sách nhà nước, được sử dụng làm công cụ để điềuchỉnh thu nhập của các chủ thể trong xã hội thông qua thuế và chi tiêu công

Cùng với phân phối, tài chính công còn thực hiện chức năng phân bổ Thôngqua chức năng này, các nguồn nhân lực tài chính công được phân bổ một cách cóchủ đích theo ý chí của Nhà nước nhằm thực hiện sự can thiệp của Nhà nước vàocác hoạt động kinh tế-xã hội Trong điều kiện chuyển từ cơ chế quản lý tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chức năngphân bổ của tài chính công được vận dụng có sự lựa chọn, cân nhắc, tính toán, cótrọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt hiệu quả phân bổ cao

2.3 Chức năng giám đốc và điều chỉnh.

Với tư cách là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước, Nhà nước vận dụngchức năng giám đốc và điều chỉnh của tài chính công để kiểm tra bằng tiền đối vớiquá trình vận động của các nguồn tài chính công và điều chỉnh quá trình đó theocác mục tiêu mà Nhà nước đề ra Chủ thể của quá trình giám đốc và điều chỉnh làNhà nước Đối tượng của sự giám sát đốc và điều chỉnh là quá trình vận động củacác nguồn tài chính công tròn sự hình thành vừa sử dụng các quỹ tiền tệ

Giám đốc bằng đồng tiền là vai trò khách quan của tài chính nói chung Tàichính công cũng thực hiện sự giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi sự vận động cảcác nguồn tài chính công, thông qua đó biểu hiện các hoạt động của các chủ thểthuộc Nhà nước Còn chức năng điều chỉnh của tài chính công được thực hiện trên

Trang 35

cơ sở các kết quả của giám đốc, là sự tác động có ý chí của Nhà nước nhằm điềuchỉnh các bất hợp lý trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc tàichính công.

3 Quản lý tài chính công

3.1 Khái niệm quản lý tài chính công.

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình mà chủ thể quản lý tiếnhành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động

và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển phù hợp với quy luậtkhách quan và đạt được các mục tiêu đã định

Trong hoạt động quản lý, các nội dung về chủ thể quản lý, đối tượng lquản lý,công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòihỏi phải xác định đúng đắn

Quản lý tài chính công là một nội dung của quản lý tài chính và một mặt xã hộinói chung, do đó trong quản lý tài chính công, các vấn đề kể trên cũng là các vấn

đề cần được nhận thức đầy đủ

Trong hoạt động tài chính công chủ thể quản lý tài chính công là nhà nước hoặccác cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ công Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính là bộ máy tài chínhtrong hệ thống cơ quan nhà nước

Đối tượng của quản lý tài chính công là các hoạt động tài chính công Nói cụthể hơn đó là các hoạt dộng thu chi bằng tiền của Nhà nước; hoạt động tạo lập và

sử dụng các quỹ tiền tệ cộng điểm ra trong bộ phận cấu thành của tài chính công,

đó cũng là nội dung chủ yếu của quản lý tài chính công

Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phươngpháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau

Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trongviệc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động tài chính công theo nhữn khuôn mẫu đã định

và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó

Trang 36

Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý tài chính côngmuốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vôđiều kiện Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.

Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kíchthích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cánhân đang tổ chức các hoạt động tài chính công

Các công cụ quản lý tài chính công bao gồm:

Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính công được sử dụng để quản lý vàđiều hành các hoạt động tài chính công được xem như một loại công cụ quản lý cóvai trò đặc biệt quan trọng

Trong quản lý tài chính công, các công cụ pháp luật được sử dụng để thểhiện dưới dạng cụ thể là chính sách, cơ chế quản lý tài chính, mục lục ngân sáchnhà nước (NSNN)

Cùng với pháp luật, hàng loạt các công cụ phổ biến khác được sử dụng trongquản lý tài chính công như: Các chính sách kinh tế tài chính; kiểm tra, thanh tragiám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính công…

Mỗi công cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo các cáchkhác nhau nhưng đều nhằm một mục đích là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt độngtài chính công nhằm đạt tới mục tiêu đã định

Từ những phân tích kể trên, có thể có khái niệm tổng quát về quản lý tàichính công như sau:

Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thểquản lý tài chính công thông qua việcc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý

để tcs động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập ké haọch, tổ chưcss, đièu hành và kiểm soát hoạt động thu chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất.

3.2 Nguyên tắc quản lý tài chính công.

Trang 37

Hoạt dộng quản lý tài chính ông được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bảnsau:.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu

trong quản lý tài chính công Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách nhànước, quản lý quỹ tài chính nhà nước và quản lý tài chính đối với các cơ quan hànhchính và đơn vị sự nghiệp Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xãhội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đápứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng

-Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong

quản lý tài chính công Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất

cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Khi thực hiện các nội dung chi tiêucông cộng, Nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên

cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đông Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng là thước đoquan trọng để Nhà nước cân nhắc khi ban hành các chính sách và các quyết địnhliên quan đến chi tiêu công Hiệu quả về xã hội là tiêu thức rất cần quan tâm trongquản lý tài chính công Mặc dù rất khó định lượng, song những lợi ích của xã hộiluôn được đề cập, cân nhắc, thận trọng trong quá trình quản lý tài chính công Hiệuquả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồngthời khi hình thành một quyết định, hay một chính sách chi tiêu ngân sách

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản pháp luật là

nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính công Thống nhất quản lý chính

là việc tuân thủ theo một quy định chung từ việc hình thành, sử dụng, kiẻm trathanh tra, thanh quyết toán, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thựchiện Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, côngbằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết định cáckhoản chi tiêu công,

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên,

phân phối các nguồn lực tài chính công, là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảocho việc quản lý nguồn tài chính công được thực hiện thống nhất và hiệu quả.Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có

Trang 38

thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi trong quản lý tài chính công, hạnchế những thất thoát và đảm bảo hiệu quả của những khoản thu, chi tiêu công.

4 Mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công

4.1 Cải cách tài chính công trong xu thế cải cách hành chính

Cải cách hành chính nhà nước là một quá trình chuyển đổi từ nền hành chínhtheo cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang nền hành chính của cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình chuyển đổi đó nhằm hình thành vàxây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại hóa; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức có đạo đức, phẩm chất và năng lực phù hợp, đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phục vụ nhân dân

Ở nước ta, công cuộc cải cách hành chính bắt đầu được triển khai từ khoảnggiữa những năm 90 của thế kỷ XX, với sự ra đời của Nghị quyết 38/CP ngày 4-5-

1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết côngviệc của công dân, tổ chức Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hànhtrung ương Đảng khóa VII, tháng 1-1995 đã đặt cải cách hành chính thành một nộidung quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện ở đất nước ta và xác định cảicách hành chính là trọng tâm của công cuộc xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, thực tế đã cho thấy, chúng tachỉ có thể thực hiện cải cách hành chính thành công khi tiến hành đồng thời vớiviệc cải cách hành chính công Thông qua hoạt động thu- chi bằng tiền của Nhànước, tài chính công phản ánh các mối quan hệ giữa Nhà nước , tài chính côngphản ánh các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế- xã hội kháctrong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiệnđúng các chức năng vốn có của mình Hiệu quả của quản lý tài chính công vừaphản ánh năng lực của bộ máy Nhà nước, vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãmhoạt động của các cơ quan trong bộ máy này Từ nhận thức đó, cải cách tài chínhcông trở thành một nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính ở nướcta

Trang 39

Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với tài chính công được thể hiện:

- Việc thực thi hoạt động của bộ máy Nhà nước gắn liền với cơ chế tài chính

hỗ trợ cho các hoạt động đó

- Việc phân cấp quản lý hành chính phải tương ứng với sự phân cấp quản lýkinh tế và phân cấp quản lý tài chính công để đảm bảo kinh phí cho hoạt động cóhiệu quả ở mỗi cấp

- Bản thân mỗi cấp chính quyền trong bộ máy hành chính đều có tráchnhiệm và quyền hạn nhất định trong quản lý tài chính công ở phạm vi của mình

- Các thể chế về quản lý tài chính công có tác dụng chi phối hoạt động củacác cơ quan nhà nước theo mong muốn của Nhà nước

- Quy mô và cơ chế chi tiêu tài chính công, đặc biệt là để trả lương cho độingũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, có tác động quan trọng đến việ pháthuy năng lực của đội ngũ trong công việc đó

- Nhà nước thực hiện giám sát bằng đồng tiền đối với hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước

4.2 Nội dung của cải cách tài chính công

Cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung của chương trình tổng thểcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 Tuy nhiên, cải cách tài chínhcông là vấn đề nhạy cảm, luôn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức cả từ phíakhách quan và nội tại, vì vậy, quá trình cải cách tài chính công cần phải được quantâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch đào tạocho từng giai đoạn, từng năm với những biện pháp cụ thể

Nội dung của cải cách tài chính công bao gồm:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, đảm bảo

tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sáchtrung ương; đồng thời phát huy tính tích cực chủ động, năng động sáng tạo và tráchnhiệm của địa phương cũng như các ngành trong việc điều hành tài chính và ngânsách

Trang 40

Thứ hai, đảm bảo quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng

nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý cáccông việc của địa phương; quyền quyết định của các Sở, Bộ, Ban, Ngành về phân

bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụngngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách

Thứ ba, trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức

sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quanhành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạtđộng, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chỉ tiêu theo mục tiêu của cơ quanhành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu đơn giản hơn, tăng quyền chủ độngcho cơ quan sử dụng ngân sách

Thứ tư, đổi mới cơ bản chế độ tài chính đối với khu vực dịch vụ công.

- Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công Nhà nước có trách nhiệmchăm lo đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhưng không phải vì thế màmọi công việc về dịch vụ đều do cơ quan Nhà nước trực tiếp đảm nhận Trong từnglĩnh vực định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện,những công việc cần phải chuyển để các tổ chức xã hội đảm nhiệm Nhà nước cócác chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dântrực tiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ,kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nước

- Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin-cho”, ban hành các cơ chế,chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiệnnhư trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu trên cơ sở xác định nhiệm vụphải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước và phần còn lại do cácđơn vị tự trang trải

Thứ năm, thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính

mới, như sau:

- Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhàtrường, bệnh viện

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển các

cơ sở đào tạo nghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lượng cao ở các

Ngày đăng: 01/04/2016, 21:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w