BÀI 1 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRUỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Cở sở khoa học của việc xác lập vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ngay từ khi nhà nước mới ra đời đã thực hiện vai trò và chức năng quản lý, lúc đầu là quản lý xã hội, quản lý hành chính, đảm bảo trật tự trị an, dần dần mở rộng sang lĩnh vực quản lý kinh tế. Cùng với sự phát triển về quy mô và trình độ của nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của nhà nuớc ngày càng tăng lên. Tuy nhiên. vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế cũng luôn biến đổi tùy theo chế độ chính trị, yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Việc xác lập vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường dựa trên mối quan hệ giữa 3 chủ thể quan trọng là: Nhà nước – Thị trường – Doanh nghiệp, mỗi chủ thể đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, từ đó xác lập vai trò của mỗi chủ thể đặt trong mối quan hệ với các chủ thể khác. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nhưng không có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không thể tự làm tất cả. Nhà nước chủ yếu tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động; khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; định hướng; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia khác nhau và ở các giai đoạn phát triển khác nhau, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước cũng khác nhau. Ngày nay, người ta đều nhận thức rằng vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế ngày càng tăng lên, thậm chí có thế khẳng định: Một quốc gia phát triển hay suy tàn, suy đến cùng là do quản lý của nhà nước. Ở các nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ trước đây, với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung đã quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều do nhà nước quyết định, tẩy chay và kỳ thị thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thể giới có những chế độ chính trị khác nhau, nhưng trong quản lý nền kinh tế đều có những điểm chung là phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng với cơ chế thị trường vận hành khách quan, đồng thời ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước. Sự khác nhau trong quản lý kinh tế của nhà nước, một mặt do bản chất của chế độ chính trị xã hội quy định, mặt khác do liều lượng, tính chất tác động của nhà nước khi thực hiện vai trò, chức năng quản lý về kinh tế của mình.
Trang 1BÀI 1 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.!VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ
THỊ TRUỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM
1.1.!Cở sở khoa học của việc xác lập vai trò của nhà nước trong quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ngay từ khi nhà nước mới ra đời đã thực hiện vai trò và chức năng
quản lý, lúc đầu là quản lý xã hội, quản lý hành chính, đảm bảo trật tự trị
an, dần dần mở rộng sang lĩnh vực quản lý kinh tế Cùng với sự phát
triển về quy mô và trình độ của nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của
nhà nuớc ngày càng tăng lên Tuy nhiên vai trò của nhà nước trong quản
lý kinh tế cũng luôn biến đổi tùy theo chế độ chính trị, yêu cầu và xu
hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử
khác nhau
Việc xác lập vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường dựa
trên mối quan hệ giữa 3 chủ thể quan trọng là: Nhà nước – Thị trường –
Doanh nghiệp, mỗi chủ thể đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, từ đó xác
lập vai trò của mỗi chủ thể đặt trong mối quan hệ với các chủ thể khác
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường,
nhưng không có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không
thể tự làm tất cả Nhà nước chủ yếu tạo các điều kiện, môi trường thuận
lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động; khuyến khích các doanh nghiệp và
người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; định hướng; kiểm tra, kiểm
soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn của nền
kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia khác
nhau và ở các giai đoạn phát triển khác nhau, vai trò quản lý kinh tế của
nhà nước cũng khác nhau Ngày nay, người ta đều nhận thức rằng vai trò
của nhà nước trong quản lý kinh tế ngày càng tăng lên, thậm chí có thế
khẳng định: Một quốc gia phát triển hay suy tàn, suy đến cùng là do quản
lý của nhà nước
Ở các nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ trước đây, với cơ chế quản lý
kế hoạch hóa tập trung đã quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều do nhà nước quyết định, tẩy chay và kỳ thị thị trường
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thể giới có những chế độ chính trị khác nhau, nhưng trong quản lý nền kinh tế đều
có những điểm chung là phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng với cơ chế thị trường vận hành khách quan, đồng thời ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
Sự khác nhau trong quản lý kinh tế của nhà nước, một mặt do bản chất của chế độ chính trị - xã hội quy định, mặt khác do liều lượng, tính chất tác động của nhà nước khi thực hiện vai trò, chức năng quản lý về kinh tế của mình
1.2.!Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướmg xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trước hết cũng giống như các nhà nước khác, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, mà cơ bản và khái quát nhất là bảo đảm sự phát triển ổn định; thực hiện công bằng; tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế
Ngoài vai trò chung như các nước khác trong quản lý nền kinh tế thị trường, do tính chất đặc thù của nước ta, Nhà nước còn thể hiện vai trò quan trọng trên các nội dung sau:
-!Nhà nước quyết định sự thành công hay không thành công của sự nghiệp đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, chỉ huy tập trung sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một kiểu tổ chức nền kinh tế của một xã hội đặc biệt, xã hội đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm thấp Do đó nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chịu tác động bởi hai hệ thống: (1) Quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường; (2) Đặc thù của định hướng
Trang 2xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
phát triển theo hướng nuôi đưỡng và tạo điều kiện để các nhân tổ mới xã
hội chủ nghĩa ngày một lớn mạnh và phát triển Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế thị trường mới, có tố
chức, có kế hoạch đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Do đó, nó phát huy ưu thế của cả hai thể
chế là kế hoạch và thị trường nhằm phục vụ mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đặc biệt, tiến hành thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa rút ngắn, đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong thế kỷ
XXI
-! Nhà nước quyết định tốc độ nhanh hay chậm của quá trình đổi
mới Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nội
dung cơ bản của công cuộc đổi mới ở nước ta, nhưng đồng thời cũng là
một quá trình khó khăn, phức tạp vì phải đổi mới cả cơ cấu kinh tế, cơ
chế quản !ý, tổ chức bộ máy quản lý và con người, đổi mới tư duy,
phong cách và lối sống cũ đã ăn sâu vào từng con người, trong quá trình
đó Nhà nước có vai trò quyết định
-!Nhà nước quyết định sự định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế thị trường Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không
phát triển một cách tự phát, mà phát triển trong quá trình nhận thức, phấn
đấu rất cao của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, đó là quá trình chuyển đổi đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử
Một mặt, đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch chỉ huy tập
trung (kì thị, tẩy chay thị trường) sang nền kinh tế thị trường; mặt khác là
quá trình phát triển theo xu hướng xã hội chủ nghĩa Hơn nữa, sự chuyển
đổi lại đặt trong bối cảnh của toàn cầu hóa kinh tế và thế giới đang bước
sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức Quá trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường đã rất khó khăn, định hướng xã hội chủ nghĩa của nền
kinh tế thị trường còn khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của Nhà
nước
Trong quá trình đổi mới, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước
không hề bị suy giảm mà ngày càng tăng lên cần nhận thúc rằng, tăng
cường vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế không có nghĩa là Nhà
nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế, mà Nhà nước phải nắm những lĩnh vực, những khâu, thực hiện những công việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được, biết sử dụng
cơ chế thị trường một cách khôn khéo, hiệu quả để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó
Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước ta hiện nay, cần thấy
rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, Nhà nước phải quản lý
toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại, trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công
cụ quan trọng khác để quản lý nền kinh tế Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật
Hai là, Nhà nước đại diện cho sở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở
hữu đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước Lúc này Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn
Với tư cách là bộ máy hành chính, nếu Nhà nước không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tổ cản trở sự phát triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
Với tư cách là đại diện cho sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước
Hiện nay, Nhà nước ta đã có những thành công trong quản lý nền
Trang 3kinh tế thị trường trên cả hai phương diện; tuy nhiên vẫn đang còn nhiều
hạn chế, yếu kém, đặc biệt là những hạn chế, yếu kém trong quản lýtài
sản công, quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, gây ra nhiều hậu
quả xấu trong kinh tế và xã hội
Nền kinh tế thị trường; định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành trong
mối quan hệ: Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp; mỗi bộ phận, mỗi
chủ thề đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể và phải thực hiện tốt các chức
năng đó, trong đó Nhà nước với các chức năng, quan trọng, quyết định
toàn bộ sự vận động của nền kinh tế
Vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh lế, trong bước chuyển đổi
sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hết sức quan trọng và nặng nề, vừa phải tiến hành đối mới cách
thức điều hành nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cách thức điều hành, quản
lý theo cơ chế mới, vừa phải thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước
- thị trường - doanh nghiệp Nhà nước phải liên tục hoàn thiện phương
pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành nền kinh tế thị trường đang hình
thành trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải đảm bảo định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế thị trường Một mô hình kinh tế chưa từng có tiền
lệ trong lịch sử
2.! CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1.!Nhận thức chung về chức năng quản lý nhà nưức về kinh tế
trong nền kinh tế thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là những hoạt động tổng quát nhất về
phương diện quản lý nền kinh tế mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục
tiêu đã đề ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì?
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của
nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và do tình hình kinh tế - xã hội của
từng giai đoạn lịch sử quy định,
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ
sở khách quan để xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
và bố trí cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cho phù hợp Chức năng cũng là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế Chức năng quyết định vị trí, mối quan hệ của mỗi tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức trong hệ thổng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Nội dung cụ thể của các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không cố định
mà có vận động, phát triển cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của các giai đoạn Trong những điều kiện cụ thể, do mục tiêu và những điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì vai trò và thứ tự ưu tiên của các chức năng có thể có sự thay đổi nhất định, tuy nhiên tên gọi của các chức năng ít thay đổi
2.2.! Những chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh các chức năng: quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: "Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bẳng chiến lược, kế hoạch và chính sách kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh
tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật"
Trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng khẳng định: “Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường”
Có thể khái quát thành 5 chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay như sau: tạo môi trường thuận lợi cho toàn bộ nền kinh
tế thị trường hoạt động; định hướng và hướng dẫn sự phát triển của nền
Trang 4kinh tế; tổ chức và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều tiết nền
kinh tế; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động của các chủ thể
kinh tế Tùy theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội
của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội dung cụ thể của
các các chức năng có thể thay đổi
2.2.1.! Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế
hoạt động
Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thế hoạt động tốt
khi có môi trường thuận lợi Bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của
mình, Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và bảo đảm
môi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh,
đồng thời còn bảo đảm môi trường phù hợp cho chính cơ chế mới đang
hình thành, phát triển và phát huy tác dụng Có nhiều loại môi trường,
trong đó bao gồm các môi trường chính như:
Một là, xây dựng môi trường chính trị ổn định, thật sự phát huy các
nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân của các doanh nghiệp Xây dựng
hệ thống pháp luật ổn định, thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thực thi pháp luật phải nghiêm
minh, tạo lập môi trường văn hóa pháp luật cho mọi công dân, mọi tổ
chức
Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận
động, phát triển thuận lợi Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa sống còn
với nền kinh tế, bao gồm nhiều loại như: hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường không, sân bay bến cảng, điện, nước; kết cấu hạ tầng
văn hóa, xã hội; kết cấu hạ tầng thông tin
Ba là, xây dựng môi trường văn hóa xã hội phù hợp với nền kinh tế
thị trường, xã hội ngày càng tôn trọng và tôn vinh nghề kinh doanh và
người kinh doanh
Bốn là, bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, mọi
cá nhân và tổ chức đều phải tuân thủ pháp luật Nhà nước phải bảo vệ
những doanh nghiệp và doanh nhân hoạt động đúng luật pháp
Năm là, xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin Nhà nước
phải là trung tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp
một cách thường xuyên, kịp thời và chính xác
Môi trường thông tin tốt là điều kiện cần thiết không thể thiếu được không chỉ cho hoạt động kinh tế mà còn cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia cả về kinh tế, văn hóa, xã hội Khi có các điều kiện, môi trường thuận lợi thì các nhà kinh doanh mới có thể yên tâm bỏ vốn đầu
tư và phát triển kinh doanh, đồng thời quá trình đó tiếp tục bồi đắp, phát triển môi trường ngày càng cao hơn, phát triển xã hội ngày càng toàn diện và văn minh hơn
Với chức năng này, Nhà nước có vai trò như một bà đỡ giúp cho các
cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự
do, bình đẳng trong kinh doanh Nói cách khác, Nhà nước có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi trường chính trị, pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin, an toàn xã hội Trong cơ chế thị trường, muốn có một môi trường sản xuất - kinh doanh ổn định, tiến bộ, cần phải có bàn tay của Nhà nước, từ việc ban hành và bảo đảm thi hành pháp luật đến bảo đảm các điều kiện và nguyên tắc cơ bản như: quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử lý tranh chấp theo pháp luật, bảo đảm một xã hội phát triển lành mạnh, có văn hóa
2.2.2.! Định hướng, hướng dẫn sự vận động, phát triển của toàn
bộ nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, nhà kinh doanh và các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh nhưng không thể nắm được hết tình hình và xu hướng vận động của thị trường, do đó thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế Do vậy, Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn; hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động hướng đích theo các mục tiêu chung của đất nước Việc định hướng và hướng dẫn thông qua các công cụ như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện chức năng định hướng, hướng dẫn, Nhà nước không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào nền kinh tế thị trường mà chủ yếu
Trang 5sử dụng cách thức và phương pháp tác động gián tiếp, theo các nguyên
tắc của thị trường Cách thức tác động gián tiếp mang tính chất mềm dẻo,
uyển chuyển, vừa bảo đảm tỉnh tự chủ của các chủ thể kinh tế, vừa thực
hiện mục tiêu chung
2.2.3.! Tổ chức thực hiện, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh
tế và bảo hộ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp luật
Nhà nước phải sắp xếp, tổ chức lại các ngành, các lĩnh vực, các
vùng kinh tế quan trọng, trong đó có sắp xếp, củng cố lại các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các khu công
nghiệp, khu chế xuất Đây là những công việc nhằm tạo cơ cấu kinh tế
hợp lý
Nhà nước phải bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế thị trường
như cân đối tổng cung - tổng cầu, cân đối xuất khẩu - nhập khẩu, cân đối
thu - chi ngân sách, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị
trường
Nhà nước phải bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng
pháp luật, can thiệp vào nền kinh tế thị trường khi có những biến động
lớn như khủng hoảng, suy thoái kinh tế
Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan quản lý
của nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ
tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp nhà nước, thiết lập mối quan
hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế
2.2.4.!Điều tiết hoạt động của toàn bộ nền kinh tế
Trong khi điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan
của thị trường, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị
trường, vừa điều tiết sự hoạt động của thị trường theo định hướng của
Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, công bằng và có hiệu
quả Để điều tiết, Nhà nước phải sử dụng các chính sách, các công cụ
như: tài chính, tiền tệ, thuế, tín dụng, lãi suất, các nguồn lực mạnh để
điều tiết nền kinh tế thị trường
2.2.5 Kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm của các chủ thế
tham gia thị trường
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo
vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế
và từng bước thực hiện công bằng xã hội
Kiểm tra, kiểm soát luôn là hoạt động quan trọng của Nhà nước Ở Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới phát triển, thậm chí còn sơ khai, tình trạng rối loạn, tự phát, vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến, có nơi, có lúc rất trầm trọng và phức tạp, càng cần phải đề cao chức năng của Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các chủ thể kinh tế tham sia thị trường, đồng thời cũng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của chính các cơ quan và các cán bộ, công chức quản lý kinh tế của Nhà nước
3 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
3.1 Khái quát những thành công và hạn chế của quản lý nhà nước
về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
3.1.1 Những thành công chính
Trong công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong quản lý kinh tế - xã hội, tiến hành đổi mới toàn diện và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta ra khỏi bảng xếp hạng các nước có thu nhập thấp, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô và điều hành, xử lý các tình huống hết sức phức tạp có kết quả tốt Nhà nước đã đổi mới hệ thống kinh tế nhà nước, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, đổi mới và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp với cơ chế mới
Có thể khái quát những thành công của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên các nội dung sau đây:
Trang 6Thứ nhất, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp, tạo
điều kiện, môi trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển
Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật và dưới luật đã
được ban hành, ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và chuẩn mực
quốc tế: Luật Đầu tư nước ngoài (1987), Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp tư nhân (1990), Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995) và Luật Hợp
tác xã (1996) đã tạo khung khổ pháp luật cơ bản cho các loại hình doanh
nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động, hạn chế từng bước
sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp (chung - 2005), Luật Đầu tư (chung),
thay thể cho Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyển khích đầu tư trong
nước, có hiệu lực từ 1-7-2006 đã tạo một "sân chơi” bình đẳng, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Hàng loạt các văn bản pháp luật đó được ban hành và kịp thời bổ sung,
điều chỉnh phù hợp với luật pháp quốc tế đã tạo ra môi trường kinh
doanh mới, phù hợp Hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến các
hoạt động của doanh nghiệp như: quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa
vụ huy động và sử dụng các nguồn lực; quan hệ giữa các chủ thể; các
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; thể thức hoạt động của doanh
nghiệp cũng lần lượt được ban hành, hoàn thiện đã góp phần quan trọng
vào việc tạo lập môi trường kinh doanh và phát triển nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần ở nước ta Đồng thời, chủ trương “bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế"’ từng bước được thực hiện trong thực tế đã
góp phần quan trọng thúc dẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước
ta
Khung khổ pháp luật mới đã tạo dựng hành lang pháp lý cho việc
thực hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường Tất cả những yếu tố đó đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế ngoài nhà nước phát triển mạnh, nhân dân mạnh dạn bỏ vốn kinh
doanh, đầu tư phát triển kinh tế của toàn xã hội ngày càng tăng lên Liên
tục từ năm 2004-2010 tổng đầu tư toàn xã hội luôn đạt trên 40 % GDP
Số lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước những năm
qua cũng giảm dần về tỷ trọng: năm 2000, lao động trong khu vực kinh
tế nhà nước chiếm 11,7 %; năm 2010 còn 10,4 %, trong khi lao động
trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn giữ tỳ trọng 86-87 %, lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 1% năm 2000 lên 3,5% năm 2010 Mỗi năm ở Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu lao động mới, chủ yếu được thu hút vào khu vực kinh tế ngoài nhà nước
Thứ hai, đã phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước đã được đổi mới mạnh mẽ theo hướng tách bạch rõ hơn quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước với quyền quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước không, can thiệp bằng hành chính vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng bước xóa bỏ chế độ cơ quan chủ quản, đẩv mạnh cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã
và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân đang dẫn dầu, thành phần kinh tế này đã đóng góp hơn 40% cho tổng sản phẩm trong nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giữ vững ổn định xã hội Các tổ chức xã hội nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, tham gia điều chỉnh các chủ thể kinh tế hoạt động trong tổ chức, tham gia tích cực vào hoạt động cung cấp dịch vụ công và thay thế các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo một số dịch vụ công cộng có hiệu quả
Bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cũng đã từng bước được xây dựng lại, nâng cao hơn về chất lượng, về trình độ, năng lực và phẩm chất
Thứ ba, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng
xã hội chủ nghĩa đã hình thành, phát huy tác dụng
Những năm qua, cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta
đã có những bước chuyển đổi rất căn bản, cơ chế thị trường định hướng
Trang 7xã hội chủ nghĩa đã được xác lập, vận hành và phát huy tác dụng, đang
từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế
Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh và liên tục nhiều năm, ngay trong năm 2009, thời kỳ khủng hoảng
kinh tế thế giới rất nặng nề, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5,2 %
Thứ tư, hệ thống thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu, rộng
Hệ thống thị trường ở nước ta đã và đang phát triển ngày càng cao
hơn so với những năm trước đây cả về quy mô cũng như tính đồng bộ
của thị trường Thị trường trong nước thống nhất, gắn với thị trường thế
giới
Quá trình tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
đã mang lại những kết quả quan trọng, trong đó phải kể đến hoạt động
xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Hơn hai mươi năm qua,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục
nhiều năm Cơ cấu hoạt động ngoại thương cũng đã thay đổi theo hướng
tích cực hơn
Năm 2005, Việt Nam có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1
tỷ USD, năm 2006 đã có 9 mặt hàng, năm 2007 có 10 mặt hàng, năm
2008 có 11, năm 2010 có 16, năm 2011 có 23 mặt hàng, trong đó có 14
mặt hàng; xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD Một số sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam có thứ hạng cao so với thế giới
Mức độ hội nhập về thương mại quốc tế của Việt Nam còn thể hiện
ở vị thế tương quan các nhóm khách hàng mà Việt Nam có quan hệ Từ
chỗ 80% kim ngạch buôn bán được thực hiện với các nước xã hội chủ
nghĩa cũ, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quan hệ với nhiều nước
thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau theo nguyên tắc cùng có lợi và
tôn trọng độc lập tự chủ của nhau Sau khi Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã
tăng lên nhanh chóng, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam Ngoài các đối tác chủ lực, Việt Nam tiếp tục khai thác và
giữ thị trường truyền thống ở Liên bang Nga, các nước SNG, các nước
Đông Âu tích cực xúc tiến mở cửa thị trường châu Phi, các nước Mỹ
Latinh,
Do những quy định thông thoáng, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng lên qua các năm, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Cùng với việc mở cửa thị trường đầu tư trực tiếp, quá trình hội nhập của kinh tế Việt Nam còn thể hiện thu hút ngày càng nhiều hơn các hình thức ODA Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, giáo dục, môi trường và nâng cao chất lượng sống của dân cư Nhiều dự án ODA góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển bền vững, cũng như nâng cao năng lực quản lý của đất nước
3.1.2.!Những hạn chế, yếu kém
Có thể khẳng định mọi thành công của nền kinh tế đều là kết quả lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quản lý của Nhà nước, mọi hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cũng do những hạn chế, bất cập trong lãnh đạo của Đảng, trong quản lý của Nhà nước Đảng cũng nhận thức rất rõ vấn đề
đó Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: "Tư duy phát triển kinh tế-xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước; bệnh thành tích còn nặng; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm, quản lý nhà nước còn nhiều yéu kém; tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất”
Có thể khái quát những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta trên một số nội dung sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ
mới, chưa phát huy đầy đủ những mặt tích cực và hạn chế tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường Chưa giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp Quản lý nhà nước chưa trở thành nhân
tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nếu đi sâu phân tích mỗi loại thị trường đều thấy rẩt rõ sự phát triển thiếu đồng bộ, yếu kém, thị trường còn tiềm
ẩn quá nhiều bất trắc như: thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị trường tài chính… Nhận thức, quan điểm của chúng ta về phát triển các loại thị trường cũng rất thận trọng, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động những năm gần đây mới chính thức được thừa nhận
Trang 8Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn nặng về nguyên liệu thô, sơ chế
và hàng gia công nên giá trị gia tăng thu từ xuất khẩu chưa cao Năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức canh tranh của nền kinh tế còn thấp Thực
tế cho thấy, thị trường càng non yếu, ở trình độ phát triển càng thấp,
càng nhiều rủi ro, bất trắc, thậm chí còn chứa đựng cả những yếu tố “dã
man, tàn bạo"’ của thị trường
Thứ hai, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và
thiếu nhất quán, thực hiện chưa nghiêm Hệ thống luật pháp chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, nhiều văn bản pháp luật quan trọng còn thiếu hoặc
chưa đầy đủ, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đất đai,
đến điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp Ý thức chấp
hành pháp luật, văn hóa pháp luật của công dân và tổ chức rất yếu kém
Kết cấu hạ tầng còn quá yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu: “Hệ thống pháp luật còn nhiều bất
cập, việc thực thi chưa nghiêm; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém”
Thứ ba, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng
xã hội chủ nghĩa đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, quản lý các lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, thương mại, phân phối thu
nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa tốt và chậm đổi mới, tiêu
cực, tham nhũng, lãng phí còn lớn và ngày càng phức tạp,
Có thể thấy rõ ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ còn tồn tại và tái
hiện dưới các hình thức khác nhau khá đậm nét Sự tham gia giám sát
của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hôi
nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân về hoạt động quản lý nhà nước
còn nhiều bất cập Nhiều lúc Nhà nước còn can thiệp sâu vào các hoạt
động của thị trường, của doanh nghiệp Trong khi đó, nhiều chức năng
chính của Nhà nước lại thực hiện chưa tốt Cung cấp hàng hóa và dịch vụ
công còn thiếu và yếu, kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm chưa nghiêm
Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) cũng đã nhấn mạnh: “Vai trò tham gia
hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách của
các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, các tổ
chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu”'
Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế còn nặng nề và
còn nhiều vướng mắc; tình trạng quan liêu, phân tán cục bộ, vô cảm với dân còn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế đông nhưng không mạnh, tình trạng không làm tốt chức trách của mình khá phổ biến, hiện tượng tham nhũng, tiêu cực có xu hướng ngày càng tăng và phức tạp Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa X, Đảng đã nhấn mạnh: “Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong các doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp Cải cách hành chính chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu
đề ra Tệ tham nhũng, quan liêu, lăng phí vẫn nghiêm trọng ”
Thứ năm, quản lý tài sản công nói chung, quản lý các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng còn quá nhiều bất cập, thậm chí yếu kém, gây lãng phí, thất thoát rất lớn, để lại những hậu quả rất nặng nề về kinh tế và xã hội
Đại hội XI của Đảng cũng đã khẳng định: ‘Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển” Tất cả những hạn chế, yếu kém đó đang làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, vào chế độ, thậm chí đe dọa sự tồn vong của chế độ
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây có nhiều, trong đó có cả những nguyên nhân khách quan như: nước ta đang trong quá trình đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công việc mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan Đại hội XI của Đảng đã nêu các nguyên nhân hạn chế, yếu kém sau đây:
-!Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đối mới;
-!Bệnh thành tích còn nặng;
-!Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm; -!Quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém;
Trang 9-!Tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả
về năng lực và phẩm chất;
-!Tổ chức thực hiện kém hiệu quả;
-!Chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những
khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc;
-!Quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ;
-!Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm;
-!Tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi
3.2.!Giải pháp hoàn thiện và thực hiện tốt các chúc năng quản lý nhà nuức
về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay
3.2.1.! Nhận thức lại các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế,
thực hiện tốt việc phân công, phân cấp trong thực hiện các chức năng
-!Tiếp tục nhận thức rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phân biệt rõ và đặt
trong mối quan hệ với các chức năng của thị trường, chức năna của
doanh nghiệp
-!Nhà nước tập trung thực hiện tốt các chức năng đã xác định, bảo
đảm các điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế thị trường hoạt động thuận lợi
-!Nhà nước không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào
hoạt động của thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp
-!Phân công, phân cấp và phối hợp tốt việc thực hiện các chức năng
của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, các cấp từ Trung
ương đến cơ sở, gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích, hạn chế sự
chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh
tế
3.2.2.!Xử lý tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản
lý nhà nước về kinh tế, giữa quản lý của Nhà nước với quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp
-! Cần nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế Văn kiện Đại hội toàn quốc lần
thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên” Đảng lãnh đạo kinh tế bằng đường lối chính sách, bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, nêu gương, còn Nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thể chế mới về kinh tế, tiến hành quản lý, điều hành nền kinh tế bằng tổng hợp các phương pháp quản lý, trong đó có cả những biện pháp gián tiếp, khuyến khích sự tự nguyện, tự giác, kết hợp với những biện pháp bắt buộc, cưỡng chế Thông qua Nhà nước Đảng đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống Đảng phải tăng cường lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước mà tạo điều kiện để phát huy tính chủ động và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước
-!Nhà nước có chức năng và trách nhiệm quản lý đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Riêng đối với doanh nghiệp
có vốn của Nhà nước, tùy theo sự phân cấp và ủy quyền của Chính phủ
mà các Bộ, cơ quan Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
có trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp trên một số chức năng nhất định nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ, tự
do kinh doanh của doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
-! Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật và thực thi pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến sở hữu, quyền tự do kinh doanh, liên quan đến cạnh tranh của các doanh nghiệp cần được thể hiện rõ trong luật Sớm hoàn chỉnh pháp luật và những quy định về sử dụng đất đai, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sử đụng đất, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này Việc thực thi pháp luật phải thật kiên quyết và nghiêm minh, cả trên phương diện chấp hành pháp luật và kiểm tra, kiểm soát, xử lý sai phạm, bảo vệ pháp luật, nâng cao văn hóa pháp luật của mỗi tồ chức và của từng người dân
3.2.3 Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý
Trang 10nhà nước về kinh tế
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về
kinh tế Hiện nay, nguyên tắc này được thể hiện trên hai nội dung chủ
yếu sau đây:
-! Nâng cao hiệu lực quản lý thống nhất của Nhà nước trung ương đi
đôi với phân cấp quản lý cho địa phương Để thực hiện nguyên tắc này,
Nhà nước trung ương tập trung quản lý ở tầm chiến lược, tầm vĩ mô bao
gồm việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, chương trình, quy
hoạch, kế hoạch, các chính sách kinh tế lớn có tác dụng chung cho toàn
bộ nền kinh tế, coi trọng phát triển kinh tế vùng Chính quyền địa
phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định những vấn đề của địa
phương, đặc biệt là kế hoạch đầu tư cho khu vực công cộng, thu - chi
ngân sách, về tổ chức và nhân sự hành chính địa phương, xử lý các vụ
việc hành chính Chính quyền địa phương cũng phải tiếp tục có sự phân
cấp theo hướng cấp nào nắm thông tin đầy đủ hơn, giải quyết vấn đề sát
thực tế hơn thì giao thẩm quyền và nhiệm vụ cho cấp đó
-! Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Các
ngành trung ương có trách nhiệm quản lý theo ngành trên phạm vi cả
nước, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế; chính quyền địa phương có
trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi lãnh
thổ, kể cả kiểm tra kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ
quan và tổ chức thuộc ngành trung ương hoạt động trên địa bàn lãnh thổ,
đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả và thông suốt
3.2.4.! Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt ba khâu đột phá
chiến lược: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Đại hội XI của
Đảng xác định, nhằm trực tiếp giải quyết ba điểm nghẽn, cản trở sự phát
triển kinh tế của đất nước Để thực hiện được những nội dung này đòi
hỏi nhiều biện pháp cụ thể, đồng bộ, liên quan đến tất cả các cấp, các
ngành trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế Trước mắt,
cần tập trung nguồn lực phát triển nâng cấp một bước quan trọng hệ
thống giao thông trọng điểm của quốc gia bao gồm: đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường hàng không
-! Sắp xếp và chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế, đảm bảo cho bộ máy tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế thị trường, tập trung vào quản lý kinh
tế vĩ mô xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước
-! Cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục hành chính và tình trạng quan liêu, phiền hà đối với nhân dân và các doanh nghiệp Cải cách nền hành chính
là yêu cầu của nhiều quốc gia, nhưng đối với nước ta hiện nay đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, có khả năng quản lý nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Cải cách nền hành chính là một cuộc đấu tranh hết sức gay go để khắc phục cái cũ, xây dựng cái mới
-!Nâng cao một bước chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tiến tới cải cách toàn diện, triệt để hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế
3.2.5.! Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Nhà nước một mặt phải đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh có hiệu quả; mặt khác, với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước phải tập trung cao độ và quyết liệt cho việc sắp xép lại, cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động; của các doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại của Nhà nước
Thay đổi nhận thức, quan niệm về doanh nghiệp tư nhân và giới doanh nhân, tạo các điều kiện, cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh doanh, không phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế trên thực tế, xóa bỏ hình thức cơ quan chủ quản
Trang 113.2.6.! Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng
Quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi liền với nhau, là căn bệnh vốn có của nhà nước nói chung Riêng ở nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chưa hoàn toàn bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ra đời chưa đồng bộ là điều kiện tốt cho tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phát triển, vừa cản trở sự phát triển của đất nước, vừa làm mất uy tín và làm suy yếu hiệu lực quản lý của Nhà nước Đấu tranh xóa bỏ quan liêu, tham nhũng phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ to lớn, rất cấp bách trước mắt của toàn Đảng, toàn dân
ta Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước”
Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hoạt động kinh
tế và tham gia quản lý kinh tế, trong việc phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Phân tích sự khác nhau trong vai trò là bộ máy hành chính và vai trò
là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công trong quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay của Việt Nam?
CÂU HỎI ÔN TẬP
Phân tích các chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế trona; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
Trang 12BÀI 2 MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ
1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ
1.1.!Khái niệm kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế quốc dân của mỗi nước có thể được quan sát, tiếp cận
dưới hai góc độ: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Sự phân biệt giữa chúng
được thể hiện thông qua bảng so sánh hai cách tiếp cận kinh tế vi mô và
kinh tế vĩ mô
Qua bảng so sánh các yếu tố nêu trên, có thể nhận thấy kinh tế vĩ mô
là cách tiếp cận kinh tế trên phương diện tổng thể, coi nền kinh tế quốc
gia là một chỉnh thể thống nhất vận động theo các quy luật phản ánh sự
tương tác giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế, khác với kinh tế vi mô
là kinh tế của các chủ thể riêng biệt và các thị trường riêng biệt Nói cách
khác, kinh tế vĩ mô là khoa học xem xét những vấn đề kinh tế chung, bao
trùm của nền kinh tế quốc dân, là những quan hệ kinh tế có tác động tới
hoạt động tổng thể nền kinh tế quốc dân Kinh tế vi mô là khoa học xem
xét từng bộ phận, chi tiết, cụ thể với tư cách tế hào của nền kinh tế quốc
mua bán hàng hóa trên thị
trường của người sản xuất, người tiêu dùng nhằm đạt tới mục tiêu riêng của họ
Là kết quả của tất cả các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác với nhau tạo nên xu hướng vận động chung của nền kinh tế
2 Đối tượng
nghiên cứu
-!Các thị trường hàng hóa được xem xét riêng biệt phản ánh qua các phạm trù:
-!Xu hướng vận động chung của nền kinh tế quốc gia phản ánh qua
cung, cầu; yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu; cơ chế hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh và độc quyền ,
- Quy luật phản ánh xu hướng hành vi của người sản xuất; người tiêu dùng
các phạm trù: mức giá chung, tổng cung, tổng cầu, tổng sản phấm quốc nội, thu nhập quốc dân, thu nhập sử dụng
- Các cân bằng tổng thể phản ánh qua chu kỳ kinh doanh
3 Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện quy luật tối đa hóa hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng thông qua các tiêu chí đo lường mục tiêu của họ như lọi ích, lợi nhuận, doanh thu, chi phí…
Phát hiện quy luật vận hành của nền kinh tế quốc gia để có giải pháp can thiệp hợp lý của Nhà nước nhằm tổì đa hóa lợi ích quốc gia
4 Chủ thể quản
lý
Từng hộ gia đình và từng
tổ chức sản xuất kinh doanh
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý vĩ
mô nền kinh
1.2.!Quản lý kinh tế vĩ mô
Quản lý kinh tế vĩ mô là sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tới các quá trình và cân đối chung của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu chung của quốc gia như hiệu quả, công bằng và ổn định
Khái niệm quản lý kinh tế vĩ mô bao hàm các phương diện cần chú ý sau:
Thứ nhất, chủ thể của quản lý kinh tế vĩ mô là hệ thống các cơ quan
nhà nước được ủy quyền quản lý nền kinh tế quốc gia Hệ thống này có
cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, được quản lý thống nhất theo ngành, lĩnh vực ở phạm vi quốc gia, đồng thời được phân cấp quyền tự chủ quản lý theo lãnh thổ cho các cấp chính quyền địa phương
Thứ hai, đối tượng tác động của quản lý kinh tế vĩ mô là sự vận động
Trang 13của tổng thể nền kinh tế quốc dân với tư cách một chỉnh thể với các quy
luật vận động vừa phản ánh hành vi của các chủ thể kinh tế riêng biệt,
vừa thiết lập các mối quan hệ cân bằng và phát triển khách quan, độc lập
với ý muốn của các chủ thể kinh tế đó
Thứ ba, quản lý kinh tế vĩ mô, với tư cách hành vi của cơ quan quản
lý nhà nước đại diện cho lợi ích chung của quốc gia, phải hướng đến các
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc gia, cụ thể là hướng tới nâng cao
hiệu quả chung của nền kinh tế, tạo môi trường sản xuất kinh doanh ổn
định, thiết lập trạng thái phân phối của cải công bằng mà xã hội chấp
nhận được
Thứ tư, tác động quản lý kinh tế vĩ mô, một mặt dựa trên quyền lực
chính trị cua Nhà nước với tư cách cơ quan công quyền với công cụ luật
pháp; mặt khác phải phù hợp với các nguyên tắc, quy luật vận động của
thị trường, nhằm thông qua thị trường điều tiết hành vi của người sản
xuất và người tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp hiện đại, quản lý kinh tế vĩ mô
có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ổn định, hiệu quả, đồng thời điều tiết quá
trình phân phối của cải hướng tới xã hội văn minh, có trình độ phát triển
kinh tế ngày càng cao, con người quan hệ với nhau một cách nhân ái,
bình đẳng, công bằng Vai trò quan trọng của quản lý kinh tế vĩ mô thể
hiện trên các mặt cơ bản sau đây:
Một là, quản lý kinh tế vĩ mô hướng hành vi của các chủ thể kinh tế
tới các lợi ích chung của quốc gia, hạn chế các hành vi dẫn tới mất cân
bằng trên các thị truờng khuyến khích các hoạt động có lợi cho vị thế
của quốc- gia trên trường quốc tế, tới sự ổn định, phát triển kinh tế nhanh
và bền vững
Hai là, quản lý kinh tế vĩ mô có mục tiêu ổn định các điều kiện pháp
lý, kinh tế, xã hội, chính trị cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh
của các doanh nghiệp và hoạt động tiêu dùng của dân cư Sự ổn định kinh
tế vĩ mô khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích
người lao động làm việc và tiêu dùng hợp lý, qua đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển bền vững
Ba là, quản lý kinh tế vĩ mô góp phần phân bổ, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau trong nền kinh tế, Ngoài vai trò tạo điều kiện cho thị trường phân bổ hiệu quả nguồn lực, sự can thiệp của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô còn bổ sung cơ chế phân phối của cải qua ngân sách nhà nước, cơ chế đầu tư công nhằm
cung cấp hàng hóa công cộng, hàng hóa khuyến dụng cho xã hội
Bốn là, quản lý kinh tế vĩ mô còn thống nhất sức mạnh quốc gia
2.!HỆ THỐNG CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ
Hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô vừa là thước đo phản ánh lợi ích chung của quốc gia, vừa là thước đo phản ánh trạng thái của nền kinh
tế quốc gia mà chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô (nhà nước) mong muốn đạt tới trên cơ sở đánh giá, phân tích các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến nền kinh tế Một cách khách quan, ngày nay bất kỳ một quốc gia nào cũng mong muốn đạt được các mục tiêu chung của xã hội là phát triển bền vững, môi trường kinh doanh ổn định, phân phối của cải công bằng Để lượng hóa các mục tiêu khái quát nêu trên, các nhà khoa học và quản lý kinh tế đã cụ thể hóa chúng; bằng môt số chỉ tiêu có thể tính toán được Hệ thống các chỉ tiêu đó được gọi là mục tiêu kinh tế vĩ mô Thông, thường người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: nhóm chỉ tiêu phản ảnh mức độ tăng trưởng, phát triển bền vững; nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực: nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định của thị trường trong nước và quan hệ với thị trường thế giới
Mỗi một mục tiêu kinh tế vĩ mô lại có một loạt các mục tiêu cụ thể (các chỉ tiêu) kèm theo, các chỉ tiêu này mang tính định lượng rõ rệt và nhiều khi một chỉ tiêu có quan hệ đến nhiều mục tiêu vĩ mô
về mặt quản lý, các chỉ tiêu đo lường mục tiêu kinh tế vĩ mô được Nhà nước lựa chọn làm cái đích để nỗ lực phấn đấu thực hiện ở cấp quốc gia, thể hiện trong các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Ở các cấp địa phương, những chỉ tiêu này cũng được lựa chọn làm mục tiêu theo đuổi trong các kế hoạch phát triển địa phương và được cụ thể hóa hơn nữa tùy theo yêu cầu của cấp quản lý
Sau đây sẽ xem xét hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu
Trang 142.1 Mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lưọng lao động
Tên gọi cho mục tiêu này có thể khác nhau trong các văn bản kinh
tế như “toàn dụng nhân lực” hoặc “hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp” Tuy cách
gọi có khác nhau, nhưng nội hàm của mục tiêu này là giống nhau ở mọi
cách gọi, đó là nỗ lực tạo ra nhiều việc làm hơn nữa để giám đến mức
thấp nhất số người thất nghiệp, hay nói cách khác là nâng cao hiệu quả
chung của nền kinh tế bằng cách sử dụng với hiệu quả cao nhắt nguân lực
lao động của quốc gia
Lực lượng lao động của quốc gia là nguồn lực quan trọng đóng góp
phần lớn vào tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế quốc gia Tạo việc
làm cho lực lượng lao động vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
vừa tạo điều kiện công bằng trong tiếp cận nguồn lực của mọi người dân
có khả năng và nhu cầu lao động, vừa góp phần ổn định xã hội Ngược
lại, nếu vì điều kiện nào đó, một bộ phận đông đảo người lao động không
có việc làm thì chẳng những nguồn lực của xã hội bị lãng phí, mà còn
gây ra tình trạng nghèo khổ cho người thất nghiệp, chi phí xã hội cho trợ
cấp thất nghiệp tăng cao, bất ổn xã hội gia tăng Ý nghĩa quan trọng của
mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động chính là cho phép một
quốc gia có khả năng tiến tới mức sản lượng lớn nhất có thể có (sản
lượng tiềm năng) của nền kinh tế Tất nhiên, gắn với sản lượng mong
muốn ấy là là mục tiêu ổn định, tức không gây ra tình trạng gia tăng lạm
phát quá mức
Để đo lường mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động các
nhà kinh tế sử dụng chi tiêu tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ
phần trăm giữa số người thất nuhiệp và lực lượng lao động xã hội ở thời
điểm tính toán
Tỷ lệ thất nghiệp =
Số người thất nghiệp
x 100
Lực lượng lao động xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp xuất hiện trong điều kiện thị trường lao động cân
bằng được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp đo lường tại
một thời điểm cụ thể gọi là tỷ lệ thất nghiệp thực tế Các nhà kinh tế tin
tưởng rằng không thể giảm tỷ lệ thất nghiệp thực tế đến không Tỷ lệ thất
nghiệp thưc tế sẽ dao động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp để đo lường mức độ sử dụng nguồn lực hiệu quả chỉ có giá trị đo lường tương đối vì khó tính toán mức
độ thất nghiệp ở những địa phương chưa tổ chức được các văn phòng đăng ký thất nghiệp dễ dàng tiếp cận với người dân Hơn nữa, người lao động nông thôn có thể không thất nghiệp toàn phần, nhưng không sử dụng hết thời gian lao động theo quy định Vì thế, người ta thường sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu đo lường là tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
Ngoài hai chỉ tiêu có tính tổng quát nêu trên, để đo lường mục tiêu giải quyết việc làm người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu đo lường một số khía cạnh như: số lượng việc làm mới mà nền kinh tế đã tạo ra trong một thời kỳ kế hoạch (một năm, năm năm) phân bổ theo khu vực kinh tế và các nhóm ngành; tỷ lệ thất nghiệp theo lứa tuổi, nhất là thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp theo giới, theo ngành nghề, số người làm việc không theo đúng chuyên môn đào tạo, tỷ lệ thất nghiệp do cơ cấu lại nền kinh tế Mục tiêu giải quyết việc làm được xác định căn cứ vào nhu cầu việc làm tăng thêm của lực lượng lao động và nhu cầu sử dụng lao động của các khu vực kinh tế do đầu tư và sản xuất gia tăng Đối với các nước đang phát triển có tháp dân số trẻ như Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm mới là mục tiêu có tính cất cấp thiết
Ở các nước đang phát triển có tỷ trọng lao dộng trong khu vực nông nghiệp cao như nước ta, ngoài việc ưu tiên giảm tỷ lệ thất nghiệp, cần đặc
biệt chú ý đến tạo việc làm thêm cho người lao động chưa sử dụng hết
Trang 15thời gian lao động trong nông nghiệp cũng như chuyển số lao động dôi
dư trong nông nghiệp sang các ngành nghề khác Muốn vậy phải đào tạo
lại những, lao động dôi dư này để họ có thể chuyển sang làm nghề khác
thích hợp
Để tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như tăng lượng thời
gian sử dụng lao động ở nông thôn, cân một hệ thống các giải pháp toàn
diện từ đào tạo nghề hợp lý đến chính sách khuyến khích đầu tư hiệu quả
và tổ chức tốt các dịch vụ trên thị trường lao động Ngoài nỗ lực nâng cao
trình độ, kỹ năng lao động của mỗi người dân, Nhà nước cần cung cấp
các cơ hội đào tạo nghề, cơ hội tìm được việc làm phù hợp cho những
người có khả năng, có nhu cầu làm việc thông qua các công cụ và chính
sách quản lý kinh tế vĩ mô
Mục tiêu giải quyết việc làm phản ánh qua các chỉ tiêu định lượng,
nêu trên ngàv nay trở thành cái đích theo đuổi của mọi nhà nước ở mọi
quốc gia
2.2.!Mục tiêu kiềm soát lạm phát ở mức vừa phải
Lạm phát là thuật ngữ kinh tế chi tình trạng mức giá chung của nền
kinh tế tăng lên trong thời kỳ xem xét Nếu mức giá chung giảm đi trong
thời kỳ xem xét thì gọi là thiểu phát
Mức giá chung thường được tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của
dân cư, hoặc chỉ số giá bán buôn mua vào của doanh nghiệp
Chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá lạm phát là mức tăng mức giá chung
trong nền kinh tế tính theo chỉ số giá tiêu dùng theo công thức sau:
Chỉ số lạm phát năm t = 100 x
Chỉ số giá năm t – chỉ số giá năm t - 1
Chỉ số giá năm t - 1 Chỉ số lạm phát là thước đo tỷ lệ giảm sức mua của đồng tiền, là một
biến số được sử dụng để tính toán lãi suất thực cũng như để điều chỉnh
mức lương
Kiêm soát lạm phái ở mức vừa phải là nội dung quan trọng của mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm môi trường kinh tế không bị xáo trộn
do các cú sốc giá, qua đó khuyến khích mở rộng đầu tư và ồn định đời
sống dân cư
Điều đáng lưu ý trong mục tiêu này là Nhà nước chỉ có thể cam kết duy trì lạm phát ở mức dự kiến chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn lạm phát Bởi vì, lạm phát được coi là căn bệnh kinh niên mà mọi quốc gia phải đối đầu Lạm phát duy trì ở mức cao và không được kiểm soát có tác hại trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, chính trị, tâm lý đối với các chủ thể kinh tế trong, nước và nước ngoài có liên quan Mức độ lạm phát quá cao hay thiếu phát đều tác động tiêu cực tới sản xuất, tiêu dùng, tới sự tăng trưởng kinh tế và sự ổn định xã hội Thậm chí lạm phát quá cao có thể dẫn đến hỗn loạn và khủng hoảng, giảm niềm tin vào đồng nôi tệ, cản trở giao dịch hàng hóa bình thường Do vậy kiểm soát và ổn định lạm phát ở mức vừa phải được coi là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu mà các ngân hàng trung ương của các nước thường nỗ lực theo đuổi Mức lạm phát vừa phải ở các quốc gia đang phát triển có thể dưới 10%/ năm Ở các nước phát triển có nền kinh tế phát triển ổn định hơn thì mức dưới 5% được coi là vừa phải
Phương thức can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm duy trì mức lạm phát vừa phải là thực thi chính sách tiền tệ, trong đó kiểm soát mức cung tiền cho phù hợp với mức cầu tiền trên thị trường là giải pháp trọng tâm đi đôi với chính sách tài khóa hợp lý
2.2.1.!Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị khi chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng
ngoại tệ Có hai cách tính tỷ giá: Một là, tính theo giá trị 1 đơn vị đồng
nội tệ trong so sánh với giá trị ngoại tệ theo công thức:
E =
Giá trị đồng ngoại tệ
1 đơn vị đồng nội tệ
Hai là, tính giá trị 1 đơn vị đồng ngoại tệ trong so sánh với giá trị
đồng nội tệ theo công thức:
D =
Giá trị đồng nội tệ
1 đơn vị đồng ngoại tệ Đảm bảo tỷ giá hối đoái tương đối ổn định là điều kiện kinh tế vĩ
mô quan trọng nhằm khuyến khích trao đổi tài chính, thương mại với nước ngoài Tỷ giá hối đoái quá cao hoặc quá thấp đều có tác động mạnh
Trang 16mẽ tới luồng ngoại tệ chảy vào hoặc chảy ra đối với một quốc gia Tỷ lệ
hối đoái định giá đồng nội tệ quá cao sẽ kìm hãm hoạt động xuất khẩu,
khuyến khích nhập khẩu hàng hóa cạnh tranh với hàng sản xuất trong
nước, giảm mức sống của dân cư Ngược lại định giá nội tệ quá thấp sẽ
khuyến khích rút ngoại tệ ra khỏi quốc gia, có thể gây nên các cú sốc lớn
cho nền kinh tế
Do tỷ giá hối đoái tác động rất mạnh tới xuất, nhập khẩu của một
quốc gia, nhất là một nước đang cần tăng cường xuất khẩu để tăng thu
ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ mới cho phát
triển kinh tế - xã hội đất nước, nên Nhà nước phải can thiệp ở mức độ
nhất định thông qua các công cụ đặc trưng như: dự trữ ngoại tệ, chính
sách chuyển đổi đồng nội tệ, chính sách lãi suất nhằm duy trì tỷ giá có lợi
cho hoạt động chung của nền kinh tế Cùng với mục tiêu khống chế, kiểm
soát lạm phát, việc duy trì và ổn định tỷ giá hổi đoái thực tế trên thị
trường còn là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục
vụ phát triển kinh tế quốc gia
2.2.2.!Mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế được hiểu một cách khái quát
là cân bằng tích cực giữa thu và chi ngoại tệ của cả nền kinh tế phù hợp
với xu hướng phát triển tích cực của nền kinh tế quốc gia Cán cân thanh
toán quốc tế phản ánh toàn bộ các giao dịch kinh tế của một nền kinh tế
quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định về
hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, chuyển nhượng và các giao dịch về tài sản
có và tài sản nợ tài chính nước ngoài
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm hai bộ phận lớn là cán cân
vãng lai; cán cân vốn và tài chính
Cán cân vãng lai bao gồm các khoản mục phải cân đối như cán cân
thương mại (cân đối giữa xuất và nhập khấu hàng hóa); cán cân dịch vụ
(xuất và nhập khẩu dịch vụ); thu nhập đầu tư ròng (hiệu số giữa thu và
chi ngoại tệ từ lãi tiền gửi, từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp và lãi đầu tư vào
giấy tờ có giá); chuyến nhượng hiện hành (cân đối giữa thu, chi ngoại tệ
của nhà nước và tư nhân)
Cán cân vốn và tài chính bao gồm các bộ phận: chuyển nhượng vốn
(ròng); đầu tư trực tiếp (hiệu số giữa đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước nsoài); đầu tư vào giấy tờ có giá (hiệu số của đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài); đầu tư khác (tín dụng trung và dài hạn (ròng); tín dụng ngắn hạn (ròng); thay đổi tài sản có nước ngoài ròng của
hệ thống ngân hàng
Trong điều kiện kinh tế mở, mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế rất quan trọng, phản ánh năng lực cạnh tranh, tình trạng lành mạnh của nền kinh tế, quy mô và mức độ mở cửa, hội nhập và khả năng hấp thụ, tiếp nhận các hoạt động trao đổi hàng hóa và đầu tư với nước ngoài của nền kinh tế
Trong quản lý kinh tế vĩ mô, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế có
tác động tích cực tới các hoạt động kinh tế trong nước, tránh cho nền kinh
tế quốc dân lâm vào tình trạng bất lợi như phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài, vỡ nợ, khủng hoảng tài chính, tiền tệ
Để duy trì tình trạng cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, Nhà nước thường thi hành các chính sách khuyến khích xuất khấu, khuyến khích đầu tư nước ngoài, kiểm soát nhập khẩu, kiểm soát các luồng ngoại tệ ra
và vào nền kinh tế, khuyến khích chuyển tài sản từ nước ngoài về nước Đối với các nước đang phát triển, cân bằng cán cân thanh toán quốc
tế là một thách thức rất lớn do nền kinh tế về cơ bản kém sức cạnh tranh Trên thực tế, ở nhiều nước, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế trong; giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều khó tránh khỏi, song vấn
đề đặt ra là Nhà nước phải kiểm soát quá trình thâm hụt trong phạm vi an toàn và ổn đinh ở một tỷ lệ thâm hụt chấp nhận được nhẳm duy trì môi trường kinh tế đối ngoại ổn định cho các hoạt động kinh tế trong nước Kinh nghiệm của nhiều nước đi trước đã cho thấy, hoàn toàn có thể làm được điều này nếu Nhà nước có các chính sách kinh tế phù hợp như
chính sách tỷ giá, chính sách xuất, nhập khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư
2.2.3.!Mục tiêu bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội
Luận chứng cho việc bảo đảm công bằng và tiến bộ xà hội là một mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô được thể hiện trên hai giác độ sau
Trang 17đây:
Thứ nhất, công bằng và tiến bộ xã hội là một trong những điểu kiện
phát triển toàn diện con người, thông qua đó phát huy ngày càng nhiều
những năng lực tiềm ẩn trong con người, nhất là năng lực sáng tạo công
nghệ, kỹ thuât cho phép nâng cao không chỉ năng suất lao động, mà còn
nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tổ đầu vào khác, nhất là nguồn tài
nguyên khan hiếm Xét ở phương diện như thế, công bằng và tiến bộ xã
hội góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân
Thứ hai, một nền kinh tế đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng; các cơ hội
lao động, việc làm, phát triến cá nhân chính là mục tiêu của phát trien
kinh tế Bởi vì, xét cho cùng, sản xuất, trao đổi, lao động đều vì mục đích
phục vụ con người Tuy nhiên, tính chất của việc phục vụ con người ấy
phải đảm bảo các nguyên tắc nhân đạo, bình đẳng, bác ái, chia xẻ lẫn
nhau trách nhiệm xã hội Đó chính là nội hàm của công bằng và tiến bộ
xã hội Nói cách khác, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội là mục tiêu mà
quá trình phát triển kinh tế phải đạt tới
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
công bằng và tiến bộ xã hội càng được coi là một mục tiêu quan trọng,
đồng thời cũng là một lĩnh vực thu hút sự đồng thuận của xã hội Cụ thể
là, ở nước ta hiện nay thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội vừa góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa thể hiện bản chất, tính ưu việt
của chế độ xã hội, đồng thời còn thề hiện truyền thống “uống nước nhớ
nguồn, đền ơn đáp nghĩa” quý báu của dân tộc
Tiêu chí đo lường mức độ công bằng và tiến bộ xã hội là hệ số
GINI, chỉ số phát triển con người HDI, chỉ số phát triển giới GDI
Hệ số GINI đo bằng công thức sau:
G = 1+
1
-
2 (y1 + 2y2 + 3y3 +…+ nyn)
n n2 ybq
Trong đó:
y1, y2, yn: Thu nhập của từng nhóm hộ theo thứ tự giảm dần
ybq: Thu nhập bình quân của hộ
n: Tổng số nhóm hộ
Hệ số GINI có giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 là bất công bằng tuyệt đổi, 0 là công bằng tuyệt đối Hệ số GINI lớn thể hiện mức độ bất công bằng cao
Chỉ số phát triển con người HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua tổng sản phầm trong nước bình quân đầu người), tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
HDI =
1 (HDI1 + HDI2 + HDI3)
3
Trong đó:
HDI1: Chỉ số tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương "PPP"
HDI2: Chỉ số học vấn được tính bằng cách bình quân hóa giữa chi
số tỷ lệ người lớn biết chữ (dân cư từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) với quyền số là 2/3 và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục (phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học) với quyền số là 1/3
HDI3: Chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính
từ lúc sinh)
HDI nhận giá trị từ 0 đến 1 HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp
Chỉ số phát triển giới GDI là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố thu nhập, tri thức và tuổi thọ Chỉ số phát triển giới được tính theo công thức:
GDI =
1 (GDI1 + GDI2 + GDI3)
3
Trong đó:
GDI1 : Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố thu nhập
Trang 18GDI2: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tri thức
GDI3: Chi số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tuổi thọ
Quan điểm thực hiện mục tiêu công bằng không có nghĩa là bình
quân, cào bằng làm mất động lực kinh tế trong phát triển sản xuất kinh
doanh, mà phải vừa phát huy động lực kinh tế của từng cá nhân, từng tổ
chức, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, đồng thời vừa quan
tâm tạo điều kiện để những người có công với nước, các đối tượng đặc
biệt khó khăn, những người dân ở các vùng căn cứ kháng chiến, vùng
sâu, vùng xa, hộ gia đình nghèo có thể phát huy năng lực của mình đi đôi
với hỗ trợ của xã hội nhằm đạt được mức thu nhập trung bình của xã hội
Nhà nước thường thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội
thông qua hệ thống các chính sách xã hội vì con người như chính sách
người có công, chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách giáo dục, y tế
có sự hỗ trợ của Nhà nước, chính sách an sinh xã hội, chính sách bình
đẳng giữa các dân tộc, chính sách bình đẳng giới
Tuy nhiên, nhu cầu tài chính để thực hiện các chính sách xã hội vì
con người là khá lớn, trong khi ngân sách nhà nước ở các quốc gia, nhất
là ở các nước đang phát triển thường hạn hẹp, nên các nhà nước thành
công thường là những nhà nước biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện
các chính sách xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và ngân
sách của Nhà nước
2.2.4.!Mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Tăng trưởng nhanh và bền vững vừa là kết quả của thực hiện các
mục tiêu nêu trên, vừa là là tiền đề để có thể tiếp tục thực hiện các mục
tiêu đó trong giai đoạn tiếp theo Đặc biệt, đối với các nước đang phát
triển, tăng trưởng nhanh là mục tiêu tối quan trọng để các quốc gia đang
phát triển có thế thu hẹp khoảng cách lạc hậu với các nước phát triển, cải
thiện mức sống của dân cư trong nước và tăng tiềm lực kinh tế của đất
nước,
Tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế không những phải ở mức cao nhất có thể đạt được mà còn phải
bảo đảm sự ổn định của quá trình tăng trưởng, tức là tốc độ tăng trưởng
phải ổn định liên tục trong một thời kỳ dài, đồng thời bảo đảm sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, tái tạo được các nguồn lực tự nhiên đi đôi với chi phí thỏa đáng cho thực hiện công bằng
và tiến bộ xã hội
Các chỉ tiêu đo lường mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao gôm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP); mức GDP tính trên đầu người; tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất chính
Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển bền vững cũng chính là các chỉ tiêu đo lường mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia nhưng được đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu đo lường mức độ công bằng, tiến bộ xã hội và mức độ bảo vệ môi trường (thường đo bằng chỉ tiêu đối nghịch là mức độ ô nhiễm môi trường và nguy cơ diệt chủng của các loài động, thực vật)
Vì tăng trưởng kinh tế được thực hiện thông qua việc mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nên khi
đánh giá mức độ tăng trưởng và phát triển bền vũng của nền kinh tế, người ta thường tính đến các chỉ tiêu bổ sung như tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế; tổng chi đầu tư từ quỹ tài chính tập trung của nhà nước (ngân sách nhà nước), năng suất tổng hợp của các yếu tố đầu vào, tốc độ đổi mới công nghệ, trình độ công nghệ, mức độ ô nhiễm môi trường trong
đó hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là năng suất tổng hợp các yếu tổ đầu vào (TFP) và hệ số gia tăng tư bản - đầu tư (ICOR) có vai trò quan trọng TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động" và
“vốn” trong nền kinh tế TFP phản ánh tác động của sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đến giá trị gia tăng đầu ra Hiện nay, có nhiều cách tính TFP, nhưng phổ biến là tính theo hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Trang 19ICOR: Một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng
trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu
tư trong kỳ đó ICOR được tính bàng công thức sau:
ICOR = (Kt -Kt-1)/(Yt -Yt-1)
Trong đó:
K: Vốn Y: GDP t: Kỳ báo cáo
t-1: Kỳ trước
Trong điều kiện các nước đã phát triển cao (có hệ số ICOR cao, mức
tiêu dùng cao, mức tổng cung cao, cơ hội đầu tư mới thấp), tốc độ tăng
trưởng kinh tế thường đạt ở mức khá thấp (dưới 5%) Ở các nước đang
phát triển, nhất là các nước mới ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa (có hệ
số ICOR thấp, nhiều cơ hội đầu tư mới), có cơ hội đạt được tốc độ tăng
trưởng cao (trên 5%) Nhiều quốc gia trong giai đoạn đầu công nghiệp
hóa đã rất thành công trong phát triển và đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, từ
8-10% liên tục vài chục năm
Về tổng thể, các mục tiêu kinh tế vĩ mô phản ánh mong muốn mà
Nhà nước muốn nền kinh tế quốc gia đạt được trong một thời kỳ nhất
định Các mục tiêu này và các chỉ số đo lường chúng hợp thành một hệ
thống thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau, chế định lẫn nhau, thậm
chí có thể đánh đổi cho nhau (ví dụ mục tiêu công bằng và hiệu quả, mục
tiêu kiểm soát lạm phát và giải quyết việc làm ) Trong quản lý kinh tế
vĩ mô, điều cần chú ý là xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu cần đạt
được phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển đất
nước Trên cơ sở các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước theo đuổi,
người ta xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm sử
dụng tốt nhất nguồn lực của đất nước để hoàn thành các mục tiêu đó
3.! CÁC KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
TRONG HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KINH
TẾ VĨ MÔ
3.1 Những khó khăn, trở ngại chủ yếu trong hoạch định và thực hiện các
mục tiêu kinh tế vĩ mô
3.1.1 Những khó khăn, trở ngại khách quan
Trong quản lý kinh tế vĩ mô, các nhà nước, quốc gia thường phải đối đầu với không ít khó khăn khách quan khi hoạch định và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Có thể nêu các khó khăn, trở ngại chủ yếu sau:
Có quá nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô cần phải đạt được trong khi
nguồn lực thường không đủ sức đáp ứng Đặc biệt, để lôi cuốn sự chú ý
của cử tri, các nhà cầm quyền thường xác định các mục tiêu kinh tế vĩ mô
ở mức độ cao trong khi công cụ quản lý và nguồn lực họ có thế huy động không tương thích Ví dụ, ở hầu hết các nước đang phát triển, ngân sách nhà nước triền miền thâm hụt, trong khi nhà nước phải tài trợ để vừa thực hiện mục tiêu tích lũy cho đầu tư nhằm tăng trưởng nhanh, vừa phải giải quyết các vấn đề xã hội gay gắt như cải thiện mức sống của hộ nghèo, tài trợ cho sản xuất hàng hóa công cộng đang rất khan hiếm Hoặc để khuyến khích phát triển bền vững, cần du nhập công nghệ mới nhằm tăng năng suất tổng hợp các yếu tố đầu vào, trong khi đó cần giải quyết việc làm cho đa số người lao động phổ thông chưa được đào tạo ở trình độ thích ứng với công nghệ cao Ở các lĩnh vực phát triển kinh tế ngành, thương mại quốc tế hoặc lĩnh vực tài chính cũng có tình trạng tương tự
Do có quá nhiều mục tiêu cần thực hiện nên cơ quan nhà nước có xu hướng đầu tư nguồn lực theo cách rải mành mành dẫn đến hệ lụy là hiệu quả thấp, mức độ tăng trưởng thấp so với tiềm năng, gánh nặng nợ nần gia tăng
Thị trường các loại kém phát triển, vận hành chưa chuẩn tắc ảnh hưởng tới việc sử dụng một cách hữu hiệu các đòn bẩy thị trường để đạt các mục tiểu kinh tế vĩ mô Ví dụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị
trường bất động sản kém phát triển đã cản trở việc thị trường phân bổ nguồn lực cho các tổ chức, ngành nghề hoạt động có hiệu quả, đặt gánh nặng điều tiết lên vai nhà nước Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp, việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, tài chính, thu nhập nhầm điều tiết vĩ mô cũng hạn chế
Sự phụ thuộc vào bên ngoài, Sự chi phối của các tổ chức kinh tế và
nước ngoài nhằm hướng các nền kinh tế quốc gia, nhất là các nước chậm
và đang phát triển theo đường lối của họ cũng là một trong số nhân tố
Trang 20cản trở hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Chẳng hạn, các nước kém và đang pnát triển chịu sự chi phối không nhỏ
của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) khi nhận
sự tài trợ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế quốc gia Quá trình thực hiện
các quy định của WTO đặt lên vai các nước đang phát triển gánh nặng
không vừa sức với họ dẫn đến thua thiệt trong trao đổi ngoại thương
3.1.2.!Những khó khăn, trở ngại chủ quan
Tình trạng không xử lý hiệu quả sự đánh đổi giữa các mục tiêu kinh
tế vĩ mô Ví dụ như không giải quyết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và
mục tiêu xã hội Bởi vì, muốn tăng trưởng cao phải tích lũy nhiều cho
phát triển sản xuất, hệ lụy của nó là giảm tài trợ cho tiêu dùng gia đình
của toàn xã hội, khiến đời sống không được cải thiện như mức độ dân cư
mong muốn dẫn đến bất bình, mất ổn định xã hội, phá hoại môi trường
cần thiết cho tăng trưởng nhanh Hoặc muốn có vốn tài trợ cho phát triển
kinh tế phải chấp nhận đi vay lãi suất cao, điều kiện cho vay ngặt nghèo
dẫn đến hiệu quả tăng trưởng thấp Cũng tương tự, khó xử lý mối quan
hệ giữa tăng trưởng với tình trạng mất cân bằng, thâm hụt về cán cân
thương mại quốc tế Tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của dân cư tăng
nhanh, khi đó nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng mạnh, làm cho tình trạng
nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng cao cả về quy mô và tốc độ Trong
khi đó năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước chưa tăng tương
ứng dẫn đến tình trạng nhập siêu
Tình trạng khó xử lý hài hòa các mục tiêu kinh tế vĩ mô xảv ra
không phải chỉ ở các nước kém và đang phát triển mà ngay cả ở một số
nước có nền kinh tế phát triển cao Hơn nữa, các quyết định quản lý kinh
tế vĩ mô của nhà nước còn chịu áp lực của các nhóm lợi ích khác nhau
dẫn đến cách xác định các mục tiêu ưu tiên của các đảng cầm quyền khác
nhau cũng khác nhau
Kinh nghiệm, tập quán, đạo đức giao dịch trên thị trường của dân
cư chưa phát triển đầy đủ, mức độ tác động thấp của hệ thống luật
pháp,… cũng cản trở việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Đặc biệt,
với các nước còn ở trình độ thấp, khu vực phi chính thức rộng lớn hơn
khu vực chính thức, khả năng điều tiết của cơ quan nhà nước thông qua
các đòn bầy thị trường như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách
kích cầu, , vừa yếu về phạm vi tác động, vừa thấp về kết quả tác động
Đó là chưa kể tình trạng kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp vẫn còn nhiều cơ hội phát triển Mặt khác, tinh thần tuân thủ luật pháp của dân chúng còn thấp, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý của cơ quan nhà nước chưa cao cũng làm cho hiệu lực thực thi các mục tiêu kinh tế vĩ mô còn nhiều yếu kém
Trình độ chủ thể quản lý còn hạn chế, xác định sai mục tiêu hoặc sai mức độ và thời điểm tác động của công cụ quản lý kinh tế vĩ mô Ví dụ,
xuất, nhập khẩu của mỗi nền kinh tế là hàm số của nhiều biến số như: thu nhập quốc dân, tỷ giá và lãi suất Sự hạn chế về trình độ quản lý dẫn tới xác định không chính xác mức độ và thời điểm tác động, biến đổi của các biến số, sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế hoặc hậu quả xã hội Trong lĩnh vực tiền tệ cũng có tình trạng tương tự Nếu xác định thiếu chính xác về quy mô và thời điểm các nhân tố tác động tới lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế sẽ dẫn tới trạng thái hoặc quá thừa, hoặc quá thiếu tiền cho hoạt động của nền kinh tế, hậu quả để lại rất tai hại trên nhiều mặt, cả kinh tế, xã hội, chính trị, tâm lý
Mục tiêu mong muốn quá cao nhưng thiếu hiện thực Không một
quốc gia nghèo nào lại không muốn tăng trưởng nhanh, bền vững để giảm bớt khoảng cách chênh lệch thu nhập với các nước phát triển Nhưng để tăng trưởng 1% GDP, nếu hệ số ICOR còn ở mức thấp thì cũng cần khoảng 3,5%-4% tích lũy từ GDP Tích lũy nhiều nhằm tăng thu nhập trong tương lai nhưng trực tiếp giảm mức sống dân cư ngay hiện tại Hoặc tương tự, với nước kém và đang phát triển, nhập khẩu luôn có xu hướng gia tăng (cả sản phẩm hữu hình và vô hình), do đó làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế với quy mô không nhỏ là một tất yếu, trong khi đó giải pháp khắc phục không dễ tìm
3.2.! Giải pháp khắc phục các khó khăn, trở ngại chủ yếu trong hoạch định và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Xác định các mục tiêu kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng không chỉ tới hoạt động của các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước mà còn tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
và đời sống của nhân dân Chính vì thế, tìm cách khắc phục các khó khăn, trở ngại nêu trên để có thể xác định và thực hiện tốt nhất các mục tiêu
Trang 21kinh tế vĩ mô là mong muốn của tất cả các cơ quan quản lý kinh tế của
Nhà nước cũng như của đông đảo dân cư
Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của các môn khoa học xã
hội, đặc biệt là môn kinh tế học và quản trị học, người ta đã tìm ra những
giải pháp khắc phục các khó khăn trở ngại nêu trên Một số giải pháp chủ
yếu là:
Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin kinh tế, xã hội, môi
trường để có cơ sở hoạch định các mục tiêu kinh tế vĩ mô một cách khoa
học, khả thi, phù hợp với xu hướng vận động thực tiễn Bản thân việc xác
định các mục tiêu kinh tế vĩ mô đòi hỏi nhiều loại thông tin như thông tin
quá khứ, hiện tại, dự báo, thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin
kinh tế chính trị, quân sự, khoa học, công nghệ Việc thu thập và xử lý,
bảo mật thông tin phục vụ hoạt động hoạch định mục tiêu và chính sách
kinh tế vĩ mô đòi hòi chi phí nhiều nguồn lực và tổ chức một cách khoa
học, đảm bảo độ trung thực và chính xác, cập nhật Ngày nay, các nhà
nước đều rất quan tâm đến hoạt động thu thập và cung cấp thông tin cần
thiết cho các cơ quan quản lý, kể cả tăng cường khả năng bảo mật thông
tin để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia
Tăng cường đào tạo công chức thực hiện nhiệm vụ hoạch định và
thực thi các mục tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là nâng cao chất lượng cán bộ
hoạch định các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, cán bộ phân
tích, đánh giá chính sách kinh tế của các cơ quan nhà nước Đồng thời
nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của công chức quản lý vĩ
mô nền kinh tế, đẩy mạnh chống tham nhũng, phòng chống ảnh hưởng
vụ lợi của các nhóm lợi ích đến các chính sách và mục tiêu kinh tế quốc
sia
Phát triển các loại thị tnrờng, tạo dựng thể chế thị trường lành
mạnh để thông qua cơ chế thị trường thực hiện phân bổ nguồn lực cho
thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Giải pháp này đã được thực hiện ở
nhiều nước thông qua các đợt cải tổ theo hướng giải quy chế, mở rộng
không gian tự chủ cho các chủ thể kinh tế hoạch định kế hoạch hành
động của họ đi đôi với nâng cao trình độ tuân thủ pháp luật của dân cư,
tăng cường hiệu lực của các công cụ pháp luật, giảm trừ tình trạng gian
dối, lừa đảo, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh
Cải cách thủ tục hành chính kinh tế theo hướng giảm chi phí đầu tư, phát huy vai trò giám sát và tham gia quản lý các vấn đề kinh tế vĩ mô của các tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể xã hội như hiệp hội ngành nghề, hội nông dân, công đoàn, tổ chức bảo vệ môi trường, hội phụ nữ nhằm tăng cường các kênh thông tin trao đổi giữa cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể kinh tế Dân chủ hóa quá trình hoạch định các chính sách, mục tiêu kinh tế vĩ mô thông qua quá trình lấy ý kiến, nguyện vọng của
dân chúng trước khi ban hành
Áp dụng các mô hình toán, công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại trong xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế
vĩ mô của Nhà nước nhằm đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý, khả thi của các chính sách, mục tiêu kinh tế vĩ mô
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Sự khác biệt giữa mục tiêu kinh tế vĩ mô và mục tiêu kinh tế vi mô?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.!Vai trò quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường?
2.!Nội dung và tiêu chí đo lường của hệ thống các mục tiêu kinh tế
vĩ mô?
3.!Những khó khăn, trở ngại trong hoạch định và thực thi mục tiêu
kinh tế vĩ mô và giải pháp khắc phục?
Trang 22BÀI 3 CHÍNH SÁCH KINH TẾ - CÔNG CỤ QUẢN LÝ
CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1.! KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ
NƯỚC
1.1.! Khái niệm công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước, với tư cách chủ thể quản lý
kinh tế vĩ mô, có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp vào nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu mà
Nhà nước mong muốn Những phương tiện tác động của Nhà nước vào
nền kinh tế thị trường được gọi là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
Ở cấp độ chung, có thể hiểu công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
là tất cả các phương tiện mà Nhà nước sử dụng để tác động vào nền kinh
tế thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Ở cấp độ này, bộ
công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước bao gồm nhiều loại như luật pháp,
quy chế, tài chính công, dự trữ quốc gia, thậm chí cả những quyền đặc
biệt của Nhà nước như điều tiết cung ứng tiền, vận động, tuyên truyền,
cũng có tác động quản lý kinh tế vĩ mô
Ở cấp độ từng mục tiêu và lĩnh vực, công cụ quản lý kinh tế của Nhà
nước là tập hợp các phương tiện để thực hiện một số mục tiêu cụ thể hay
còn gọi là công cụ của một chính sách cụ thể Ví dụ, công cụ của chính
sách tài chính là thuế, chi tiêu và cân đối ngân sách Công cụ của chính
sách thương mại quốc tế là thuế quan, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm
Về cơ bản, có thể phân loại công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
theo nhiều cách sau đây:
Một là, theo phương thức tác động, công cụ quản lý kinh tế của
Nhà nước gồm:
-! Công cụ quản lý mang tính hành chính: gồm các quy định pháp lý
thuộc thẩm quyền của Nhà nước buộc các chủ thể kinh tế phải tuân thủ
như luật, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, nghị quyết,
quyết định của các cấp chính quyền địa phương, thông tư của các bộ, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước
-!Công cụ có tính kích thích lợi ích của các chủ thể kinh tế như giá, thuế, lãi suất, trợ cấp
-!Công cụ có tính vận động, tuyên truyền, định hướng như các phần thưởng vinh danh, phong trào thi đua, thông tin thị trường
Hai là, theo mục tiêu tảc động, công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước gồm:
-!Nhóm công cụ ổn định kinh tế vĩ mô: công cụ tài chính, côns cụ tiền tệ dự trữ quốc gia,
-! Nhóm công cụ khuyến khích tăng trưởng: các công cụ khuyến khích đầu tư, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia như xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, cải cách thủ tục quản lý hành chính
-!Nhóm công cụ duy trì công bằng xã hội: các công cụ như thuế, trợ cấp, phúc lợi xã hội
Ba là, theo thời gian, công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước gồm: -!Công cụ tác động ngắn hạn: kế hoạch hàng năm, chính sách kích cầu, chính sách tiền tệ
-!Công cụ tác động dài hạn: chiến lược, quy hoạch, chính sách kích cung, đầu tư công,
Bốn là, phân loại theo lĩnh vực tác động, công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước có thể được chia thành các nhóm sau đây:
* Công cụ phát triển công nghiệp: công cụ định hướng, thông tin như quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp của Nhà nước; các công cụ bổ trợ như thuế, đầu tư công, công cụ khuyến khích đổi mới công nghệ, công cụ tín dụng ưu đãi,
-!Công cụ phát triển nông nghiệp: công cụ định hướng, công cụ khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, công cụ chế định điều kiện kinh doanh nông nghiệp
-!Công cụ phát triển dịch vụ: các công cụ đa dạng như thuế, điều
Trang 23kiện hành nghề, hỗ trợ của Nhà nước
Năm là, theo kết quả tác động công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
được chia thành ba nhóm:
-!Nhóm công cụ tạo môi trường: các quy định về pháp lý tạo khung
khổ có tính tồ chức của nền kinh tế, các chế định pháp lý trong thể chế
kinh tế thị trường như quy định các vùng cấm, các lĩnh vực hành nghề có
điều kiện
-! Nhóm công cụ khuyển khích: các chính sách tạo điều kiện thuận
lợi hoặc trao phần thưởng cho các chủ thể kinh tế có hành vi mà Nhà
nước mong muốn như giảm, miễn, gia hạn thuế, trợ cấp của Nhà nước,
-!Nhóm công cụ hạn chế: các quy chế và chính sách dựng hàng rào,
đặt điều kiện ngăn cản hành vi hoặc xừ phạt hành vi không mong muốn
như thuế bảo vệ tài nguyên, thuế đối với hàng hóa hạn chế tiêu dùng, hạn
chế xuất, nhập khẩu, quy chế kiểm soát một số ngành đặc biệt như ngân
hàng, bảo hiểm, vận tải, y tế
Sáu là, theo hành động có tính hệ thống, tổng hợp hướng tới mục
tiêu xác định của Nhà nước, có thể phân chia công cụ quản lý kinh tế của
Nhà nước thành các chính sách kinh tế Nhà nước thường có các chính
sách kinh tế sau:
-!Chính sách tài khóa: sử dụng phương thức thu, chi và cân đối ngân
sách nhà nước để tác động điều tiết nền kinh tế
-!Chính sách tiền tệ: sử dụng các đòn bẩy của thị trường tiền tệ nhằm
ổn định thị trường này
-!Chính sách đầu tư: tác động vào phân bổ nguồn lực và tạo môi
trường định hướng đầu tư tư nhân
-!Chính sách việc làm: tác động vào thị trường nhằm kích thích tạo
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thực tế
-!Chính sách thương mại quốc tế: tác động vào các điều kiện thực
hiện xuất nhập khẩu nhằm điều tiết lĩnh vực này theo các mục tiêu Nhà
nước mong muốn
-!Chính sách xã hội: tiến hành phân phối lại nhằm duy trì tình trạng
công bằng xã hội chấp nhận được
Để có thể tiếp cận một cách tổng hợp hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, phần tiếp sau của bài giảng này sẽ đi sâu phân tích các chính sách kinh tế Cách tiếp cận theo chính sách kinh tế đưa lại lợi thế là vừa gắn với mục tiêu Nhà nước mong muốn trong từng giai đoạn nhất định, vừa bao hàm được sự vận dụng đa dạng các phương thức hành động khác nhau của Nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt trong cấu trúc kinh tế thị trường Một mặt, Nhà nước là cơ quan quyền lực công, được xã hội ủy quyền thay mặt công dân ban hành luật pháp và giám sát việc tuân thủ luật pháp Trong những chế định luật pháp, có nhiều chế định về kinh tế như: Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp Đặc biệt là các Luật Thuế và Luật Ngân sách nhà nước cho phép Nhà nước có thể huy động nguồn lực mà không phải hoàn trả trực tiếp cho người nộp, sau đó có thể chuyển giao không hoàn trả cho các nhóm dân cư hoặc đầu tư mà không cần thu hồi vốn Mặt khác, với tư cách chủ thể kinh tế sở hữu nguồn tài sản công rất lớn, Nhà nước có thể tiến hành sản xuất, trao đổi hàng hóa với các chủ thể kinh tế khác theo nguyên tắc thị trường Thông qua các hành vi trao đổi của chủ thể kinh tế lớn, Nhà nước có thể điều tiết hành vi của các chủ thế kinh tế khác để hướng họ tới các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn Theo cả hai phương thức tác động như vậy, công cụ quản lý
kinh tế của Nhà nước mang một số đặc điểm riêng có
Một là, các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước mang bản chất
quyền lực cưỡng bức thực hiện của Nhà nước Thuộc nhóm công cụ này
có Hiến pháp, luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư… của các cơ quan quản lý nhà nước Người ta còn gọi các công cụ này bằng một tên khác là các công cụ quản lý hành chính Khi các văn bản pháp lý, với tư cách công cụ quản lý của Nhà nước được ban hành, chúng
có sức mạnh cưỡng chế, buộc các chủ thể kinh tế phải thực hiện Thông qua cơ chế tác động của nhóm công cụ này, Nhà nước thiết lập một trật
tự, kỷ cương cần thiết cho các hoạt động kinh tế Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cùng với các tập quán và thông lệ kinh doanh khác, công
cụ quản lý hành chính của Nhà nước tạo nên thể chế có tổ chức của kinh
tế thị trường
Trang 24Hai là, sự tách rời giữa kết quả có được do sử dụng công cụ và quá
trình sử dụng công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước là khá lớn Do các
công cụ quản lý kinh lế của Nhà nước hướng đến các mục tiêu kinh tế vĩ
mô, tức là phải thông qua hành vi của các chủ thể kinh tế khác mới phát
huy tác dụng, nên hiệu lực và tính kịp thời của công cụ bị bào mòn qua
quá trình triển khai mang tính đại diện Hơn nữa, nếu các công cụ quản lý
kinh tế của Nhà nước gây thiệt hại cho một số chủ thể kinh tế nào đó
hoặc không có lợi cho họ thì họ phản đối hoặc không hưởng ứng Nếu
các lực lượng này có tiềm lực kinh tế mạnh, họ có thể làm tổn hại đáng
kể hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước Ngoài ra, sự chậm trễ trong
thông qua các quyết định sử dụng công cụ cũng làm giảm hiệu lực hiệu
quả tác động của các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong thực tế
Ba là, Nhà nước, với tư cách là một thiết chế quản lý xã hội đa mục
tiêu, thường sử dụng các công cụ để đạt được nhiều mục tiêu ỉlng ghép
dẫn đến sự phân tán tác động của công cụ, nhất là lồng ghép các mục tiêu
xã hội và chính trị vào các mục tiêu kinh tế Trên thực tế, không thể tách
bạch các mục tiêu chính trị, xã hội ra khỏi mục tiêu kinh tế khi thiết kế và
sử dụng công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, mặc dù các mục tiêu kinh
tế có thể được ưu tiên hơn Do lồng ghép với các mục tiêu phi kinh tế nên
việc hạch toán, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các công cụ quản lý
kinh tế của Nhà nước không tương đồng với các thước đo của kinh tế thị
trường, dẫn đến hậu quả khó đánh giá chính xác các kết quả sử dụng
công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
Bốn là, hiệu lực, hiệu quả sử dụng các công cụ quản lý kinh tế của
Nhà nước phụ thuộc vào bản chất chính trị và năng lực của đảng cầm
quyền, tiềm lực kinh tế của Nhà nước, trạng thái phát triển của kinh tế thị
trường, tập quán kinh doanh và văn hóa ứng xử của dân cư Chính vì thế,
cùng một bộ công cụ, có chính phủ thành công, có chính phủ không
thành công, lúc này thành công, lúc khác lại thất bại Trong kinh tế thị
trường, hiệu lực, hiệu quả sử dụng các công cụ quản lý kinh tế của Nhà
nước phụ thuộc rất lớn vào khả năng dự báo đúng cũng như năng lực
hành động kịp thời của Nhà nước Đến lượt mình, năng lực dự báo và
hành động kịp thời của Nhà nước còn phụ thuộc vào hệ tư tưởng, lý luận
dẫn đường của Đảng cầm quyền cũng như tiềm lực và cơ cấu tổ chức hợp
lý của bộ máy nhà nước Trên thực tế, tính cứng nhẳc và hành chính quan liêu của bộ máy nhà nước đã hạn chế ít nhiều hiệu quả mong muốn khi sử
dụng các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước
KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Khái niệm chính sách kinh tế của Nhà nước được tiếp cận theo nghĩa Nhà nước đưa ra các quyết định can thiệp hoặc không can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu mong muốn nào đó Khi nghiên cứu chính sách kinh tế của Nhà nước, cần làm rõ các yếu tố: chủ thể của chính sách, đổi tượng tác động của chính sách, mục
tiêu của chính sách và bộ công cụ của chính sách
Chủ thể của chính sách kinh tế là các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước Trong điều kiện kinh tế thị trường, có các cơ quan nhà nước sau được ban hành chính sách kinh tế: Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp) Trong phạm vi quyền hạn được phân cấp theo Luật Tổ chức bộ máy nhà nước, các cơ quan nêu trên có thẩm quyền ban hành các chính sách khác nhau Quốc hội ban hành các chính sách kinh tế có phạm vi thực hiện trong cả nước, liên quan đến các vấn đề quốc kế, dân sinh như các luật kinh tế, các chính sách thu, chi của Chính phủ, các quyết định về hợp tác kinh tế quốc tế ở tầm quốc gia Chính phủ ban hành các chính sách thực thi luật, nghị quyết của Quốc hội và tổ chức thực hiện các chính sách đó Chính quyền địa phương ban hành các chính sách cụ thể hóa luật và chính sách của Chính phú tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với địa
phương
Đối tượng chịu tác động chính sách kinh tế của Nhà nước là người tiêu dùng và người sản xuất (đối tượng thụ hưởng: những người, tổ chức được lợi từ chính sách; đối tượng chịu ảnh hưởng: những người, tổ chức
bị thiệt từ chính sách) Chính sách kinh tế của Nhà nước phải thông qua hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng mới phát huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường Nếu chính sách kinh tế của Nhà nước gây thiệt hại tới lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng thì sẽ gặp phải
Trang 25phản ứng chổng đối của họ
Mục tiêu của chính sách kinh tế của Nhà nước là duy trì trạng thái vĩ
mô ổn định (ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, cân đối tích cực ngân
sách nhà nước, kiểm soát cán cân thanh toán quốc tế trong giới hạn an
toàn ), phát triển kinh tế bền vững (tốc độ tăng trường phù hợp, hình
thành cơ cấu nền kinh tế hiệu quả, bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng sống của người dân), công bằng (giảm phân phối bất công bằng)
Mỗi chính sách có thể có một hoặc một số mục tiêu được cụ thể hóa
thành hệ thống chỉ tiêu
Hệ công cụ và cơ chế tác động của chính sách kinh tế của Nhà nước
là các phương tiện mà cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước sử dụng để
tác động vào nền kinh tế, hưóng các hoạt động kinh tế íới các mục tiêu
mà chủ thể chính sách mong muốn Hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính
sách phụ thuộc vào hiệu lực, hiệu quả tác động của hệ công cụ mà chính
sách sử dụng
2.2 Ý nghĩa của chính sách kinh tế của Nhà mróc
Chính sách kinh tế là bộ công cụ quản lý của Nhà nước phù hợp với
kinh tế thị trường, về cơ bản, chính sách kinh tế sử dụng các công cụ của
thị trường để điều tiết hành vi của các chủ thể kinh tế Chính sách kinh tế,
một mặt tạo các điều kiện cho phép thị trường hoạt động hiệu quả; mặt
khác, bổ sung cơ chế điều tiết của Nhà nước trong các lĩnh vực thị trường
bất lực (do thiếu vắng thị trường, do lòng tham thiển cận của một số
người có nguy cơ đẩy xã hội đến hậu quả tai hại ) Với cách hành xử
như vậy, chính sách kinh tế của Nhà nước có khả năng thích ứng với các
quan hệ thị trường
Chính sách kinh tế là bộ công cụ quản lý tổng hợp giúp Nhà nước
thực hiện thành công các mục tiêu rộng lớn, phức tạp, trong khuôn kho
thòi gian và nguồn lực có hạn Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ
quản lý chương trình mục tiêu cho phép các cơ quan nhà nước hoạch
định các chương trình dài hạn trên cơ sở tính toán khoa học các nguồn
lực đầu vào (vốn, nhân lực, tài nguyên, thời gian), các phương thức hành
động (giải pháp, tổ chức quản lý) và các đầu ra dự kiến tương đối chính
xác (mục tiêu) Thông qua xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế, Nhà
nước có thể can thiệp một cách chủ động vào nền kinh tế với hiệu quả và
mức độ thành công khá cao Hơn nữa, chính sách kinh tế là một chương trình hành động có hệ thống, có cân nhắc, nhất quản theo thời gian để hướng tới các mục tiêu, kết hợp tính ngấn hạn với tính dài hạn Quản lý nền kinh tế bằng chính sách, các cơ quan nhà nước có thể lựa chọn các phương án hành động tối ưu, cân đối giữa nguồn lực hạn chế và mục tiêu lựa chọn để có thể vận dụng các thành tựu khoa học vào quản lý hiệu quả
nền kinh tế quốc dân
-!Chính sách kinh tế của Nhà nước cho phép các chủ thể kinh tế khác có thể linh hoạt, tự chủ trong các quyết định sản xuất tiêu dùng của
họ Tính chất có thể thay đổi linh hoạt và tác động kích thích lợi ích của chính sách kinh tế cho phép các chủ thể kinh tế hoạt động tự chủ Với chính sách kinh tế, Nhà nước có thể hướng các gia đình và doanh nghiệp hoạt động phù hợp với mục tiêu Nhà nước mong muốn mà không cần
can thiệp vào các quyết định cụ thể của họ
-!Chính sách kinh tế là một công cụ quản lý cho phép Nhà nước hành động thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế qnôc tế Sự dung hòa các chính sách kinh tế quốc gia theo hướng hợp tác phát triển và cùng có lợi là một trong những con đường đề có thế thực hiện quá trình hội nhập quốc tế hiệu quả Chính sách kinh tế, do phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường chung cho toàn thế giới, nên đã tạo điều kiện cho các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau có thể hợp tác với nhau để tồn tại hòa bình và phát triển Ngoài ra, chính sách kinh tế cũng là căn cứ để các nước có thể
đàm phán các hoạt động hợp tác kinh tế với nhau
3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC 3.1 Chính sách tài khóa
3.1.1.!Một số vấn đề chung về chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là các quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuê khóa nhằm ổn định thị (rường, phân phối công bằng và kích thích
Trang 26Đối tượng chịu tác động của chính sách tài khóa là gia đình, doanh
nghiệp và các tổ chức khác Các chủ thể này thường cạnh tranh với nhau
để tranh thủ nguồn ngân sách nhà nước
Ở hầu hết các nước có kinh tế thị trường hiện đại, chính sách tài
khóa có vai trò quan trọng trong ổn định vĩ mô thông qua các hoạt động
thay đổi thu, chi ngân sách nhà nước, trong điều tiết tăng trường thông
qua tác động của thuế và chi tiêu công, trong duy trì tình trạng phân phối
hợp lý bằng cách điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư giàu và
nghèo
Ngoài ra, chính sách tài khóa còn tham gia vào các quan hệ kinh tế
quốc tế thông qua các hoạt động huy động vốn trên thị trường quốc tế,
viện trợ nước ngoài, đóng góp vào các quỹ quốc tế nhằm tăng vị thế và
sức ảnh hường của quốc gia
3.1.2.!Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa thường tác động thông qua ba công cụ chính là
thuế, chi tiêu và cân đối ngân sách nhà nước
Công cụ thuế có hai ý nghĩa đối với Nhà nước Chức năng đầu tiên
của thuế là hình thành tài chính phục vụ hoạt động của Nhà nước Khi
được sử dụng với tư cách này, thuế không phải công cụ của chính sách
kinh tế mà là một khoản chi phí xã hội cần thiết để Nhà nước quản lý xã
hội Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi thị trường không thể điều
tiết nền kinh tế tới các mục tiêu xã hội mong muốn, Nhà nước phải sử
dụng thuế, với tư cách công cụ bổ sung cho cơ chế thị trường, để điều tiết
hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng Khi đó thuế là công cụ
của chính sách tài khóa
Với tư cách công cụ của chính sách tài khóa, thuế tác động vào tiêu
dùng và sản xuất, thông qua đó, điều tiết hành vi của con người Trong
điều kiện bình thường, Nhà nước sử dụng việc tăng, giảm thuế đối với
một số hàng hóa hoặc thu nhập nào đó để truyền tải thông điệp định
hướng hành vi sản xuất và tiêu dùng theo hướng Nhà nước mong muốn
Tăng thuế đối với hàng hóa hoặc thu nhập sẽ khiến tiêu dùng và cung
ứng hàng hóa biến đổi theo xu hướng giảm Giảm thuế sẽ tác động ngược
lại Trong ngắn hạn, tác động tăng, giảm thuế sẽ được truyền dẫn thông
qua sự nhạy cảm của xu hướng tiêu dùng với thu nhập cũng như sự nhạy cảm của sản xuất với lợi nhuận và giá, qua đó, làm thay đổi hành vi của
chủ thể kinh tế
Khi Nhà nước xác nhận nền kinh tế đang tron a trạng thái tăng trướng nóng, càn kiềm chế đầu tư và giảm giá, cơ quan thuế sẽ quyết đinh tăns thuế nhàm làm eiãm thu nhập của các chủ thể kinh tế, tăng giá
cả hàng hóa, tiến đến giảm tổng cầu và hạ nhiệt tăng trưởng Níiươc lại, khi nền kinh tế suy thoái Nhà nước thườnẹ giam thuế thu nhập cho dân
cư, hoãn hoặc giảm thuế thu nhập doanh ngjhiêp đè kích thích tiêu dùng đầu tư, kích hoạt quá trình hồi phuc kinh tế Nếu Nhà nước thiết kế cơ cấu hệ thống thuế hợp lý và sử dụng phương thức đánh thuế lũv tiến, thi công cụ thuế có thêm tính năng tự đông điều tiết khi nền kinh tế vận động
theo chu kỳ kinh doanh
Tuy có tác động, khá mạnh tới hành vi của các chủ thể kinh tế, nhưng côns, cụ thuế cũng có những hạn chế nhất định Hạn chế thứ nhất
là Nhà nước không thể tăng mức thuế quá cao vì thuế cao sẽ gây hiệu ứng thoái lui đầu tư Hạn chế thứ hai là công cụ thuế có tác động yếu trong một số trường hợp Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như ít tác dụng vì nhiều doanh nghiêp không
có lãi Hoặc khi tỷ lệ thất nghiệp cao, việc Chính phủ giảm và hoãn thu
thuế thu nhập cá nhân có tác động yếu đến tiêu dùng
Chi tiêu của Nhà nước, với tính cách công cụ của chính sách tài khóa, là chi nhằm nâng cao mức tổng cầu trong ngắn hạn và tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, Nhà nước thường hạ nhiệt bằng cách tiết giảm dầu tư công, qua đó
hạ thấp tổng cầu Thường dùng hơn là chính sách tăng chi tiêu của Nhà nước nhằm kích cầu khi nền kinh tế suy thoái, trì trệ Nhà nước có thể tăng chi tiêu qua tài trợ cho các nhóm dân cư và ỉĩnh vực nhất định của nền kinh tế Hình thức tài trợ khá đa dạng, có thể là tăng thu mua dự trữ của Nhà nước, thực hiện tín dụng ưu đãi, tăng trợ cấp cho gia đình khó khăn Phổ biến nhất là Nhà nước tăng đầu tư công dưới hai hình thức:
cứu trợ các doanh Ĩì2,hiệp khỏ khăn và đầu tư vào kết cấu hạ tầng
Ngoài ra, chi tiêu của Nhà nước còn bổ sung cơ chế phân phối lại nhằm giảm bất công Các nhà nước đều chuyển một phần tài chính nhà
Trang 27nước vào các quỹ thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội như bảo
hiểm y tế cho nhóm dân cư có khó khăn, cung cấp tài chính cho íỊÌảo dục
phô cập, cứu trợ nhân đạo
Các nhà nước còn sử dụna, cân đối tích cực ngân sách nhà nước
nhằm tác động tới tăng trưởng, kích cầu và ổn định thị trường Công cụ
chính của cân đối ngân sách tích cực là các kế hoạch vay nợ công và
quản lý nợ công để duy tri thâm hụt ngân sách nhà nước nhằm cung cấp
vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của Nhà nước, đồng thời kiểm soát để
thâm hụt ngân sách nhà nước không trở thành nguyên nhân gây bất ổn
kinh tế vĩ mô
Mặc dù các nhà nước kỳ vọna; nhiều vào chính sách tài khóa,
nhưng trong thực tiễn, những kết quả thu được khi xây dựng và thực thi
chính sách tài khóa thường vấp phải một số hạn chế sau:
Thứ nhất, quy mô và giới hạn vay mượn tài chính của Nhà nước
thường bị kiểm soát chặt chỗ, trong khi nhu cầu chi ngân sách nhà nước
thường vượt quá khả năng tự cân đối của ngân sách Trần bội chi và nợ
công trong giới hạn an toàn là một trong những giới hạn của cân đối
ngân sách tích cực Thâm hụt ngân sách không được kiểm soát sỗ ảnh
hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô
Thứ hai, chính sách tài khóa chịu ảnh hưởng của nhiều cơ quan
quản lý nhà nước, nhất là Quốc hội và Chính phủ Một mặt các nhóm lợi
ích tích cực vận động hành lang để chính sách tài khóa có lợi cho họẽ
Mặt khác, mỗi cơ quan nhà nước đều có lợi ích trong phần chi ngân sách
thuộc thẩm quyền sử dụng của họ nên tích cực gây ảnh hưởng để có phần
lớn hơn Những tác động trái chiều của các nhóm lợi ích khác nhau có
thể làm chậm việc ban hành chính sách tài khóa cũng như ngăn cản
chính sách tài khóa hướng đến mục tiêu hiệu quả Ngoài ra, quá trình
triển khai chính sách tài khóa trong thực tế có thể gặp phải sự chống đối
của nhóm thua thiệt hoặc quá trình thực hiện chậm trễ, quan liêu Độ trễ
trong và ngoài của chính sách tài khóa làm giảm hiệu quả tác động của
chính sách này
Thứ ha, đầu tư công thường vấp phải vấn đề hiệu quả thấp do nhiều
nguyên nhân khác nhau Hiệu quả đầu tư công thấp có thể làm xói mòn
năng lực tài chính của Nhà nước và kích thích dư luận đòi hỏi thu hẹp
đầu tư công
Thứ tư, lợi ích cục bộ của những nhóm lợi ích có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của cơ quan quản lý trong Chính phủ, Quốc hội có thế làm
sai lệch mục tiêu của chính sách tài khóa
hàng trung ương
Ngân hàng Trung ương có nhiều chức năng khác với ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương là tổ chức phát hành tiền mặt duy nhất của quốc gia Ngoài ra, ngân hàng trung ương còn là trung tâm thanh toán bù trừ của các ngân hàng, là ngân hàng của các ngân hàng, nơi quản lý dự trữ ngoại tệ của Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Chính phủ, thông qua ngân hàng trung
ương, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ
Chủ thể của chính sách tiền tệ được Chính phủ phân cấp cho ngân
Trang 28hàng trung ương Ngân hàng Trung ương có quyền can thiệp vào thị
trường tiền tệ
Mặc dù về tổng thể, chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến mọi chủ thể
trong nền kinh tế, nhưng đối tượng chịu tác động nhiều nhất của chính
sách tiền tệ là các ngân hàng thương mại Trong trường hợp chính sách
tiền tệ gây khó khăn cho hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng
thương mại thì có thể làm nảy sinh những phản ứng trái chiều
Nhìn chung, chính sách tiền tệ hướng đến mục tiêu ổn định thị
trường tiền tệ, hỗ trợ chính sách tài khóa trong khắc phục các dao động
của chu kỳ kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, chính sách tiền tệ có vai trò
ngày càng quan trọng trong kiểm soát lạm phát ở mức dự kiến Vì lạm
phát là không tránh khỏi do nhiều nguyên nhân khách quan nằm ngay
trong kinh tế thị trường nên ngân hàng trung ương theo đuối mục tiêu
kiềm che tốc độ lạm phái ở quy mô dự kiến Sự ồn định của thị trường
tiền tệ không những tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kích
thích tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập, mà còn giảm thiểu các chi phí
phát sinh về quản lý khác
Ngoài vai trò ổn định thị trường, chính sách tiền tệ tác động đến đầu
tư, tiêu dùng thôna qua việc điều chính giá trị đồng nội tệ, giá cả, lãi suất,
hạn mức tín dụng Có những thời kỳ ngân hàng trung ương khống chế cả
mức lãi suất đầu vào, đầu ra, hạn che hoặc mở rộng hạn ngạch tín dụng
của các ngân hàng thương mại, qua dỏ tác động đến đầu tư, tiêu dùng
theo cả hai chiều thuận và nghịch 7'hông thường, ngân hàng trung ương
tác động đến lãi suất qua sự điều tiết lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất
trái phiếu ngân hàng trung ương Ngoài ra, ngân hàng trung ương còn
điều chinh lượng cung tiền của ngân hàng thương mại thông; qua các
công cụ riêng của mình
Chính sách tiền tệ cũng có tác động đến hoạt động xuất; nhập khẩu
thông qua chính sách tỷ giá Nhiều chính phủ đã áp dụns chính sách tỷ
s,iá hối đoái linh hoạt để điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại phù
hợp với các mục tiêu lựa chọn
3.2.2.! Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Để thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sử dụng một
bộ côns; cụ đa dạng gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp
vụ thị trường mở, chính sách lãi suất, tỷ giá, hạn ngạch tín dụng
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ty lệ phần trăm trong nguồn vốn huy động
mà ngăn hàng trung ương của một nước buộc các ngân hàng thương mại phải giữ ớ tài khoản dự trữ của ngân hàng thương mại Tỷ lệ dự trữ hắt buộc có tác động hai măt: đảm bảo tính an toàn thanh khoản và kiểm soát
tốc độ cung tiền tín dụng của ngân hàng thương mại
Việc tăue;, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác dộng naược chiều với việc cung tiền Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao đo tiền trong lưu thôniì quá lớn, na ân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
để giảm cung tiền tín dụng của ngân hàng thương mại NRược lại, khi kinh tế suy thoái vì thiếu cầu, nền kinh tế trong trạng thái giảm phát, ngân hàng trung ương có thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kích thích các ngân hàng thương mại cung tiền tín dụng Tuy nhiên, tác động của công cụ tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại đôi khi không như mong muốn Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự dữ bắt buộc sẽ khiến ngân hàng thương mại khó khăn Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, nhiều ngân hàng khó cho vay, việc giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc không có tác động mở rộng cho vay như mong
muốn
Nghiệp vụ thị trường mở ì à hoạt động điều tiết lượng cung úng tiền mặt của ngân hàng trung irơng thông qua hoán đoi tiền mặt và chứng khoản trên thị trường giao dịch trái phiếu Trong nghiệp vụ này, ngân hàng trung ương tham gia thị trường nhằm điều tiết lượng cung tiền Nếu bắt mạch nền kinh tế đang trong tình trạng khan hiếm tiền, ngân hàng trung ương tiến hành mua trái phiếu vào Ngược lại khi bắt mạch nền kinh tế đang thừa tiền, ngân hàng trung ương bán trái phiếu thu tiền về Nghiệp vụ này được các nhân viên của ngân hàng trung ương thực hiện
trên cơ sở các thông tin dự báo của họ
Lõi suất chiết khẩn là lãi suất áp dụng cho khoản tín dụng tái cấp vốn của ngân hàng trunọ; ương cho ngân hàng thương mại Đi cùng với quy mô khoản vay tái cấp vốn lãi suất chiết khấu có tác động điều chỉnh
Trang 29ẹiá của lượng tiền mà ngân hànR thương mại huy động, thông qua đó tác
động thu hẹp hay mở rộng lượng cung tiền tín dụng của ngân hàng
thương mại Cơ chế tác động chính là lãi suất thưởng hoặc lãi suất phạt
Khi khuyến khích mở rộn2, tín dụng, ngân hàng trung ươna; áp đụng lãi
suất thưởng (thấp) Khi hạn chế cung tiền tín dụng, ngân hàng trung ương
áp dụng lãi suất phạt (cao) Công cụ này có lợi là không can thiệp hành
chính vào các quyết định kinh doanh của ngân hàng thương mại nên ít bị
phản ứng, nhưng hiệu quả không lớn do tác động ngược chiều của nó
Khi ngân hàng thương mại thiếu vốn, dù ngân hàng trung ương áp đụng
lãi suất phạt, ngân hàng thương mại cũng cố gắng vay Khi việc cho vay
khó khăn, dù ngân hàng trung ương có áp dụng lãi suất thưởng, ít ngân
hànẹ muốn vay
Chính sách lãi suất là công cụ kiểm soát lãi suất thị trường của ngân
hàng trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế
hợp lý Ngân hàng trung ương sử dụng; chính sách lãi suất nhằm khuyến
khích hoặc hạn chế đầu tư Khi muốn khuyến khích đầu tư, ngân hàng
trung ương có xu hướng duy trì lãi suất thẩp Ngược lại, khi muốn hạn
chế đầu tư, ngân hàng trung ương có xu hướng đẩy lãi suất lên cao
Có nhiều loại chính sách lãi suất Trước đây, các n^ân hàng trung
ương thường áp dụng chính sách lãi suất cố định, lãi suất khung hoặc lãi
suất cơ bản Hiện nay chính sách lãi suất cơ sở được các nước ưa chuộng
hơn Tuy nhiên, trong các hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với chu kỳ kinh
doanh, các ngân hàng trung ương có thể trở lại chính sách lãi suất khung
hoặc lãi suất cơ bản Việc ấn định khung lãi suất hoặc mức dao động
xung quanh lãi suất cố định khiến các ngân hàng thương mại bị ràng
buộc, hạn chế sự điều tiết của thị trường tín dụng, nên thường bị ngân
hàng thương mại phản đối hoặc đối phó lại bằng nhiều hình thức khác
Chính vì thế, chính sách lãi suất cố định hoặc khung chỉ áp dụng trong
những hoàn cảnh bất bình thưòng
Hạn ngạch tín dụng là tốc độ được phép tăng tín dụng của ngân hàng
thương mại (tính theo thời gian, thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm
ngân hàng thương mại được cho vay trong tổng vốn dự án Hạn ngạch tín
dụng là công cụ hạn chế mức cung tiền
Chính sách tỷ giá là quan điểm và cách thức can thiệp của ngân
hàng trung ương vào thị trường ngoại hổi nhằm điều tiết giá trị đồng nội
tệ phục vụ các mục tiêu mà ngân hàng trung ương theo đuổi Khi muốn kích thích xuất khẩu, ngân hàng trung ương có thể íheo đuổi chính sách
hạ thấp giá trị tương đối của nội tệ so với ngoại tệ Khi muốn thu hút đầu
tư nước ngoài, ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách ấn định tỷ giá
ở mức đồng nội tệ được định giá cao Tuy nhiên, chính sách tỷ giá cần điều kiện dự trữ ngoại tệ đảm bảo Nếu dự trữ ngoại tệ quá mỏng, ngân hàng trung ương khó kiểm soát tỷ giá linh hoạt
Chính sách tiền tệ cũng có một số hạn chế nhất định Hạn chế lớn nhất của chính sách tiền tệ là không có đủ hiệu lực để điều tiết nền kinh
tế trong các tình huống quá nóng hoặc quá lạnh; bởi vì hành vi kinh tế của người sản xuất và người tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào mức giá
mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng thu nhập trong tương lai Khi còn tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt, người sản xuất còn đầu tư, người tiêu dùng còn mở rộng tiêu dùng Khi đó chính sách giảm cung tiền của ngân hàng trung ương khó thực hiện Khi mất niềm tin vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế thì việc mở rộng lượng cung tiền nhiều khi không đủ lực
để kích cầu tiêu dùng và đầu tư Ngoài ra, chính sách tiền tệ chỉ có tác động tích cực khi ngân hàng trung ương dự báo đúng Tuy nhiên, hiện nay cơ sở dự báo để hoạch định chính sách tiền tệ thường không đầy đủ, thông tin dự báo không kịp thời dẫn đến các chính sách tiền tệ thường
chậm hoặc không chính xác
3.3.1.!Những vấn đề chung về chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là tập hợp các quyết định của Nhà nước về quan hệ thương mại với nước khác Ngày nay, thương mại quốc
tế có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, thu nhập và việc làm của các quốc gia Thông qua thương mại quốc tế, các quốc gia tham gia có lợi trong việc phân công lao động quốc tế, phát huy được lợi thể của mình, huy động được các nguồn lực bên ngoài để tăng thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư Tuy nhiên, hiện nay, thương mại quốc tế chưa dựa trên
sự phân phối lợi ích một cách công bằng giữa các quốc gia, Ngược lại, mặc dù các quốc gia ủng hộ thương mại tự do, nhưnẹ nước nào cũng có chính sách bảo vệ lợi ích riêng của họ, bất chấp hành động đó có thể làm
Trang 30thiệt hại cho nước khác Chính vì thế, Nhà nưcrc phải thay mặt quốc gia
xây dựng các chính sách có lợi cho nước mình trong thương mại quốc tế,
Chủ thể xây dựng chính sách thương mại quốc tế thường là Chính
phủ, nhưng thực hiện chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các cơ
quan nhà nước có phân cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó các
cơ quan về hải quan, thương mại có vai trò chính
Đối tượng chịu tác động của chính sách thương mại quốc tế là những
người sản xuất và tiêu ciùno liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu
Chính sách thương mại quốc tế còn chịu ảnh hưởng của quan hệ ạiữa các
quốc gia với nhau Theo góc độ này, chính sách thương mại quốc tế của
một nước phải tuân thủ luật pháp thương mại quốc tế, nhất là các quy ước
mà quốc gia cam kết thực hiện
Ngày nay, chính sách thươns mại quốc tế có vai trò to lớn Một mặt,
chính sách thương mại quốc tế tạo diều kiện để nền kinh tế quốc gia hoạt
động hiệu quả theo hướng khai thác lợi thế so sánh Nhờ mở rộna; tiêu
thụ đầu ra thông qua xuất khẩu, các ngành có lợi thế quốc sia thu được
hiệu quả theo quy mô Đồng thời, nhò' nhập khẩu, các cơ sờ này khắc
phục được tình trạng khan hiếm đầu vào trong nước
Chính sách thương mại quốc tế thiết lập khuôn khổ pháp lý phù hợp
và có lợi cho quốc gia trong hoạt động ngoại thương Thông qua các quan
hệ hợp tác sonẹ phương và đa phương, Nhà nước tạo môi trường hoạt
động thuận lợi cho các thương nhân và giảm chi phí kinh doanh của họ
Chính sách thương mại quốc tế hợp lý eiúp bảo vệ hiệu quả lợi ích
chính đáng của các công dân khi tham gia thị trường thế giới Không có
sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước hoạt động thương mại của các thương
gia sẽ găp rủi ro chính trị rất lớn
3.3.2.! Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách thương
mai quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế sừ dụng các công cụ kiểm soát hoạt
động ngoại thương Có thể nêu ra một số công cu chủ yếu như thuế quan,
thủ tục hải quan, giấy phẻp, tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ Ngoài ra, trong
khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nhà nước,
quốc gia còn sử dụng một số quyền đặc biệt để có thể bảo vệ lợi ích nước
mình trong các tình huống đặc biệt như quyền tự vệ đặc biệt, thuế chống
bán phá giả, trợ cấp nông sản
Thuế quan là mức thuế đánh vào hàng hóa khi xuất hoặc nhập qua các cửa khẩu ở biên giới quốc gia Tùy thuộc vào vị thể quốc gia trong quan hệ quốc tế mà các mức thuế quan được Nhà nước quy định phù hợp Thuế quan cao chưa hẳn có lợi cho nền sản xuất nội địa vì làm giảm áp lưc cạnh tranh, làm chậm quá trình đổi mới nền kinh tế nội địa Thuế quan quá thấp có thể làm phá sản các cơ sở sản xuất non yếu của quốc gia Đấu tranh để duy trì hệ thống thuế quan hợp lý là trách nhiệm rất lớn
của Nhà nước
Phương thức tính giá áp thuế quan cũng là lĩnh vực cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tránh đánh thuế trùng lặp và chống gian lận thương mại Phương pháp tính thuế theo giá giao dịch còn đòi hỏi Nhà nước xây dựng
hệ thống thông tin giá cả thể giới để làm căn cứ chống gian lận thuế
Thủ tục hải quan có thể là rào cản thương mại quốc tế Vì thế, cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, đồng thời vẫn bảo vệ được lợi ích của quốc gia là vấn đề thử hai của chính sách thương mại quốc tế hiện nay Xu hướng chung của WTO là khuyến khích các quốc gia thành viên hài hòa thủ tục hải quan với nhau, hiện đại hóa hoạt động hải quan và hợp tác trong chống lại hành vi gian lận Đối với các nước nghèo, hiện đại hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan với các nước giàu là một thách thức
không nhỏ
Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, Nhà nước thay mặt quốc gia phối hợp chính sách thương mại với các quốc gia khác Hoạt động phối hợp khá đa dạng như tham gia các diễn đàn, xây dựng các quy định pháp lý chế định thương mại đa phương, song phương, phối hợp
để hài hòa chính sách giữa các nước ký kết hiệp định thương mại, phối
hợp để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế
Khi hội nhập quốc tế, Nhà nước, quốc gia buộc phải nhường một phần quyền điều phối hoạt động thương mại quốc tế cho các tổ chức kinh
tế khu vực và toàn cầu Khi đó, Nhà nước, quốc gia phải tham gia ký kết các hiệp ước thương mại quốc tế và cam kết thực thi các điều khoản đã
ký kết của mình
Trang 313.4 Chính sách đầu tư
3.4.1.!Những vấn đề chung về chính sách đầu tư
Chính sách đần tư là tập hợp các quyết định của Nhà nước liên quan
đến đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân, Đầu tư công không chỉ
liên quan đến tài chính của Nhà nước mà còn gắn với sự phân định lĩnh
vực nào cần Nhà nước đầu tư
Trong các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đầu tư công
thường hạn chế trong một số ít lĩnh vực Ngay cả các hàng hóa công cộng
và hàng hóa khuyến dụng thích hợp với cơ chế cung cấp vốn không thu
hồi từ ngân sách nhà nước thì các chính phủ tư sản cũng chỉ trực tiếp sản
xuất một phạm vi nhỏ sản lượng Hình thức ưa chuộng là hỗ trợ tư nhân
cung ứng hoặc chính phủ mua của tư nhân cung ứng cho xã hội Tuy
nhiên, có một số lĩnh vực đầu tư công truyền thống như xây dựng hệ
thống đường giao thông, công viên, các công trình công ích hoặc các dịch
vụ thiết yếu như bưu điện, phòng cháy, chữa chảy vẫn được ưu tiên đầu
tư Các chính phủ lựa chọn xu hướng xã hội chủ nghĩa thường giữ đầu tư
công trong những lĩnh vực rộng hơn, không chỉ để cung cấp hàng hóa
công cộng, hàng hóa khuyến dụng, mà còn nắm các vị trí then chốt để có
thể kiểm soát được các quá trình kinh tế cơ bản Sau hom 3 thập kỷ đổi
mới gần đây, xu hướng thu hẹp đầu tư công của các nhà nước lựa chọn
xu hướng xã hội chủ nghĩa đã thấy rõ, nhưng phạm vi đầu tư công còn
duy trì vẫn khá lớn
Môi trường đầu tư tư nhân đòi hỏi ít nhất hai điều kiện: sự ổn định
tương đối và tính sinh lời ở mức chấp nhận được Các nhà đầu tư tư nhân
cần sự ổn định về chính trị, an ninh và xã hội để có thể bảo toàn vốn đầu
tư Vì thế họ cần môi trường pháp lý có độ cam kết bảo hộ cao, minh
bạch và cơ chế bảo hộ quyền sở hữu tài sản đầu tư đủ mạnh Do vậy, các
chính phủ đều phải xây dựng khung khổ pháp lý bảo hộ đầu tư, cung cấp
cơ chế giải quyết tranh chấp phù bợp với kinh tế thị trường và cam kết
bảo hộ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư Môi trường pháp lý càng rõ
ràng, minh bạch, dễ tiếp cận các cơ chế pháp lý bảo hộ đầu tư càng có
tỉnh khuyến khích đầu tư Ngoài ra, thủ tục hành chính đơn giản, công
chức chuyên nghiệp và có đạo đức công vụ tốt là những điều kiện hấp
dẫn nhà đầu tư
Để hỗ trơ nhà đầu tư có thể tìm được tỷ suất lợi nhuận đủ mức hấp dẫn, Chính phủ còn sử dụng công cụ thông tin định hướng qua việc quảng bá các chương trình, kế hoạch ưu đãi đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn lực đầu vào, hỗ trợ tư vấn pháp
lý và các trợ giúp khác
Có thể thấy, chính sách đầu tư có diện tiếp cận rộng Chủ thể của chính sách đầu tư thường là các cấp chính quyền có thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ và theo ngành Các cấp chính quyền này đưa ra các quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư và xây dựng các chính sách phát triển
vùng, ngành tương thích với kế hoạch chung của quốc gia
Đối tượng tác động của chính sách đầu tư, một phần là các tồ chức đầu tư công, phần khác là chủ đầu tư tư nhân Đối tượng thụ hưởng chính
sách đầu tư không chỉ là nhà đầu tư mà còn là người lao động có việc làm và ìmười tiêu dùng hàng hóa công cộng
Chính sách đầu tư tác động theo cả hai chiều: hạn chế (áp đặt điều kiện đầu tư) hoặc khuyến khích (cung cấp ưu dãi đầu tư) Những tác
động; này mang tính dài hạn, nâng cao năng lực của nền kinh tế
Trong điều kiện kinh tế thị trường, chính sách đầu tư có vai trò quan trọng Một mặt, chính sách đầu tư tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các hoạt động đầu tư có lợi cho quốc gia Mặt khác, chính sách đầu tư hạn chế các tác động bất lợi của đầu tư đến nền kinh tế, đến môi trường
và xã hội
Trong các chính sách kinh tế của Nhà nước, chính sách đầu tư là chính sách có tác động rất lớn đến tăng trưởng, việc làm Thông qua mở rộng đầu tư công hiệu quả, chính sách đầu tư không những trực tiếp tạo năng lực sản xuất mới, tạo việc làm và thu nhập mới cho dân cư mà còn tạo điều kiện kích thích mở rộng đầu tư tư nhân Chính sách định hướng
và khuyến khích đầu tư tư nhân vừa tạo điều kiện mở rộng đầu tư, đẩy nhanh tổc độ tăng trưởng kinh tế, vừa cải thiện năng lực của nền kinh tế trong dài hạn Chính sách đầu tư cũng là chính sách có tác động lớn đến chi phí và hiệu quả hoạt động kinh tế chi phối năng lực cạnh tranh quốc
gia
3.4.2.! Công cụ và cơ chế tác đông của chính sách đầu tư
Trang 32Chính sách đầu tư có hệ công cụ đa dạng Có thể phân loại các công
cụ này thành một số nhóm sau:
Nhóm các cổng cụ bảo hộ đầu tư bao gồm các quy định pháp lý chế
định hoạt động đầu tư, quy định pháp lý bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quy
định pháp lý về các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của chủ đầu tư,
các quy định pháp lý khác về tổ chức hoạt động đầu tư Cồng dụng
chính của nhóm công cụ này là tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu
tư Mức rõ ràng và độ tin cậy trong những cam kết bảo hộ của Nhà nước
là những yếu tổ chính mà nhà đầu tư mong muốn ở nhóm công cụ này
Tuy nhiên, yêu cầu đó được Nhà nước đáp ứng đến đâu còn tùv thuộc
vào hiệu lực, hiệu quả, mức độ đầy đủ và hợp lý của hệ thống pháp luật
quốc gia
Nhóm các công cụ định hướng đầu tư gồm quy hoạch, chiến lược, kế
hoạch phát triển quốc gia Thông qua các thông tin định huớng này, nhà
đầu tư có thể dự báo được các lĩnh vực ưu tiên của chính sách nhà nước
cũng nhu đầu tư công đế có đối sách thích nghi
Nhóm các công cụ ưu đãi đầu tư bao gồm những ưu đãi về thuế, về
hỗ trợ của Nhà nước, nhất là hỗ trợ pháp lý, tiếp cận mặt bằng sản xuất
kinh doanh, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, trao đổi thương
mại Các ưu đãi của Nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân có vai trò quan
trọng đối với giai đoạn bắt đầu đầu tư cũng như khi nhà đầu tư gặp khó
khăn
Nhóm các công cụ hạn chế đầu tư gồm quy chế, giấy phép, điều kiện
mà nhà đầu tư tư nhân phải đáp ứng Các yêu cầu này, một mặt hạn chế
đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực không có lợi cho xã hội; mặt khác,
thiết lập cơ chế kiểm soát để giảm thiểu các tác động không mong muốn
của hoạt động đầu tư đối với xã hội
Nhìn chung, chính sách đầu tư rất khó xây dựng chính xác và gặp
nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện
4 VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
4.l Thực trạng vận dụng chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong
quá trình đổi mới
4.1.1.! Thành công trong vận dụng các chính sách kinh tế của Nhà
tiêu dùng, các chính sách kinh tế cũng bắt đầu được vận dụng
Cho đến nay, Nhà nước ta đã quản lý nền kinh tế bằng các chính
sách phù hợp với kinh tế thị trường Cụ thể là:
-!Nhà nước đã sử dụng thành công chính sách tiền tệ để ổn định vĩ
mô Sau những năm cải tiến hệ thống giá, lương, tiền, Nhà nước đã sử dụng chính sách tiền tệ một cách bài bản hơn Chính sách tiền tệ đã linh hoạt hơn trong vận dụng cơ chế thị trường để kiểm soát lạm phát Ngân hàng Nhà nước đã chủ động hơn trong thực thi chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát thành công trong 2 giai đoạn 1987-1993 và 2008-2009 Nhà nước đã chuyển từ chế độ lãi suất cố định sang chế độ lãi suất thị trường
có kiểm soát Các công cụ của chính sách tiền tệ đã được sử dụng thường xuyên để điều tiết lượng cung tiền Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh linh
hoạt trên thị trường liên ngân hàng
-!Chính sách tài khóa từng bước đi vào chiều sâu Thuế và chi ngân sách nhà nước được luật hóa Cải cách hệ thống thuế đã trải qua nhiều giai đoạn Cho đến nay, nước ta đã có hệ thống thuế hiện đại, tương thích với các nước trong khu vực Nhà nước đã sử đụng khá thành công chính sách kích cầu chống suy thoái trong hai giai đoạn: 1998-2002 và 2009-
2010
-!Chính sách thương mại quốc tế đã dần chuẩn hóa theo pháp luật quốc tế Nhà nước đã lãnh đạo quá trình hội nhập quốc tế và thiết lập
Trang 33quan hệ kinh tế đối ngoại thuận lợi cho mở rộng xuất, nhập khẩu, thu hút
đầu tư Thảnh công trong vận dụng chính sách thương mại quốc tế đã đưa
nước ta lên thứ hạng cao trong xuất khẩu một số hàng hóa và chuyển nền
kinh tế nặng tính tự cung, tự cấp sang nền kinh tế mở cửa
-!Chính sách đầu tư đã từng bước đi vào chiều sâu, khuyến khích
mạnh mẽ đầu tư tư nhân, đổi mới quản lý đầu tư công Nhà nước liên tục
điều chinh chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài theo hướng thích
nghi với các biến động của kinh tế thế giới Nhờ đó, có những giai đoạn
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư hẩp dẫn nhất ớ
Đông Nam Á Ngay cả trong những giai đoạn kinh tế thế giới gặp khó
khăn, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn được duy trì
Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước cũng được điều chỉnli
nhiều lần nhằm khai thác nguồn lực trong dân cư phục vụ phát triến đất
nước Ngoài khung khổ pháp lý được hình thành theo hướng xóa phân
biệt đối xử theo thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư tư
nhân trong nước đã tạo tâm lý yên tâm đầu tư trong giới nghiệp chủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho công dân thành lập doanh nghiệp, góp phần tăng
nhanh số lượng doanh nghiệp và nâng cao mức đóng góp của khu vực tư
nhân trong nền kinh tế
Chính sách đầu tư công đã được hoàn thiện từng bước theo hướng
tập trung cho lĩnh vực hạ tầng, sản xuất hàng hóa công ích Tỷ trọng đầu
tư công có xu hướng giảm, đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng điểm
có xu hướng tăng
Thành công của cải cách hành chính trong những năm qua đã tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế và góp phần nâng cao
năng lực quản lý bằng chính sách kinh tế của Nhà nước Các cơ quan ở
trung ương đã chuyển sang quản lý theo chức năng tổng hợp, đa ngành
Các cấp chính quyền địa phưcmg đã nâng cao năng lực để thực thi các
nhiệm vụ quản lý được phân cấp rộng hơn Các chương trình mục tiêu và
chính sách lớn được soạn thảo cẩn trọng hơn, dựa nhiều hơn vào tư vấn
của các nhà khoa học và góp ý
của dân chúng Việc điều chỉnh chính sách đã linh hoạt hơn
Nhìn chung, việc hoạch định và thực thi thành công các chính sách
kinh tế của Nhà nước đã góp phần to lớn vào các thành tựu kinh tế chung của cả nước như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài, nền kinh tế tương đối ổn định, ứng phó có hiệu quả với các biến động của kinh tế thế giới, việc làm và thu nhập của dân cư được cải thiện, vị thế
kinh tế của đất nước được nâng lên một bước trên trường quốc tế
4.1.2.! Hạn chế trong vận dụng chính sách kinh tế của Nhà nước
ta
Bên cạnh những thành công nổi bật, quá trình vận dụng chính sách kinh tế của Nhà nước cũng còn một số hạn chế Hạn chế rõ nhất là thể chế để xây dựng và thực thi chính sách kinh tế thiếu đồng bộ, hiệu quả thực thi chính sách kinh tế chưa cao, một số chính sách kinh tế còn mang
tính ngắn hạn, thiếu nhất quán Cụ thể là:
-!Chính sách tài khóa chưa tập trung cho các nhiệm vụ trung tâm, còn chịu ảnh hưởng của quan điểm phân chia ngân sách nhà nước theo kiểu bao cấp, bình quân, dàn đều, không khuyến khích đủ mức người sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả Ngân sách nhà nước còn bao cấp không rõ ràng cho hệ thống quá iớn các cơ quan hành chính sự nghiệp Chi đầu tư phát triển mang lại hiệu quả thấp Hệ thống các sắc thuế ngày càng được hoàn thiện nhưng triển khai thực hiện không
nghiêm nên tác động điều tiết chưa cao
-!Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chưa phối hợp nhất quán với nhau Cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước còn nặng về kiểm soát hành chính Các biện pháp điều tiết thông qua thị trường chưa kịp
thời
-!Chính sách thương mại quốc tế chưa chú trọng vào các giải pháp tạo dựng năng iực ứng phó quốc gia như thực thi các biện pháp tự vệ trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp ở nước ngoài Vì thế, mặc dù ngoại thương của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao,
nhưng lợi ích mà đất nước thu được qua ngoại thương không lớn
-!Chính sách đầu tư mới chú trọng tạo môi trường khuyến khích đầu
tư theo chiều rộng, ít các biện pháp hỗ trợ đầu tư theo chiều sâu Đi đôi với tăng đầu tư cũng tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên, cơ cấu kinh tế chậm dịch chuyển theo hướng hiện
Trang 34đại
Ngoài ra việc xây dựng các chính sách kinh tế còn chậm, một số nội
duns; của chính sách kinh tế lạc hậu, nhất là chính sách tài khóa Một số
chính sách không ổn định, thiếu tính liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và
mục tiêu dài han Phân cấp thực hiện chính sách kinh tế chưa thật hợp lý
giũa trung; ương và địa phương,
4.1.3.!Nguyên nhãn hạn chế trong vận dụng chính sách kinh tế
của Nhà nước ta
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vận dụng chính sách kinh tế của
Nhà nước chưa được như mong muốn Nguyên nhân khách quan chủ yếu
là nước ta chưa có nền kinh tế thị trường phát triển ớ trình độ cao, dân cư
chưa có tập quán giao dịch theo các nguyên tắc thị trường có tổ chức, cơ
sở vật chất cho quản lý nhà nước về kinh tế còn thiếu thốn, Trong bối
cảnh vừa xây dựng, vừa quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải
xây dựng các chính sách kinh tế theo cách ứng phó nên có tính ngắn hạn
và thiếu đồng bộ
Mặt khác, dân chúng, sau khi ra khỏi chế độ bao cấp, buộc phải tự
tìm kiểm mọi hình thức mưu sinh trong khuôn khổ chưa có kinh nghiệm
và tập quán tham gia thị trường nên dẫn đến các hành vi tự phát, kinh tế
ngầm khó quản lý Nhiều chủ thể kinh tế lợi dụng cơ hội nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi, tái cấu trúc để hoạt động đầu cơ, trục lợi
khiến các quan hệ kinh tế càng thêm phức tạp, chất gánh nặng lên hệ
thống chính sách kinh tế của Nhà nước
Mặc dù yếu tổ khách quan gây ra hạn chế trong vận dụng chính sách
kinh tế là chủ yếu, nhưng nguyên nhân chủ quan từ phía Nhà nước cũng
không kém phần quan trọng Một mặt; những hạn chế yếu kém trong vận
dụng chính sách kinh tế của Nhà nước ta xuất phát từ tình trạng lý luận về
quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường lạc
hậu khả xa so với thực tiễn Việc lúng túng trong xác định các nguyên tắc
xã hội chủ nghĩa của chính sách kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường và
hội nhập với thế giới tư bản chủ nghĩa đã khiến quá trình cải cách không
kiên quyết, chờ đợi sự đồng thuận quá lâu Những chỉ dẫn quá chung của
lý luận về xã hội chủ nghĩa khiến các nhà hoạch định chính sách kinh tế
nhiều khi không nhất quán trong mục tiêu và phương thức thực hiện mục
tiêu
Nguyên nhân chủ quan tiếp theo là năng lực của bộ máy và công chức nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu Một mặt, đa phần cán bộ quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước chưa được đào tạo bài bản và chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mặt khác, khi chế độ bao cấp chung bị xóa bỏ, thu nhập của công chức thấp, chính sách cán bộ chậm điều chỉnh theo tình hình mới đã khiến một số công chức chạv theo lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm bóp méo chính sách kinh tế của Nhà nước trong cả khâu hoạch định lẫn
thực thi
Một nguyên nhân nữa là quy trình xây dựng và tố chức thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước chưa thật hợp lý Đa phần các chính sách kinh tế do chính cơ quan quản lý nhà nước soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện, lì khi lấy ý kiến đóng góp của các đối tượns chịu ảnh hưởng của chính sách Trong một vài trường hợp có lấy ý kiến nhưng nặng tính hình thức Chính vì thế chính sách kinh tế có xu hướng bị quan
liêu hóa, không nhận được sự hưởng ứng của dân chúng
Bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, về cơ bản nước ta đã có nền kinh tế thị trường tương đối đồng bộ, mặc dù các yếu tố tổ chức và vận hành của từng loại thị trường chưa hoàn thiên Đây là những tiền đề rất quan trọng cho phép Nhà nước có thể vận dụng các chính sách kinh tế tốt hơn Hom nữa, nước ta cũng đã vượt qua ngưỡng nước kém phát triển, vươn lên trình độ nước có thu nhập trung bình, mặc dù còn ở mức thấp Tiềm lực kinh tế mới cho phép Nhà nước tiến hành cải cách một cách bài bản hơn quy trình hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: “Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế” Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh
tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế cần thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng sau:
Chính sách tài khóa phải được hoàn thiện theo hướng động viên hợp
lý, phân phối và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế -
Trang 35xã hội và công bằng Ưu tiên các biện pháp cải cách hệ thống thuế, cải
cách hệ thống chính sách thu nhập, thực hiện cân đối ngân sách tích cực,
đảm bảo tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, giảm dần bội chi ngân
sách nhà nước Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đi đôi với giao
quyền chủ động hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước, quản lý nợ công
trong giới hạn an toàn cũng được chú trọníì
Chính sách tiền tệ được hoàn thiện theo hướng chủ động và linh
hoạt trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định
giá trị đồng nội tệ Các biện pháp được nhấn mạnh trong vận đụng chính
sách tiền tệ là hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ, an toàn cho hệ
thống ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, điều
hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, tổ chức lại các thị trường nhạy
cảm như thị trường vàng, vốn, ngoại hối Đồng thời yêu cầu phối hợp
chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa được nhấn mạnh đi đôi với tăng
cường hoạt đông thanh tra, kiểm tra tài chính của các cơ quan nhà nước
Trong điều kiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thể giới, chính
sách thương mại quốc tế cần được hoàn thiện theo hướng kết hợp giữa tự
do hóa thương mại và háo vệ lợi ích qitôc gia thông qua các thể che phù
hợp với thông lệ quốc tế Cụ thể là: Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phái triển, đa phương hóa, đa
dang hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Trên cơ sở tạo
lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường trong nước, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế Xây dựna
các thể chế hỗ trợ các lổ chức hiệp hội ngành nghề thực thi có hiệu quả
quyền tự vệ của người sản xuất, tiêu dùng Việt Nam trên thị trường nội
địa và quốc tế Hiện đại hóa và hài hòa hóa các thủ tục quản lý hành
chính nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Hoàn thiện chính sách đầu tư theo hướng khuyến khích sự phát triển
mạnh mõ ciìa đầu tư tư nhân và nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước
Các biện pháp được nhấn mạnh là: Nhà nước cam kết bảo đảm quyền tự
do kinh doanh và bình đẳng giữa các nhà đầu tư không phân biệt thành
phần kinh tế Khuyến khích mọi hình thức tổ chức sản xlíẩt kinh doanh
hợp pháp Tô chức lại đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả Nâng
cao chất lượng đấu thầu các dự án đầu tư cônẹ Thu hút đầu tư nước
ngoài có tiềm lực lón, có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, thân thiện với môi trường và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong
nước
Đi đôi với hoàn thiện các chính sách kinh tế cần tích cực xây dựng
hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách kinh
tế của Nhà nước, nhất là hạ tầng thông tin, các tổ chức tư vấn chính sách, thu hút sự tham gia của các chủ thể kinh tế vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước Các biện pháp cần nhẩn mạnh là: Kiện toàn hệ thống thu thập, lưu giữ, xử lý và cung cấp thông tin quản
lý kinh tế theo hướng thống nhất về tiêu chí, phương pháp thu thập, hướng vào phục vụ mục đích quản lý, khoa học, dễ tiếp cận Đặc biệt là nâng cao chất lượng các công cụ thông tin định hướng hành vi của chủ thể kinh tế như chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Mở rộng dân chủ trong điều tra dư luận, khuyến khích sáng kiến quản lý của dân chúng bàn ạ cách phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề, đoàn thể xã hội Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý, tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý nền kinh tế thị trường một cách thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả Xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức quản lý kinh tế trong các cơ quan nhà nước
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Hệ thống chính sách kinh tế với tư cách công cụ quản lý của Nhà
nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.!Nhận diện công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường?
2.!Nội dung của một số chính sách kinh tế của Nhà nước?
3.!Vận dụng chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong quá trình đổi
mới?
Trang 36BÀI 4
BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Mỗi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển đều có bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế tương ứng Thực tiễn cho thấy mỗi quốc
gia có điều kiện và nguồn lực tự nhiên khác nhau, hoặc tương đồng nhau,
nhưng kết qủa phát triển kinh tế, phát triển đất nước rất khác nhau và
thực tiễn đó cũng đã cho thấy: Sự phát triển, sự giàu có của một quốc gia
phụ thuộc khá nhiều vào bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, bởi phần
lớn các “trục trặc'’, các khó khăn, yếu kém trong quản lý nói chung đều
bắt nguồn từ tính không hoàn thiện của bộ máy quản lý Với Việt Nam
trong bối cảnh vừa tạo lập xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa vận hành nền kinh tế đó theo cơ chế thị
trường thì ‘‘tư duy và cách ứng xử” mới trong xây dựng hộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế một cách có cơ sở khoa học, thiết thực, hiệu quả là
vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện
1.! NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CUA BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ KINH TẾ
Cũng như hoạt động quản lý và bộ máy quản lý nói chung, bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế được xác định rõ: chủ thể là cơ quan nhà
nước thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực kinh tế Do đó, có thể khái
quát như sau:
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một chỉnh thể các bộ phận
trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ khác nhau, có quan hệ, ràmg buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được
bố trí thành cấp và khâu để thực hiện chức năng nhất định của quản lý
nhà nước về kinh tế nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra
Trong khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trên đây, cần
hiểu rõ những nội dung, yếu tố sau:
Chỉnh thể các bộ phận hợp thành hộ máy: Số lượng các bộ phận của
bộ máy quản lý vừa đủ, không thừa, không thiếu xét theo cả quan hệ dọc
và quan hệ ngang
Chức năng quản lý: Chức năng quản lý là những hoạt động tất yếu,
nảy sinh và là kết quả của phần công lao động trong quá trình quản lý, được xác định cho từng bộ phận của bộ máy quản lý nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng Chức năng bộ máy quản lý nói chung là nhiệm vụ cơ bản, xuyên suốt vốn có của một tổ chức, một đơn
vị mà từ đó bộ máy quản lý được hình thành, hiện hữu và vận động vì tổ chức, vì đơn vị đó Chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Quyền hạn luôn gắn với mỗi chủ thể nhất định, có thể theo cấp, có
thể theo khâu của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Quyền hạn của chủ thể quản lý là hệ thống các quy phạm pháp luật
về hành vi tạo khả năng thực hiện các chức năng, các nhiệm vụ quản lýđã
được xác định
Quyền hạn của chủ thể quản lý có liên quan chặt chẽ với trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý được giao Quyền hạn lớn mà trách nhiệm nhỏ dễ tạo khả năng cho bệnh độc đoán hành chính, duy ý chí, chủ quan và những quyết định quản lý thiếu thận trọng Ngược lại, nhiệm vụ
to lớn với trách nhiệm nặng nề, quan trọng mà quyền hạn nhỏ sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động của bộ máy quản lý
Quyền hạn và nhiệm vụ mỗi chủ thể, mỗi bộ phận của bộ máy quản
lý phải được phân định một cách hợp lý theo trình độ khác nhau của các
cấp quản lý
Quyền hạn phải tương ứng với nghĩa vụ, trách nhiệm của từng bộ phận Tuy vậy, trên thực tế tuân thủ điều này không hề đơn giản, bởi con người chịu sự chi phối lợi ích gắn với quyền hạn nhiều hơn, phổ biến hơn
trong khi lại có xu hướng né tránh trách nhiệm, nghĩa vụ
Quan hệ ràng buộc, phụ thuộc nhau Mỗi bộ phận có tính độc lập tương đối, nhưng không tách rời, không đối lập nhau, ngược lại, là tiền đề
Trang 37cho nhau
Cấp quản lý: cấp quản lý thể hiện là quan hệ dọc, giữa cấp trên, cấp
dưới Mỗi cấp là một tập hợp gồm nhiều bộ phận
Quan hệ theo cấp là biểu hiện quan hệ giữa quyền lực và sự phục
tùng, tuân thủ Quan hệ theo cấp lấy phục tùng làm tiền đề
Vì vậy một mặt cần xác định đúng, đủ quyền lực của mồi cấp tránh
tình trạng không đủ quyền lực thực thi trong thực tiễn quản lý, nhưng cần
tránh tập trung quá nhiều quyền lực tại một vài cấp vì dẫn tới lạm quyền
Đồng thời, quan hệ theo cấp đòi hỏi cấp dưới phải tuân thủ nghiêm
minh sự điều hành, chỉ thị mệnh lệnh đúng đắn của cấp trên
Khâu quản lý: Khâu quản lý là tập hợp các bộ phận của cùng một
cấp quản lý, các bộ phận là ngang quyền, bình đẳng; do đó, quan hệ giữa
các khâu là hợp tác với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao
Lý thuyết và thực tiễn quản lý đã chỉ ra đây là điều vừa khó vừa
phức tạp, bởi lẽ cần và phải xác định sao cho đúng, đủ chức năng, nhiệm
vụ của mỗi bộ phận thuộc bộ máy quản lý Nếu không xác định đúng, đủ
chức năng, nhiệm vụ có thể dẫn tới trùng hoặc chồng chéo chức năng
quản lý, hoặc bỏ trống nhiệm vụ, nghĩa là một nhiệm vụ quản lý nào đó
nhưng không có bộ phận nào đảm nhận và thực hiện
Quan hệ giữa các cấp, khâu của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế:
phải đảm bảo vừa phục tùng, tuân thủ, vừa hợp tác chặt chẽ trên cơ sở
chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ Ngược lại, hoặc là bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế bị rơi vào trạng thái rối loạn, hoặc chí ít sẽ không có hiệu
quả, hiệu lực hạn chế, cản trở tác động tích cực của bộ máy đối với mọi
sự phát triển
1.2.1.! Đặc điểm chung của bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế
Đặc điểm về kinh tế: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nắm và
chi phối các nguồn lực kinh tế
Mọi bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế với quy mô lớn hay nhỏ, ở
bất kỳ cấp nào, trung ương hay cơ sở đều có sức mạnh chi phối các
nguồn lực kinh tế Các nguồn lực này bao gồm:
Nguồn lực tiền tệ, tài chính: ngân sách nhà nước; giá trị các cổ phần
của nhà nước tại các công ty cổ phần trong và ngoài nước
Nguồn lực vật chất như thiết bị, máy móc, phương tiện trong các
doanh nghiệp nhà nước, dự trữ quốc gia
Nguồn lực tài nguyên: đẩt đai, rừng, biển, khoáng sản
Nói một cách khái quát, đây là bộ máy quản lý có sức mạnh vật chất
tế, xã hội vận động theo hướng ngược hẳn lại
Đặc điểm về hoạt động: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt
động bằng quyền lực công, thông qua quyền lực công
Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật và bằng các văn bản quy phạm pháp luật, bằng thể chế, chính sách có tính pháp lý với sức mạnh hiệu lực tương ứng Quản lý nhà nước về kinh tế không phải là
ngoại lệ
Điều đó đòi hỏi cơ quan quản lý có chức năng, thẩm quyền phải hoạt động dựa trên hệ thổng pháp luật, văn bản pháp lý, các chính sách phù hợp, đúng đắn, được thực hiện nghiêm minh, đảm bảo quản lý nhà nước nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng phải “cứng như sắt thép’', là điều trước đây V.I.Lênin luôn đặt ra đới với nhà nước kiếu mới trong nền
kinh tế mới
Các đối tượng chịu sự tác động quản lý của nhà nước phải có ý thức đúng đắn và tinh thần chấp hành tốt các quy định của pháp luật, chính
sách
Tiềm ẩn xu hướng quan liêu hóa
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế do có quyền lực lớn, nắm thực
Trang 38lực lớn và sức mạnh chi phối nên dễ có nguy cơ quan liêu hóa Đặc biêt
dễ xảy ra tình trạng quan liêu khi quyền lực tập trung cao độ, thái quá ở
cấp trên
Tùy theo bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và các nhà quản lý của
bộ máy đó mà khối lượng nguồn lực và sức mạnh chi phối các nguồn lực
đó khác nhau, về nguyên tắc, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp
cao, cấp trên vừa có quyền lực lớn hơn, vừa nắm và chi phối nguồn lực
lớn hơn, mạnh hơn
1.2.2.! Đặc điểm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam
Ngoài đặc điểm chung trên đây, ở Việt Nam, bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nằm trong bộ máy
nhà nước nói chung: Ở cấp Trung ương có các ủy ban như ủy ban pháp
luật, các ban kinh tế của Quốc hội, các bộ kinh tế; ở cấp địa phương có
ban kinh tế của Hội đồng nhân dân và các sở chuyên ngành kinh tế Một
số bộ hoặc tương đương không chuyên ngành kinh tế (ở Trung ương), sở
hoặc tương đương không chuyên ngành kinh tế (ở địa phương) có bộ máy
độc lập tương đối của nó, còn lại là các bộ phận thực hiện chức năng
quản lý kinh tế nằm trong bộ máy quản lý của Nhà nước Đó là: các vụ
tài chính của các bộ, ban, ngành ở cấp Trung ương; các phòng tài chính
của các sở ở địa phương (tỉnh, thành trực thuộc Trung ương) nằm trong
bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành tương ứng
Thứ hai, dù cũng là ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng
chỉ độc lập tương đối, tính thống nhất trong điều hành bộ máy là phổ
biến, cơ bản, thể hiện rõ Nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân, dưới sự
lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế ở Việt Nam cũng như vậy
Thứ ba, nền kinh tế nước ta dựa trên nền tảng sở hữu công như đất
đai, rừng, mỏ, tài sản cố định, các doanh nghiệp nhà nước Do đó bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện chủ sở hữu có quyền lực
chi phối mạnh, khối lượng nguồn lực kinh tế to lớn của quốc gia, ngành,
lãnh thổ, địa phương Nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn là điều rất đáng
chú trọng
Vì vậy hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh
tế quốc dân hoạt động đủ mạnh, nghiêm minh, có hiệu lực, hiệu quả, khắc phục được tập trung quan liêu, lãng phí, tham ô, thất thoát là tiền đề, điều kiện tồn tại, phát triển bền vững của từng đơn vị, từng ngành, lĩnh
vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
l.3 Yêu cầu cơ bản đối với bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Một bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả cao phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau:
bởi chi phí hoạt động lớn, thông tin dễ có nguy cơ sai lệch, chậm trễ
Thứ hai, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ mồi cấp, khâu
Đảm bảo rõ quan hệ dọc (theo cấp), quan hệ ngang (theo khâu) để vừa tránh trùng lặp, chồng chéo, tránh bỏ trống không có cấp, khâu nào đảm nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nào đó của bộ máy Một bộ máy quá nhiều cấp, khâu sẽ là một khó khăn lớn trôna việc vận hành cũng như trong xác định đúng đắn chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ giữa chúng
Lý thuyết khoa học về cơ cấu tô chức chỉ ra rằng: khâu, cap tăng theo cap
số cộng, quan hệ phải điều hành tăng theo cấp số nhân
Thứ ba, thiết thực, hiệu quả
Yêu cầu này đặt ra trên cả hai mặt:
Một mặt, hiệu quả trong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: chi phí kinh tế, thời gian xây dựng hình thành bộ máy ít tốn kém và
được thực tế xã hội - kinh tế chấp nhận
Mặt khác, hiệu quả trong vận hành của hộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: Chi phí hoạt động của bộ máy ít nhưng kết qủa đem lại là to lớn,
kịp thời trên nhiều mặt,
Ở đây cần nhìn nhận hiệu quả cả về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa; hiệu quả cả về đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiệu quả cả
trong ngắn hạn và dài hạn,
Trang 39Thứ tư, bảo đảm đủ ổn định, linh hoạt cần thiết
Nền kinh tế quốc dân luôn vận động, không ngừng biến dổi Trong
điều kiện khoa học, công nẹhệ hiện đại, tác động mạnh mẽ, có sự biến
đổi nền kinh tế ngày càng lớn cả về chiều rộng lẫn trình độ và cơ cấu nền
kinh tế Vì vậy, bộ máy quản lý phải đủ ổn định là cần nhưng chưa đủ để
đáp ứng những biến đổi như trên Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
còn phải đảm bảo sự linh hoat cần thiết để thích ứng và vận hành hiệu
quả phù hợp với điều kiện mới
1.4 Vai trò, ý nghĩa của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đúng đắn, khách quan có vai trò
sau:
Sử dụng hữu hiệu các nguồn lực cho phát triển, Thực tiễn có nhiều
minh chứng đã cho thấy: Một số quốc gia khó khăn về tự nhiên và môi
trường, tài nguyên nghèo, nhưng có một bộ máy quản lý với đội ngũ công
chức giỏi giang, thông thạo và trong sạch đã góp phần quyết định sự phát
triển của quốc gia dó Ở châu Á, Nhật Ban Xingapo là hai trong số điển
hình trên thế giới có bộ máy quản lý tốt, hiệu quả
Duy trì, dẫn dắt các hoạt động kinh tế phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế của đảng cầm quyền và của nhà nước,
Bộ máy quản lý của nhiều quốc gia thể hiện rất rõ điều này Bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế của Việt Nam không phải là ngoại lệ, hơn
nữa thể hiện rõ, đậm nét bảo đảm dẫn dắt, định hướng phát triển kinh tế,
xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lựa chọn
Bảo đảm các hoạt động kinh tế tuân thủ theo pháp luật, thiết thực,
hiệu quả
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, với chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ của mình, ở bất kỳ cấp nào đều có sứ mệnh định hướng, dẫn dắt
các hoạt động; kinh tế của các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân bằng
pháp luật, bằng các thể chế, chính sách, quy định có tính pháp lý trên cơ
sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cấp và các thông tin cơ
bản, quan trọng Điều đó cho phép quản lý nhà nước về kinh tế đảm bảo
cho các hoạt động kinh tế của các tổ chức, các đơn vị, thiết thực, hữu
hiệu trên nhiều mặt, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn
Phối hợp cùng các ngành, lĩnh vực khác thực hiện mục tiêu phát
trien kinh tế - xã hội của nhà nước đề ra trong từng thời kỳ nhất định
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, mỗi bộ, ngành có mục tiêu mang tính chuyên ngành riêng Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cũng có mục tiêu của mình, nhưng bộ máy này có sứ mệnh thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội Do đó nó có chức năng, nhiệm vụ phối hợp cùng các bộ, ngành, lĩnh vực khác nhau thực hiện nhiệm vụ của
Nhà nước đề ra cho mỗi thời kỳ nhất định
-Thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại một cách thiết thực, hiệu quả Một mặt có vai trò, chức năng đối nội, mặt khác đại diện quốc gia, bộ máy quản lý nhà nươc về kinh tế có vai trò, chức năng đối ngoại trên mặt trận kinh tế: quan hệ và hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực kinh tế
khác nhau
2.!Bộ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1.! Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế của Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế của Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Ả ra đời - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ờ Việt Nam Bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hình thành, hoạt động với mục tiêu vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Một số cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế được xác lập, hoạt động: Bộ Ngân khố, Bộ Canh nông Bộ máy quản lý kinh tế hoạt động trong điều kiện chiến tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng, dân tộc,
dân chủ
Đến tháng 5-1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được xác lập và hoàn thiện phù hợp với nhiệm vụ chiến lược mới vừa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa đấu tranh, chi viện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Ở miền Bắc, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện điều hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ bằng hệ
Trang 40thống mệnh lệnh hành chính, trực tiếp; quan hệ kinh tế bao cấp, xét
duyệt, ban phát, xin - cho
Với đặc trưng và cơ chế quản lý đó, bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế vừa cồng kềnh, nhiều tầng nấc và kém hiệu quả là điều khó tránh
khỏi
Từ 1976 đến trước thảng 12-1986
Đất nước thống nhất (4-1975), Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ IV (1976-1980) đã chỉ ra con đường xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên phạm vi cả nước, Đồng thời, bộ máy nhà
nước nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng được xác
lập, hoàn thiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới: xây dựng kinh tế
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta đang trong quá trình tìm tòi, thử
nghiệm, đổi mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Cụ thể là
chuyển từ nền kinh tế hiện vật, bao cấp, phi sản xuất hàng hóa sang nền
kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, từ cơ chế quản lý tập trung cao độ
bằng lệnh hành chính, tập trung sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, Bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế vì thế không thể không đổi mới, hoàn thiện nhàm
bảo đảm phù hợp với nên kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế mới
Do điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nên việc tách, nhập, xây
dựng hình thành bộ máy mới của quản lý nhà nước về kinh tế là một tất
yếu
Từ cuối 1986 đến nay
Tháng 12-1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra và xác
lập mô hình nền kinh tế nước ta: kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và
vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo “cơ chế thị trường
có sự quản lý nhà nước, băng pháp luật kế hoạch, chính sách và các công
cụ khác" Đây là giai đoạn chuyển đổi căn bản, triệt để về cơ chế quản lý
kinh tế, quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, lấy luật pháp làm căn cứ,
cơ sở đầu tiên trong hoạt động quản lý, khắc phục tình trạng tuyệt đối hóa
kế hoạch hóa, bắt đầu coi trọng đúng mức các chính sách kinh tế, công cụ
kinh tế, coi trọng phương pháp kinh tế là chủ yếu
Với quan điểm đổi mới kinh tế và cơ chế quan lý kinh tế, bộ máy quản lý nhà nưóc về kinh tế không ngừng được cải cách, hoàn thiện để phù hợp với mô hình nền kinh tế mới - kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
2.1.2.! Khái quát hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
Về tổ chức
hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức
phù hợp với hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bao gồm:
-! Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp Trung ương có: (i) Quốc hội, trong đó co các ủy ban liên quan trực tiếp tới quản lý nhà nước
về kinh tế như: ủv ban kinh tế, ngân sách của Quốc hội; Ủy ban luật pháp; Ủy han kinh tế đối ngoại; (ii) Chính phủ, trong đó có các bộ kinh tế thuộc Chính phủ; các bộ, ban ngành và tương đương thuộc Chính phủ;
(iii) Cơ quan tư pháp, có Viện kiêm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
- Các cơ quan quan lý nhà nước về kinh tế ở cấp địa phương (tỉnh thành trục thuộc Trung ương) như Hội dong nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: các sở và tương đương của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố
Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế quận, huyện
Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế phường, xã,
Về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
Tùy theo mỗi thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kinh tế đối nội, đối ngoại, bộ rnáv quản lý nhà nước
về kinh tế ở nước ta hoạt động, theo quy định của pháp luật liên quan và các quy định hướng dẫn của cơ quan có chức năng, thẩm quyền nhà nước
trong từng thời kỳ tương ứng
Những năm gần đây thực hiện chức năng quản lý mang tính tổng hợp, đồng thời xác lập vai trò đòn xeo của khoa học, công nghệ trong quá trình phát triển đất nước, quá trình sáp nhập hoặc tách bộ máy quản lý ở cấp trung, ương đã được thực hiện Như việc sáp nhập Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương, làm cho quá trình sản xuất gắn với tiêu dùng, xuất khẩu với nhập khẩu của nền kinh tế với kinh tế