1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

kinh tế dược ,ôn tập lý thuyết, các dạng bài tập, câu hỏi

34 9,1K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

 Các chính sách kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng tỉ lệ thuận hay nghịch với tổng cung vì nếu nhà nước muốn khuyến khích sản xuất kinh doanh 1 loại hàng hóa, dịch vụ nào đó thì se ban hà

Trang 1

ÔN TẬP KINH TẾ DƯỢC

If you’re good something, never do it for free

Ôn tập Kinh tế Dược Version 1.2.0

Released 25.07.2015 Tinpee © 2015 Contact: tinpee.pt@gmail.com Released Notes: Cập nhật thêm bài luật thuế, marketing, GDP và một số bài toán

tt KT dược Fix lỗi chính tả và trình bày

 Đính kèm Slide KT Vi Mô của cô Thủy

More informations:

Go  http://www.fb.com/tinpee.pt

Khoa Dược – ĐH Y Dược TP HCM

Ho Chi Minh City

Ho Chi Minh City http://www.facebook.com/tinpee.pt

Trang 2

MỤC LỤC

Thầy Luyến 5 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC _ 5

1 Kinh tế học là gì? Kể tên 5 nguồn lực của kinh tế học? 5

2 Nền kinh tế là gì? Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là gì? _ 5

3 Các cách phân loại kinh tế học 5

4 Vẽ sơ đồ minh họa và phân tích hệ thống kinh tế? 5 KINH TẾ VĨ MÔ _ 5

1 Kinh tế học vĩ mô là gì? 5

2 Nêu các nội dung cơ bản của nền kinh tế vĩ mô? _ 5 ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ DƯỢC 7

1 Quản trị là gì? Đối tượng của quản trị? Kể tên 5 yếu tố của hoạt động kinh tế nói chung? Nêu tính chất của quản trị?7

2 Nhà quản trị là gì? Các cấp bậc phân loại quản trị và chức năng của nhà quản trị? _ 7

3 Nhiệm vụ, công việc của nhà quản trị? _ 8 CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM _ 9

1 Kinh doanh là gì? _ 9

2 Các biểu hiện của tư cách pháp nhân? _ 9

3 So sách sự giống và khác nhau giữ TN vô hạn và TNHH? _ 9

4 Người đại diện theo doanh nghiệp và thành viên hợp danh? 9

5 Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở VN? 9

6 Tại sao phải cồ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước? 10 HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC _ 10

1 Khái niệm hợp đồng KT Dược? _ 10

2 Phân loại hợp đồng kinh tế?: _ 10

3 Hình thức hợp đồng kinh tế? _ 10

4 Cấu trúc của hợp đồng văn bản ? 10 LUẬT THUẾ _ 11

1 Khái niệm? _ 11

2 Phân loại thuế? 11

3 Các loại thuế thường gặp trong ngành dược? _ 11

4 Kể tên các loại thuế có ở VN? 12 CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT - GDP _ 12

1 Khái niệm – Thực hành tốt? 12

2 Các nội dung của GDP Việt Nam? _ 12

CÔ THỦY 13 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ Y TẾ 13

1 Kinh tế y tế là gì? 13

2 Phạm vi nghiên cứu của kinh tế y tế? _ 13

3 Kinh tế vĩ mô áp dụng trong y tế như thế nào? 14 3.1 Chi phí? 14 3.2 Chỉ số hiệu quả? 16

4 Kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế như thế nào? _ 16 4.1 Thị trường trong kinh tế y tế 16 4.2 Cung trong kinh tế y tế? 17

Trang 3

4.3 Cầu trong kinh tế y tế? _ 18 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DƯỢC _ 18

1 Hoàn cảnh ra đời của KTD? 18

2 Khái nhiệm KT dược? 19

3 Lịch sử phát triển? _ 19

4 Vai trò của KT Dược? _ 19

5 Những câu hỏi có thể được giải đáp nhờ kinh tế dược ? (10) _ 19

6 Đối tượng nghiên cứu của KTD? 19

7 Những rào cản trong lựa chọn thuốc? _ 20 PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG KT DƯỢC _ 20

1 Khái niệm 20

2 Phân loại chi phí? 20

3 Phương pháp phân tích chi phí cho người cung cấp dịch vụ? 20

4 Phương pháp phân tích chi phí cho người sử dụng dịch vụ? _ 21

5 Điều chỉnh lạm phát 21 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG KINH TẾ DƯỢC 21

1 Phân loại các chỉ số hiệu quả trong kinh tế dược? _ 21

2 Chỉ số QALY? 21

3 Chỉ số DALY? 22 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ DƯỢC 22

1 Khi tiến hành nghiên cứu kinh tế dược khoa cần tuân thủ quy tắc nào? 22

2 Phân loại các phương pháp phân tích chi phí? 22

MÔ HÌNH HÓA TRONG KINH TẾ DƯỢC _ 23

1 Kể tên các kỹ thuật thu thập dữ liệu kinh tế dược? _ 23

2 Mô hình hóa là gì? Vai trò của nó và khi nào sử dụng? _ 24

3 Mô hình hóa có nhược điểm gì? _ 24

4 Những mô hình được sử dụng trong KTD? 24

5 Những lỗi có thể có trong mô hình hóa? _ 25 MARKETING 25

1 Lịch sử 25

2 Quan điểm Marketing 25

3 Khái niệm và bản chất của marketing 25

4 Đặc điểm MKT _ 26

5 Marketing dược phẩm và Marketing tiêu dùng _ 26 THẦY LONG _ 26 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG _ 26

1 Nêu đặc điểm của nền kinh tế bao cấp ? “Nền kinh tế kế hoạch” _ 26

2 Nền kinh tế của nước ta hiện nay là? _ 27

3 Nêu các đặc tính của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ? Ưu và nhược điểm? Sự hình thành cơ chế thị trường diễn ra như thế nào? 27

4 Thế nào là một xã hội theo cơ chế thị trường ? Nêu các đặc điểm của xã hội theo cơ chế thị trường ? _ 27

5 Nêu các yếu tố sản xuất ra của cải trong xã hội theo cơ chế thị trường ? 27

6 Ba vấn đề cơ bản mọi nền kinh tế phải giải quyết là gì? Tại sao? _ 27

7 Giải quyết 3 vấn đề cơ bản của kinh tế như thế nào? _ 27

Trang 4

8 Phân tích nhu cầu của con người ? _ 28

10 Các yếu tố phải có của một hoạt động trao đổi ? _ 28

11 Thị trường là gì? Kể tên các đặc điểm của thị trường ? 28

12 Kể tên các cách phân loại thị trường ? _ 28 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG _ 29

1 Nghiên cứu là gì? Mục đích của nghiên cứu? Phân loại nghiên cứu? 29

2 Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường? 29

3 Hệ thống nghiên cứu thị trường phân chia như thế nào? 29

4 Kể tên các lãnh vực tìm hiểu của CMI ? _ 29

5 Phân tích hệ thống thông tin tiếp thị (Marketing information system ) _ 29

6 Mục đích của việc phân chia thị trường? 29

7 Các cách phân chia thị trường? 29

8 Các thông tin cần có khi định mở một nhà thuốc tây ? 30

9 Các phương pháp khảo sát nghiên cứu thị trường? 30

10 Phương pháp thứ cấp là gì? Các thông tin của phương pháp này? _ 30

11 Ưu và nhược điểm của phương pháp thứ cấp ? 30

12 Khi nào sử dụng nghiên cứu sơ cấp ? Các hình thức của nó? 30

13 Các hình thức của phương pháp phỏng vấn điều tra: 31

14 Ưu và nhược điểm của phỏng vấn trực tiếp? 31

15 Ưu và nhược điểm của phỏng vấn qua điện thoại ? _ 31

16 Phỏng vấn bằng văn bản ? 31 Một số bài tập KTD có lời giải: _ 32

1 Bài tập 4/41 Sách TT Kinh Tế dược _ 32

2 Bài tập thuế phần thầy Luyến: 32

3 Bài tập phân bổ chi phí 33

Trang 5

Thầy Luyến TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1 Kinh tế học là gì? Kể tên 5 nguồn lực của kinh tế học?

 Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội

 Trí lực, nhân lực, vật lực, thời gian, tiền

2 Nền kinh tế là gì? Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là gì?

 Nền kinh tế: Là 1 cơ chế phân bố các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau nhằm giải quyết 3 vấn

đề cơ bản của nền kinh tế (Cái gì, cho ai và như thế nào)

 Ba vấn đề cơ bản:

 Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì, sản xuất bao nhiêu? (Cái gì?)

 Sản xuất như thế nào? (How)

 Sản xuất cho ai hay phân phối như thế nào? (Ai)

3 Các cách phân loại kinh tế học

 Phân loại dựa trên đối tượng nghiên cứu:

 Kinh tế vi mô: cách thức sử dụng tài nguyên ở phạm vi cá nhân, doanh nghiệp, từng công ty

 Kinh tế vĩ mô: Phạm vi tổng thể như vùng, quốc gia, vùng lãnh thổ

KT vĩ mô và vi mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương tác với nhau trong quá trình nghiên cứu

 Dựa trên quan điểm nghiên cứu:

 KT học thực chứng: giải thích sự hoạt động của nền kinh tế theo một cách khách quan, khoa học

 KT học chuẩn tắc: Đưa ra các chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn của các nhân

 Dựa trên nội dung nghiên cứu:

 Kinh tế học lý luận: nghiên cứu bản chất, nội dung và quy luật phát triển chung nhất của các quá trình kinh tế

 Kinh tế học ứng dụng: nghiên cứu những chức năng riêng biệt trong quản lý kinh tế, hay nói cách khác, xây dựng những lý thuyết và phương pháp quản lý để ứng dụng trong ngành Kinh tế riêng biệt

 Dựa trên ngành kết hợp:

 Phân loại theo ngành: địa lý kinh tế, lịch sử kinh tế, kinh tế văn hóa, kinh tế công cộng, kinh tế tiền tệ …

4 Vẽ sơ đồ minh họa và phân tích hệ thống kinh tế?

2 Nêu các nội dung cơ bản của nền kinh tế vĩ mô?

1 Tổng sản phẩm trong nước = Tổng sản phẩm quốc nội = GDP

 Là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tính bằng tiền được làm ra trong vòng 1 năm trên phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ

2 Tổng sản phẩm quốc gia = quốc dân = GNP

 Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính bằng tiền do người dân và doanh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ làm ra trong vòng 1 năm

GNP = GDP + (Thu nhập nước ngoài gửi về - Thu nhập trong nước chuyển đi)

Trang 6

 GNP = GDP: khó xảy ra

 GNP < GDP: ở nước nhận từ nguồn đầu tư nước ngoài (VN)

 GNP > GDP: những nước đầu tư ra nước ngoài

 Tổng nhu cầu hàng hóa dịch vụ mà người dân và doanh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ yêu cầu trong 1 năm

 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu:

 Dân số: (thuận)

 Thuế: (nghịch) thế cao  giá tăng  không mua hàng

 Trợ cấp: ( thuận) dưới bất kỳ hình thức nào đều làm tăng tổng cầu

 Thu nhập người dân (thuận)

Nhu cầu của chính phủ : là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cầu Vì chính phủ có quyền sử dụng ngân sách

quốc gia chiếm hơn 20% GDP

 Lạm phát: Người dân sợ đồng tiền mất giá, tăng cường mua sắm, hàng hóa, dịch vụ

 Lãi suất tín dụng: (nghịch), lãi suất tăng  gửi ngân hàng

 Tỷ giá hối đoái: tỉ lệ trao đổi giữa đồng nội địa và đồng ngoại tệ Quy luật chỉ xảy ra khi chất lượng hàng sản xuất trong nước và nước ngoài tương đương nhau

4 Tổng cung:

 Là tổng lượng hàng hóa dịch vụ được ra làm ra trong vòng 1 năm trên phạm vi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ

 Các yếu tố ảnh hưởng:

Nguồn nhân lực: càng nhiều, trình độ chuyên môn càng cao, tay nghề càng thành thạo thì lượng hàng hóa làm ra càng

nhiều, tổng cung tăng

Máy móc – nguyên vật liệu: Máy móc càng hiện đại, tiên tiến, nguyên vật liệu càng đầy đủ và đúng chuẩn thì năng

suất lao động tăng, tỉ lệ hao hụt giảm  tổng cung tăng

Trình độ khoa học và công nghệ và quản lý: càng hiện đại, tiên tiến và hợp lý thì sẽ tăng năng suất lao động, giảm

tỉ lệ hao hút và tổng cung tăng

Các chính sách kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng tỉ lệ thuận hay nghịch với tổng cung vì nếu nhà nước muốn khuyến

khích sản xuất kinh doanh 1 loại hàng hóa, dịch vụ nào đó thì se ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư Ngược lại sẽ tăng giá, thuất, thủ tục hành chính…

5 Lạm phát

Khái niệm: Là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ Lạm phát là quy luật của nền kinh tế Thị trường ở mức

độ vừa phải, lạm phát tốt cho nền kinh tế vì kích thích tiêu thụ hàng hóa nhưng giá trị đồng tiền vẫn được đảm bảo hơn

 Phân loại: Có 3 hình thức lạm phát

Thấp (1 con số, lạm phát vàng): Giá cả hàng hóa dịch vụ tăng < 10%/năm Tốt cho nền kinh tế

Cao (Lạm phát phi mã, 2 con số): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng < 100%/năm Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, vì tăng

đầu cơ, giảm đầu tư

Siêu tốc (> 3 con số): giá cả hàng hóa dịch vụ tăng > 100%/năm  Nền kinh tế thực sự khủng hoảng, thậm chí sụp

đổ

6 Thất nghiệp

 Khái niệm: đủ 5 yếu tố:

 Những người trong độ tuổi LĐ

 Muốn làm việc

 Đã và đang tìm kiếm việc làm

 Đang ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc

 Nhưng không có việc làm

 Phân loại:

 Thất nghiệp tự nhiên: Thỏa mãn 5 tiêu chí

 Thất nghiệp cưỡng bức: Do sự tác động của các yếu tố gia đình, hôn nhân, tôn giáo và bệnh tật

 Ảnh hưởng của thất nghiệp với nền kinh tế nói chung và kinh tế Dược nói riêng:

 Làm giảm GĐP, giảm thu nhập cá nhân, hộ gia đình, suy mòn nguồn nhân lực, đặc biệt là tầng lớp tri thức, mất ổn định trật tự XH

 Các biện pháp:

 Tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh

Trang 7

 Nâng cao trình độ, tay nghề, tăng cường đào tạo

7 Tiền tệ

 Là bất cứ phương tiện nào được con người chấp nhận làm trung gian trao đổi hàng hóa, dịch vụ

 Phân loại:

 Tiền hàng (hóa tệ): giá trị trao đổi và giá trị sử dụng

 Tiền quy ước ( biến tệ) Chỉ có giá trị trao đổi (dễ vẫn chuyển và cất giữ)

 Tiền điện tử: (ATM, master card)

8 Ngân hàng

 Là một định chế tư bản tiền tệ, là xương sống của nền kinh tế thị trường, ra đời khoảng thế kỷ XIV, vào 1 nhà thờ ở Ý

 Có 2 loại ngân hàng:

 Ngân hành nhà nước: Là ngân hàng mẹ, quản lý vĩ mô về tiền tệ, in tiền, phát hành, ấn định tỉ giá hối đoái, lãi suất,

không thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ

 Ngân hàng thương mại: chịu sự quản lý của ngân hành nhà nước, thực hiện tất cả các chức năng, kinh doanh tư bản tiền tệ, nghiệp vụ thanh toán

_

ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ DƯỢC

1 Quản trị là gì? Đối tượng của quản trị? Kể tên 5 yếu tố của hoạt động kinh tế nói chung? Nêu tính chất của quản trị?

Quản trị: Là phương thức sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

Mọi hoạt động kinh tế (dược) đều phải hội đủ 5M:

 Quản trị nghiên cứu và phát triển marketing

 Theo quá trình hoạt động:

 Quản trị đầu vào

 Quản trị vận hành

 Quản trị đầu ra

Tính chất:

 Tính khoa học: nắm vững các nguyên tắc

 Tính nghệ thuật: vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn

2 Nhà quản trị là gì? Các cấp bậc phân loại quản trị và chức năng của nhà quản trị?

Nhà quản trị: Là người thuộc một tổ chức y tế được giao giữ 1 chức vụ nhất định, có quyền ra quyết định để người khác

thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức

Các cấp bậc phân loại:

VD: nhân viên bán thuốc

Nhà quản trị bậc thấp (Quản trị cơ sở): Ra các loại quyết định tác nghiệp, quyết định thực hiện công tác chuyên môn,

hằng ngày, quyết định thực hiện kế hoạch y tế ngắn hạn, vài năm hoặc vài tuần

VD: Tổ trưởng, nhóm trưởng

Nhà quản trị bậc trung: có quyền ra các loại quyết định chiến thuật, quyết định thực hiện từng mục tiêu cụ thể của tổ

chức, trung hạn: hàng tháng, hàng quý

Vd: Trưởng khoa dược bệnh viện, quản đốc phân xương sản xuất thuốc, giám độc bộ phận

Nhà quản lý bậc cao: QTV cao cấp, ra các loại quyết định chiến lược, thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, thực hiện

kế hoạch y tế dài hạn, hằng năm hoặc nhiều năm:

Vd: giám độc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT

Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì cấp bậc, vai trò của nhà quản trị có thể bị thay đổi bởi yêu cầu của công việc và đặc điểm của nhân viên

Chức năng nhà quản trị:

Trang 8

 Lập kế hoạch

 Tổ chức

 Điều khiển

 Kiểm soát

3 Nhiệm vụ, công việc của nhà quản trị?

Ra quyết định: 1 việc/sự lựa chọn 1 công việc sẽ thực hiện trong tương lai, là nhiện vụ đầu tiên và quan trọng nhất của

của Manager vì nếu ra quyết định đúng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nhiệm vụ tiếp theo Nếu sai sẽ gây khó khăn cho những nhiệm vụ tiếp theo thậm chí công việc không thể thực hiện được

 Tùy theo cấp bậc quản trị sẽ có thẩm quyền ra các loại quyết định khác nhau

 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo ra quyết định của nhà quản trị dược như:

- Trình độ chuyên môn cao

- Vị trí công việc

- Việc thu nhập và xử lý thông tin

- Chủ nghĩa kinh nghiệm…

Hoạch định: Là sự phác thảo, thực hiện công việc đã lực chọn ở giai đoạn ra quyết định, bao gồm mục đích, và mục

tiêu công việc:

 Mục đích: Kết quả cuối cùng mong muốn đạt được

 Mục tiêu: Công việc phải làm để đạt được mục đích, các nguồn lực để thực hiện công việc ( tài lực, nhân lực, vật lực, trí lực), thời gian, không gian để thực hiện công việc, các biện pháp kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình hoạch định công việc

Tổ chức: Căn cức vào thực trạng các nguồn lực hiện có mà nhà quản trị dược tự thiết kế một kiểu cơ cấu tổ chức phù

hợp nhất bao gồm chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận trong công ty, mối quan hệ thông tin ngang dọc, trên dưới giữa các cá nhân, bộ phân này Có 2 kiểu tổ chức:

Trực tuyến: chỉ có 1 nhà quản trị dược và những người thừa hành

 Ưu điểm:

- Tiết kiệm nhân lực và chi phí

- Nhà quản trị dược thường xuyên giám sát tất cả các công việc của nhân viên dưới quyền

- Điều chỉnh sai sót kịp thời

- Chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa công việc cho nhà quản trị bậc trung gian

- Tăng cường hiệu quả quản lý và chất lượng công việc, giảm bớt khối lượng công việc cho nhà quản trị bậc cao

 Nhược điểm:

- Tốn kém nhân lực và chi phí

- Nhà quản trị dược không giám sát hết các công việc của nhân viên dưới quyền

Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến phù hợp với doanh nghiệp nhỏ số lượng nhân viên ít và ngược lại

Điều khiển:

 Lãnh đạo là sự ra lệnh cho người khác, yêu cầu, bắt buộc người khác thực hiện quyết định của nhà quản trị Có 3 phong cách lãnh đạo:

- Độc đoán (quyết đoán): Tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, không tham khảo ý kiến bất cứ ai

- Dân chủ: nhà quản trị dược khi ra quyết định thường tham khảo ý kiến của mọi người, quyết định theo đa số

- Tự do: nhà quản trị chỉ đưa ra mục tiêu chung, nhân viên dưới quyền phát huy tinh thần sáng tạo, sáng kiến để hoàn thành nhiệm vụ

 Động viên: là cách thức thõa mãn nhu cầu của nhân viên dưới quyền, vì khi nhu cầu con người được thỏa mãn, họ sẽ nhiệt tình, hăng say làm việc tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc

- Tháp nhu cầu của Maslow: Khi nhu cầu bậc thấp của con người được tạo thành thì mới phát sinh nhu cầu bậc cao hơn, tuy nhiên trong thực tế, khi nhu cầu bậc thấp cơ bản được hoàn thành thì ai cũng có nhu cầu được tôn trọng

- Nhà quản trị dược phải biết quy luật này để có phương pháp giao tiếp phù hợp

- Để động viên có hiệu quả, nhà QT dược phải xác định chính xác nhân viên dưới quyền đang ở nhu cầu nào để thỏa mãn nhu cầu đó

Kiểm soát: Kiểm tra, giám sát, đo lường kết quả thực tế với những chỉ tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm phát hiện sự sai lệch

để đề ra các biện pháp xử lý thích hợp

Sơ đồ kiểm soát hệ thống phản hồi:

Trang 9

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM

1 Kinh doanh là gì?

Kinh doanh: là việc thực hiện, 1 hay 1 số hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư

2 Các biểu hiện của tư cách pháp nhân?

 Có cơ cấu tổ chức chặt chẻ (Ban giám đốc, kế toán, kiểm soát)

 Có tài sản độc lập với tài sản cá nhân và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp

 Nhân danh của mình trong mọi hoạt động:

 Trụ sở hoạt động rõ ràng, ổn định

 Có tên được đăng ký hợp pháp; không trùng với tên doanh nghiệp khác trên phạm vi địa phương hoặc toàn quốc

3 So sánh sự giống và khác nhau giữ TN vô hạn và TNHH?

Các chủ thể tham gia kinh doanh có trách nhiệm bồi

thường toàn bộ thiệt hại xảy ra

Các chủ thể tham gia kinh doanh chỉ có trách nhiệm

trong phạm vi phần vốn góp

4 Người đại diện theo doanh nghiệp và thành viên hợp danh?

 Người đại diện theo pháp luật: Là người đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có quyền hoặc ủy quyền cho người khác để ký kết các loại hợp đồng

 Giám độc là đại diện đương nhiên

 Chủ tịch HĐQT là đại diện theo điều lệ

 Thành viên hợp danh: Là người có trình độ chuyên môn cao, có uy tính xã hội – nghề nghiệp, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng danh

5 Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở VN?

Có ,TNHH Ct dược phẩm TW1,

2, 3

Tư nhân Cá nhân Tự bỏ Chủ doanh nghiệp 0, Vô hạn DN Tư nhân …

Liên doanh Một bên VN và bên

nước ngoài Vốn góp 2 bên

Cty Hợp danh Thành viên hợp danh Thành viên hợp

GĐ/ Chủ tịch hội đồng thành viên

Có, HH Cty phân phối thuốc

Trang 10

Cty Cổ phần Được chia thành

nhiều phần = nhau

GĐ/ Chủ tịch HĐQT

* Trước đây doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hiện nay phần lớn đã cổ phần hóa, bị sáp nhập hoặc thành công ty TNHH một thành viên

** Trực tiếp tuyển người, nhưng hoạt động theo pháp luật Việt Nam

*** Tổ chức là Tổng công ty quản lý vốn nhà nước đứng ra thành lập

6 Tại sao phải cổ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước?

 Doanh nghiệp Nhà nước đã tồn tại với một quy mô phần lớn là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu bên cạnh đó còn có

sự phân bố bất hợp lý giữa các ngành các vùng Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thường xuyên dẫn đến bội chi ngân sách Chỉ tính trong giai đoạn đầu thập niên 1990 có tỷ lệ thâm hụt ngân sách thường xuyên

 Có thể nói rằng so với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay thì doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính chưa có hiệu quả, hàng loạt các con số thống kê về các doanh

 Bên cạnh đó, dưới sức ép của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước còn lại sẽ nhận thức được rõ hơn vai trò thực sự của mình để có một hướng đi đúng đắn

 Và khi cổ phần hóa có thể:

 Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

 Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực

sự, thay đổi phương pháp quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.”

 Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước”

HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC

1 Khái niệm hợp đồng KT Dược?

- Là sự thỏa thuận về việc {Thiết lập, thay đổi, chấm dứt} quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia ký kết hợp đồng Như vậy hợp đồng kinh tế dược là sự thỏa thuận của các chủ thể hành nghề dược về việc thiết lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo đúng quy định của bộ luật dân sự va luật dược

2 Phân loại hợp đồng kinh tế?:

- Có 2 loại hợp đồng: Đơn vụ và song vụ

- Đơn vụ: là loại HĐ mà chỉ có 1 bên có nghĩa vụ

- Hợp đồng song vụ là loại hợp đồng mà các bên đều có những nghĩa vụ với nhau

3 Hình thức hợp đồng kinh tế?

Có 2 hình thức cơ bản của hợp đồng là hợp đồng bằng lời nói và hợp đồng bằng văn bản

Trong các hình thức kinh doanh thuốc thì bán lẻ thuốc được sử dụng hợp đồng bằng lời nói còn các hình thức khác phải là hợp đồng văn bản

4 Cấu trúc của hợp đồng văn bản ?

 Khoản: Đọc nhưng không ghi ra

 Điểm: Đọc nhưng không ghi ra

 Ý

Hợp đồng kinh tế dược ít nhất phải có 7 điều khoản sau (nếu ít hơn là phạm luật)

Trang 11

1 Tên hàng hóa (thuốc) tên thuốc ghi theo tên giao dịch chính thức thường là tên biệt dược có thể ghi kèm tên quốc tế

và tên khoa học

2 Số lượng trong hợp đồng phải ghi theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất hoặc dạng bào chế không thể chia liều; đối với hóa

chất, vật tư y tế phải ghi theo đơn vị đo lường thông dụng nhất ở Việt Nam

 Nhiệt độ: (nhiệt kế) độ K độ C, độ F: độ C và F hay sử dụng

 Dẫn chiếu: các loại thuốc cùng loại

 Kiểm nghiệm: đem sản phẩm đi kiểm tra

 Đối với thuốc bắt buộc phải thỏa thuận theo phương pháp kiểm nghiệm bao gồm cơ quan kiểm nghiệm, giá trị pháp

lý của phiếu kiểm nghiệm

 Đối với thuốc sản xuất trong nước phải ghi rõ trong hợp đồng là phiếu kiểm nghiệm của viện kiểm nghiệm hoặc trung tâm kiểm nghiệm

 Đối với thuốc nhập khẩu phải ghi rõ cơ quan kiểm nghiệm ở nước người mua, nước người bán hay nước thứ 3

4 Giá cả

 Trong hợp đồng phải ghi giá theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất và đồng tiền thanh toán cụ thể Đối với những loại hợp đồng

có thời gian thực hiện dài (vài tháng 1năm) thì các bên nên thỏa thuận thêm là khi giá cả thị trường thay đổi đến 1

tỉ lệ nào đó (do các bên thỏa thuận) thì phải thỏa thuận lại

5 Phương thức giao hàng

 Thời gian giao hàng + địa điểm giao hàng

 Về thời gian giao hàng cách tốt nhất là thỏa thuận trong 1 khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp cấp cứu dịch bệnh thì thỏa thuận giao hàng chính xác đạt 1 thời điểm

 Về địa điểm giao hàng phải thỏa thuận chính xác tới số nhà, số kho

6 Phương thức thanh toán

 Trong bán lẻ thuốc phương thức thanh toán là tiền mặt

 Trong bán buôn, phương thức thanh toán là trả chậm hay là trả gối đầu

 Đối với nhập khẩu, phương thức thanh toán là tín dụng thư LIC

 Đối gián: được cái này mất cái kia (viện phí)

 Hoàn trả: đưa lúc này, lấy lúc khác (bảo hiểm, lương hưu)

 Vai trò:

 Thuế là một công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vi mô (tăng, giảm thuế)

 Là khoản thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước (> 70%)

2 Phân loại thuế?

Người nộp thuế là người chịu thuế

(thu nhập cá nhân)

Người nộp thuế không phải là người chịu thuế, mà là nộp thay cho khách hàng vì tiền thuế đã được tính vào trong giá

cả hàng hóa dịch vụ (Điện, VAT)

3 Các loại thuế thường gặp trong ngành dược?

Loại thuế Phân loại Đặc điểm

Thuế tiêu thụ đặc biệt Gián thu Chỉ đánh vào 1 số hàng hóa dịch vụ đặc biệt do luật thuế tiêu thụ quy định (Quốc

hội ban hành)

 Thuốc lá điếu, cigar, thuốc lào

 Rượu bia các loại, rượu thuốc, cồn thuốc

Trang 12

 Xăng các loại

 Xe ô tô < 24 chổ ngồi, máy bay các loại, du thuyền các loại, moto > 250 cm3

 Vàng mã

 Bài lá các loại

 Máy lạnh có công suất  90000BTU

 Dịch vụ massage, casino, Karaoke…

Thuế xuất nhập khẩu Gián thu Thực sự là thuế nhập khẩu vì xuất khẩu VN =0

VAT Gián thu Đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa sau mỗi lần luân chuyển (5% - 20%)

trên phần giá trị tăng thêm Thuế thu nhập doanh

nghiệp

Trực thu Là loại thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ các khoản chi phí

hợp lý khác: 22% trên tổng số lợi nhuận còn lại Doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể: 20%

Thuế thu nhập cá

nhân

Trực thu Có ý nghĩa xã hội cao vì số người nộp thuế lớn

Nguyên tắc: đảm bảo công bằng xã hội

Thu nhập không thường xuyên: làm thêm, thưởng, tặng cho, chịu thuế thu

nhập toàn phần:

 10%/1 lần thu nhập (có MST)

 20% nếu không có MST

Thu nhập thường xuyên từ tiền lương hằng tháng: lũy tiến, sau khi đã trừ các

khoản tiền gia cảnh gồm:

 9tr/tháng cho người nộp thuế

 3,6tr/tháng cho mỗi cá nhân phụ thuộc người nộp thuế (do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật)

* Các khoản từ thiện được miễn thuế, vợ trong độ tuổi lao động không được miễn thuế

4 Kể tên các loại thuế có ở VN?

 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 Thuế nhà đất

 Thuế sử dụng tài nguyên

 Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 Và 5 loại thuế trên

2 Các nội dung của GDP Việt Nam?

Ban hành ngày 24/01/2014 gồm 17 nội dung (GSP 07, GPP 12)

STT Nội dung Quy định

1 Cơ cấu tổ chức quản

Công ty phân phối thuốc được thành lập hợp pháp có tư cách pháp nhân

Có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cá nhân, bộ phận trong công ty

2 Nhân sự

Công ty phân phối thuốc phải có đủ nhân lực và bằng cấp chuyên môn phù hợp

 Người phụ trách chuyên môn là DSDH có chứng chỉ hành nghề

 Kiểm tra quản lý chất lượng thuốc: DSDH không cần chứng chỉ hành nghề

 Người thủ kho, vận chuyển: DSTH

 Giao hàng: DT Tất cả phải được đào tạo về GDP và các kiến thức, kĩ năng liên quan đến bản quản thuốc,

có hồ sơ đào tạo rõ ràng

3 Quản lý chất lượng

thuốc

Công ty phân phối phải có các chính sách và biện pháp để đảm bảo chất lượng thuốc trên mọi kênh phân phối

Trang 13

4 Cơ sở vật chất, khu

vực bảo quản

Phải có kho để đảm bảo chất lượng thuốc: S  30 m V2,  100 m3

Trong đó phải trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị để sắp xếp, bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu của GSP

5 Phương tiện vận

chuyển thuốc

Công ty phân phối phải có xe chuyên dụng để vận chuyển, thùng đựng thuốc phải sạch

sẽ dễ vệ sinh, có cửa, nắp đậy kín chắc chắn để tránh sự xâm nhập phá hoại của các loài chim, côn trùng, gặm nhấm

6 Bao bì và nhãn Công ty phải có các biện pháp để đảm bảo bao bì và nhãn thuốc còn nguyên vẹn trên

mọi kênh phân phối, nếu có hư hỏng phải xử lý ngay

7 Giao thuốc và gửi

thuốc

Việc xếp thuốc lên xe phải thực hiện theo nguyên tắc FILO – First in Last out Chỉ giao thuốc cho nơi nhận đúng trên hóa đơn làm theo đầy đủ hồ sơ và tài liệu đúng với thuốc đó

8 Quá trình vận chuyển

thuốc

Trong suốt quá trình vận chuyển thuốc, phải thường xuyên theo dõi nhiệt, độ ẩm, ghi chép cẩn thận, nếu xảy ra tình trạng đổ vỡ phải xử lý ngay để tránh nhiễm bẩn, nhiễm chéo

9 Hồ sơ tài liệu Phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuốc trong suốt quá trình phân phối, có thể

11 Giải quyết khiếu nại Việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến phân phối thuốc phải thực hiện theo thao tác

chuẩn trong đó đó quy định rõ thẩm quyền người giải quyết, trình độ người giải quyết

12 Thu hồi

Khi có quyết định thu hồi thuốc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty phân phối thuốc phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời phải thông báo cho người mua biết Người được giao trách nhiệm thu hồi phải được cung cấp hồ sơ, tài liệu của cơ quan đổi thuốc

và chính sách khách hàng

13 Thuốc bị loại, trả về

Tất cả các thuốc loại và trả về trong quá trình phân phối đều được để riêng tại biệt trữ, được đánh giá lại bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi tái nhập trở lại kho, tái xuất cho khách hàng hoặc đem xử lý

14 Thuốc giả Khi phát hiện thuốc giả phải tách riêng, dán nhãn cẩn thận để tránh nhầm lẫn, đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật

15 Thuốc nhập khẩu Công ty phân phối phải cử cán bộ chuyên môn có trình độ tối thiểu là DSTH để tham gia

giải quyết thủ tục hải quan sao cho thời gian thuốc bị trữ tại kho bãi càng ngắn càng tốt

16 Hoạt động theo hợp đồng

Mọi giao dịch trong quá trình phân phối thuốc như thuê phương tiện, giao gửi hàng… đều phải thực hiện theo hợp đồng theo đúng luật dân sự

17 Tự kiểm tra Căn cứ vào nội dung yêu cầu của GDP do bộ Y tế ban hành

Tự kiểm tra để điều chỉnh bổ sung kịp thời

_

CÔ THỦY TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ Y TẾ

1 Kinh tế y tế là gì?

Kinh tế + Y tế = Kinh tế y tế

 Kinh tế y tế là khoa học ứng dụng những nguyên lý của kinh tế học và y tế

Kinh tế y tế là môn học nghiên cứu việc sử dụng các nguồn lực y tế trong các cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về dịch vụ y tế của cá nhân và cộng đồng

2 Phạm vi nghiên cứu của kinh tế y tế?

 Định nghĩa sức khỏe và đo lường sức khỏe

 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe

 Cung ứng trong chăm sóc sức khỏe

 Đánh giá kinh tế vi mô và các phương pháp điều trị

 Sự cân bằng thị trường

 Đánh giá tổng thể hệ thống y tế

 Lập kế hoạch kinh, lập ngân sách và giám sát hệ thống y tế

Trang 14

3 Kinh tế vĩ mô áp dụng trong y tế như thế nào?

Thu nhập bình quân đầu người Sức khỏe Chi phí y tế

Xem xét sự ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người và chi phí y tế đến sức khỏe:

 Chi phí cao không đồng nghĩa với sức khỏe tốt, mà phải xem xét hệ thống y tế được tổ chức như thế nào để đưa lợi ích cao nhất so với kinh phí đầu tư

 Cải thiện kinh tế đi kèm với sự cải thiện tình trạng sức khỏe chung Nhưng nền kinh tế nào cũng có bệnh của nó VD: KT phát triển thì có ung thư, béo phì, tiểu đường, stress … Kinh tế kém phát triển thì sẽ gặp tình trạng sốt rét, lao …

3.1 Chi phí?

Phân biệt chi phí và giá:

Toàn bộ nguồn lực (thường quy ra tiền) để tạo ra (đê có

được) một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (Phí, viện phí) Là số tiền mà người mua trả cho người bán Chi phí dịch vụ y tế:

 Lương BS, điều dưỡng, cán bộ hỗ trợ trực tiếp tham

gia cung cấp dịch vụ

 Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao

 Điện, nước, vật tư văn phòng

 Khấu hau trang thiết bị, máy móc

 Quản lý hành chính, tài chính, phục vụ

Giá = Chi phí + Lợi nhuận

Phân loại chi phí dựa trên quan điểm người cung cấp dịch vụ:

Phân loại theo giai đoạn triển khai:

Chi phí cho các hoạt động tính từ thời điểm quyết định

triển khai hoạt động đến khi dịch vụ đầu tiên được cung

Ví dụ: lương, hóa chất, vật tư tiêu hao

Chi phí trực tiếp – gián tiếp:

Trang 15

Liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa, cung cấp

Là những hạng mục chi phí không bị ảnh hưởng bởi

những thay đổi về qui mô hoạt động

Là những hạng mục chi phí bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về quy mô hoạt động

VD: lương và phụ cấp cán bộ phòng khám Thuốc, vật tư tiêu hao tại phòng khám

Chi phí đầu tư – thường xuyên:

Là những mục chi phí thông thường phải trả một lần,

ngay từ khi bắt đầu một dự án hay một can thiệp y tế

Đó thường là các khoản chi phí lớn, và có giá trị sử dụng

trên một năm

Là những chi phí xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một năm hoặc nhiều năm

VD: Chi phí xây dựng, mua sắm máy móc Chi lương, thưởng, phụ cấp cán bộ

TỔNG CHI PHÍ = Chi phí cố định + chi phí biến đổi

= Chi phí vốn + chi phí thường xuyên

= Chi phí trực tiếp + gián tiếp

CHI PHÍ TRUNG BÌNH = Tổng chi phí/số lượng sản phẩm

CHI PHÍ BIÊN: Chi phí thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm nào đó:

1 1

Cm TC  TC

 Ý nghĩa:

 Thể hiện sự thay đổi về mối quan hệ giữa tổng chi phí với khối lượng hoạt động của một chương trình y tế

 Mối quan hệ với chi phí trung bình

VD chi phí:

Cố định Phòng mổ Lương nhân viên

Phân loại chi phí trên quan điểm người sử dụng dịch vụ:

Trang 16

Độ chênh lệch huyết áp, độ giảm triệu chứng và hội chứng bệnh, độ tăng hồng cầu trước và sau khi điều trị

life-4 Kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế như thế nào?

4.1 Thị trường trong kinh tế y tế

 Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hửu sản phẩm, dịch vụ, tiền tệ giữa người bán và người mua  Xác định rõ ràng số lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ

 Trong thị trường chăm sóc sức khỏe thì dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một loại hàng hóa Nó tuân thủ nguyên tắc của thị trường thông thường nhưng có một số đặc điểm:

 Sản phẩm của thị trường chăm sóc sức khỏe là dịch vụ chăm sóc sức khỏe chứ không phải là sức khỏe và sức khỏe là lợi ích thu được

Đặc điểm của thị trường trong kinh tế y tế:

 Tính ngoại biên: rất lớn, nhu cầu của bản thân bị ảnh hưởng bởi nhiều người xung quanh

 Tính thông tin bất đối: thông tin trong thời gian song song giữa người dùng và người cung ứng

 Ví dụ: Khi mua điện thoại: được lựa chọn tìm hiểu theo ý

 Trong khám bệnh: bệnh nhân không được lựa chọn xét nghiệm

 Tính không lường trước được: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe được quyết định một cách đột ngột và hoàn toàn ngẫu nhiên

 VD: Không lường trước được bệnh gì trong ngày mai, nên các bác sĩ có quyền quy định xét nghiệm cho bệnh nhân, phải có danh sách bảo hiểm y tế

Thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích gì ? Điểm chung của họ ?

- Tối ưu hóa nhu cầu (thõa mãn nhu cầu tốt nhất, lợi nhuận cao nhất, chi phí thấp nhất)

Trang 17

Thông tin thu thập được khi tham gia thị trường?

- Người bán: thông tin về nhu cầu người dùng, đối thủ cạnh tranh

- Người mua: thông tin sản phẩm, thông tin về nơi chốn

Các chức năng của thị trường:

 Chức năng thừa nhận: sản phẩm thỏa mãn nhu cầu sẽ được thừa nhận

 CN thực hiện: trao đổi giữa người bán và người mua  cung cầu, giá cả

 CN điều tiết: sản phẩm, dịch vụ sẽ tự dịch chuyển, điều tiết từ nơi có nhu cầu thấp đến cao

 CN thông tin: Cung cấp thông tin về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, người bán, người mua

Các quy luật chi phối thị trường:

 Quy luật giá trị: Sản xuất, trao đổi dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hôi cần thiết, bình quân trong xã hội

 Quy luật cung cầu: Cung và cầu  xích lại gần nhau  cân bằng thị trường (Bàn tay vô hình tự động)

 Quy luật giá trị thặng dư: hàng hóa bán ra phải bù khoản sản sản xuất và lưu và khoản lợi để tái sản xuất

 Quy luật cạnh tranh: hàng hóa ngày càng có chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn  lợi nhuận cao hơn và cạnh tranh hàng hóa cùng loại

Điểm cân bằng của thị trường là gì? Thị trường tồn tại theo quy luật cung cầu như thế nào?

 Tại điểm cân bằng lượng cung và lượng cầu = nhau

 Quy luật cung cầu: Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung = cầu nên không tạo ra một

áp lực thay đổi giá nào Nếu một lý do nào đó, giả cả tăng  Cung > cần  Giá giảm  Cân bằng

 Cơ chế thị trường: Sự vận động giá cả trên thị trường dựa vào quy luật cung cầu

Vai trò của chính phủ tham gia và thị trường?

 Vai trò kiểm soát giá của chính phủ

- CS: Thặng dư tiêu dùng

- PS Thặng dư sản xuất

 Giá trần: là mức giá cao nhát mà người bán được phép bán Chính phủ quy định mức giá cao nhất đối với 1 số hàng hóa nhằm mục đích bảo hộ cho 1 nhóm người tiêu dùng nhất định

Mức giá trần thường thấp hơn mức giá cân bằng thị trường thiếu hụt hàng hóa, mất cân bằng thị trường

 Giá sàn: là mức giả thấp nhất mà người mua được phép mua Chính phủ thường quy định mức gia tối thiểu đối với 1

số hàng hóa nhằm bảo hộ cho 1 số nhà sản xuất đặt biệt là các sản phẩm nông, lâm nghiệp

Giá sàn thường cao hơn giá cân bằng thị trường gây ra dưa thừa hàng hóa

 Vai trò của chính sách thuế tới thị trường

 Thuế trực thu: là thuế trực tiếp thu nhập và là phần phải trích nộp trước khi tiêu dùng Người nộp là người chịu thuế

 Thuế gián thu: Là khỏa thuế gián tới thu nhập thông qua tiêu dùng hàng hoán và dịch vụ trên thị trường Người nộp thuế không phải là người chịu thuế mà nộp thay cho khách hàng vì tiền thuế đã được tính vào trong giá cả hàng hóa, dịch vụ

4.2 Cung trong kinh tế y tế?

Khái niệm:

Cung là số hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở mức giá khác nhau trong khoảng

thời gian nhất định

Lượng cung là số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi Chúng

ta có thể thấy là cung biểu diễn mạnh giữa giá và lượng cung

Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả trên 1 trục tọa độ Trục tung biểu hiện giá, trục

hoành biểu hiện lượng cung

Quy luật cung: Giá tăng, cung tăng khi khả năng sản xuất chưa thay đổi

Cung trong kinh tế y tế: cán bộ y tế, phòng khám bệnh viện

 Tuân theo những quy luật của kinh tế vi mô

 Sản phẩm của thị trường chăm sóc sức khỏe không đồng nhất (Các tuyến khám bệnh, các phòng khám có chất lượng khác nhau)

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

 Số lượng người lao động

 Điều kiện tự nhiên

 Yếu tố khác

Phân loại cung:

Ngày đăng: 26/03/2016, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w