1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế máy ly tâm muối liên tục

110 749 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Máy Ly Tâm Muối là một ứng dụng của máy móc vào việc tạo ra được muối có nhiều ưu điểm cần thiết cho con người.. Muối ăn là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người .Nhữn

Trang 1

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập đến bây giờ em cũng đã hơn 6 năm theo học tại trường ĐH Bách Khoa, cuối cùng em cũng được làm luận văn để hoàn thành khóa học và đối với em thật sự là một việc diễn ra khó khăn trong quá trình học tập.Hiện tại em cũng còn 3 muôn trong kỳ này,em cũng đã nổ lực và quyết tâm để theo đuổi mong muốn cuối cùng được ra trường như các bạn khác

Em thật sự chân thành cám ơn :

- Xin Cám ơn Toàn thể quý thầy ,cô,các phong ban chức năng,Thư Viện trường ,trong trường ĐH Bách Khoa TPHCM đã giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập

- Cám ơn Toàn thể thầy cô,nhân viên trong khoa cơ khí bộ muôn Chế Tạo Máy

- Cám ơn Bộ muôn thiết kế máy với toàn thể thầy cô,thư ký trong bộ muôn đã giảng dạy ,tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập

- Cám ơn Thầy Lê Quang Bình,Cô Nguyễn Như Ý,Thầy Bùi Trọng Hiếu là

giáo viên chủ nhiệm em trong những thời gian em học

- Em chân thành cám ơn GVHD Tiến Sĩ Phan Tấn Tùng đã tận tình hướng

dẫn giúp đỡ,tạo điều kiện để hoàn thành luận văn

Tuy nhiên trong thời gian làm luận văn với kiến thức còn hạn chế,được sự giúp đỡ tận tình các bạn, thầy cô em cũng đã hoàn thành được đề tài và không tránh được sai sót trong quá trình làm Em rất mong được sự thông cảm ,góp ý ,chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài luận văn của em được hoàn chỉnh

Cuối cùng em xin kính chúc quý thấy cô mạnh khỏe ,và một năm mới sắp đến

có thật nhiều sức khỏe để đào tạo được nhiều sinh viên và sự nghiệp trồng người của quý thầy cô mỗi ngày thêm sáng ngời,mãi mãi là người thây, người cô kính yêu trong trái tim của chúng em

TP.Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2012

Trần Văn Hoàng

Trang 3

Muối = Clorua natri là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của clorua natri Nồng

độ các ion natri trong máu có mối liên quan trực tiếp với sự điều chỉnh các mức an toàn của

hệ cơ thể-chất lỏng Sự truyền các xung thần kinh bởi sự truyền tính trạng tín hiệu được điều chỉnh bởi các ion natri (Các ion kali- mộtkim loại có các thuộc tính rất giống natri, cũng là thành phần chính trong cùng các hệ cơ thể)

Việc tạo ra muối để dùng cung cấp cho con người dùng trực tiếp hoặc sử dụng muối làm các ứng dụng đi kèm của muố là hết sức cần thiết,và hầu hết trên khắp trái đất đều dùng và cần tới nó Việc cung cấp lượng muối lớn là cần thiết

Con người đã tìm ra hạt muối dùng nó ,với đáp ứng càng ngày càng cao,càng nhiều.Con người đã đưa máy móc vào sử dụng

Máy móc ngày càng hiện đại sử dụng cho mục đích đó Và máy ‘’Ly Tâm ‘’ là một trong những máy hữu hiệu được sử dụng để tạo ra được hạt muối tinh chất,độ ẩm thấp Máy

Ly Tâm Muối là một ứng dụng của máy móc vào việc tạo ra được muối có nhiều ưu điểm cần thiết cho con người

Qua tìm hiểu tầm quan trọng,ứng dụng của muối vào thực tiễn.cuối cùng em chon

đề tài ‘’THIẾT KẾ MÁY LY TÂM MUỐI LIÊN TỤC’’ Làm đề tài luận văn.với mong muốn cho ta biết thêm về cách sản xuất muối và cải thiện sự sản xuất muối được nhanh hơn,một cách liên tục

Với sự giúp đỡ của bạn bè ,quá trình học tập tại trường đại học Bách Khoa và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy Phan Tần Tùng em cũng đã hoàn thành đề tài

Trang 4

MỤC LỤC

Trang bìa

Nhiệm vụ luận văn

Nhận xét của GVHD

Nhận xét của GVPB

Lời cảm ơn……….ii

Lời mở đầu……….iii

Mục lục……… iv

Danh sách các bảng ……… vi

Danh sách các hình……….vii MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN Error! Bookmark not defined 1.1 Tầm quan trọng của muối Error! Bookmark not defined 1.1.1 Muối trong đời sống Error! Bookmark not defined 1.1.2 Lịch sử phát triển muối Error! Bookmark not defined 1.2 Sản xuất và sử dụng muối Error! Bookmark not defined 1.3 Một số ứng dụng của muối: Error! Bookmark not defined 1.4 Tình hình sản xuất muối Error! Bookmark not defined 1.4.1 Tình hình sản xuất muối trên thế giới Error! Bookmark not defined 1.4.2 Tình hình sản xuất muối và sử dụng ở Việt Nam Error! Bookmark not defined 1.5 Giới thiệu các loại máy ly tâm và lựa chọn phương án Error! Bookmark not

defined

1.5.1 Nguyên lý hoạt động Error! Bookmark not defined 1.5.2 Phân loại máy ly tâm Error! Bookmark not defined 1.5.3 Phạm vi ứng dụng Error! Bookmark not defined 1.6 Giới thiệu một số máy ly tâm thông dụng Error! Bookmark not defined

Trang 5

1.6.2 Sơ đồ Máy ly tâm làm việc liên tục đẩy bã bằng piston Error! Bookmark not

2 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÁY LY TÂM Error!

Bookmark not defined

2.1 YÊU CẦU CÁC CHỈ TIÊU Error! Bookmark not defined 2.1.1 Năng suất Error! Bookmark not defined 2.1.2 Hệ số tiêu hao Error! Bookmark not defined 2.1.3 Giá cả Error! Bookmark not defined 2.1.4 Chi phí vận hành Error! Bookmark not defined 2.1.5 Giá thành sản phẩm Error! Bookmark not defined 2.2 YÊU CẦU KẾT CẤU Error! Bookmark not defined 2.2.1 Tính năng cơ giới của máy Error! Bookmark not defined 2.2.2 Tính năng công nghệ chế tạo của máy và thiết bị Error! Bookmark not defined 2.2.3 Tính năng vận hành Error! Bookmark not defined 2.2.4 Tính năng di chuyển Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG III Error! Bookmark not defined TÍNH TOÁN THIẾT KẾ Error! Bookmark not defined

3 Tính toán thiết kế Error! Bookmark not defined 3.1 Sơ đồ động của máy Error! Bookmark not defined 3.2 Tính toán các thông số cơ bản của máy Error! Bookmark not defined 3.2.1 Kích thước thùng ly tâm Error! Bookmark not defined 3.2.2 Lực ly tâm Error! Bookmark not defined 3.2.3 Số vòng quay của roto Error! Bookmark not defined 3.2.4 Công suất động cơ Error! Bookmark not defined

Trang 6

3.3.1 Tính toán thùng ly tâm Error! Bookmark not defined 3.3.2 Tính toán thiết kế trục trượt Error! Bookmark not defined 3.3.3 Tính toán thiết kế trục ngoài Error! Bookmark not defined 3.4 Tính toán mối ghép bulong Error! Bookmark not defined 3.4.1 Phân tích lực tác dụng lên mối ghép Error! Bookmark not defined 3.4.2 Tính toán bulong theo điều kiện đảm bảo mối ghép không bị trượt Error!

Bookmark not defined

3.4.3 Tính bulong tại một số vị trí Error! Bookmark not defined 3.5 Thiết kế cơ cấu đẩy thủy lực và truyền động Error! Bookmark not defined 3.5.1 Chọn phương án cho cơ cấu thủy lực Error! Bookmark not defined 3.5.2 Tính toán cơ cấu đẩy thủy lực Error! Bookmark not defined 3.5.3 Tính toán và chọn công suất bơm Error! Bookmark not defined 3.5.4 Chọn bơm Error! Bookmark not defined 3.5.5 Bôi trơn Error! Bookmark not defined 3.5.6 Bảng dung sai lắp ghép Error! Bookmark not defined 4.1 Các khái niệm chung Error! Bookmark not defined 4.2 Hướng dẫn vận hành máy Error! Bookmark not defined 4.3 Bảo dưỡng cho máy Error! Bookmark not defined 4.4 Sữa chữa cho máy Error! Bookmark not defined 4.5 Kết luận và hướng phát triển đề tài Error! Bookmark not defined

Tài liệu tham khảo………

Trang 7

Bảng 1.1 Sản xuất muối năm 1940 nước ta Bảng 2.1 Bang thông số và các yêu cầu máy Bảng 2.2 Bảng so sánh các phương án

Bảng 3.1 Chọn công suất động cơ

Bảng 3.2 – Chọn vật liệu cho roto ngoài

Bảng 3.3 – Chọn vật liệu cho roto trong

Bảng 3.4 – Chọn vật liệu cho trục trượt

Bảng 3.5 – Chọn vật liệu cho trục ngoài

Bảng 3.6 Bảng dung sai lắp ghép cụm thủy lực Bảng 3.7 bảng dung sai lắp ghép tổng thể máy

Trang 8

Danh mục các hình

Hình 1.1 Thu hoạch muối

Hình 1.2 Hạt muối thô trong công nghiệp

Hình 1.3 Nguyên lý ly tâm

Hình 1.4 Sơ đồ máy ly tâm tháo bã bằng dao

Hình 1.5 Sơ đồ máy ly tâm tháo bã bằng piston

Hinh 1.6 Sơ đồ máy ly tâm liên tục roto tự tháo bã

Hinh 1.7 Sơ đồ máy ly tâm tháo bã bằng vít tải

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng dao

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý của máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng vít tải Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý của máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng piston Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.2 Bố trí lỗ trên thân roto

Hình 3.3 Biểu đồ quan hệ giữa hệ số K với chuẩn số N_e

Hình 3.4 Sơ đồ để xác định ứng suất lớn nhất trên mép lỗ roto trong Hình 3.5 Bố trí lỗ trên thân ngoài

Hình 3.6 Biểu đồ quan hệ giữa hệ số K với chuẩn số N_e

Hình 3.7 Sơ đồ để xác định ứng suất lớn nhất trên mép lỗ

Hình 3.8 Bố trí lỗ trên thân roto trong

Hình 3.9 Biểu đồ quan hệ giữa hệ số K với chuẩn số N_e

Hình 3.10 Sơ đồ để xác định ứng suất lớn nhất trên mép lỗ roto trong Hình 3.11 Phân tích lực tác dụng lên trục trượt

Trang 9

Hình 3.12 Biểu đồ moment trục trượt

Hình 3.13 – Trục trượt

Hình 3.14 Phân tích lực tác dụng lên trục ngoài

Hình 3.15 Biểu đồ moment trên trục ngoài

Hình 3.16 phân tích lực tác dụng lên mối ghép bu long

Hình 3.17 – Sơ đồ bố trí cơ cấu đẩy thủy lực dựa theo Patent US 4073731 Hình 3.18 Sơ đồ bố trí cơ cấu đẩy dựa theo Patent US 2755934

Hình 3.19 Sơ đồ bố trí cơ cấu đẩy thủy lực

Hình 3.20 Trạng thái thứ nhất của cụm piston

Hình 3.21 Trạng thái thứ hai của cụm piston

Hình 3.22 Trạng thái thứ ba của cụm piston

Hình 3.23 Trạng thái thứ tư của cụm piston

Hình 3.24 Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

Trang 11

TỔNG QUAN VÀ SƠ LƯỢC VỀ MUỐI

1.1 Tầm quan trọng của muối

1.1.1 Muối trong đời sống

Clorua natri là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất.Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của clorua natri Nồng độ các ion natri trong máu có mối liên quan trực tiếp với sự điều chỉnh các mức an toàn của hệ cơ thể-chất lỏng Sự truyền các xung thần kinh bởi sự truyền tính trạng tín hiệu được điều chỉnh bởi các ion natri (Các ion kali- một kim loại có các thuộc tính rất giống natri, cũng là thành phần chính trong cùng các hệ cơ thể)

Hình 1.1 Thu hoạch muối Muối là hợp chất hoá học gồm Natri và Clo.Muối không thể thiếu với cơ thể, muối cần thiết để duy trì lượng máu tuần hoàn và huyết tương trong cơ thể, giúp cho đường gluco

có thể thấm qua thành ruột non và giúp cho cơ chế phản ứng của các dây thần kinh nhạy bén hơn Muối còn tác dụng tích cực để điều hoà nhip tim, đào thải các a-xít dư Lượng muối hàng ngày được khuyên dùng là 920mg tới 2.300mg/ngày

Trang 12

Muối là loại khoáng chất bình thường nhưng thực ra muối lại đa dụng, có vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta, vì hằng ngày chúng ta sử dụng muối không chỉ để chế biến

đồ ăn mà còn làm nhiều việc khác

Muối còn có khả năng diệt khuẩn, làm sạch vết thương, tẩy sạch vết bẩn, trị bệnh, bảo quản thực phẩm,… Muối trong nước mắt giúp làm sáng mắt Muối rất tốt, cả nghĩa đen

và nghĩa bóng.Cuộc đời chúng ta không thể sống thiếu muối

Ngậm nước muối giúp trị chứng viêm họng, viêm vòm miệng, chảy máu chân răng, đau răng,… Sáng sớm, khi chưa ăn sáng, uống một ly nước muối ấm pha loãng sẽ giúp rửa sạch suột, trị chứng táo bón Trong ngày, uống nước muối pha loãng sẽ giúp chống mất nước Thậm chí, muối biển đem lại rất nhiều hiệu quả làm đẹp cho da và tóc Mùa đông rửa mặt và tắm bằng nước ấm có pha chút muối sẽ giúp da được thanh tẩy trở nên tươi sáng hơn, mềm mại và tránh được khô nẻ Pha muối nhạt dưỡng tóc sẽ giúp chống rụng tóc Muối kết hợp với phèn chua dùng gội đầu và ủ tóc sẽ giúp trị gàu

Muối cũng có thể được dùng để đánh răng Rang nóng muối hạt, cho vào túi vải chườm lên mặt, vùng bụng của phụ nữ mới sinh sẽ giúp giải bớt độc tố và làm cho da mặt săn chắc, bụng thon gọn hơn

Tuy nhiên, bổ sung muối nhiều quá hay ít quá có thể dẫn đến rối loạn điện giải và các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong Việc dùng nhiều muối quá còn liên quan đến bệnh cao huyết áp

Theo Viện Nghiên cứu Muối (Salt Institute), có khoảng 14.000 cách sử dụng muối Muối cũng đa dạng: muối thô, muối tinh chế, và muối iốt Muối Kosher là sodium chloride đã qua quá trình tạo thành những tinh thể dẹp Nhưng muối Epsom là loại hoàn toàn khác, không phải là sodium chloride mà là magnesium sulfate

Nước muối pha loãng (2 lít nước ấm pha với 1 muỗng canh muối) làm tăng sức khỏe Uống 1 ly nước muối này khi vừa thức dậy buổi sáng sớm giúp làm sạch cơ thể, giúp tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng và khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn

Muối thực sự đa lợi ích Không chỉ vậy, muối còn dạy chúng ta bài-học-sống rất giá trị: Muối hòa tan vào thực phẩm để làm tốt thực phẩm Muối hòa tan vào mọi thứ để làm tốt những thứ khác Khi đã hòa tan, muối hoàn toàn “quên mình”, không hề đề cao mình, không

để ai nhận ra mình, chấp nhận sự lãng quên từ những cái khác mà không than thân trách phận

Trang 13

Hình 1.2 Muối thô trong công nghiệp

Muối ăn là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người Những món

ăn không thể sử dụng các chất có vị mặn khác để thay thế cho muối được là vì trong muối

Nếu bạn ăn nhiều muối ,lượng canxi điều tiết trong nước tiểu sẽ tăng và đấy là một trong những nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương.Một nghiên cứu về chế độ cứng của xương

Trang 14

ở những phụ nữ trong thời kỳ ậu mãn kinh kết luận :việc giảm lượng hấp thu Natri hàng ngày từ 4g tới 2g sẽ có tác động tích cực phòng ngừa chứng loãng xương và cơ thể của bạn tăng phần hấp thu lượng canxi và tốt cho xương

Bởi vậy trong thực đơn hàng ngày người ăn phải chọn cho mình thực phẩm thích hợp và giảm lượng muối trong khẩu phẩn ăn

Muối ăn hay dân gian gọi đơn giản là muối,là một khoáng chất được con người sử dụng như một thứ gia vị để tra vào thức ăn.Có rất là nhiều dạng muối ăn như :muối thô ,muối tinh ,muối I ốt.Đó là chất rắn dạng tinh thể có màu từ trắng tới vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối.Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn các tinh thể của muối trong các mỏ muối.Trong tự nhiên ,muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua natri (NaCl) nhưng cũng có một ít khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng ).Muối ăn thu được từ mỏ có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng.Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống,bao gồm cả con người Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể hay còn gọi là cân bằng lỏng.Vị của muối là một trong những vị cơ bản Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiết hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua nattri

Khả năng bảo quản của muối là cơ sở của các nền văn minh Nó góp phần loại bỏ sự phụ thuộc vào khả năng cung ứng thực phẩm theo mùa và cho phép con người có thể đi xa khỏi nơi cư trú mà không lo sợ thiếu thực phẩm

Muối đã tạo ra và hủy diệt các vương quốc Các mỏ muối lớn ở Ba Lan đã dẫn tới sự

ra đời của hàng loạt nước ở thế kỷ 16, và chỉ bị tiêu diệt khi người Đức đưa ra loại muối biển nó được coi là hơn hẳn muối mỏ.Người Venezia đã đánh nhau và giành thắng lợi trong cuộc chiến với người Genova về vấn đề muối.Tuy nhiên, người Genova mới là người giành thắng lợi cuối cùng.Những công dân Genova như Christopher Columbus và Giovanni Caboto đã "phá hủy" thương mại ở Địa Trung Hải bằng việc giới thiệu Tân Thế GiớiMuối

Trang 15

Muối đã từng là một trong số các hàng hóa có giá trị nhất đối với loài người.Muối đã từng bị đánh thuế có lẽ từ thế kỷ 20 TCN ở Trung Quốc Trong thời kỳ Đế chế La Mã, muối

đôi khi được sử dụng như là đơn vị tiền tệ, và có lẽ là nguồn gốc của từ salary ("salt

money"tức tiền muối, xem dưới đây từ nguyên học).Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã đã kiểm soát giá muối, tăng nó để có tiền cho các cuộc chiến hay giảm nó để đảm bảo cho các công dân nghèo nhất cũng có thể dễ dàng có được phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn này.Trong tiến trình lịch sử, muối ăn đã có ảnh hưởng tới diễn biến các cuộc chiến, chính sách tài chính của các nhà nước và thậm chí là sự khởi đầu của các cuộc cách mạng

Tại đế chế Mali, các thương nhân ở Timbuktu thế kỷ 12cánh cửa tới sa mạc Sahara

và trung tâm văn học đánh giá muối có giá trị đến mức chỉ có thể mua nó theo trọng lượng tính đúng bằng trọng lượng của vàng;việc kinh doanh này dẫn tới truyền thuyết về sự giàu

có khó tưởng tượng nổi của Timbuktu và là nguyên nhân dẫn tới lạm phát ở châu Âu, là nơi

mà muối được xuất khẩu tới

Thời gian sau này,ví dụ trong thời kỳ đô hộ của người Anh thì việc sản xuất và vận chuyển muối đã được kiểm soát ở Ấn Độ như là các biện pháp để thu được nhiều tiền thuế Điều này cuối cùng đã dẫn tới cuộc biểu tình muối ở Dandi,do Mahatma Gandhi dẫn đầu vào năm 1930 trong đó hàng nghìn người Ấn Độ đã ra biển để sản xuất muối cho chính họ nhằm phản đối chính sách thuế của người Anh

Việc buôn bán muối dựa trên một thực tếnó đem lại nhiều lợi nhuận hơn khi bán các thực phẩm có chứa muối chứ không phải chính muối.Trước khi các mỏ muối ở Cheshire được phát hiện thì việc kinh doanh khổng lồ các loại cá của người Anh đối với muối của người Pháp đã từng tồn tại.Điều này không phải là sự hòa hợp tốt đẹp cho mỗi quốc gia khi

họ không muốn phụ thuộc vào nhau.Cuộc tìm kiếm cá và muối đã dẫn tới cuộc chiến tranh bảy năm giữa hai nước.Với sự kiểm soát của người Anh đối với nghề muối ở Bahamas và cá tuyếtBắc Mỹ thì tầm ảnh hưởng của họ đã tăng lên nhanh chóng trên thế giới.Việc tìm kiếm các mỏ dầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã sử dụng các công nghệ và phương thức

mà những người khai thác muối đã dùng, thậm chí đến mức mà họ tìm kiếm dầu ở những nơi có các mỏ muối

Xã hội La Mã, muối được sử dụng như tiền tệ, và binh lính đã được trả tiền trong muối.Sal từ Latin là gốc rễ cho các mức lương từ tiếng Anh Căn cứ vào điều này, chúng ta

có cụm từ quen thuộc mà là một người "có giá trị muối của họ", có nghĩa là giá trị tiền lương mà họ nhận được

Trang 16

1.2 Sản xuất và sử dụng muối

Ngày nay, muối được sản xuất bằng cách cho bay hơinước biển hay nước muối từ các nguồn khác, chẳng hạn các giếng nước muối và hồ muối, và bằng khai thác muối mỏ

Trong khi phần lớn mọi người là quen thuộc với việc sử dụng nhiều muối trong nấu

ăn, thì họ có thể lại không biết là muối được sử dụng quá nhiều trong các ứng dụng khác, từ sản xuất bột giấy và giấy tới cố định thuốc nhuộm trong công nghiệp dệt may và sản xuất vải, trong sản xuất xà phòng và bột giặt Tại phần lớn các khu vực của Canada và miền bắc Hoa Kỳ thì một lượng lớn muối mỏ được sử dụng để giúp làm sạch băng ra khỏi các đường cao tốc trong mùa đông, mặc dù "Road Salt" mất khả năng làm chảy băng ở nhiệt độ dưới -

Muối được sử dụng chủ yếu như là chất điều vị cho thực phẩm và được xác định như

là một trong số các vị cơ bản Thật không may là nhiều khi người ta ăn quá nhiều muối vượt quá định lượng cần thiết, cụ thể là ở các vùng có khí hậu lạnh Điều này dẫn đến sự tăng cao huyết áp ở một số người, mà trong nhiều trường hợp là nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ

tim

 Sử dụng trong sinh học

Clorua natri là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất.Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của clorua natri Nồng độ các ion natri trong máu có mối liên quan trực tiếp với sự điều chỉnh các mức an toàn của hệ cơ thể-chất lỏng Sự truyền các xung thần kinh bởi sự truyền tính trạng tín hiệu được điều chỉnh bởi các ion natri (Các ion kali- một kim loại có các thuộc tính rất giống natri, cũng là thành phần chính trong cùng các hệ cơ thể)

Nhiều loại vi sinh vật không thể sống trong các môi trường quá mặn: nước bị thẩm thấu ra khỏi các tế bào của chúng Vì lý do này muối được sử dụng để bảo quản một số thực phẩm, chẳng hạn thịt/cá xông khói Nó cũng được sử dụng để khử trùng các vết thương

Trang 17

 Khử băng

Trong khi muối là mặt hàng khan hiếm trong lịch sử thì sản xuất công nghiệp ngày nay đã làm cho nó trở thành mặt hàng rẻ tiền Khoảng 51% tổng sản lượng muối toàn thế giới hiện nay được các nước có khí hậu lạnh dùng để khử băng các con đường trong mùa đông Điều này là do muối và nước tạo ra một hỗn hợp eutecti có điểm đóng băng thấp hơn khoảng 10°C so với nước nguyên chất: các ion ngăn cản không cho các tinh thể nước đá thông thường được tạo ra (dưới −10 °C thì muối không ngăn được nước đóng băng) Các e ngại là việc sử dụng muối như thế có thể bất lợi cho môi trường Vì thế tại Canada thì người

ta đã đề ra các định mức để giảm thiểu việc sử dụng muối trong việc khử băng

1.4.1 Tình hình sản xuất muối trên thế giới

Trên thế giới có khoảng 110 nước sản xuất muối với tổng sản lượng đạt được khoảng

250 triệu tấn,trong đó nước Mỹ chiếm khoảng một nữa tổng sản lượng muối thế giới,Khu vực Châu Á chiếm khoảng 61,2 triệu tấn bao gồm :Trung quốc 33 triệu tấn ,Ấn Độ 20 triệu tấn,Indonensia 1 triệu tấn,Philippin 0,6 triệu tấn,Thái Lan 0,2 triệu tấn,riêng Việt Nam đạt

500 000 tấn (số liệu năm 1998)

1.4.2 Tình hình sản xuất muối và sử dụng ở Việt Nam

Ở nước ta từ lâu nước biển đã sử dụng để sản xuất muối ăn.Từ năm 1940 hai miền Nam và Bắc nước ta đã có hơn 4.104 Ha diện tích đồng muối (cơ sở sản xuất muối từ nước biển) được chia thành 7.537 mảnh ruộng muối.Sản lượng từ năm 1905 tới năm 1934 đạt mức cao nhất là 255.499 tấn

Thống kê sản xuất muối ở nước ta vào năm 1940 của một số tỉnh

Cánh Đồng Muối Sản lượng (tấn)

Trang 18

Bảng 1.1 Sản xuất muối năm 1940 nước ta

Đã từ lâu muối ăn được sản xuất theo phương pháp nấu đơn giản như :nấu ở

chảo,khay hình hộp hở miệng,,với nhiên liệu là than có nhiệt trị thấp

Ở Móng Cái ,Quảng Ninh,Diêm Điền,Thái Bình,Cát Hả,Hải Phòng… là những nơi

có nguồn than lớn ở nước ta

Bạc Liêu 31.428

Bà Rịa 22.581 Phan Thiết 6.581

Lệ Uyên 2.488 Quy Nhơn 3.057

Sa Huỳnh 3.833

Hà Tĩnh 3.258 Phú Nghĩa 13.025 Thanh Hóa 1.215 Văn Lý 23.368 Tổng cộng 160.936

Trang 19

Với vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp hóa chất ,sản xuất muối biển đạt chất lượng cao là vấn đề rất quan tâm hiện nay

1.5 Giới thiệu các loại máy ly tâm và lựa chọn phương án

1.5.1 Nguyên lý hoạt động

Quá trình phân riêng hỗn hợp hai pha rắn – lỏng hay lỏng – lỏng thành những cấu tử riêng biệt dựa vào trường lực ly tâm gọi là quá trình ly tâm Máy thực hiện quá trình trên được gọi là máy ly tâm

Thiết bị quay tròn với vận tốc độ cao, làm cho các chất bên trong nó bị nén ra phía

ngoài.Công dụng của nó là dùng để tách những hỗn hợp các chất có tỉ trọng khác nhau Hỗn hợp thường bị quay theo chiều ngang trong một vật chứa cân bằng (xô, thùng), và sự quay tạo ra lực ly tâm, làm cho các thành phần của hỗn hợp tách rời nhau phù hợp với tỉ trọng của chúng

Hình 1.3 Nguyên lý ly tâm Phương pháp lọc ly tâm dựa trên tác dụng của trường lực ly tâm đến hệ không đồng nhất gồm hai hay nhiều pha Ly tâm các hệ không đồng nhất được thực hiện bằng hai

phương pháp : Lọc ly tâm qua thành có đột lỗ của roto, bên trong thành người ta đặt các áo lọc để giữ bánh lọc (máy lọc ly tâm) Lắng ly tâm trong đó phân tử răn do có tỉ trọng lớn hơn nên được ly tâm vào bên trong thành roto còn thành phần lỏng do tỉ trọng nhỏ nên sẽ phân ra ở ngoài lớp bã (máy lắng ly tâm ) Mặt khác người ta có thể áp dụng hai phương pháp trên cùng một lúc (máy lắng và lọc )

Trang 20

Khi tách huyền phù trong máy lọc ly tâm , cũng dưới tác dụng của lực ly tâm thì pha lỏng sẽ thấm qua lớp bánh lọc và vải lọc để tách ra ngoài ,đồng thời các tiểu phân tử rắn bị giữ lại nhờ vãi lọc

Khi tách huyền phù trong máy lắng ly tâm thì cũng dưới tác dụng của lực ly tâm,pha rắn lắng vào trong thành roto còn pha lỏng thì ở mặt ngoài do khác nhau về tỉ trọng Sau đó pha lỏng được đẩy ra ngoài nhờ vào máy hút hay qua mép tràn

1.5.2 Phân loại máy ly tâm

Các máy ly tâm công nghiệp được chia ra:

 Theo nguyên tắc phân chia - kết tủa, phân chia ,lọc ,tổng hợp

 Theo đặc tính làm việc :liên tục, gián đoạn

 Theo cách đặt roto đứng ,nghiêng,ngang

 Theo phương pháp tháo bã: máy ly tâm tháo bã bằng tay, bằng dao, bằng vít xoắn, bằng piston

 Theo giá trị của yếu tố phân ly: máy ly tâm thường có Ω < 3000 và máy ly tâm siêu tốc có Ω > 3000

 Theo kết cấu trục và ổ đỡ phân ra: máy ly tâm ba chân và máy phân ly treo

1.5.3 Phạm vi ứng dụng

Máy ly tâm được ứng dụng :

 Trong sản xuất đường để phân riêng đường non ra mật rỉ và đường, và để rửa sạch nó

 Trong sản xuất tinh bột – nước mật – để tách riêng tinh bột ra khỏi nước trong và khử nước của tinh bột

 Trong công nghiệp thịt – để tách riêng những tóp mỡ ra khỏi hỗn hợp khi rán mỡ,

để vắt pha lỏng trong ruột của gia súc và tách lòng trắng trứng ra khỏi vỏ trứng

 Trong công nghiệp rau quả để khử nước của rau tươi, để gia công nước cà chua, nước nho…

 Trong công nghiệp sữa – để khử nước của fomat tươi, để rút casein và để vắt sữa đường

 Trong công nghiệp nấu bia – để gia công nước quả dùng làm bia

Trang 21

 Trong sản xuất muối – để tách nước và muối

1.6 Giới thiệu một số máy ly tâm thông dụng

1.6.1 Sơ đồ Máy ly tâm tháo bã bằng dao

Trang 22

Hình 1.4 Sơ đồ máy ly tâm tháo bã bằng dao

1.6.2 Sơ đồ Máy ly tâm làm việc liên tục đẩy bã bằng piston

Hình 1.5 Sơ đồ máy ly tâm tháo bã bằng piston

Trang 23

1.6.3 Sơ đồ Máy ly tâm lien tục roto hình nón tự tháo bã

Hinh 1.6 Sơ đồ máy ly tâm liên tục roto tự tháo bã

1.6.4 Máy ly tâm cạo bã bằng vít tải

Trang 24

Hinh 1.7 Sơ đồ máy ly tâm tháo bã bằng vít tải

Trang 25

CHƯƠNG II NGUYÊN LÝ SƠ ĐỒ ĐỘNG CỦA MÁY LY TÂM

Trang 26

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐƯA RA NGUYÊN LÝ,SƠ ĐỒ ĐỘNG CỦA MÁY LY

TÂM

2 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÁY LY TÂM

Máy ly tâm cần đạt hai yêu cầu chính: yêu cầu về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và yêu cầu

về kết cấu.Các yêu cầu này nhằm nâng cao năng suất, hiệu suất máy, nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhẹ cường độ lao động và bảo vệ người lao động Mặt khác các yêu cầu này cũng ảnh hưởng nhiều tới cấu tạo của máy.Khi xét mức độ hoàn thiện của máy cũng chính

là xét xem chúng thoả mãn những yêu cầu đó tới mức nào

2.1 YÊU CẦU CÁC CHỈ TIÊU

2.1.1 Năng suất

Là khả năng sản xuất của máy trong một đơn vị thời gian, tính bằng m³/h, m³/s hoặc l/h và kg/s, tấn/h Có hai loại năng suất :

 Năng suất gọi (thường gọi là năng suất): là năng suất ghi trên nhãn máy do nơi chế

tạo bảo đảm Nói chung năng suất gọi còn nhiều khả năng có thể khai thác khi vận hành Trong một số dây chuyền sản xuất ta cần chọn năng suất gọi của máy sát với năng suất thực tế yêu cầu Năng suất gọi của các máy và thiết bị trong dây chuyền phải tương ứng với nhau để giữ cân đối và không có khâu dư thừa hoặc khâu yếu

 Năng suất riêng (năng suất đơn vị) : là năng suất tính cho mỗi đơn vị thể tích, diện

tích hoặc khối lượng thiết bị Năng suất riêng của thiết bị càng cao thì thiết bị càng hoàn thiện Nói chung khi cùng một nhiệm vụ sản xuất ta dung ít thiết bị cỡ lớn tốt hơn dùng nhiều thiết bị cỡ nhỏ và nếu cùng năng suất thì dùng thiết bị nhỏ tốt hơn thiết bị lớn, vì năng suất riêng của hai trường hợp trên đều cao hơn

Trang 27

2.1.2 Hệ số tiêu hao

Hệ số tiêu hao là lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị (khối lượng hoặc thế tích) sản phẩm Hệ số tiêu hao không những phụ thuộc vào lưa trình công nghệ mà còn phụ thuộc vào cấu tạo thiết bị Nói chung hệ số tiêu hao càng thấp càng tốt Hiệu suất của thiết bị càng cao thì hệ số tiêu hao càng thấp

2.1.3 Giá cả

Giá cả là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới vốn đầu tư Thiết bị đắt tiền sẽ khiến vốn đầu tư lớn, tăng them tỉ lệ tài sản cố định và khấu hao, giảm vòng luân chuyển vốn Tuy nhiên không phải trường hợp nào thiết bị rẻ cũng có lợi.Nhiều khi thiết bị có giá cao nhưng năng suất, hiệu suất cao hơn hẳn và dùng được lâu hơn lại có lợi hơn thiết bị rẻ và không bền lâu

2.1.4 Chi phí vận hành

Chi phí vận hành bao gồm khấu hao dầu mỡ, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa phần lương công nhn và những người phục vụ sản xuất v.v…Chi phí vận hành càng thấp thì giá thành sản phẩm càng thấp, nhưng chi phí vận hành không phải là một nhân tố riêng rẽ, thí

dụ như trong trương hợp thiết bị được cơ khí hoá, tự động hoá đến trình độ cao thì chi phí vận hành giảm đi khá nhiều, nhưng vốn đầu tư tăng lên lớn

2.1.5 Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tổng hợp mọi hiệu quả kinh tế trong sản xuất.Thiết bị có năng suất cao, hiệu suất cao, hệ số tiêu hao và chi phí vận hành thấp thì giá thành sản phẩm sẽ hạ Giá thành sản phẩm không những đánh giá mức hoàn thiện của thiết bị mà còn đánh giá tính hợp lý của cả dây chuyền công nghệ, đồng thời nó phụ thuộc vào chi phí sản xuất và giá cả của nguyên vật liệu v.v…Do vậy giá thành sản phẩm là chỉ tiêu để so sánh các phương án khác nhau về dây chuyền công nghệ và thiết

bị

Trang 28

2.2 YÊU CẦU KẾT CẤU

2.2.1 Tính năng cơ giới của máy

Bao gồm tính bền, tính cứng, tính lâu dài và tính an toan :

 Tính bền : Là yêu cầu cơ cản của bất cứ loại máy và thiết bị nào Các chi tiết của

máy và thiết bị phải có đủ sức bền để sản xuất trong thời gian quy đinh, đồng thời phải đảm bảo an toàn cho sản xuất, cho thiết bị và người công nhân Tuy nhiên để đảm bảo tính bền ta không tăng kích thước thiết kế một cách tuỳ tiện vì sẽ gây ra lãng phí nguyên vật liệu, làm tăng khối lượng thiết bị và làm nó thêm thô kệch Thường thì ta dung nguyên tắc sức bền đồng đều cho mọi chi tiết, có như vậy mới tiết kiệm được nguyên vật liệu Có khi cố ý thiết kế một chi tiết có sức bền thấp đi làm chi tiết bảo hiểm, trường hợp quá tải thì chỉ chi tiết này bị hư hỏng mà cả thiết bị vẫn an toàn

 Tính cứng :Là tính năng giữ vứng hình dáng ban đầu khi có lực bên ngoài tác

dụng vào Nhiều khi thiết bị và máy hư hỏng không phải do bền mà do thiếu tính cứng, do bị mất ổn định Thí dụ thiết bị chịu áp suất ngoài thường bị hẹp vì mất

ổn định do áp suất tác dụng lớn hơn áp suất giới hạn : trục máy ly tâm bị gãy do vận tốc làm việc trùng với vận tốc giới hạn Chính vì vậy khi thiết kế, ta cần kiểm tra tính ổn định của các chi tiết thiết bị và máy nhằm bảo đảm cho nó đủ cứng trong điều kiện làm việc.Có nhiều khi vì không đủ cứng nên máy cũng không đảm bảo yêu cầu làm việc.Thí dụ như đĩa tháp tinh luyện không đủ cứng sẽ có độ võng quá lớn, như vậy nước ở giữa đĩa nhiều, khi sẽ đi xung quanh và yêu cầu công nghệ không bảo đảm, dẫn đến hiệu suất chuyển khối giảm đi nhiều

 Tính dài lâu : Thời hạn sử dụng của máy ly tâm thường được thiết kế là 10 – 12

năm nhưng thực tế đã được lâu hơn Riêng thiết bị áp suất cao do đắt, khó chế tạo

và thường chỉ cải tiến cơ cấu bên trong nên hạn sử dụng là 20 – 25 năm Thời hạn

sử dụng của thiết bị hoá chất được quyết định chủ yếu bởi vận tốc ăn mòn hoá học Không nên thiết kế với thời gian sử dụng lâu quá, vì thiết bị dễ bị lạc hậu không đáp ứng được những yêu cầu mới của sản xuất

 Tính an toàn : Người là vốn quý nhất, do đó để bảo đảm an toàn cho người và

sản xuất thì người thiết kế cần phải thực hiện mọi biện pháp để trong mọi trường hợp đều bảo đảm an toàn Mấy năm gần đây trong máy và thiết bị hoá chất thường dung các cơ cấu phức hợp để thực hiện nhiệm vụ này Thông thường thì người ta phải trang bị các bộ phận giữ an toàn cho thiết bị như van an toàn, màng

an toàn, bao chắn an toàn v.v…

Trang 29

2.2.2 Tính năng công nghệ chế tạo của máy và thiết bị

Cấu tạo các chi tiết của máy và thiết bị phải sao cho có tính công nghệ, nghĩa là dễ chế tạo, cấu tạo phải đơn giản, gọn nhẹ, đồng thời ít dung vật liệu quý và đắt hoặc khó tìm

Đối với các chi tiết đúc phải dễ đúc (dễ làm khuôn, lõi và đúc không rỗ, không nứt) Đối với các chi tiết cần gia công cơ khí, phải tránh những nguyên công phức tạp, cố giảm bớt số nguyên công và lượng gia công v.v…

2.2.3 Tính năng vận hành

Để bảo đảm tính năng này máy và thiết bị cần đạt những yêu cầu sau :

 Dễ điều khiển (động tác điều khiển đơn giản, nhẹ nhàng, các dụng cụ đo kiểm tra đặt đúng tầm thước và tập trung vào những cụm nhất định v.v…), làm việc ổn định và liên tục

 Khi cần sửa chữa thì tháo lắp nhanh chóng, dễ thay thế bằng các chi tiết đã được tiêu chuẩn hoá

 Khi làm việc không gây rung động ồn ào

 Cần ít người trông nom điều khiển

 Tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị, không có khả năng gây hỏng bất ngờ,

có những bộ phận đề phòng sơ ý, quá tải hoặc dao động quá mạnh

 Có tính năng kiểm tra, xem xét và thử thiết bị

tố chủ yếu, châm chước những mặt thứ yếu, thông nhất các mâu thuẫn để tìm ra phương án thích hợp nhất Ngày nay với phương pháp tiếp cận hệ thống, người ta có thể lập được những mô hình toán học cho hệ máy và thiết bị được thiết kế, sau đó tác dụng các thuật toán tối ưu lên mô hình đó để tìm giải pháp tối ưu

Trang 30

2.4 THÔNG SỐ VÀ CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ

Các chỉ số Năng suất

Độ ẩm của muối Hành trình kép của piston Đường kính trong roto Công suất động cơ Công suất bơm

Số vòng quay Kích thước cơ bản (L × W × H)

Khối lượng

1 tấn/h (1000 kg )

5 % (30-45)60-80 htk/phút

400 mm

10 kw 4,5 kw

2.5.1 Phương án 1:Máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng dao

Đây là máy ly tâm hoạt động gián đoạn, nhưng các thao tác nhập liệu, tháo bã đều được tự động hoá nên thời gian làm việc một chu kì ngắn hơn so với các loại thao tác bằng tay Máy dùng để ly tâm lọc các loại huyền phù thô, trung bình và sử dụng để ly tâm lắng các loại huyền phù khó lọc như (NH4)2SO4; Na2CO3…

Trang 31

1 2 3 4 5

9 8

7 6

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng dao

1 Cơ cấu truyền động 7 Pittong

2 Trục truyền động 8 Cửa tháo nước lọc

4 Roto 10 Ống nạp huyền phù

5 Dao tháo bã 11 Bệ tháo bã rắn

6 Xy lanh

Nguyên tắc làm việc: khi làm việc huyền phù được đưa vào roto qua một van tự

động, khi đạt mức yêu cầu van sẽ đóng lại Quá trình ly tâm sẽ xảy ra sau đó.Kho lớp bã trong roto đạt đến chiều dày quy định thì dao cạo bã sẽ được nâng lên nhờ hệ thống xi lanh-pitông thủy lực, bã sẽ được cạo rơi xuống máng hứng phía dưới.Khi quá trình cạo bã kết thúc, dao cạo bã sẽ được hạ xuống vị trí thấp nhất và van tự động lại mở ra để huyền phù chảy vào roto, quá trình ly tâm lặp lại

Thời gian thao tác của máy như sau: nạp liệu 0,5 ÷ 2,5 phút, ly tâm: 0,4 ÷ 0,5 phút; tháo bã: 0,7 ÷ 5 phút

Ưu điểm :

 Tiết kiệm được năng lượng do không phải ngừng máy khi tháo bã

 Năng suất cao do thời gian thao tác ngắn

Nhược điểm :

 Là bị hạn chế về chiều dài của roto

 Bã bị nghiền nát và khó thay vải lọc

Trang 32

2.5.2 Phương án 2:Máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng vít tải

Máy dùng để ly tâm huyền phù có nồng độ pha rắn từ 1 ÷ 40% (thể tích), có kích thước hạt lớn hơn 5µm và hiệu số khối lượng riêng giữa pha rắn và pha lỏng lớn hơn 0,2 kg/dm³ Ngoài ra máy còn dùng để phân loại pha rắn có kích thước lớn

1

7 6

3

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý của máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng vít tải

1 Cơ cấu truyền động 6 Ống nạp huyền phù

2 Ổ đỡ 7 Cửa tháo nước lọc

3 Cửa tháo bã 8 Thùng đựng bã

5 Vít tải 10 Thùng đựng nước lọc

Nguyên lý làm việc: roto và vít tải được gắn đồng trục, quay cùng hướng nhưng với

vận tốc khác nhau Khi đó bã tạo được sẽ bị vít tải đẩy chuyển động dọc theo bề mặt rôt Roto được gắn trên hai ổ đỡ và được truyền động bằng động cơ qua bộ truyền động đai Vít tải được đặt phía trong roto và được truyền động qua hệ thống bánh răng hành tinh Bọc phía ngoài roto là vỏ máy, phía dưới có các lỗ tháo bã và nước lọc Huyền phù theo ống dẫn được đưa vào tâm trục vít tải (trục rỗng), sau đó theo các lỗ đục dọc trục chảy vào roto Dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ xảy ra quá trình phân ly: pha rắn sẽ lắng ở thành roto và bị

Trang 33

vít tải đẩy di chuyển tới phần côn của rôto đi ra ngoài; nước lọc sẽ chảy ra ngược chiều với phần bã và đi qua lỗ tháo

 Bã bị vụn nát, nước trong còn lẫn nhiều hạt rắn

 Máy làm việc nặng nề, ồn ào

 Độ ẩm của bã cao

 Cấu tạo phức tạp

2.5.3 Phương án 3:Máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng piston

Loại máy này thường sử dụng để ly tâm các loại huyền phù đặc có hàm lượng pha rắn từ 20% (thể tích trở lên); kích thước pha rắn từ 100µm trở lên.Đặc biệt máy tỏ ra rất hiệu quả khi ly tâm các huyền phù có nồng độ pha rắn trong khoảng 40 ÷ 50%

Trang 34

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý của máy ly tâm nằm ngang tháo bã bằng piston

1 Bơm thủy lực 10 Roto ngoài

2 Van phân phối 11 Ống nạp huyền phù

3 Xy lanh thủy lực 12 Động cơ

Nguyên tắc làm việc : Huyền phù được đưa vào tâm máy qua thiết bị nhập liệu hình

côn.Phần bã tạo được trên thành rôto sẽ được piston đẩy ra ngoài khi thực hiện chuyển động tịnh tiến nhờ xi lanh thủy lực Máy có thể cấu tạo một bậc hay nhiều bậc Trong trường hợp máy ly tâm nhiều bậc, thì roto của máy là những hình trụ ngắn được xếp so le đồng trục; khi

đó roto chuyển động tịnh tiến qua lại sẽ làm chức năng piston đẩy cho roto bên ngoài kế tiếp

 Vận hành bền bỉ, tin cậy, ít gây rung động

 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thấp

Nhược điểm :

 Cấu tạo phức tạp

 Lưới lọc mau bị mòn do ma sát nhiều với piston

2.6 SO SÁNH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Trang 35

Loại máy Ưu điểm Nhược điểm

Máy ly tâm nằm ngang

tháo bã bằng dao

 Tiết kiệm được năng lượng do không phải ngừng máy khi tháo

 Năng suất cao do thời gian tháo bã ngắn

 Là bị hạn chế về chiều dài của roto

 Bã bị nghiền nát và khó thay vải lọc

Máy ly tâm nằm ngang

tháo bã bằng vít tải

 Năng suất lớn, kích thước nhỏ

 Không sử dụng lưới lọc, do đó sử dụng bền

 Dùng để ly tâm được loại huyền phù mìn có nồng độ khác nhau

 Tốn nhiều năng lượng

để tháo bã

 Tổn thất trong hộp số

vi sai lớn

 Bã bị vụn nát, nước trong còn lẫn nhiều hạt rắn

 Năng suất cao và hoạt động ổn định

 Hoạt động liên tục

 Năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm nhỏ

 Độ ẩm của bã lọc nhỏ

 Khả năng rửa hiệu quả cao

 Ít gây tác động đến

 Vận hành bền bỉ, tin cậy, ít gây rung động

 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thấp

 Cấu tạo phức tạp

 Lưới lọc mau bị mòn

do ma sát nhiều với piston

Bảng 2.2 bảng so sánh các phương án Quan các phương án đưa ra em chọn phương án :

Trang 36

Máy ly tâm liên tục tháo bã bằng piston

làm đề tài khai triển làm luận văn

Đây là một dạng máy đặc ,và là đề tài cũ máy có các yếu tố làm việc ưu điển như :

 Liên tục : máy làm việc không cần ngừng khi hoạt động mà,thời gian cho việc chuẩn bị máy dừng máy và kiểm tra ít

 Năng suất cao : do có cơ cấu đẩy bã liên tục nhờ một cơ cấu xi lanh piston lồng trục và bộ phận điều khiển thủy lực được lắp đặt riêng biệt nên điều khiển cũng riêng phần

và cho máy hoạt động mau lẹ quá trình đẩy bã mà không ùn tắc bã muối trên thành roto

 Cho độ ẩm muối thu được sau khi ly tâm thấp khoảng 5%

 Muối thu được độ tinh khiết ,sạch sẽ và được them chất gia vị cần thiết trong quá trình ly tâm

Trang 37

CHƯƠNG III TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

Trang 39

3.2 Tính toán các thông số cơ bản của máy

3.2.1 Kích thước thùng ly tâm

Năng suất máy ly tâm tháo bã bằng pittong được xác định theo công thức sau :

Q = K Fr2,12 F h [3] (3.1) Trong đó :

F = 2π Rtb L Trong đó : Rtb - là bán kính trung bình của dòng huyền phù trong thùng ly tâm (roto)

Rtb=1

2 (R1+ R2)

 R1 – là bán kính trong của lớp huyền phù trong roto

 R2 – là bán kính trong của roto

 L – là chiều dài của roto Chiều dày của lớp bã h hiện nay chưa được xác định, do đó nên lấy theo trường hợp

xấu nhất :

Rtb = R1

Vậy diện tích bề mặt lọc trong trường hợp xấu nhất là :

F = 2πR1L Chiều dày lớp bã :

Trang 40

h = R2− R1Chiều dài của roto :

L = (1,0 ÷ 1,4)R

R2 = (0,8 ÷ 0,9)R Chọn L = 1,5 R2

R – là bán kính ngoài của roto

Tính toán bề dày h cho phép của bã

Lực ma sát giữa bã và thành roto P1

P1= 2πR2Lp1ƒ[3] (3.2) Lực đẩy bã P2

P1 = 2πRtbh p2[3] (3.3) Trong đó : p1 – áp suất ly tâm do khối bã tác dụng lên thành roto

p2−áp suất do piston tác dụng lên bã

Ngày đăng: 26/03/2016, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cơ sở thiết kế máy ,tác giả Nguyễn Hữu Lộc ,NXB Đại học quốc gia TPHCM ,2004 2. Tính toán máy và thiết bị hóa chất, Nguyễn Minh Tuyển ,NXB khoa học kỹ thuật,1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kế máy" ,tác giả Nguyễn Hữu Lộc ,NXB Đại học quốc gia TPHCM ,2004 2. "Tính toán máy và thiết bị hóa chất
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TPHCM
3. Các máy lắng lọc và ly tâm ,Nguyễn Mih Tuyển – Nguyễn Đình Phan – Hà Thị An ,NXB Khoa học kỹ thuật ,1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các máy lắng lọc và ly tâm
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
4. Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thưc phẩm, Nguyễn Văn Lục – Trần Hùng Dũng – Vũ Bá Minh – Hoàng Minh Nam,NXB đại học quôc gia TPHCM ,2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thưc phẩm
Nhà XB: NXB đại học quôc gia TPHCM
5. Giáo trình cơ sở tính toán các máy hóa chất và thực phẩm, Hồ Lê Viên NXB Đại học bách khoa Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ sở tính toán các máy hóa chất và thực phẩm
Nhà XB: NXB Đại học bách khoa Hà Nội
6. Thiết kế tính toán các chi tiết tiết thiết bị hóa chất, Hồ Lê Viên,NXB khoa học kỹ thuật,1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế tính toán các chi tiết tiết thiết bị hóa chất
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật
7. Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm ,Xokolov A. La – Nguyễn Trọng Thể - Nguyễn Như Trung,NXB Khoa học kỹ thuật ,1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
8. Máy và thiết bị sản xuất hóa chất,Trenobưnxki AGBonda, NXB Khoa hoc kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy và thiết bị sản xuất hóa chất
Nhà XB: NXB Khoa hoc kỹ thuật
10. Truyền dẫn thủy lực trong chế tạo máy,các tác giả Trần Doãn Đỉnh – Nguyễn Ngọc Lê – Phạm Xuân Mão – Nguyễn Thế Thưởng – Đỗ Văn Thi – Hà Văn Vui, NXB khoa học kỹ thuật 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền dẫn thủy lực trong chế tạo máy
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật 2002
11. Cơ lưu chất ,tác giả Nguyễn Thị Bé Bảy ,NXB Đại học quốc giatphcm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ lưu chất
Nhà XB: NXB Đại học quốc giatphcm 2003
12. Dung sai và lắp nghép.tac giã Ninh Đức Tốn NXB giáo dục 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dung sai và lắp nghép
Nhà XB: NXB giáo dục 2006
13. Sổ tay công nghệ chế tạo máy ,tập 1,2,3, NXB khoa học kỹ thuật ,2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay công nghệ chế tạo máy
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật
14. Tính toán hệ dẫn động cơ khí, Trịnh Chất – Lê Văn Uyển , tập 1,2 NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán hệ dẫn động cơ khí
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, Nguyễn Ngọc Phương – Huỳnh Nguyễn Hoàng ,NXB Giáo dục ,2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống điều khiển bằng thủy lực
Nhà XB: NXB Giáo dục
16. Sức bền vật liệu ,Trần Kiến Quốc - Nguyễn Thị Hiền Lương – Bùi Công Thành – Lê Hoàng Tuấn – Trần Tấn Quốc,NXB đại học quốc gia TPHCM ,2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức bền vật liệu
Nhà XB: NXB đại học quốc gia TPHCM
17. Thiết kế chế tạo máy ly tâm, của công ty Ferrrun Inc Centrifuge Technology Phầm mềm hỗ trợ thiết kế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế chế tạo máy ly tâm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w