1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng hợp trả lời hóa sinh lâm sàng

28 894 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 80,58 KB

Nội dung

*Trung tâm dị lập thể là nơi tiếp nhận yếu tố dị lập thể, điều hòa hoạt động xúc - E được hoạt hóa - Ái lực E-S tăng - Cấu hình E thay đổi theo hướng có hại - E bị ức chế - Ái lực E-S g

Trang 1

Câu 1: Trình bày về enzym: bản chất cấu tạo, trung tâm và cơ chế hoạt động, trung tâm

dị lập thể, các dạng phân tử (isoenzym), đơn vị hoạt độ enzym

Trả lời:

*Enzym là những chất xúc tác sinh học đặc biệt của cơ thể sống, có bản chất là protein

Có tác dụng xác tác cho hầu hết phản ứng hóa sinh của cơ thể sống

*Trung tâm và cơ chế hoạt động

- Trung tâm hoạt động là vùng đặc biệt của E có tác dụng gắn với cơ chất để xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm

- Mỗi E có thể có 1, 2 hay nhiều trung tâm hoạt động

- Trung tâm hoạt động gồm những nhóm hóa học và nhứng liên kết hoặc:

+ Tiếp xúc trực tiếp với cơ chất

+ Không tiếp xúc trực tiếp nhưng có chức năng trực tiếp trong quá trình xúc tác

- Trung tâm hoạt động thường bao gồm các acidamin có các nhóm chưcs hóa học có hoạt tính cao như: +Serin -> nhóm –OH

+Cystein -> nhóm –SH+Glutamic -> nhóm ȣ-COO-+Lysin -> nhóm Ɛ-NH3+

+ Thuyết “mô hình cảm ứng không gian” Trung tâm hoạt động của E có tính mềm dẻo và linh hoạt, có thể biến đổi về cấu hình không gian trong quá trình tương tác với cơ chất S sao cho phù hợp với cấu hình không gian của cơ chất để có thể tạo thành phức hợp ES => tính đặc hiệu tương đối của E

*Trung tâm dị lập thể là nơi tiếp nhận yếu tố dị lập thể, điều hòa hoạt động xúc

- E được hoạt hóa

- Ái lực E-S tăng

- Cấu hình E thay đổi theo hướng

có hại

- E bị ức chế

- Ái lực E-S giảm

- Giảm tốc độ phản ứngNhững chất ức chế DLT thường đứng sau cơ chất trong chuỗi

Trang 2

- Những chất hoạt hóa DLT thường đứng trước cơ chất trong chuỗi phản ứng

phản ứng hoặc là sản phẩm cuối cùng của chuỗi phản ứng

*Các dạng phân tử (isoenzym): Trong cùng một loài, ở cùng một cơ thể có những E tuy

cùng xúc tác 1 loại phản ứng nhưng tồn tại dưới dạng phân tử khác nhau Các dạng phân

tử khác nhau của cùng 1 E gọi là isoenzym hay isozym

VD: E lactat dehydrogenase (LDH) có 4 tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị là một chuỗi

polypeptid thuộc một trong 2 loại: chuỗi có nguồn gốc tim (H) và chuỗi có nguồn gốc cơ (M)

 Từ sự tổ hợp của 2 loại chuỗi trên mà có 5 dạng isoenzym của LDH: LDH1:

HHHH, LDH2: HHHM, LDH3: HHMM, LDH4: HMMM, LDH5: MMMM Các isoezym có hằng số Km và tốc độ phản ứng tối đa khác nhau

*Đơn vị đo hoạt độ E

Người ta không thể đo trực tiếp lượng E tuyệt đối trong huyết tương

- Đơn vị quốc tế của E (U/L) là lượng E làm biến đổi 1µmol cơ chất trong một phút

ở các điều kiện xác định về PH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất và các chất hoạt hóa

- Đơn vị Katal (Kat) là lượng E xúc tác làm biến đổi một mol cơ chất trong một giây, 1U/L = 60µKat

- Hoạt độ E có thể được xác định theo 2 cách sau:

+ Đo 2 điểm: “trước và sau phản ứng”

+Đo liên tục: “đo động học E” Các Coenzym dạng khử (NADH, NADPH) hấp thu nhanh ở bước sóng 340nm, trong khi dạng oxy hóa của chúng (NAD+,

NADP+) không hấp thu ở bước sóng này

Câu 2: Trình bày nguồn gốc tế bào và ý nghĩa lâm sàng của các enzym thường dùng

trong lâm sàng

Trả lời:

Một số enzym thường được sử dụng trong lâm sàng:

1. AST (Aspartate transaminase)

Nguồn gốc tế bào: Phân bố rộng rãi trong các mô của gan, tim, cơ

Ý nghĩa lâm sàng: hoạt độ AST tăng gặp trong các trường hợp : NMCT, bệnh nhu mô

gan, bệnh cơ xương, thiếu oxi mô…

2. ALT (Alanine transaminase)

Nguồn gốc tế bào: Phân bố rộng rãi trong các mô, nhiều ở gan, còn các nơi khác nồng độ

ALT thấp hơn AST

Ý nghĩa lâm sàng: Tăng gặp trong các trường hợp bệnh gan: viêm gan cấp, viêm gan

mạn, hoại tử gan, tắc mật…

Trang 3

3. ALP (Alkaline photphatase)

Nguồn gốc tế bào: nồng độ cao ở gan, xương, nhau thai và biểu mô ruột.

Ý nghĩa lâm sàng: Tăng chủ yếu gặp trong :

- Bệnh xương: loãng xương, còi xương, u xương, gẫy xương đang hàn gắn, viêm tủy

xương

- Bệnh gan: tắc mật, xơ gan, viêm gan.

4. GLDH (Glutamate dehydrogenase)

Nguồn gốc tế bào: có trong ty thể ở tất cả các mô Tuy nhiên, sự tăng enzym này trong

huyết tương chỉ xuất hiện khi hoại tử tế bào gan

Ý nghĩa lâm sàng: Tăng trong :

- Hoại tử tế bào gan do thiếu oxi mô.

- Tổn thương gan do nhiễm độc.

GLDH không tăng trong viêm gan nói chung, Ví dụ viêm gan do virus

5. GGT (Gamma glutamyl transferase)

Nguồn gốc tế bào: nồng độ cao trong gan, thận và tụy GGT có giá trị trong tắc mật,

GGT có thể tăng trước ALP

Ý nghĩa lâm sàng: Tăng chủ yếu gặp trong:

- Bệnh gan : bệnh gan do rượu, tắc mật, viêm gan cấp, mạn, xơ gan…

- Viêm tụy

- Suy tim do tắc nghẽn.

6. ChE (Cholinesterase)

Nguồn gốc tế bào: Được tiết bởi gan vào máu và hoạt độ enzym này trong huyết tương

thấp trong trường hợp rối loạn chức năng gan mạn tính

Ý nghĩa lâm sàng: Hoạt độ ChE giảm trong:

- Bệnh gan mạn tính( do suy giảm chức năng tổng hợp enzym)

- Ngộ độc hóa chất trừ sâu photpho hữu cơ hoặc carbamat.

7. CK (Creatine kinase)

Nguồn gốc tế bào: phân tử CK là một dimer, gồm 2 monomer là M và B, tạo nên 3

isoenzym là CK – MM (cơ vân), CK- MB (cơ tim), CK-BB (não và cơ trơn của phổi).

Ý nghĩa lâm sàng: Hoạt độ CK huyết tuơng tăng chủ yếu trong các bệnh tim và cơ:

NMCT, cơn myoglobin cơ niệu kịch phát, sốt cao ác tính, sau phẫu thuật, chấn thương

cơ, luyện tập nặng, chứng co giật, viêm cơ, loạn dưỡng cơ

8. LDH ( Lactate dehydrogenase)

Nguồn gốc tế bào: tim, hồng cầu, cơ xương, gan.

Được cấu tạo gồm 4 chuỗi peptid, 2 chuỗi H (heart) , 2 chuỗi M (muscle), tạo nên 5 loại LDH1,2,3,4,5 LDH1 chủ yếu ở cơ tim và hồng cầu, LDH5 có trong cơ xương và gan

Trang 4

Ý nghĩa lâm sàng: Hoạt độ LDH tăng chủ yếu gặp trong : tổn thương cấp của gan, cơ

xương, thận, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, tan huyết

9. alpha HBDH ( alpha hydroxyl butyrate dehydrogenase= isoenzym LDH1)

Nguồn gốc tế bào: cơ tim, hồng cầu, thận

Ý nghĩa lâm sàng: Tăng chủ yếu trong: NMCT, tắc nghẽn phổi, cơn tan máu ở bệnh

hồng cầu liềm

10. Hoạt độ ACP huyết tương (acid photphatse)

Nguồn gốc tế bào: gồm 1 nhóm các enzym có tác dụng thủy phân các este photphate một

cách tối ưu ở pH < 7.0

Các enzym này có nhiều ở gan, lách, tủy xương, tuyến tiền liệt, hồng cầu và tiểu cầu.

Ý nghĩa lâm sàng: Hoạt độ tăng chủ yếu trong các trường hợp:

- U tuyến tiền liệt : tăng 20% khi u chưa di căn và tăng lên 80% khi u đã di căn, ACP

được coi như là một dấu ấn ung thư của ung thư tuyến tiền liệt

- Viêm tuyến tiền liệt

- Đôi khi tăng trong phì đại tuyến tiền liệt lành tính.

11. Hoạt độ amylase trong huyết tương hoặc trong nước tiểu

Nguồn gốc tế bào: alpha amylase có nhiều ở tuyến nước bọt và tụy ngoại tiết.

Ý nghĩa lâm sàng: Hoạt độ alpha amylase tăng trong :

- Bệnh tụy: viêm tụy cấp, mạn, biến chứng tuy, chấn thương tụy, K tụy…

- Các rối loạn không do tụy: loét thủng hoành tá tràng, viêm ruột thừa, thủng dạ dày…

- Shock do bỏng , chấn thương

- Suy thận giảm niệu cấp, nhiễm cetonic do đái tháo đường,

- Viêm tuyến nước bọt, quai bị

- Sau mổ

- Nhiễm độc rượu cấp, sử dụng morphine, nghiện heroin

12. Hoạt độ lypase huyết tương

Nguồn gốc tế bào: có nhiều trong tụy, có một ít trong dạ dày, tá tràng, gan và lưỡi.

Ý nghĩa lâm sàng: Hoạt độ Lypase tăng chủ yếu trong:

- Bệnh tụy : viêm tụy cấp, mạn, tắc ống tụy, các bệnh ở ổ bụng liên quan đến tụy.

Sử dụng xét nghiệm lypase tốt hơn khi kết hợp đo với hoạt độ alpha amylase

Trang 5

Câu 3 Trình bày các xét nghiệm chẩn đoán và quản lý theo dõi bệnh Đái Tháo Đường.

Trả lời:

I. Các xét nghiệm chẩn đoán:

1. Xét nghiệm Glucose máu lúc đói

- Bệnh nhận cần nhịn ăn, nhịn uống (trừ nước) từ 10 đến 16 giờ trước khi lấy máu

- Nồng độ glucose máu tĩnh mạch thấp hơn mao mạch

- Nồng độ glucose máu toàn phần thấp hơn huyết tương

- Nồng độ glucose huyết tương khi đói:

o Bình Thường là < 6,1 mmol/L, mức khuyến cáo mới là <5.6mmol/L

o Nếu ≥ 7,0 mmol/L ở 2 lần khác nhau là Đái tháo đường

o Nếu <7,0 mmol/L là giảm dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT)

o Nếu ≥ 6,1 và <7,0 mmol/L là giảm dung nạp glucose khi đói (impaired

fasting glucose: IFG).

2. Glucose máu ngẫu nhiên (Random glucose)

- Nồng độ glucose ở mẫu máu ngẫu nhiên (không phải khi đói) >11,1mmol/L (> 200mg/dL) ở huyết tương tĩnh mạch là dấu hiệu ĐTĐ

- Nếu trị số < 11,1 mmol/l cần thiết phải làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống

3. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống OGTT (oral glucose tolerance test)

Chỉ định: Glucose máu lúc đói 5.6- 6.9 mmol/L hoặc glucose máu bất kỳ 5.6- 11.0

mmol/L

- Bệnh nhân phải ăn trên 250g carbohydrat/ ngày trong 3 ngày trước khi làm

nghiệm pháp và không được sử dụng bất kỳ thuốc gì ảnh hưởng đến chuyển hoá 4 ngày trước khi làm nghiệm pháp

- Bệnh nhân phải nhin đói từ 8 đến 14 giờ trước khi làm nghiệm pháp (được phép uống nước)

- Một mẫu nước tiểu cần được lấy khi đói để tìm glucose và thể ceton (nếu kết quả đều dương tính thì không cần làm nghiệm pháp nữa)

- Lấy một mẫu máu tĩnh mạch để định lượng glucose huyết tương khi đói trước khi thực hiện nghiệm pháp (thời điểm 0)

- Cho bệnh nhân uống 75g glucose, sau đó nghỉ ở tư thế ngồi trong quá trình thực hiện nghiệm pháp

Đánh giá:

- G máu sau 2h làm nghiệm pháp <7.8 mmol/L: Bình Thường

- G máu sau 2h làm nghiệm pháp 7.8 mmol/L 11.1 mmol/L: Giảm dung nạp G

- G máu sau 2h làm nghiệm pháp >= 11.1 mmol/L: Đái tháo đường

4. Xét nghiệm Glucose niệu

Trang 6

- Ngưỡng tái hấp thu glucose của thận là 170mg/dL

- Nếu đường huyết vượt quá ngưỡng, glucose có thể xuất hiện trong nước tiểu

- Ở người bình thường glucose niệu khoảng 0,5mmol /24 giờ, xét nghiệm thông thường không phát hiện được

- G niệu là (+) khi nồng độ >200mmol/24h

- Độ nhạy của xét nghiệm glucose niệu không cao, có thể tăng độ nhạy bằng cách lấy nước tiểu sau khi ăn

B Chẩn đoán phân biệt ĐTĐ tuyp 1 và tuyp 2

1 Định lượng insulin

- Định lượng insulin có ý nghĩa lớn không những trong việc chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 mà cả đối với những người béo bệu và những bệnh nhân có u tuyến tuỵ

- Insulin: tế bào β của tiểu đảo tụy sản xuất

- Giảm nồng độ G máu  thiếu hụt hay giảm nồng độ insulin ở mô đích  tăng nồng độ G máu

- Ở người bình thường, khi đói nồng độ insulin huyết tương khoảng 20 -30 µU/mL

- ĐTĐ tuyp 1: nồng độ insulin giảm rõ rệt

- ĐTĐ tuyp 2: nồng độ insulin bình thường hoặc tăng nhẹ (giai đoạn kháng insulin

 giai đoạn sau khả năng sản xuất của tụy không đáp ứng đủ nhu cầu  nồng độ insulin máu giảm

- Người béo phì, khi đói nồng độ insulin huyết tương trên 30 µU/mL Bệnh nhân ĐTĐ thể "béo", nồng độ insulin hoặc cao như người béo bệu hoặc gần bình

thường

2 Định lượng peptid C trong máu

- Pep tid C là sản phẩm thoái hoá của proinsulin Lượng peptid C tỷ lệ thuận với insulin do tuỵ bài tiết Ở những bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin, việc định lượng peptid C cho biết lượng insulin trong máu là nội sinh hay ngoại sinh, cũng

có nghĩa là đánh giá hoạt động của tiểu đảo Langerhans

- Định lượng peptid C, cũng như insulin, có tác dụng phân biệt giữa ĐTĐ typ 1 và typ 2 Định lượng peptid C thực hiện lúc đói, sau bữa ăn chuẩn, hoặc sau kích thích bằng glucagon, đều có giá trị đánh giá chức năng tế bào tuỵ nội tiết

- Nghiệm pháp Glucagon: Tiêm tĩnh mạch 1mg glucagon khi đói, sau 6 phút lấy máu định lượng peptid C, nếu peptid C dưới 0,32 nmol/L, có thể chẩn đoán ĐTĐ typ 1 với độ đặc hiệu 90%, nếu nồng độ peptid C lớn hơn 1,1nmol/L cho phép chẩn đoán ĐTĐ typ2

C Các xét nghiệm quản lý, theo dõi ĐTĐ

1 Fructosamin trong huyết tương

- Fructosamin là sản phẩm glycosyl hoá albumin bởi glucosse không cần enzym Vì thời gian bán huỷ (half-life) của albumin là khoảng 20 ngày nên nồng độ

fructosamin phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 2 - 3 tuần trước đó

Trang 7

- Nồng độ fructosamin thường gặp ở người bình thường là <285mol/L, ở bệnh nhân ĐTĐ nồng độ fructosamin tăng tương ứng với nồng độ glucose trong máu.

- Nồng độ fructosamin trong máu có ý nghĩa:

o Đánh giá hồi cứu nồng độ glucose trong máu trong thời gian trước đó

khoảng 2 - 3 tuần

o Đánh giá kết quả tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ

o So với xét nghiệm xác định tỷ lệ HbA1c thì fructosamin thăm dò kết quả điều trị được sớm hơn

2 Xác định tỷ lệ HbA1c

- HbA1c được tạo thành do phản ứng glycosyl hoá Hb không cần enzym

- Vì đời sống hồng cầu là 120 ngày nên thời gian bán huỷ (half-life) của HbA1c là khoảng 60 ngày (2 tháng) Vì vậy, Tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 2 - 3 tháng trước đó

- Ở người bình thường tỷ lệ HbA1c là khoảng 4 - 6%, ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ

HbA1c tăng

- Tỷ lệ HbA1c có ý nghĩa:

o Đánh giá nồng độ glucose trước đó 2 - 3 tháng

o Đánh giá tác dụng điều trị trong vòng 1 - 2 tháng

o Dự báo trước hậu quả thai sản

o Dự báo trước nguy cơ biến chứng (Kết quả sẽ sai lệch nếu bệnh nhân có bệnh Hb bất thường như HbE, HbF, HbS, HbC hoặc thiếu máu)

3 Một số xét nghiệm khác:

- Lipid máu: ĐTĐ kèm rối loạn chuyển hóa lipid  dùng để theo dõi tiên lượng

- Microalbumin niệu:

o Bình thường không có albumin trong nước tiểu

o Trong ĐTĐ có tổn thương cầu thận  có albumin trong nước tiểu

o Phát hiện sớm các biến chứng vi mạch trong ĐTĐ

Câu 4: Trình bày các dạng lipoprotein huyết thanh, chuyển hóa lipoprotein huyết thanh.

Trang 8

 Phân loại bằng phương pháp siêu ly tâm:

4.1 Các dạng lipoprotein huyết thanh

Bằng phương pháp siêu ly tâm, lipoprotein huyết tương được phân chia dựa trên tỷ trọng của chúng theo siêu ly tâm phân đoạn Độ lắng của các loại lipoprotein khi siêu ly tâm tỷ lệ nghịch với trữ lượng lipid

Chylomycron:

‐ Kích thước lớn nhất

‐ Thành phần:

• Hàm lượng triglycerid cao (85% - 88%)

• Apoprotein chủ yếu: apoB-48, apoE, apoC-II, apoA

‐ Nguồn gốc: chỉ được tổng hợp ở lưới nội sinh chất tế bào niêm mạc ruột

‐ Tồn tại: Chỉ có mặt thời gian ngắn ở huyết tương sau ăn→huyết tương có màu đục Biến mất sau vài giờ→htương khi đói phải trong

‐ Chức năng: vận chuyển triglycerid ngoại sinh (thức ăn) từ ruột tới gan

‐ Chuyển hóa: trong mao mach và gan

• apoC-II hoạt hóa lipoprotein lipase trong mao mạch mô mỡ giải phóng acid béo tự

do

• Phần còn lại (cholesterol, apoE, apoB-48) tới gan thoái hóa trong lysosom

‐ Thành phần: Apoprotein chủ yếu: apoB-100, apoC-I, apoC-II, apoC-III và apo-E

‐ Nguồn gốc: được tạo thành ở TB gan

‐ Chức năng: vận chuyển triglycerid nội sinh vào hệ tuần hoàn

‐ Chuyển hóa: tại mô mỡ

• apoC-II hoạt hóa lipoprotein lipase giải phóng acid béo tự do

• Phần còn tiếp tục thoái hóa trong lysosom

‐ Có tỷ trọng trung gian giữa LDL và VLDL

‐ Thành phần: Apoprotein chủ yếu: apoB-100, apoE

‐ Tồn tại: có trong máu tuần hoàn với số lượng nhỏ, nhưng có thể tích lũy khi có rối loạn bệnh lý về chuyển hóa của lipoprotein

‐ Chức năng: là dạng chuyển tiếp trung gian giữa LDL và VLDL

‐ Chuyển hóa: trong máu

Trang 9

• VLDL giải phóng triglycerid, nhận thêm cholesterol este và mất apoC sẽ chuyển thành IDL

• IDL nhanh chóng thoái hóa thành LDL

‐ Thành phần:

• Rất giàu cholesterol và cholesterol este

• Apoprotein : apoB-100

‐ Nguồn gốc: NỘI SINH

‐ Chức năng: vận chuyển cholesterol cho các mô→LDL-Cholesterol đc coi là Cholesterol “xấu” vì nó tham gia vào sự phát triển các mảng xơ vữa động mạch ở thành của động mạch

‐ Chuyển hóa: trong máu

• Sản phẩm thoái hóa của VLDL

‐ Kích thước nhỏ nhất

‐ Thành phần:

• Giàu protein (45%)

• Apoprotein chủ yếu: apoA-I, apoC, apoE

‐ Nguồn gốc: gan, ruột non (NỘI SINH)

‐ Chức năng: vận chuyển cholesterol ở mô ngoại vi về gan→HDL- Cholesterol đc coi

là Cholesterol “tốt” vì bảo vệ thành mạch, giảm xơ vữa động mạch

‐ Chuyển hóa:

• HDL mới sinh hình đĩa, chuyển thành HDL-3→HDL-2 nhờ LCAT

• Trở về gan: thoái hóa thành acid mật

4.2 Chuyển hóa lipoprotein huyết thanh

Có 4 con đường chính trong chuyển hóa lipoprotein huyết thanh:

‐ Con đường hấp thụ

‐ Con đường ngoại sinh

‐ Con đường nội sinh

‐ Con đường vận chuyển Cholesterol (Ch) ngược

Trang 10

‐ Các sản phẩm khác sau khi được hấp thụ vào tế bào niêm mạc ruột lại được ester hóa trở lại thành Tri và Ch ester=> đóng gói trong Chylomicron

‐ Hấp thụ Tri đạt hiệu suất rất cao: >90%, ngược lại với hấp thụ Ch

‐ Hệ thống các chất vận chuyển: ABCG5 và ABCG8 ngăn ngừa hấp thu quá mức Ch

và sterol thực vật=> bệnh lý sitosterolemia(↑),bệnh lý xơ cứng mạch nếu khiếm khuyết hệ thống này

4.2.2 Con đường ngoại sinh

‐ Trong TB niêm mạc ruột, Triglycerid và Cholesterol từ TĂ được hợp nhất trong lõi Chylomicron, bọc ngoài là phospholipid, apo B48, apo A

‐ Chylomicron tiết vào mạch nhũ chấp ruột non, vận chuyển qua tuần hoàn ống ngực vào máu

‐ Chylomicron lấy apo C và apo E từ HDL

‐ Chylomicron vận chuyển Triglycerid ngoại sinh từ ruột tới gan

‐ Apo CII hoạt hóa Lipoprotein lipase thủy phân Triglycerid/mao mạch mô mỡ, tim,

cơ xương =>gp acid béo tự do cho mô này, Chylomicron trở nên nhỏ hơn gọi là Chylomicron tàn dư

‐ Apo E giúp Chylomicron tàn dư gắn với Receptor gan => vào gan được enzym tiêu thể => gp acid béo tự do, Cholesterol tự do và aminoacid

‐ Sp tách ra apo C trở lại HDL

4.2.3 Con đường nội sinh

‐ Lipid được tổng hợp ở gan được đưa vào máu dạng VLDL

‐ VLDL: Lõi Triglycerid (55-80%), cholesterol este bao bởi phospholipid và apo B100, apo C(I,II,III), apo E do trao đổi với HDL

‐ Lipoprotein Lipase được apo CII hoạt hóa thủy phân Triglycerid => VLDL tàn dư (IDL)

‐ Chuyển hóa VLDL:

• IDL có thể quay trở về gan

• IDL phần lớn chuyển thành LDL: chỉ còn cholesterol este và apo B100

‐ Chuyển hóa LDL:

• Thoái hóa LDL con đường thụ thể LDL - nội bào

+ LDL-Receptor có trên bề mặt tế bào gan và ngoại biên ( tuyến thượng thận, sinh dục…)

+ LDL-Receptor có khả năng nhận dạng; liên kết với Apo B và E

• Con đường LDL-R nội bào: Khi Cholesterol tự do tăng nhiều, tế bào tự điều hòa

• Chuyển hóa LDL: Con đường thực bào

Trang 11

+Thụ thể Scavenger khả năng gắn LDL bị biến đổi hóa học

+TB chứa nhiều Cholesterol -> TB bọt là một thành phần dẫn đến xơ vữa động mạch

+Con đường thực bào tăng khi khiếm khuyết LDL-R hoặc do đồng dạng apo B/LDL => giảm ái lực với LDL-Receptor

4.2.4 Con đường vận chuyển Ch ngược (HDL)

‐ Là con đường quan trọng nhằm duy trì cân bằng Ch ở tế bào ngoại vi

‐ Ch ít tan trong nước, tan trong bào tương, tự động tách khỏi màng tế bào đi vào khoảng gian bào, gắn với HDL ở ngoại bào

‐ Ch tự do gắn với HDL => được chuyển hóa thành Ch ester nhờ LCAT(leicithin cholesterol acyl tranferase) nằm trên HDL, => vận chuyển trực tiếp đến gan nhờ receptor SR-BI

‐ Khoảng một nửa Ch trên HDL được chuyển tới gan qua LDL receptor nhờ CETP( cholesterol ester transport protein)

‐ Sau đó Ch được tiết trực tiếp vào mật hoặc chuyến hóa thành muối mật

‐ 1 cách khác vận chuyển Ch ngược qua trung gian HDL có liên quan đến chất vận chuyển ABCA1-thành viên của gia đình protein vận chuyển ABC

‐ ABCA1 biến đổi màng bào tương bằng việc vận chuyển một loại lipid-cho phép apo A-I tách khỏi HDL để gắn vào màng tế bào

‐ Apo A-I sẽ loại bỏ Ch dư thừa khỏi màng tế bào để hình nên HDL dạng đĩa

‐ HDL mới sinh là chất cạnh tranh nhận Ch qua con đường khuếch tán nhờ nước, sau đó chuyển hóa thành HDL hình cầu nhờ LCAT

Câu 5: Trình bày ý nghĩa lâm sàng của các XN định lượng TG, Cholesterol toàn phần,

HDL-C, LDL-C

Trả lời:

1. TG (Triglycerid) huyết tương:

Trang 12

• Triglycerid tăng: sẽ có biểu hiện tăng VLDL-C do đó 2 chất này có thể được coi như đồng dạng Khi TG tăng đến 4mmol/L, nguy cơ bệnh tim lên đến 25% Khi tăng quá 4 mmol/L cơ hội cũng chỉ nằm ở 25%.

• Triglycerid giảm trong: suy dinh dưỡng

- Vì trong thành phần của các lipoprotein (LP) có cholesterol, các xét nghiệm hiện nay về các LP thường được viết như: LDL-C (cholesterol có trong LDL), HDL-C (cholesterol có trong HDL)

2. Cholesterol toàn phần:

- Bình thường Cholesterol TP = 3,9-5,2 mmol/l

• Cholesterol tăng trong: Tăng lipoprotein máu, bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen, hội chứng thận hư, bệnh lý tuyến tụy (đái đường, viêm tụy mạn), phụ nữ mang thai, tác dụng phụ của thuocs (các loại steroid)

• Cholesterol giảm trong: hủy hoại tế bào gan (do thuốc, hóa chất, viêm gan…), hội chứng cường giáp, suy dinh dưỡng (suy kiệt, bệnh ác tính giai đoạn cuối), thiếu máu mạn tính, điều trị bằng corticoid và ACTH, giảm beta-lipoprotein

3. HDL-cholesterol (HDL-C)

- Khoảng 1/3 tổng số cholesterol được mang trong HDL

- HDL vận chuyển cholesterol ra khỏi động mạch trở về gan và sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể

- HDL còn vận chuyển cholesterol dư thừa trong các mảng xơ vữa và làm chậm sự phát triển của những mảng này

- HDL thường được mệnh danh là cholesterol có ích, HDL càng thấp thì cơ hội bị bệnh tim mạch càng cao và ngược lại, HDL cao có thể làm giảm cơ hội bị bệnh tim mạch

- Nồng độ bình thường: HDL-C > 0,9 mmol/l

- Khi HDL-C thấp sẽ làm tăng cơ hội bệnh vành tim nhưng không có cuộc nghiên cứu nào khẳng định được rằng điều trị gây tăng HDL-C sẽ làm bệnh nhân khả quan hơn Tuy nhiên trong cuộc khảo cứu Appo A1 Milano cho thấy chuyển HDL-

C apoprotein vào máu đem đến thuyên giảm của xơ vữa động mạch

- HDL-C là một yếu tố liên hệ tim mạch quan trọng, nhất là khi giảm xuống dưới 1,0 mmol/l ở 2 bệnh nhân có cùng lượng HDL-C và TG, bệnh nhân có HDL-C mức 0,5 mmol/l có cơ hội bệnh tim mạch gấp 3 lần bệnh nhân HDL-C ở mức dưới 1,2 mmol/l

- Ngay cả khi HDL-C nằm ở mức tốt (<2,5mmol/l), giảm HDL-C vẫn làm tăng cơ hội bệnh tim mạch

Trang 13

• HDL-C tăng trong: Tập luyện thể lực, tăng độ thanh thải của VLDL, điều trị bằng insulin, dùng estrogen.

• HDL-C giảm trong: stress và bệnh tật (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phẫu thuật, chấn thương), suy kiệt, đái đường, nhược giáp, bệnh lý gan, hội chứng thận hư, tăng ure máu, tăng Triglyceride máu

4. LDL-cholesterol (LDL-C)

- LDL có mệnh danh là cholesterol xấu, khi LDL cao trong máu, cholesterol bị đưa vào các thành động mạch, dần dần làm hẹp đường kính của động mạch LDL kết hợp với các chất khác trong màng của thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa Những mảng này có thể bị rạn nứt làm cho thành động mạch không được trơn Khi chảy qua những chỗ gồ ghề này, dòng máu bị thay đổi động học, trì trệ

và dễ tạo thành cục máu đông Cục máu đông này có thể phát triển theo kiểu phù

sa bồi đắp, lớp lớp chồng lên nhau, có lúc dày đủ để nghẽn động mạch

- Xảy ra trong động mạch vành tim thì kết quả là nghẽn mạch tim, gây chứng nhồi máu cơ tim

- Trong trường hợp cục máu đông rời khỏi thành mạch, trôi theo dòng máu cho đến động mạch có đường kính nhỏ hơn làm nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ quan tương ứng

- Nồng độ bình thường: LDL-C <3,4 mmol/l (LDL-C, 2,6 -> giảm 2 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim, não và các nhồi máu cơ quan khác)

Câu 6: Trình bày các XN đánh giá tình trạng hủy hoại tế bào, ứ mật và chức năng tổng

+ Alanin amino transferanse (ALT,gpt)<40 u/L

+ aspartat amino transferanse (AST,gpt)<40 u/L

o Bình thường trong huyết tương ở nam là: 10-50U/L

o Bình thường trong huyết tương ở nữ là: 10-35U/L

AST (GOT)

GPT

Trang 14

Khu trú ở bào tương (ASTc) và ty thể (ASTm), ASTm chiếm 70% hoạt độ

enzyme toàn phần của tế bào gan Enzym có nhiều ở tế bào cơ (xương và tim) và gan Ngoài ra còn có cả trong hồng cầu (sai số nếu có hiện tượng dung huyết)

Xúc tác cho phản ứng:

o Aspartat + α cetoglutarat ↔ glutamat + oxaloacetat

Hoạt độ: (đo 37 0 C)

o Bình thường trong huyết tương ở nam là: 10-50U/L

o Bình thường trong huyết tương ở nữ là: 10-35U/L

Ý nghĩa:

GPT: đánh giá tình trạng tổn thương tế bào nhu mô gan

GOT: đánh giá mức độ tổn thương ở ty thể tế bào nhu mô gan Tăng cao trong

viêm gan mạn tiến triể, nhiễm độc hóa chất.

GPT/GOT >1 chẩn đoán tổn thương gan vì:

o Tính đặc hiệu GPT cao hơn GOT GPT chỉ có trong bào tương của tế bào gan nên mặc dù tổng hoạt độ của GOT trong gan có thể cao hơn nhưng việc giải phóng GPT trong các trường hợp hủy tế bào gan vẫn cao hơn GOT

GPT/GOT <1 dấu hiệu của hủy hoại tế bào cơ hay tim Tuy nhiên, trong viên

gan cấp do rượu tỷ số này cũng <1 vì etanol gây độc cho màng ty thể nên GOT giải phóng nhiều hơn

2. GGT ( gamma glutamyl transferase- γ GT)

1. Khu trú: GGT là enzym màng tế bào, có nhiều ở thận, tụy, gan, lách, ruột non

Hoạt động GGT ở tế bào ống thận lớn gấp 12 lần ở tụy, \

2. Hoạt độ: (đo 37 0 C)

o Bình thường trong huyết tương ở nam là: 9-40 U/L

o Bình thường trong huyết tương ở nữ là: 9-35 U/L

o GGT tăng cao trong bệnh gan – mật, mức độ tăng cao hơn so với GOT, GPT Ví dụ trong viêm gan mạn tiến triển, GGT tăng cao ,GOT và GPT cũng tăng nhưng mức độ tăng của GGT cao hơn GOT,GPT

o Tỉ lệ GGT/ALP >5, thường gặp ở những bệnh gan do rượu GGT tăng cao, độc lập là 1 xét nghiệm nhạy, thường được dùng để kiểm tra nhiễm độc rượu

3. ALP (alkaline phosphatase)

Khu trú: enzyme này có ở gan, xương, bạch cầu, rau thai, lách.

o Ở người lớn: khi đói có nguồn gốc từ gan

GOT

Ngày đăng: 26/03/2016, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w