1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng thi công công trình

96 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

1.7- Phân bố khối lượng đất đào đắp và xác định khoảng cách vận chuyển đất trung bình Trong công tác thiết kế và thi công công tác đất, yếu tố hướng và khoảng cách vận chuyển có ý nghĩ

Trang 1

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Mã số môn học: TN357

Số tín chỉ: 4 TC

Phân phối tiết học: 45 tiết lý thuyết

15 tiết bài tập

Các môn học tiên quyết: Cơ Học Ðất, Vật Liệu Xây Dựng, Kết Cấu Bê Tông Cốt

Thép, Kết Cấu Thép Gỗ, Nền Móng Công Trình, Kinh Tế Xây Dựng và một số môn khác Môn này là môn tổng hợp, nên sinh viên được nghiên cứu sau cùng

Hình thức đánh giá:

CBGD đăng ký giảng:

- GV-KS Nguyễn Văn Tâm

Trang 2

- GV-KS Trần Hoàng Tuấn

Tài liệu tham khảo

Mục đích và nội dung môn học:

Môn thi công công trình gồm hai phần:

A Kỹ thuật thi công giới thiệu cho sinh viên những công tác về đất, cách thi công, tính toán khối lượng đào đắp, công tác nổ mìn, đóng cọc, cừ, công tác cốp pha, cốt thép, công tác đúc bê tông, công tác lắp ghép cấu kiện, công tác hoàn thiện công trình

B Tổ chức thi công giúp sinh viên lập tiến độ (ngang, dây chuyền, sơ đồ mang) Thiết

kế tổng bình đồ công trình, tổ chức cung ứng vật tư, bố trí kho bãi, điện nước, lán trại phục vụ thi công

Khi học xong môn này sinh viên thực hiện đồ án môn học có hai phần: kỹ thuật thi công và tổ chức thi công

Nội dung:

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VÀ TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT 6

1.1 Những dạng công trình đất 6

1.2 Những dạng thi công đất 6

1.3 Phân cấp đất trong thi công 6

1.4 Tính khối lượng hố móng 6

1.5 Tính khối lượng công trình đất chạy dài 7

1.6 - Tính khối lượng san bằng khu đất 7

1.6.1 - San bằng khu đất theo một cao trình cho trước 7

1.6.2 - San bằng với điều kiện thể tích đào bằng thể tích đắp 8

1.7- Phân bố khối lượng đất đào đắp và xác định khoảng cách vận chuyển 8

đất trung bình 8

CHƯƠNG 2: CÔNG ĐẤT 13

2.1- Dọn dẹp và khai quang mặt bằng 13

2.1.1- Giải phóng mặt bằng 13

2.1.2- Tiêu nước bề mặt 13

2.2- Định vị vị trí công trình 14

2.3- Chống tường hố đào 14

2.4- Các biện pháp hạ mực nước ngầm để đào đất 16

2.5- Tổ chức đào đất thủ công 19

2.6- Đào, vận chuyển đất bằng cơ giới 19

2.6.1- Đào đất bằng máy đào gầu thuận (gầu ngửa) 20

2.6.2- Đào đất bằng máy đào gầu nghịch (gầu xấp) 20

2.7- Đắp, đầm lèn đất bằng thủ công, cơ giới 20

2.7.1- Đất dùng trong san lấp đất 21

2.7.2- Những yêu cầu kỹ thuật về đắp đất 22

Trang 4

2.7.3- Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầm đất 25

2.7.4- Công cụ sử dụng trong công tác đầm đất 28

2.8- Nghiệm thu hạng mục thi công đất 36

2.8.1- Nghiệm thu cao trình ( chiều dày lớp đất đắp) 36

2.8.2- Nghiệm thu độ chặt đất đắp 36

2.8.3- Xác định thể tích đất tự nhiên cần đắp tại công trường ( bài tập thảo luận) 36

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC GIA CỐ NỀN 37

3.1- Gia cố nền bằng cọc gỗ tiết diên nhỏ 37

3.1.1- Các yêu cầu kỹ thuật 37

3.1.2- Thi công 37

3.2- Đệm cát 38

3.2.1- Yêu cầu kỹ thuật 38

3.2.2- Thi công 39

3.3- Cọc cát 39

3.3.1 Yêu cầu kỹ thuật 39

3.3.2- Thi công 40

3.4- Bấc thấm 40

CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC VÀ VÁN CỪ 40

4.1- Các Loại Cọc 40

4.2- Chế tạo, vận chuyển, cất chứa cọc bê tông cốt thép 45

4.2.1- Chế tạo cọc bê tông cốt thép 45

4.3- Hạ cọc bê tông 47

4.3.1- Các vấn đề cần lưu ý khi đóng cọc 47

4.3.2- Các thiết bị hạ cọc 47

4.3.3- Tính toán để chọn búa đóng cọc 52

4.4- Thi công ván cừ 58

4.5- Thi công cọc ống thép 61

4.6- Thi công cọc ống bê tông cốt thép 63

Trang 5

4.7- Thi công cọc khoan nhồi 67

4.8 - Một số phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của cọc 70

CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC VÁN KHUÔN, GIÀN GIÁO, SÀN CÔNG TÁC 74

5.1- Công tác cốp pha 74

5.1.1- Yêu cầu đối với cốp pha 74

5.1.2- Phân loại cốp pha 75

5.1.3- Cốp pha cố định 75

Các cấu kiện thường dùng: 75

5.1.4- Cốp pha luân lưu 79

5.1.5- Cốp pha di động 79

5.1.7- Tính toán cốp pha 85

5.2 Giàn giáo, sàn công tác 92

5.2.1 Cột chống cốp pha 92

5.2.2 - Sàn thao tác trong thi công 95

Trang 6

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VÀ TÍNH TOÁN KHỐI

1.3 Phân cấp đất trong thi công

- Đất trong thi công bằng thủ công phân làm 09 cấp

- Đất trong thi công bằng cơ giới thi phân làm 04 cấp

Tham khảo trong định mức xây dựng cơ bản hay thủy lợi

Mục đích của việc phân cấp đất?

Trang 7

Tổng quát:

Trong đó:

a,b: là chiều dài và chiều rộng mặt đáy

c,d: chiều dài và chiều rộng mặt trên

Xác định đúng độ dốc của mái đất cá ý nghĩa gì trong thi công?

1.5 Tính khối lượng công trình đất chạy dài

1.6 - Tính khối lượng san bằng khu đất

1.6.1 - San bằng khu đất theo một cao trình cho trước

Các bước tiến hành:

- Trên bình đồ diện tích cần san bằng vẽ hệ thống lưới ô vuông có cạnh (10-100m) tại mỗi góc lưới ghi cao trình đen( cao trình đất tự nhiên), cao trình

đỏ ( cao trình thiết kế ) thường thì không cần ghi vì nó cố định

- Cao trình đen được xác định theo hai cách:

+ Nếu bình đồ được xây dựng bằng trắc đạc theo lưới thì hiển nhiên chúng ta đã có cao trình tại các mắt lưới

Trang 8

+ Nếu chỉ có các đường đồng mức thôi thì cao trình đen được xác định bằng phương pháp nội suy

- Chia khu đất thành các khối lăng trụ có dạng tam giác Khi đó có hai trường hợp:

+ Tất cả ba cao trình đen đều lớn hơn hay nhỏ hơn cao trình đỏ

+ Có một hay hai cao trình đen lớn hơn hay nhỏ hơn cao trình đỏ

1.6.2 - San bằng với điều kiện thể tích đào bằng thể tích đắp

- Trước hết tìm cao trình trung bình H, cũng là cao trình của khu đất sau khi san bằng

- Dùng lưới ô vuông để chia khu đất và sau đó chia các hình vuông thành hai tam giác

- Tính cao trình san bằng H

Ho : cao trình san bằng

(Hn : cao trình đen tại các đỉnh có các nút ma ở đó có n đỉnh tam giác

n: số lượng ô vuông trên khu đất

Cách tính khối lượng san lấp tham khảo sách kỹ thuật thi công

1.7- Phân bố khối lượng đất đào đắp và xác định khoảng cách vận chuyển

đất trung bình

Trong công tác thiết kế và thi công công tác đất, yếu tố hướng và khoảng cách vận chuyển có ý nghĩa quan trọng Nắm chắc hai yếu tố này ta sẽ lập được phương án thi công hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao Co nghĩa là chúng ta sẽ tìm ra khoảng di chuyển ngắn nhất, rồi từ đó tính số ca máy it nhất cho san lấp

Trang 9

Hướng vận chuyển đất từ vùng đào đến vùng đắp, nhưng chúng ta rất khó xác định bằng trực quan được mà phải tính toán cụ thể

Thông thường khoảng cách vận chuyển tính từ trọng tâm khối đất đào và vùng đất đắp

Chúng ta có thể áp dụng (cách 1) để thi công đất khi bạt mái đồi phục vụ làm đường

Vì:

Trang 12

Cách 3: áp dụng cho công trình chạy dài

Trang 13

và cho máy chạy số một

- Khi đắp: trong trường hợp mặt đất đắp thấp hơn thì có thể để nguyên và đắp bình thường, nếu bụi rậm to và dày thì nên làm

vệ sinh như trên rồi đắp

b) Dọn cây lớn

- Khi đào: thường dùng sức người cưa tay hay cưa máy để hạ cây Sau đó nhổ gốc cây bằng máy ủi, máy kéo, dùng mìn hay dùng tời

- Khi đắp: chúng ta quan tâm đến bề dày lớp đất đắp

Đắp nền cao xâp xỉ 1 m thì cần nhổ cây

Đắp nền cao 2 đến 2,5 m thì chỉ cần phải cưa sát mặt đất

2.1.2- Tiêu nước bề mặt

Việc tiêu nước bề mặt để hạn chế không cho nước chảy vào hố móng công trình Kết cấu mương thoát nước phụ thuộc vào đặc tính của đất, đặc điểm công trình đất củng như điều kiện thủy văn Tất cả đều đáp ứng yêu cầu thoát hết nước sau mỗi cơn mưa

Trang 14

không để ngập và xói lở Nếu không thoát nước tự chảy được thì dùng máy bơm tháo

nước hố móng

2.2- Định vị vị trí công trình

Trước khi thi công bên giao thầu phải bàn giao cọc mốc chuẩn, hướng công trình và độ cao cho bên thi công Cọc mốc chuẩn thường làm bằng bê tông đặt ở vị trí không vướng vào công trình và được bảo vệ trong quá trình thi công

2.3- Chống tường hố đào

Trong quá trình đào đất, tùy vào đặc tính cơ lý của đất mà mà quyết định đào thẳng đứng hay theo độ dốc tự nhiên Nhưng khi đào với độ dốc tự nhiên, khối lượng đất đào cũng như đất đắp lại tăng lên nhiều Ngoài ra, có một số trường hợp chúng ta cần bảo vệ công trình xung quanh thì phải có vách chống bảo vệ hố đào

Sau đây có một vài giải pháp chống vách phổ biến:

Giằng chéo giữ mái đất

Tất cả các phương pháp neo nói trên đều phải được tính toán kiểm tra theo từng diều kiện cụ thể

Trang 16

Hình 2-4 Dùng thanh chống chéo tăng

cường cho thanh chống đứng

2.4- Các biện pháp hạ mực nước ngầm

để đào đất

Trang 19

2.6- Đào, vận chuyển đất bằng cơ giới

- Phương pháp cơ giới, dùng máy làm đất để cắt phá đất ra khỏi khối nguyên thể của nó

- Phương pháp cơ giới thủy lực, dùng súng bắn nước phun ra những tia nước có áp lực lớn, xói lỡ đất, hoặc dùng tàu hút bùn để đào vét những lớp đất ở dưới nước

- Phương pháp nổ mìn, dùng thuốc nổ để phá vở đất và bắn văng đi xa

- Phương pháp cơ giới, dùng máy làm đất để cắt phá đất ra khỏi khối nguyên thể của nó

- Phương pháp cơ giới thủy lực, dùng súng bắn nước phun ra những tia nươc có áp lực lớn, xói lỡ đất, hoặc dùng tàu hút bùn để đào vét những lớp đất ở dưới nước

- Phương pháp nổ mìn, dùng thuốc nổ để phá vở đất và bắn văng đi xa

Trang 20

2.6.1- Đào đất bằng máy đào gầu thuận (gầu ngửa) 2.6.1.1- Đặc điểm:

Máy đào gầu thuận có tay cầm và tay gầu khá ngắn nên chắc, khoẻ, đào được

hố sâu và rộng Máy chỉ làm việc trong điều kiện đất khô, dùng có hiệu quả nhất khi đất đào cần chuyển đi xa

Ngược lại, nhược điểm của của máy đào gầu thuận phải đào những đường lên xuống cho máy cho máy đào di chuyển và đườg đi cho xe vận chuyển đất đi Nơi có mạch nước ngầm thì không dùng được máy đào gầu thuận

- Đào dọc đổ bên: xe ôtô đứng ngang với máy đào và chạy song song với đường đi của máy đào Cách này được sử dụng cho mọi loại xe

- Đào đổ sau: xe ô tô dừng sau máy đào Khi vào lấy đất ô tô phải chạy lùi ra phía sau trong rãnh đào Ta dùng cách này khi thi công các rãnh hẹp

Khược điểm của phương pháp này là khi đổ đất vào ô tô thì máy đào phải quay nửa vòng do đó tăng thời gian làm việc của máy đào

b) Đào ngang

Đào ngang là đường di chuyển của xe chở đất vuông góc với trục của máy đào Nếu

hố móng sâu quá chiều cao đào đất lớn nhất của máy đào thì phải chia ra làm nhiều tầng để thi công

2.6.2- Đào đất bằng máy đào gầu nghịch (gầu xấp) 2.7- Đắp, đầm lèn đất bằng thủ công, cơ giới

Trang 21

Đắp đất và đầm đất là một công việc nặng nhọc và phức tạp Chất lượng công trình đất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình đặt trên nó Đắp đất phải đảm bảo nền đất đạt độ chặt thiết kế và lún đều

Do đó tùy theo công trình cụ thể mà đề ra yêu cầu đắp đất và đầm đất khác

nhau Đắp đất và đầm đất không đúng kỹ thuật dẫn đến lãng phí vật liệu, nhân công , máy móc và tiến độ thi công

Trang 22

- Đất thịt và đất sét ướt, vì nó khó thoát nước trong quá trình đầm

- Đất chứa hơn 5% thạch cao, đất thấm muối mặng Những loại đất này dễ hút nước và ẩm ướt

- Đất chứa nhiều rễ cây, rơm rác, đất thực vật (đất trồng trọt) vì nhựng loại này theo thời gian xác thực vật phân hủy làm độ lún theo thời gian của công trình rất lớn Nhiều khi là nguyên nhân lún lệch của một số công trình xây dựng

2.7.2- Những yêu cầu kỹ thuật về đắp đất

a Công tác chuẩn bị

Mặt đất cần đắp phải được dọn sạch cỏ, rễ cây, rác bẩn, cũng như các chất hửu cơ khác Tiến hành tiêu nước, vét bùn Trước khi đắp phải sới bề mặt lớp đất củ lên, nếu quá khô cần tưới ẩm để lớp đất củ và mới liên kết tốt với nhau

Trang 23

-

Hình 2-7 Các cách đắp đất

Lấp móng, đường ống phải lấp theo từng lớp đều hai bên để tránh áp lực đất chủ động

sinh ra khi đầm đất từ một phía làm dịch chuyển cấu kiện của công trình

Trang 24

Hình 2-8 Bố trí lưới cao độ trong quá trình san lấp

Trang 25

2.7.3- Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầm đất

Khả năng chịu lực của đất phụ thuộc vào độ chặt của nó ( độ chặt của đất được thể hiện qua dung trọng khô của đất) Nếu dung trọng khô của đất tăng lên có nghĩa là khả năng chịu lực của đất tăng lên Nhiều kết quả thí nghiệm và thực nghiệm cho thấy:

- Đối với nhiều loại đất khác nhau, nếu chế độ đầm giống nhau ( cùng năng lượng đầm) thì dung trọng khô cực đại (k max của chúng khác nhau Điều đó chứng

tỏ khả năng chịu lực của chúng cũng khác nhau

Trang 26

- Nếu chiều dày lới rải khác nhau, mà muốn đạt được một dung trọng xác định nào đó thì số lần đầm cũng thay đổi Chiều dày lớp đầm càng lớn thì số lần đầm cũng tăng theo Nhưng chiều dày này cũng có giới hạn, vì chiều sâu mà ở đó ứng suất của thiết bị đầm tạo ra là có gới hạn

Trang 27

Khi đầm các hạt đất bị ép xít lại gần nhau, đồng thời đẩy khí ra ngoài làm các lỗ hổng giảm xuống Tiếp tục đầm thì nước bị đẩy ra ngoài, nhưng đối với các loại đất dính thì việc đó không thực hiện được trong thời gian ngắn (thời gian đầu)

Đất khô, lực ma sát giữa các hạt đất lớn, muốn đầm chặt phải tốn nhiều công, đôi khi không thực hiện được

Đất đủ ẩm, ma sát giữa hạt đất giảm làm chúng chuyển dịch dễ dàng,công đầm

ít, hiệu qủa đầm cao

Nếu lượng nước quá thừa, nghĩa là chiếm chỗ toàn bộ trong các lỗ hở, lúc này lực ma sát giảm đi nhiều, lực ma sát không còn nữa, lực dính kết giữa các hạt không còn,đất chảy, không thể đầm chặt được

Bảng 2.1: Độ ẩm tối thuận của một số loại đất

Trang 28

V = (wop - wo ) h (lít/m2) (1.1) + Lượng nước tưới vào mặt đất khô ở trên

V = (wop - wo ) (h/a) (lít/m2) (1.2) V: lượng nước cần cho mỗi m2 trong khoảng đất tưới (lít/ m2)

wop : độ ẩm sau khi tưới (độ ẩm tối thuận)

wo : độ ẩm đất tự nhiên (trước khi thưới nước)

h: chiều dày lớp cát có thể tưới được ( hoặc chiều dày lớp đất rải đổ) (dm)

: dung trọng khô của đất trước khi đầm đạt độ chặt

2.7.4- Công cụ sử dụng trong công tác đầm đất

Khi tiến hành đầm đất bằng thủ công hay bằng máy đều có cùng mục đích là cung cấp cho đất đắp một năng lượng nhất định Thông thường bao gồm hai loại chính là năng lượng tạo động và tĩnh

Hình 2-13 Sơ đồ tác dụng các

2.7.4.1- Đầm xung lực

a Đầm thủ công

Trang 29

Thông thường ở công trường dùng các loại đầm: đầm gỗ, đầm bê tông, đầm gang đúc

+ Đầm gỗ

Đầm hai người thường nặng từ 20 ( 25 kg, d = 25 ( 30 cm, 4 chuôi cầm dài 60

cm, hoặc 4 dây kéo buộc vào giữa thân đầm

Đầm 4 người nặng 60 ( 70 kg

Đầm gang đúc có hình tròn nặng từ 5 ( 8 kg một người đầm, dùng để đầm những lớp đất mỏng trên diện tích hẹp, góc cạnh

Đầm bê tông: d = 35 ( 40 cm; 40 ( 60 cm; nặng 70 ( 140 kg; 4 cán gỗ; 4 ( 8 người đầm

Trang 30

Hình 2-14 Các loại đầm gỗ a): đầm gỗ bốn người đầm; b) và c): đầm gỗ hai người đầm

Bảng 1-2 Chiều dày lớp đất cần đầm phụ thuộc vào trọng lượng đầm

Trọng lượng đầm (kg) Chiều dày lớp đất đầm (cm)

- Nâng cao lên 3 - 4 m, cho rơi tự do xuống

- Loại đầm này có thể đầm những lớp đất dày đến 2 m

- Có thể đầm được cho mọi loại đất

- Lúc đầu đầm nhẹ, giảm chiều cao đi 4 lần, sau đầm mạnh, mỗi dãy đầm lấy bằng 0.9 đường kính đầm

- Đầm loại này thường gây chấn động mạnh, không nên đầm gần công trình (>2 m)

- Sau khi kết thúc đầm, một lớp khoảng 15 cm trên mặt bị tơi xốp do đó phải đầm nhẹ lại

- Thường lớp đất đầm dày từ 0.6 - 1m

Trang 31

- Tại mỗi vị trí đầm phải lăn từ 8 - 16 lượt

- Khi đầm lăn thì lớp đất mỏng phía trên trở thành một lớp vỏ cứng có khả năng chịu tải trọng của đầm làm hạn chế sự truyền lực xuống các lớp bên dưới Vậy trước tiên lăn nhẹ vài lượt rồi mới tăng tải trọng lên

Trang 32

- Thực tế không nên dùng đầm quá nặng, đất bị trạng thái vượt quá cường độ giới hạn và đất sẽ trượt (Rth)

Thường nên đầm với ứng suất trên mặt

max = (0.8 0.9) d (1.3)

max = (1.4) Trong đó:

R: bán kính của qủa lăn (thường R = 80 ( 90 cm)

E: mođun biến dạng của đất

Đất dính E = 200 kg/cm2 Đất rời E = 150 ( 200 kg/cm2 q: áp suất tuyến tính (kg/cm)

Tốc độ đầm 2 ( 2.5 km/h

Chiều dày lớp đất đắp tốt nhất

+ Đối với đất dính: Ho = 0.28Ġ (1.5)

+ Đối với đất rời : H0 = 0.35Ġ (1.6)

Chú Ý: công thức nầy chỉ đúng khi W0< Wop

Trang 34

Hình 2-16 Các loại máy sử dụng cho công tác đầm

7 10

10 14

14 18

6 8

Ví dụ 3:

Một quả lăn nhẵn nặng 7 tấn, có R = 80 cm, dùng để đầm đất sét pha cát có độ

ẩm thích hợp Wo ( Wop Xác định chiều dày lớp đất rải?

b Đầm chân cừu

Trang 35

Tạo áp lực lớn trên nền đất vì diện tích tiếp xúc của nĩ với đất

F: Diện tích mặt đáy vấn đầm (cm2)

n: số vấn trong một hàng ngang trên đường sinh của qủa đầm

Bảng 1-4 Aïp suất thích hợp nhất dưới vấn đầm chân cừu p (kg/cm2 )

Đất sét pha nhẹ, một số đất sét pha loại

trung bình

Đất sét pha cát loại trung bình

Đất cát pha sét loại nặng, đất sét chắt nặng

7 15

Trang 36

k: hệ số xét tới sự phân bố các vết vấn đầm không đều trên mặt đất

2.8- Nghiệm thu hạng mục thi công đất

2.8.1- Nghiệm thu cao trình ( chiều dày lớp đất đắp)

Công trình đất đắp theo cao độ, cao trình thì việc kiểm tra cần thực hiện các bước sau:

Kiểm tra lại cao độ, độ tin cậy của mốc cao độ Kiểm tra cao trình đất đắp theo cao độ hay cao trình

Kiểm tra độ bằng phẳng, mái dốc, kích thước khu đất đắp

2.8.2- Nghiệm thu độ chặt đất đắp

khoan lấy mẫu đất để xác định độ chặt Nếu khu đất rộng thì chúng ta làm lưới

ô vuộng để lấy mẫu ngẫu nhiên Thông thường áp dụng phương pháp kiểm tra độ chặt theo qui phạm hiện hành

2.8.3- Xác định thể tích đất tự nhiên cần đắp tại công trường ( bài tập thảo

Trang 37

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC GIA CỐ NỀN

Hiện nay việc gia cố nền nhằm khắc phục điều kiện nền đất yếu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hay các vùng đất yếu khác Tất cả các biện pháp gia cố nền nhầm để tăng sức chịu tải của đất nền như dùng cọc gỗ tiết diện nhỏ, đệm cát, cọc cát

3.1- Gia cố nền bằng cọc gỗ tiết diên nhỏ

3.1.1- Các yêu cầu kỹ thuật

Gia cố nền bằng cọc gỗ (có thể là cừ tràm, tre ), được xử dụng cho một số điều kiện sau:

Công trình nhỏ (nhà từ 3 ( 4 tầng)

Ở những nơi mực nước ngầm cách mặt đất vào khoảng 1 ( 1.5 m

Cọc phải tương đối thẳng, đường kính không nhỏ hơn 4 cm, l = 2 ( 8 m

Số cọc trên một m2 có thể thay đổi tùy theo điều kiên của đất nền, đường kính và chiều dài cọc, thông thường vào khoảng: 15; 20; 25; 30; 35 cây

Trang 38

3.2- Đệm cát

Lớp đệm cát dùng có hiệu quả nhất khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước và chiều dày của nó nhỏ hơn 3m Việc thay thế lớp đất yếu kể trên bằng lớp đệm cát có những tác dụng chính như sau:

- Đệm cát đóng vai trò là một lớp chịu lực, truyền tải xuống tầng đất chịu lực phía dưới

- Làm tăng ổn định khi công trình có tải trọng ngang ( do lực ma sát của cát rất lớn)

- Giảm bớt độ lún toàn bộ và độ lún không đều, đồng thời giúp rút ngắn thời gian cô kết của nền (vì cát trong đệm cát có hệ số thấm lớn)

- Kích thước và chiều sâu chôn móng giảm vì áp lực tiêu chuẩn truyền lên lớp đệm cát tăng lên

- Thi công đơn giản vì không cần các thiết bị phức tạp

3.2.1- Yêu cầu kỹ thuật

Thường dùng cát đen hoặc cát vàng

Chiều dày lớp cát, chiều rộng và độ chặt của đệm cát do nhà thiết kế qui định Chiều dày lớp đất không quá 3 5 m

Trang 39

Đầm lèn đúng độ chặt thiết kế

Nhưng đệm cát thường bị hiện tượng lún không đều do đầm chặt không tốt

3.2.2- Thi công

Thi công đệm cát cũng như thi công đầm chặt đất cát trong san lấp nền Chúng

ta chỉ quan tâm đến độ chặt của đệm cát Nên chia đệm cát làm nhiều lớp và lu lèn sau

đó kiểm tra độ chặt cho đến khi đạt độ chặt rồi mới lấp lớp kế tiếp Theo kinh nghiệm thì chiều dày mỗi lớp từ 25 đến 40 cm, lu bằng xe bánh xích, các phương tiện khác Đồng thời cũng kiểm tra độ ẩm của cát

3.3- Cọc cát

Nén chặt đất bằng cọc cát là một phương pháp có hiệu quả khi xây dựng các công trình chịu tải trọng lớn trên nền đất yếu dày và trải rộng như nền đường, đường dẫn lên cầu cầu Tác dụng cọc cát là làm cho lỗ rỗng, độ ẩm của đất nền giảm đi, trọng lượng thể tích, môđun biến dạng, lực dínhvà gó ma sát trong tăng lên Do đó sức chịu tải của nền tăng lên về nhiều phương diện như: độ lún và biến dạng không đồng đều giảm đáng kể, đất xung quanh cọc và cọc cùng làm việc đồng thời; đất được nén chặt đồng đều trong khoảng cách giữa các cọc

3.3.1 Yêu cầu kỹ thuật

Cọc cát chỉ thích hợp với đất dính

Đất có hệ số thấm k lớn (đất cát pha, sét pha, bùn pha cát)

Tác dụng của cọc cát là làm chặt đất để tăng khả năng chịu tải của nền Khả năng tăng tải từ 2 ( 2.5 lần

Trang 40

3.3.2- Thi công

Qui trình thi công cọc cát được áp dụng rộng ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (đất yếu) Thiết bị phục vụ chi đóng cọc cát thường sử dụng thiết bị đóng cọc bê tông và đổi bộ phận công tác là ống thép

Dùng ống thép đóng xuống đất sau đó rút lên đổ cát hoặc cát pha sỏi xuống từng lớp rồi tiến hành đầm chặt

Thường dùng đường kính ống thép 30 ( 35 cm, khoảng cách và sơ đồ bố trí xác định theo thiết kế

3.4- Bấc thấm

Trình tự thi công và nghiệm thu bấc thấm căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN

4447-87 Bấc thấm bao gồm nhiều ống mao dẫn giúp nước thấm từ những lớp đất sâu lên trên với chiều dài đường thấm ngắn giúp đất cô kết nhanh Phạm vi áp dụng và tính toán như cọc cát

trục của cọc) Mũi cọc dài 1,5 - 2 lần đường kính cọc gỗ Cọc gỗ hay bị hỏng ở vùng

độ ẩm thay đổi, nên đóng cọc thấp hơn mực nước ngầm để cọc luôn ở trong nước

Ngày đăng: 25/03/2016, 18:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w