1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu phần mềm ISIS professional v6 67 sp3

61 659 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Tìm hiểu phần mềm ISIS professional v6 67 sp3

Trang 1

MỤC LỤC PHẦN I : Hướng dẫn cài đặt……….trang 2 PHẦN II : Thao tác cơ bản……….trang 8

PHẦN III : Các ví dụ……….trang 28

• Ví dụ 1 : Mạch so sánh dùng OPAMP

• Ví dụ 2 : Mạch xén dùng diode

• Ví dụ 3 : Mạch đếm hiển thị LED

• Ví dụ 4 : Mạch lọc thông thấp

• Ví dụ 5 : Sử dụng vi điều khiển AT89C52 điều khiển LED PHẦN IV : Ưu khuyết điểm………trang 48

Bảng phân chia công việc

VŨ QUỐC ANH Hướng dẫn cài đặt + ví dụ 3

TRẦN ĐỨC TÂM Thao tác cơ bản + ví dụ 2

ĐỖ NGUYỄN HOÀNG VŨ Ưu khuyết điểm + ví dụ 1

Trang 2

MỞ ĐẦU

• Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho sinh viên khoa Điện – Điện Tử trong việc vẽ và mô phỏng các mạch điện tử Một số phần mềm khá quen thuộc với các sinh viên như : ORCAD , ELECTRONIC WORKBENCH … , bên cạnh đó còn có những phần mềm có thể chúng ta chưa được biết đến

• ISIS là một phần mềm mô phỏng mạch điện tử , với chức năng mô phỏng được các mạch từ tương tự , số và đặc biệt là ISIS có thể mô phỏng được cả vi điều khiển

• Trong tài liệu này xin được tìm hiểu một cách cơ bản về phần mềm ISIS phiên bản 6.7

PHẦN I HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT

Ban đầu ta mở đĩaCD chứa phần mềm ISIS

Click chuột vào biểu tượng Proteus PRO6.7SP3

màn hình cài đặt xuất hiện

ta click next , màn hình tiếp tục xuất hiện

Trang 3

ta chọn Yes

ta tiếp tục click vào next

Trang 4

click vào Browse để chọn địa chỉ muốn cài đặt

chọn xong ta click vào OK

Trang 5

ta click Next

click Next

sau khi click Next thì việc cài đặt bắt đầu thực hiện

Trang 6

khi chạy xong màn hình xuất hiện

ta click vào Finish để hoàn tất

* để hoàn chỉnh việc cài đặt ta cần một số thao tác sau

Trang 7

• Ta vào thư mục LIBARY trong đĩa , copy tất cả các File trong LIBARY vào

trong thư mục LIBARY của địa chỉ vừa cài đặt

• Tương tự ta cũng copy tất cả các File trong MODELS từ đĩa vào thư mục MODELS của địa chỉ vừa cài đặt

(Thực hiện thao tác này giúp chúng ta có thể xem được các ví dụ mô phỏng có sẵn trong phần mềm )

Trang 8

PHẦN II: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN CẦN THIẾT

Để khởi động chương trình ISIS ta tiến hành chọn : Start > Programe > Proteus 6 Professional > ISIS 6 Professional

trước khi xuất hiện giao diện chính thì trên màn hình sẽ xuất hiện một bảng thông báo

ta có thể thoát ra hoặc click Yes hay No tuỳ ý

Cách lấy một linh kiện

Để có thể lấy một linh kiện mong muốn cần sử dụng ta có thể thực hiện như sau :

Trang 9

Click vào biểu tượng Libary ở

phía trên thanh công cụ , màn

[ một cách khác là click vào cũng có thể lấy ra bảng linh kiện ]

Trên bảng linh kiện sẽ trình bày các thông số của linh kiện

Trang 10

Xem hình dạng linh kiện Bảng kết quả

Từ khoá

Loại linh kiện

Xem sơ đồ chân Sắp xếp theo chức năng

Sắp sếp theo nhà sản xuất

Trang 11

Khi ta chọn một loại linh kiện chẳng hạn như IC, thì bên bảng kết quả sẽ xuất hiện tất cả các IC

Khi ta muốn xem các

IC theo chức năng

riêng thì ta phải sử

dụng ô

Vd : muốn xem IC

chức năng là bộ lọc thì

ta click vào FILTER

khi đó bên bảng kết

quả sẽ xuất hiện các

bộ lọc

Khi ta muốn xem các IC theo nhà sản xuất thì sử dụng ô Manufacturer

Vd : khi ta click vào

Apex thì sẽ xem được

các IC của hãng này

khi đó bên bảng kết

quả sẽ xuết hiện các

loại IC

Để dễ dàng quan sát

thì khi thực hiện thao

tác này thì ta phải để ô

Sub-category ở dạng

hiển thị tất cả

Trang 12

Trong phần mềm ISIS một linh kiện khi hiển thị trên bảng kết quả thì được mô tả bởi

3 thành phần

Lấy linh kiện bằng cách dùng từ khoá

Tên thư viện , hoặc tên nhà sx Mô tả chức năng ,

những thông số của linh kiện

Trang 13

khi ta click vào một điện trở thì bên bảng

Schematic Preview sẽ xuất hiện hình

dạng của linh kiện

và ở bảng PBC preview phía dưới sẽ xuất

hiện sơ đồ chân

Sau đó nếu ta click OK ở phía dưới sơ đồ chân

thì điện trở đó đã được lấy ra và nằm ở bảng P L DEVICES

( chúng ta có thể không cần click OK, chỉ cần

nhấn Enter , hoặc Double click vào điện trở

cần lấy )

Khi đã lấy được điện trở, để đưa vào textboard thì ta chỉ cần click vào điện trở đó , xong đưa con trỏ sang textboard, click chuột thì điện trở đó sẽ xuất hiện trên textboard

click chuột vào điện trở

click chuột trên textboard

Lấy linh kiện theo giá trị mong muốn

Trang 14

Khi ta muốn lấy một điện trở có giá trị là 470k thì ta thực hiện như sau

thực hiện như khi lấy linh kiện bằng từ khoá

khi nhập key : ngoài từ khoá là RESISTOR thì ta thêm vào là 470k

Khi đó bên bảng kết quả sẽ xuất hiện những điện trở có chung giá trị là 470k.Dựa trên điều này ta có thể lấy linh kiện theo các thông số khác của linh kiện

Cách lấy nguồn và lấy Mass

Để lấy nguồn và Mass ta click chuột vào biểu tượng

Khi đó trên bảng P L device sẽ được thay thế như hình dưới

Tiếp đó ta click chuột vào POWER để lấy nguồn , và cách đưa nguồn ra board cũng giống như đưa một linh kiện ra, ta có thể làm tương tự

Để đặt giá trị cho nguồn thì ta click chuột phải vào biểu tượng nguồn , lúc này biểu

tượng nguồn sẽ chuyển thành màu đỏ

Trang 15

Sau đó ta lại click tiếp

chuột trái thì sẽ xuất

hiện bảng chọn giá trị

cho nguồn

Nếu muốn lấy nguồn

+6V thì ta đánh vào ô

string ,

Chọn xong ta nhấn OK, khi đó thì nguồn ở ngoài board sẽ có giá trị là+6V

Tương tự để lấy Mass thì ta chọn GROUND, và sau đó đem sang board như lấy nguồn

Xoá những linh kiện không sử dụng trên bảng P L DEVICE :

Khi làm việc trên textboard , nhiều lúc chúng ta đã lấy quá nhiều linh kiện chẳng hạn như sau :

Trang 16

Trong số những linh kiện đó có những linh kiện không được sử dụng trong textboard Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho chúng ta trong việc tìm lại những kinh kiện đã lấy ra

Để xoá đi những linh kiện không sử dụng , và giữ lại những linh kiện có trong textboard , chúng ta cần thực hiện như sau :

Click chuột vào Edit ở phía trên thanh công cụ , sau đó click chuột vào Tidy

Sau khi kích chuột vào Tidy thì trên màn hình sẽ xuất hiện một bảng xác nhận xem chúng ta có muốn làm sạch hay không, đồng ý hoặc không , chúng ta có thể kích

OK hoặc Cancel Nếu nhấn OK thì việc xoásẽ được thực hiện Khi đó trên P L

DEVICE chỉ còn những linh kiện đang sử dụng trong textboard

Cách xoá nhanh một linh kiện trên textboard

Để thực hiện điều này thì ta chỉ cần double click chuột phải lên linh kiện đó

Cách xoá một nhóm linh kiện

Trang 17

Ta dùng chuột phải đóng khung nhóm linh kiện

Sau đó click vào ô thì ngay lập tức nhóm linh kiện đó bị xoá đi

Sắp xếp vị trí của các loại linh kiện ( thực hiện trong phần quản lý thư viện )

Để thực hiện thao tác này, trước hết chúng ta click chuột vào ô

L DEVICE

Sau đó ta click vào ô thì màn hình sẽ xuất hiện như hình dưới

Ban đầu nếu ta chưa chọn linh kiện nào , thì các ô lệnh bên bảng sắp xếp sẽ ẩn đi Nếu ta chọn một linh kiện thì các ô đó sẽ xuất hiện

Khi đã chọn linh kiện đó , ta muốn linh kiện đó đổi chỗ cho các linh kiện kề đó thì ta click chuột vào ô di chuyển như hình

Trang 19

Nếu muốn sắp xếp lại trật tự của tất cả các loại linh kiện , ta thực hiện như sau :

Click chuột vào khung All

Khi đó ta đã chọn tất cả các loại linh kiện ( nếu

muốn chọn chỉ một loại linh kiện thì ta click

vào None )

lúc đó thì màn hình trở lại như lúc đầu

Để sắp xếp các loại linh kiện theo thứ tự ABC… ta click vào ô Sort

Nếu muốn đảo ngược toàn bộ vị trí của các loại linh kiện ta click chuột vào Reverse

Trang 20

Khi ta thực hiện tất cả những thao tác trên trong thì ở ngoài khung vị trí các loại kinh kiện sẽ thay đổi theo sự sắp xếp của chúng ta

Xem những thông số đầy đủ của một linh kiện

Có các cách thực hiện

Cách thứ nhất là chúng ta xem trong bảng linh kiện khi ta lấy linh kiện đó ra

thực hiện theo cách này thì chúng ta có thể xem được hình dạng và sơ đồ chân của linh kiện đó

Cách thứ hai là ta có thể nhấp chuột vào ,chọn lấy linh kiện muốn xem ,sau đó click vào thì ta sẽ xem được thông số của linh kiện đó

Trang 21

Cách thứ ba ta có thể làm như sau

Trước tiên ta click chuột phải lên linh kiện

Sau đó click tiếp chuột trái lên linh kiện

Lúc đó màn hình sẽ xuất hiện bảng

Dựa trên bảng này ta có thể biết được thông số của linh kiện

Mở rộng board

Do trong thực tế có nhiều mạch phức tạp với nhiều linh kiện , việc mô phỏng trên board quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho chúng ta , để mở rộng board ta có thể thực hiện như sau

Sau đó click vào , lúc đó sẽ xuất hiện bảng thay đổi kích thước board

Trang 22

Ta có thể chọn board phù hợp với mạch sau đó nhấn OK

Nếu ta muốn thay đổi theo ý của mình thì ta sẽ sử dụng ô

Hàng ngang

Hàng dọc

Cách thay đổi điểm nối giữa các đường dây

Thông thường ở các phần mềm mô phỏng và vẽ mạch khác , điểm nối giữa các đường

dây (Junction) có hình tròn , riêng phần mềm ISIS có tính năng thay đổi

được hình dạng đó

Để thực hiện thao tác này ta làm như sau

Click vào ở phía trên các thanh công cụ

Click tiếp vào sau đó màn hình sẽ xuất hiện

thông qua bảng trên chúng ta có thể thay đổi điểm nối tuỳ ý theo kích cỡ mong muốn và có thêm hai hình dạng để thay đổi

Lựa chọn điểm nối Hình dạng điểm nối

Trang 23

Cách di chuyển linh kiện trên text board

.Ta dùng chuột phải click vào linh kiện

sau đó ta click vào linh kiện và giữ nguyên chuột để di chuyển

Cách di chuyển một nhóm linh kiện

trước hết ta dùng chuột phải đóng khung nhóm linh kiện muốn di chuyển ( lưu ý : ta phải đóng khung toàn bộ các linh kiện )

Sau đó click vào biểu tượng Move Tagged Objects

lúc đó, trên màn hình sẽ xuất hiện thêm một khung , để di chuyển nhóm linh kiện thì ta di chuyển trên khung mới tạo này

Cách copy một hoặc một nhóm linh kiện

Ta cũng click chuột phải lên linh kiện ( hoặc đóng khung một nhóm linh kiện )

Sau đó click vào biểu tượng Copy Tagged Objects trên textboard xuất hiện thêm một biểu tượng linh kiện mới ( hoặc một nhóm linh kiện )

Để copy thì ta chỉ cần click chuột trái tuỳ theo số lượng muốn copy và

vị trí muốn copy

Cách xoay một nhóm linh kiện

Cũng như các thao tác di chuyển , nhưng ta click vào biểu tượng Rotata/Reflect Tagged

Object

Sau đó màn hình sẽ xuất hiện bảng để ta chọn góc xoay

Cách thay đổi giá trị linh kiện và tên linh kiện

Ta click chuột phải vào linh kiện ( chẳng han tụ điện )

Sau đó click tiếp chuột trái , màn hình sẽ xuất ra bảng

Trang 24

Để thay đổi giá trị thì ta nhập vào ô giá trị mong muốn

Để thay đổi tên linh kiện thì ta nhập vào ô tên muốn thay đổi bên cạnh đó trong bảng này ta cũng có thể làm hiện ra hoặc mất đi các thông số của linh kiện bằng cách nhấp vào ô

Cách nối dây

Thao tác này khá đơn giản , chúng ta chỉ việc chọn điểm đầu và điểm cuối cần nối

Cách save một tập tin

Ta thực hiện như sau

Click vào ô File , sau đó click vào Save Design as

Màn hình sẽ xuất hiện

Trang 25

Sau đó ta nhập tên tập tin muốn save vào ô File name và click save

Để mở một tập tin thì ta cũng click vào ô File và chọn Load design

Sơ lược về các thanh công cụ

Cách lấy các dụng cụ đo

• Đối với các dụng cụ có hiển thị hình dạng

Trang 26

Thì việc lấy các dụng cụ này giống như lấy các linh kiện thông thường

• Đối với các dụng cụ không hiển thị hình dạng

Ta lấy bằng cách :

- chọn loại dụng cụ muốn lấy

- dùng chuột trái tạo một khung trên Textboard để dụng cụ xuất hiện trong khung đó

Xem các phím tắt

Để xem được các phím tắt ta click vào

Trang 27

màn hình xuất hiện

Muốn xem theo chức năng ta chọn vào khung

Ta có thể quan sát bảng bên dưới

Trang 28

Cách mô phỏng

Để mô phỏng một mạch điện , ta cần thực hiện

lấy tất cả các linh kiện cần thiết

nối dây

chọn nguồn và Mass

sau đó click vào biểu tượng mô phỏng thì công việc mô phỏng sẽ thực hiện

Mô phỏng

Tạm dừng

dừng

PHẦN III : CÁC VÍ DỤ

VÍ DỤ 1 : Mạch so sánh dùng OPAMP

Trong ví dụ này ta xét một mạch so sánh bằng OPAMP khá đơn giản

Trang 29

Tại đầu vào V+ ta chọn nguồn xoay chiều (sin) có biên độ là 9V , tần số là 0.1Hz Tại đầu vào V- ta chọn nguồn một chiều có biên độ là 3V Cách lấy nguồn một chiều giống với lấy linh kiện (BATTERY)

Đối với OPAMP ta chọn điện áp +Vcc = 6V và – Vcc = - 6V

Để thấy được sự so sánh điện áp , ta sử dụng các Volt kế để khảo sát , ta đặt hai Volt kế ở ngõ vào và ngõ ra

.Kế đến ta cho mô phỏng

Quan sát trên hai volt kế

• Khi volt kế VAO có giá trị < 3V thì Volt kế RA có giá trị gần bằng – 6 V(- Vcc )

• Khi volt kế VAO có giá trị > 3V thì Volt kế RA có giá trị gần bằng +6V (+ Vcc)

( trên Volt kế chỉ cho chúng ta giá trị gần đúng với thực tế )

Nếu chúng ta muốn thấy được dạng sóng của ngõ vào và ra thì ta có thể sử dụng OSILLOSCOPE

(OSILLOSCOPE ta có thể lấy trong bảng Virtual Insrument ) Sau đó ta kết nối mạch như hình

Trang 30

Khi cho mô phỏng thì trên màn hình sẽ xuất hiện 2 máy OSILLOSCOPE VAO và RA

Ta sẽ điều chỉnh trên 2 máy đó để quan sát được dạng sóng của mạch so sánh (do ban

đầu ta khảo sát bằng Volt kế nên chọn f = 0.1Hz , nếu ta giữ nguyên tần số này thì

khi khảo sát bằng OSILLOSCOPE sẽ rất khó quan sát , nên ta sẽ chọn tần số là 1Hz )

Volt / độ chia theo kênh A OSILLOSCOPE

Xuất hiện mức

DC

Trang 31

Màn hình

Điều chỉnh mức DC

Volt / độ chia theo kênh B

Thời gian / độ chia

Để dễ quan sát , ta có thể thay đổi màu của màn hình máy OSILOSCOPE bằng cách :

Nhấp chuột phải vào màn hình , trên màn hình sẽ xuất hiện một bảng giúp ta có

thể thay đổi màu của màn hình

( lưu ý : khi đang đọc trên máy đo , nếu chúng ta muốn thay đồi thông số của opamp

hoặc cấu trúc mạch thì trước ta bấm phím PAUSE hoặc nhấp vào biểu tượng

, nếu không thì sau khi thay đối ta phải lấy lại các máy đo )

Sau khi đã chỉnh phù hợp thì ta có thể quan sát dạng sóng ở ngõ vào và ngõ ra

Ngõ vào là điện áp hình sin

Ngõ ra là điện áp dạng xung lưỡng cực gồm mức thấp (- Vcc ) và mức cao

( +Vcc)

Trang 32

( Sử dụng OSILLOSCOPE giúp cho chúng ta xem được dạng sóng , còn về biện độ thì khi quan sát trên OSILLOSCOPE , chúng ta chỉ xác định được biên độ một cách tương đối )

Ta cũng có thể thay đổi dạng sóng ở ngõ vào bằng cách sử dụng máy tạo tín hiệu SIGNAL GENERATOR

(ta có thể lấy trong bảng Virtual Insrument )

Trang 33

SIGNAL GENERATOR

Chọn dạng sóng

Điều chỉnh biên độ theo từng mức

Điều chỉnh dải biên độ

Biểu diễn toàn bộ đồ thị trên trục dươngĐiều

chỉnh tần

số theo

từng mức

Điều chỉnh dải tần số

Kết luận : Sau khi đã khảo sát mạch so sánh với các dụng cụ như trên thì ta có thể rút

ra kết luận

• Khi V+ > V – thì Vra = +Vcc

• Khi V+ < V – thì Vra = - Vcc

( điều này hoàn toàn đúng với lý thuyết)

VÍ DỤ 2 : Mạch xén dùng diode

Bước 1 : Lấy linh kiện

Mạch này gồm các linh kiện :

• diode , điện trở (10K)

• nguồn một chiều (BATTERY ) ( 3V)

• nguồn xoay chiều tạo sóng sin ,(9V)

Bước 2 : Đi dây Sau khi đi dây ta được mạch như hình

Trang 34

Để tiện cho việc khảo sát thì ta có thể dùng Volt kế và OSILLOSCOPE như ở ví dụ 1

Bước 3: Mô phỏng

Trang 35

Ta sẽ điều chỉnh các núm vặn trên máy đo đến khi có thể đọc được giá trị điện áp bị xén

Đọc trên đồng hồ đo von kế , ta có thể đọc được mức điện áp ngõ ra bị xén

Trang 36

Nếu ta chọn biên đồ sóng sin là 2V thì dạng sóng ngõ ra hoàn toàn giống dạng sóng ngõ vào

Trang 37

VÍ DỤ 3 : Mạch đếm ,hiển thị LED

Bước 1 : Lấy linh kiện

Mạch này cần có những linh kiện sau

• IC đếm (4510N)

• IC giải mã (4511N)

• IC tạo xung (555)

• Điện trở (resistor 220k , 470k , 1M )

• Tụ điện ( CAP-POL , 1uF )

• LED 7 đoạn ( 7 SEG-COM-CAT-GNR )

Bước 2 : Nối dây

Sau khi nối dây ta được mạch như hình

trong đó nguồn của các IC là +5V

Cuối cùng ta cho mô phỏng

Kết luận :

Sau khi đã mô phỏng ta có thể ứng dụng được mạch đếm như trên để thiết kế các mạch lớn hơn : đồng hồ số , đếm sản phẩm …

Ngày đăng: 25/03/2016, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w