Trong đó phải kể đến Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là một công ty chuyên cung cấp nguyên liệu phục vụ sửa chữa, gia công cơ khí, lắp ráp cho các Doanh nghiệp luyện cán thép, mía đường
Trang 1
Trang 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
Chương 1: TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
1.1 Thông tin chung về đơn vị 4
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của SADAKIM 4
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2.1.1 Quá trình hình thành 4
1.2.1.2 Quá trình phát triển 5
1.2.2 Phân tích SWOT của SADAKIM 5
1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 6
1.3.1 Chức năng hoạt động 6
1.3.2 Ngành nghề kinh doanh 8
1.4 Kết quả kinh doanh của đơn vị 8
1.4.1 Hệ thống báo cáo tài chính 8
1.4.2 Ý nghĩa và vai trò của thông tin kế toán tài chính đối với công ty 8
1.4.3 Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai 9
1.5 Kết luận chương 1 9
Chương 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ 10
2.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh 10
2.2 Tổ chức quản lý của đơn vị 12
2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 15
2.4 Nhận xét về công tác tổ chức bộ máy kế toán 19
2.5 Kết luận chương 2 20
Chương 3: MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN 21
3.1 Lý do lựa chọn vị trí mô tả 21
3.1.1 Lý do 21
Trang 33.2.1 Trình độ chuyên môn, kỹ năng 21
3.2.2 Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp 21
3.3 Mô tả công việc hàng ngày 22
3.3.1 Chứng từ sử dụng 22
3.3.2 Một số nghiệp vụ phát sinh điển hình 22
3.3.3 Các công việc được phân công khác 26
3.4 Mô tả công việc cuối kỳ kế toán 26
3.5 Một số nhận xét 27
3.6 Kết luận chương 3 27
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC 30
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của xưởng Đúc 11
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty SADAKIM 13
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty SADAKIM 15
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty SADAKIM 17
Lưu đồ Lưu đồ 3.1: Quy trình xuất kho NVL – CCDC 22
Lưu đồ 3.2: Quy trình nhập kho NVL – CCDC 24
Hình Hình 2.1: Giao diện phần mềm kế toán Smart PRO 18
Hình 3.1: Giao diện nhập liệu xuất kho NVL – CCDC của phần mềm Smart PRO 23
Hình 3.2: Giao diện nhập liệu nhập kho NVL – CCDC của phần mềm Smart PRO 25
Trang 6LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành cơ khí luyện kim là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp quốc gia và hiện đang phát triển tại Việt Nam Thị trường ngày càng phát triển với sự tham gia của rất nhiều công ty, quy mô ngành ngày càng lớn Trong đó phải kể đến Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là một công ty chuyên cung cấp nguyên liệu phục vụ sửa chữa, gia công cơ khí, lắp ráp cho các Doanh nghiệp luyện cán thép, mía đường, ximăng đa chủng loại, mẫu mã sản phẩm phong phú
và đa dạng đạt tiêu chuẩn về chất lượng Nhằm đáp ứng nhu cầu về thị trường và kinh doanh ngày càng mở rộng, công ty luôn phải tự bổ sung hoàn thiện mình để quá trình kinh
doanh diễn ra một cách tốt nhất Kế toán giữ vai trò tích cực trong việc quản lý tài sản
và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất Trong quá trình sản xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết kiệm chi phí, thu lại lợi nhuận cao nhất Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải chặt chẽ, khoa học Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển và đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa
Nhận thức được tầm quan trọng trên, em đã đến kiến tập tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim và tìm hiểu về công tác tổ chức kế toán tại công ty em đã chọn đề tài :“Mô tả công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ ở công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim” Bài báo cáo gồm ba chương:
- Chương I: Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
- Chương II: Cơ cấu tổ chức của đơn vị
- Chương III: Mô tả công việc của một nhân viên kế toán tại đơn vị
Trang 7Chương 1: TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN
1.1 Thông tin chung về đơn vị
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM
Tên giao dịch : MECHANICAL ENGINEERING & METALLURGY
JOINT STOCK CO
Tên viết tắt : SADAKIM
Logo:
Trụ sở chính : Đường số 2 , Khu Công Nghiệp Biên Hòa I–Đồng Nai
Số điện thoại : 0613 836170 Fax : 0613 836774
Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim được xây dựng với tổng diện tích là 77.778 m2
tọa lạc tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
Tiền thân của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là SADAKIM ( Sài Gòn Dạ
Kim) được thành lập năm 1968 do bốn ông chủ người Hoa lập ra Trước 30/04/1975,
Trang 8đây chỉ là một Xí Nghiệp nhỏ, hoạt động dưới dạng 100% vốn tư nhân, chủ yếu là luyện, cán, kéo …
Sau 30/04/1975, được sự ủy nhiệm của Bộ Công Nghiệp nặng, Công ty thép Miền Nam đã tiếp nhận toàn bộ cơ sở máy móc thiết bị từ các ông chủ người Hoa và từng bước củng cố đi vào hoạt động nhưng chỉ ở mức cầm chừng
Đến năm 1978, Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà Máy Đúc Thép Biên Hòa
Năm 1982, sáp nhập hai Nhà Máy Đúc Thép Biên Hòa và Nhà Máy Cơ Khí Sửa Chữa thành Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim
Ngày 01/02/2007 Nhà Cơ Khí Luyện Kim trực thuộc Công ty Thép Miền Nam chính
thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim (SADAKIM)
1.2.1.2 Quá trình phát triển
Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim có chức năng hoạt động kinh doanh chính là tổ chức sản xuất sản phẩm, các sản phẩm được chế tạo từ sắt, thép, kim loại Trước đây, khi Công ty còn trực thuộc sự quản lý của Công Ty Thép Miền Nam, không có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này làm hạn chế năng lực hoạt động của Công ty Do không phát huy năng lực vốn có nên khi đó Công ty chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm của trên giao, việc mở rộng thị trường thì
ít được coi trọng
Những phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức cơ cấu trong từng thời kỳ phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, kỷ thuật, hình dáng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng
1.2.2 Phân tích SWOT của SADAKIM
Điểm mạnh:
Công ty có dây chuyển máy móc hiện đại
Trang 9 Có đội ngũ công nhân lành nghề, năng động, bộ phận kỹ thuật có trình độ cao
Nhân viên giàu kinh nghiệm, chăm chỉ, sáng tạo
Ban lãnh đạo sáng tạo, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan tâm đến đời sống cán bộ, công nhân trong công ty
Có vị trí địa lý thuận lợi ( thuộc khu công nghiệp Biên Hòa I) cho việc giao lưu, hợp tác với các đối tác
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty cao
Thách thức:
Tình hình suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế kéo dài tiếp tục tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty
Giá điện, nước tăng dẫn đến giá vật tư nguyên liệu tăng theo
Các nguồn nguyên liệu đầu giá thành cao
Các sản phẩm của công ty bị cạnh tranh quyết liệt
1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động.
1.3.1 Chức năng hoạt động
Đặc điểm
Trang 10Đây là một Công ty thuộc ngành công nghiệp nặng, chức năng chủ yếu là cung cấp nguyên liệu phục vụ sửa chữa, gia công cơ khí, lắp ráp cho các Doanh nghiệp luyện cán thép, mía đường, ximăng
Chức năng
+ Chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh máy móc thiết
bị hoặc cụm thiết bị
+ Luyện và đúc các sản phẩm bằng kim loại đen và kim loại màu
+ Chế tạo kết cấu và xây lắp công nghiệp
+ Kinh doanh máy móc thiết bị và các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu trong ngành cơ khí và luyện kim
+ Xử lý các phế liệu kim loại
+ Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ của công ty
Đảm bảo chất lượng, uy tín sản phẩm đối với Công ty và khách hàng, quán triệt nguyên tắc “tự chủ là chính” cố gắng tự trang trải, bù đắp chi phí, làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và đối với các cổ đông
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên
Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng nguồn hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đạt doanh thu ngày càng cao
Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng trục cán gang cầu bằng công nghệ biến tính hở ……
Trang 111.3.2 Ngành nghề kinh doanh
- Chế tạo các sản phẩm Cơ khí, chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh máy móc thiết bị hoạc cụm thiết bị
- Luyện và đúc các sản phẩm bằng kim loại đen và kim loại màu
- Chế tạo kết cấu và xây lắp công nghiệp
- Kinh doanh máy móc thiết bị và các loại vật tư, nguyên vật liệu, vật liệu trong ngành
Cơ khí và luyện kim
- Xử lý các phế liệu kim loại
- Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật
1.4 Kết quả kinh doanh của đơn vị.
1.4.1 Hệ thống báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 1.1)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 1.2)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 1.3)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Phụ lục 1.4)
1.4.2 Ý nghĩa và vai trò của thông tin kế toán tài chính đối với công ty
Thông tin kế toán tài chính có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim nói riêng Báo cáo kế toán tài chính cung cấp thông tin và số liệu cần thiết để phân tích và đánh giá tình hình, khả năng về tài chính- kinh tế của công ty, giúp cho công ty có công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn tốt hơn Ngoài ra hệ thống báo cáo kế toán tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra quyết định quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách thích hợp, giúp cho công ty sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực
Trang 121.4.3 Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim phát huy thế mạnh truyền thống của Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim và phấn đấu ngày một tăng trưởng vững mạnh Trong thời gian tới Công ty sẽ chú trọng:
Phát huy và đẩy mạnh việc chế tạo hoàn chỉnh các thiết bị phụ tùng cho ngành sản xuất thép trong nước
Duy trì mở rộng chế tạo các thiết bị phụ tùng cho Ngành mía đường
Từng bước mở rộng và nâng cao sản lượng chế tạo các loại sản phẩm đúc xuất khẩu và từng bước thay thế các mặt hàng nhập khẩu
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, mở rộng tìm hiểu thị trường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và doanh thu
Thực hiện đầu tư công tác đổi mới dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh và cải tiến có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 Đây là biện pháp quan trọng và là trung tâm trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở này, nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường
1.5 Kết luận chương 1
Tóm lại, Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là một công ty có lịch sử phát triển lâu đời và trải qua nhiều nốt thăng trầm đầy biến động của lịch sử Nhờ đó mà công ty có được những kinh nghiệm được đúc kết lại qua quá trình hoạt động lâu dài của họ, từ đó phát triển những sản phẩm của mình một cách có hiệu quả nhất
Trang 13Chương 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ
2.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh.
Quy trình công nghệ sản xuất Đúc
Nhận nguyên vật liệu: Căn cứ vào yêu cầu sản xuất, mua nguyên vật liệu theo yêu cầu :
gang, thép vụn, sắt vụn …
Bước 1: Lấy mẫu (có hướng dẫn) kiểm tra phân tích đánh giá chất lượng Nếu đạt yêu cầu thì nhập kho nguyên vật liệu Công ty, nếu không đạt yêu cầu thì trả lại khách hàng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng
Bước 2: Căn cứ vào lệnh sản xuất, các đơn vị phân xưởng lấy vật tư từ kho vật tư của Công ty
Bước 3: Căn cứ mác vật liệu yêu cầu quy trình nấu luyện, các kỹ thuật viên tính toán lựa chọn phối liệu hợp lý: sắt vụn % , gang thỏi % , fero crom %, fero silic %, …… Bước 4: Sau khi tính toán phối liệu xong, đưa vào trong lò tiến hành nấu luyện
Bước 5:Sử dụng lò tần số để nấu chảy kim loại Khi kim loại nóng chảy, tiến hành lấy mẫu phân tích thành phần hoá
Bước 6: Căn cứ vào thành phần hóa, phân tích, bổ sung các loại fero… vào lò để được thành phần hoá theo yêu cầu (có lấy mẫu phân tích lại)
Bước 7: Khi thành phần hoá nhiệt độ và các yêu cầu kỹ thuật khác, nếu đạt yêu cầu,
Trang 14Bước 10: Sau khi rót xong, để nguội, theo yêu cầu công nghệ, công nhân tháo dỡ khuôn để lấy vật đúc
Bước 11: Sau khi lấy vật đúc ra khỏi khuôn, làm sạch đất cát và cắt bỏ hệ thống rót, đậu ngót
Bước 12: Phôi đúc sau khi làm sạch cắt ngót thì đưa vào lò ủ để khử ứng xuất đúc Bước 13: Nhân viên KCS dựa vào bảng vẽ để kiểm tra Nếu đạt yêu cầu, chuyển nhập kho thành phẩm hoặc bán thành phẩm Nếu không đạt yêu cầu, xử lý sản phẩm không phù hợp
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của xưởng Đúc
(Nguồn: Công ty SADAKIM)
Nạp liệu vào lò
Phối liệu Mua NVL
Rót kim loại vào khuôn
Lấy mẫu kiểm soát
Ra lò Hoàn
nguyên
KCS kiểm tra
Ủ SP Làm sạch,
Trang 15 Quy trình sản xuất sản phẩm ở xưởng cơ khí
Bước 1: Nhập phôi khách hàng hoặc phôi công ty ( BTP Đúc )
Bước 2: Tiến hành gia công theo bản vẽ và ỵêu cầu của khách hàng
Bước 3: Chuẩn bị Phôi, vật tư (nguyên vật liệu đầu vào)
Bước 4: Tiến hành gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, công trình
Bước 5: Kiểm tra chất lượng SP, Quyết toán ( nếu là hàng công trình lắp ráp)
Trang 16Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy của công ty SADAKIM
(Nguồn: Công ty SADAKIM) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động công ty phải thông qua Đại hội cổ đông thường niên, đại hội cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản
Ban kiểm soát: là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành của công ty một cách độc lập, khách quan và trung thực
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SÓAT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Trang 17 Tổng giám đốc: là người đại diện toàn thể cán bộ công nhân viên điều hành công ty theo chế độ thủ trưởng phụ trách công việc chung của toàn công ty Được quyền quyết định điều hành mọi hoạt động Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên, định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm liên đới về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Phó Tổng giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc theo sự phân công quản lý về mặt
kỹ thuật công nghệ, thiết bị, sửa chữa lớn-xây dựng cơ bản, trưởng ban ISO…
Phòng Tổ chức - Hành chính: thực hiện việc tổ chức tuyển dụng nhân viên, quản lý chung công ty, trông coi mọi hoạt động sinh hoạt trong công ty, đời sống cán bộ công nhân viên, y tế, nhà ăn,…Quản lý mức tiền lương, quy định an toàn lao động, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên…
Phòng kế hoạc kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, điều phối sản xuất, cung ứng vật tư sản phẩm, thiết bị phục vụ sản xuất, giao dịch với khách hàng, tìm nguồn hàng tiếp thị sản phẩm
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về công nghệ, các biện pháp cải tiến kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong các công tác liên quan
Phòng kế toán - tài chính: phòng có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm, tính toán các kết quả hoạt động kinh doanh, lập báo cáo định kỳ
Xưởng đúc: là xưởng đúc, chế tạo các loại sản phẩm gang, thép, hợp kim…
Xưởng cơ khí - rèn: là xưởng gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí, rèn, nhiệt luyện phục vụ sản xuất nội bộ công ty và bán ra bên ngoài
Xưởng gia công - kết cấu: là xưởng sửa chữa phục vụ cho các xưởng sản xuất sản phẩm chính của công ty và dịch vụ cho bên ngoài