1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận VCU đề tài đề tài sự tác ĐỘNG của đổi mới hệ THỐNG CHÍNH TRỊ tới QUÁ TRÌNH hợp tác QUỐC tế của VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

21 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 233,43 KB

Nội dung

I- TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ1, Khái niệm và kết cấu của hệ thống chính trị a, Khái niệm hệ thống chính trị Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp t

Trang 1

ĐỀ TÀI: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỚI QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 2

b Vai trò của hệ thống chính trị ở nước ta

II- SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỚI QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

1 Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam

2 Tác động của đổi mới chính trị tới sự phát triển kinh tế

3 Ảnh hưởng chung của đổi mới hệ thống chính trị đến hợp tác quốc tế

4 Cơ hội và thách thức của đổi mới đến hợp tác quốc tế

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống chính trị của nước ta ra đời từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, saukhi lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, thiết lập Nhà nước Cộng hòa dân chủnhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á Hiện nay, nước ta vẫn đang tiếp tục đổimới, hoàn thiện hệ thống chính trị bên cạnh đó ngày càng chú trọng đến quá trình hợptác quốc tế nhất là trong lĩnh vực kinh tế quốc tế Sự đổi mới tư duy về hệ thống chínhtrị, nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị đã

cho rằng Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu

trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta

Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giaovới hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tớitrên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mạisong phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, nhiều Hiệp định hợptác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế

Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổchức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngânhàng thế giới Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưalên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thếgiới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương

Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ hợp tác với cácnước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương, làm bạn với tất cả các nước,trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN,APEC, WTO

Như vậy sau khi đổi mới thì nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mởcửa, hội nhập với thế giới và song hành là các mối quan hệ hợp tác quốc tế

Trang 4

I- TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1, Khái niệm và kết cấu của hệ thống chính trị

a, Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội,bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết vớinhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội;củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầmquyền

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt làMặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam

b, Kết cấu hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm cáccấu thành quyền lực chính trị sau:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhân dân trong hệ thống chính trị

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc hội

- Chủ tịch nước

- Chính phủ

- Tòa án nhân dân

- Viện kiểm sát nhân

- Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân: Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam

2, Đặc điểm và vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

a, Đặc điểm hệ thống chính trị

Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đềuđược tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động củatừng tổ chức

Trang 5

Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các

tổ chức trong hệ thống chính trị Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chấtcủa mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyềnthống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thựctiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng ta trở thành Đảngchính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lýtưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo củaĐảng trong thực tế Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta

Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc

tập trung dân chủ Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ởnước ta thực hiện

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảmbảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm pháthuy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thốngchính trị

Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công

nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi (Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệthống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiệntính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân,nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh)

b, Vai trò của hệ thống chính trị ở nước ta

Hiện nay ở Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thểchân chính của quyền lực Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng làcông cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động Hệ thống chính trị nước ta cónhiều tổ chức vì vậy mà mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau điều đó là do chứcnăng, nhiệm vụ của từng tổ chức quy định, nhưng đều có đặc điểm chung là cùng tácđộng vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhândân

 Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểutrung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng làmột bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thốngchính trị Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:

- Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủtrương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiệnCương lĩnh, đường lối của Đảng

Trang 6

- Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quầnchúng Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chếhoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụthể Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhànước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.

- Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán

bộ, đảng viên của Đảng Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối,chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quanlãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội

- Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêugương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ

 Nhà nước:

- Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thựchiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhândân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là Nhà nước của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấpcông nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện

và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

- Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máychính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân.Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơquan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội do nhân dântrực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến pháp và luật pháp(lập hiến và lập pháp) Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đốingoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân

- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhànước

- Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp Chính phủ là cơ quanchấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam

- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ là cơ quanchấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội.Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp

Trang 7

- Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra Đây lànhững cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và

cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh,chính xác

- Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí củaNhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Toà

án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội vàphải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật

- Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xửđúng người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trungthống nhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác củaNhà nước Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố Với ýnghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp

- Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáodục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa

 Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội

- Đây là những tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộngrãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích củanhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích củamình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọngtrong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huydân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cươngphép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng

và Nhà nước

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cửQuốc hội và Hội đồng Nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, côngchức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

- Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân: giữ vững và tăng cường mối liên

hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quátrình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản

lý, nhân dân làm chủ

- Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ươngđến cơ sở Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn Hệ

Trang 8

thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng Nhân dân xã, phường;

Uỷ ban Nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường và các tổ chức chính trị-xãhội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn… Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò

và nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta

- Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăngcường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọikhả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

II- SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỚI QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

1, Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam

Hơn 20 năm qua, chúng ta đã thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọngtrong hệ thống chính trị, đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh

tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá

Các kết quả đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổimới hệ thống chính trị nói riêng là đúng đắn sáng tạo, phù hợp thực tiễn, bước đầu đápứng yêu cầu của tình hình mới, khắc phục dần những khuyết, nhược điểm của hệ thốngchuyên chính vô sản trước đây Kết quả đổi mới hệ thống chính trị đã góp phần làmnên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở nước ta.Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể như:

- Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước được phân định rõ hơn, phânbiệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh Nhà nước được từng bước kiệntoàn, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và

tư pháp

- Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo củaĐảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiệntheo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thứchoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vựckinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng được phát huy

Song, bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều nhượcđiểm, đó là:

- Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhànước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội chưa nâng lên kịp với đòi

Trang 9

hỏi của tình hình nhiệm vụ mới Bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếplại cho đơn giản và nâng cao chất lượng, còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm quyềndân chủ của nhân dân

- Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay thế, trẻ hoá, chuẩn bị cán bộ kế cận cònlúng túng, chậm trễ

- Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tươngxứng với yêu cầu của nhiệm vụ Một số cán bộ, đảng viên phai nhạt lí tưởng cáchmạng, tha hóa về phẩm chất đạo đức, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở của đảngchưa cao

- Ngoài ra, hệ thống chính trị ở cơ sở nước ta hiện nay còn nhiều mặt yếu kém,bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng

- Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyềnlàm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, cónhững nơi nghiêm trọng Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chínhtrị chưa được xác định rành mạch, tránh nhiệm không rõ; nội dung và phương thứchoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp

- Hơn nữa, đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối vớicán bộ ít được đào tạo,bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá Và cònrất nhiều bất cập khác nữa…

2, Tác động của đổi mới chính trị tới sự phát triển kinh tế

Hệ thống chính trị có tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế của đất nước.Nếu hệ thống chính trị yếu kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế củanước nhà, gây nên sự suy giảm không thể lường trước được Vì vậy, ta phải tiếp tục đổimới hệ thống chính trị Hệ thống chính trị ngày càng hoàn thiện hơn sẽ tác động tíchcực tới sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp cho nền kinh tế nước ta đi lên

Sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị và sự phát triển kinh tế của nước ta,hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau Nó là sự biểu hiện của mối quan hệ giữahai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là kinh tế và chính trị Ta cần phải nắmvững mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị để nâng cao trính độ tư duy líluận đồng thời, phải sâu sát thực tiễn, biết phân tích cụ thể từng tình hình mà công cuộcđổi mới phát triển đất nước tạo ra

Nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển từ mô hình kinh tế kếhoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bêncạnh đó thì nội dung đổi mới chính trị của nước ta là đổi mới tư duy và lí luận , hoạtđộng thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong đó trọngtâm là đổi mới hệ thống chính trị Vì vậy, đảng ta đã khởi đầu công cuộc đổi mới bằngđổi mới toàn diện và chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế

và đổi mới chính trị, chúng ta phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế để đáp ứng đòihỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng

Trang 10

cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiếnhành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị.

Ngoài ra, sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị tới sự phát triển kinh tế rất

to lớn vì chính trị đụng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong

xã hội ví dụ như là mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Mĩ ảnh hưởng như thế nàotới việc xuất nhập khẩu giữa hai nước mà ta sẽ nói ở phần kế tiếp

Cũng có thể nói đổi mới hệ thống chính trị là điều kiện để thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội và thực hiện dân chủ

Đại hội X năm 2006 có nhiệm vụ là tổng kết 20 năm đổi mới Với sự từng trảicủa đội tiền phong dẫn dắt đất nước, dân tộc vượt qua khủng hoảng và nhiều thách thứclịch sử, Đảng ta khẳng định: “ Đổi mới toàn diện đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hìnhthức và chách làm phù hợp đổi mới tất cả các mặt xã hội của đời sống xã hộ nhưngphải có trọng tâm, có trọng điểm đó là lấy phát triển kinh tế Do hệ thống chính trị cótác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế nên ta cần phải xây dựng và vận hành nềnkinh tế thị trường cho phù hợp với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Toàn bộ lịch sửkinh tế thị trường trong suốt hàng trăm năm qua đã chứng minh rằng bản thân nền kinh

tế rất cần sự quản lí và điều tiết của nhà nước, bàn tay vô hình của cơ chế thị trườnghoàn toàn không đủ để vận hành nền kinh tế thị trường mà cần phải có bàn tay hữuhình của bộ máy nhà nước do từng chế độ chính trị, chế độ xã hội xây dựng nên

3, Ảnh hưởng chung của đổi mới hệ thống chính trị đến hợp tác quốc tế

Những thành tựu đạt được trong tiến trình gần 30 năm đổi mới (1986 – 2012) đãkhẳng định tính đúng đắn của con đường mà Việt Nam đã lựa chọn Đó là đi lênCNXH, kiên trì con đường đổi mới toàn diện, thông qua đổi mới kinh tế để lựa chọn vàtừng bước đổi mới các vấn đề chính trị Bước đi này phù hợp với lý luận về mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về đổi mới chính trị nói riêng, trong thực

tế, nó cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Sự tác động này tác động hai mặtđến đổi mới chính trị ở nước ta

Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống chính trị quốc tế, các quốc gia thamgia hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tuỳ thuộc vào quốc gia mình mà còn phụ thuộcvào các quốc gia khác Để tham gia có hiệu quả, bền vững và để bảo vệ lợi ích, chủquyền quốc gia phải có sự nhận thức đầy đủ bối cảnh quốc tế, quan hệ quốc tế, đườnglối, chính sách đối ngoại đúng đắn của quốc gia mình và am hiểu chính sách đối ngoạicủa quốc gia khác Cục diện chính trị quốc tế và khu vực đưa đến những thuận lợi quýgiá đồng thời cũng xuất hiện những thách thức lớn đối với các nước trong đó có ViệtNam

Ở nước ta, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những thế

và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới

Vị thế Việt Nam ngày càng được củng cố và khẳng định trên chính trường quốc tế vàcũng là tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quan

hệ đối ngoại của nước ta hiện nay với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ

Ngày đăng: 20/03/2016, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w