Kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn được nghiên cứu nhằm mục đích góp phần hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn.
Trang 1TÓM LƯỢC
Đề tài “Kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật
tư Xi măng Minh Tuấn” được nghiên cứu nhằm mục đích góp phần hoàn thiện kế
toán bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn Trướckhi đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tạiCông ty, đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến kế toán bán hàng trong Doanhnghiệp sản xuất thương mại từ đó lấy làm nền tảng cho việc nghiên cứu và đề xuấtcác giải pháp Bài khóa luận là kết quả của quá trình nghiên cứu thực trạng tại Công
ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn và nghiên cứu cơ sở lý luận liênquan
Từ các thông tin, số liệu thu thập được về Kế toán bán mặt hàng Xi măng tạiCông ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn, qua nghiên cứu, phân tíchkết hợp các lý luận về kế toán bán hàng, bài khóa luận đã đưa ra các phát hiện về ưuđiểm, cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong Kế toán bán mặt hàng Xi măngtại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn, đưa ra các đề xuất, kiếnnghị nhằm hoàn thiện công tác Kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHHKinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và hoàn thành bài khóa luận của mình
em đã nhận được sự giúp đỡ, sự hướng dẫn rất tận tình của các thầy cô giáo TrườngĐại học Thương Mại, các cô chú, anh chị là cán bộ nhân viên Công ty TNHH Kinhdoanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.Nguyễn Thu Hoài – giảngviên Bộ môn Kiểm toán Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường đại học Thương Mại,Ông Trần Trung Pha - Giám đốc, các anh chị phòng kế toán đã rất tận tình giúp đỡ,chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận cuối khóa của mình Em cũngxin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại, cácthầy cô giáo khoa Kế Toán- Kiểm Toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trongthời gian thực tập cũng như hoàn thành bài khóa luận của mình
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức bài làm của em chắc chắncòn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và những ý kiến đánh giá từcác thầy cô giáo để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mạnh Cường
Trang 3MỤC LỤC
Nguyễn Mạnh Cường ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
* Phương pháp so sánh 9
* Phương pháp tổng hợp dữ liệu 9
* Phương pháp toán học 9
1.2.2.4 Sổ kế toán 37
1.2.2.4.4 Hình thức kế toán trên máy vi tính 41
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp Sản xuất Thương mại 42
2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi Măng Minh Tuấn 52
2.1.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 52
2.2 Thực trạng kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn 55
2.2.1 Đặc điểm kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi Măng Minh Tuấn 55
2.2.2 Phương pháp kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh vật tư Xi măng Minh Tuấn 58
2.2.2.1 Chứng từ kế toán 58
2.2.2.2 Tài khoản kế toán 59
2.2.2.3 Định khoản và sổ kế toán 60
Chương 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG XI MĂNG TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH VẬT TƯ XI MĂNG MINH TUẤN 66
3.1 Một số kết luận và phát hiện về kế toán bán mặt hàng Xi măng tại công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn 66
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 66
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 67
3.2 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán mặt hàng Xi Măng tại Công ty TNHH Kinh Doanh Vật tư Xi Măng Minh Tuấn 69
3.3 Điều kiện thực hiện 75
KẾT LUẬN 76
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ số 1.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung (Phụ lục
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
TM
SX
:Cổ phần:Thương mại:Sản xuất
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đối với hoạt động kinh doanh của DNSXTM, bán hàng giữ vai trò quyết định đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh Đẩy mạnh bán hàng sẽ góp phần làm tăng doanh thu, qua
đó làm tăng lợi nhuận và doanh nghiệp có điều kiện tích lũy và mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động bán hàng được thực hiện tốt còn giúp doanhnghiệp hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội, đồng thời cải thiện đời sống củangười lao động Đó là lý do của các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn luôn nghiên cứu,hoàn thiện các phương pháp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa Kế toán với tưcách là một công cụ cung cấp thông tin một cách kịp thời, hữu hiệu và khoa học làphương pháp không thể thiếu của các nhà quản lý doanh nghiệp Việc nghiên cứu các giảipháp hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu khách quan đối vớimọi doanh nghiệp
Khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập với nền kinh thế thế giới, việc bán hàng củaCông ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn càng phải đối mặt với những khókhăn thử thách Do vậy, để có thể đứng vững trên thị trường thì Công ty phải tổ chức tốtcông tác bán hàng, có chiến lược bán hàng thích hợp cho phép Công ty chủ động thíchứng với môi trường, nắm bắt cơ hội, huy động có hiệu quả nguồn lực hiện có để bảo toàn
và phát triển vốn nâng cao hiệu quả kinh doanh
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn,
em được nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty Trên cơ sở những kiến thức, lý luận vàhiểu biết về kế toán bán hàng, em nhận thấy tầm quan trọng trong công tác kế toán bánhàng tại Công ty, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được còn có những hạn chế cần khắcphục và hoàn thiện như: công tác lưu trữ, sử dụng chứng từ bán hàng chưa thực sự hợp
lý, phương thức bán hàng chưa được mở rộng, chưa đa dạng hình thức bán hàng gâygiảm hiệu quả kinh doanh của công ty, chưa tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàngtồn kho và dự phòng phải thu khó đòi, gây nên nhiều tổn thất cho công ty,…Vì vậy em
xin chọn đề tài “Kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư
Trang 8Xi măng Minh Tuấn”.
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Em nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu kỹ hơn lý luận về kế toán bánhàng theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, đồng thời là cơ sở cho việcnghiên cứu thực trạng Kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật
tư Xi măng Minh Tuấn Trên cở sở đó phát hiện những ưu, nhược điểm trong công tác kếtoán bán hàng tại Công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế nhằmgóp phần hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măngMinh Tuấn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Em đi sâu nghiên cứu tình hình bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh
doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn dựa trên lý luận chung về kế toán bán hàng theo Quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính
Mặt hàng xi măng kinh doanh tại Công ty bao gồm các sản phẩm:
- Xi Măng PCB30
- Xi Măng PCB40
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Em thực hiện khảo sát và nghiên cứu tại phòng kế toán của Công ty
TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn
- Về thời gian nghiên cứu: Em khảo sát và nghiên cứu tại Công ty TNHH Kinh doanh
Vật tư Xi măng Minh Tuấn gồm hai đợt: đợt 1 từ ngày 27/08/2015 đến ngày 20/09/2015, đợt
2 từ ngày 28/09/2015 đến 15/11/2015 , số liệu kế toán bán mặt hàng xi măng năm 2015 tạiCông ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp thu thập và tập hợp số liệu
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Em đã đưa ra những câu hỏi cho Ông Trần
Trung Pha - Giám đốc và các nhân viên trong phòng kế toán của công ty, các câu hỏi trực
Trang 9tiếp liên quan đến nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp Sau đó, em ghi lại câu trả
lời đã thu thập được (Phụ lục số 05: Bản mô tả câu hỏi và kết quả phỏng vấn)
* Phương pháp quan sát thực tế: Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã quan sát
cách làm việc của các nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên kế toán phụ trách kếtoán bán hàng, quan sát quy trình thực hiện nghiệp vụ bán hàng từ lập chứng từ, luânchuyển chứng từ tới ghi sổ kế toán rồi ghi chép lại Từ đó, em có được cái nhìn kháchquan về công tác tổ chức bộ máy kế toán và tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cóthể thu thập số liệu phù hợp với yêu cầu của đề tài em đã chọn
* Nghiên cứu tài liệu của đơn vị thực tập: Em đã tìm hiểu các chứng từ liên quan
đến việc bán mặt hàng Xi măng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có,
sổ sách kế toán liên quan,…sau đó tiến hành tổng hợp lại và nghiên cứu tình hình thựchiện kế toán bán sản phẩm cửa tại công ty
* Nghiên cứu tài liệu thứ cấp khác: Các quy định về kế toán bán hàng được quy
định trong Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các bài nghiên cứu khoahọc và đề tài tốt nghiệp về kế toán bán hàng trong DNSXTM,…
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
* Phương pháp so sánh
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các sự vật,hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.Phương pháp này được thực hiện trong việc nghiên cứu kế toán bán hàng là việc so sánh,đối chiếu giữa lý luận với thực tế công tác bán hàng trong công ty, đối chiếu số liệu trêncác chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu ở sổ cái, sổ tổng hợp vớicác sổ kế toán chi tiết liên quan
* Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đượctại doanh nghiệp, tổng hợp các kết quả phỏng vấn, quan sát thực tế,… Từ đó đưa ra cáckết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài
* Phương pháp toán học.
Trang 10Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tính toán, phân tích các số liệu thuthập được Sử dụng các công cụ toán học để tính toán các chỉ tiêu như doanh thu, giá vốn,giá trị hàng tồn kho
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viếttắt lời mở đầu và kết luận thì khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất thương mại.
Trình bày khái niệm về kế toán bán hàng cùng các khái niệm liên quan đến kế toán bán hàng như khái niệm doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, giá vốn Trình bày tổng quan các phương thức bán hàng, các phương thức thanh toán Ngoài ra còn trình bày các Chuẩn mực toán liên quan đến kế toán bán hàng Trình bày về kế toán bán hàng trong DNSXTM theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC).
Chương 2: Thực trạng kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi măng Minh Tuấn.
Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp Sản xuất Thương mại và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi Măng Minh Tuấn Khảo sát thực trạng kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi Măng Minh Tuấn, các chính sách bán hàng của Công ty đồng thời tìm hiểu và trình bày một số nghiệp vụ bán hàng phát sinh tại Công ty.
Chương 3: Một số kết luận và đề xuất về kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật tư Xi Măng Minh Tuấn.
Trang 11Trình bày các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán mặt hàng Xi măng tại Công ty TNHH Kinh doanh Vật
tư Xi Măng Minh Tuấn.
Trang 12Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
1.1 Lý luận chung về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất thương mại.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong kế toán bán hàng
• Khái niệm bán hàng
Khái niệm bán hàng theo giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp thương
mại”-Trường Đại học Thương mại, năm 2011 thì: “Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền
sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ
hoặc quyền được đòi tiền ở người mua”.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, Bán hàng được địnhnghĩa là: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào
• Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.
Theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu và các khoản giảm trừdoanh thu được định nghĩa như sau:
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp gópphần tăng vốn chủ sở hữu
- Giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do
hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
- Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm
giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Trường hợp mua hàng nhiềulần mới đạt đến lượng hàng được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấuthương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn lần cuối cùng
- Hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định
là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
- Chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ
Trang 13cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn hợp đồng.
• Khái niệm giá vốn hàng bán.
Khái niệm giá vốn hàng bán theo giáo trình “Kế toán Tài chính” – Trường Đại học
Thương Mại, năm 2010 thì: Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trị giáthực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ
1.1.2 Các phương thức bán hàng
1.1.2.1 Phương thức bán buôn hàng hóa
Đặc điểm của hàng bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông,chưa đưa vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa đượcthực hiện Trong bán buôn thường bao gồm 2 phương thức:
• Bán buôn hàng hoá qua kho
Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàngphải được xuất từ kho bảo quản của Doanh nghiệp Có 2 hình thức Bán buôn hàng hoá quakho:
- Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thứcnày, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng DNSXTM xuất kho hànghoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanhtoán tiền hoặc chứng nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vàohợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng DNSXTM xuất kho hàng hoá, dùng phươngtiện của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm
mà bên mua quy định trong hợp đồng Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu củabên DNSXTM, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ
• Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng
DNSXTM sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyểnbán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:
- Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: Doanh
Trang 14nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Saukhi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng bên mua đã thanh toán tiền hoặc chấpnhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ.
- Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Doanhnghiệp sau khi mua hàng nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuêngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận Hàng hoáchuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi nhậntiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhậnthanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó, tách
rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua Mỗi quầyhàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết các hoá đơn hoặctích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao Căn
cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xácđịnh số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làmgiấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng
trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách Cuối ngày nhân viên bán hàng làmgiấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định
số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo bán hàng
- Hình thức bán hàng tự phục vụ: Khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến
bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền lập hoá đơnbán hàng và thu tiền của khách hàng
- Hình thức bán hàng trả góp: Người mua hàng được trả tiền mua hàng thành
nhiều lần cho DNSXTM, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người
Trang 15mua một khoản lãi do trả chậm.
- Hình thức bán hàng tự động: Các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự
động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng nào đó đặt ở các nơi công cộng kháchhàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy tự động đẩy hàng cho người mua
1.1.2.2 Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hóa
DNSXTM giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bán hàng,bên nhận đại lý ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoahồng đại lý bán, số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc về DNSXTMcho đến khi DNSXTM được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanhtoán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu sốhàng này
1.1.3 Phương thức thanh toán
Sau khi giao hàng cho bên mua và nhận được chấp nhận thanh toán bên bán có thểnhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ vào sự thoả thuận giữa 2 bên màlựa chọn các phương thức thanh toán cho phù hợp Có 3 phương thức thanh toán:
1.1.3.1 Phương thức thanh toán trực tiếp.
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển từ người muasang người bán sau khi quyền chuyển sở hữu về hàng hóa bị chuyển giao.Thanh toán trựctiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng hàng hoá (nếu bán theo phương thức hàngđổi hàng) Theo phương thức thanh toán này thì sự vận động của hàng hoá gắn liền với sựvận động của tiền tệ
1.1.3.2 Phương thức thanh toán trả chậm.
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao saumột khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hoá Từ phươngthức thanh toán này hình thành nên khoản nợ phải thu của khách hàng Theo phương thứcthanh toán này thì sự vận động của hàng hoá, sự vận động của tiền tệ có khoảng cách vềkhông gian và thời gian
1.1.3.3 Phương thức thanh toán trả trước.
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao trướcthời điểm giao nhận hàng hóa Mục đích của việc thanh toán trước là để chắc chắn việc
Trang 16thực hiện hợp đồng mua hàng hóa của khách hàng Như vậy, theo phương thức thanhtoán này thì sự vận động của hàng hóa và sự vận động của tiền cũng có khoảng cảnh vềkhông gian và thời gian.
1.1.4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán bán hàng
1.1.4.1 Yêu cầu quản lý kế toán bán hàng
Ở bất cứ một hoạt động nào của xã hội yêu cầu quản lý cũng được đặt ra hết sứcquan trọng và cần thiết Ở hoạt động bán hàng, vấn đề quản lý được đặt ra với bộ phận kế
toán bán hàng là rất cần thiết Kế toán bán hàng cần hạch toán chi tiết tình hình biến động
của từng mặt hàng tiêu thụ, cần quản lý từng khách hàng về số lượng mua như thanh toáncông nợ, quản lý doanh thu của từng khách hàng qua đó biết được từng mặt hàng nào tiêuthụ nhanh hay chậm, từ đó có những biện pháp quản lý xúc tiến hoạt động kinh doanhmột cách hợp lý
Ngoài ra, kế toán bán hàng có nhiều phương thức bán hàng khác nhau do đó hiệuquả kinh doanh của từng phương thức cũng khác nhau do số lượng, giá cả hàng hoá vàphương thức thanh toán của từng phương thức bán hàng
Vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý là phải ghi chép, đối chiếu , so sánh chính xác đểxác định được phương thức bán hàng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình Do bán hàng
là quá trình chuyển hoá tài sản của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền
tệ, cho nên quản lý nghiệp vụ bán hàng phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng Tiền liênquan đến tình hình thu hồi tiền bán hàng, tình hình công nợ và thu hồi công nợ của kháchhàng điều này yêu cầu kế toán cũng như thủ quỹ phải quản lý theo từng khách hàng, từngkhoản nợ tiếp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hàng liên quan đến quá trình bán ra,
dự trữ hàng hoá, các khoản giảm trừ, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán Để đảmbảo tính liên tục trong kinh doanh phải có thông tin về tình hình hàng hoá bán ra, trả lại
để có kế hoạch kinh doanh ở kỳ tiếp theo một cách kịp thời Thêm vào đó kế toán phảithường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng và thực hiện các chính sách
có liên quan đến hoạt động đó: giá cả, chi phí bán hàng, quảng cáo tiếp thị, đồng thời
Trang 17phải tính toán và đưa ra kế hoạch về hoạt động đó một cách hợp lý.
1.1.4.2 Nhiệm vụ kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng trong DNSXTM có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tính hình bán hàng của doanhnghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng,từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng
- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra, bao gồm
cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoáđơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng )
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ, đồng thời phân
bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra, đôn đốc tính hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ; theodõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tính hình trảnợ
- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh
và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ để xác địnhkết quả kinh doanh
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo,điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng
1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất thương mại.
1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định Chuẩn mực kế toán Việt Nam
1.2.1.1 Kế toán bán hàng theo Chuẩn mực kế toán số 01 “chuẩn mực chung”
Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày
31 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Chuẩn mực này phản ánh các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố củaBCTC Doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định sau khi kế toán bán hàng:
+ Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Doanh nghiệp liên quanđến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế
Trang 18toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiềnhoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo kếtquả kinh doanh của Doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là mộtnguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của Doanh nghiệp Lợi nhuận theo
cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung vàBCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầutrung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tái sản, nguồnvốn của một Doanh nghiệp một cách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợpgiữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận
và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giaodịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,
+ Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu, chi
phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng vớidoanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
Như vậy chi phí ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó, không phụ thuộc khoản chi phí đó được chia ra trong thời kỳ nào
Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của từng thời kỳ kế toán, giúp cho các nhà quản trị cónhững quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả
+ Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận ngay từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra
Trang 19Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế;
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh Tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho DN bảo toàn nguồn vốn, hạn chếrủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục
+ Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp cóthay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
Như vậy trong một kỳ kế toán năm, đơn vị phải thực hiện nhất quán đối với cácphương pháp kế toán đã lựa chọn ảnh hưởng tới kế toán bán hàng như: phương pháp tínhtrị giá hàng xuất kho
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”
Chuẩn mực được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Chuẩn mực kế toán VAS 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán hàng tồn kho Để xác định được trị giá hàng tồn kho và trị giá hàng bánchính xác thì các yếu tố liên quan vào quá trình hạch toán hàng bán, hàng tồn kho phảichính xác, từ đó làm căn cứ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Việc tính giá trị HTK trong kế toán bán hàng được áp dụng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính giá theo giá đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, vật
tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó đểtính
Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán;
chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp
Trang 20với doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giátrị thực tế của nó.
Nhược điểm: Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện
khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trịlớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng đượcphương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể ápdụng được phương pháp này
- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại
hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trịtừng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân có thểđược tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình củadoanh nghiệp
* Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giánhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu
kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trongkỳ)
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối
tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra, phương pháp nàychưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệpvụ
*Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thựccủa hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theo công thứcsau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hànghóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tưhàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Ưu điểm: là khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền
Trang 21cuối kỳ
Nhược điểm: việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Do đặc điểm
trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồnkho, có lưu lượng nhập xuất ít
định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuấtkho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tựcho đến khi chúng được xuất ra hết
Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng
xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghichép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đốisát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán
có ý nghĩa thực tế hơn
Nhược điểm: phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không
phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thu hiện tạiđược tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu Đồngthời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến nhữngchi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán số 02
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơngiá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK Số dự phòng giảm giá HTK phải lập là sốchênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng
Theo Điều 4, Thông tư 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 sửa đổi, bổ sung thông
tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và
sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính,
nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp
về trích lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Trang 22Giá gốc hàngtồn kho theo
sổ kế toán
-Giá trị thuần cóthể thực hiệnđược của hàngtồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tạitheo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giábán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ(ước tính)
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bịgiảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giávốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tínhtheo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt
1.2.1.3 Kế toán bán hàng theo Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhậndoanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán vàlập báo cáo tài chính Chuẩn mực này quy định:
• Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩmhoặc hàng hóa cho người mua
Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: hàng hóa bị hư hỏng, kémphẩm chất, lạc hậu về mẫu mã và thị hiếu
Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóadưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Doanh nghiệp vẫn còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt
Trang 23động bình thường mà không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường.
+ Việc thanh toán tiền hàng còn chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào khách hàng.+ Hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đã được thỏa thuận rõ tronghợp đồng mà DN chưa hoàn thành
+ Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêutrong hợp đồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại haykhông
Những lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa là khoản tiền thu được từ việcbán hàng hóa hoặc lợi ích, thu nhập ước tính từ việc sử dụng hàng hóa
Khi DN đã chuyển giao phần lớn những rủi ro và lợi ích kể trên thì mới được ghinhận doanh thu bán hàng
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặcquyền kiểm soát hàng hóa
Trong hầu hết các trường hợp thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trùng vớithời điểm chuyển quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp lại có sự tách rời hai quyền này như: Khi bán hàng trả góp, quyền quản lý vàquyền kiểm soát đã được chuyển giao nhưng quyền sở hữu chưa được chuyển giao, điềunày có nghĩa là phần lớn rủi ro và lợi ích của việc sở hữu hàng hóa gắn liền với quyềnkiểm soát được chuyển giao cho người mua mặc dù quyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc vềngười bán Người mua chỉ thực sự trở thành chủ sở hữu khi đã hoàn thành xong nghĩa vụthanh toán
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được giá trị tương đương củakhoản đã thu hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc bán hàng hóa
- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã tương đối chắc chắn rằng DN nhận được lợiích từ các giao dịch Điều này cũng phù hợp với “nguyên tắc thận trọng” của chuẩn mực01: “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năngthu được lợi ích kinh tế”
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Theo “nguyên tắc phù hợp” của chuẩn mực 01: “Việc ghi nhận doanh thu và chiphí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận mộtkhoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với
Trang 24doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phíphải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó”.
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng cụ thể như sau:
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thứcgiao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận Doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận
đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thứcgửi hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặc bênmua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán
- Với phương thức bán lẻ hàng hóa: Thời điểm ghi nhận Doanh thu là thời điểmnhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng
- Với phương thức bán hàng đại lý: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm bênnhận đại lý thanh toán tiền hàng, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đã bán được
• Xác định doanh thu
Doanh thu được xác định như sau:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bên muahoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thuđược hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanhtoán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thuđược xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trongtương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thuđược trong tương lai
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bảnchất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác khôngtương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trường hợp này,doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xácđịnh được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định
Trang 25bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của doanhnghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ đã
bỏ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức Trênnguyên tắc đó, giá bán được xác định như sau
Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại
Hoặc: Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế * ( 1 + % Thặng số thương mại)
1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC)
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Theo chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
ở bất kỳ phần hành kế toán nào thì doanh nghiệp phải phải lập chứng từ theo mẫu quyđịnh của Bộ Tài Chính Những chứng từ này là cơ sở để đối chiếu kiểm tra nghiệp vụcũng như được sử dụng cho công tác hạch toán kế toán
• Hệ thống biểu mẫu, chứng từ kế toán:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa: đây là chứng từ đầu tiên đánh dấu sự phát sinh của
nghiệp vụ bán hàng
+ Hóa đơn giá trị gia tăng: Là hóa đơn dùng cho các đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế Hóa đơn do người bán lập khi bán hàng hóa hoặc cung cấpdịch vụ Mỗi hóa đơn được lập cho các loại hàng hóa, dịch vụ có cùng mức thuế suất.Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên( Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 giao cho khách hàng,liên 3 dùng làm chứng từ kế toán)
+ Hóa đơn bán hàng thông thường: Là hóa đơn dùng cho các doanh nghiệp nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàngthuộc diện không chịu thuế GTGT
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Là loại chứng từ dùng để theo dõi số
lượng hàng hóa di chuyển từ kho này sang kho khác trong nội bộ doanh nghiệp Đây làcăn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết hàng hóa Phiếu này do bộ phận
Trang 26cung ứng lập thành 3 liên: Liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 chuyển cho thủ kho để ghi thẻkho sau đó chuyển lên phòng kế toán, liên 3 giao cho khách hàng.
+ Các loại hóa đơn, chứng từ khác
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Bảng kê hàng hóa bán lẻ
- Hóa đơn cước phí vận chuyển
- Hóa đơn thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
Tất cả các nghiệp vụ bán hàng phát sinh của doanh nghiệp đều phải lập chứng từbán hàng Chứng từ bán hàng chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ bán hàng phátsinh
Nội dung chứng từ bán hàng phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thựcvới nội dung nghiệp vụ bán hàng phát sinh, phải kịp thời, chính xác theo nội dung quyđịnh trên mẫu
Chữ viết và số trên chứng từ bán hàng phải rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa,không viết tắt Số tiềng viết bằng chữ phải khớp và đúng với số tiền viết bằng số Khi viếtphải dùng bút mực xanh hoặc mực đen, không được dùng bút mực đỏ hay bút chì Số vàchữ viết phải liên tục, liền mạch, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo, khôngđược viết chồng đè Nếu viết sai thì phải gạch bỏ chỗ sai bằng một gạch, ghi chữ hoặc sốđúng lên phía trên và người sửa chữ ký tên ở bên cạnh
Chứng từ bán hàng phải được lập đủ số liên quy định và phải lập một lần cho tất
cả các liên theo cùng một nội dung bắng máy tính, máy chứ hoặc viết lồng bằng giấy than
Trang 27ở giữa hai liên
Các hóa đơn, chứng từ bán hàng được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nộidung quy định cho chứng từ, hóa đơn bán hàng
Mọi chứng từ bán hàng phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từmới có giá trị thực hiện Chữ ký trên chứng từ của một người phải thống nhất và giữa cácliên phải giống nhau
Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách
kế toán để giao dịch với khách hàng, chữ ký của kế toán trưởng được thay bằng chữ kýcủa người phụ trách kế toán của đơn vị bán hàng đó
Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp, của kế toán trưởng (hoặc người được
ủy quyền) và dấu đóng trên hóa đơn, chứng từ bán hàng phải phù hợp với mẫu dấu vàchữ ký đã đăng ký theo quy định
Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” củangười đứng đầu doanh nghiệp
Việc phân cấp ký trên chứng từ bán hàng do Tổng giám đốc (Giám đốc) doanhnghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý của đơn vị
Riêng chứng từ bán hàng được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theoquy định của Luật kế toán và phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định
(Nguồn: Các quy định về chứng từ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ tài chính)
Bước 2: Kiểm tra chứng từ:
Trình tự kiểm tra chứng từ bán hàng bao gồm:
Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trênchứng từ bán hàng
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của nghiệp vụ bán hàng phát sinh thôngqua các yếu tố cơ bản đã được ghi trên hóa đơn, chứng từ bán hàng
Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông itn trên chứng từ bán hàng
Khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ bán hàng nếu phát hiện có hành vi vi phạm chínhsách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải báo ngay cho
Trang 28Giám đốc doanh nghiệp để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Bước 3: Sử dụng chứng từ
Sử dụng chứng từ là tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán Sau khi bộphận kế toán kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng các yếu tố cơ bản trên chứng từ bán hàng đã lập,nếu xác minh những yếu tố đó là đúng và hoàn toàn hợp lý thì chứng từ đó sẽ được đưavào luân chuyển và sử dụng để shi sổ kế toán
Trong bước sử dụng chứng từ bán hàng cần lưu ý một vài điểm sau:
Đối với hóa đơn, chứng từ bán hàng không đúng thủ tục, nội dung và chữ sốkhông rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hay ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làmthêm thủ tục và điểu chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ kế toán
Để chuẩn bị cho việc phản ánh chứng từ bán hàng vào sổ kế toán được dễ dàng,thuận tiện và nhanh chóng hơn thì sau khi kiểm tra, kế toán cần phải tiến hành một sốcông việc như ghi giá trên chứng từ, phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu của các chứng
từ cùng loại, lập định khoản kế toán để hoàn thiện chứng từ
Chỉ khi nào hóa đơn, chứng từ bán hàng được kiểm tra và hoàn chỉnh mới được
sử dụng để làm căn cứ ghi sổ
Bước 4: Bảo quản và lưu trữ chứng từ
Các loại chứng từ bán hàng phải được sắp xếp theo trình tự thời gian và bảo đảmcẩn thận, an toàn theo quy định của pháp luật Chứng từ kế toán lưu trữ phải là bản chính.Chứng tư kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kếtoán năm hoặc kết thúc công việc kế toán Khi hết thời hạn lưu trữ theo luật định (tốithiểu trong vòng 10 năm) thì chứng từ có thể được đem hủy bỏ.Trường hợp mất hóa đơnbán hàng phải báo cáo với thủ trưởng và kế toán trưởng của đơn vị đó và báo ngay cho cơquan thuế để có biện pháp xử lý kịp thời
định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính )
1.2.2.2 Tài khoản kế toán
Để phản ánh các khoản liên quan giá bán, doanh thu và các khoản ghi giảm doanhthu về bán hàng cùng với doanh thu thuần về bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau
Trang 29• TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh doanh
thu của khối lượng hàng đã bán, dịch vụ đã cung cấp không phân biệt đã thu được tiềnhay chưa thu được tiền
Kết cấu tài khoản.
Bên nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2:
TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa”
+ Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằngngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sửdụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh hoặc tỷ giao dịch bình quân trên
Trang 30thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
+ Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đãbán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuếGTGT
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán(Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu)
+ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghinhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện
về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhậndoanh thu được xác định
+ Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bánhàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng nàykhông được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi vào Tài khoản 511 “Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản 131 “Phải thu củakhách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng Khi thực giao hàng cho người mua sẽhạch toán vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về trị giá hàng
đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu
• TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Phán ánh các khoản giảm trừ doanh
thu trong trường hợp những sản phẩm, hàng hoá được xác định là đã bán nhưng vì lý do
về chất lượng, về qui cách kỹ thuật, người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại.
Trang 31Kết cấu tài khoản 521
Bên nợ:
Số chiết khấu thương mại , giảm giá hàng bán đã chấp nhận thanh toán cho kháchhàng, doanh thu của hàng bán bị trả lại
Bên có:
Số kết chuyển sang tài khoản 511
Tài khoản 521 có các tài khoản cấp 2:
• TK 5211: “Chiết khấu thương mại” Phản ánh số giảm giá cho người mua hàngvới khối lượng hàng hóa lớn được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc các chứng từ khác liênquan đến bán hàng
• TK 5212: “ Hàng bán bị trả lại” Phản ánh trị giá bán của số sản phẩm, hàng hóa
đã bán bị khách hàng trả lại
• TK 5213 “ Giảm giá hàng bán” Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán so vớigiá bán ghi trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường phát sinh trong kỳđối với những hàng hoá kém phẩm chất
• TK 632 ‘Giá vốn hàng bán”: Phán ánh trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ
trong kỳ.
Kết cấu tài khoản 632
Bên nợ
- Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng hóa tính vào giá vốn
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên có
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinhdoanh
Trang 32- Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả lại
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loạithành phẩm của doanh nghiệp Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chếbiến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong
đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho
Để phản ánh trị giá vốn của hàng gửi bán đại lý, hoặc hàng gửi đi bán và chưađược chấp nhận, kế toán sử dụng TK 157 “Hàng gửi bán”, Tài khoản này được mở chitiết theo từng loại hàng hóa, theo từng lần gửi
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản: TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”, TK
111 “Tiền mặt”, TK112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 1381:Tài sản thiếu chờ xử lý
1.2.2.3 Định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu
Kế toán bán buôn hàng hóa:
+ Kế toán bán buôn theo phương pháp giao hàng trực tiếp
Khi xuất kho hàng hóa, căn cứ hóa đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK tiền mặt (111),tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu của khách hàng (131) theo giá thanh toán củahàng hóa đã bao gồm cả thuế GTGT đồng thời ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theogiá chưa có thuế GTGT và ghi thuế GTGT phải nộp (3331) Căn cứ vào phiếu xuất kho
để ghi nhận giá vốn hàng bán Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng hóa(156),TK thành phẩm (155) theo giá trị thực tế của hàng xuất kho
+ Kế toán bán buôn qua kho theo phương pháp gửi hàng cho khách hàng”
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh giá thực tế của hàng xuất bán: ghi:
Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa (156) Khi hàng hóa gửi bán được xácđịnh là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận DT, kế toán phản ánh doanh thu bánhàng (như trường hợp trên) đồng thời phản ánh giá vốn hàng gửi bán: ghi Nợ TK giá vốnhàng gửi bán (632), đồng thời ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo giá trị thực tế xuất kho
Trang 33• Bán buôn vận chuyển thẳng
+ Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo phương pháp giao tay ba
Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngânhàng (112) hoặc phải thu của khách hàng (131) theo giá thanh toán của hàng hóa đã baogồm cả thuế GTGT, đồng thời ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá chưa có thuếGTGT và ghi thuế GTGT phải nộp (3331) Căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bánhàng do nhà cung cấp lập, kế toán phản ánh GVHB: ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632),ghi nợ TK thuế GTGT đầu vào nếu có (133), đồng thời ghi Có TK tiền mặt (111), tiềngửi ngân hàng (112), phải trả người bán (331) theo giá mua đã có thuế GTGT
+ Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Khi DN mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặchóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi Nợ TK hàng gửibán (157) theo giá chưa có thuế GTGT, Nợ TK thuế GTGT đầu vào nếu có (133), đồngthời ghi có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải trả người bán (331),khi hàng gửi bán được xác định là đã tiêu thụ, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửingân hàng (112), phải thu khách hàng (131) theo giá bán đã có thuế GTGT, đồng thời ghi
Có TK doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế, Có TK thuế GTGT đầu ra phải nộp(3331) Đồng thời phản ánh GVHB: ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), Có TK hàng gửibán (157)
• Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn
+ Chiết khấu thanh toán: là khoản chiết khấu cho những khách hàng thanh toántiền hàng trước thời hạn ghi trong hợp đồng, chiết khấu thanh toán được phản ánh vào chiphí tài chính, kế toán ghi Nợ TK chi phí tài chính (635) theo số chiết khấu cho kháchhàng, ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), ghi có TK phải thu khách hàng(131) theo tổng số phải thu
+ Chiết khấu thương mại: Khi bán buôn có phát sinh khoản chiết khấu thương mạigiảm trừ cho khách hàng kế toán ghi Nợ TK chiết khấu thương mại (5211) theo số chiếtkhấu cho khách hàng, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên khoản chiết khấuđồng thời ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu của khách
Trang 34hàng (131) theo tổng số giảm trừ.
+ Giảm giá hàng bán: Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán chongười mua về số lượng hàng đã bán kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách, hợp đồngthì kế toán ghi Nợ TK giảm giá hàng bán (5213) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi
Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên giá trị hàng bán bị giảm giá, ghi Có TK tiềnmặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo giá thanh toán
+ Hàng bán bị trả lại: Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh doanh thuhàng bán bị trả lại, ghi Nợ TK hàng bán bị trả lại (5212) theo giá bán hàng bị trả lại chưa
có thuế GTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên giá trị hàng bị trả lại,ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gừi ngân hàng (112), phải thu của khách hàng (131) theogiá thanh toán của hàng bị trả lại
Khi đơn vị chuyển hàng về nhập kho kế toán ghi Nợ TK hàng hóa (156), TK thànhphẩm (155) theo giá vốn, ghi Có TK giá vốn (632)
Nếu đơn vị chưa chuyển hàng về nhập kho kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157),ghi có TK giá vốn (632) theo giá trị thực của hàng bị trả lại
+ Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán
Trường hợp hàng gửi đi bán phát sinh thiếu hàng hóa chưa xác định rõ nguyênnhân, kế toán chỉ phản ánh DT theo số tiền bên mua chấp nhận thanh toán Số hàngthiếu chưa xác định nguyên nhân, kế toán ghi Nợ TK hàng thiếu chưa xác định nguyênnhân (1381) theo giá trị hàng hóa thiếu, ghi Có TK hàng gửi bán (157)
Trường hợp phát sinh hàng thừa chưa rõ nguyên nhân, kế toán chỉ phản ánh doanhthu theo hóa đơn bên mua đã chấp nhận thanh toán, phản ánh số hàng thừa kế toán ghi
Nợ TK hàng gửi bán (157) theo giá trị hàng thừa, ghi Có TK hàng thừa chưa xác định rõnguyên nhân (338)
Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của nhân viên bánhàng Kế toán xác định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ.Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toántiến hành ghi sổ kế toán: ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng giá thanh toán, ghi Có TK
Trang 35doanh thu (511) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi có TK thuế GTGT phải nộp (3331)tính trên giá bán.
- Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng
kê bán lẻ hàng hóa, thì nhân viên bán hàng phải bồi thường, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt(111) ghi Nợ TK phải thu khác (1388) số tiền nhân viên bán hàng thiếu, ghi Có TK doanhthu bán chưa thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp số tiền nhân viên bán hàng thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kêbán lẻ hàng hóa thì khoản thừa được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp, kế toánghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng số tiền nhân viên bán hàng thực nộp, ghi Có TK doanhthu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp, ghi Có TK thunhập khác (711) theo số tiền thừa
Xác định giá vốn của số hàng bán kế toán ghi Nợ TK giá vốn (632) theo trị giáthực tế của hàng bán, ghi Có TK hàng hóa (156), TK thành phẩm (155)
Kế toán nghiệp vụ bán đại lý
Đối với đơn vị giao đại lý
- Khi đơn vị giao hàng cho cơ sở nhận đại lý: nếu đơn vị xuất kho hàng hóa đểgiao đại lý kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa(156), TK thànhphẩm (155) theo giá trị thực tế xuất kho Nếu đơn vị mua hàng và giao thẳng cho cơ sởnhận đại lý kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157) theo giá mua chưa thuế, Nợ TK thuếGTGT đầu vào được khấu trừ (133), ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gừi ngân hàng (112)hoặc phải trả người bán (331) theo tổng giá thanh toán
- Khi nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi do cơ sở nhận đại lý lập
và các chứng từ thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý dành cho bênnhận bán hàng đại lý
Trường hợp bên nhận đại lý đã khấu trừ tiền hoa hồng, kế toán ghi Nợ TK tiềnmặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) theo số tiền thực nhận theo giá thanh toán, Nợ TKchi phí bán hàng (6421) số tiền hoa hồng chưa có thuế GTGT, Nợ TK thuế GTGT đượckhấu trừ tính trên số tiền hoa hồng (133), ghi Có TK doanh thu bán hàng theo giá chưathuế GTGT (511), Có TK thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331)
Trang 36Trường hợp hoa hồng trả theo định kỳ (đơn vị nhận hàng đại lý không khấu trừngay tiền hoa hồng), kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gừi ngân hàng (112) hoặckhoản phải thu của khách hàng (131) theo giá bán đã có thuế của hàng hóa đã bán, ghi Có
TK doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế (511), ghi có TK thuế GTGT đầu raphải nộp (3331)
- Khi thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở đại lý, kế toán ghi Nợ TK chi phí bánhàng (6421), Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ tính trên tiền hoa hồng (133), ghi Có TKtiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112)
- Xác định giá vốn của số hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ, kế toán ghi Nợ TKgiá vốn (632), ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo giá trị thực tế hàng gửi bán
Đối với đơn vị nhận đại lý
- Khi nhận được hàng hóa do cơ sở giao đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bảngiao nhận kế toán ghi Nợ TK hàng hóa nhận bán hộ (003)
các chứng từ liên quan
Trường hợp doanh nghiệp khấu trừ ngay tiền hoa hồng được hưởng, kế toán ghi
Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) theo tổng số tiền thu được theo giá thanhtoán, ghi Có TK doanh thu (5113) khoản hoa hồng được hưởng, Có TK thuế GTGT phảinộp tính trên hoa hồng được hưởng (3331), Có TK phải trả người bán(331) số còn phảitrả cho bên giao đại lý,
Trường hợp doanh nghiệp chưa khấu trừ hoa hồng được hưởng, kế toán ghi Nợ
TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) số tiền theo giá thanh toán, Có TK phải trảcho bên giao đại lý (331)
- Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, ghi Có TK doanh thu bán hàng (5113) số tiền hoa hồng được hưởng, Có TK thuếGTGT phải nộp tính trên khoản tiền hoa hồng được hưởng Đồng thời ghi Có TK hànggửi bán (003) theo giá trị hàng hóa nhận đại lý đã xác định tiêu thụ
- Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý, kế toán ghi Nợ TK phải trả người bán(331) số tiền đã thanh toán, ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112)
Kế toán bán hàng trả chậm, trả góp
Trang 37Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT, ghi
Nợ TK phải thu khách hàng (131) theo số tiền còn phải thu, ghi Nợ TK tiền mặt (111) hoặctiền gửi ngân hàng (112) số tiền trả lần đầu, ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bántrả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), ghi Có TK doanhthu chưa thực hiện được (3387) phần lãi trả góp
Kế toán xác định giá vốn hàng hóa đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn (632), ghi
Có TK hàng hóa (156), TK thành phẩm (155) theo trị giá vốn hàng xuất bán
Định kỳ thu nợ khách hàng kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng(112), ghi Có TK phải thu của khách hàng (131) Đồng thời ghi nhận lãi trả góp vàodoanh thu hoạt động tài chính: ghi Nợ TK doanh thu chưa thực hiện (3387), ghi Có TKdoanh thu tài chính (515) theo số lãi từng kỳ
1.2.2.4 Sổ kế toán
1.2.2.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung
+ Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật kýchung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) củanghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụphát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung;
- Sổ Nhật ký đặc biệt: Bao gồm các sổ như sổ Nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thutiền, chi tiền, sổ nhật ký tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết vật liệu – sản phẩm – hànghóa, sổ chi tiết thanh toán
- Sổ Cái tài khoản;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục số 01)
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
Trang 38sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụphát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng
từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan.Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợptừng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi
đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt(nếu có)
(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tàichính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối sốphát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung(hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trêncác sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
1.2.2.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế(theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký -
Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục số 02)
(a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định
Trang 39tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu của mỗichứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho nhữngchứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lầntrong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(b) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột
số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghivào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinhtháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầutháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuốiquý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
(c) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - SổCái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(d) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khoá
sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên “Bảngtổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuốitháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ đượckiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
1.2.2.4.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Trang 40Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ
kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo sốthứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kếtoán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Phụ lục số 03)
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi
sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đượcdùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổđược dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lậpBảng Cân đối số phát sinh
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằngTổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư