1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VI SINH VẬT

7 1,9K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Kể tên các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng bệnh viện: 10.. Hiện tượng hoán vị kháng nguyên của virus cúm xảy ra khi có ...A...virus, với nhiều đoạn ARN ....B....về mặt di truyền, cùng lú

Trang 1

Bộ môn Vi sinh Khối Y2 - Năm học 2009 – 2010 lần 1

Thời gian làm bài: 60 phút Ngày thi: 23/07/2010

Mẫu đề A ( Sinh viên phải ghi chữ “A” vào ô mẫu đề ở phiếu trả lời )

(Sinh viên đọc kỹ các câu hỏi và viết câu trả lời đúng vào phiếu trả lời đề thi trắc

nghiệm)

www.yhocduphong.net

I.Câu hỏi trả lời ngắn:

1 Vi khuẩn lao được nuôi cấy ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như môi trường đặc (A) , môi trường lỏng (B)

2 Tế bào nhân nguyên thuỷ có cấu trúc tế bào đơn giản Nhân chỉ gồm có một nhiễm sắc thể không (A) ., nhưng (B) lại phức tạp hơn

3 Chẩn đoán vi khuẩn bệnh thương hàn trong tuần lễ đầu của bệnh bằng (A) , hoặc (B)

4 Một số chủng tụ cầu sinh ra (A) , nó đề kháng với nhiệt độ cũng như tác động của enzym ở ruột, là nguyên nhân chính gây (B)

5 Nêu 2 kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh bệnh do Legionella pneumophila gây ra :

6 Rifampin kết hợp với (A) phụ thuộc ADN và như vậy ức chế sự tổng hợp

(B) ở vi khuẩn

7 Lúc vi sinh vật gây bệnh trực tiếp truyền từ người này sang người khác, gây nên những quá trình (A) thì chúng làm phát sinh bệnh (B)

8 Trong thiên nhiên sự (A) giữ một vai trò có ý nghĩa trong lây lan các (B) ở vi khuẩn Gram dương

9 Kể tên các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng bệnh viện:

10 Bordetella pertussis sản xuất các yếu tố làm thành .(A) và có vai trò

trong (B)

11 Nêu 2 kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh bệnh do Burkholderia pseudomallei gây ra:

12 Kháng thể có tính chất (A) trong bệnh tả là (B) ở các tế bào niêm mạc ruột

13 Kỹ thuật tiêm truyền bệnh phẩm vào chuột được dùng để chẩn đoán 2 loại xoắn khuẩn gây bệnh là:

14 Clostridium perfringens gây 2 bệnh nhiễm trùng ở người là:

15 Nêu tên các phương pháp nhuộm thường dùng để quan sát hình thể Rickettsia:

16 Các thuốc ức chế protease cạnh tranh với (A) để gắn vào vị trí hoạt động của (B) , ngăn cản sự cắt polyprotein của virus dẫn đến sự tạo thành các hạt virus không có khả năng gây nhiễm

17 Hiện tượng hoán vị kháng nguyên của virus cúm xảy ra khi có (A) virus, với nhiều đoạn ARN (B) về mặt di truyền, cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào

18 Kể tên 2 xét nghiệm tìm virus SARS-CoV hay vật liệu ARN của nó:

Trang 2

A: B:

19 Hai kỹ thuật xác định kháng thể HIV :

20 Virus dại không truyền qua được (A) , nhưng có thể xâm nhập vào cơ thể qua (B)

21 Họ Picornaviridae bao gồm 2 giống :

22 Khi lắc canh khuẩn với tần số vừa từ 1 - 60 lần /phút thì có tác động tốt đến (A) của vi khuẩn do tăng khả năng (B) , thúc đẩy sự phân bào

II Sinh viên đọc kỹ các câu sau đây và trả lời đúng hay sai:

1 Klebsiella là trực khuẩn gram âm, có vỏ.

2 Phage chứa cả 2 loại axit nucleic là ADN và ARN

3 Ưu điểm chính của vaccine bất hoạt là không có nguy cơ nhiễm trùng

4 Mycoplasma có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo.

5 Proteus có thể gây ra viêm tai giữa có mủ.

6 Trực khuẩn Shiga có một ngoại độc tố, tác dụng hoàn toàn giống với độc tố ruột của ETEC

7 Kháng thể của thành phần bề mặt vi khuẩn có tác dụng trung hòa kháng nguyên ngăn cản vi khuẩn bám dính vào biểu mô

8 Liên cầu tan máu β nhóm A là thành phần khuẩn chí đường hô hấp, gây bệnh khi xâm nhập van tim bất thường

9 Bệnh do Yersinia pestis được lây truyền do côn trùng tiết túc.

10 Bản chất của phản ứng Eleck là phản ứng kết tủa

11 Listeria monocytogenes gây bệnh ở súc vật, có thể truyền sang người.

12 Virus ký sinh bắt buộc trong tế bào sống

13 Retrovirus chứa ADN 2 sợi.

14 Phân lập virus Dengue bằng kỹ thuật tiêm vào các tổ chức của muỗi trưởng thành

III Sinh viên đọc kỹ các câu hỏi sau đây và chọn 1 câu trả lời đúng nhất:

1 Chlamydia khác biệt với virus vì:

a kích thước nhỏ hơn vi khuẩn b sống ngoại bào

c không có vách tế bào d không nhạy cảm với kháng sinh

e chứa 2 loại axit nucleic ADN và ARN

2 Vibrio parahaemolyticus:

a tác nhân gây bệnh này chưa gặp ở Việt Nam

b.không phát triển được ở môi trường thạch kiềm và pepton kiềm

c không di động

d là một typ sinh vật của V.cholerae 01.

e gây bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn cho người

3 Cơ chế gây bệnh chính của C.jejuni liên quan đến:

a khả năng di động b khả năng sinh độc tố ruột

c khả năng xâm nhập d khả năng đề kháng kháng sinh

e khả năng phân hủy nitrat

4 Trực khuẩn mủ xanh là nguyên nhân thường gặp:

Trang 3

c gây nhiễm khuẩn hệ thống thần kinh d gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

e gây nhiễm khuẩn đườngsinh dục

5 Cơ chế tác dụng chống vi khuẩn của quinolone và các fluoroquinolone là:

a ức chế sự tạo vách vi khuẩn b ức chế tổng hợp protein vi khuẩn

c ức chế tổng hợp nhân bằng ức chế enzym DHFR

d ức chế chức năng màng nguyên tương

e ức chế tổng hợp nhân bằng ức chế enzym ADN gyrase

6 Haemophilus influenzae là tác nhân thường gây nên các nhiễm trùng ở:

a đường hô hấp b đường tiêu hóa

c đường sinh dục d đường tiết niệu e đường bạch huyết

7 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết trong nhiễm trùng bệnh viện thường là do:

a.loài vi sinh vật hiện diện trên da người bệnh b loại dịch truyền sử dụng

c canuyn huyết quản bị nhiễm bẩn d sức đề kháng của bệnh nhân

e sự thiếu chăm sóc của nhân viên y tế

8 Các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở người thường gặp là:

a Proteus, lậu cầu, Klebsiella, Salmonella

b E.coli, Pseudomonas aeruginosa, liên cầu D, Proteus

c Liên cầu D, lậu cầu, tụ cầu, Shigella.

d Klebsiella, vi khuẩn lao, Pseudomonas aeruginosa, EIEC.

e Salmonella enteritidis, E.coli, tụ cầu, liên cầu viridans.

9 Các vi khuẩn nào sau đây là tác nhân gây tiêu chảy cấp ở người bằng cơ chế sinh độc tố ruột:

a EPEC, EHEC, Shigella b Salmonella, EIEC, V.cholerae

c V.parahaemolyticus, ETEC d ETEC, V.cholerae 01.

e Yersinia enterrocolitica, C.jejuni.

10 Klebsiella pneumoniae:

a có một độc tố dễ bị hủy bởi nhiệt b.không có kháng nguyên vỏ

c là vi khuẩn lây lan từ động vật sang người d không có urease

e là tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới

11 Khả năng gây bệnh của vi khuẩn uốn ván liên hệ đến:

a tạo ngoại độc tố mạnh b nội độc tố của vi khuẩn

c tạo ra các yếu tố phá hủy tổ chức d tạo bào tử khi xâm nhập tổ chức

e gây nhiễm khuẩn máu

12 Vi khuẩn phong gây nên những thương tổn:

a.chủ yếu là ở dây thần kinh b quan trọng nhất là những nốt sần mất cảm giác

c đáng lưu ý nhất là cụt ngón chân d ở những mô lạnh: da, dây thần kinh ngoại vi

e thường định vị ở vùng đầu mặt

13 Có thể thấy rõ các hạt dị nhiễm sắc của vi khuẩn bạch hầu bằng phương pháp nhuộm:

c Albert hoặc Neisser d nhuộm Ziehl-Neelsen

e nhuộm đơn xanh metylen

Trang 4

14 Khuẩn chí bình thừơng ở ruột già gồm :

a Salmonella, Shigella, E.coli

b E.coli, Proteus, Staphylococcus.,V.cholerae.

c Neisseria, Streptococcus, Mycobacterium.

d Bacteroides, Lactobacilus, E.coli, Proteus.

e Neisseria, E.coli, Lactobacilus.

15 Yersinia pestis:

a phát triển tốt ở nhiệt độ 28oC b đòi hỏi khí trường có 5%-10% CO2

c phát triển làm đục môi trường canh thang d đòi hỏi các yếu tố phát triển X và V

e gây bệnh tiêu chảy ở người

16 Legionella pneumophila từ môi trường xung quanh vào người theo đường:

17 Huyết thanh được sử dụng để:

a kích thích cơ thể đáp ứng tạo kháng thể b đem lại tính miễn dịch hoạt động tức thời

c đem lại tính miễn dịch thụ động bền vững

d phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng nhờ những kháng thể đặc hiệu của nó

e điều trị cấp cứu bệnh nhiễm trùng

18 Loài vi khuẩn cần khí trưòng có CO 2 5 - 7% là:

a.S.aureus, liên cầu b.H.influenzae, S.epidermidis.

c.Lậu cầu, S.saprophyticus d.Não mô cầu, S.epidermidis. e.Lậu cầu, não mô cầu

19 Phản ứng trung hòa enzym, ví dụ như:

a phản ứng Widal b phản ứng FTA-Abs

ASO, ASK

20 Nhiều vi khuẩn đường tiêu hoá tiết ra enzym mucinase:

a làm phá vỡ vách tế bào biểu mô tiêu hoá b phá huỷ tế bào bạch cầu tại niêm mạc ruột

c hạn chế khả năng tiết nhầy của niêm mạc ruột

d tạo lớp nhầy quanh tế bào vi khuẩn và bảo vệ chúng

e làm phá vỡ lớp niêm dịch bao phủ niêm mạc ruột

21 Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu:

a.có được khi cơ thể nhiễm trùng hoặc do dùng vaccine

b.làm giảm hiệu quả của cơ chế bảo vệ đặc hiệu

c có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh nội tế bào

d.bao gồm hệ thống thực bào và kháng thể

e được huy động đầu tiên để ngăn cản vi sinh vật xâm nhập cơ thể

22 Đối với các mầm bệnh nội tế bào thì kháng thể dịch thể có vai trò thứ yếu trong sức đề kháng vì:

a kháng thể không đặc hiệu với các vi sinh vật gây bệnh

b kháng thể không tiếp cận được với các vi sinh vật gây bệnh

c.Các đại thực bào đã tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh

Trang 5

e interferon sẽ ức chế sự nhân lên của chúng.

23 Tính đặc hiệu của kháng nguyên O ở vách tế bào vi khuẩn Gram âm do:

a thành phần lipit quyết định b cấu tạo hóa học quyết định

c thành phần polysaccarit quyết định d trọng lượng phân tử quyết định

e thành phần protein quyết định

24 Vách của vi khuẩn gram âm có đặc diểm sau:

a có thành phần axit teichoic b giải phóng vật liệu của vách khi vi khuẩn sống

c là yếu tố xâm nhiễm của vi khuẩn d là thành phần nội độc tố của vi khuẩn

e làm cho vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm Gram

25 Chẩn đoán nhanh sự có mặt của H.pylori trong bệnh phẩm bằng phương pháp:

a nhuộm, soi trực tiếp b nuôi cấy trên môi trường Colombia

c tìm kháng thể kháng H.pylori d test Urease

e đo lượng C13 trong hơi thở

26 Virus herpes simplex type 1 thường gây các bệnh cảnh lâm sàng sau:

a Viêm miệng, viêm kết mạc, nhiễm trùng cơ quan sinh dục

b Viêm miệng, viêm kết mạc sừng hóa, viêm màng não

c Nhiễm trùng đường sinh dục nam và nữ, viêm màng não, viêm miệng

d Viêm lợi, viêm cơ tim, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

e Viêm lợi, viêm gan, viêm màng não

27 Kháng nguyên HBcAg của virus viêm gan B là:

a.Dạng hình cầu và hình sợi của vỏ virus

b.Thành phần protein hòa tan của lõi virus viêm gan B

c.Là thành phần ADN polymeraza

d.Thành phần bề mặt của lõi virus viêm gan B

e.Thành phần hòa tan ở lõi và ADN polymeraza

28 Interferon do một virus cảm ứng tạo thành:

a không bền vững ở nhiệt độ thấp

b có tác dụng ức chế sự nhân lên của nhiều loài virus khác nhau

c có tác dụng bảo vệ cho tế bào của nhiều loài động vật khác nhau

d chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus đã cảm ứng

e có tác dụng chống lại nhiều virus ở bên ngoài tế bào

29 Cấu trúc kháng nguyên của virus:

a do các axit nucleic của virus quyết định b phụ thuộc vào tế bào chủ

c thay đổi sau mỗi chu kỳ nhân lên

d liên quan đến cấu trúc kháng ngyên của tế bào chủ

e phụ thuộc vào ARN thông tin của tế bào chủ

30.Vaccine sởi đang sử dụng ở Việt Nam trong chương trình tiêm chủng mở rộng là loại:

a vaccine giải độc tố b vaccine bất hoạt

c vaccine tổng hợp hóa học d vaccine tái tổ hợp

Trang 6

e vaccine sống giảm độc

31 Hiện tượng biến thể kháng nguyên của virus cúm :

a Là quá trình đột biến ngẫu nhiên xảy ra ở gen mã hóa cho hemagglutinin

b Là nguyên nhân gây ra các vụ đại dịch cúm trên toàn cầu

c Là các đoạn genom hoán vị với nhau

d Chỉ thấy xảy ra ở virus cúm A

e Là quá trình đột biến ngẫu nhiên xảy ra ở gen mã hóa cho neuraminidase

32 Các thuốc Zanamivir và Oseltamivir ngăn cản sự giải phóng các virion của

virus cúm A và B

mới được hình thành bằng cách:

a ức chế sự tổng hợp protein của virus

b ức chế enzyme ADN polymerase của virus

c ức chế enzyme ARN polymerase của virus

d ức chế sự dịch mã của ARN thông tin của virus

e ức chế enzyme neuraminidase của virus

33 Đường lây truyền của virus rubella là:

a Đường hô hấp b Đường tiêu hóa

c Đường tiếp xúc sinh dục d Do côn trùng tiết túc đốt

e Do các vết cào xước trên da

34 Trong tự nhiên virus arbo lan truyền từ động vật có xương sống này sang động vật có xương sống khác:

a qua đường tiêu hóa b qua đường hô hấp

c qua đường sinh dục d qua đường máu

e qua côn trùng tiết túc hút máu

35 Virus Dengue và virus viêm não Nhật bản dễ bị mất hoạt lực bởi :

e actinomyxin D

36 Ổ chứa tự nhiên của virus dại là:

e các động vật ăn thịt hoang dại

37 Ở Retrovirus, ADN bổ sung (ADNc) sau khi được hình thành sẽ:

a cho tổng hợp những sợi ADN con b tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào

c sao mã thành ARN thông tin d nằm tự do trong nguyên tương

e đi vào bên trong nhân tế bào

38 Một số lớn các nhiễm trùng Adenovirus là:

a nhiễm trùng hô hấp b nhiễm trùng thần kinh

c ở thể ẩn d viêm kết mạc e viêm dạ dày ruột

39 Người ta thường phân lập và xác định virus bại liệt ở:

a nuôi cấy tế bào thận khỉ b tế bào ruột bào thai người

c tế bào thần kinh chuột ổ d tế bào côn trùng tiết túc e tế bào phôi gà

40 Rotavirus chứa axit nucleic là:

Trang 7

hoặc ADN 2 sợi

41 Đối với vi khuẩn, phenol ở nồng độ 2-5% là:

c chất kháng sinh d chất kích thích e chất sát trùng da

42 Ở vi khuẩn sinh tan:

a nhiều phage con được tạo thành

b axit nucleic của phage biến mất trong một thời gian

c axit nucleic của phage tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn

d axit nucleic của phage cho tổng hợp các thành phần của phage

e phage độc lực ly giải tế bào vi khuẩn

Ngày đăng: 20/03/2016, 08:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w