Tùy theo yêu cầu đo vẽ và tình hình địa chất của khu vực mà chọn vị trí điểm thích hợp và đánh dấu chúng bằng các loại cọc, mốc khác nhau, để chúng có thể tồn tại được trong suốt quá trì
Trang 1BÀI GIẢNG CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trang 2Nha Trang-2012
Trang 3MỞ ĐẦU
I Định nghĩa môn học: CT & TB NTTS là một môn học chuyên ngành NTTS, môn
học này là tập hộp những kiến thức cơ bản về công trình và thiết bị sử dụng cho NTTS Môn học này lấy khiến thức của khoa học thủy lợi làm nền tảng, kết hợp với kiến thức của các môn kỹ thuật NTTS khác, các môn cơ sở sinh học nghề cá, các môn trắc địa và vật liệu xây dựng để điều tra quy hoạch, thiết kế xây dựng trại NTTS
và trang thiết bị phục vụ cho tất cả mọi hoạt động NTTS
II Mục đích và yêu cầu
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về CT & TB NTTS để học sử dụng trong điều tra quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành trại NTTS sau khi xây dựng
Trang bị cho người học những kiến thức về CT & TB NTTS tiên tiến trên thể giới để họ tự mình đưa ra những đề xuất nhập khẩu những công nghệ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Đồng thời đề xuất những cải tiến những công trình và thiết bị NTTS đang sử dụng theo hướng hiện đại và hiệu quả
Tạo điều kiện cho người học phát minh ra những công trình và thiết bị mới hiện đại hơn và phù hợp hơn theo xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến và bền vững
III Nội dung: Học phần đi sâu nghiên cứu và truyền đạt cho người học 9 vấn đề:
1 Vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình và thiết bị NTTS
2 Trắc địa đại cương và ứng dụng trắc địa trong xây xựng công trình và thiết
bị NTTS
3 Thủy lợi và ứng dụng thủy lợi trong xây dựng công trình và thiết bị NTTS
4 Điều tra quy hoạch chọn địa điểm, thiết kế và xây dựng trại nuôi trồng thủy sản
5 Công trình và thiết bị thủy lợi cơ bản trong NTTS
6 Công trình và thiết bị cấp thoát nước trong NTTS
7 Công trình và thiết bị phụ trợ sinh sản nhân tạo các đối tượng NTTS
8 Công trình và thiết bị chắn giữ và bảo vệ các đối tượng NTTS
9 Công trình, thiết bị sản xuất giống và nuôi thương phẩm thủy đặc sản và thủy sinh vật cảnh
IV Những học phần liên quan: Tất cả các học phần về cơ sơ sinh học nghề cá, tất cả
các học phần về KT nuôi trồng thủy sản và một số học phần về thủy lợi, trắc địa, vật việu xây dưng
V Lịch trình và phương pháp giảng dạy – học tập
- Giảng day vào học kỳ 4 theo hệ đào tạo chính quy 4 năm
- Giảng dạy theo học chế tín chỉ Phương pháp giảng dạy: kết hợp thuyết trình với nêu vấn đề sử dụng hình ảnh minh họa, lấy người học làm trung tâm, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào taojlaf chính
Trang 4
I TRẮC ĐỊA ĐẠI CƯƠNG
1 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRẮC ĐỊA
1.1.Định nghĩa:
Trắc đạc là môn khoa học về trái đất có nhiệm vụ xác định hình dạng và kích thước của quả đất
và thể hiện một phần bề mặt trái đất dưới dạng bản đồ, bình đồ mặt cắt
1.2 Phân cấp:
Tùy theo phạm vi và mục đích đo vẽ, trắc đạc còn chia ra nhiều ngành hẹp :
- Trắc địa cao cấp : nghiên cứu hình dạng và kích thước quả đất, nghiên cứu sự chuyển động ngang và chuyển động đứng của lớp vỏ quả đất, xác định tọa độ và cao độ các địa điểm trắc địa
cơ bản của mỗi quốc gia để làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ cho riêng mỗi nước Vì khu vực
đo vẽ rất rộng lớn nên phải xét đến độ cong của mặt đất
- Trắc địa phổ thông : nghiên cứu việc đo vẽ bản đồ một khu vực nhỏ trên mặt đất, vì khu vực nhỏ nên có thể mặt đất ở đây như là mặt phẳng, do đó việc tính toán sẽ đơn giản hơn
- Trắc địa công trình : nghiên cứu việc xây dựng lưới trắc địa cơ sở để phục vụ thiết kế và thi công công trình, lập bình đồ tỉ lệ lớn và mặt cắt để phục vụ công tác thiết kế, hướng dẫn thi công lắp ráp phần vỏ và ruột công trình, lập bản vẽ nghiệm thu, quan sát sự biến dạng của công trình
- Trắc địa ảnh : nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh và khai thác các ảnh chuyên để thành lập bản đồ địa hình
- Bản đồ học : nghiên cứu việc thành lập các loại bản đồ chuyên đề
Phần giáo trình này nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên các ngành xây dựng thủy lợi,
giao thông, kiến trúc một số kiến thức cơ bản về trắc địa phổ thông và trắc địa công trình, tức là những kiến thức về đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn của một khu vực nhỏ, đồng thời cũng cung cấp những kiến thức về trắc địa phục vụ xây dựng và thi công công trình
Để giải quyết nhiều nhiệm vụ khoa học kỹ thuật khác nhau, trắc địa đã sử dụng những kiến thức thuộc các ngành khoa học khác như: toán, thiên văn, địa mạo, địa chất, chụp ảnh, tin học
1.3 Mực thủy chuẩn gốc:
Mặt ngoài của quả đất có dạng ghồ ghề, bao gồm các đại dương và lục địa, trong đó biển đã chiếm tới 71%; còn lục địa chỉ có 29%
Trong ngành Trắc địa, mực nước gốc hay còn gọi là mực thủy chuẩn được dùng làm mặt
chiếu khi đo lập bản đồ và cũng được dùng làm mặt so sánh độ cao giữa các điểm trên mặt đất Mỗi Quốc gia đều qui ước một mặt thủy chuẩn có độ cao là 0m cho nước đó và được gọi là mặt thủy chuẩn gốc, nó được dùng làm cơ sở so sánh độ cao trên toàn bộ lãnh thổ của nước đó Thí dụ ở Việt Nam dùng mặt thủy chuẩn gốc ở Hòn Dấu, Đồ Sơn Độ cao của một điểm trên mặt đất là khoảng cách tính theo đường dây dọi từ điểm đó tới mặt thủy chuẩn gốc
Những điểm nằm phía trên mặt nước gốc có độ cao dương (+)
Những điểm nằm phía dưới mặt nước gốc có độ cao âm (-)
Khoảng cách từ điểm bất kỳ nào đó tới mặt nước gốc là độ cao tuyệt đối của điểm đó
Khoảng cách từ điểm bất kỳ tới mặt nước giả định: được gọi là độ cao tương đối của điểm đó Chênh lệch độ cao giữa A và B bất kỳ nào đó : được gọi là hiệu độ cao giữa A và B và được ký hiệu bằng: hAB
Mực nước biển yên lặng kéo dài xuyên qua các lục địa và hải đảo tạo thành một mặt cong kín gọi
là mực nước gốc Mực nước gốc có tính chất thẳng góc với phương của dây dọi
Bản đồ của Việt Nam đều dùng hệ thống độ cao lấy từ mặt thủy chuẩn gốc ở Đồ Sơn Khi
đo vẽ ở những khu vực hẻo lánh có diện tích nhỏ, chúng ta có thể dùng mặt nước gốc giả định, tức là dùng hệ thống độ cao giả định Lúc ấy toàn bộ độ cao tính được gọi là độ cao tương đối Mực nước giả định là mực nước song song với gốc và sẽ có độ cao chọn Ví dụ khi đo vẽ bản đồ
Trang 5một khu vực hẻo lánh, người ta có thể gán cho một điểm đặc biệt nào đó một độ cao tùy ý và từ
đó mọi điểm trong công trường đều lấy độ cao từ điểm vừa cho trên Sự phân bố vật chất trong lòng lớp đất không đồng đều và luôn thay đổi cùng với vận tốc và vị trí trục quay cũng luôn thay đổi nên hình dạng của quả đất cũng luôn thay đổi không theo một dạng toán học nào
Để tiện giải các bài toán Trắc địa, ta có thể coi như mực nước gốc có dạng bầu dục hơi dẹt ở hai cực Mặt bầu đầu xoay được đặc trưng bằng bán kính lớn a và bán kính nhỏ b và độ dẹt α
1.4 Ảnh hưởng độ cong của quả đất tới công tác đo đạc:
Một mặt cầu khi được khai triển thành một mặt phẳng luôn bị rách hay bị nhăn Khi biểu
diễn quả đất hình cầu lên tờ giấy phẳng, tất nhiên cũng xuất hiện những biến dạng Những biến dạng này sẽ tạo ra các sai lệch mà ta sẽ lần lượt xét tới sau đây:
1.5 Dẫn đến sai số khoảng cách trên bề mặt trái đất
Xét hai điểm A và B cùng nằm trên mực thủy chuẩn của quả đất; khoảng cách d trên mặt đất được biểu diễn bằng bề dài cung AB Nếu coi mặt thủy chuẩn là mặt phẳng thì khoảng cách giữa
A và b là chiều dài tiếp tuyến AC = t Sai số về khoảng cách do việc giả thiết mặt thủy chuẩn là mặt phẳng sẽ là: Δd = t - d t = R.tgθ với θ = d/R Vậy
B, C, D được xác định bằng hai yếu tố:
2.1 Tọa độ địa lý ϕ, λ hoặc tọa độ phẳng vuông góc Gauss – Kruger (hay UTM) X, Y của các
điểm a, b, c, d trên mặt qui chiếu là Ellipsoid
2.2 Độ cao HA, HB, HC, HD của các điểm A, B, C, D so với mặt Geoid Địa vật, địa hình trên
mặt đất tự nhiên là tập hợp của vô số điểm Ta chiếu vô số điểm đó theo phương dây dọi lên mặt Geoid ta được hình ảnh của các địa vật, địa hình trên mặt này
Kinh tuyến là giao tuyến của mặt phẳng đi qua trục quay trái đất PP1 và mặt Ellipsoid
Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài Thiên văn Greenwich ở ngoài ô London
Vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục quay trái đất và mặt Ellipsoid
Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo
Trang 6Vị trí điểm N bất kỳ trên mặt đất được xác định bằng tọa độ địa lý của hình chiếu n của nó trên mặt Ellipsoid và độ cao Hn Tọa độ địa lý của điểm n là độ kinh địa lý λn và độ vĩ địa lý ϕn Độ kinh địa lý λn của điểm n là góc nhị diện hơpọ bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến qua điểm n Độ kinh địa lý đánh số từ kinh tuyến gốc 0o
sang tây 180o gọi là độ kinh đông và từ kinh tuyến gốc 0o
sang tây 180o gọi là độ kinh tây
Độ vĩ địa lý ϕn của điểm n là góc hợp bởi mặt phẳng xích đạo và đường dây dọi qua điểm n Độ
Trong giai đoạn thiết kế và thi công công trình, người kỹ sư xây dựng phải biết toạ độ (x, y) thiết
kế của công trình là bao nhiêu rồi tiếp theo phải bố trí công trình ở ngoài thực địa đúng như vị trí
đã cho trong bản thiết kế Mọi sai lầm có liên quan đến toạ độ (x, y), tức là có liên quan đến vị trí, kích thước của công trình, hoặc do thiết kế gây ra, hoặc do thi công gây ra đều làm cho xã hội gánh chịu tẩn thất rất nặng nề, nghiêm trọng
Trước hết cần thấy rằng khái niệm về toạ độ (x, y) có trên các tờ bản đồ địa hình Quốc gia (trong trắc địa) khác với khái niệm thông thường trong toán học Chẳng hạn: trong hệ toạ độ vuông góc phảng Đềcác ( trong toán học) có trục x nằm ngang, trục y thẳng đứng Nhưng trong hệ toạ độ vuông góc phẳng Gauss-Kruger hoặc hệ toạ độ vuông góc phẳng UTM-VN2000 (trong trắc địa) lại có trục x thẳng đứng, trục y nằm ngang… Trong ngành trắc địa – bản đồ trên thế giới và ngay
cả ở Việt Nam, qua các thời kỳ khác nhau cũng đã từng tồn tại nhiều loại hệ toạ độ vuông góc phẳng khác nhau Vào nữa cuối thế kỷ 20, Việt Nam chính thức sử dụng hệ toạ độ vuông góc phẳng Gauss-Kruger và được gọi là hệ toạ độ vuông góc phẳng Gauss-Kruger-HN72 (Hà Nội 1972) Vừa qua chính phủ đã ban hành quyết định sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ Quốc gia Việt Nam mới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 08 năm 2000 và được gọi là hệ toạ độ vuông góc phẳng UTM-VN2000 (Universal Transversal Mecators - Việt Nam 2000)
4.1 Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ phẳng vuông góc Gauss – Kruger
+ Phép chiếu Gauss: Để thể hiện một khu vực lớn trên bê mặt trái đất lên mặt phẳng người ta sử dụng phép chiếu Gauss Phép chiếu Gauss là phép chiếu hình trụ ngang đầu góc Trong phép chiếu Gauss, trái đất được chia thành 60 múi chiếu 60 mang số thứ tự từ 1 đến 60 kể từ tuyến gốc Greenwich sang đông, vòng qua tây bán cầu rồi trở về kinh tuyến gốc Mỗi múi chiếu được giới hạn bởi kinh tuyến tây và kinh tuyến đông Kinh tuyến giữa của các múi chiếu được gọi là kinh tuyến trục, chia múi chiếu làm hai phần đối xứng Độ kinh địa lý của các tuyến tây, đông và giữa các múi chiếu 60 thứ n được tính theo công thức sau: λT = 6o(n-1); λD = 6on; λD = 6on – 3o Trong đó: n – là số thứ tự của múi chiếu
+ Phép chiếu hình trụ ngang: Xích đạo trở thành trung ngang Y, kim tuyến giữa của mỗi múi chiếu trở thành trục X của hệ tọa độ phẳng
+ Tính đồng góc
Phép chiếu Gauss là phép chiếu mang tính đồng góc, nghĩa là các góc trên mặt Ellipsoid vẫn giữ nguyên trên mặt chiếu, còn chiều dài có biến dạng nhưng rất ít Hệ số biến dnạg chiều dài trên kinh tuyến giữa bằng 1, hệ số biến dạng chiều dài tại bất kỳ vị trí nào khác đều lớn hơn 1 Ở cùng
vĩ tuyến nhưng càng xa kinh tuyến trục hoặc ở cùng một kinh tuyến nhưng càng xa xích đạo thì
hệ số biến dạng chiều dài càng lớn Ở biên múi 6o
hệ số biến dạng chiều dài là 1,0014, nghĩa là cạnh dài 1000m trên Ellipsoid khi chiếu lên mặt phẳng Gauss sẽ là 1000m + 1,4m
Trang 7
5 MẶT CẮT ĐỊA HÌNH:
Mặt cắt địa hình là hình chiếu đứng của mặt đất dọc theo hướng đã biết Ví dụ theo hình vẽ là mặt cắt ngang sông, biểu diễn sự thay đổi của địa hình đáy sông theo hướng vuông góc với dòng chảy Mặt cắt địa hình được sử dụng nhiều trong công tác thiết kế đường, kênh, mương
Bản đồ tỉ lệ lớn hay còn gọi là bình đồ có M khoảng 100, 500, 1000, 5000, Bản đồ tỉ lệ càng lớn thì trên bản đồ càng thể hiện được nhiều chi tiết địa hình, địa vật, ngược lại tỉ lệ càng nhỏ thì địa hình và địa vật chỉ thể hiện khái quát
Bản đồ tỉ lệ lớn rất tốt cho người sử dụng vì nó thể hiện mặt đất rất giống thực tế Song khi tỉ lệ bản đồ càng lớn thì công đo vẽ rất lớn; giá thành bản đồ sẽ tăng lên, mặt khác không thể chọn tỉ lệ bản đồ một cách tùy tiện, kích thước tờ bản đồ sẽ tăng lên khi tỉ lệ càng lớn, gây bất tiện cho người sử dụng
Vì những lí do trên mà khi quyết định chọn tỉ lệ đo vẽ cho một khu vực cần phải cân nhắc
giữa những chi tiết nhỏ nhất của công trình có thể thể hiện được trên bản đồ với qui mô kích thước của tờ bản đồ Một sự lựa chọn sai tỉ lệ - quá lớn hoặc quá nhỏ - đều gây ra lãng phí Cần chú ý là mắt người chỉ có thể phân biệt được chiều dài lớn hơn hay bằng 0,1 mm, nghĩa là nếu có hai điểm cách nhau một khoảng nhỏ hơn 0,1 mm thì coi như hai điểm đó trùng nhau Vì thế độ dài 0,1 mm trên giấy được coi làm chuẩn để xác định độ chính xác của tỉ lệ bản đồ.Ví dụ: bản đồ
tỉ lệ 1/1000 có độ chính xác 0,1 m, bản đồ 1/2000 có độ chính xác 0,2 m
Để đo và vẽ kích thước lên tờ bản đồ cho dễ và chính xác, người ta dùng hai loại thước tỉ lệ: Tỉ lệ thẳng, Tỉ lệ xiên
7 CÁCH BIỂU DIỂN ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT LÊN BẢN ĐỒ:
Địa hình và địa vật là hai yếu tố cơ bản của mặt đất cần được biểu diển trên bản đồ Để biểu diển dùng phương pháp sau:
7.1 Phương pháp kẻ vân:
Theo phương pháp này thì nơi nào mặt đất bằng phẳng sẽ được biểu thị bằng các vân mảnh, dài
và thưa; nơi nào mặt đất dóc sẽ được biểu thị bằng các vân đậm, xít nhau các vân nằm theo hướng dóc mặt đất
7.2 Phương pháp tô màu:
Theo phương pháp này thì nơi nào cao sẽ được biểu thị bằng màu vàng xẫm, càng xuống thấp màu vàng càng nhạt dần; vùng bằng phẳng có màu trắng, các thủy hệ (sông, hồ ) có màu xanh
lơ, càng sâu màu xanh càng xẫm
Hai cách biểu thị trên có ưu điểm là người đọc bản đồ có khái niệm trực quan về hình dạng gồ ghề lồi lõm của mặt đất nhưng hoàn toàn có tính chất định tính, nghĩa là muốn biết độ cao của quả núi là bao nhiêu mét, độ dóc mặt đất là bao nhiêu độ thì bản đồ không cho kết quả bằng con
số
7.3 Phương pháp đường đồng mức:
Đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ của mặt đất là đường nối liền các điểm có
Trang 8cùng độ cao trên mặt đất; hay nói một cách khác đi "đường đồng mức của địa hình là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên với các mặt phẳng song song với mặt nước gốc ở những độ cao khác nhau" Đường đồng mức có một số đặc tính:
- Những điểm nằm trên cùng đường đồng mức thì có cùng độ cao
- Đường đồng mức phải liên tục, khép kín; nếu vì kích thước tờ giấy vẽ bị hạn chế mà đường đồng mức không khép kín được, thì phải kéo dài tới tận biên tờ giấy vẽ
- Chỗ nào đường đồng mức xa nhau (thưa) thì nơi đó mặt đất thoai thoải; nơi nào đường đồng mức gần nhau thì nơi đó mặt đất dốc Nơi nào đường đồng mức trùng nhau thì nơi đó là vách núi thẳng đứng hay bờ vực
- Các đường đồng mức không được cắt nhau, trừ trường hợp núi đá có dạng hàm ếch
Các địa vật được biểu diễn lên bản đồ theo nhiều dạng khác nhau: đối với các địa vật lớn
như sông, cầu lớn, khu dân cư lớn phải biểu diễn chúng theo đúng hình dạng ngoài thực tế và được thu nhỏ lại theo tỉ lệ; còn có địa vật nhỏ như giếng nước, hố khoan, cống nhỏ thì biểu diễn chúng theo các kí hiệu qui ước
8 BIỂU DIỄN ĐỊA VẬT TRÊN BẢN ĐỒ:
Địa vật là một vật tồn tại trên Trái đất, hoặc do thiên nhiên tạo ra, hoặc do con người xây dựng nên như: sông, rừng, làng xóm, thành phố, nhà cửa, đê, đường, v.v
Việc biểu diễn địa vật trên bản đồ phải tuân theo đúng những ký hiệu quy ước bản đồ do Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước quy định Các ký hiệu phải đơn giản, rõ ràng, dễ liên tưởng, dễ ghi nhớ
và thống nhất Các ký hiệu địa vật trên các bản đồ tỷ lệ khác nhau có thể có kích thước khác nhau, nhưng phải cùng một hình dáng
8.1 Ký hiệu theo tỷ lệ (ký hiệu diện) thường để biểu diễn những địa vật có diện tích lớn như
rừng cây, ruộng lúa, hồ, những địa vật có diện tích rộng này khi biểu diễn trên bản đồ đã được thu nhỏ lại đồng dạng theo tỷ lệ của bản đồ Nếu địa vật có ranh giới rõ ràng như khu dân cư, khu công nghiệp, v.v thì đường biên bao quanh được vẽ bằng nét liền Nếu địa vật có ranh giới không rõ ràng như đường biên giữa đồng cỏ và đầm lầy vẽ bằng nét đứt đoạn Bên trong các đường biên vẽ các ký hiệu nhất định
8.2 Ký hiệu không theo tỷ lệ (ký hiệu điểm) để biểu diễn những địa vật nhỏ, đó là những địa
vật mà nếu thu nhỏ lại theo tỷ lệ bản đồ thì chúng sẽ chập lại thành một chấm điểm hay một đường nét như cây cổ thụ, giếng, cột km, nhà thờ, kí hiệu không theo tỷ lệ là các kí hiệu không đảm bảo tính đồng dạng của địa vật mà chỉ cho biết vị trí của địa vật theo chấm điểm của kí hiệu này
Những địa vật như sông, đường ô tô, đường sắt, đường biên giới, sẽ được biểu diễn bằng kí hiệu kết hợp vừa theo tỷ lệ vừa không theo tỷ lệ (kí hiệu tuyến) Khi đó chiều dài của chúng được thể hiện theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều rộng được tăng lên so với thực
8.3 Ký hiệu chú giải
Để biểu diễn địa vật được đầy đủ, người ta còn dùng kí hiệu chú giải, đó là những số và chữ được ghi kèm theo kí hiệu Các con số, các dòng chữ được viết theo tiêu chuẩn để căn cứ vào chính kiểu chữ mà biết được nội dung chú giải Chẳng hạn con số ghi ở chỗ cách quãng của kí hiệu con đường chỉ chiều rộng của con đường Phân số ghi ở cạnh kí hiệu cầu có tử số chỉ chiều dài và chiều rộng của cầu tính bằng mét, mẫu số chỉ trọng tải của cầu chịu được tính bằng tấn Bên cạnh địa danh mới ghi cả địa danh cũ ở trong ngoặc đơn Ký hiệu chú giải dùng để bổ sung đặc điểm vật biểu thị trên bản đồ
Trang 9Rất nhiều trường hợp cùng một địa vật, trên bản đồ tỉ lệ lớn biểu diễn bằng ký hiệu theo tỉ lệ, nhưng trên bản đồ nhỏ lại biểu diễn bằng ký hiệu không theo tỉ lệ như chùa, nhà ở, nhà thờ , bằng ký hiệu nửa tỉ lệ như đường ô tô, đường sắt
Khi vẽ bản đồ các loại tỉ lệ phải tuân theo các ký hiệu qui định trong tập ký hiệu bản đồ địa hình
do Tổng cục Địa chính ban hành
Để bản đồ rõ ràng, dễ đọc, có sức diễn đạt cao, người ta dùng màu sắc khác nhau để biểu diễn địa vật Chẳng hạn đường ô tô vẽ bằng màu đỏ nâu, đường sắt vẽ bằng màu đen, sông vẽ bằng màu xanh
Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà địa vật được biểu diễn với mức độ chi tiết khác nhau Chẳng hạn trên bản đồ tỷ lệ 1 : 2.000 điểm dân cư được biểu diễn hình dạng của cả khu dân cư thôi Bản đồ
tỷ lệ càng lớn thì càng biểu diễn địa vật được đầy đủ, chi tiết và chính xác hơn
Cục đo đạc bản đồ nhà nước đã ban hành cuốn: “Kí hiệu qui ước bản đồ địa hình” các loại tỉ lệ, trong đó có qui định rõ các biểu diễn các loại địa hình, địa vật lên bản đồ - qui định về hình vẽ, màu sắc, đối với từng loại địa vật Các tổ chức làm công tác đo đạc khi tiến hành đo vẽ bản đồ đều phải chấp hành đúng theo các qui định trong bản kí hiệu này để thuận lợi cho người sử dụng tài liệu.Hình sau là trích trong cuốn: “Kí hiệu qui ước bản đồ địa hình tỉ lệ lớn” do cục Đo đạc và bản đồ nhà nước xuất bản
9 CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DÙNG TRONG TRẮC ĐỊA:
- Đo chiều dài: mét (m) lấy 3 số lẻ: (325m417), Km
- Đo góc: độ,phút,giây (67o 34‟ 30”)
- Đo diện tích: m2 , ha, Km2
10 CÁC DẠNG ĐO VÀ SAI SỐ:
10.1 Các dạng đo và sai số của nó:
10.1.1 Đo trực tiếp: là phép đo cho ngay giá trị bằng số của đại lượng cần đo Đo chiều dài một
đoạn thẳng bằng thước thép, đo góc bằng máy kinh vĩ, đo góc phương từ bằng địa bàn, đo chênh cao bằng máy bình chuẩn Kết quả mỗi lần đo một đại lượng chỉ là giá trị gần đúng của nó Độ lệch giữa giá trị đo được và giá trị đúng của chính đại lượng đó Nếu gọi X là giá trị thực (giá trị đúng) và l là giá trị đo thì: Δ = l - X sẽ là sai số thực của kết quả đo l của đại lượng đó
10.1.2 Đo gián tiếp: là trường hợp đo trực tiếp những đại lượng khác rồi thông qua tính toán mà
tìm giá trị gián tiếp cần tìm Ta thấy rõ ràng đại lượng đo gián tiếp là hàm của những đại lượng đo trực tiếp Ví dụ muốn biết chu vi một đường tròn ta đo trực tiếp đường kính rồi tính theo công thức L = π.d Rõ ràng L là hàm của d
Nếu đường kính có sai số là Δd thì chu vi vòng tròn L sẽ có sai số ΔL, cụ thể là:
L + ΔL = π (d + Δd)
Do đó: ΔL = π Δd
Như vậy sai số thực của đại lượng đo gián tiếp cũng là hàm của sai số thực của các đặc
trưng đo trực tiếp có liên quan
10.2 Nguyên nhân sinh ra sai số:
Các nguyên nhân chính là:
10.2.1 Do dụng cụ và máy móc đo: Nguyên nhân này chủ yếu là do bản thân dụng cụ đo kém
chính xác Ví dụ như thước thép có chiều dài danh nghĩa là 20m, nhưng khi so sánh với thước mẫu, thước chỉ dài là 19,99m Như vậy, nếu không kiểm nghiệm thước thì cứ mỗi lần đo đều phạm phải sai số là -1cm (thiếu 1 cm)
Trang 1010.2.2 Do người đo: Nguyên nhân này chủ yếu do giác quan người đo gây ra
10.2.3 Do môi trường: Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết và địa hình vùng đo làm ảnh hưởng
đến độ chính xác của kết quả đo
10.3 Phân loại sai số:
Có thể phân loại sai số theo nguyên nhân và tính chất của sai số Trong thực tế không thể tách được sai số theo từng nguyên nhân sinh ra sai số Vì thế chỉ nên phân loại theo tính chất của sai
số
10.3.1 Sai số thô: Sai số này chủ yếu là do sự nhầm lẫn hay do thiếu thận trọng lúc đo hay lúc
tính kết quả đo sinh ra Sai số thô thường có kết quả rất lớn và rất dể phát hiện nếu tiến hành đo hay tính kiểm tra
10.3.2 Sai số hệ thống: Sai số này sinh ra do những nguyên nhân xác định về trị số cũng như về
dấu Sai số hệ thống thường đo máy móc, dụng cụ đo gây ra Ví dụ khi dùng thước thép có chiều dài ngắn hơn so với thước tiêu chuẩn 1cm để đo một đoạn thẳng thì cứ mỗi lần đặt thước sẽ phạm phải sai số là -1cm Như vậy, nếu phải đặt thước 5 lần mới hết chiều dài đoạn đo thì kết quả nhận được của phép đo này có sai số là 5x (-1cm) = -5 cm Sai số hệ thống cũng có thể do nhiệt độ thay đổi gây nên như trường hợp kiểm nghiệm thước ở nhiệt độ 200C nhưng khi đo thực tế nhiệt
độ là 250
C Ở nhiệt độ 250C bản thân thước đã dài thêm một lượng là Δl = α l (250 - 200) trong
đó α là hệ số nở dài của thước, l là chiều dài của thước
10.3.3 Sai số ngẫu nhiên: Sai số này sinh ra do những nguyên nhân khác nhau tác động đến kết
quả đo theo những chiều hướng và độ lớn khác nhau Vì thế sai số ngẫu nhiên xuất hiện không có qui luật nhất định Ví dụ khi đo chiều dài bằng thước thép thì ngoài nguyên nhân do thước sai hay kém chính xác, nhiệt độ lúc đo khác lúc kiểm nghiệm còn có thể có nguyên nhân khác nữa là lực kéo thước không đều hay không đúng với lực cần và đủ làm căng thước, thước được kéo trên đất bằng phẳng hay gồ ghề, gió thổi mạnh hay yếu, người đọc số đo ở hai đầu thước có kịp thời và chính xác hay không v.v Tất cả các nghuyên nhân đó tác động đồng thời trong khoảnh khắc lên
số đọc ở hai đầu thước theo những chiều hướng và độ lớn khác nhau Chính vì thế mà ta không thể biết được sai số ngẫu nhiên sẽ xuất hiện như thế nào, nên không thể có biện pháp loại trừ sai
số ngẫu nhiên Như vậy, sai số ngẫu nhiên là sai số không thể tránh được trong kết quả đo Nó đóng vai trò quyết định mức độ chính xác của kết quả đo Sai số ngẫu nhiên tuy xuất hiện trong các kết quả đo không có qui luật nhưng khi nghiên cứu nhiều dãi kết quả đo có số lần đo khá lớn thì thường thấy sai số ngẫu nhiên tuân theo luật thống kê và có những tính chất đặc biệt là:
- Về trị số tuyệt đối, sai số ngẫu nhiên không vượt quá một giới hạn nhất định Giới hạn này phụ thuộc vào điều kiện đo và phương pháp đo
- Những sai số ngẫu nhiên có trị tuyệt đối nhỏ thường xuất hiện nhiều hơn những sai số ngẫu nhiên có trị tuyệt đối lớn
- Những sai số ngẫu nhiên có dấu dương và sai số ngẫu nhiên có dấu âm thường xuất hiện với
số lần và độ lớn như nhau khi số lần đo khá lớn
- Số trung bình cộng của sai số ngẫu nhiên sẽ tiến đến "0" khi số lần đo tăng lên vô hạn
11 ĐO CHIỀU DÀI
11.1 Khái niệm đo chiều dài:
Đo chiều dài là một trong những công tác cơ bản của trắc địa Chiều dài nằm ngang của một đoạn thẳng là một trong những số liệu cần thiết để xác định mặt bằng của các đoạn thẳng Tùy theo yêu cầu chính xác và điều kiện địa hình cụ thể mà chọn phương pháp và dụng cụ đo thích hợp
- Đo chiều dài bằng bước chân
Trang 11- Đo chiều dài bằng thước dây, thước thép
- Đo chiều dài bằng dây đo thị cự (máy thủy bình và kinh vĩ)
- Đo chiều dài bằng sóng vô tuyến và sóng ánh sáng
11.2 Đánh dấu điểm trên mặt đất:
Bước đầu tiên của công tác đo vẽ bản đồ là chọn điểm và đánh dấu điểm trên mặt đất Tùy theo yêu cầu đo vẽ và tình hình địa chất của khu vực mà chọn vị trí điểm thích hợp và đánh dấu chúng bằng các loại cọc, mốc khác nhau, để chúng có thể tồn tại được trong suốt quá trình đo vẽ và cả quá trình khai thác sử dụng bản đồ sau này
Nếu cọc sử dụng trong thời gian ngắn đo vẽ thì dùng cọc gỗ có tiết diện tròn hoặc vuông có đường kính hoặc cạnh là 4 †10cm, dài 40 †60cm đầu vót nhọn một đầu kia cưa bằng phẳng trên
11,3.2 Xác định đường thẳng giữa hai điểm thông nhau:
a) Dóng đường thẳng bằng mắt thường: Giả sử cần xác định đường thẳng qua 2 điểm A
và B ngắm thông nhau, trước hết dựng 2 sào tiêu thẳng đứng trên 2 điểm đó Một người đứng cách sào A khoảng 2 †3m, ngắm về sào B sao cho sào A che lấp sào B (hình IV-3‟), đồng thời điều khiển sào C di động cho tới khi sào A che lấp sào C: A, C, B thẳng hàng Làm tương tự cho đến sào D, E
b) Dóng bằng máy: Muốn việc xác định đường thẳng có độ chính xác cao, ta đặt máy
kinh vĩ tại cọc A, ngắm sao B bằng dây giữa của lưới chữ thập trong ống kính của máy sau đó điều khiển các tiêu C, D nằm trên hướng ngắm đó của máy
11.3.3 Xác định đường thẳng giữa hai điểm không thông nhau:
a) Trường hợp qua gò, đồi: Giữa A và B là một quả đồi, từ A không ngắm thông qua B Cần
xác định các vị trí trung gian C và D thẳng hàng với A và B
Trình tự tiến hành như sau: Dựng 2 sào tiêu thẳng đứng tại A và B Một người cầm sào tiêu C1 đứng ở sườn đồi ngắm thông với B và điều khiển sào tiêu D1 thẳng hàng với C1B, đồng thời D1ngắm thông được với A Người cầm sào tiêu D1 điều khiển sào C1 di động tới vị trí C 2 thẳng
Trang 12hàng với A, D1, và đồng thời C2 ngắm thông được với B Người cầm sào tiêu C2 điều khiển sào tiêu D1 di chuyển tới vị trí D2 thẳng hàng với C2B, đồng thời D2 ngắm thông được tới A Cứ làm dần như vậy cho tới khi 3 sào tiêu A, C, D và C, D, B đồng thời thẳng hàng thì lúc đó 4 sào A, B,
C, D cùng nằm trên một đường thẳng
b) Trường hợp qua khe sâu, khe núi: Khi cần xác định đường thẳng vượt qua thung lũng, khe
sâu ta cũng tiến hành tương tự: trước hết, cắm 2 sào A và B và dùng mắt điều khiển cắm sào 1 thẳng hàng với A và B
Ngắm hướng B-1 để cắm sào 2 thẳng hàng với B-1, tiếp tục ngắm theo chiều mũi têm, xác định các điểm 3, 4, Kiểm tra lại từ hướng A sang hướng B vị trí các sào 5, 4,
c) Trường hợp qua chướng ngại vật: Nếu giữa A và B là chướng ngại vật như nhà cửa, công
trình cao, ta có thể áp dụng phương pháp sau để xác định đường thẳng
11.4 Đo chiều dài bằng phương pháp trực tiếp:
11.4.1 Dụng cụ đo:
a) Thước vải: Thước vải là loại thước có bề rộng khoảng 1,5cm, dầy khoảng 0,4mm, được dệt
bằng sợi bền kim loại hoặc thủy tinh cực nhỏ để tăng độ chịu kéo chiều dài thước thường là 5m, 10m, 20m, 50m Thước được chia vạch tới centimet và ghi số từng mét một Thước vải bị co dãn nhiều nên đlộ chính xác thấp, thước được cuộn trong một hộp nhựa có tay quay để dễ dàng cuộn thước
b) Thước thép: loại này được làm bằng thép bản mỏng, dầy khoảng 0,4mm, rộng khoảng 15
†20mm, chiều dài thước từ 5m † 50m Trên thươc chia vạch tới centimet và ghi số từng mét một, gần đầu và cuối thước được khắc tới milimet Thước thép đo với độ chính xác là 1:1000
†1:3000 gọi là thước có độ chính xác trung bình Thước thép đo với độ chính xác đạt tới 1:20000 gọi là thước có độ chính xác cao
Hai đầu thước có vòng đồngđể kéo căng thước khi đo; cần lưu ý với vạch 9m có khi được khắc ở ngay đầu vòng đồng; kiểu này dùng thuận tiện khi đo chiều dài ở các công trình nếu phải đặt đầu thước sát vào tường Trong khi đo không để thước bị xoắn; khi chuyển thước không để mặt thước chạm vào mặt đất hoặc để thước rối hình số 8 Khi đo xong phải lau chùi sạch hai mặt thước, bôi
mở lên hai mặt rồi cuộn vào trong khung thép
c) Thước dây: là loại thước có thể làm bằng thép hoặc bằng inva (inva là loại hợp kim
đặc biệt có hệ số co dãn rất nhỏ, gồm 64% sắt và 36% niken) Đường kính của nó là 1,65mm, dài
24 hoặc 48m Phần cuối dây đo, được gắn vào thang thước có chia đến milimet trong khoảng từ 0 đến 8cm, hoặc 10cm
Chiều dài của thước dây là chiều dài giữa 2 vạch không Thước thép dây có thể đo với độ chính xác đạt tới 1:250000
d) Que sắt: que sắt thường dài 50 đến 60cm với đường kính 0,4 † 0,5cm Que sắt dùng
để đánh dấu số lần đặt thước Mỗi bộ que sắt thường 6 hoặc 11 que
11.4.2 Đo chiều dài bằng thước thép với độ chính xác trung bình:
Biên chế nhóm đo gồm 3 người: 2 người căng thước một người ghi sổ; các dụng cụ cần thiết là thước thép, sào tiêu, bộ que sắt và sổ ghi
a) Trên khu đất bằng:
Trước hết, dựng 2 sào tiêu ở hai đầu đường thẳng cần đo A và B; dùng phương pháp dóng đường thẳng để xác định ra vài điểm trung gian thẳng hàng với A và B và dựng sào tiêu trên các điểm đó Trình tự thao tác như sau: một người cầm đầu thước có vạch 0m - gọi là người đi "sau", đặt "0" tại tâm cọc A và giử đầu thước bằng một que sắt cắm trên tâm cọc A; một người căng đầu kia của thước - gọi là người đi "trước" - cầm 10 que sắt (giả sử dùng bộ 11 que) Người "sau"
Trang 13ngắm các tiêu và điều khiển người "trước" xê dịch đầu thước sao cho toàn thân thước nằm trên đường thẳng AB và ra hiệu lệnh "căng thước" Khi nghe hiệu lệnh này, người "trước" căng thước bằng một lực vừa phải và cắm 1 que sắt tại vạch 20m và trả lới "xong".Người "sau" nhổ que sắt tại A, người "trước để lại 1 que cắm xuống đất, cả hai cùng nâng thước tiến về B Khi người "sau" tới chổ que sắt mà người trước cắm lại thì hô dừng và lại đặt vạch "0" của thước vào vị trí que sắt, điều khiển người "trước" xê dịch đầu thước cho thước thẳng hàng trên AB rồi thao tác lặp lại như lần đặt thước thứ nhất Cứ làm như vậy cho tới khi người "trước" hết bộ que sắt, tức là người
"sau" có trong tay 10 que thì đoạn đã đo tương ứng lần đặt thước (10 lần x 20m = 200m): lúc đó người "sau" đưa 10 que cho người "trước" tiếp tục đo, và
người ghi sổ căn cứ vào số lần trao que để đánh dấu vào sổ Khi đoạn cuối cùng ngắn hơn chiều dài thì phải căn cứ vào tâm cọc B làm chuẩn để đọc số trên thước
Phương pháp đo chiều dài trên đây có thể đạt độ chính xác 1:2000 Tùy theo yêu cầu độ
chính xác đo vẽ mà kết quả đo chiều dài phải đạt một số chính xác được qui định trong Quy phạm
đo đạc
b) Trên khu đất dóc:
Đối với địa hình đo có độ dốc thì các chiều dài đo phải quy về chiều dài nằm ngang để đưa lên bản đồ hoặc mặt cắt, vì thế khi mặt đất dóc, cần có thêm dụng cụ điều chỉnh thước về vị trí nằm ngang: Đó là ống thủy gắn vào thước gỗ, có tên gọi là nivô thợ nề
11.4.3 Đo chiều dài bằng thước thép với độ chính xác cao:
Thước thép dùng để đo có khoảng chia tới milimet Dùng máy kinh vĩ để định tuyến, trên tuyến ngắm của máy, điều khiển người đóng cọc "phân đoạn": khoảng cách giữa hai cọc phân đoạn phải nhỏ hơn bề dài thước vài centimet và tâm các cọc phân đoạn phải nằm trên cùng một đường thẳng với hai điểm đầu và điểm cuối A, B Đoạn cuối cùng nhỏ hơn bề dài thước, phải đo
sơ bộ chiều dài đoạn này rồi gắn thêm đoạn thước có khắc vạch milimet vào đêximet tương ứng trên thước
11.4.4 Những sai số thường gặp phải khi đo chiều dài bằng thước thép:
a) Sai số của bản thân thước: Trước khi dùng thước thép để đo chiều dài cần phải
kiểm nghiệm để tìm ra chiều dài thật của nó
Sai số này có tính hệ thống, phải tìm ra trị số và dấu của nó để cải chính vào kết quả đo
b) Sai số do đặt thước không thẳng hàng: Do đặt thước trong khi đo không thẳng hàng với
A và B nên đường đo là một đường gấp khúc, kết quả đo lớn hơn giá trị thực Để giảm bớt ảnh hưởng của sai số này, cần xác định đường thẳng trước khi đo, các đầu thước không được lệch ra ngoài đã phóng từ 6 †đến 12cm
c) Sai số do thước bi xoắn: Thước thép bản mỏng thường hay bị hiện tượng xoắn
thước làm cho thước bị co ngắn lại, gây ra sai số trong kết quả đo Vì chiều dài thước ngắn lại nên kết quả đo lớn hơn giá trị thực; vì vậy trước khi đo phải dùng tay vuốt cho phẳng mặt thước
d) Sai số do thước bị võng xuống hoặc bị vồng lên: Sai số này thường xẩy ra ở mặt
đất gồ ghề lồi lõm
Hiện tượng này làm cho kết quả đo lớn hơn giá trị thực Để giảm bớt ảnh hưởng của sai số này, cần phải đỡ thước khi đo qua chổ trũng; nếu mặt đất có bụi cây, mô đất thì phải san bằng Xẻ rảnh đặt thước hoặc đặt thước ngang bằng
Trang 14e) Sai số do lực căng thước thay đổi: Thước thép có thể bị giãn dài khi chịu lực kéo ở hai
đầu Để giảm bớt ảnh hưởng của sai số này, cần có lực kế gắn ở 2 đầu thước, và chỉ căng thước bằng lực căng tiêu chuẩn
f) Sai số nhiệt độ môi trường thay đổi: Thước thép giãn nở hoặc co lại theo sự thay
đổi của nhiệt độ môi trường; vì vậy phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ trong quá trình đo Số cải chính nhiệt độ được tính theo:
Biết các nguyên nhân trên, có thể dùng các biện pháp đo, chọn điều kiện đo thích hợp, tính toán hiệu chỉnh để ra kết quả đo đáng tin cậy nhất
12 ĐO ĐỘ CAO
12.1 Khái niệm và hệ thống độ cao:
Một điểm trên mặt đất được xác định bằng toạ độ địa lý và độ cao Như đã đề cập ở trên
mặt thủy chuẩn là mặt nước biển trung bình kéo dài qua các lục địa và hải đảo tạo thành một mặt cong kín Độ cao của một điểm là chiều dài thẳng đứng (theo phương của dây dọi) kể từ điểm đó tới mặt thủy chuẩn, đây là độ cao tuyệt đối Mặt khác, ở mỗi điểm trên mặt đất cũng có một mặt thủy chuẩn đi qua nó gọi là mặt thủy chuẩn giả định, như vậy khoảng cách thẳng đứng từ một điểm nào đó tới mặt thủy chuẩn giả định đi qua một điểm khác nữa thì gọi là độ cao tương đối giữa hai điểm đó
Hiệu độ cao giữa hai điểm là khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa hai mặt thủy chuẩn Người ta xác định độ cao tuyệt đối, hiệu độ cao giữa 2 điểm bằng nhiều phương pháp khác nhau
12.2 Các nguyên lý đo cao:
Đo cao là công tác đo đạc cơ bản của trắc địa Để có chênh cao giữa hai điểm trên mặt đất, thường áp dụng nhiều nguyên lý và dụng cụ đo khác nhau
12.2.1 Đo cao hình học: Dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy một loại máy trắc địa gọi là
máy bình chuẩn, để đo trực tiếp độ chênh lệch giữa hai điểm Phương pháp này độ chính xác cao, được dùng nhiều nhất trong công tác đo độ cao
12.2.2 Đo cao lượng giác: Dùng một máy trắc địa gọi là máy kinh vĩ, để đo góc nghiêng của tia
ngắm; nếu biết khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm, dùng công thức lượng giác sẽ tính ra được chênh cao Phương pháp này cho độ chính xác thấp hơn đo cao hình học, song nó rất tiện lợi khi
đo cao ở những vùng có địa hình phức tạp
12.2.3 Đo cao áp kế: Dựa vào tính chất "càng lên cao thì áp suất càng giảm", người ta dùng khí
áp kế để đo độ chênh áp suất không khí giữa hai điểm, từ đó có thể tính được chênh giữa chúng
12.2.4 Đo cao thủy tĩnh: Dựa vào nguyên lý : mặt thoáng của một chất lỏng chứa trong hai bình
thông nhau luôn cao bằng nhau", người ta chế tạo ra máy đo cao thủy tĩnh để đo chênh cao giữa hai điểm Phương pháp này có độ chính xác khá cao, thường được ứng dụng trong trắc địa
công trình (khoảng cách 2 điểm cần đo gần nhau)
12.2.5 Đo cao vô tuyến điện: Dựa vào tính chất phản xạ của sóng điện từ, sóng ánh sáng
hoặc sóng âm, người ta chế ra máy đo khoảng cách (đứng) giữa bộ phận phát sóng và bộ phận phản xạ Máy này sẽ cho kết quả là độ chênh cao giữa hai điểm
12.2.6 Đo cao cơ học: Phối hợp giữa nguyên lý truyền độ cơ học theo phương ngang và dao động
của con lắc, người ta chế tạo ra máy đo chênh cao cơ học gắn trên xe Máy sẽ ghi lại bằng số hoặc
đồ thị sự thay đổi độ chênh cao theo quãng đường xe đã di chuyển
Việc lựa chọn phương pháp đo cao tùy thuộc vào điều kiện địa hình, địa vật của khu đo, vào dụng cụ máy móc hiện có và độ chính xác cần thiết của kết quả đo Trong phần này giới thiệu phương pháp đo cao hình học
12.3 Máy đo cao và phân loại máy đo cao:
Trang 15Các loại máy đo cao gồm: Máy bình chuẩn (đo cao hình học); máy kinh vĩ (đo cao lượng giác) Theo độ chính xác, chia máy đo cao làm ba loại:
12.3.1 Máy đo cao chính xác cao: loại máy này thường dùng để đo cao hạng I, II, và được sử
dụng rộng rãi trong công trình xây dựng, ví dụ như nghiên cứu biến dạng công trình Cho phép đạt sai số trung phương đo chênh cao h trên mỗi kilomet là ± (0,5 † 1,0)mm
12.3.2 Máy đo cao chính xác trung bình: Loạn máy này thường dùng để đo cao hạng III, IV
Máy cho phép đạt sai số trung phương đo chênh cao h trên mỗi kilomet là ± (4,0 † 8,0)mm
12.3.3 Máy đo cao chính xác thấp: Loại máy này thường dùng để đo cao kỹ thuật Máy cho
phép đạt sai số trung phương đo chênh cao h trên mỗi kilomet là ± (15 † 30)mm
12.4 Máy thủy chuẩn (máy bình chuẩn):
12.4.1 Cấu tạo:
Máy bình chuẩn gồm có các bộ phận chính:
a) Ống kính: là bộ phận quan trọng của máy gồm có thấu kính, các ốc điều chỉnh, dây thị
cự, dây chữ thập Ống kính có thể quay quanh trục của máy
b) Ống thủy: gồm có một ống có bọt nước ở giữa được gắn vào bên trên ống kính cho phép ta
thăng bằng ống kính ở vị trí nằm ngang Để cân bằng bọt nước người ta điều chỉnh ba ốc cân bằng ở dưới bệ máy
c) Bệ máy: Dùng để đỡ ống và nguyên bệ máy có thể xoay quanh một trục thẳng đứng
của máy
d) Ôc cần máy: Nối giữa bệ máy và đế máy là 3 ốc cân Ôc cân giúp ta đưa các bọt nước
vào giữa, máy vào vị trí cân bằng, tia ngắm nằm ngang
e) Đế máy: là phần trung gian giữa bệ máy và chân ba trên dế máy có ba ốc cân bằng
máy
12.5 Mia đo cao:
Mia là cây thước bằng gỗ hoặc kim loại dài khoảng 3m, đôi khi người ta dùng mia hộp để kéo ra từng đoạn để tăng chiều dài lên Mia dùng trong đo cao gọi là mia thủy chuẩn, thường được sơn một mặt với hai màu tắng đen mỗi khoảng là 1 centimet, có ghi số ở từng deximet và met, đáy mia ứng với 0m
Để tăng cường độ tin cậy khi đọc số, có loại mia được khắc phân khoảng và ghi số ở cả hai mặt mia: "mặt đen" ứng với các vạch centimet màu đen, chữ deximet màu đỏ; "mặt đỏ" có vạch centimet màu đỏ, chữ số deximet màu đen Đáy mia ở mặt đen ứng vớ vạch 0m, còn đáy mia ở mặt đỏ ứng với số ghi ở một khoảng bằng K nào đó tùy chọn Tại vị trí bất kỳ của thân mia, số đọc ở mặt đỏ và số đọc ở mặt đen luôn chênh nhau là hằng số K; nhờ có hằng số chênh lệch này
mà người đọc dể dàng kiểm tra số đọc
Tùy theo mia được khắc phân số ở một mặt hoặc hai mặt mà người ta phân ra 2 loại mia: mia một mặt và mia hai mặt
Ngoài ra còn có đế mia làm bằng gang, nặng 1 † 2 không, có ba chân nhọn để có thể bám chắc xuống đất, mặt trên có núm bán cầu để dựng mia, thông thường người ta dùng đế mia làm như điểm trung gian để chênh cao giữa hai điểm xa nhau
12.5 Kỹ thuật đo độ cao:
12.5.1 Hiệu độ cao giữa hai điểm:
Giả sử cần xác định hiệu độ cao (độ chênh cao) giữa hai điểm A và B trên mặt đất, người ta có các phương pháp sau:
a) Đo cao hình học từ giữa:
Phương pháp đo cao hình học từ giữa được tiến hành như sau:
- Dựng mia thẳng đứng ở hai điểm A và B, ở đây hướng đo từ A đến B cho nên gọi mia
Trang 16A là "mia sau" (mia ở sau hướng đi tới) và mia B là "mia trước"
- Đặt máy đo cao (máy bình chuẩn) ở khoảng giữa hai mia sao cho đường ngắm từ máy
đến A và đến B gần bằng nhau, có điều lưu ý là không cần đặt ngay trên đường thẳng qua AB
b) Đo cao hình học phía trước:
Đặt máy thăng bằng, sao cho tâm máy trên cùng đường thẳng dây dọi (đường thẳng đứng) với điểm A
Đưa trục ngắm của ống kính vào vị trí nằm ngang, đo chiều cao I của máy và đọc trên mia đặt ở
B số đọc b Từ hình V-4 ta có: hAB = i - b , h là độ chênh cao của điểm B đối với điểm A, bằng chiều cao của máy trừ đi số đọc trên mia
Chiều cao máy có thể đo bằng mia hoặc bằng thước thép Nếu điểm trước B cao hơn điểm sau A thì chênh cao h mang dấu dương và ngược lại, h mang dấu âm
c) Đặt máy ngoài AB: Trong nhiều trường hợp ta không thể đặt máy tại một điểm ở giữa hoặc
tại một điểm mà ta phải đặt ngoài AB như hình V-5 Số đọc trên mia tại A là a và số đọc trên mia tại B là b (ở đây hướng đi tới là AB) hiệu độ cao giữa hai điểm là:
hAB = a - b
12.6 Những sai số ảnh hưởng đến kết quả đo cao hình học:
- Sai số do một số điều kiện hình học chính của máy không đảm bảo gây ra: như trục ống kính
và ống thủy chưa thật song song
- Sai số do máy và mia bị trồi lún trong khi đo
- Sai số do mia bị cong và không đúng kích thước, đế mia bị mòn
- Sai số do mia dựng không thẳng đứng
- Sai số do ảnh hưởng độ cong của quả đất và chiết quang
- Sai số do người đọc số trên mia không chính xác
13 ĐO GÓC
13.1 Khái niệm về đo góc:
Trong đo đạc, góc được dùng với nghĩa là góc bằng và góc đứng Góc bằng là góc nằm
ngang trong mặt phẳng nằm ngang song song với mặt thủy chuần Góc bằng gồm có góc phương
vị và góc hai phương Góc đứng là góc có một cạnh nằm trong mặt phẳng nằm ngang, còn cạnh kia nằm trong mặt phẳng thẳng góc với mặt phẳng nằm ngang Tùy theo từng loại góc và độ chính xác cần thiết mà ta có các dụng cụ đo đạc thích hợp: địa bàn, bàn đạc, máy kinh vĩ
13.1.1 Nguyên lý đo góc bằng:
Giã sử ta phải đo góc bằng giữa hai hướng AB và AC; A, B, C có cao độ khác nhau Góc bằng giữa hai hướng AB và AC không phải là góc BAC mà là góc B'A'C'=α hình chiếu của góc BAC xuống mặt phẳng nằm ngang (hình VI-1) Vậy góc bằng là góc nhị diện tạo bởi hai mặt phẳng thẳng góc với mặt phẳng nằm ngang và chứa 2 hướng ngắm
13.1.2 Nguyên lý đo góc đứng:
Theo khái niệm không gian về góc của một đường thẳng và mặt phẳng thì góc đứng là góc tạo bời đường ngắm và hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm ngang (hình VI-2) Nếu góc đứng của hướng ngắm nằm trên mặt phẳng nằm ngang thì góc đứng dương Ngược lại, hướng ngắm nằm dưới mặt phẳng nằm ngang thì góc đứng âm Do đó góc đứng có giá trị từ 00
÷ 900 tính từ đường nằm ngang
13.2 Cấu tạo chung của máy kinh vĩ:
Máy kinh vĩ có 3 bộ phận chính sau:
Trang 17- Bộ phận ngắm là ống kính EF có thể quay chung quanh hai trục GH và IJ xuyên qua tâm của hai bàn chia độ AB và CD
- Bộ phận đọc số gồm có 2 bàn chia độ AB và CD dùng để đo góc bằng và góc đứng
Bàn độ AB dính liền với ống lọc M nằm trong một ống lọc khác (N) gắn liền với bệ máy K có 3 con ốc V dùng để cân bằng máy Trong bàn độ ngang và cùng tâm với nó, ta có bàn chuẩn xích S, bàn độ ngang có thể quay quanh trục GH Trên bàn chuẩn xích S có gắn 2 giá ống kínhT chẽ trên đầu thành hình chữ V để làm chổ gối cho trục IJ Cũng trên bàn chuẩn xích có đặt một ống thủy
W dùng để cân bằng máy và du xích R1 và R2 đặt đối xứng nhau trên một đường kính của bàn chuẩn xích
Bàn độ ngang và bàn chuẩn xích liên lạc với nhau bởi ốc khóa mở và ốc di động vi cấp O Bàn độ liện hệ với tam giác K bởi ốc khóa mở P và ốc di động vi cấp Q
Ống kính có thể quay quanh trục IJ nhờ khóa mõ L và ống kính có thể ngước lên hoặc hạ xuống
từ từ nhờ ốc nâng vi cấp Y Khi ống kính ngước lên hay hạ xuống nó sẽ làm quay đồng bộ bàn độ đứng CD Bàn độ đứng CD được đọc bằng du xích R3 gắn vào trụ đở Y
- Bộ phận chiếu điểm và cần bằng máy: gồm có 3 ốc cân V, các ống thủy W gắn trên bệ
máy S gắn trên ống kính, quả dọi được gắn vào lỗ X ở dưới bệ máy K dùng để chiếu điểm
b) Cân bằng máy:
Để cân bằng máy ta quay vành độ ngang cho ống thủy dài trên bàn chuẩn xích song song với hai ốc cân ,xoay 2 ốc cân máy (1 và 2) ngược chiều nhau để đưa bọt nước vào giữa; quay máy một góc 900
và xoay ốc cân thứ ba (3) cho bọt nước chạy vào giữa Muốn cân máy chính xác phải như trên nhiều lần
13.3.2 Tiến hành đo:
a) Đo góc bằng theo phương pháp đo đơn giản:
Phương pháp đo đơn giản áp dụng để đo góc bằng, tại các trạm đo chỉ có 2 hướng ngắm
Giả sử ngoài thực địa ta có 3 điểm AOC, cần đo góc bằng BOC Mang máy đặt tại O Sau hoàn thành chiếu điểm và cân máy chính xác, dựng tiêu tại các điểm B và C Tiêu dùng để đo góc được làm bằng gỗ tốt ít giản nở, không vặn xoắn hoặc bị cong, chiều dài từ 3 † 4m, hình lục giác một đầu nhọn bọc sắt được cắm xuống đất, tiêu thường sơn hai màu, trắng đỏ mỗi khoảng 50cm để dễ phát hiện khi ngắm Sau khi đặt máy, cắm tiêu xong tiến hành thao tác đo theo tuần
tự làm như sau: Động tác 1: Ở vị trí thuận kính (vị trí thuận kính là bàn độ đứng ở bên trái người đo), Siết chặt bàn độ ngang, mở bàn chuẩn xích và quay ống kính ngắm điểm A Đọc số
Trang 18đọc ở bàn độ ngang (với máy kinh vĩ kim loại ta phải đọc ở 2 du xích và lấy trị trung bình, còn ở máy kinh vĩ quang học ta chỉ đọc 1 lần)
13.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đo góc:
13.4.1 Sai số do máy: Máy kinh vĩ tuy đã được kiểm nghiệm và điều chỉnh nhưng không thể thật
hoàn chỉnh, nghĩa là các điều kiện của máy chưa hoàn toàn thỏa mản, nên còn tồn tại các sai số:
- Sai số do trục ngắm không vuông góc với trục quay của ống kính
- Sai số do trục quay của máy không thẳng đứng
- Sai số do trục quay ống kính không thẳng góc với trục quay của máy
- Sai số do việc khắc vạch trên bàn độ không đều
13.4.2 Sai số do máy đặt lệch tâm:Giã sử đo góc AOB, máy đáng lẻ đặt đúng tại O, nhưng đặt
máy lệch sang O' OO' gọi là độ lệch tâm Sai số do máy đặt lệch tâm tỉ lệ nghịch với độ dài từ máy đến mục tiêu ngắm Vậy để khắc phục sai số này ta phải đặt máy càng đúng vị trí càng tốt và bất cứ trường hợp nào đoạn OO' cũng không quá 3cm
13.4.3 Sai số do ngắm lệch mục tiêu:
Giã sử đo góc AOB, máy đặt tại O, đáng lẻ phải ngắm đúng A, nhưng lại ngắm lệch sang A' Sai
số do ngắm lệch tỉ lệ nghịch với chiều dài cạnh, nên khi đo góc bằng có cạnh ngắn phải cố đặt máy đúng điểm và ngắm đúng mục tiêu
13.4.4 Sai số do bản thân việc đo góc:
Khi đọc số trên bàn chia độ thường đọc chẵn đến t (t là độ chính xác của du xích) nên khi đọc có sai số phạm vi từ -t/2 đến +t/2
13.4.5 Sai số do ảnh hưởng bên ngoài:
- Độ rõ của mục tiêu: phụ thuộc vào mức độ trong sạch của không khí
- Sự rung động của ảnh trong ống kính: nguyên nhân do không khí hun nóng, làm cho ảnh của mục tiêu hiện trong ống kính dao động không ổn định Do đó không nên đo lúc trời nắng gắt
- Tia ngắm đi gần các công trình lớn như nhà cửa, cây to, gần mặt đất đều bị khúc xạ ngang, gây ra sai số kết quả đo
Để khắc phục những sai số này, phải chọn điều kiện thời tiết thích hợp, biện pháp đo thích hợp
15 KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH:
15.1 Khung bản đồ và lưới tọa độ:
15.2 Ghi chú ngoài khung:
Phía bắc tờ bản đồ, Chính giữa ghi tên một địa danh quan trọng nhất trong vùng ví dụ: tên tỉnh, thành, phố, huyện ngay dưới địa danh là số hiệu tờ bản đồ
Ngoài khung phía nam tờ bản đồ, Chính giữa ghi tỷ lệ bản đồ và vẽ một thước tỷ lệ thẳng, Bên phải là một thước đo độ dốc, bên trái là độ lệch kinh tuyến từ và góc lệch giữa kinh tuyến thực và trục x trong hệ tọa độ vuông góc
15.3 Sử dụng bản đồ đỊa hình ngoài trời:
Bản đồ địa hình được sử dụng rộng rãi trong công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, thiết kế quản lý khai thác công trình
Trang 19Khi đem bản đồ ra thực địa để nghiên cứu, cần phải định hướng tờ bản đồ và xác định vị trí đang đứng là vị trí nào trên bản đồ
15.3.1 Đặt bản đồ đứng hướng:
Định hướng bản đồ ở thực địa là đặt tờ bản đồ sao cho hướng Bắc - Nam của kinh tuyến vẽ trên bản đồ trùng với hướng Bắc - Nam của đường kinh tuyến ngoài thực địa Có thể dùng 2 cách định hướng:
a) Định hướng bản đồ bằng địa bàn:
Trải phẳng bản đồ; đặt địa bàn lên tờ bản đồ sao cho đường chuẩn Bắc - Nam hoặc đường kính00
- 1800 của địa bàn trùng với đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ Giữ bản đồ và địa bàn nằm ngang, xoay tờ bản đồ cho đầu Bắc kim nam châm chỉ đúng vạch 00
trên địa bàn, lúc đó tờ bản đồ được định hướng theo kinh tuyến từ Ở những nơi có độ từ thiên δ lớn (đã được ghi chú ở cuối tấm bản đồ) thì cần hiệu chỉnh cả δ khi định hướng
15.3.2 Xác định vị trí một điểm trên mặt đất lên bản đồ:
Muốn nghiên cứu sự thay đổi của địa hình, sự thay đổi về số lượng và vị trí của các địa vật trên thực địa so với bản đồ, hoặc nghiên cứu các vấn đề chuyên môn khác, cần xác định chính xác vị trí đang đứng trên mặt đất ứng với điểm nào trên bản đồ Sau khi định hướng tờ bản đồ, cần nhận dạng các địa vật đặc trưng xung quanh để đối chiếu với bản đồ: trước hết dựa vào tên làng, xóm thị trấn, tên sông núi để xác định sơ bộ vị trí khu vực; sau đó dựa vào các địa vật đặc trưng như con đường, ngã ba, ngã tư, cầu, cống để định vị chính xác hơn
Trong trường hợp cần đánh dấu điểm một cách chính xác lên bản đồ, dùng phương pháp đo góc
và khoảng cách từ điểm cần tìm đến địa vật đặc trưng đã có ở xung quanh rồi vẽ chuyển lên bản
- Dùng compa đo: Để 2 mũi nhọn compa trùng với 2 điểm rồi giữ nguyên khẩu độ compa, đặt compa lên thước tỷ lệ và đọc số trên thước
- Nếu hai điểm đầu và cuối đoạn thẳng đã có tọa: dùng công thức để tính ra khoảng cách:
15.4.2 Xác định chiều dài một đoạn cong:
Trong thực tế cần xác định chiều dài một con đường, một đoạn sông, chu vi một khu đất trên bản đồ: những địa vật này thường có dạng cong bất kỳ
- Nếu đường cong có dạng đơn giản: có thể tính gần đúng bằng cách chia nó thành nhiều đoạn nhỏ và coi mỗi đoạn là thẳng Dùng thước thẳng để đo mỗi đoạn rồi cộng lại
- Đối với đường cong phứt tạp: Dùng "thước đo đường cong"
15.4.3 Xác định tọa độ một điểm trên bản đồ:
Để xác định tọa độ vuông góc x, y hoặc tọa độ địa lý ϕ, λ của một điểm, phải dựa vào lưới tọa
độ đã kẻ ở ngoài khung tơ bản đồ Ví dụ xác định tọa độ điểm A được xác định như sau: trước hết
Trang 20dựa vào lưới ô vuông trên bản đồ để đọc lấy tọa độ điểm M ở góc Tây - Nam của ô vuông chứa điểm
A Từ A, hạ 2 đường vuông góc xuống 2 cạnh ô vuông Dùng compa đo và thước tỷ lệ đo lấy các gia số tọa độ Δx, Δy; vậy tọa độ điểm A là:
XA = XM + Δx
YA = YM + Δy
Để xác định tọa độ địa lý điểm A, cũng tiến hành tương tự như trên: qua A kẻ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, các đường này gặp cạnh ô hình thang có góc Tây - Nam là N Gia số độ vĩ Δϕ và gia số độ kinh Δλ sẽ được nội suy theo tỷ lệ Cần lưu ý là cả cạnh ô hình thang ứng với độ chênh tọa độ địa lý là 1'=60" Vậy tọa độ địa lý của A là:
ϕA = ϕN + Δϕ
λA = λN + Δλ
15.4.4 Xác định độ cao một điểm trên bản đồ:
Trên bản đồ, độ cao của mặt đất được thể hiện bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao ở các điểm đặc trưng Muốn xác định độ cao của một điểm trên bản đồ, phải căn cứ vào vị trí tương hổ của điểm đó so với đường đồng mức gần nhất mà nội suy ra
- Nếu điểm cần xác định độ cao nằm ngay trên một đường đồng mức, hoặc ngay trên đỉnh đồi, yên ngựa có độ cao, thì có thể đọc ngay độ cao của điểm đó
- Độ cao điểm được nội suy từ 2 đường đồng mức
Độ cao của điểm xác định trên bản đồ có độ chính xác không cao vì bản thân các đường đồng mức đã là do nội suy từ các điểm chi tiết có độ cao
15.4.5 Đo diện tích bản đồ:
Trong các khâu công tác tính toán, thiết kế kỹ sư thường gặp nhiều trường hợp phải tính diện tích của một khu đất trên bản đồ Ta hãy xét các trường hợp sau:
a) Khi diện tích cần đo được bao quanh bởi các đoạn thẳng (hình IX-2), người ta chia
hình cần đo thành những hình cơ bản như tam giác, chữ nhật Dùng thước tỷ lệ đo lấy kích thước trên các hình đó rồi áp dụng các công thức toán học để tìm ra diện tích từng hình; cộng các diện tích các hình này lại, ta được diện tích của hình cần đo
b) Khi diện tích cần đo được bao quanh bởi một đường cong bất kỳ: Có thể áp dụng trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp đếm ô vuông: Trên tờ giấy bóng mờ hoặc phim nhựa, kẻ một lưới ô vuông kích thước mỗi ô là 2x2mm hoặc 5x5mm Đặt đè lưới ô vuông này lên diện tích cần đo Đếm số ô vuông nằm trong đường biên của hình: trước hết đếm ô vuông nguyên; các ô khuyết nằm ven đường biên thì phải bù trừ cho nhau để thành một ô chẵn khi đếm, phần bù trừ này ước lượng bằng mắt Tùy theo tỷ lệ bản đồ và kích thước ô vuông mà tính ra diện tích thực mỗi ô vuông Biết số ô vuông nằm trong đường biên, sẽ tính được diện tích thực của hình cần đo
- Phương pháp chia dải: Trên giấy bóng mờ kẻ các đường song song cách đều, các đường này cách nhau 5mm tạo thành những dải hẹp, trong mỗi dải kẻ những đường chia
đôi dải
Vậy muốn biết diện tích của hình cần đo, chỉ cần đo lấy bề dài của các đường nét đứt l rồi cộng lại (∑li ), sau đó nhân tổng này với bề rộng d của mỗi dải có thể chọn d ứng với chiều dài chẵn (10m, 20m ) ngoài mặt đất để tiện lợi cho việc tính toán
Trang 21II VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1 CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Phân loại tính chất của vật liệu xây dựng (VLXD)
Quá trình làm việc trong kết cấu công trình, vật liệu phải chịu sự tác dụng của tải trọng bên ngoài
và môi trường xung quanh Tải trọng sẽ gây ra biến dạng và ứng suất trong vật liệu Do đó, để kết cấu công trình làm việc an toàn thì trước tiên vật liệu phải có các tính chất cơ học theo yêu cầu Ngoài ra, vật liệu còn phải có đủ độ bền vững chống lại các tác dụng vật lý và hóa học của môi trường Trong một số trường hợp đối với vật liệu còn có một số yêu cầu riêng về nhiệt, âm, chống phóng xạ v.v Như vậy, yêu cầu về tính chất của vật liệu rất đa dạng Song để nghiên cứu
và sử dụng vật liệu, có thể phân tính chất của nó thành những nhóm như: nhóm tính chất đặc trưng cho trạng thái và cấu trúc, nhóm tính chất vật lý, tính chất cơ học, tính chất hóa học và một
số tính chất mang ý nghĩa tổng hợp khác như tính công tác, tính tuổi thọ v.v
Các tham số đặc trưng cho trạng thái và cấu trúc của vật liệu là những tính chất đặc trưng cho quá trình công nghệ, thành phần pha, thành phần khoáng hóa, thí dụ khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ rỗng, độ đặc, độ mịn, v.v Những tính chất vật lý xác định mối quan hệ của vật liệu với môi trường như tính chất có liên quan đến nước, đến nhiệt, điện, âm, tính lưu biến của vật liệu nhớt, dẻo Những tính chất cơ học xác định quan hệ của vật liệu với biến dạng và sự phá hủy nó dưới tác dụng của tải trọng như cường độ, độ cứng, độ dẻo v.v Các tính chất hóa học có liên quan đến những biến đổi hóa học và độ bền vững của vật liệu đối với tác dụng của các nhân tố hóa học Để tránh những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan trong quá trình thí nghiệm, các tính chất của vật liệu phải được xác định trong điều kiện và phương pháp chuẩn theo quy định của tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam Khi đó tính chất được xác định là những tính chất tiêu chuẩn Ngoài các tiêu chuẩn nhà nước còn các tiêu chuẩn cấp ngành, cấp bộ Các tiêu chuẩn có thể được
bổ sung và chỉnh lí tùy theo trình độ sản xuất và yêu cầu sử dụng vật liệu
Hiện nay ở nước ta, đối với 1 số loại VLXD chưa có tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật quy định thì
có thể dùng các tiêu chuẩn của nước ngoài
1.1.2 Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất
Cấu trúc của vật liệu được biểu thị ở 3 mức: cấu trúc vĩ mô (cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường), cấu trúc vi mô (chỉ quan sát bằng kính hiển vi) và cấu trúc trong hay cấu tạo chất (phải dùng những thiết bị hiện đại để quan sát và nghiên cứu như kính hiển vi điện tử, phân tích rơngen)
Cấu trúc vĩ mô Bằng mắt thường người ta thể phân biệt các dạng cấu trúc này như: đá nhân tạo đặc, cấu trúc tổ ong, cấu trúc dạng sợi, dạng lớp, dạng hạt rời
Vật liệu đá nhân tạo đặc rất phổ biến trong xây dựng như bê tông nặng, gạch ốp lát, gạch silicat Những loại vật liệu này thường có cường độ, khả năng chống thấm, chống ăn mòn tốt hơn các loại vật liệu rỗng cùng loại, nhưng nặng và tính cách âm, cách nhiệt kém hơn Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy những liên kết thô của nó, ví dụ: thấy được lớp đá xi măng liên kết với hạt cốt liệu, độ dày của lớp đá, độ lớn của hạt cốt liệu: phát hiện được những hạt, vết rạn nứt lớn, v.v
Vật liệu cấu tạo rỗng có thể là những vật liệu có những lỗ rỗng lớn như bê tông khí, bê tông bọt, chất dẻo tổ ong hoặc những vật liệu có những lỗ rỗng bé (vật liệu dùng đủ nước, dùng phụ gia cháy) Loại vật liệu này có cường độ, độ chống ăn mòn kém hơn vật liệu đặc cùng loại, nhưng khả năng cách nhiệt, cách âm tốt hơn Lượng lỗ rỗng, kích thước, hình dạng, đặc tính và sự phân
bố của lỗ rỗng có ảnh hưởng lớn đến tính chất của vật liệu
Trang 22Vật liệu có cấu tạo dạng sợi, như gỗ, các sản phẩm có từ bông khoáng và bông thủy tinh, tấm sợi
gỗ ép v.v có cường độ, độ dẫn nhiệt và các tính chất khác rất khác nhau theo phương dọc và theo phương ngang thớ
Vật liệu có cấu trúc dạng lớp, như đá phiến ma, diệp thạch sét v.v là vật liệu có tính dị hướng (tính chất khác nhau theo các phương khác nhau)
Vật liệu hạt rời như cốt liệu cho bê tông, vật liệu dạng bột (xi măng, bột vôi sống) có các tính chất
và công dụng khác nhau tùy theo thành phần độ lớn và trạng thái bề mặt hạt
Cấu trúc vi mô của vật liệu có thể là cấu tạo tinh thể hay vô định hình Cấu tạo tinh thể và vô định hình chỉ là hai trạng thái khác nhau của cùng một chất Ví dụ oxyt silic có thể tồn tại ở dạng tinh thể thạch anh hay dạng vô định hình (opan) Dạng tinh thể có độ bền và độ ổn định lớn hơn dạng vô định hình SiO2 tinh thể không tương tác với Ca(OH)2 ở điều kiện thường, trong khi
đó SiO2 vô định hình lại có thể tương tác với Ca(OH)2 ngay ở nhiệt độ thường
Cấu tạo bên trong của các chất là cấu tạo nguyên tử, phân tử, hình dạng kích thước của tinh thể, liên kết nội bộ giữa chúng Cấu tạo bên trong của các chất quyết định cường độ, độ cứng, độ bền nhiệt và nhiều tính chất quan trọng khác
Khi nghiên cứu các chất có cấu tạo tinh thể, người ta phải phân biệt chúng dựa vào đặc điểm của mối liên kết giữa các phần tử để tạo ra mạng lưới không gian Tùy theo kiểu liên kết, mạng lưới này có thể được hình thành từ các nguyên tử trung hòa (kim cương, SiO2) các ion (CaCO3 , kim loại), phân tử (nước đá)
Liên kết cộng hóa trị được hình thành từ những đôi điện tử dùng chung, trong những tinh thể của các chất đơn giản (kim cương, than chì) hay trong các tinh thể của hợp chất gồm hai nguyên tố (thạch anh) Nếu hai nguyên tử giống nhau thì cặp điện tử dùng chung thuộc cả hai nguyên tử đó Nếu hai nguyên tử có tính chất khác nhau thì cặp điện tử bị lệch về phía nguyên tố có tính chất á kim mạnh hơn, tạo ra liên kết cộng hóa trị có cực (H2O) Những vật liệu có liên kết dạng này có cường độ, độ cứng cao và rất khó chảy Liên kết ion được hình thành trong các tinh thể vật liệu
mà các nguyên tử khi tương tác với nhau nhường điện tử cho nhau hình thành các ion âm và ion dương Các ion trái dấu hút nhau để tạo ra phân tử Vật liệu xây dựng có liên kết loại này (thạch cao, anhiđrit) có cường độ và độ cứng thấp, không bền nước, trong những loại VLXD thường gặp như canxit, fenspat với những tinh thể phức tạp gồm những tinh thể gồm cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion Bên trong ion phức tạp là liên kết cộng hóa trị
Liên kết phân tử được hình thành chủ yếu trong những tinh thể của các chất có liên kết cộng hóa trị Liên kết silicat là liên kết phức tạp, được tạo thành từ khối 4 mặt SiO4 liên kết với nhau bằng những đỉnh chung (những nguyên tử oxi chung) tạo thành mạng lưới không gian ba chiều với những tính chất đặc biệt cho VLXD Điều đó cho phép coi chúng như là các polime vô cơ
1.1.3 Quan hệ giữa thành phần và tính chất
Vật liệu xây dựng được đặc trưng bằng 3 thành phần: Hóa học, khoáng vật và thành phần pha Thành phần hóa học được biểu thị bằng % hàm lượng các oxyt có trong vật liệu Nó cho phép phán đoán hàng loạt các tính chất của VLXD: tính chất chịu lửa, bền sinh vật, các đặc trưng cơ học và các đặc tính kỹ thuật khác Riêng đối với kim loại hoặc hợp kim thì thành phần hóa học được tính bằng % các nguyên tố hóa học
Thành phần hóa học được xác định bằng cách phân tích hóa học (kết quả phân tích được biểu diễn dưới dạng các oxyt) Các oxyt trong vật liệu vô cơ liên kết với nhau thành các muối kép, được gọi là thành phần khoáng vật
Thành phần khoáng vật quyết định các tính chất cơ bản của vật liệu Khoáng 3CaO.SiO2 và
3CaO.Al2O3 trong xi măng pooc lăng quyết định tính đóng rắn nhanh, chậm của xi măng,
Trang 23khoáng 3Al2O3 2SiO2 quyết định tính chất của vật liệu gốm Biết được thành phần khoáng vật ta
có thể ta có thể phán đoán tương đối chính xác các tính chất của VLXD
Việc xác định thành phần khoáng vật khá phức tạp, đặc biệt là về mặt định lượng Vì vậy người ta phải dùng nhiều phương pháp để hỗ trợ cho nhau : phân tích nhiệt vi sai, phân tích phổ rơnghen, laze, kính hiển vi điện tử v.v
Thành phần pha : Đa số vật liệu khi làm việc đều tồn tại ở pha rắn Nhưng trong vật liệu luôn
chứa một lượng lỗ rỗng, bên ngoài pha rắn nó còn chứa cả pha khí (khi khô) và pha lỏng (khi ẩm) Tỉ lệ của các pha này trong vật liệu có ảnh hưởng đến chất lượng của nó, đặc biệt là các tính chất về âm, nhiệt, tính chống ăn mòn, cường độ v.v
Thành phần các pha biến đổi trong quá trình công nghệ và dưới sự tác động của môi trường Sự thay đổi pha làm cho tính chất của vật liệu cùng thay đổi Ví dụ nước chứa nhiều trong các lỗ rỗng của vật liệu sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chất nhiệt, âm và cường độ của vật liệu, làm cho vật liệu bị nở ra v.v
Ngoài vật liệu rắn, trong xây dựng còn loại vật liệu phổ biến ở trạng thái nhớt dẻo Các chất kết dính khi nhào trộn với dung môi (thường là nước), khi chưa rắn chắc có cấu trúc phức tạp và biến đổi theo thời gian: giai đoạn đầu ở trạng thái dung dịch, sau đó ở trạng thái keo Trạng thái này quyết định các tính chất chủ yếu của hỗn hợp.Trong hệ keo, mỗi hạt keo gồm có nhân keo, lớp hấp thụ và ngoài cùng là lớp khuyếch tán Chúng được liên kết với nhau bằng các lực phân tử, lực
ma sát, lực mao dẫn, v.v mỗi loại chất kết dính khi nhào trộn với dung môi thích hợp sẽ cho một
Trong đó : m : Khối lượng của vật liệu ở trạng thái khô, g, kg
V : Thể tích hoàn toàn đặc của vật liệu, cm3, l, m3
Tuỳ theo từng loại vật liệu mà có những phương pháp xác định khác nhau Đối với vật liệu hoàn toàn đặc như kính, thép v.v , ρ được xác định bằng cách cân và đo mẫu thí nghiệm, đối những vật liệu rỗng thì phải nghiền đến cỡ hạt < 0,2 mm và những loại vật liệu rời có cỡ hạt bé (cát, xi măng ) thì ρ được xác định bằng phương pháp bình tỉ trọng
Khối lượng riêng của vật liệu phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc vi mô của nó, đối với vật liệu rắn thì nó không phụ thuộc vào thành phần pha Khối lượng riêng
của vật liệu biến đổi trong một phạm vi hẹp, đặc biệt là những loại vật liệu cùng loại sẽ có khối lượng riêng tương tự nhau Người ta có thể dùng khối lượng riêng để phân biệt những loại vật liệu khác nhau, phán đoán một số tính chất của nó
b, Khối lƣợng thể tích
Khối lượng thể tích của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái tự nhiên (kể cả lỗ rỗng) Nếu khối lượng của mẫu vật liệu là m và thể tích tự nhiên của mẫu là Vv thì: ρv = m/Vv (gam/cm3, Kg/m3, T/m3)
Khối lượng thể tích của vật liệu xây dựng dao động trong một khoảng rộng Đối với vật liệu cùng loại có cấu tạo khác nhau thì ρv khác nhau, ρv còn phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường Vì vậy,
Trang 24trong thực tế buộc phải xác định ρv tiêu chuẩn Việc xác định khối lượng mẫu được thực hiện bằng cách cân, còn Vv thì tùy theo loại vật liệu mà dùng một trong ba cách sau : đối với mẫu vật liệu có kích thước hình học rõ ràng ta dùng cách đo trực tiếp; đối với mẫu vật liệu không có kích thước hình học rõ ràng thì dùng phương pháp chiếm chỗ trong chất lỏng; đối với vật liệu rời (xi măng, cát, sỏi) thì đổ vật liệu từ một chiều cao nhất định xuống một dụng cụ có thể tích biết trước
Dựa vào khối lượng thể tích của vật liệu có thể phán đoán một số tính chất của nó, như cường độ,
độ rỗng, lựa chọn phương tiện vận chuyển, tính toán trọng lượng bản thân kết cấu
Trong đó: m1 và m2 là khối lượng của mẫu ở trạng thái khô và trạng thái bão hòa nước Lỗ rỗng
hở có thể thông với nhau và với môi trường bên ngoài, nên chúng
thường chứa nước ở điều kiện bão hòa bình thường như ngâm vật liệu trong nước Lỗ rỗng hở làm tăng độ thấm nước và độ hút nước, giảm khả năng chịu lực Tuy nhiên trong vật liệu và các sản phẩm hút âm thì lỗ rỗng hở và việc khoan lỗ lại cần thiết để hút năng lượng âm
Độ rỗng kín (rk ): rk = r-rh
Vật liệu chứa nhiều lỗ rỗng kín thì cường độ cao, cách nhiệt tốt Độ rỗng trong vật liệu dao động trong một phạm vi rộng từ 0 đến 98% Dựa vào độ rỗng có thể phán đoán một số tính chất của vật liệu: cường độ chịu lực, tính chống thấm, các tính chất có liên quan đến nhiệt và âm
Độ đặc (đ) là mức độ chứa đầy thể tích vật liệu bằng chất rắn: đ = ρv / ρ
Như vậy r + đ = 1 ( hay 100%), có nghĩa là vật liệu khô bao gồm bộ khung
cứng để chịu lực và lỗ rỗng không khí Độ mịn hay độ lớn của vật liệu dạng hạt, dạng bột là đại lượng đánh giá kích thước hạt của nó
Độ mịn quyết định khả năng tương tác của vật liệu với môi trường (hoạt động hóa học, phân tán trong môi trường), đồng thời ảnh hưởng nhiều đến độ rỗng giữa các hạt Vì vậy tuỳ theo từng loại vật liệu và mục đích sử dụng người ta tăng hay giảm độ mịn của chúng Đối với vật liệu rời khi xác định độ mịn thường phải quan tâm đến từng nhóm hạt, hình dạng và tính chất bề mặt hạt, độ nhám, khả năng hấp thụ và liên kết với vật liệu khác Độ mịn thường được đánh giá bằng tỷ diện
bề mặt (cm2
/g) hoặc lượng lọt sàng, lượng sót sàng tiêu chuẩn (%) Dụng cụ sàng tiêu chuẩn có kích thước của lỗ phụ thuộc vào từng loại vật liệu
1.2.3 Những tính chất có liên quan đến môi trường nước
Liên kết giữa nước và vật liệu
Trang 25Trong vật liệu luôn chứa một lượng nước nhất định Tuỳ theo bản chất của vật liệu, thành phần, tính chất bề mặt và đặc tính lỗ rỗng của nó mà mức độ liên kết giữa nước với vật liệu có khác nhau Dựa vào mức độ liên kết đó, nước trong vật liệu được chia thành 3 loại: Nước hoá học, nước hoá lý và nước cơ học
Nước hoá học là nước tham gia vào thành phần của vật liệu, có liên kết bền với vật liệu Nước hoá học chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao (trên 500°C) Khi nước hoá học mất thì tính chất hóa học của vật liệu bị thay đổi lớn Nước hoá lý có liên kết khá bền với vật liệu, nó chỉ thay đổi dưới sự tác động của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và khi bay hơi nó làm cho tính chất của vật liệu thay đổi ở một mức độ nhất định
Nước cơ học (nước tự do), loại này gần như không có liên kết với vật liệu, dễ dàng thay đổi ngay
trong điều kiện thường Khi nước cơ học thay đổi, không làm thay đổi tính chất của vật liệu
Độ ẩm
Độ ẩm W (%) là chỉ tiêu đánh giá lượng nước có thật mn trong vật liệu tại thời điểm thí nghiệm Nếu khối lượng của vật liệu lúc ẩm là ma và khối lượng của vật liệu sau khi sấy khô là mk thì: W= ma – mk /mk x 100(%)
Trong không khí vật liệu có thể hút hơi nước của môi trường vào trong các lỗ rỗng và ngưng tụ thành pha lỏng Đây là một quá trình có tính chất thuận nghịch Trong cùng một điều kiện môi trường nếu vật liệu càng rỗng thì độ ẩm của nó càng cao Đồng thời độ ẩm còn phụ thuộc vào bản chất của vật liệu, đặc tính của lỗ rỗng và vào môi trường Ở môi trường không khí khi áp lực hơi nước tăng (độ ẩm tương đối của không khí tăng) thì độ ẩm của vật liệu tăng Độ ẩm của vật liệu tăng làm xấu đi tính tính chất nhiệt kỹ thuật, giảm cường độ và độ bền, làm tăng thể tích của một
số loại vật liệu Vì vậy tính chất của vật liệu xây dựng phải được xác định trong điều kiện độ ẩm nhất định
Độ hút nước
Độ hút nước của vật liệu là khả năng hút và giữ nước của nó ở điều kiện thường và được xác định bằng cách ngâm mẫu vào trong nước có nhiệt độ 20 ± 0,5oC Trong điều kiện đó nước chỉ có thể chui vào trong lỗ rỗng hở, do đó mà độ hút nước luôn luôn nhỏ hơn độ rỗng của vật liệu Thí
dụ độ rỗng của bê tông nhẹ có thể là 50 † 60%, nhưng độ hút nước của nó chỉ đến 20 † 30% thể tích.Độ hút nước được xác định theo khối lượng và theo thể tích Độ hút nước theo khối lượng là
tỷ số giữa khối lượng nước mà vật liệu hút vào với khối lượng vật liệu khô Độ hút nước theo khối lượng ký hiệu là HP (%) và xác định theo công thức:
HP = mn/mk x100 (%) = (mu - mk )/mk x 100(%)
Độ hút nước theo thể tích là tỷ số giữa thể tích nước mà vật liệu hút vào với thể tích tự nhiên của vật liệu.Độ hút nước theo thể tích được ký hiệu là HV(%) và xác định theo công thức :
Hv = Vn / Vv x100(%) hay Hv =(mu – mk)/Vv x ρn x 100(%)
Trong đó : mn, Vn : Khối lượng và thể tích nước mà vật liệu đã hút
ρn : Khối lượng riêng của nước ρn = 1g/cm3
mư, mk: Khối lượng của vật liệu khi đã hút nước (ướt) và khi khô
Vv : Thể tích tự nhiên của vật liệu
Mỗi quan hệ giữa HV và HP như sau:
HV / HP = ρv /ρn hay HV = HP x ρv /ρn (ρv: khối lượng thể tích tiêu chuẩn)
Để xác định độ hút nước của vật liệu, ta lấy mẫu vật liệu đã sấy khô đem cân rồi ngâm vào nước Tùy từng loại vật liệu mà thời gian ngâm nước khác nhau Sau khi vật liệu hút no nước được vớt
ra đem cân rồi xác định độ hút nước theo khối lượng hoặc theo thể tích bằng các công thức trên
Trang 26Độ hút nước được tạo thành khi ngâm trực tiếp vật liệu vào nước, do đó với cùng một mẫu vật liệu đem thí nghiệm thì độ hút nước sẽ lớn hơn độ ẩm Độ hút nước của vật liệu phụ thuộc vào độ rỗng, đặc tính của lỗ rỗng và thành phần của vật liệu
Ví dụ: Độ hút nước theo khối lượng của đá granit 0,02 † 0,7% của bê tông nặng 2 † 4% của gạch đất sét 8 † 20% Khi độ hút nước tăng lên sẽ làm cho thể tích của một số vật liệu tăng và khả năng thu nhiệt tăng nhưng cường độ chịu lực và khả năng cách nhiệt giảm đi
Độ bão hòa nước
Độ bão hòa nước là chỉ tiêu đánh giá khả năng hút nước lớn nhất của vật liệu trong điều kiện cưỡng bức bằng nhiệt độ hay áp suất Độ bão hòa nước cũng được xác định theo khối lượng và theo thể tích, tương tự như độ hút nước trong điều kiện thường
Để xác định độ bão hòa nước của vật liệu có thể thực hiện một trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp nhiệt độ: Luộc mẫu vật liệu đã được lấy khô trong nước 4 giờ, để nguội rồi vớt mẫu
ra cân và tính toán
Phương pháp chân không: Ngâm mẫu vật liệu đã được sấy khô trong một bình kín đựng nước,
hạ áp lực trong bình xuống còn 20 mmHg cho đến khi không còn bọt khí thoát ra thì trả lại áp lực bình thường và giữ thêm 2 giờ nữa rồi vớt mẫu ra cân và tính toán
Độ bão hòa nước của vật liệu không những phụ thuộc vào thành phần của vật liệu và độ rỗng mà còn phụ thuộc vào tính chất của các lỗ rỗng, do đó độ bão hòa nước được đánh giá bằng hệ số bão hòa Cbh thông qua độ bão hòa nước theo thể tích và độ rỗng r : Khi hệ số bão hòa lớn tức là trong vật liệu có nhiều lỗ rỗng hở
Khi vật liệu bị bão hòa nước sẽ làm cho thể tích vật liệu và khả năng dẫn nhiệt tăng, nhưng khả năng cách nhiệt và đặc biệt là cường độ chịu lực thì giảm đi Do đó mức độ bền nước của vật liệu được đánh giá bằng hệ số mềm (Km) thông qua cường độ của mẫu bão hòa nước và cường độ của mẫu khô :
Những vật liệu có Km > 0,75 là vật liệu chịu nước có thể dùng cho các công trình thủy lợi
Tính thấm nước
Tính thấm nước là tính chất để cho nước thấm qua từ phía có áp lực cao sang phía có áp lực thấp Tính thấm nước được đặc trưng bằng hệ số thấm Kth
Như vậy, Kth là thể tích nước thấm qua Vn (m3) một tấm vật liệu có chiều dày a=1m, diện tích S
= 1m2, sau thời gian t = 1 giờ, khi độ chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh ở hai mặt là p1 - p2 = 1m cột nước Tùy thuộc từng loại vật liệu mà có cách đánh giá tính thấm nước khác nhau
Mức độ thấm nước của vật liệu phụ thuộc vào bản chất của vật liệu, độ rỗng và tính chất của lỗ rỗng Nếu vật liệu có nhiều lỗ rỗng lớn và thông nhau thì mức độ thấm nước sẽ lớn hơn khi vật liệu có lỗ rỗng nhỏ và cách nhau
Biến dạng ẩm
Khi độ ẩm thay đổi thì thể tích và kích thước của vật liệu rỗng hữu cơ hoặc vô cơ cũng thay đổi:
bị co khi sấy khô và trương nở khi hút nước Trong thực tế ở điều kiện khô ẩm thay đổi thường xuyên, biến dạng co nở lặp đi lặp lại sẽ làm phát sinh vết nứt và dẫn đến phá hoại vật liệu.Những loại vật liệu có độ rỗng cao (gỗ, bê tông nhẹ), sẽ có độ co lớn :
Gỗ (ngang thớ)
Vữa xây dựng
30-100 0,5-1
Trang 27Gạch đất sét
Bê tông nặng
Đá granit
0,03-0,1 0,3-0,7 0,02-0,06
1.2.4 Các tính chất của vật liệu liên quan đến nhiệt
a, Tính dẫn nhiệt
Tính dẫn nhiệt của vật liệu là tính chất để cho nhiệt truyền qua từ phía có nhiệt độ cao sang phía
có nhiệt độ thấp
Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Loại vật liệu, độ rỗng và tính chất của
lỗ rỗng, độ ẩm, nhiệt độ bình quân giữa hai bề mặt vật liệu Do độ dẫn nhiệt của không khí rất bé (λ = 0,02 Kcal/m.°C.h) so với độ dẫn nhiệt của vật rắn vì vậy khi độ rỗng cao, lỗ rỗng kín và cách nhau thì hệ số dẫn nhiệt thấp hay khả năng cách nhiệt của vật liệu tốt Khi khối lượng thể tích của vật liệu càng lớn thì dẫn nhiệt càng tốt
Nếu độ ẩm của vật liệu tăng thì hệ số dẫn nhiệt tăng lên, khả năng cách nhiệt của vật liệu kém đi
vì nước có λ = 0,5 Kcal/m.°C.h
Trong thực tế, hệ số dẫn nhiệt được dùng để lựa chọn vật liệu cho các kết cấu bao che, tính toán kết cấu để bảo vệ các thiết bị nhiệt
b, Nhiệt dung và nhiệt dung riêng
Nhiệt dung là nhiệt lượng mà vật liệu thu vào khi được đun nóng Nhiệt lượng vật liệu thu vào được xác định theo công thức :
Q = C m (t2 - t1) , Kcal
Trong đó:
m : Khối lượng của vật liệu, kg
t1 ,t2 : Nhiệt độ của vật liệu trước và sau khi đun , 0
Vật liệu không cháy: Là những vật liệu không cháy và không biến hình khi ở nhiệt độ cao như
gạch, ngói, bê tông hoặc không cháy nhưng biến hình như thép, hoặc bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: đá vôi, đá đôlômit
Vật liệu khó cháy: Là những vật liệu mà bản thân thì cháy được nhưng nhờ có lớp bảo vệ nên
khó cháy, như tấm vỏ bào ép có trát vữa xi măng ở ngoài
Vật liệu dễ cháy : Là những vật liệu có thể cháy bùng lên dưới tác dụng của ngọn lửa hay nhiệt
độ cao, như: tre, gỗ, vật liệu chất dẻo
Tính chịu lửa
Là tính chất của vật liệu chịu được tác dụng lâu dài của nhiệt độ cao mà không bị chảy và biến hình Dựa vào khả năng chịu lửa chia vật liệu thành 3 nhóm
Trang 28Vật liệu chịu lửa : Chịu được nhiệt độ ≥ 15800C trong thời gian lâu dài
Vật liệu khó chảy : Chịu được nhiệt độ từ 1350 - 1580 0C trong thời gian lâu dài
Vật liệu dễ chảy : Chịu được nhiệt độ < 13500C trong thời gian lâu dài
1.3 Tính chất cơ học
1.3.1 Tính biến dạng của vật liệu
Tính biến dạng của vật liệu là tính chất của nó có thể thay đổi hình dáng, kích thước dưới sự tác dụng của tải trọng bên ngoài.Dựa vào đặc tính biến dạng, người ta chia biến dạng ra 2 loại: Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo
Biến dạng đàn hồi
Là tính chất của vật liệu khi chịu tác dụng của ngoại lực thì bị biến dạng nhưng khi bỏ ngoại lực
đi thì hình dạng cũ được phục hồi Biến dạng đàn hồi thường xảy ra khi tải trọng tác dụng bé và trong thời gian ngắn Biến dạng đàn hồi xảy ra khi ngoại lực tác dụng lên vật liệu chưa vượt quá lực tương tác giữa các chất điểm của nó
Biến dạng dẻo
Là biến dạng của vật liệu xảy ra khi chịu tác dụng của ngoại lực mà sau khi bỏ ngoại lực đi thì hình dạng cũ không được phục hồi Nguyên nhân của biến dạng dẻo là lực tác dụng đã vượt quá lực tương tác giữa các chất điểm, phá vỡ cấu trúc của vật liệu làm các chất điểm có chuyển dịch tương đối do đó biến dạng vẫn còn tồn tại khi loại bỏ ngoại lực.Dựa vào quan hệ giữa ứng suất và biến dạng người ta chia vật liệu ra loại dẻo, loại giòn và loại đàn hồi
Vật liệu dẻo là vật liệu trước khi phá hoại có hiện tượng biến hình dẻo rõ rệt (thép),
Vật liệu giòn trước khi phá hoại không có hiện tượng biến hình dẻo rõ rệt (bê tông)
Tính dẻo và tính giòn của vật liệu biến đổi tuỳ thuộc vào nhiệt độ, lượng ngậm nước, tốc độ tăng lực v.v Ví dụ: bitum khi tăng lực nén nhanh hay nén ở nhiệt độ thấp là vật liệu có tính giòn, khi tăng lực từ từ hay nén ở nhiệt độ cao là vật liệu dẻo Đất sét khi khô là vật liệu giòn, khi ẩm là vật liệu dẻo
Tính giòn: Là tính chất của vật liệu khi chịu tác dụng của ngoại lực tới mức nào đó thì bị phá
hoại mà trước khi xảy ra sự phá hoại thì hầu như không có hiện tượng biến dạng dẻo Ví dụ : Khi tác dụng 1 lực lớn vào khoảng giữa của viên ngói đặt trên 2 gối tựa thì viên ngói sẽ bị gãy mà không có hiện tượng cong trước khi gãy
1.3.2 Cường độ chịu lực
Khái niệm chung : Cường độ là khả năng của vật liệu chống lại sự phá hoại của ứng suất xuất
hiện trong vật liệu do ngoại lực hoặc điều kiện môi trường
Cường độ của vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thành phần cấu trúc, phương pháp thí nghiệm, điều kiện môi trường, hình dáng kích thước mẫu v.v
Do đó để so sánh khả năng chịu lực của vật liệu ta phải tiến hành thí nghiệm trong điều kiện tiêu chuẩn Khi đó dựa vào cường độ giới hạn để định ra mác của vật liệu xây dựng
Mác của vật liệu (theo cường độ) là giới hạn khả năng chịu lực của vật liệu được thí nghiệm
trong điều kiện tiêu chuẩn như: kích thước mẫu, cách chế tạo mẫu, phương pháp và thời gian bảo dưỡng trước khi thử
Phương pháp xác định : Có hai phương pháp xác định cường độ của vật liệu: Phương pháp phá
hoại và phương pháp không phá hoại
Phương pháp phá hoại: Cường độ của vật liệu được xác định bằng cách cho ngoại lực tác dụng
vào mẫu có kích thước tiêu chuẩn (tùy thuộc vào từng loại vật liệu) cho đến khi mẫu bị phá hoại rồi tính theo công thức
Trang 29Vì vật liệu có cấu tạo không đồng nhất nên cường độ của nó được xác định bằng cường độ trung bình của một nhóm mẫu ( thường không ít hơn 3 mẫu)
Hình dạng, kích thước, trạng thái bề mặt mẫu có ảnh hưởng lớn đến kết quả thí nghiệm, vì vậy các mẫu thí nghiệm phải được chế tạo và gia công đúng theo tiêu chuẩn qui định Tốc độ tăng tải cũng có ảnh hưởng đến cường độ mẫu, nếu tốc độ tăng tải nhanh hơn tiêu chuẩn thì kết quả thí nghiệm sẽ tăng lên vì biến dạng dẻo không tăng kịp với sự tăng tải trọng
Phương pháp không phá hoại : Là phương pháp cho ta xác định được cường độ của vật liệu
mà không cần phải phá hoại mẫu Phương pháp này rất tiện lợi cho việc xác định cường độ cấu kiện hoặc cường độ kết cấu trong công trình Trong các phương pháp không phá hoại, phương pháp âm học được dung rộng rãi nhất, cường độ vật liệu được đánh giá gián tiếp thông qua tốc độ truyền sóng siêu âm qua nó
1.3.3 Độ cứng
Độ cứng của vật liệu là khả năng của vật liệu chống lại được sự xuyên đâm của vật liệu khác cứng hơn nó Độ cứng của vật liệu ảnh hưởng đến một số tính chất khác của vật liệu, vật liệu càng cứng thì khả năng chống cọ mòn tốt nhưng khó gia công và ngược lại
Độ cứng của vật liệu thường được xác định bằng 1 trong 2 phương pháp sau đây:
Phương pháp Morh: Là phương pháp dùng để xác định độ cứng của các vật liệu dạng khoáng,
trên cơ sở dựa vào bảng thang độ cứng Morh bao gồm 10 khoáng vật mẫu được sắp xếp theo mức độ cứng tăng dần (bảng 1)
Bảng 1
Chỉ số độ cứng Tên khoáng vật mẫu Đặc điểm độ cứng
- Rạch được kính theo mức độ tăng dần
Độ cứng của các khoáng vật xếp trong bảng chỉ nêu ra chúng hơn kém nhau mà thôi, không có ý nghĩa định lượng chính xác Phương pháp Brinen Là phương pháp dùng để xác định độ cứng của vật liệu kim loại, gỗ bê tông v.v Người ta dùng hòn bi thép có đường kính là Dmm đem ấn vào vật liệu định thử với một lực P rồi dựa vào độ sâu của vết lõm trên vật liệu xác định độ cứng bằng công thức:
HB = P/F = 2P/πD(D - √ D2
– d2 ) Trong đó :
Trang 30P - Lực ép viên bi vào vật liệu thí nghiệm, kG
F - Diện tích hình chỏm cầu của vết lõm, mm2
KPC là chỉ tiêu có tính chất tương đối tổng quát, vì đối với vật liệu bình thường khi cường độ cao thì ρv phải lớn, do đó nặng nề, các tính chất về nhiệt và âm kém và KPC nhỏ Còn vật liệu muốn có KPC lớn thì nó vừa phải có khả năng chịu lực tốt vừa phải nhẹ, các tính chất về âm và nhiệt tốt
Đối với một số loại vật liệu xây dựng có KPC như sau: gỗ 100/0,5 = 200kG/cm2; thép cường độ cao 10.000/7,85 = 1.270kG/cm2; thép thường 3900/7,85= 497kG/cm2
Đối với vật liệu đá nhân tạo, giá trị KPC thường là: bê tông nặng 400/2,4 = 167kG/cm2; bê tông nhẹ 100/0,8 = 125kG/cm2; gạch 100/1,8 = 56kG/cm2
2 VẬT LIỆU ĐÁ THIÊN NHIÊN
2.1 Khái niệm và phân loại
2.1.1 Khái niệm
Đá thiên nhiên có hầu hết ở khắp mọi nơi trong vỏ trái đất, đó là những khối khoáng chất chứa một hay nhiều khoáng vật khác nhau Còn vật liệu đá thiên nhiên thì được chế tạo từ đá thiên nhiên bằng cách gia công cơ học, do đó tính chất cơ bản của vật liệu đá thiên nhiên giống tính chất của đá gốc
Vật liệu đá thiên nhiên từ xa xưa đã được sử dụng phổ biến trong xây dựng, vì nó có cường độ chịu nén cao, khả năng trang trí tốt, bền vững trong môi trường, hơn nữa nó là vật liệu địa phương, hầu như ở đâu cũng có do đó giá thành tương đối thấp
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên, vật liệu đá thiên nhiên cũng có một số nhược điểm như: khối lượng thể tích lớn, việc vận chuyển và thi công khó khăn, ít nguyên khối và độ cứng cao nên quá trình gia công phức tạp
2.1.2 Phân loại
Tính chất cơ lý chủ yếu cũng như phạm vi ứng dụng của vật liệu đá thiên nhiên được quyết định bởi điều kiện hình thành và thành phần khoáng vật của đá thiên nhiên
Trang 31Căn cứ vào điều kiện hình thành và tình trạng địa chất có thể chia đá tự nhiên làm ba nhóm: Đá mác ma, đá trầm tích và đá biến chất
Đá mác ma
Đá mác ma là do các khối silicat nóng chảy từ lòng trái đất xâm nhập lên phần trên của vỏ hoặc phun ra ngoài mặt đất nguội đi tạo thành Do vị trí và điều kiện nguội của các khối mác ma khác nhau nên cấu tạo và tính chất của chúng cũng khác nhau
Đá mác ma được phân ra hai loại xâm nhập và phún xuất Đá xâm nhập thì ở sâu hơn trong vỏ trái đất, chịu áp lực lớn hơn của các lớp trên và nguội dần đi mà thành Do được tạo thành trong điều kiện như vậy nên đá mác ma có đặc tính chung là: cấu trúc tinh thể lớn, đặc chắc, cường độ cao, ít hút nước
Đá phún xuất được tạo ra do mác ma phun lên trên mặt đất, do nguội nhanh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, các khoáng không kịp kết tinh hoặc chỉ kết tinh được một bộ phận với kích thước tinh thể bé, chưa hoàn chỉnh, còn đa số tồn tại ở dạng vô định hình Trong quá trình nguội lạnh các chất khí và hơi nước không kịp thoát ra, để lại nhiều lỗ rỗng làm cho đá nhẹ
Đá trầm tích
Đá trầm tích được tạo thành trong điều kiện nhiệt động học của vỏ trái đất thay đổi Các loại đất
đá khác nhau do sự tác động của các yếu tố nhiệt độ, nước và các tác dụng hóa học mà bị phong hóa vỡ vụn Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp Dưới áp lực
và trải qua các thời kỳ địa chất chúng được gắn kết lại bằng các chất keo kết thiên nhiên tạo thành đá trầm tích Do điều kiện tạo thành như vậy nên đá trầm tích có các đặc tính chung là:
Có tính phân lớp rõ rệt, chiều dày, màu sắc, thành phần, độ lớn của hạt, độ cứng
của các lớp cũng khác nhau Độ cứng, độ đặc và cường độ chịu lực của đá trầm tích thấp hơn đá mác ma nhưng độ hút nước lại cao hơn Căn cứ vào điều kiện tạo thành, đá trầm tích được chia làm 3 loại:
Đá trầm tích cơ học: Là sản phẩm phong hóa của nhiều loại đá có trước Ví dụ như: cát, sỏi, đất sét v.v
Đá trầm tích hóa học: Do khoáng vật hòa tan trong nước rồi lắng đọng tạo thành Ví dụ: đá thạch cao, đôlômit, magiezit v.v
Đá trầm tích hữu cơ: Do một số động vật trong xương chứa nhiều chất khoáng khác nhau, sau khi chết chúng được liên kết với nhau tạo thành đá trầm tích hữu cơ
Đá biến chất
Đá biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá mác ma, đá trầm tích do tác động của nhiệt
độ cao hay áp lực lớn Nói chung đá biến chất thường cứng hơn đá trầm tích nhưng đá biến chất
từ đá mác ma thì do cấu tạo dạng phiến nên về tính chất cơ học của nó kém đá mác ma Đặc điểm nổi bật của phần lớn đá biến chất (trừ đá mác ma và đá quăczit) là quá nửa khoáng vật trong nó có cấu tạo dạng lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng
2.2 Tính chất và công dụng của đá
2.2.1 Đá mác ma
Đá granit được sử dụng rộng rãi trong xây dựng với các loại sản phẩm như: tấm ốp, lát, đá khối
xây móng, tường, trụ cho các công trình, đá dăm để chế tạo bê tông v.v
Đá gabrô : Thường có màu xanh xám hoặc xanh đen, khối lượng thể tích 2000 - 3500 kg/m3 ,
đây là loại đá đặc, có khả năng chịu nén cao 2000 - 2800kG/cm2 Đá gabrô được sử dụng làm đá dăm, đá tấm để lát mặt đường và ốp các công trình
Trang 32Đá bazan: Là loại đá nặng nhất trong các loại đá mác ma, khối lượng thể tích 2900-3500 kg/m3
cường độ nén 1000 - 5000 kG/cm2, rất cứng, giòn, khả năng chống phong hóa cao, rất khó gia công Trong xây dựng đá bazan được sử dụng làm đá dăm, đá tấm lát mặt đường hoặc tấm ốp Ngoài các loại đá đặc ở trên, trong xây dựng còn sử dụng tro núi lửa, cát núi lửa, đá bọt, túp dung nham, v.v
Tro núi lửa thường dùng ở dạng bột màu xám, những hạt lớn hơn gọi là cát núi lửa.Thành phần của tro và cát núi lửa chứa nhiều SiO2 ở trạng thái vô định hình, chúng có khả năng hoạt động hoá học cao Tro núi lửa là nguyên liệu phụ gia dùng để chế tạo xi măng và một số chất kết dính
vô cơ khác
Đá bọt là loại đá rất rỗng được tạo thành khi dung nham nguội lạnh nhanh trong không khí Các viên đá bọt có kích thước 5 - 30 mm, khối lượng thể tích trung bình 800 kg/m3, đây là loại đá nhẹ, nhưng các lỗ rỗng lớn và kín nên độ hút nước thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ Cát núi lửa và đá bọt thường được dùng làm cốt liệu cho bê tông nhẹ
Đá vôi đặc bao gồm đá vôi canxit và đá vôi đôlômit
Đá vôi can xít có màu trắng hoặc xanh, vàng, khối lượng thể tích 2200 - 2600 kg/m3, cường độ nén 100-1000 KG/cm2
Đá vôi đặc thường dùng để chế tạo đá khối xây tường, xây móng, sản xuất đá dăm và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất vôi, xi măng Đá vôi đôlômit là loại đá đặc, màu đẹp, được dùng để sản xuất tấm lát, ốp hoặc để chế tạo vật liệu chịu lửa, sản xuất đá dăm
2.2.3 Đá biến chất
Tính chất và công dụng của một số loại đá biến chất thường dùng Đá gơnai (đá phiến ma) : Được tạo thành do đá granit tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của áp lực cao Loại đá này có cấu tạo phân lớp nên cường độ theo các phương cũng khác nhau, dễ bị phong hóa và tách lớp, được dùng chủ yếu làm tấm ốp lòng hồ, bờ kênh, lát vỉa hè
Đá hoa: Được tạo thành do đá vôi hoặc đá đôlômít tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp suất lớn Loại đá này có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, đỏ, đen xen kẽ những mạch nhỏ và vân hoa, cường độ nén 1200 - 3000kG/cm2, dễ gia công cơ học, được dùng
để sản xuất đá ốp lát hoặc sản xuất đá dăm làm cốt liệu cho bê tông, đá xay nhỏ để chế tạo vữa granitô
Diệp thạch sét: Được tạo thành do đất sét bị biến chất dưới tác dụng của áp lực cao Đá màu xanh sẫm, ổn định đối với không khí, không bị nước phá hoại và dễ tách thành lớp mỏng Được dùng
để sản xuất tấm lợp
2.3 Sử dụng đá
Trang 332.3.1 Các hình thức sử dụng đá
Trong xây dựng vật liệu đá thiên nhiên được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, có loại không cần gia công thêm, có loại phải qua quá trình gia công từ đơn giản đến phức tạp
Vật liệu đá dạng khối
Đá hộc: Thu được bằng phương pháp nổ mìn, không gia công gọt đẽo, được dùng để xây móng,
tường chắn, móng cầu, trụ cầu, nền đường ôtô và tàu hỏa hoặc làm cốt liệu cho bê tông đá hộc
Đá gia công thô: Là loại đá hộc được gia công thô để cho mặt ngoài tương đối bằng phẳng, bề
mặt ngoài phải có cạnh dài nhỏ nhất là 15 cm, mặt không được lõm và không có góc nhọn hơn
600, được sử dụng để xây móng hoặc trụ cầu
Đá gia công vừa (đá chẻ) : Loại đá này được gia công phẳng các mặt, có hình dạng đều đặn
vuông vắn, thường có kích thước 10 x 10 x 10cm, 15 x 20 x 25 cm, 20 x 20 x 25cm Đá chẻ được dùng để xây móng, xây tường
Đá gia công kỹ : Là loại đá hộc được gia công kỹ mặt ngoài, chiều dày và chiều dài của đá nhỏ
nhất là 15 cm và 30 cm, chiều rộng của lớp mặt phô ra ngoài ít nhất phải gấp rưỡi chiều dày và không nhỏ hơn 25 cm, các mặt đá phải bằng phẳng vuông vắn Đá gia công kỹ được dùng để xây tường, vòm cuốn
Đá “Kiểu: được chọn lọc cẩn thận và phải là loại đá có chất lượng tốt, không nứt nẻ, gân, hà ,
phong hóa, đạt yêu cầu thẩm mỹ cao
Vật liệu đá dạng tấm
Vật liệu đá dạng tấm thường có chiều dầy bé hơn nhiều lần so với chiều dài và chiều rộng
Tấm ốp lát trang trí có bề mặt chính hình vuông hay hình chữ nhật Các tấm ốp trang trí được xẻ
ra từ những khối đá đặc và có màu sắc đẹp, đánh bóng bề mặt rồi cắt thành tấm theo kích thước quy định Tấm được dùng để ốp và lát các công trình xây dựng Ngoài chức năng trang trí nó còn
có tác dụng bảo vệ khối xây hay bảo vệ kết cấu Kích thước cơ bản của các tấm đá được TCVN
4732 :1989
Nhóm tấm ốp công dụng đặc biệt: những tấm ốp được sản xuất từ các loại đá đặc có khả năng chịu axit (như granit, siênit, điôrit, quăczit, bazan, điabaz, sa thạch, silic ) hay có những khả năng chịu kiềm (như đá hoa, đá vôi, đá magiezit ) Việc gia công loại tấm ốp này giống như gia công đá trang trí song kích thước các cạnh không vượt quá 300mm
Các tấm ốp công dụng đặc biệt được sử dụng để lát nền và ốp tường cho những nơi thường xuyên
có tác dụng của axit, hay kiềm Tấm lợp mái được gia công từ đá diệp thạch sét bằng cách tách ra
và cắt các phiến đá theo hình dạng kích thước quy định Thông thường tấm lợp có kích thước hình chữ nhật 250 × 150 mm và 600 × 300 mm Chiều dày tấm tuỳ thuộc chiều dày phiến đá có sẵn (4 -100mm) Đây là vật liệu bền và đẹp
Vật liệu dạng hạt rời
Cát, sỏi thiên nhiên là loại đá trầm tích cơ học dạng hạt rời rạc thường nằm trong lòng suối, sông hay bãi biển Chúng được khai thác bằng thủ công hay cơ giới
Cát thiên nhiên: có cỡ hạt từ 0,14 - 5 mm, sau khi khai thác trong thiên nhiên được dùng để chế
tạo vữa, bê tông, gạch silicat, kính v.v…
Sỏi: có cỡ hạt từ 5 - 70 mm, sau khi khai thác trong thiên nhiên được phân loại theo cỡ hạt, dùng
để chế tạo bê tông
Đá dăm và cát nhân tạo: được sản xuất bằng cách khai thác, nghiền và sàng phân loại thành các
cỡ hạt, đá dăm có cỡ hạt từ 5 - 70 mm, cát có cỡ hạt 0,14-5mm, cỡ hạt nhỏ hơn 0,14 mm gọi là bột đá Tính chất của vật liệu đá dạng này phụ thuộc vào tính chất của đá gốc Vật liệu đá dạng rời nhân tạo được dùng để chế tạo bê tông, vữa, đá granitô Ngoài ra còn được dùng làm chất độn cho sơn và pôlyme
Trang 34là hợp chất dễ tan nên dần dần đá bị ăn mòn Môi trường nước có chứa các loại axit cũng xảy ra phản ứng hóa học:
CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + CO2 + H2O
CaCl2 là hợp chất dễ tan nên đá bị ăn mòn Các dạng ăn mòn trên thường xảy ra đối với các loại
đá cacbonat Đá có chứa nhiều thành phần khoáng vật khác nhau thì đá cũng có thể bị phá hoại nhanh hơn do sự giãn nở nhiệt không đều Các loại bụi bẩn nguồn gốc vô cơ và hữu cơ từ các chất thải công nghiệp hoặc đời sống tích tụ trên bề mặt hoặc trong các lỗ rỗng của đá là môi trường để cho vi khuẩn phát triển và phá hoại đá bằng chính axit của chúng tiết ra
Biện pháp bảo vệ
Để bảo vệ vật liệu đá thiên nhiên cần phải ngăn cản nước và các dung dịch thấm sâu vào đá Thông thường là florua hóa bề mặt đá vôi, làm tăng tính chống thấm của đá bằng các chất kết tủa mới sinh ra theo phản ứng:
2CaCO3 + MgSiF6 = 2CaF2 + SiO2 + MgF2 ↓ + 2CO2
Các hợp chất CaF2, MgF2 và SiO2 không tan trong nước sẽ bịt kín lỗ rỗng các khe nhỏ làm tăng
độ đặc bề mặt đá Ngoài ra có thể dùng guđrông hay bi tum quét lên bề mặt đá, gia công thật nhẵn
bề mặt vật liệu đá và thoát nước tốt cho công trình, các biện pháp này cũng góp phần giảm bớt sự
ăn mòn cho vật liệu đá thiên nhiên Gần đây người ta còn dùng các dung dịch trong nước hay trong dung môi hữu cơ bay hơi của các hợp chất silic hữu cơ có tính kị nước như: hydrôxilôxan, mêtinsilicol-natri v.v để làm đặc bề mặt vật liệu đá thiên nhiên
Trong xây dựng vật liệu gốm được dùng trong nhiều chi tiết kết cấu của công trình từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng (keramzit) cho loại bê tông nhẹ Ngoài ra các sản phẩm sứ vệ sinh là những vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng Các sản phẩm gốm bền axít, bền nhiệt được dùng nhiều trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành công nghiệp khác
Ưu điểm chính của vật liệu gốm là có độ bền và tuổi thọ cao, từ nguyên liệu địa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêu cầu sử dụng, công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, giá thành hạ Song vật liệu gốm vẫn còn những hạn chế là giòn, dễ vỡ, tương đối nặng, khó cơ giới hóa trong xây dựng đặc biệt là với gạch xây và ngói lợp
3.1.2 Phân loại
Sản phẩm gốm xây dựng rất đa dạng về chủng loại và tính chất Để phân loại chúng người ta dựa vào những cơ sở sau :
Theo công dụng vật liệu gốm được chia ra :
Vật liệu xây : Các loại gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ
Trang 35Vật liệu lợp : Các loại ngói
Vật liệu lát : Tấm lát nền lát đường, lát vỉa hè
Vật liệu ốp : Ốp tường nhà, ốp cầu thang, ốp trang trí
Sản phẩm kỹ thuật vệ sinh : Chậu rửa, bồn tắm, bệ xí
Sản phẩm cách nhiệt, cách âm : Các loại gốm xốp
Sản phẩm chịu lửa : Gạch samốt, gạch đi nát
Theo cấu tạo vật liệu gốm được chia ra :
Gốm đặc : Có độ rỗng r ≤ 5% như gạch ốp, lát, ống thoát nước
Gốm rỗng : Có độ rỗng r > 5% như gạch xây các loại, gạch lá nem
Theo phương pháp sản xuất vật liệu gốm được chia ra:
Gốm tinh: thường có cấu trúc hạt mịn, sản xuất phức tạp như gạch trang trí, sứ vệ sinh
Gốm thô: thường có cấu trúc hạt lớn, sản xuất đơn giản như gạch ngói, tấm lát, ống nước
Thành phần chính của đất sét là các khoáng alumôsilicát ngậm nước
(nAl2O3.mSiO2.pH2O) chúng được tạo thành do fenspát bị phong hóa Tùy theo điều kiện của từng môi trường mà các khoáng tạo ra có thành phần khác nhau, khoáng caolinit 2SiO2.Al2O3.2H2O và khoáng montmôrilonit 4SiO2.Al2O3.nH2O là hai khoáng quyết định những tính chất quan trọng của đất sét như độ dẻo, độ co, độ phân tán, khả năng chịu lửa v.v Ngoài ra trong đất sét còn chứa các tạp chất vô cơ và hữu cơ như thạch anh (SiO2), cacbonat (CaCO3, MgCO3), các hợp chất sắt Fe(OH)3, FeS2, tạp chất hữu cơ ở dạng than bùn, bi tum v.v các tạp chất đều ảnh hưởng đến tính chất của đất sét.Màu sắc của đất sét là do tạp chất vô cơ và hữu cơ quyết định Màu của đất sét chứa ít tạp chất thường là trắng, chứa nhiều tạp chất thì đất sét có màu xám xanh, nâu, xám đen Tính chất chủ yếu của đất sét bao gồm tính dẻo khi nhào trộn với nước, sự co thể tích dưới tác dụng của nhiệt và sự biến đổi lý hóa khi nung Chính nhờ có sự thay đổi thành phần khoáng vật trong quá trình nung mà sản phẩm gốm có tính chất khác hẳn tính chất của nguyên liệu ban đầu Sau khi nung, thành phần khoáng cơ bản của vật liệu gốm là mulit 3Al2O3.2SiO2 (A3S2) đây là khoáng làm cho sản phẩm có cường độ cao và bền nhiệt
độ nung có tác dụng hạ thấp nhiệt độ kết khối làm tăng nhiệt độ và độ đặc của sản phẩm, phụ gia hạ nhiệt độ nung thường dùng là fenspát, pecmatit, canxit đôlomit Men là lớp thủy tinh lỏng phủ lên bề mặt của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, chống lại tác dụng của môi trường Men dùng để sản xuất vật liệu gốm rất đa dạng, có màu và không màu, trắng và đục, bóng và không bóng, có loại dùng cho đồ sứ (men sứ) có loại dùng sản phẩm sành (men sành) và có loại men trang trí v.v Vì vậy việc chế tạo men là rất phức tạp
Trang 36
3.2.2 Sơ lƣợc quá trình sản xuất một số loại sản phẩm thông dụng
3.2.2.1 Sản xuất gạch
Gạch xây là loại vật liệu gốm phổ biến thông dụng nhất, có công nghệ sản xuất đơn giản Công nghệ sản xuất gạch bao gồm 5 giai đoạn: Khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, phơi sấy, nung và làm nguội ra lò
a Khai thác nguyên liệu
Trước khi khai thác cần phải loại bỏ 0,3 - 0,4 m lớp đất trồng trọt ở bên trên Việc khai thác có thể bằng thủ công hoặc dùng máy ủi, máy đào, máy cạp.Đất sét sau khi khai thác được ngâm ủ trong kho nhằm tăng tính dẻo và độ đồng đều của đất sét
b Nhào trộn đất sét
Quá trình nhào trộn sẽ làm tăng tính dẻo và độ đồng đều cho đất sét giúp cho việc tạo hình được
dễ dàng Thường dùng các loại máy cán thô, cán mịn, máy nhào trộn, máy một trục, 2 trục để nghiền đất
c Tạo hình
Để tạo hình gạch người ta thường dùng máy đùn ruột gà Trong quá trình tạo hình còn dùng thiết
bị có hút chân không để tăng độ đặc và cường độ của sản phẩm
d Phơi sấy
Khi mới được tạo hình gạch mộc có độ ẩm rất lớn, nếu đem nung ngay
gạch sẽ bị nứt tách do mất nước đột ngột Vì vậy phải phơi sấy để giảm độ ẩm,
giúp cho sản phẩm mộc có độ cứng cần thiết, tránh biến dạng khi xếp vào lò
nung Nếu phơi gạch tự nhiên trong nhà giàn hay ngoài sân thì thời gian phơi từ 8
đến 15 ngày Nếu sấy gạch bằng lò sấy tuy nen thì thời gian sấy từ 18 đến 24 giờ Việc
sấy gạch bằng lò sấy giúp cho quá trình sản xuất được chủ động không phụ
thuộc vào thời tiết, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, điều kiện làm việc
của công nhân được cải thiện, nhưng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, tốn nhiên liệu
e Nung
Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của gạch Quá trình nung gồm có ba giai đoạn
* Đốt nóng : Nhiệt độ đến 4500C, gạch bị mất nước, tạp chất hữu cơ cháy
* Nung : Nhiệt độ đến 1000 - 10500C, đây là quá trình biến đổi của các thành phần khoáng tạo
ra sản phẩm có cường độ cao, màu sắc đỏ hồng
3.Làm nguội : Quá trình làm nguội phải từ từ tránh đột ngột để tránh nứt tách sản phẩm, khi ra
lò nhiệt độ của gạch khoảng 50 - 550C Theo nguyên tắc hoạt động, lò nung gạch có hai loại: Lò gián đoạn và lò liên tục Trong lò nung gián đoạn gạch được nung thành mẻ, loại này có công suất nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp Trong lò liên tục gạch được xếp vào, nung và ra lò liên tục trong cùng một thời gian, do đó năng suất cao mặt khác chế độ nhiệt ổn định nên chất lượng sản phẩm cao Hai loại lò liên tục được dùng nhiều là lò vòng (lò hopman) và lò tuy nen
3.2.2.2 Sản xuất ngói
Kỹ thuật sản xuất ngói cũng gần giống như sản xuất gạch Nhưng do ngói có hình dạng phức tạp, mỏng, yêu cầu chất lượng cao, không sứt mẻ, nứt vỡ, ít thấm ), nên kỹ thuật sản xuất ngói có một số yêu cầu khác gạch Nguyên liệu dùng loại đất sét có độ dẻo cao, dễ chảy Đất không chứa tạp chất cacbonat Trong sản xuất ngói có thể dùng 15 - 25% phụ gia cát, 10 - 20% phụ gia samốt Gia công nguyên liệu và chuẩn bị phối liệu được thực hiện chủ yếu theo phương pháp dẻo và cũng có thể theo phương pháp bán khô và cả phương pháp ướt (khi trong nguyên liệu có lẫn tạp chất) Gia công và chuẩn bị phối liệu kỹ hơn nhằm làm cho độ ẩm đồng đều hơn và phá vỡ tối đa cấu trúc của nguyên liệu đất sét bằng cách ngâm ủ dài ngày hơn.Trước khi tạo hình phải tạo ra
Trang 37những viên galet trên máy ép lentô, rồi ủ để độ ẩm đồng đều sau đó mới tạo hình ngói từ những viên gạch galét
Ngói được sấy trong các nhà sấy tự nhiên (các nhà kho sấy có giá phơi) hay sấy nhân tạo (trong các thiết bị sấy phòng, sấy tunen, sấy băng chuyền giá treo) Để tránh nứt nẻ cho sản phẩm, ngói được sấy theo chế độ sấy dịu Khi nung ngói, nhiệt được nâng lên từ từ, nung lâu hơn, làm nguội chậm hơn
3.2.2.3 Sản xuất gạch gốm ốp lát
Nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất gạch gốm ốp lát là loại đất sét chất lượng cao, có nhiệt độ kết khối thấp, khả năng liên kết cao và có khoảng kết khối rộng (không nhỏ hơn 80-100oC, có thể đến 200oC) Về thành phần khoáng, đất sét tốt nhất là caolinit-thuỷ mica (hàm lượng mi ca lớn, thạch anh thấp), các loại đất sét caolinit-montmôrilonit (hàm lượng montmôrilonit tới 20%, hàm lượng thạch anh thấp không đáng kể) cũng là nguyên liệu để sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp và gạch gốm ốp lát (quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6300 : 1997)
Ngoài đất sét, trường thạch cũng là nguyên liệu thiết yếu đóng vai trò là chất chảy Khi nóng chảy trường thạch tạo ra pha thuỷ tinh hoà tan một phần thạch anh, bao bọc và gắn các tinh thể tạo nên
độ bền cần thiết cho vật liệu Khi làm nguội từ pha lỏng này, mulit thứ sinh hình kim sẽ kết dính tạo nên cốt cho vật liệu Theo TCVN 6598 : 2000 trường thạch làm xương cần phải đảm bảo một
số chỉ tiêu về hàm lượng silic đioxit, nhôm oxyt, kiềm oxyt và sắt oxyt Thạch anh là phụ gia gầy,
có tác dụng làm giảm độ co sấy, co nung, làm tăng các mao mạch thúc đẩy quá trình sấy bán thành phẩm Nó là thành phần tạo nên kết cấu của xương Tal là phụ gia trong xương gốm (hàm lượng nhỏ) có tác dụng hoá học với phối liệu chính trong quá trình nung và thúc đẩy quá trình tạo thành mulit, tăng độ bền uốn và độ bền va đập.Ở nước ta, cho đến năm 2002, cả nước đã có trên
40 cơ sở sản xuất ceramic với tổng công suất hơn 80 tr.m2/năm đều sử dụng đất sét trong nước như Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Bắc, Phú Thọ, Lào Cai, Hà Tây, Thanh Hoá, Đồng Nai, Sông Bé để sản suất gạch ốp lát nền bằng công nghệ tiên tiến (nung nhanh 1 lần) của Tây Ban Nha, Italia, CHLB Đức Đặc điểm của công nghệ này là tất cả các công đoạn đều được điều khiển
tự động bằng điện tử hoặc Computer cho phép kiểm tra chính xác, linh hoạt các thông số công nghệ cài đặt Các công đoạn chính của quá trình công nghệ bao gồm: nghiền ướt, sấy phun, ép tạo hình, sấy, tráng men - in hoa, nung nhanh Phối liệu được chuẩn bị bằng phương pháp nghiền ướt trong máy nghiền bi
Công đoạn này đảm bảo tạo độ mịn cần thiết và sự đồng nhất phối liệu Độ mịn sau khi nghiền cần đạt lượng lọt sàng 10.000 lỗ/cm2 là /94% Hồ xương có độ ẩm 33-34%
Trong sấy phun, hồ được loại bỏ nước, độ ẩm của xương còn 5-6% và tạo bột ép với cỡ hạt thích hợp Gạch ốp lát được tạo hình theo phương pháp ép bán khô bằng máy ép thuỷ
lực với cường độ ép 250-300 kG/cm2 Viên gạch sau tạo hình có cường độ mộc 12-15 kG/cm2 Công đoạn sấy được thực hiện ngay sau khi tạo hình nhằm giảm độ ẩm của gạch mộc và tạo cho viên gạch có độ ẩm cần thiết để thực hiện các công đoạn tiếp theo Quá trình này thường do máy sấy đứng, sấy băng chuyền, sấy bằng tuynen đảm nhiệm Trong công nghệ nung nhanh một lần, việc tráng men và in hoa trang trí được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau Để thực hiện công đoạn này viên gạch mộc cần có đủ độ bền để chịu được các quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần, men được tưới phun, in hay biến thành dạng bụi khô phủ lên bề mặt tấm lát đã sấy Nung nhanh là công đoạn chính trong sản xuất gạch ốp lát nền Xương và men được nung nhanh đồng thời trong một khoảng thời gian ngắn (45-55 ph) Tại công đoạn này xảy ra các biến đổi hoá
lý phức tạp, hình thành nên cấu trúc của sản phẩm Các biến đổi hoá lý đó là: biến đổi thể tích kèm theo sự mất nước lý học, biến đổi thành phần khoáng, tạo các pha mới, kết khối
Trang 38
3.3 Các loại sản phẩm gốm xây dựng
3.3.1 Các loại gạch xây
3.3.1.1 Gạch chỉ (gạch đặc tiêu chuẩn) Có kích thước 220 x 105 x 60 mm Theo tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 1451-1998 gạch đặc phải đạt những yêu cầu sau: Hình dáng vuông vắn, sai lệch
về kích thước không lớn quá qui định, về chiều dài ±7mm về chiều rộng ± 5 mm, về chiều dày ±3
mm, gạch không sứt mẻ, cong vênh Độ cong ở mặt đáy không quá 4mm, ở mặt bên không quá 5
mm, trên mặt gạch không quá 5 đường nứt, mỗi đường dài không quá 15 mm và sâu không quá 1mm Tiếng gõ phải trong thanh, màu nâu tươi đồng đều, bề mặt mịn không bám phấn Khối lượng thể tích 1700 - 1900 kg/m3, khối lượng riêng 2500-2700 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt λ = 0,5 - 0,8 KCal /m.0C.h, độ hút nước theo khối lượng 8-18%, Giới hạn bền khi nén và uốn của 5 mác gạch đặc trên nêu trong bảng 2
Bảng 2
Mác
gạch
đặc
Giới hạn bền ( kG/cm 2 ) không nhỏ hơn
Ngoài ra còn có gạch đặc kích thước 190 x 90 x 45 mm và một số loại gạch không qui cách khác
Ký hiệu quy ước của các loại gạch đặc đất sét nung như sau: Ký hiệu kiểu gạch, chiều dày, mác gạch, ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn Ví dụ : Gạch đặc chiều dày 60, mác 100 theo TCVN 1451:1998 được ký hiệu như sau : GĐ 60 - 100 TCVN 1451:1998 Gạch chỉ được sử dụng rộng rãi để xây tường, cột, móng, ống khói, lát nền
3.3.1.2 Gạch có lỗ rỗng tạo hình: Các loại gạch này có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1600 kg/m3 Theo yêu cầu sử dụng, khi sản xuất có thể tạo 2, 4, 6, lỗ Loại gạch này thường được dùng để xây tường ngăn, tường nhà khung chịu lực, sản xuất các tấm tường đúc sẵn Tiêu chuẩn TCVN
1450 : 1998 quy định kích thước cơ bản của gạch rỗng đất sét nung như sau (bảng 3)
Ngoài các loại kích thước cơ bản trên còn 1 số loại gạch có kích thước khác như 220 x 105 x 90,
220 x 105 x 200 Gạch rỗng đất sét nung phải có hình hộp chữ nhật với các mặt bằng phẳng Trên các mặt của gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía Sai số cho phép kích thước viên gạch rỗng đất sét nung không được vượt quá qui định như sau: Theo chiều dài ± 7 mm; theo chiều rộng ± 5 mm; theo chiều dày ± 3 mm Độ hút nước theo khối lượng HP = 8 - 18% Theo TCVN 1450 :1998 gạch rỗng có các loại mác 35; 50; 75; 100; 125
Trang 39Độ bền nén và uốn của gạch rỗng đất sét nung quy định trong bảng 4
Gạch nhẹ là tên gọi chung cho các loại gạch có khối lượng thể tích thấp hơn gạch chỉ và gạch có
lỗ rỗng tạo hình Loại gạch này được chế tạo bằng cách thêm vào đất sét một số phụ gia dễ cháy như : mùn cưa, than bùn, than cám Khi nung ở nhiệt độ cao, các chất hữu cơ này bị cháy để lại nhiều lỗ rỗng nhỏ trong viên gạch Khối lượng thể tích của loại gạch này khoảng 1200-1300 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt λ 0,3- 0,4 kCal/m0C.h
Loại gạch này có cường độ chịu lực thấp nên chỉ được sử dụng để xây tường ngăn, tường cách nhiệt, lớp chống nóng cho mái bê tông cốt thép
3.3.1.4 Gạch chịu lửa
Gạch chịu lửa là loại sản phẩm gốm chịu được tác dụng lâu dài của các tác nhân cơ học và hóa lý
ở nhiệt độ cao Theo TCVN 5441-1991 vật liệu chịu lửa chia ra làm 3 loại:
- Chịu lửa trung bình: có độ chịu lửa từ 1580 - 1770oC
- Chịu lửa cao: có độ chịu lửa từ 1770 - 2000oC
- Chịu lửa rất cao: có độ chịu lửa lớn hơn 2000oC
Gạch chịu lửa có nhiều loại và được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau
3.3.2 Gạch ốp lát
Phân loại: Gạch ốp lát bao gồm nhiều loại với các công dụng khác nhau có thể có men hoặc
không có men Theo TCVN 7132:2002, gạch gốm ốp lát được phân thành các nhóm dựa theo phương pháp tạo hình và theo độ hút nước Theo phương pháp tạo hình có 3 nhóm gạch:
- Nhóm A: Gạch tạo hình dẻo, là loại gạch được tạo hình bằng phương pháp dẻo qua máy đùn và được cắt theo kích thước nhất định
- Nhóm B: Gạch tạo hình ép bán khô, là gạch được tạo hình từ hỗn hợp bột mịn ép bán khô trong khuôn ở áp lực cao
- Nhóm C: gạch tạo hình bằng các phương pháp khác, là gạch được tạo hình không phải bằng phương pháp dẻo hoặc phương pháp ép bán khô Theo độ hút nước :( E hoặc HP ) : có 3 nhóm gạch:
- Nhóm I: gạch có độ hút nước thấp Với E ≤ 3 % Đối với gạch ép bán khô, nhóm 1 được chia thành 2 nhóm nhỏ là BIa có E≤0,5% và BIb có 0,5%<E ≤3%
Trang 40- Nhóm II: gạch có độ hút nước trung bình Với 3% ≤ E ≤ 10% Đối với gạch được sản xuất theo phương pháp dẻo, nhóm 1 được chia thành 2 nhóm nhỏ là AIIa có 3% ≤ E ≤ 6 % và AIIb có 6%
< E ≤ 10%
- Nhóm III: gạch có độ hút nước cao Với E>10%
3.3.3 Ngói đất sét
Phân loại : Ngói đất sét là loại vật liệu lợp phổ biến trong các công trình xây dựng Thường có
các loại ngói vẩy cá, ngói có gờ và ngói bò.Ngói vẩy cá : Có kích thước nhỏ, khi lợp viên nọ chồng lên viên kia 40 - 50 % diện tích bề mặt do đó khả năng cách nhiệt tốt nhưng mái sẽ nặng và tốn tre, gỗ
Ngói gờ và ngói úp : Loại ngói phổ biến hiện nay là ngói có gờ và ngói úp Loại ngói gờ thường
có 3 loại: 13 v/m2
(420x260); 16 v/m2 (420 x 205) và 22 v/m2 Kiểu và kích thước cơ bản của ngói 22v/m2 và ngói úp nóc được quy định theo TCVN 1452:1995 Sai số về kích thước quy định của viên ngói không lớn hơn ± 2% Ngói phải có lỗ xâu dây thép ở vị trí (T) với đường kính 1,5 † 2,0 mm Chiều cao mấu đỏ (C) không nhỏ hơn 10 mm Chiều sâu các rãnh nối khớp (d) không nhỏ hơn 5 mm.Yêu cầu kỹ thuật :Ngói trong cùng một lô phải có màu sắc đồng đều, khi dùng búa kim loại gõ nhẹ có tiếng kêu trong và chắc
Các chỉ tiêu cơ lý của ngói phải phù hợp với quy định sau :
-Tải trọng uốn gãy theo chiều rộng viên ngói (hình 3-6) không nhỏ hơn 35N/cm
- Độ hút nước không lớn hơn 16%
- Thời gian xuyên nước, có vết ẩm nhưng không hình thành giọt nước ở dưới viên ngói không nhỏ hơn 2 giờ - Khối lượng 1m2 ngói ở trạng thái bão hòa nước không lớn hơn 55kg Các chỉ tiêu cơ lý của ngói được xác định theo TCVN 4313:1995 Khi lưu kho ngói phải được xếp ngay ngắn và nghiêng theo chiều dài thành từng chồng Mỗi chồng ngói không được xếp quá 10 hàng Khi vận chuyển ngói được xếp ngay ngắn sát vào nhau và được lèn chặt bằng vật liệu mềm
3.3.4 Các loại sản phẩm khác
Ngoài những loại sản phẩm đã nêu ở trên, vật liệu nung còn nhiều loại sản phẩm khác được sử dụng trong xây dựng
Sản phẩm sành dạng đá: Đây là sản phẩm có cường độ cao, độ đặc lớn cấu trúc hạt bé, chống
mài mòn tốt, chịu được tác dụng của axít, chúng được dùng khá rộng rãi trong xây
dựng công nghiệp, hóa học và các công trình khác
Gạch clinke: Có nhiều loại, loại vuông 50 x 50 x 10 mm; 100 x 100 x 10mm và 150x15
x13mm, loại chữ nhật 100 x 50 x 10 mm, 150 x 75 x 13 mm, loại lục giác và bát giác Gạch này
có khối lượng thể tích lớn hơn gạch thường (1900kg/m3) Gạch clinke được dùng để lát đường, làm móng, cuốn vòm và tường chịu lực
Gạch chịu axít: Được sản xuất theo 2 dạng: gạch khối và gạch tấm lát Kích thước của gạch
được qui định như sau: Gạch khối: 230 x113 x 65 mm Gạch tấm lát: 100 x100 x11 mm và 450 x
150 x11 mm Gạch chịu axít được chia làm 3 loại: loại A dùng cho các công trình lâu dài, khó sửa chữa và luôn luôn tiếp xúc với hoá chất, loại B và C dùng cho các công trình dễ sửa chữa, làm việc có tính chất không liên tục
Keramzit: Keramzit gồm những hạt tròn hay bầu dục được sản xuất bằng cách nung phồng đất
sét dễ chảy đồng nhất về thành phần và tính chất, có độ phân tán cao, có thành phần hoá học:Al2O3: 15-22%; SiO2: 50-60%; Fe2O3:6-12%; MgO+CaO:3-6%.Keramzit được dùng làm cốt liệu nhẹ cho bê tông nhẹ Chúng có 2 loại: cát (cỡ hạt nhỏ hơn 5mm) và sỏi keramzit (các cỡ hạt 5÷10; 10÷20; 20÷30; 30÷40mm) Mác của keramzit xác định theo khối lượng thể tích (kg/m3) Đặc điểm cơ bản của keramzit là lỗ rỗng dạng kín.Mặc dù độ rỗng lớn (ρv = 150-1200 kg/m3)