1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kì cận đại

14 405 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 388,46 KB

Nội dung

Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cùng với Hiến pháp, các đạo luật tổ chức Quố

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÙI MẠNH GIANG

TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

THỜI KỲ CẬN ĐẠI

Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒI

Hà Nội - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Mạnh Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành sau quả trình nỗ lực học tập bản thân cũng như nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tâm của các quý thầy cô tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhân dịp này cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Các thầy cô giáo, cán bộ phòng Sau đại học thuộc khoa Luật, tập thể lớp cao học lý luận khóa 18, bạn bè thân hữu

Đặc biệt, em rất biết ơn PGS TS Nguyễn Thị Hồi đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành luận văn này

Hà Nôi, tháng 3 năm 2015

Bùi Mạnh Giang

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THỜI CẬN ĐẠI Error! Bookmark not defined 1.1 Khái niệm tư tưởng nhà nước pháp quyền Error! Bookmark not defined 1.2 Tư tưởng nhà nước pháp quyền trước thời kỳ cận đại Error! Bookmark not defined 1.2.1 Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Đông trước thời kỳ cận đại Error! Bookmark not defined 1.2.2 Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Tây trước thời kỳ cận đại 12

1.3 Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại ở một số nước trên thế giới 17

1.3.1 Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Anh 18

1.3.2.Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Pháp Error! Bookmark not defined 1.3.3 Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Mỹ 30

1.3.4 Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Đức 39

2.4 Những giá trị của tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại. Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: SỰ ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở MỘT SỐ NƯỚC THỜI KỲ CẬN ĐẠI 57

2.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền 57

2.2 Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Anh 67

2.2 Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Mỹ 73

2.3 Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Pháp 82

Trang 5

2.4 Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Đức 86 2.5 Một số giải pháp đối với vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 89

2.5.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền và đảm bảo vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống Nhà nước và đời sống xã hội 90 2.5.2 Đổi mới, hoàn thiện sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước 91 2.5.3 Chú trọng tới việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân 95 2.5.4 Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 96 2.5.5 Xây dựng và củng cố xã hội công dân 97 2.5.6 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,

do dân, vì dân 98

KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cùng với Hiến pháp, các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương đã được xây dựng

và ban hành trên cơ sở các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 Những lần Hiến pháp được sửa đổi và thông qua là những bước củng

cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước

Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 ra đời Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ và có nhiều giai đoạn phát triển với những nét riêng nhất định phù hợp với mỗi giai đoạn đó Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục ở một tầm phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có đặc điểm trên, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tính tất yếu khách quan đó còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại và xu

Trang 7

thế toàn cầu hóa Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách Nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có năng lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế Để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc tìm hiểu về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử, và

sự áp dụng tư tưởng đó vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một

số nước trên thế giới thời kỳ cận đại để trên cơ sở đó tìm ra những kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Đó cũng là lý do của việc chọn và nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Nhà nước pháp

quyền thời kỳ cận đại”

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề nhà nước pháp quyền đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện và góc độ tiếp cận khác nhau như:

Tập trung vào các vấn đề lý luận chung về nhà nước pháp quyền gồm có các

công trình như “Sự hạn chế quyền lực nhà nước” của GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2004, Nxb Đai học quốc gia), “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền” (2007, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội” do GS.TS Nguyễn Đăng Dung Chủ biên, “Xây

dựng nhà nước pháp quyền – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (1996, Nxb

Chính trị Quốc gia) của Nguyễn Văn Niên, “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam” (2009, Nxb Từ điển Bách Khoa) do GS.TS Đào Trí Úc

Chủ biên, “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà

nước ở một số nước” (2005, Nxb Tư pháp) của PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam” (2006, Nxb Tư

pháp) của Bùi Ngọc Sơn, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của

Đảng” (2006, Nxb Tư pháp) của Nguyễn Văn Thảo, “Nhà nước pháp quyền

Trang 8

XNCN của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn” (2008, Nxb Chính trị Quốc

gia) của Nguyễn Duy Quý - Nguyễn Tất Viễn, “Xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (2006, Nxb Chính trị Quốc gia), của

Nguyễn Văn Yểu - Lê Hữu Nghĩa, “Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp

quyền XHCN” do Đỗ Tiến Sâm Chủ biên (2008, Nxb Khoa học xã hội), “Nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó ở Liên bang Nga” của Lê Cảm (1997, Nxb

Sáng tạo thuộc Hội Khoa học - kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga, Matxcơva), “Triết

học của Lão Tử” (2007, Nxb Tư pháp), “Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn

đề nhà nước pháp quyền: suy ngẫm, tham chiếu và gợi mở” (2004, Nxb Tư pháp),

“Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền” (2005, Nxb Tư pháp) của Bùi Ngọc Sơn, “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” (2004, Nxb Tư pháp do GS.TS Nguyễn Đăng Dung Chủ biên, “Học thuyết về nhà nước pháp

quyền: một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển” (Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, số 10/2002), “Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước

pháp quyền” (Tạp chí luật học số 2/2002) của GS.TS Lê Minh Tâm, GS TS

Hoàng Thị Kim Quế với các bài viết như:“Học thuyết về nhà nước pháp quyền:

một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển” (Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp, số 8, 2001), “Nhà nước pháp quyền: các nguyên tắc cơ bản” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 8/2001), “Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản

về nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Khoa học: Kinh tế - Luật thuộc Đại học quốc

gia Hà Nội, số 2/2002), “Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà nước

pháp quyền” (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2002)…

Các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều có giới thiệu về tư tưởng nhà nước pháp quyền để làm rõ những vấn đề liên quan đến nhà nước pháp quyền, cũng như những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đặc biệt là vấn đề đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân,

Trang 9

bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

và việc thực hiện thống nhất quyền lực nhà nước trên cơ sở phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng nhà nước pháp quyền trong một giai đoạn lịch sử như công trình này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại, cũng như sự áp dụng tư tưởng đó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của một số nước thời kỳ này để tìm ra những kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Nhiệm vụ:

- Làm sáng tỏ tư tưởng nhà nước pháp quyền được thể hiện qua các quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử mà chủ yếu trong là thời kỳ cận đại ở một

số nước

- Xem xét sự áp dụng tư tưởng này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số nước thời kỳ cận đại để tìm ra những kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng nhà nước pháp quyền từ thời cổ đại đến thời cận đại

Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong quan điểm của các nhà tư tưởng tiêu biểu ở một số nước thời kỳ cận đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,

Trang 10

dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: phương pháp lịch sử, thống kê, so sánh, tổng hợp, hệ thống… để làm rõ những vấn

đề cần nghiên cứu

6 Những đóng góp và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Làm sáng tỏ thêm tư tưởng nhà nước pháp quyền của các nhà tư tưởng tiêu

biểu thời kỳ cận đại

- Trình bày cụ thể về sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách, pháp luật có liên quan đến vấn đề nhà nước pháp quyền nói chung và Việt Nam nói riêng

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo khoa học của luận văn gồm 2 chương:

Chương I: Tư tưởng nhà nước pháp quyền từ thời cổ đại đến thời cận đại

Chương II: Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở một số nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đào Duy Anh (1996), Hán – Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

2 Báo cáo tổng hợp (2001), “Xây dưng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì

dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Chương trình KHXH 05, Đề tài KHXH 05.05

Trang 11

3 Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2009), Giáo trình lịch sử các học thuyết chính

trị, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

4 Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đai học quốc

gia

5 Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền,

Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội

6 Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Công Giao (đồng chủ biên)

(2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

7 Đỗ Lộc Diệp (1999), Hòa Kỳ Tiến trình văn hóa chính trị, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội

9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10 Nguyễn Văn Động (1996), Học thuyết về nhà nước pháp quyền - Lịch sử và

hiện tại, Tạp chí luật học số 4

11 Trần Hồng Đức (2004), Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối

vơi việc xây dựng nhà nước pháp quyền XNCH ở Việt Nam hiện nay, Luận văn

ThS Triết học, ĐHKHXH và NV – Đại học Quốc gia Hà Nội

12 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị,

Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

13 Hội đồng lý luận trung ương (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt

ra trong tình hình hiện nay (tập 1), Nxb CTQG, Hà Nội

Trang 12

14 Lê Văn Hòe (chủ biên) (2008), Tăng cường lập pháp của Quốc hội trong điều

kiẹn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà

Nội

15 Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuân (2006), Triết học phương

Tây hiện đại, cuốn I, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

16 Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà

nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

17 Marcel Preslot và Georges Lescuyer (1975), Lịch sử tư tưởng chính trị, Tài liệu

dịch, Phòng Tư liệu Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh

18 Nông Đức Mạnh (2004), Ba mươi năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Tạp chí

Cộng sản, số 17

19 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội

20 C.L Mongtesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội

21 K Marx - F Angel (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội

22 K Marx - F Engels, Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, 1984, tr 367

23 Konrad - Adenauer - Sfiftung (2002), Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

24 Khoa Luật (1995), Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội tr 188

25 John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy dịch, Nxb

Tri thức tr 200

Ngày đăng: 18/03/2016, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w