Chính sách tiền lương là một trong các chính sách kinh tế - xã hội quan trọng, trực tiếp liên quan đến lợi ích của hàng triệu người, ảnh hưởng đến sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi nền sản xuất, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất Hiện nay, khi xu hướng của sự phát triển là ngày càng sử dụng ít các yếu tố sức lao động của con người và thay vào đó là các yếu tố máy móc thì vai trò của con người càng quan trọng Vì máy móc càng hiện đại càng đòi hỏi người vận hành phải có trình độ cao Tuy nhiên, với đa số nền kinh tế thì sức lao động vẫn là yếu
tố chủ yếu trong quá trình sản xuất đặc biệt là các nền kinh tế vẫn còn đang phát triển với trình độ thấp kém Vì thế phải đặc biệt quan tâm tới việc tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động thông qua việc trả lương cho họ dựa trên cơ sở sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất Nói rộng
ra đối với tất cả các loại lao động, nếu việc trả lương phù hợp thì nó sẽ có tác dụngkích thích đối với họ, tạo ra sự hứng thú để phát huy hiệu quả nhất tính chủ động, sáng tạo, chăm chỉ và có tâm huyết với nghề Nhờ đó mà nền sản xuất được phát triển tốt Mặc dù vậy, không phải lúc nào tiền lương trả cho người lao động cũng xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, pháp luật lao động đã ra đời trong đó có chính sách tiền lương Chính sách tiền lương là một trong các chính sách kinh tế - xã hội quan trọng, trực tiếp liên quan đến lợi ích của hàng triệu người, ảnh hưởng đến sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước Vì thế cần xây dựng được một chính sách tiền lương phù hợp, có căn cứ khoa học
Nhận thấy tầm quan trọng của chính sách tiền lương đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội nên tôi đã chọn đề tài “Chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế Phân tích chính sách tiền lương của Nhà nước Việt nam và tác động của nó đến phát triển kinh tế”
Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những điểm còn hạn chế trong chính sách
tiền lương nói chung và chính sách tiền lương tối thiểu nói riêng, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp để chính sách tiền lương được hoàn thiện hơn nữa
Trang 2Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tiền lương của nhà nước, tác động của chính
sách tiền lương tới phát triển kinh tế
Phạm vi nghiên cứu: Là việc áp dụng chính sách tiền lương trong phạm vi cả
nước
Phương pháp nghiên cứu: Trong bài có sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp và so sánh
Kết cấu đề án được chia làm 3 phần:
Phần 1: Sự cần thiết nghiên cứu chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế Phần 2: Phân tích chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam và tác động của
nó tới phát triển kinh tế
Phần 3: Những giải pháp để hoàn thiện chính sách tiền lương và phát triển kinh tế
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Biểu 2.1: Mức độ tăng giá tiêu dung một số năm gần đây
Biểu 2.2: Sự biến động của mức lương tối thiểu chung (MLminc) qua các năm
Đồ thị 2.1: Quy định mức tiền lương tối thiểu
Trang 4Phần 1: SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG PHÁTTRIỂN KINH TẾ
1.1.3 Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là số lượng tiền tệ được nhà nước quy định để trả lương cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội3
1.1.4 Chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằmđiều tiết thu nhập, điều tiết lao động giữa các vùng, các ngành, tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội và định hướng quan trọng cho các cơ quan doanh nghiệp trong lĩnhvực phân phối bằng cách đưa ra các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tiền lương
1Giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội” của khoa Khoa học Quản lý, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, năm 2000, trang 20-23
2Giáo trình “ Kinh tế nguồn nhân lực” của khoa KT&QLNNL, NXB ĐHKTQD, Hà Nội
2008, trang 304
3Giáo trình “ Kinh tế nguồn nhân lực” của khoa KT&QLNNL, NXB ĐHKTQD, Hà Nội
2008, trang 341
Trang 51.1.5 Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống 4
1.2 Giới thiệu chung về chính sách tiền lương
1.2.1 Các loại chính sách tiền lương chủ yếu
Xét theo phạm vi hoạt động, chính sách tiền lương có 2 loại chủ yếu: chính sách tiền lương của nhà nước và chính sách tiền lương của các cơ quan, doanh nghiệp.1.2.2 Yêu cầu của chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương, cũng như các chính sách xã hội khác, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Chính sách tiền lương phải ổn định, liên tục và thống nhất Việc ổn định, liên tục, thống nhất sẽ giúp cho người xây dựng chính sách thống nhất trong mục đích, phương hướng và có kế hoạch triển khai các chiến lược đảm bảo và nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời tạo ra sự yên tâm, tin tưởng vào chính sách của nhà nước - Chính sách tiền lương phải hướng vào việc đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu của người lao động, xây dựng mối quan hệ đoàn kết bền vững giữa các tầng lớp nhân dân lao động
- Chính sách tiền lương cần được thường xuyên xem xét, thay đổi khi các điều kiệnkinh tế xã hội thay đổi Một chính sách tiền lương muốn phát huy được vai trò tích cực của nó thì phải phù hợp với yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ Một chính sách dù có tích cực đến đâu cũng chỉ phù hợp trong một giai đoạn lịch sử nhất định, không có chính sách vĩnh cửu
1.2.3 Nội dung của chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương của nhà nước được thể hiện thông qua các nội dung chủ yếusau:
- Xác định mức lương tối thiểu và quan hệ giữa mức lương tối thiểu, tiền lương trung bình và tiền lương tối đa, quan hệ tiền lương giữa các khu vực, các nghành,
Trang 6các đối tượng hưởng lương Trong đó, xác định mức lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- Xây dựng hệ thống thang bảng lương
- Xây dựng cơ chế quản lý tiền lương
- Xây dựng các chế độ phụ cấp lương và các chế độ khác liên quan
1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách tiền lương
Việc hoàn thiện chính sách tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia
1.2.4.1 Đối với kinh tế
- Chính sách tiền lương hợp lý sẽ thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài Trong những năm gần đây, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể trong GDP của nước ta, điều đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tốt, đồng thời cũng giảm được 1 tỷ lệ lớn lao động thất nghiệp
- Chính sách tiền lương hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các nhân có động lực làm việc, giúp cho doanh nghiệp có thể giữ chân người lao động giỏi, nhờ đó năng suất lao động tăng lên
1.2.4.2 Đối với xã hội
- Chính sách tiền lương hợp lý giúp cho đời sống của người lao động được ổn định
và đảm bảo, nhờ đó có thể giảm tỷ lệ bỏ việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp dẫn đến giảmcác tệ nạn xã hội
- Chính sách tiền lương hợp lý sẽ giúp cho đời sống của người lao động được cải thiện, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe người đan được cải thiện
1.3 Một số vấn đề về phát triển kinh tế
1.3.1 Giá trị cơ bản của sự phát triển
- Duy trì sự sống: khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người Phát triền kinh tế là một điều kiện cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống Khi nền kinh tế phát triển, những nhu cầu cơ bản của con người có khả năng được đáp ứng tốt hơn
Trang 7- Tự trọng: là một con người Sự thịnh vượng của một quốc gia đã trở thành thước
đo giá trị gần như khắp toàn cầu Khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, họ
sẽ nhận được sự tôn trọng và giá trị cao
- Tự do thoát khỏi lệ thuộc : có khả năng lựa chọn Tự do gắn liền với sự lựa chọn trên diện rộng đối với mọi xã hội và thành viên của xã hội
1.3.2 Mục tiêu của sự phát triển
- Tăng khả năng sẵn có và mở rộng việc phân phối các loại hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống như lương thực, nhà ở, y tế và bảo vệ cho tất cả các thành viên của xã hội
- Tăng mức sống, tức là ngoài mục tiêu tăng thu nhập, còn phải tạo công ăn, việc làm, cải thiện công tác giáo dục và chú trọng nhiều hơn đến giá trị văn hóa và nhân văn
- Mở rộng diện lựa chọn về kinh tế và xã hội cho các cá nhân và các quốc gia bằng cách giúp họ thoát khỏi sự giàng buộc và lệ thuộc không chỉ đối với những người khác và những quốc gia khác và còn cả đối với ma lực của sự nghèo đói và ngu dốt
Phần 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1 Các loại mức lương tối thiểu
Hiện nay, bên cạnh khái niệm mức lương tối thiểu chung còn có mức lương tối thiểu ngành, khu vực và doanh nghiệp
2.2 Đặc trưng của mức lương tối thiểu
Thông qua định nghĩa về mức lương tối thiểu và như chúng ta đã biết, mức lương tối thiểu là cơ sở để xây dựng các mức tiền lương khác Do vậy, nó có những đặc trưng cơ bản sau:
- Do nhà nước quy định
- Là mức trả công thấp nhất mà không một người sử dụng lao động nào được phép trả thấp hơn
Trang 8- Là mức trả công được luật hóa
- Mức lương tối thiểu không cố định mà ngày càng được nâng cao
2.3 Chức năng của mức lương tối thiểu
- Chống đói nghèo và bóc lột quá sức
- Đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho người lao động và một phần gia đình họ
- Là lưới an toàn chung cho những người hưởng lương
- Là cơ sở để tính mức đóng bảo hiểm xã hội
2.4 Mức lương tối thiểu chung qua các năm gần đây
2.4.1 Năm 2005
Ngày 15/09/05, Chính phủ (thủ tướng Phan Văn Khải) ký Nghị định
118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung Điều chỉnh áp dụng từ ngày 01-10-2005 là 350.000 đồng/tháng
Việc tăng mức lương tối thiểu sẽ giúp cán bộ công chức yên tâm công tác hơn.Theo Bộ LĐ-TB-XH, phương án tăng mức lương tối thiểu lên 350.000 đồng/tháng
có ưu điểm là phù hợp mức tăng giá các mặt hàng tiêu dùng, bảo đảm tiền lương, thu nhập thực tế và có cải thiện (do thay đổi quan hệ tiền lương từ ngày 1-10-2004)
Mức lương tối thiểu này áp dụng từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006 trong khu vực nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và là căn cứ
để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
2.4.2 Năm 2006
Ngày 11.9, Văn phòng Chính phủ đã công bố Nghị định 94/2006/NĐ-CP của Chính phủ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký trước đó 4 ngày (7.9) điều chỉnhmức lương tối thiểu chung Theo Nghị định này, kể từ ngày 1.10.2006, mức lương tối thiểu chung hiện hành (được quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15.9.2005 của Chính phủ) từ 350.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng
2.4.3 Năm 2008
Trang 9Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007
về mức lương tối thiểu chung cho người lao động Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng (tăng 20%
so với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng)
2.5 Tác động của chính sách tiền lương tối thiểu tới phát triển kinh tế
2.5.1 Tác động tích cực
- Đảm bảo mức sống tối cần thiết cho người lao động và gia đình họ Thật vậy, mức lương tối thiểu được quy định dựa trên việc tính toán các yếu tố để đảm bảo mức sống tối cần thiết
- Đảm bảo sự hợp lý nhất định đối với mức tiền lương ở quy mô cả nước, vùng và khu vực; thu hẹp khoảng cách mức lương tối thiểu giữa doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và trong nước Khi tiến hành xây dựng chính sách tiền lương tối thiểu, người xây dựng có tính toán đến điểu kiện kinh tế - xã hội , mức độ phát triển của cả nước, vùng và khu vực để từ đó đưa ra tỷ lệ hợp lý về mức tiền lươngtối thiểu ở các phạm vi này Đồng thời, do đặc thù của khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước nên trên thực tế mức lương được trả cho người lao động là khá chênh lệch Xuất phát từ thực tế này và để đảm bảo được đời sống cho người lao động trong nước, mức lương tối thiểu phần nào đã góp phần giảm bớt sự chênh lệch này
- Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp Trong mọi nền kinh tế, dù ít hay nhiều luôn luôntồn tại hiện tượng thất nghiệp, ở mỗi thời kỳ, mối quốc gia thì tỷ lệ này là không
Trang 10giống nhau Ở một thời điểm nhất định, xác định một lượng cung và lượng cầu lao động Cung và cầu lao động tạo nên trạng thái cân bằng Dưới đây chúng ta sẽ
đi phân tích tình huống liên quan đến chính sách tiền lương tối thiểu và tỷ lệ thất nghiệp
mà chỉ có 1 tỷ lệ thất nghiệp nhỏ nhất, đó là thất nghiệp tự nhiên Trên thực
tế, khó có thể xác định mức lương cân bằng thị trường để áp dụng cho mức lương tối thiểu Đồng thời, tùy điều kiện kinh tế xã hội mà có thể quy định mức lương tối thiểu ở mức nào Mặt khác, mức lương cân bằng thị trường không cố định ở 1 mức độ nào mà luôn thay đổi, khác so với nguyên tắc ổn định của nguyên tắc tiền lương
dl
E1 E2 E3 E4 E5
Đồ thị 2.1: Quy định mứctiền lương tối thiểu
W1
W2
W3
Trang 11 Nếu đặt mức lương tối thiểu ở W3 (mức lương cao hơn mức cân bằng thị trường) thì số nhu cầu về việc làm từ phía người lao động sẽ cao hơn so với
số lượng công việc sẵn có mà người sử dụng lao động mong muốn thuê do vậy sẽ có có lượng lao động thất nghiệp Khi đó, lượng thất nghiệp là đoạn
2.5.2 Mặt trái của chính sách tiền lương tối thiểu
2.5.2.1 Khi mức lương tối thiểu tăng lên
- Quỹ lương giành cho việc trả lương người lao động tăng lên Điều này kéo theo
hệ lụy khác đó là các doanh nghiệp sẽ giảm lợi nhuận của mình, từ đó giảm khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ trong sản xuất dẫn đến việc giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Tăng chi ngân sách nhà nước Bộ máy quản lý nhà nước của nước ta khá đồ sộ, đồng thời, trong cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay, thành phần kinh tế nhà nướcvẫn còn chiến tỷ trọng không nhỏ vì thế mà số lượng công nhân viên chức hoạt động và hưởng lương trong ngân sách nhà nước là khá lớn Mức lương tối thiểu làmức lương làm cơ sở cho việc trả lương, vì thế, khi mức lương tối thiểu tăng lên, ngân sách nhà nước cũng sẽ phải chi tăng lên
- Tăng giá cả ngoài thị trường, gây ra lạm phát
Biểu 2.1 :Mức độ tăng giá tiêu dùng 1 số năm gần đây
Trang 122.5.2.2 Khi mức tiền lương tối thiểu còn quá thấp
- Xảy ra các vụ đình công Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mặc dù nền kinh tế đang có nhiều khởi sắc và hồi phục nhanh nhưng từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 64 vụ đình công Riêng trong tháng 2-2010 đã xảy ra
26 vụ Điều này cho thấy, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp đang có dấu hiệu xấu đi, chủ yếu là quan hệ tiền lương, tiền công giữa doanh nghiệp và NLĐ
- Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Do vậy, theo lẽ thông thường, khi trả lương cho người lao động càng thấp thì lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp càng cao Khi mức lương tối thiểu được quy định ở mức thấp, các doanh nghiệp sẽ dựa vào đó mà trả mức lương hết sức rẻ mạt đối với những lao động chưa qua đào tạo
- Cuộc sống người lao động gặp khó khăn khi tiền lương không theo kịp sự thay đổi của thị trường Bản thân mức lương tối thiểu là mức lương chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tối cần thiết đối với người lao động và gia đình họ Trong trường hợp mức giá cả thị trường biến đổi nhanh thì mức lương đó không còn có khả năng đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết nữa Vì thế mà cuộc sống của người lao độngtrở nên hết sức khó khăn
- Khi đồng lương không tương xứng với sức lao động, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều vấn đề về lao động và việc làm cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn tại nơi làm việc, làm mất đi động lực đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và phát triển kỹ năng