1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân – Thực trạng và giải pháp

74 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 424,5 KB

Nội dung

Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về thủ tục Hải quan điện tử. Chương 2: Thực trạng về việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng chính sách mở cửacủa Đảng và Nhà nước, Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếthế giới và khu vực, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thamgia vào nhiều tổ chức thương mại thế giới khác nhau như: Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC), Tổ chức hợp tác Á – Âu ( ASEM)…Đây là thuận lợi để nền kinh tếnước ta không ngừng phát triển và bước đầu đã đạt được những thành tựu to lớn.Cùng với sự phát triển đó tất cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đếnhoạt động kinh tế nói chung và hoạt động XNK nói riêng đã và đang từng bướcđổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắclực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển Với xu thế phát triển mạnh

mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tươnglai, thủ tục Hải quan cũng đã và đang được điện tử hóa Nói cách khác, thủ tụcHải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuấtnhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia Ở Việt Nam, thủ tụcHải quan điện tử được áp dụng thí điểm từ năm 2005 tại Cục hải quan Hải Phòng

và Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, sau đó triển khai mở rộng ra các tỉnh thành,trong đó có Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Đây là một bước đột phá quan trọngcủa ngành Hải quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính Qua quá trìnhthực tập tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, một trong những Chi cục được thựchiện thí điểm đầu tiên tại Quảng Ninh và cũng đã có những thành công nhấtđịnh, em nhận thấy thủ tục Hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới cónhiều ưu điểm so với thủ tục Hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiếtkiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ

Trang 2

tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanhnghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý Việc làm này đã được cộng đồng doanhnghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩynhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới Bên cạnh những

ưu điểm nêu trên, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quancảng Cái Lân cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện vàphát triển thủ tục Hải quan điện tử trong thời gian tới Chính vì vậy, em chọn đềtài: “Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân –Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về thủ tục Hải quan điện tử.

Chương 2: Thực trạng về việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục

Hải quan cảng Cái Lân

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục Hải quan

điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài, nhưng do hạnchế về thời gian, kiến thức nên em chỉ nghiên cứu trên góc độ là một công chứcHải quan, do đó bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhậnđược sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ

TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ1.1 Khái niệm, đặc điểm, và nguyên tắc của thủ tục hải quan điện tử 1.1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử.

Theo Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hóa thủ tục Hải quan (Côngước Kyoto sửa đổi ): Thủ tục Hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bênliên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm bảo đảm đảm tuân thủ Luật Hải quan Theo luật Hải quan Việt Nam “ Thủ tục Hải quan là các công việc mà ngườikhai Hải quan và công chức Hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luậtđối với hàng hóa, phương tiện vận tải”

Trong tiến trình cải cách đất nước và giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới,Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới như WTO, hàng hóa lưuthông ngày càng nhiều, việc thông quan phải diễn ra hết sức nhanh chóng thìviệc hiện đại hóa các thủ tục Hải quan là vô cùng cần thiết do đó Việt Nam đãchuyển đổi từ hình thức thủ tục Hải quan truyền thống sang thủ tục Hải quanđiện tử để đảm bảo thông quan nhanh hàng hóa nhưng vẫn quản lý được hoạtđộng XNK, lượng hàng hóa ra vào Việt Nam

Thủ tục Hải quan điện tử là thủ tục Hải quan được thực hiện bằng các thôngđiệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xữ lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hảiquan theo quy định của pháp luật

Trong khái niệm trên thì thông điệp dữ liệu Hải quan điện tử là nhữngthông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện

tử để thực hiện thủ tục Hải quan điện tử

Trang 4

Hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan là hệ thống thông tin do Tổng cục Hảiquan quản lý tập trung, thống nhất, được sử dụng để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý vàphản hồi các thông điệp dữ liệu điện tử Hải quan để thực hiện thủ tục Hải quanđiện tử.

“Chứng từ điện tử” là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằngphương tiện điện tử trong hoạt động tài chính Chứng từ điện tử là một hình thứccủa thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu, chingân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục Hải quan điện tử; thông tinkhai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử;báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các loại chứng từ điện tửkhác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật

Hệ thống khai Hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai Hải

quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục Hải quan điện tử Quy trình thủ tụcHải quan điện tử có thể tóm tắt như sau:

- Người khai hải quan được khai và truyền số liệu khai Hải quan bằngphương tiện điện tử đến cơ quan hải quan thông qua tổ chức truyền nhận chứng

từ điện tử (người khai Hải quan không phải đến cơ quan Hải quan để nộp đăng

ký tờ khai như quy trình thủ tục Hải quan hiện hành)

- Cơ quan hải quan xử lý phân luồng hàng hóa và quyết định hình thứckiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trên cơ sở phân tích,

xử lý thông tin

- Người khai hải quan tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác, chịutrách nhiệm về nội dung khai hải quan của mình

Trang 5

- Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa dựa trên kết quả xử

lý dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin

1.1.2 Đặc điểm của thủ tục hải quan điện tử

Đặc điểm của thủ tục hải quan điện tử:

1 Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua

hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan, hạn chế tối đa sự canthiệp của con người, đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện

2 Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và cógiá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy Xử lý hồ sơ hải quan thông quaphần mềm xử lý dữ liệu tờ khai

3 Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộpthuế và các khoản thu khác Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệphí làm thủ tục hải quan Mục đích của các quy định này nhằm nâng caotính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc khai báo của người khai điện

tử, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh, chấp hành tốtpháp luật hải quan

4 Để được tham gia thủ tục hải quan điện tử doanh nghiệp phải đăng ký vàđược cơ quan Hải quan chấp nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử, cấpmật mã, mật khẩu tham gia hệ thống, nối mạng với máy tính với Hải quanhoặc sử dụng dịch vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử

5 Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện

tử do doanh nghiệp gửi tới Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro,máy tính sẽ tự phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan hải quan duyệtphân luồng, quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệpkhai, thông báo số tờ khai để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu

Trang 6

cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan hànghóa hoặc ra quyết định kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thôngtin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác

6 Việc kiểm tra sau thông quan do Chi cục Hải quan điện tử thực hiện trên

cơ sở phân tích, xử lý thông tin theo kỹ thuật quản lý rủi ro từ cơ sở dữliệu, chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan và các thông tin của các bộphận nghiệp vụ khác, của cơ quan, cá nhân và tổ chức hải quan các nước

7 Áp dụng thủ tục hải quan điện tử không phải là thôi hậu kiểm mà chính làviệc chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên các quy định

về quản lý rủi ro, giúp cho Hải quan và Doanh nghiệp tiết kiệm được thờigian cũng như giảm được chi phí trong quá trình thông quan, nếu doanhnghiệp tiến hành thông quan có vi phạm sẽ được xử lý ở khâu kiểm tra sauthông quan

Từ các đặc điểm trên của thủ tục hải quan điện tử, ta có thể so sánh với thủ tụchải quan truyền thống để làm nổi bật lợi ích của thủ tục hải quan điện tử:

Trang 7

Tiêu chí Thủ tục hải quan điện tử Thủ tục hải quan truyền thống

Phương thức

thực hiện

Thủ tục HQĐT được thực hiệnbằng các phương tiện điện tửthông qua Hệ thống XLDL điện

tử của cơ quan hải quan

Thủ tục hải quan được thựchiện hoàn toàn thủ công, dựatrên hồ sơ, giấy tờ mà doanhnghiệp mang đến cơ quan hải

Doanh nghiệp không cần đăng

ký với cơ quan hải quan DN

tự khai báo theo mẫu tờ khaihải quan và đến cơ quan hải

ro

Công chức hải quan tiếp nhận,kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan,sau đó cấp số đăng ký và phânluồng tờ khai hải quan

Trang 8

DN nộp thuế điện tử qua Kho bạchoặc ngân hàng, ngân hàng hoặckho bạc xác nhận trên hệ thốngXLDL ĐTHQ để cơ quan hải

quan biết

DN phải nộp lệ phí theo tờkhai và nộp thuế tại cơ quan

Do công chức kiếm tra chi tiết

hồ sơ hải quan đề xuất hìnhthức, mức độ kiểm tra, lãnhđạo Chi cục phê duyệt

cứ thời điểm nào

DN chỉ được khai và nộp hồ

sơ hải quan vào giờ hànhchính và tại trụ sở cơ quan hải

quan

Trang 9

1.1.3 Nguyên tắc của thủ tục hải quan điện tử:

Theo điều 7, Nghị định 87/2012/NĐ – CP quy định chi tiết một số điềucủa Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu thương mại thì thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo nguyên tắc sau:

• Thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tạiĐiều 15 Luật hải quan; Điều 5, Điều 40 Luật giao dịch điện tử và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Đó là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được làm thủ tục hải quan, chịu

sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường , qua cửakhẩu theo đúng theo quy định của pháp luật, được thông quan sau khi đãlàm thủ tục hải quan Thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải tuân thủ theocác nguyên tắc chung khi tiến hành giao dịch điện tử, các bên được tự lựachọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch, tự thỏa thuận

về việc lựa chọn loại công nghệ nhưng phải đảm bảo sự bình đẳng và antoàn trong giao dịch điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng Khi tiếnhành giao dịch điện tử, định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu; loạichữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử phải được quy định chung,thống nhất và phải đảm bảo an toàn, bí mật

• Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quanđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ hải quan và các chứng từliên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hảiquan điện tử

• Người khai hải quan đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính để được thựchiện thủ tục hải quan điện tử Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về côngnghệ thông tin và nguồn nhân lực có thể khai báo điện tử

Trang 10

1.2 Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan và công chức hải quan trong thủ tục hải quan điện tử.

1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử

Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật hảiquan; quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại các Luật về thuế; quyền,nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử quy định tạiLuật giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện,người khai hải quan điện tử còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

Về quyền của người khai hải quan điện tử, theo khoản 1, Điều 4 Nghị định87/2012/ NĐ – CP thì người khai hải quan có quyền:

• Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quanbằng giấy khi cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hảiquan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;

• Được thực hiện khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày, 7 ngày trongtuần và nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan trực tiếp qua Hệthống xử lý dử liệu điện tử hải quan; trường hợp khai hải quan trong thờigian nghỉ theo quy định của pháp luật, nhưng thuộc diện phải nộp, xuấttrình chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra làm

cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo thì được phản hồi kết quả chậm nhất

04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc kế tiếp

• Được sử dụng chứng từ in ra từ Hệ thống khai hải quan điện tử (có đóngdấu và chữ ký của người khai hải quan điện tử) đối với lô hàng đã được

cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện

tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;

Trang 11

• Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí hải quan và các loại phí do cơ quanHải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức (nếu có) cho từng tờ khai hải quanhoặc nộp gộp theo tháng.

• Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hảiquan điện tử thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

Về nghĩa vụ của người khai hải quan điện tử thì theo khoản 2, Điều 4 Nghịđịnh 87/2012/ NĐ – CP thì người khai hải quan điện tử có nghĩa vụ:

• Thực hiện việc lưu giữ chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan (bao gồm cảbản sao) theo quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan; cung cấp các chứng từ điện tử có liên quanđến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan để phục vụcông tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;

• Trường hợp pháp luật quy định phải nộp chứng từ, tài liệu dưới dạng giấycho cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khaihải quan phải ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu và chịu tráchnhiệm truớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của các chứng từ, tàiliệu đó;

• Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụngchữ ký số đã đăng ký với cơ quan Hải quan Trong giai đoạn chưa có chữ

ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tửhải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử Người khai hải quan cótrách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan Hảiquan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và chịu tráchnhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật Bộ Tài chínhquy định lộ trình áp dụng chữ ký số khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử

• Đáp ứng các điều kiện về công nghệ thông tin và kỹ năng khai hải quanđiện tử Trường hợp chưa đáp ứng được các điều kiện về công nghệ thông

Trang 12

tin và kỹ năng khai hải quan điện tử thì thông qua đại lý làm thủ tục hảiquan có đủ điều kiện để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan được quyđịnh cụ thể tại Điều 5, Nghị định 87/2012/ NĐ – CP như sau;

• Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan;Luật Quản lý thuế; Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 27/2007/NĐ-

CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tàichính Khi thực hiện thủ tục hải quan, công chức hải quan phải nghiêmchỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu tráchnhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hướng dẫn ngườikhai hải quan khi có yêu cầu; thực hiện thủ tục hải quan như: kiểm tra,giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, lẫy mẫu hàng hóa, yêu cầu ngườikhai hải quan cung cấp thêm thông tin, tổ chức thực hiện thu thuế, hướngdẫn pháp luật về thuế, giữ bí mật thông tin của người nộp thuế, chữ kýđiện tử, thực hiện các biện pháp bảo mật, dự phòng cần thiết cho hệ thốngthông tin, dữ liệu điện tử…

• Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hảiquan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ Tàichính

• Tuyên truyền, hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn người khai hải quan thực hiệnđúng các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan điện tử Kiểm tra và

xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm

1.3 Sự cần thiết của thủ tục hải quan điện tử.

Trang 13

Xuất phát từ yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế,Hải quan Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế liên quan đếnhải quan trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO và các tổ chứcquốc tế khác Yêu cầu đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam là cần thực hiệnthủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch, cung cấp thông tin nhanh chóng, côngkhai, đặc biệt phải thông quan nhanh giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp Trongkhi số lượng hàng hóa XNK, lượng hành khách, phương tiện XNC ngày càng giatăng thì số lượng công nhân viên chức Hải quan lại không thể tăng theo tỷ lệthuận, mặt khác với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và thươngmại điện tử trên nhiều lĩnh vực, thì một phương thức quản lý mới về thủ tục hảiquan đã ra đời đó là thủ tục hải quan điện tử Thực hiện thủ tục hải quan điện tử

là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam do:

Thứ nhất: Xuất phát từ những lợi ích mà thủ tục hải quan điện tử manglại, đó là: giảm bớt thủ tục hành chính, giấy tờ, giảm thời gian thông quan,giảm tiếp xúc trực tiếp giữa DN và cơ quan hải quan từ đó sẽ giảm bớt tiêucực; DN được chủ động khai báo, lựa chọn thời gian, địa điểm khai báo, do

đó sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng lợi nhuận doanh nghiệp đồng thờinâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan do tập trung xử lý được cácnguồn thông tin khác nhau, chuyển từ kiểm tra, kiểm soát từng lô hàng sangquản lý toàn bộ thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu của DN, đáp ứng quanđiểm chỉ đạo của Nhà nước và yêu cầu hội nhập Thủ tục hải quan điện tửđược coi là “chìa khóa” của quá trình thông quan nhanh chóng, tạo thôngthoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, và cũng là “cuộc cách mạng về phươngthức quản lý hải quan” Thủ tục hải quan điện tử không chỉ đổi mới cơ bảnphương thức quản lý hải quan theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ hải

Trang 14

quan quốc tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tếđối ngoại, đẩy mạnh XNK và thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ hai: Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanhchóng: những năm gần đây, khối lượng hàng hóa XNK ra vào Việt Nam tănglên đáng kể do Việt Nam mở cửa hội nhập với quốc tế, tham gia vào các tổchức thương mại quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC, ASEM…Số lượnghàng hóa, phương tiện vận tải tăng, các loại hình cũng ngày càng đa dạngtrong khi số lượng cán bộ công chức hải quan lại có hạn, do đó cần thiết phảithực hiện thủ tục hải quan điện tử

Do yêu cầu quản lý của Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp: Trước yêu cầuphát triển của đất nước, đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản

lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của Nhà nước, chốnggian lận, buôn lậu thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàngcấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảmbảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi íchngười tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường

Thứ ba: Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốctế: Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thìviệc mà ngành Hải quan phải làm là đơn giản hóa thủ tục hải quan, đảm bảo

hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phùhợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đốitượng Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử chứng tỏ thiện chí nỗ lực tíchcực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu củacác tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế Xu thế phát triển của hải quanquốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý một cách có hiệu

Trang 15

quả Việc ứng dụng hải quan điện tử là con đường của hầu hết các nước và làyêu cầu của hải quan quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

Thứ tư: Sự phát triển của thương mại quốc tế cả về nội dung và hìnhthức: Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại

và dịch vụ quốc tế, khối lượng công việc của hải quan các quốc gia ngày cànggia tăng một cách đáng kể Ngày càng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ vàkinh doanh thương mại mới đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của

cơ quan hải quan phải đáp ứng Một trong những loại hình đó là thương mạiđiện tử Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại quốc tế, yêu cầu cơquan hải quan các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại,dịch vụ hợp pháp hoạt động và phát triển Với mục tiêu đơn giản hóa, hài hòahóa thủ tục hải quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục,góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, ngày nay các quốc gia đã khôngngừng cải tiến thủ tục hải quan sao cho vừa đơn giản, vừa phù hợp với cácchuẩn mực của quốc tế, vừa đảm bảo công tác quản lý Một trong các phươngthức đó là thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đó là phương thức tiến tiến,hiện đại phù hợp với quá trình phát triển chung của thế giới

Thứ năm: Do yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành hải quan: trước tình hìnhthế giới đầy biến động về kinh tế, chính trị, bên cạnh những nhiệm vụ truyềnthống, hải quan các nước còn có thêm nhiệm vụ chống khủng bố, chống rửatiền, chống dịch bệnh, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội…Trong điều kiệnnguồn nhân lực của hải quan là có hạn, đứng trước yêu cầu trên, đòi hỏi cơquan hải quan các quốc gia phải cải cách và hiện đại hóa hải quan Một trongnhững nội dung cốt lõi của hiện đại hóa hải quan là thực hiện thủ tục hải quanđiện tử Như vậy, thực hiện thủ tục hải quan điện tử vừa là yêu cầu nội tại củacác quốc gia vừa là đòi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 16

1.4 Nội dung quy trình thủ tục hải quan điện tử

Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức hảiquan phải thực hiện để thông quan hải quan theo quy định của pháp luật hảiquan

Theo quyết định mới nhất của Tổng cục Hải quan về việc ban hành thủ tụchải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại- QĐ 3046thì quy trình thủ tục hải quan điện tử gồm 5 bước như sau:

• Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp

số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử Trường hợp thông tinchưa phù hợp, Hệ thống sẽ tự động phản hồi cho cho người khai hảiquan “thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫnngười khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từchối đăng ký và nêu rõ lý do Trường hợp thông tin khai phù hợp, Hệthống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quanđiện tử” cho người khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉdẫn và kết quả phân luồng

• Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan

Việc kiểm tra hồ sơ hải quan do công chức hải quan thực hiện đối vớitoàn bộ hồ sơ hải quan điện tử Các công chức hải quan kiểm tra thôngtin tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan,kiểm tra chứng từ giấy Thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra do

cơ quan hải quan quyết định thông qua kết quả xử lý thông tin quản lýrủi ro trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

• Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Trang 17

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trongtrường hợp có nghi vấn Có thể kiểm tra toàn bộ hoặc xác xuất 5% hoặc10% Thẩm quyền quyết định mức độ, hình thức kiểm tra do Chi cụctrưởng Chi cục Hải quan quyết định theo quy định hiện hành về quản lýrủi ro Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhậpkhẩu, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin thu thậpđược Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quanđiện tử quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết địnhtrước đó, chịu trách nhiệm về việc thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra.

• Bước 4: quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phónghàng, đưa hàng hóa về bảo quản, hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thôngtin cho Chi cục hải quan của khẩu

Công chức hải quan thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định; xác nhậnmột trong các quyết định “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng

về bảo quản”, “Hàng chuyển của khẩu”; quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

• Bước 5: Phúc tập hồ sơ

Nội dung phúc tập hồ sơ hải quan điện tử thực hiện theo hướng dẫn tạiPhần 5 Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục hải quanđiện tử theo Quyết định 3046/QĐ - TCHQ Quy trình phúc tập gồm 4bước: lập danh sách tờ khai cần phúc tập, tiếp nhận hồ sơ; phúc tập hồsơ; xử lý kết quả phúc tập hồ sơ hải quan; thực hiện chế độ báo cáo vàlưu trữ hồ sơ Quá trình phúc tập hồ sơ nhằm kiểm tra lại các bước côngviệc mà công chức hải quan đã làm trước đó, phát hiện các sai sót và kịpthời sửa chữa

Trang 18

1.5 Điều kiện khi tham gia thủ tục hải quan điện tử.

Những doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử cần có hệthống công nghệ thông tin đảm bảo việc khai báo truyền nhận thông tin với Hệthống truyền nhận dữ liệu điện tử hải quan và sử dụng phần mềm khai hải quanđiện tử và có chữ ký số đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với Hệthống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Ngoài ra, doanh nghiệp cần có kỹ năng khaibáo điện tử Theo quy định mới về thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quanphải được đào tạo qua các cơ sở đào tạo và có khả năng sử dụng thành thạo hệthống khai hải quan điện tử Điều đó có nghĩa người khai hải quan phải có chứngchỉ nghề khi đã hoàn thành khóa học kéo dài 3 tháng với 12 môn học ở cáctrường đạo tạo chuyên ngành Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở hạtầng công nghệ thông tin và người khai không có chứng chỉ, doanh nghiệp phảithuê đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ khai báo xuất nhập khẩu này Thôngthường, những doanh nghiệp tham gia khai báo hải quan điện tử là những đơn vị

có truyền thống chấp hành pháp luật thuế, hải quan tốt; có giá trị kim ngạch xuấtnhập khẩu cao; có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đội ngũ nhân viên cótrình độ đáp ứng được yêu cầu công việc Khi đã hội tụ đủ các điều kiện trên,doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tham gia TTHQĐT với cơ quan Hải quantại chi cục hải quan nơi làm thủ tục, đăng ký sử dụng chữ ký số tại cổng thôngtin điện tử hải quan Trên cơ sở mẫu đăng ký cơ quan hải quan sẽ cấp cho doanhnghiệp tài khoản vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiệnTTHQĐT Cơ quan hải quan muốn thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì phải có

hệ thống máy tính và cài đặt phần mềm hải quan điện tử, được sự cho phép củaTổng cục Hải quan thì mới áp dụng thực hiện thủ tục hải quan điện tử

1.6 Cơ sở pháp lý

Trang 19

- Luật Hải quan, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số42/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

- Nghị định 149/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết thi hànhLuật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một sốđiều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

- Nghị định 87/2012/NĐ-CP Nghị định quy định một số điều của Luật hảiquan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuthương mại

- Nghị định 97/2007/NĐ- CP quy định việc xử lý hành chính và cưỡng chếthi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan

- Nghị định 18/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định97/2007/NĐ-CP

- Nghị định 40/2007/NĐ – CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trịgiá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 16/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hảiquan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản

lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tụchải quan điện tử

- Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 thay thế thông tư222/2009/TT-BTC

- Thông tư 205/2010/TT – BTC ngày 15/12/2010 Thông tư hướng dẫn Nghịđịnh số 40/2007/ NĐ – CP của Chính phủ quy định về việc xác định trị giáhải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông tư 45/2007/TT – BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Trang 20

- Thông tư 194/2011/TT – BTC ngày 06/12/2010 Thông tư Hướng dẫn vềthủ tục hải quan; kiếm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư 156/2011/TT- BTC ngày 14/11/2011 về việc ban hành Danhmục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

- Quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 về việc ban hành quy trìnhthủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục hảiquan điện tử

- Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hàng thủ tục hảiquan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại

- Quyết định 103/ QĐ – TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục Hải quan vềviệc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hảiquan

Tóm lại, thủ tục hải quan điện tử là các công việc mà người khai hải quan vàcông chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, trong

đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký

hồ sơ HQ của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống dữ liệuđiện tử của hải quan

Thủ tục hải quan điện tử của các nước về cơ bản là giống nhau Tuy nhiêntùy theo tình hình mỗi nước áp dụng có khác nhau về quy mô, mức độ và hìnhthức Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử là cần thiết doyêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng, yêu cầu phục vụ cho sựphát triển của thương mại điện tử, yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển củahải quan thế giới, yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp vàyêu cầu nhiệm vụ của ngành hải quan

Trang 21

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanhnghiệp và cơ quan hải quan Để việc triển khai thành công, các nước cần có mụctiêu chiến lược cụ thể, xác định đúng mô hình thực hiện và có kế hoạch triểnkhai thực hiện theo từng giai đoạn, tùy theo điều kiện của từng quốc gia Trongquá trình thực hiện cần đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, nguồn lực vềtài chính con người, cơ sở hạ tầng CNTT, thiết bị, máy móc, phương tiện hỗ trợ

và phương pháp quản lý hiệu quả, phải đánh giá đúng thuận lợi và khó khăntrong thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN2.1 Vài nét về Chi cục Hải quan cảng Cái Lân

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân

Chi cục hải quan cảng Cái Lân là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnhQuảng Ninh, tiền thân là Đội kiểm tra giám sát hải quan Cái Lân thuộc Chi cụchải quan cảng Hòn Gai, thành lập năm 2004 Năm 2005 và đầu năm 2006 do có

sự tăng nhanh trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại cảng Cái Lân nên với 01Đội thủ tục trực thuộc Chi cục hải quan cảng Hòn Gai không thể đáp ứng yêucầu quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh Do đó, ngày 26/4/2006 Bộ Tài Chính ban

Trang 22

hành quyết định số: 1795/QĐ-BTC về việc thành lập Chi cục hải quan cảng CáiLân thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Ngày 13/6/2006 Tổng cục Hải quan

có công văn số: 2580/TCHQ-TCCB về việc triển khai hoạt động Chi cục Hảiquan cảng Cái Lân Ngày 16/6/2006, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh banhành Quyết định số: 303/QĐ- HQQN về việc triển khai hoạt động của Chi cụcHải quan cảng Cái Lân có hiệu lực từ ngày 26/6/2006 Theo đó, Chi cục Hảiquan cảng Cái Lân có nhiệm vụ quản lý công tác xuất nhập khẩu, chống buôn lậutại khu vực cảng biển quốc tế cảng Cái Lân và khu công nghiệp Cái Lân Chi cụchải quan cảng Cái Lân đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngxuất nhập khẩu qua cảng và hoạt động của khu công nghiệp Cái Lân

Khi mới thành lập, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân chỉ có 1 đội thủ tục hànghóa xuất nhập khẩu với số lượng công chức là 18 người, hệ thống máy móc,trang thiết bị thiếu thốn, địa bàn hoạt động hẹp nhưng đến nay số lượng côngchức đã đáp ứng đủ các vị trí, máy móc cũng đã được trang bị đáp ứng yêu cầunhiệm vụ, địa bàn hoạt động đã mở rộng hơn, nhiều địa điểm kiểm tra thực tếhàng hóa ngoài cửa khẩu được thành lập

Hiện tại trụ sở Chi cục hải quan cảng Cái Lân nằm ở Phường Cái Lân, TP HạLong, tỉnh Quảng Ninh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.

Chi cục Hải quan cảng Cái Lân hiện nay được phân công 56 cán bộ côngchức, có 3 người lãnh đạo: gồm 1 Chi cục trưởng, 2 Chi cục phó Chi cục có 4đội, tổ công tác: Đội Tổng hợp, Đội Thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổ Kiểmsoát, Đội Giám sát hải quan Trước đây Chi cục chỉ có 3 tổ, đội công tác nhưng

do yêu cầu công tác giám sát hàng hóa tại cảng nên từ tháng 8/2012 đơn vị có cơcấu thêm Đội Giám sát hải quan được tách ra từ Tổ Kiểm soát hải quan theo

Trang 23

Quyết định số: 1775/QĐ-TCHQ ngày 16/8/2012 của Tổng Cục trưởng Tổng cụcHải quan “ V/v thành lập Đội Giám sát hải quan thuộc Chi cục hải quan cảng CáiLân trực thuộc Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 437/QĐ-HQQNngày 22/8/2012 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh “V/v triển khaihoạt động của Đội Giám sát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan cảng Cái Lân” Nhiệm vụ của các tổ, đội:

•Đội Tổng hợp: giúp lãnh đạo Chi cục quản lý: nhân sự, văn thư, lưu trữ, hậucần

•Đội Thủ tục hàng hóa XNK: làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK; tư vấncho các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan

•Đội Giám sát hải quan: thực hiện quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóaXNK, theo dõi hàng hóa ra vào cảng biển

•Tổ Kiểm soát: thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phòngngừa và ngăn chặn các hành vi buôn lậu

2.1.3 Nhiệm vụ, chức năng của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.

Chi cục Hải quan cảng Cái Lân là đơn vị trực thuộc Cục hải quan tỉnhQuảng Ninh, có chức năng, nhiệm vụ của hải quan nói chung Có chức năng tổchức thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa XNK trên địa bàntỉnh Quảng Ninh Chi cục hải quan cảng Cái Lân có nhiệm vụ cụ thể như sau:

• Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóaxuất khẩu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng,quá cảnh, đưa ra đưa vào cảng trung chuyển, giám sát hải quan đối vớiphương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và hànhkhách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật

Trang 24

• Thực hiện quản lý hải quan tại khu công nghiệp, địa điểm kiểm tra hànghóa tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm kiểm tra thực tế hànghóa ngoài cửa khẩu tại chân công trình; Kho ngoại quan, cửa hàng miễnthuế.

• Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng chống buôn lậu, chống gian lậnthương mại; phòng chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của đơnvị

• Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

• Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan

• Tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vàphương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của chi cục

• Thực hiện thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan và cập nhậpvào hệ thống theo quy định của Cục hải quan tỉnh và Tổng cục hải quan

• Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

2.1.4 Hoạt động xuất nhập khẩu của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.

 Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu tại Chi cục:

• Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu,hàng kinh doanh nội địa

• Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cốđịnh cho các dự án đầu tư

• Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu sản xuất hàng gia công

• Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm tái xuất

nhập-• Quản lý hàng gửi kho ngoại quan

• Quản lý hàng bán tại cửa hàng miễn thuế

 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: xơ sợi hóa học, nến nghệ thuật, vải bạt,dầu ăn, hợp kim vonfram, hợp chất đất hiếm, thực phẩm, nước sinh hoạt chotàu biển nước ngoài, than, cao lanh, phân bón, đăm gỗ, thủy sản đông lạnh

Trang 25

 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Thuốc lá điếu gửi kho ngoại quan, máymóc thiết bị tạo tài sản cố định nhà máy nhiệt điện, để phục vụ các dự ánđầu tư; nguyên liệu để sản xuất xơ sợi hóa học, nguyên liệu để sản xuất nếnnghệ thuật, vải bạt, hợp kim vonfram; nguyên liệu gia công đất hiếm; vật tưthiết bị đóng tàu, nguyên liệu sản xuất dầu ăn; lúa mì, nhựa đường lỏng;thép phế liệu; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 Kim ngạch xuất nhập khẩu 3 năm gần đây:

Chỉ tiêu Số lượng tờ khai Kim ngạch XNK

Năm 2010 3.738 bộ 1.000.230.148 USDNăm 2011 4.187 bộ 1.801.389.043 USD

Năm 2012 4.399 bộ 1.413.657.108 USD

( Nguồn: Đội Thủ tục hàng hóa XNK)

2.2 Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.

2.2.1 Tiến trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.

Để bám sát chương trình hiện đại hóa hải quan của Cục hải quan tỉnh, từnăm 2007, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân đã triển khai ứng dụng công nghệthông tin vào thủ tục hải quan Với sự cố gắng nỗ lực, cán bộ công chức Chi cục

đã có nhiều giải pháp để đạt mục tiêu đề ra Hằng năm đơn vị đều xây dựng kếhoạch triển khai khai báo hải quan điện tử Sau mỗi năm đều có kiểm điểm, đánhgiá rút kinh nghiệm, qua đó đề ra kế hoạch, phương hướng triển khai thực hiện

Trang 26

trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn Đối với các doanh nghiệp ở gần, đơn vị cửcán bộ trực tiếp đến doanh nghiệp hỗ trợ cài đặt phần mềm, hướng dẫn sử dụng;doanh nghiệp ở xa, ở tỉnh ngoài, đơn vị sao phần mềm, phát miễn phí, hướng dẫncách cài đặt, sử dụng Chi cục rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ làm công việc khaibáo hải quan từ xa, và thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thường xuyên tổ chứccác lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức và các doanh nghiệp

về các văn bản pháp luật mới liên quan; kỹ năng xử lý, cập nhập thông tin xử lý

dữ liệu điện tử Đơn vị xây dựng quy chế phối kết hợp với cơ quan trong vàngoài ngành trong việc quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiệnvận tải xuất nhập cảnh qua cảng Cái Lân tạo điều kiện thông quan hàng hóanhanh, thuận lợi, chính xác Đồng thời tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ, tháo gỡ, giảiquyết tốt những vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hảiquan

Với những nỗ lực của cơ quan hải quan và doanh nghiệp, sau gần 3 nămtriển khai khai báo hải quan điện tử, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân được Cụchải quan tỉnh Quảng Ninh đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực này Năm

2007 mới triển khai khai báo hải quan điện tử từ xa được 60% doanh nghiệpthường xuyên có hoạt động XNK với 80% tờ khai được thực hiện khai báo từ xa,thì đến năm 2009 là 100% doanh nghiệp với 100% tờ khai Nhờ đó, thời gianthông quan hàng hóa rút ngắn từ 15-20 phút xuống còn khoảng 5-10 phút Đó làkết quả đáng khích lệ cho Chi cục và cũng là tiền đề để Chi cục Hải quan cảngCái Lân tiến tới thực hiện thủ tục hải quan điện tử…Do đó, tháng 9/2009 đơn vịmạnh dạn đăng ký với Cục Hải quan tỉnh cho phép triển khai thí điểm thủ tục hảiquan điện tử, đến ngày 31/12/2009, đơn vị đã vận hành thử nghiệm thành công

hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử Ngày 1/1/2010 Cục Hải quan tỉnh banhành Quyết định số 841/QĐ-HQQN chính thức đưa hoạt động thí điểm hải quan

Trang 27

điện tử của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân vào hoạt động đối với 10 doanhnghiệp theo đúng lộ trình, kế hoạch của Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh đề ra Đểtriển khai tốt việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, Chi cục Hải quan cảng CáiLân đã tiến hành các công việc chuẩn bị sau:

 Phối hợp với TTDL và CNTT, Phòng Nghiệp vụ, tổ chức tập huấn choCBCC các bước thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cài đặt sử dụng hướngdẫn phần mềm quản lý tài khoản truy cập; phổ biến, tuyên truyền, hướngdẫn doanh nghiệp và giải đáp vướng mắc phát sinh trong thực hiện

 Niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục các văn bản liên quan đến thủ tụchải quan điện tử Thông báo đến các doanh nghiệp đã được lựa chọn đểdoanh nghiệp chủ động bố trí nhân lực, trang thiết bị thực hiện việc triểnkhai TTHQĐT; hướng dẫn doanh nghiệp tham gia đăng ký thực hiệnTTHQĐT

 Phối hợp với doanh nghiệp rà soát các trang thiết bị công nghệ thông tinphục vụ cho cài đặt, triển khai phần mềm; tổ chức cài đặt, hướng dẫndoanh nghiệp vận hành, sử dụng, khai thác phần mềm TTHQĐT; đề xuấtCục Hải quan tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp thực hiệnTTHQĐT

 Thành lập Bộ phận thực hiện TTHQĐT do 01 lãnh đạo Chi cục trực tiếpphụ trách, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng CBCC, tạo USER, phânquyền cập nhập, khai thác, quản lý theo từng bước nghiệp vụ cho CBCCtrong quy trình TTHQĐT

Mặc dù được Cục Hải quan tỉnh quan tâm và đã có công tác chuẩn bị tốtnhưng Chi cục Hải quan cảng Cái Lân vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong giaiđoạn này, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa được trang bị Hệ thống thiết bị, máymóc thực hiện hải quan điện tử và Hệ thống thiết bị dự phòng Để triển khai Hải

Trang 28

quan điện tử, đơn vị đã “mượn” Trung tâm dữ liệu và CNTT : 01 máy chủ IBM

3850 M2/X3950M2-(714IIRA) để chạy chương trình và lưu trữ dữ liệu Phầnmềm khai báo hải quan điện tử do mới thí điểm sử dụng nên còn rất nhiều vướngmắc như: mẫu tờ khai hải quan điện tử bổ sung khi doanh nghiệp in ra khôngđúng với mẫu số 8 Thông tư 222/2009/ TT-BTC ngày 25/11/2009; hệ thống tại

cơ quan hải quan sau khi thực hiện các bước nghiệp vụ và hoàn tất hồ sơ, khôngnhìn được dữ liệu khai báo ban đầu; phần mềm khai báo tại doanh nghiệp cũngchưa có 1 số mục cần thiết để doanh nghiệp khai báo các thông tin về cơ sở giảmthuế suất hoặc hưởng ưu đãi thuế, đưa hàng về bảo quản; trường dữ liệu “phụ lục

tờ khai điện tử hàng xuất khẩu” để doanh nghiệp thực hiện khai báo đối với lôhàng có trên 3 mặt hàng vẫn chưa có; việc lưu trữ chứng từ thuộc bộ hồ sơ XNKtrên hệ thống thông quan điện tử không đúng quy định, ví dụ như khi mở bộ tờkhai số 58/XSX01 ngày 02/02/2010 của Công ty sợi hoá học Thế kỷ mới ViệtNam (tại thời điểm làm thủ tục và cấp số tờ khai cho lô hàng, doanh nghiệp đãkhai báo đầy đủ hồ sơ và có Scan 01 phiếu dạng FILE ảnh kèm theo bộ chứngtừ) thì ngoài chứng từ phải lưu trữ theo quy định còn có chứng từ Scan 01 bảnGiấy phép hoạt động khoáng sản của công ty TNHH MTV Than Uông BÍ TKV Tuy nhiên, sau 4 tháng hoạt động và thực hiện thủ tục hải quan điện tử, Chicục cũng đã đạt được những thành tích nhất định: đã cài đặt phần mềm Thôngquan điện tử, cấp giấy chứng nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử cho 5 doanhnghiệp (nâng tổng số doanh nghiệp lên 14 doanh nghiệp tăng 75% so với dự kiếnnăm), đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho 13 doanh nghiệp, thực hiện thủtục hải quan điện tử cho 523 bộ tờ khai chiếm 45% tổng số tờ khai đã dăng ký,gồm các loại hình XNK kinh doanh, SXXK, và gia công, trị giá kim ngạch186.757.954 USD chiếm 57,49% tống trị giá kim ngạch XNK qua Chi cục Để

Trang 29

đạt được những thành tích trên, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân đã chủ động xâydựng kế hoạch với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để triển khai thực hiện;làm tốt công tác tuyên truyền; thực hiện tốt việc khai báo từ xa; chủ động làmviệc với các giám đốc doanh nghiệp để khuyến khích, động viên doanh nghiệp.

Vì vây, số lượng doanh nghiệp tham gia, trị giá kim ngạch thực hiện TTHQĐTtăng so với dự kiến và đã thực hiện TTHQĐT đủ 3 loại hình hàng hóa XNK theođúng chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, thực hiện đúng tiến độ, lộ trình, kế hoạchcủa Cục hải quan tỉnh Đến cuối năm 2010, số lượng doanh nghiệp tham gia thủtục hải quan điện tử đã tăng lên là 31 doanh nghiệp trên tổng số 125 DN thựchiện thủ tục hải quan tại Chi cục, số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp đã nhận

ra lợi ích của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử và tham gia chủ động hơn.Mặc dù vậy, cảng biển Cái Lân là cảng biển quốc tế nhưng lại chỉ có các doanhnghiệp lớn, có kim ngạch XNK cao, thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩuqua Chi cục và chủ yếu là có trụ sở đóng tại Hạ Long, gần cảng biển Cái Lântham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử như: Công ty Dầu thực vật Cái Lân,Công ty Sợi hoá học Thế kỷ mới… ,giai đoạn này vẫn chưa thu hút được cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hải quan điện tử, do đó Chi cục Hải quancảng Cái Lân cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia thực hiện thủtục hải quan điện tử

Năm 2011 nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặpnhiều khó khăn, thách thức; kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao…đã tácđộng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của người lao động Tuynhiên hoạt động XNK hàng hóa làm thủ tục qua Chi cục cũng như kim ngạchXNK hàng hóa năm 2011 bằng 150% so với năm 2010 Nguyên nhân tăng là dophát sinh mới các lô hàng nhập khẩu máy móc thiết sản bị tạo tài sản cố định nhà

Trang 30

máy nhiệt điện có giá trị lớn; nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi,thép phế liệu, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất dầu ăn tăng; hàng xuất khẩu sảnxuất từ hàng nhập khẩu tăng mạnh Số lượng doanh nghiệp tham gia TTHQĐT

là 87 doanh nghiệp, số lượng tờ khai hải quan điện tử tăng từ 2.281 bộ ( năm2010) lên 3.100 bộ

Năm 2012 kinh tế nước ta tiếp tục đương đầu với khó khăn, thách thức; hoạtđộng đầu tư trì trệ, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước bị thu hẹp, tăngtrưởng kinh tế của cả nước đều thấp Trong bối cảnh đó, hoạt động XNK hànghóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân cũng bị ảnh hưởng khôngnhỏ, đặc biệt là công trình nhà máy nhiệt điện Mạo Khê đã xây dựng xong nênkim ngạch XNK năm 2012 chỉ bằng 81% so với năm 2011 Tuy vậy, để có thểhoàn thành kế hoạch được giao ngay từ đầu năm, Lãnh đạo Chi cục đã xác địnhnhiệm vụ trọng tâm và xây dựng, triển khai các biện pháp thực hiện nâng caochất lượng và hiệu quả các chương trình công tác, giải quyết kịp thời nhữngvướng mắc phát sinh Do đó , Chi cục vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sốlượng doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử vẫn tiếp tục tăng lên tới

114 DN, số lượng tờ khai hải quan điện tử cũng tăng tới 3.886 bộ

Bảng 1 Bảng tổng kết tình hình thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân:

Chỉ tiêu Số DN tham gia

thủ tục hải quan Số tờ khai Kim ngạch XNK

Trang 31

Bảng 2 Bảng tổng kết tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân:

Chỉ tiêu Số DN thực hiện

thủ tục HQĐT Số tờ khai HQĐT

Kim ngạch XNK thựchiện TTHQĐT

DN tham gia

Tỉ lệ Số tờ khaiHQĐT/Tổng số tờ

khai

Tỉ lệ Kim ngạchXNK thực hiệnthủ tục HQĐT/

Tổng kim ngạchXNK

Trang 32

cần đến Chi cục Đơn giản và nhanh chóng hơn khi thực hiện thủ tục hải quantruyền thống vì doanh nghiệp không phải mang hồ sơ hải quan đến Chi cục vàchờ đợi để thông quan một lô hàng Một trong những thuận tiện của việc có thểthông quan nhanh hàng hóa là do Hệ thống đã tự phân luồng tờ khai, giảm bớtkhối lượng công việc và thời gian cho các cán bộ công chức, đồng thời cũng tiệnlợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân lực để thựchiện các công việc khác nhằm đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

Có thể tóm lược các công việc mà người khai hải quan và công chức hảiquan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lânnhư sau:

- Doanh nghiệp khai báo tờ khai trên hệ thống khai báo điện tử của DN và gửiđến cơ quan hải quan qua mạng Internet

- Cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin khai báo của DN, kiểm tra, phân luồng tờkhai trên hệ thống XLDL ĐTHQ và gửi về cho doanh nghiệp cũng qua mạnginternet

- Trên cơ sở thông tin phản hồi của cơ quan hải quan, DN in tờ khai từ hệ thốngkhai báo điện tử của DN; kí tên, đóng dấu và làm các thủ tục tiếp theo Luồngxanh: sau khi đã làm các thủ tục kho, bãi, DN mang tờ khai đến Đội Giám sát tạicảng Cái Lân để làm thủ tục thông quan Luồng vàng: DN mang bộ hồ sơ đếnĐội Thủ tục hàng hóa XNK để xuất trình Sau khi kiểm tra hồ sơ, nhân viên hảiquan tiếp nhận, in phiếu kiểm tra chứng từ giấy, giao cho DN 1 bản Chi cụcHQĐT duyệt thông quan trên hệ thống XLDL ĐTHQ DN mang tờ khai đến ĐộiGiám sát tại cảng để làm thủ tục thông quan như hàng luồng xanh (trừ trườnghợp hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì thực hiện như đối với hàng luồng

Trang 33

đỏ) Luồng đỏ: DN mang bộ hồ sơ đến Đội Thủ tục hàng hóa XNK để xuất trình.Sau khi kiểm tra hồ sơ, nhân viên tiếp nhận, in phiếu kiểm tra chứng từ giấy,niêm phong bộ hồ sơ giao chuyển cho cán bộ kiểm hóa Kiểm tra xong, nhânviên HQ kiểm hóa sẽ nhập kết quả vào hệ thống XLDL ĐTHQ, in phiếu ghi kếtquả kiểm tra, giao cho doanh nghiệp 01 bản Chi cục HQĐT dựa vào kết quảkiểm tra, duyệt thông quan hàng hóa trên hệ thống XLDL ĐTHQ DN mang tờkhai đến Đội Giám sát để làm thủ tục thông quan hàng hóa.

Trong bước 1, ngoài việc Hệ thống tự động phân luồng, hệ thống còn tự độngcấp số tờ khai, giúp cơ quan hải quan theo dõi tốt hơn các tờ khai khi thực hiệncác công việc tiếp theo như kiểm tra hồ sơ, phúc tập hồ sơ, làm các báo cáo hàngngày, hàng tháng Một số Chi cục khác có hiện tượng trùng tờ khai khi hệ thống

tự động cấp số gây rất nhiều khó khăn cho Chi cục trong việc thực hiện thủ tụchải quan cũng như quản lý, tuy nhiên tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân lại hoàntoàn không có hiện tượng này, vì nếu có hiện tượng trùng tờ khai thì Hệ thống sẽ

tự động huỷ tờ khai ngay, đây là một thuận lợi cho Chi cục vì không mất thờigian cho việc sửa đổi số tờ khai hải quan điện tử Hơn nữa, việc thực hiện thủ tụchải quan điện tử cũng giúp người khai hải quan có thể khai mọi lúc, mọi nơi, mọithời điểm vì chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng, doanh nghiệp có thể ngồikhai, sau đó gửi tờ khai qua mạng và Hệ thống sẽ tự động tiếp nhận, kiểm tra,đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử 24h trong ngày và 7 ngày trongtuần Tuy nhiên tại bước này cũng có một bất cập nhỏ, đó là việc giấy chứngnhận xuất xứ hàng hóa C/O Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì các chứng

từ như hợp đồng, hóa đơn, vận đơn đều chuyển sang chứng từ điện tử nhưnggiấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O khai điện tử thì không thể hiện đượclượng hàng được cấp C/O là bao nhiêu, C/O form gì, khiến CBCC hải quan

Trang 34

không xác định được số thuế suất ưu đãi nên phải yêu cầu nộp bản gốc, tuy nhiênnhư thế doanh nghiệp lại phải đến cơ quan hải quan để trình C/O bản gốc, hệthống sẽ phải chuyển luồng tờ khai từ luồng xanh sang luồng vàng để kiểm tra

hồ sơ giấy, gây bất tiện cho doanh nghiệp lẫn cơ quan hải quan Khi mới thựchiện thủ tục hải quan điện tử thì công chức hải quan khi tiếp nhận hồ sơ nếu thấytrong bộ hồ sơ có C/O thì phải đề nghị chuyển luồng để doanh nghiệp mang C/Ođến cơ quan hải quan xuất trình, gây khó khăn cho cán bộ hải quan Vì có vướngmắc phát sinh nên cơ quan hải quan đã báo với Tổng cục Hải quan yêu cầu sửađổi Hiện tại với phiên bản phần mềm mới thì khi hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cóC/O thì hệ thống sẽ tự động phân luồng vàng để công chức hải quan không phải

đề nghị chuyển luồng nữa

Tại bước 2 – kiểm tra chi tiết hồ sơ: nếu hàng hóa được phân vào luồngvàng, nghĩa là có nghi vấn thì doanh nghiệp phải mang hồ sơ giấy đến Chi cục

để cán bộ công chức kiểm tra giữa hồ sơ hải quan điện tử và hồ sơ giấy Các cán

bộ công chức kiểm tra tờ khai trên Hệ thống do doanh nghiệp gửi đến với tờ khaihải quan điện tử in, sau đó kiểm tra sự phù hợp giữa tờ khai hải quan điện tử vớicác chứng từ trong bộ hồ sơ giấy để đề phòng trường hợp doanh nghiệp gian lận.Với cách làm việc đó, các cán bộ công chức hải quan đã ngăn chặn được cáctrường hợp vi phạm, đó chính là lí do vì sao tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lânkhông hề có vụ buôn lậu, gian lận thương mại nào trong 3 năm gần đây Tại Chicục chỉ xảy ra trường hợp phạt vi phạm hành chính về vi phạm thủ tục hải quan

do doanh nghiệp khai báo chậm, hoặc mắc sai sót về mã hàng hoá, số thuế phảinộp Khi so sánh, đối chiếu kiểm tra, có vấn đề gì đối với bộ hồ sơ hay lỗi đườngtruyền, các cán bộ công chức đều gọi điện cho doanh nghiệp báo để doanhnghiệp sửa chữa, bổ sung hay truyền lại tờ khai mới Điều này thể hiện sự liên

Trang 35

kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan, hợp tác cùng phát triển,xây dựng môi trường hải quan chuyên nghiệp và hiệu quả hơn So với thủ tục hảiquan truyền thống thì tại bước này các công chức hải quan thực hiện dễ dàng hơn

do trên Hệ thống XLDL ĐTHQ đã có đầy đủ thông tin về nợ thuế, cưỡng chếthuế đối với doanh nghiệp, tỉ giá được tự động cập nhật theo ngày giúp các cán

bộ hải quan dễ dàng hơn trong việc kiểm tra Khi mới tham gia thực hiện thủ tụchải quan điện tử, các doanh nghiệp chưa quen với việc khai báo điện tử nênthường xuyên khai báo sai mã hàng hoá, số thuế; khai báo làm thủ tục hải quankhông đúng thời gian quy định; khai báo sửa đổi bổ sung hồ sơ quá thời hạn 60ngày kể từ ngày đăng ký ; chậm nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; chậm thanhkhoản hồ sơ tuy nhiên công chức hải quan thường liên lạc với doanh nghiệp đểdoanh nghiệp kịp thời sữa chữa tờ khai, đến làm thủ tục hải quan, nộp chứng từ đồng thời cũng giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp để lần sau doanh nghiệp

có thể khai báo chính xác hơn

Tại bước 3, cán bộ công chức phải xuống cảng để thực hiện việc kiểm trathực tế hàng hóa, hình thức mức độ kiểm tra do Hệ thống quyết định tuy nhiêndựa vào tình hình thực tế tại Chi cục, lãnh đạo Chi cục có quyền thay đổi mức độkiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Có thể kiểm tra toàn bộhoặc kiểm tra xác xuất (5% hoặc 10%), sau đó công chức thực hiện kiểm hóa sẽghi kết quả vào Phiếu ghi nhận kết quả kiểm tra

Tại bước 4, các doanh nghiệp phải nộp lệ phí hải quan theo quy định Chicục áp dụng hình thức nộp theo tháng đối với những doanh nghiệp thường xuyên

có hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng, còn đối với các doanh nghiệp khôngthường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì sẽ áp dụng hình thức nộp theo

tờ khai Điều này đã giảm bớt thời gian cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt

Trang 36

động XNK thường xuyên và liên tục, giảm được các phiền hà trong thủ tục sovới thủ tục hải quan truyền thống Chi cục Hải quan cảng Cái Lân cũng đã ápdụng hình thức nộp thuế điện tử thông qua Kho bạc và ngân hàng, giúp doanhnghiệp tiết kiệm thời gian đi lại, cơ quan hải quan dễ dàng hơn trong việc quản

lý và theo dõi việc nộp thuế của doanh nghiệp Cơ chế phối kết hợp giữa các cơquan chuyên ngành đã giảm bớt thời gian, tiết kiệm nhân lực cho Ngành Hảiquan, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp trong thời đại hội nhập kinh tế thếgiới như hiện nay

Tại bước 5 – phúc tập hồ sơ hải quan Khi mới thực hiện thủ tục hải quanđiện tử ( năm 2010) thì bước 5 vẫn chưa thực hiện trên hệ thống phần mềm, đếnngày 11-9- 2010 Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan mới ban hành Quyết định

2294 về việc ban hành phúc tập hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện

tử Mục đích phúc tập là kiểm tra lại các công việc đã làm trong quy trình thôngquan để phát hiện thiếu sót, sai sót và kịp thời yêu cầu khắc phục Phát hiệnnhững sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy; phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễchứng từ thuộc hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu; Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu;Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ một cách khoa học, dễ tra cứu; Cung cấp thông tin, dấuhiệu vi phạm cho quá trình kiểm tra sau thông quan Khi thực hiện phúc tập,công chức thực hiện phúc tập hồ sơ tập hồ sơ hải quan kiểm tra tính đầy đủ, đồng

bộ các thông tin khai báo trên các chứng từ; Kiểm tra lại toàn bộ các công việc

đã làm được thể hiện trên hệ thống hoặc trên hồ sơ hải quan của công chức hảiquan và người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định; Căn cứ vàocác thông tin có được tại thời điểm phúc tập để tập trung kiểm tra sâu đối vớinhững bộ hồ sơ có độ rủi ro cao Việc phúc tập hồ sơ được thực hiện sau khi lôhàng đã thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng 60 ngày kể từ ngày quyết

Trang 37

định thông quan lô hàng trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Quá trìnhphúc tập tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân giúp các cán bộ công chức phát hiện

ra những sai sót mà trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện ra Cơ bản các bộ hồ

sơ đã thực hiện đúng các chính sách về mặt hàng, chính sách thuế và quy trìnhthủ tục hải quan Tuy nhiên còn một vài sai sót về hồ sơ, tác nghiệp như: xuất xứhàng hóa chưa phù hợp giữa tờ khai hải quan điện tử in với các chứng từ trong

bộ hồ sơ hải quan, sai sót về số khung, số máy của xe ô tô Tuy nhiên sau khicác công chức bước 5 phát hiện đã yêu cầu công chức các bước trên kiểm tra lại

do đó đã chấn chỉnh kịp thời Qua kết quả phúc tập đã kịp thời khắc phục, chấnchỉnh những sai sót tồn tại, kiểm điểm rút kinh nghiệm đến từng cán bộ côngchức Kết quả phúc tập 3 năm gần đây như sau:

Bảng 3 Bảng phúc tập hồ sơ 3 năm gần đây:

Năm

Tổng số bộ tờ khai phúc

tập

Hồ sơ điệntử

Hồ sơ giấy

Số bộ tờkhai thựchiệnTTHQĐT

Số bộ tờkhai thựchiệnTTHQTT

Số bộ tờkhai thựchiệnTTHQĐT

Số bộ tờkhai thựchiệnTTHQTT

( Nguồn: Đội Thủ tục hàng hóa XNK)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy mặc dù đã thực hiện phúc tập theo quytrình thông quan điện tử nhưng số lượng hồ sơ giấy vẫn rất nhiều, năm 2010chiếm 67,4% so với tổng số bộ hồ sơ phúc tập, năm 2011 chiếm 47,6%, năm

2012 chiếm 39,6% Số lượng hồ sơ giấy phúc tập đã giảm qua từng năm, năm

Ngày đăng: 14/03/2016, 10:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w