Các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp trên

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân – Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 74)

Trên đây là một số giải pháp mà em xin đưa ra qua quá trình thực tập tại đơn vị, xong để các giải pháp được thực hiện một cách có hiệu quả và trong thời gian sớm nhất thì cần phải có những điều kiện cần thiết nhất định, đó là:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Hải quan Việt Nam là một cơ quan quản lý của Nhà nước, vì thế cho dù Hải quan Việt Nam có hội nhập với Hải quan Thế giới thì cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với sự quản lý của nhà nước và tuân theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu và chưa đầy đủ rõ ràng, còn tạo ra nhiều khe hở cả trong quy định lẫn xử lý, cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa thống nhất và đồng bộ. Nhiều chế định, quy định, văn bản pháp quy đã được ban hành từ lâu đã bộc lộ nhiều thiếu sót thậm chí không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại vẫn đang được sử dụng và

chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật liên quan cho phù hợp. Các văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan điện tử do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng chưa được cụ thể hóa những quy định của luật một cách thống nhất. Do đó, trong các văn bản còn mâu thuẫn gây khó khăn cho người thực hiện, khó khăn trong công tác quản lý chung.

Để thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn nữa, sửa đổi bổ sung các văn bản cũ, xây dựng thêm các điều luật mới về thủ tục hải quan điện tử , các văn bản thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương thiết lập các biểu thuế suất thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu, quy định cụ thể cho từng mặt hàng, tránh chung chung dẫn đến áp dụng tùy tiện. Hệ thống pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu hiện tại của thủ tục hải quan điện tử trong trường hợp hệ thống phần mềm vẫn còn những vướng mắc như hiện tại.

Trong tiến trình cải cách hành chính, mở rộng hành lang pháp lý, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết trong bộ hồ sơ Hải quan, hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan điện tử, kiểm tra, giám sát Hải quan; giảm bớt các khâu nghiệp vụ không hiệu quả và đẩy nhanh thời gian thông quan hàng hóa. Chính phủ nên ban hành những văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng chức năng quản lý, trách nhiệm cho từng bộ, ngành để tránh tình trạng quản lý một cách chồng chéo hoặc trốn tránh trách nhiệm khi có khiếu nại xảy ra, gây khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Tài chính kết hợp cùng Tổng cục Hải quan xem xét và ban hành các nghị định, thông tư quy định rõ ràng về quy trình thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan cho từng loại hàng hóa, về trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp và cơ quan Hải quan tránh sự bất

đồng về quan điểm không thống nhất trong các văn bản đó. Hoàn thiện hơn nữa chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách thuế, quản lý xuất nhập khẩu.

Cải cách thủ tục hành chính:

Thủ tục hành chính là một trong các công cụ để quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên các thủ tục của nước ta còn rườm rà, phức tạp, người kinh doanh phải làm rất nhiều các thủ tục khác nhau làm mất thời gian, công sức, tiền bạc và thậm chí mất cơ hội kinh doanh. Từ đó, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như kinh doanh buôn bán với các đối tác nước ngoài. Điều này đòi hỏi các thủ tục phải được tinh giảm nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý của nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ các khoản thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước đồng thời bảo hộ được sản xuất trong nước và người tiêu dùng, không gây phiền hà, ách tắc trong lưu thông, trong tiến trình hội nhập thương mại vào khu vực và thế giới.

Đổi mới cả về quy trình, nghiệp vụ, tổ chức quản lý các giấy tờ, rà soát lại các văn bản, các quy định và hệ thống theo hướng đơn giản, hài hòa thống nhất, dễ thực hiện, áp dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào việc tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, lưu trữ các tài liệu, văn bản tính thuế, thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu, tra mã hàng hóa,... làm cho các thủ tục được giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả, đảm bảo tính trung thực khách quan.

Công tác kiểm dịch hàng hóa cũng phải được tinh giảm, chỉ cần có một cơ quan giám định hàng hóa, chứng nhận Hải quan có thể thông qua thay vì phải thông qua ba hay bốn cơ quan giám định như trước kia.

Phát triển kinh tế xã hội:

Phát triển kinh tế xã hội là một giải pháp cơ bản có ý nghĩa toàn diện, triệt để và hiệu quả nhất trong việc giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, đặc biệt là trong việc phát triển thủ tục hải quan điện tử.

Xét về mặt kinh tế xã hội, phát triển kinh tế làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, tăng khối lượng và chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại ở thị trường trong nước. Phát triển kinh tế sẽ củng cố những khả năng giải quyết tốt các vấn đề về công nghệ thông tin đảm báo cho thủ tục hải quan điện tử phát triển hiệu quả hơn.

Đảm bảo nguồn tài chính:

Đây là điều kiện vô cùng quan trọng mang tính kiên quyết để thực hiện các giải pháp trên và là vấn đề cấp thiết chung của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực chứ không riêng gì ngành Hải quan trong quá trình đổi mới. Bởi vì, cho dù đội ngũ cán bộ có giỏi về trình độ chuyên môn và tốt về phẩm chất đạo đức đến đâu đi chăng nữa nhưng không đảm bảo được cuộc sống vật chất đầy đủ cho cán bộ thì họ không thể chuyên tâm vào công tác, các giải pháp nâng cao năng lực ngành Hải quan có thiết thực đến đâu đi chăng nữa mà không có nguồn tài chính đảm bảo thì cũng không thể thực hiện được các giải pháp đó. Do đó Nhà nước cần có chính sách, chế độ lương bổng phù hợp cho cán bộ công chức hải quan để các cán bộ chuyên tâm làm việc, nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

* Xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh và chính quy hiện đại:

Hải quan là công cụ bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mọi quốc gia, là chiến sĩ gác cổng trên mặt trận kinh tế. Từng bước tiêu chuẩn hóa các chức danh nghiệp vụ Hải quan. Số công chức được đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng trái ngành phải được đào tạo hoặc phải được đào tạo lại theo yêu cầu công tác cụ thể cho phù hợp với từng bước trong quy trình thủ tục hải quan điện tử.

Chú trọng trang thiết bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cần thiết hiện đại cho các đơn vị Hải quan cửa khẩu. Cần xây dựng khu vực cửa khẩu rộng rãi, khang trang, hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi văn minh lịch sự cho ngành chức năng cửa khẩu làm tốt nhiệm vụ của mình, quản lý chính quy nền nếp, chuẩn mực cho hành khách và chủ hàng xuất trình hàng hóa, giấy tờ thủ tục; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tự động hóa quy trình thủ tục Hải quan, tự đăng ký, tiếp nhận tờ khai, tự xác định giá thuế xuất nhập khẩu.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Đất nước ta đang trong tiến trình hoàn thành hiện đại hóa, công nghiệp hóa với nền khoa học công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành Hải quan là rất cần thiết, bởi cán bộ công chức làm việc có hiệu quả đến đâu đi nữa nhưng với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, càng đa dạng thì cách quản lý thủ công sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu quản lý, lưu trữ thông tin, tài liệu. Nhận thấy nhu cầu cấp thiết này, hiện nay, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị hệ thống máy tính nối mạng toàn

ngành giữa ngành với doanh nghiệp trong cả nước ở tất cả các tỉnh thành trong nước.

Trên đây là những điều kiện cần để thực hiện các giải pháp đề ra, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể vấp phải những khó khăn. Do đó, phải tùy vào từng giai đoạn cụ thể của đơn vị mà đơn vị có thể tập trung vào điều kiện này hay điều kiện kia. Nhưng điều đó không có nghĩa là trong mỗi giai đoạn có thể bỏ bớt một điều kiện nào đó, các điều kiện phải được kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao nhất với mục tiêu và phương hướng đã đề ra.

Triển khai ứng dụng hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược cải cách hiện đại hóa hải quan. Kể từ năm 2005 đến nay, việc triển khai ứng dụng thủ tục HQĐT đã gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, tuy nhiên ngành hải quan nói chung và Chi cục Hải quan cảng Cái Lân nói riêng luôn có những chính sách và giải pháp quán triệt quyết liệt triển khai, đầu tư cơ sở hạ tầng, phổ biến quy trình nghiệp vụ và cộng tác cùng doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc. Và đến nay, ngành hải quan Việt Nam đã thu được thành công lớn và đang phấn đấu mở rộng triển khai ứng dụng tại tất cả các Cục, chi cục hải quan, trước khi đưa vào sử dụng phổ biến Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS. Tất cả sự cố gắng, nỗ lực của ngành hải quan đều hướng tới mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan với phương châm “ Chuyên nghiệp- minh bạch- hiệu quả” đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu.

Hải quan điện tử hiện nay đã được ứng dụng cho hầu hết tất cả các cục trên cả nước và hầu hết các loại hình. Vì thế nghiên cứu về lĩnh vực này rất rộng và có nhiều phức tạp. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, đặc biệt là Đội Thủ tục hàng hóa XNK và cô giáo hướng dẫn thực tập PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền, em đã hoàn thành đề tài của mình. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, chắc chắn không thể tránh được những sai xót, rất mong được sự chỉ bảo của cô để chuyên đề của em được hoàn thiện tốt hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân và cô giáo hướng dẫn thực tập PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành luận văn thực tập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2010, 2011, 2012 của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân.

2. Chủ biên PGS.TS. Hoàng Trần Hậu, PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, “ Giáo trình Hải quan cơ bản” , nhà xuất bản Tài chính, 2011. 3. Bản tin nghiên cứu Hải quan, số 1+2/2013.

4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình khai Hải quan điện tử. 5. Luật Hải quan năm 2001 và Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.

6. Nghị định 87/2012/NĐ-CP Nghị định quy định một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

7. Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

8. Quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

9. Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hàng thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.

10.Một số trang web: customs.gov.vn; tapchitaichinh.vn; baohaiquan.vn, congan.com.vn; caa.gov.vn;….

MỤC LỤC

1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hải quan điện tử...5

1.1.3. Nguyên tắc của thủ tục hải quan điện tử:...9

1.5. Điều kiện khi tham gia thủ tục hải quan điện tử...18

2.3.2.2. Các yếu tố khác...50

3.4 . Các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp trên...61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...69

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp

ĐTHQ : Điện tử Hải quan HQ : Hải quan

HQĐT : Hải quan điện tử NHTM : Ngân hàng thương mại NSNN : Ngân sách nhà nước PTVT : Phương tiện vận tải QLRR : Quản lý rủi ro SXXK : Sản xuất xuất khẩu TCHQ : Tổng cục Hải quan TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNTX : Tạm nhập – Tái xuất TP : Thành phố

TTDL : Thông tin dữ liệu

TTHQĐT : Thủ tục Hải quan điện tử XLDL : Xử lý dữ liệu

XNC : Xuất nhập cảnh XNK : Xuất nhập khẩu

Bảng 1. Bảng tổng kết tình hình thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân……….……….31 Bảng 2. Bảng tổng kết tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân………...………..32 Bảng 3. Bảng phúc tập hồ sơ 3 năm gần đây...38 Bảng 4. Công tác QLRR áp dụng trong phân luồng hàng hóa…………...……..42 Bảng 5. Bảng chi tiêu tổng kết tình hình thực hiện thủ tục HQĐT...48 Bảng 6. Bảng tổng kết về tình hình thu thuế tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân………..………..49

Họ và tên cô giáo nhận hướng dẫn khoa học :

PGS.TS.Nguyễn Thị Thương Huyền Nhận xét luận văn tốt nghiệp :

Sinh viên : Lê Kim Phương

Lớp : CQ47/05.01 Khóa : 47

Tên đề tài:

Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân – Thực trạng và giải pháp NHẬN XÉT ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Điểm : - Bằng số :…………. Người nhận xét - Bằng chữ :………….

Họ và tên người phản biện luận văn :………..

Nhận xét luận văn tốt nghiệp : Sinh viên : Lưu Thị Thu Hà Lớp : CQ47/05.01 Khóa : 47 Tên đề tài: Công tác phòng, chống buôn lậu qua đường hàng không tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài NHẬN XÉT ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Điểm : - Bằng số :…………. Người nhận xét - Bằng chữ :………….

Một phần của tài liệu Thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân – Thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w