1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đống Đa”.

60 613 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 154,91 KB

Nội dung

chi nhánh Đống Đa và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy độngvốn, từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau những năm đổi mới, đất nước ta đang từng bước tiến hành công nghiệphóa hiện đại hóa nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới Để thựchiện thành công chiến lược đó, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết Vốn lànguồn lực vô cùng quan trọng, là chìa khóa, là yếu tố hàng đầu của mọi quá trìnhphát triển Do đó chủ trương “vốn trong nước là quyết định” luôn được quán triệttrong quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngânhàng Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà Nước, trong những năm gầnđây hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng

đã huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triểnkinh tế Tuy nhiên để tạo được những bước chuyển mới cho nền kinh tế, công táchuy động vốn của các ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới, đòi hỏicác ngân hàng phải thực sự quan tâm, chú ý nhằm nâng cao hiệu quả của công tácnày

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng

và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng kịp thời Do vậy trong thời gian tới đểphát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tếcũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinhdoanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàngthương mại và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam cũng không làngoại lệ Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rấtthiết thực và cấp bách

Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua quá trình nghiên cứu tài liệu và tìmhiểu thực tế hoạt động của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đống

Đa, em đã chọn và hoàn thiện đề tài: “Huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đống Đa”.

Xuất phát từ lý luận huy động vốn của NHTM, khóa luận sẽ phân tích, đánhgiá thực trạng huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam –

Trang 2

chi nhánh Đống Đa và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả huy độngvốn, từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi

từ bên ngoài của NHTM; đồng thời phân tích, đi sâu nghiên cứu hoạt động huyđộng vốn của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đống Đa trên các khíacạnh: các loại hình, quy mô, cơ cấu, chi phí vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn trên

cơ sở các số liệu của ngân hàng từ năm 2012 – 2014

Khóa luận sử dụng các phương pháp khoa học: phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổnghợp, sử dụng số liệu thống kê để luận chứng

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đống Đa.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đống Đa.

Do kiến thức thực tế và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luậnkhông thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong có sự chỉ bảo đóng góp của cácthầy cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn và giúp em có được nhận thức sâusắc hơn về đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Đào Nguyệt Thùy

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán MSB – Chi nhánh Đống Đa 2012 – 2014

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB – CN Đống Đa 2012-2014

Bảng 2.3 Tình hình HĐV của MSB – Chi nhánh Đống Đa năm 2012-2014

Bảng 2.4 Tình hình hoạt động cho vay tại MSB – CN Đống Đa 2012 -2014

Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng vốn và chất lượng cho vay tại MSB – CN Đống Đa

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MSB - Chi nhánh Đống Đa

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại:

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại:

Hiện nay tuy khái niệm về NHTM ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau nhưngđều thống nhất coi NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứngnhững dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trunggian, các tổ chức tài chính trung gian này gọi chung là các định chế tài chính cóchức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn

Tại việt nam, luật các tổ chức tín dụng theo điều 20 có ghi: “NHTM là loạihình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan” trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanhtiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận gửi, sử dụng tiềnnày để cấp tin dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng:

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóngvai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năngnày, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò làngười cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãisuất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thươngmại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán:

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi

Trang 7

của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợinhư séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùytheo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặpchủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng mộtphương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế

sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chứcnăng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanhtoán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền:

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Vớimục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triểncủa mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vôhình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM

là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năngnày, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụthuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm

do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh

tế lớn

Trang 8

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại:

NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy độngvốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác Ba nghiệp vụ này cóquan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín vàthế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xen lẫn nhau trong quátrình hoạt động của ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của NHTM

Nghiệp vụ phát hành giầy tờ có giá: là nghiệp vụ nhằm thu hút các khoảnvốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khảnăng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế.Hơn nữa nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính

ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh

Nghiệp vụ đi vay: là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên nhằm mục đíchtạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền

tệ và vay Ngân hàng Nhà Nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảmbảo…

Trang 9

Nghiệp vụ huy động vốn khác: ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kểtrên, NHTM còn có thể tạo vốn cho kinh doanh của mình thông qua việc nhận làmđại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Vốn chủ sở hữu của NHTM: đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM Dotính chất thường xuyên ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đíchkhác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụcho bản thân ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh.1.1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mụcđích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận,bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:

Nghiệp vụ ngân quỹ: nghiệp vụ này phản ản các khoản vốn của NHTM đượcdùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thờicũng như khả năng thanh toán của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc

do Ngân hàng Nhà nước đề ra

Nghiệp vụ cho vay: là hoạt động quan trọng nhất của NHTM Thông thườnglợi nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65% – 70% tổng lợi nhuận của ngânhàng Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại theo nhiều cách như theo thời gian,theo hình thức đảm bảo, theo mục đích…

Nghiệp vụ đầu tư tài chính: bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còndùng số vốn huy động được từ dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vàonền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trênthị trường… và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó

Nghiệp vụ khác: bao gồm các hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại

tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ;nghiệp vụ ủy thác và đại lý; kinh doanh và dịch dụ bảo hiểm…

1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian khác:

Trang 10

Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụkhác như: dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ tư vấn, môi giới, và các dịch vụ khác(quản lý hộ tài sản, giữ hộ vàng, tiền, cho thuê két sắt, bảo mật…).

1.2 Vốn tiền gửi và huy động vốn tiền gửi của NHTM:

1.2.1 Khái niệm và vai trò của vốn tiền gửi:

1.2.1.1 Khái niệm vốn tiền gửi:

Theo khoản 9, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa về tiền gửi

như sau: “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các

tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”.

1.2.1.2 Vai trò của vốn tiền gửi:

Đối với nền kinh tế, chức năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng có vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn đểđảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sảnxuât Nhờ đó, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, kích thích quátrình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế,

Đối với bản thân ngân hàng, nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu đểthực hiện các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng như cho vay, đầu tư, cung cấp cácdịch vụ thanh toán… Quy mô nguồn vốn tiền gửi thể hiện năng lực tài chính mạnh

mẽ và sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng, góp phần củng cố vững chắc vịthế của ngân hàng trên thị trường

Đối với người gửi tiền, khi tiền vào ngân hàng, ngoài tính chất an toàn kháchhàng còn được hưởng các dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhưthanh toán séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán qua hệ thống máy ATM,thanh toán thông qua Internet… Đối với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn,khách hàng được hưởng lãi và có thể tích lũy tiền để thực hiện mục đích nào đó chotương lai Không những thế, trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về mặt tài

Trang 11

chính, ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng các hình thức cầm cố, chiếtkhấu sổ tiết kiệm, cho vay, bảo lãnh,…

1.2.2 Các loại tiền gửi của NHTM:

1.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngânhàng để thực hiện các giao dịch thanh toán Khách hàng ở đây có thể là các cá nhân,doanh nghiệp, các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, chính quyền trung ương vàđịa phương Riêng tiền gửi tiết kiệm chỉ dành cho đối tượng khách hàng cá nhân.Loại tiền gửi không kỳ hạn có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước

về thời hạn và khối lượng Loại tiền gửi này có tính ổn định thấp do đó lãi suất ápdụng với loại tiền gửi này thường không cao

1.2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Mụcđích của loại tiền gửi này là an toàn, hưởng lãi và một số mục đích khác như sửdụng hợp đồng tiền gửi để cầm cố vay vốn, bảo lãnh, tích lũy dần để thực hiệu mộtmục tiêu nào đó trong tương lại… Loại tiền gửi này có sự thỏa thuận về thời gianrút tiền giữa ngân hàng và khách hàng Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh, các ngânhàng cho phép khách hàng rút trước thời hạn với điều kiện khách hàng được hưởngmức lãi suất thấp hơn so với thỏa thuận ban đầu hoặc không được hưởng lãi

Tiền gửi có kỳ hạn là loại hình tiền gửi ổn định, ngân hàng có thể sử dụngphần lớn tiền gửi này để đầu tư, cho vay có thời hạn Tuy nhiên, chi phí cho việchuy động loại tiền gửi này cũng tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi suất caohơn lãi suất tiền gửi thanh toán

1.2.3 Các phương thức huy động vốn tiền gửi của NHTM:

1.2.3.1 Phân loại theo kỳ hạn:

Ngày nay, người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này

để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi, và là cơ sở để ngân hàng xây dựng

Trang 12

chiến lược dự trữ phù hợp Phân loại theo tiêu thức này, tiền gửi được chia thànhtiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn như đã đề cập ở trên.

1.2.3.2 Phân loại theo đối tượng huy động:

Huy động vốn từ dân cư: Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho

các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng vàsau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh Nguồnhuy động từ dân cư thường khá ổn định

Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Đây là nguồn huy

động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Để tiếtkiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hếtđều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hoá đều gửitiền vào ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổchức xã hội không giống nhau Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiềnlớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên độ lớn củakhoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lạikhi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn từ cácdoanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụngân hàng

Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Trong quá

trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi ở lẫn nhau để thuậntiện trong giao dịch, thanh toán Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàngcũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song là cầnthiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại Khi xuất hiện việcthiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ các ngân hàng thương mại cóthể vay lẫn nhau Quá trình vay này là một thoả thuận tín dụng giữa hai bên Quátrình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay thịtrường ngoại tệ Trong số những người cho ngân hàng vay có một người đặc biệt

Đó là ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay

Trang 13

vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng sốlượng thường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn Do vậy, hình thứcnày các ngân hàng sử dụng không nhiều.

1.2.3.3 Phân loại theo loại tiền gửi:

Tiền gửi nội tệ: là loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) gửi vào ngân

hàng và hưởng lãi suất tiền Việt Nam được quy định tại thời điểm gửi tiền Đây làloại tiền chiếm tỷ trọng lớn trong vốn huy động tiền gửi của các NHTM ở ViệtNam

Tiền gửi ngoại tệ: là loại tiền gửi bằng ngoại tệ gửi vào ngân hàng và hưởng

lãi suất ngoại tệ gửi Các loại ngoại tệ được huy động chủ yếu là các ngoại tệ mạnhnhư: USD, EUR, GBP…

1.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn tiền gửi của NHTM:

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính:

1.3.1.1 Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền:

Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.Mặc dù các ngân hàng ngày nay cạnh tranh nhau chủ yếu ở chất lượng sản phẩm vàdịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn là một nhân tố hấp dẫn khách hàng Nghĩa

là ngân hàng phải trả cho khách hàng thỏa đáng nếu không muốn nói là tốt hơn cácngân hàng khác Một khách hàng không muốn mang vốn nhàn rỗi của mình đầu tưvào sản xuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân hàng gửi tiền để thu lãi tiền gửi.Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức lợi nhuận tối đa và lợi ích tốt nhấtngân hàng đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi từ khách hàng Khi đánh giá kết quảcông tác huy động vốn, người ta thường sử dụng chỉ tiêu trên để xem xét, đánh giá

Hiện nay khi NHNN ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận, tức là giao quyền

tự quyết và lãi suất huy động và cho vay cho các ngân hàng Ngân hàng nào đưa ramức lãi suất huy động vừa có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng bạn, lại vừahấp dẫn được khách hàng thì chứng tỏ công tác huy động vốn cua ngân hàng đó làrất tốt Hơn nữa nếu ngân hàng rút ngắn được quy trình huy động vốn, hạ được chiphí huy động vốn đảm bảo thuận lợi cho người gửi tiền về thời hạn, loại tiền, lãi

Trang 14

suất huy động, địa điểm giao dịch thì khách hàng sẽ đem vốn nhàn rỗi gửi tại ngânhàng đó và ngân hàng cũng hoạt động kinh doanh có hiệu quả

1.3.1.2 Uy tín ngân hàng và số lượng vốn bị rút trước hạn:

Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng muốn hoạt động kinhdoanh có hiệu quả thì ngân hàng phải tạo được uy tín đối với khách hàng Uy tíncủa ngân hàng có sự tác động tới công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngânhàng Khi ngân hàng có uy tín, khách hàng sẽ tìm đến với ngân hàng đó để giaodịch, ngân hàng vì vậy sẽ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng Ngượclại, khi ngân hàng mất uy tín, khách hàng sẽ không đến với ngân hàng bởi họ sợ gặprủi ro Khi đó, những khách hàng đã gửi tiền tại ngân hàng sẽ tìm cách rút tiền ramặc dù số tiền gửi đó chưa đến hạn và khách hàng phải chịu thiệt vì số tiền lãi họđược hưởng bị tính theo lãi suất thấp hơn hoặc lãi suất bằng không Nếu số lượngvốn bị rút trước hạn quá lớn, ngân hàng đó sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối giữahuy động vốn và sử dụng vốn Ngân hàng sẽ không còn khả năng thanh toán và cuốicùng là phá sản

Vì vậy, để đánh giá kết quả huy động vốn của một ngân hàng người ta còn sosánh tỷ lệ rút vốn trước hạn của một ngân hàng với các ngân hàng khác Nếu tỷ lệnày cao chứng tỏ uy tín của ngân hàng không cao, công tác huy động vốn chưađược phát huy tốt

1.3.1.3 Mức độ đa dạng hóa của các hình thức huy động vốn:

Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hình thứctruyền thống: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu, trái phiếu, tínphiếu… do vậy các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng.Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa các hình thứchuy động vốn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiền bảo hiểm, phát hànhcác loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động (ATM)…

Việc đa dạng hóa các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng để đánh giácông tác huy động Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huy động vốn đảm bảo

Trang 15

tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước cả về

số lượng và chất lượng

Cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển biến theo chiều hướng tích cực là: tăngcường nguồn vốn huy động dài hạn bởi hiện nay nguồn vốn huy động của các ngânhàng thì có đến 80% là ngắn hạn làm cho khả năng cung ứng vốn vay trung – dàihạn bị hạn chế, đồng thời là nhân tố tiềm ẩn đe dọa sự ổn định và an toàn của hoạtđộng ngân hàng Tăng cường nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, cố gắng giảm vốnhuy động có lãi suất cao, tăng huy động vốn có lãi suất thấp, đảm bảo nguồn vốncho hoạt động kinh doanh

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng:

1.3.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi huy động năm sau so với năm trước (1):

Tỷ lệ này cho biết tốc độ tăng trưởng vốn năm sau so với năm trước là baonhiêu Tỷ lệ này càng cao thì kết quả huy động vốn tiền gửi càng cao

1.3.2.2 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động:

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá kết quả huy động vốncủa NHTM là cơ cấu vốn Cơ cấu vốn huy động được phản ánh thông qua tỷ trọngcác loại tiền gửi trên tổng số nguồn vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được

1.3.2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn tiền gửi năm sau so với năm trước:

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay từ nguồn tiền gửi năm saucao hơn hay thấp hơn so với năm trước hay một đồng vốn tiền gửi mà ngân hànghuy động được sẽ đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu vay của khách hàng, trongđó:

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM:

1.4.1 Các nhân tố chủ quan:

1.4.1.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Trang 16

Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động chomột ngân hàng Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau Điều nàyphụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngânhàng Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thuhẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thểtăng hay giảm

Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách

về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ Đây là các yếu tố quantrọng Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng,rất lớn Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phíhuy động tăng Do đó số lượng nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vàochiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng

1.4.1.2 Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng:

Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào,yếu tố con người cũng phải được đặt lên hàng đầu Các cán bộ nhân viên ngân hàng

có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt độnghuy động vốn được thực hiện một cách tốt đẹp Trình độ của cán bộ ngân hàng cao

sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Thái độtrong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng Nó có thể lôi kéokhách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì

bỏ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng,trước hết là trong khâu huy động vốn Các nhân viên ngân hàng là những ngườimang hình ảnh cho cả ngân hàng Do đó, để tăng cường huy động vốn thì một điềucực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của mộtnhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, Hiểu biết nghiệp vụ,Hiểu biết quy trình, Hoàn thiện phong cách phục vụ

1.4.1.3 Uy tín của ngân hàng:

Trang 17

Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của kháchhàng đối với ngân hàng Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong

cả một quá trình lâu dài Người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn những ngân hànglâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập Ngân hàng lớn thườngđược ưu tiên lựa chọn so với các ngân hàng nhỏ Hình thức bảo hiểm tiền gửi làmtăng độ an toàn, tăng uy tín của ngân hàng Một điều quan trọng ở nước ta là hìnhthức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng tới huy động vốn Các ngân hàng quốcdoanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho người gửi tiền, uy tín của các ngânhàng thương mại quốc doanh cao hơn so với các ngân hàng khác Những ngân hàng

có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy độngđược những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian.1.4.1.4 Trình độ công nghệ của ngân hàng:

Có thể nói công nghệ ngân hàng hiện đại khác xa so với trước đây Việc ápdụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng Nhờ có hệthống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thịtrường tốt Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động,hình thức trả lãi Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho ngân hàng có thểnâng cao hiệu quả huy động vốn

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến,

đó là một xu thế tất yếu Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho cácngân hàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội Ngoài ra mạng lưới phục vụcho việc huy động vốn cũng tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng Mạnglưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện cho người gửi tiền Mạng lưới hẹp thì sẽ gâykhó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, chi phí giao dịch lớn,mất nhiều thời gian

Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn củangân hàng Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh

Trang 18

doanh của ngân hàng Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiêncứu, tìm hiểu Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tíchcực đồng thời có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng Ngân hàng nào xác định đúng,chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nângcao hiệu quả hoạt động.

1.4.2 Các nhân tố khách quan:

1.4.2.1 Pháp luật, chính sách của nhà nước:

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội Do vậy tất cả mọihoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp Cụ thể là Luật các tổchức tín dụng (1997), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính(1990), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), các văn bản pháp luật khácnhư: chỉ thị, thông tư Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọngtrong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nước quản lýchặt chẽ bằng các văn bản pháp quy Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đếnhoạt động của Ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn

Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụđắc lực để thực hiện Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chínhsách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thìlúc đó ngân hàng thương mại huy động vốn dễ dàng hơn Hoặc khi Nhà nước cóchính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốnhơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng

Trang 19

Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuânthủ Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được lớn hơn 20 lầnvốn chủ sở hữu Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cungứng tiền cho nền kinh tế Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiếtkhấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ Các chính sách đầu tư, ưuđãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốncủa ngân hàng thương mại Nói chung bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cầnhuy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.

1.4.2.2 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước:

Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế,không riêng gì ngân hàng Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác độngrất rõ Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huyđộng vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tin tưởng Ngược lại, sựđồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thươngmại huy động vốn được dễ dàng Như Achentina năm 2002, sau khi có những vấn

đề về chính trị, người dân kéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống ngânhàng chao đảo Và cuộc chiến Irac gần đây cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giớitrong đó có sự khó khăn về huy động vốn của ngân hàng thương mại

Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đã tác động tới việchuy động vốn của ngân hàng ở tình trạng tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn đểđầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn vàcàng có điều kiện để huy động do tích luỹ được nhiều hơn Ngược lại ở tình trạngsuy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn.1.4.2.3 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền:

Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối vớiviệc huy động vốn của ngân hàng Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thói

Trang 20

quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều ởnhững vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng góp phần làm tăng haygiảm nguồn vốn huy động của ngân hàng ở nhiều nước phát triển, việc thanh toánkhông dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trongngân hàng và ngân hàng là cái gì đó không thể thiêú trong cuộc sống Ngược lại, ởmột số nước, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huyđộng của ngân hàng sẽ gặp khó khăn Các tập quán tiêu dùng này khó có thể đượcthay đổi ngay một sớm một chiều Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngânhàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách kháchhàng

Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cư đó là tính lan truyền nhanhchóng Cuộc đổi tiền năm 1985 – 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt 600-700 %

đã khiến người gửi tiền kéo ồ ạt đến ngân hàng để rút Điều này đã kéo theo sự sụp

đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân và làm cả hệ thống ngân hàng lao đao.Đồng thời gần đây các vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng như dệtNam Định, vụ Tamexco, Minh Phụng-Epco đã làm suy giảm uy tín của các ngânhàng trong con mắt của người gửi tiền Nó không tạo cho người gửi tiền cảm giác

an toàn và nó đã làm hạn chế khả năng hoạt động của các ngân hàng

Một trong những lý do nữa là người dân chưa hiểu biết nhiều về các hoạtđộng của ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp Điều này đòi hỏicác ngân hàng phải tăng cường tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về cáchoạt động của mình, các lợi ích của người gửi tiền cũng như các thủ tục cần thiết

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CN ĐỐNG ĐA 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – CN Đống Đa:

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đivào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngânhàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực

Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực không ngừngnhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu củakhách hàng, đồng thời đầu tư không ngừng vào công nghệ, cũng như các hoạt động

từ thiện đóng góp cho xã hội và phát triển thương hiệu, Maritime Bank đã vinh dựnhận được sự ghi nhận xứng đáng từ cộng đồng thông qua các giải thưởng và danh

vị cao quý

Một số giải thưởng đạt được trong năm 2012 - 20140: Giải thưởng Tin &

Dùng 2014 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử Maritime Bank; Top 5 ngân hàng đượcquan tâm nhất, Top 5 Ngân hàng có dịch vụ Mobile Banking được yêu thích nhất -Cuộc thi bình chọn ngân hàng được yêu thích nhất – My Ebank 2014; Giải thưởng

"Thương hiệu mạnh Việt Nam 2013" do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúctiến thương mại (Bộ Công thương) trao tặng; Danh hiệu sản phẩm – dịch vụ uy tínchất lượng năm 2013 do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam traotặng; Nằm trong Top 10 thành viên giao dịch trái phiếu chính phủ 2013; Giảithưởng Tài Chính & Ngân hàng Châu Á năm 2013: Danh hiệu "Thẻ tín dụng sángtạo của năm"…

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Đống Đa.

Trang 22

Tên chi nhánh, địa chỉ.

Tên đầy đủ viết bằng tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng HảiViệt Nam – Chi nhánh Đống Đa;

Địa chỉ: 47A Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,ThànhPhố Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: (043)7735460/7735461, Fax: (043)7735459

Thời gian thành lập.

Mã số Chi nhánh: 0200124891-011

Đăng ký lần đầu: Ngày 17 tháng 11 năm 2006

Đăng ký thay đổi lần thứ 6: Ngày 17 tháng 12 năm 2013

Mạng lưới ngân hàng: MSB có trên 50 chi nhánh và trên 230 điểm

mạng lưới, hàng trăm ATM/POS tại 35 tỉnh/thành phố trên toàn quốc Có hơn 6.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn 2 thập kỷ luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của MSB - Chi nhánh Đống Đa.

Trang 23

Phó giám đốc chi nhánh

Trưởng phòng kế toán Tổ kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm

Giám đốc PGD/QTK (BM)

Kiểm soát viên

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2012 – 2014:

2.1.3.1 Bảng cân đối kế toán của MSB – CN Đống Đa 2012 – 2014:

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán MSB – Chi nhánh Đống Đa 2012 – 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

III Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong

Trang 24

2 Các khoản lãi cộng dồn dự thu 21,4 11,6 17,52

II Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức

2 Vay các tổ chức tín dụng khác

IV Phát hành giấy tờ có giá

Trang 25

Qua bảng cân đối kế toán, có thể nhận thấy trong 3 năm vừa qua tổng tài sảncủa ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Đống Đa có nhiều sự thay đổi Cụ thể năm

2013 tổng tài sản của chi nhánh giảm 82,29 tỷ đồng ( tương đương giảm 3,52%) sovới mức tổng tài sản 2336,14 tỷ năm 2012, xuống còn 2253,85 tỷ đồng Tuy nhiên,sang năm 2014 tổng tài sản chi nhánh tăng nhẹ 1,93%( tức tăng 43,44%), đạt2297,29 tỷ đồng Trong đó, đóng vai trò chính tác động lên sự thay đổi của giá trịtổng tài sản của chi nhánh là 3 nhóm: tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước vàngoài nước, nhóm cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và các khoảnđầu tư Cụ thể năm 2013, nhóm tiền gửi tại các tổ chức tín dung trong nước vàngoài nước giảm mạnh so với năm 2012 với mức giảm 64,63% ( tức giảm 244,8 tỷđồng) từ 378,8 tỷ năm 2012 xuống còn 134 tỷ năm 2013); nhóm cho vay các tổchức kinh tế và cá nhân trong nước thì lại cho kết quả tăng từ 1218 tỷ năm 2012 lên1324,7 tỷ đồng năm 2013 (tức tăng 106,7 tỷ đồng, tương đương 8,76%) , đồng thờicác khoản đầu tư năm 2013 cũng tăng 50 tỷ đồng so với mức 461 tỷ đồng năm 2012tức tăng 10,85%), đạt mức 511 tỷ đồng Dù vây sự tăng trưởng của 2 nhóm này vẫnkhông thể bù đắp được cho sự giảm mạnh của nhóm tiền gửi tại các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước, điều này đem đến kết quả giảm của tổng tài sản của chinhánh năm 2013 như đã phân tích ở trên Sang năm 2014, nhóm có kết quả giảmsút là nhóm các khoản đầu tư, khi mà tổng các khoản đầu tư năm 2014 giảm 29 tỷđồng ( tương đương giảm 5,68%) so với năm 2013, xuống còn 482 tỷ đồng Ngượclại với nhóm các khoản đầu tư thì nhóm tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước và nhóm cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước lại đồngthời cho kết quả tăng Cụ thể nhóm tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoàinước tăng 48,3 tỷ đồng so vơi năm 2013 ( tức tăng 36,04%) đạt mức 182,3 tỷ đồng;nhóm cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước tăng 5,12% so với cùng kỳnăm 2013 ( tương đương tăng 67,8 tỷ đồng, đạt đến 1392,5 tỷ đồng, cao nhất trongchuỗi 3 năm vừa qua Nhờ sự kết quả tăng của 2 nhóm này và kết quả tổng tài sảncủa chi nhánh cho kết quả tăng so với năm 2013 như đã phân tích ở trên

Trang 26

Trong khi đó ở bảng nguồn vốn, ta dễ dàng nhận thấy 2 nhóm có tác độnglớn nhất lên sự thay đổi của tổng nguồn vốn của chi nhánh là nhóm tiền gửi của cácTCKT và dân cư và nhóm vốn và các quỹ Tuy tiền gửi của các TCKT và dân cưnăm 2013 đạt 1922 tỷ đồng tăng 182 tỷ đồng ( tương đương 10,46%) so với năm

2012 nhưng sự giảm mạnh của nhóm vốn và các quỹ từ 394,96 tỷ đồng năm 2012xuống còn 164,64 tỷ đồng năm 2013 ( giảm 230,32 tỷ đồng, tương đương 58,31%)

đã làm cho tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2013 giảm 3,52% ( tức giảm82,29%), mà cụ thể là tác động từ việc giảm vốn điều lệ của chi nhánh từ 300 tỷnăm 2012 xuống còn 100 tỷ năm 2013 ( tương đương giảm 200 tỷ đồng, tức giảm

66, 67%) Ngược lại, năm 2014 đã có sự tăng trưởng về vốn điều lệ của chi nhánh,tăng 100 tỷ so với năm 2013 ( tăng 100%), điều này đem đến kết quả tăng chonhóm vốn và các quỹ, tăng 81,92 tỷ đồng (tương đương tăng 49,76%) Sự tăngtrưởng này cũng đồng thời bù đắp cho kết quả giảm 59,5 tỷ đồng ( tương đương3,1%) trong năm 2014 của nhóm tiền gửi của các TCKT và dân cư để đem về kếtquả tăng cho tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2014, tăng 43,44 tỷ đồng, đạt mức2297,29 tỷ đồng

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB – CN Đống Đa

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB – CN Đống Đa 2012-2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu / Năm

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền

Mức tăng (+/-)

Tỷ lệ tăng % (+/-)

Mức tăng (+/-)

Tỷ lệ tăng % (+/-)

1 Thu nhập thuần từ lãi 192,18 151,37 139,77 -40,8 -21,24% -11,6 -7,66%

2 Thu nhập thuần từ hoạt

động dịch vụ 17,37 20,09 24,29 2,715 15,63% 4,206 20,94%

3 Thu nhập thuần từ hoạt

động kinh doanh ngoại hối 3,34 3,24 3,43 -0,11 -3,14% 0,19 5,87%

4 Thu nhập khác 5,496 5,506 5,06 0,01 0,18% -0,446 -8,10%

1 Chi phí hoạt động 121,55 117,31 121,12 -4,24 -3,49% 3,81 3,25%

Trang 27

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MSB – Chi nhánh Đống Đa)

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy thu nhập của MSB giảm quamỗi năm, cụ thể giảm từ 218, 39 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 180,2 tỷ đồng năm

2013 (giảm 38,2 tỷ tương đương 17,49%); tổng thu năm 2014 giảm 7,65 tỷ so vớinăm 2013 (tương đương 4,24%) đạt 172,55 tỷ đồng Bên cạnh đó, ta cũng thấy rõtình hình tăng trưởng của MSB – Chi nhánh Đống Đa vẫn còn ở mức khá, tuy trongnăm 2013 lợi nhuận thu được so với năm 2012 đã bị giảm đi -0,68 tỷ đồng Lý dochủ yếu nền kinh tế đất nước gặp khó khăn NHNN thực hiện điều chỉnh giảm lãisuất huy động để giảm lãi suất cho vay cũng khiến hoạt động huy động vốn có phầngiảm cộng với tâm lý e ngại đầu tư kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng dẫn đếnhoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng Tuy nhiênđến năm 2014 đã có sự khởi sắc lợi nhuận sau thuế tăng 1,65 tỷ đồng so với năm

2013, tỷ lệ tăng đạt 8,46% Đây cũng là vấn đề chung của tất cả các ngân hàng tạiViệt Nam Tuy vậy nhờ áp dụng biện pháp hạn chế chi phí huy động vốn để tăng lợinhuận kết quả là trong tình hình khó khăn chung lợi nhuận của chi nhánh đều đạt ởmức trung bình khoảng 20 tỷ/năm

2.1.3.3 Hoạt động huy động vốn của MSB – CN Đống Đa

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến độngmạnh mẽ, phức tạp đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam Nhưngvới nỗ lực cố gắng của mình, bằng nhiều chính sách hợp lý và linh hoạt, MSB – Chinhánh Đống Đa vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra:

Bảng 2.3 Tình hình HĐV của MSB – Chi nhánh Đống Đa năm 2012-2014

(Đơn vị:tỷ đồng)

Chỉ tiêu / Năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2013/2012 So sánh năm 2014/2013

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọn

g (%)

Số tiền

Tỷ trọn

g (%)

Mức tăng (+/-)

Tỷ lệ tăng

% (+/-)

Mức tăng (+/-)

Tỷ lệ tăng

% (+/-) Tổng nguồn vốn

Trang 28

1 Theo đối tượng

1.1 TG TCTD,

TCTC khác 40 2,25 38 1,94 42,5 2 -2 -5 4,50 11,84 1.2 Tổ chức kinh tế 630 35,39 655

33,4 2

620, 5

64,6 4

1.24 2

dưới 12T

1.29

5 72,72

1.33 5

68,0 9

1.25 5

65,8

8 40 3,09 -80 -5,96 2.3 TG có kỳ hạn từ

77,3 0

1.46 5

76,9

0 141 10,22 -50 -3,31 3.2 Tiền gửi ngoại tệ 406 22,78 445

22,7

0 440

23,1 0

39,5

0 9,74 -5 -1,12

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MSB – Chi nhánh Đống Đa)

Căn cứ vào số liệu của bảng 2.1, chúng ta có thể thấy thực trạng tình hìnhhuy động vốn trong 3 năm 2012-2014 của MSB – Chi nhánh Đống Đa như sau:

Phân loại theo thành phần kinh tế (theo đối tượng)

Tiền gửi cá nhân: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động,

và gữi ổn định về quy mô và tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn huy động Cụ thể,năm 2012 lượng tiền gửi từ cá nhân là 1.110 tỷ đồng chiếm 62,36%, sang năm 2013tăng lên là 1.267 tỷ đồng chiếm 64,64% và trong năm 2014 là 1.242 tỷ đồng chiếm65,20%

Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động ổn định qua các nămnhưng về sự phát triển thì lượng vốn huy động từ cá nhân lại biến động So với năm

2012 lượng vốn huy động từ cá nhân năm 2013 là 1.267 tỷ đồng tăng 157 tỷ đồng(tương ứng tăng 14,14%); đến năm 2014 lượng vốn huy động từ cá nhân giảm còn1.242 tỷ đồng mức giảm -25 tỷ đồng tỷ lệ giảm 1.97% giảm so với tỷ lệ tăng năm

2013 Có tình hình trên là do tình hình kinh tế khó khăn, cộng với sự điều chỉnhgiảm lãi suất trần tiền gửi có kỳ hạn liên tục từ Ngân hàng nhà nước (đặc biệt trong

Trang 29

năm 2014 mức điều chỉnh lãi suất không vượt quá 6% với tiền gửi kỳ hạn dưới 6tháng).

Tiền gửi từ các Tổ chức kinh tế: Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu vốn

huy động và có xu hướng giảm nhẹ theo các năm Nếu như cuối năm 2012 lượngtiền gửi các Tổ chức kinh tế là 630 tỷ đồng thì trong năm đã tăng lên 655 tỷ đồngnhưng lại giảm xuống còn 620,5 tỷ đồng năm 2014 và tỷ trọng giảm từ 35,39%năm 2012 xuống còn 32,57% năm 2014.Như vậy tốc độ tăng của năm 2013/2012đạt 9,29% nhưng năm 2014 tốc độ đã giảm xuống còn - 5.27% so với 2013 Nguyênnhân chủ yếu của tình trạng trên là sự thiếu ổn định của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suấttiền gửi biến động

Tiền gửi TCTD và tổ chức tài chính khác: Nhóm tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ

nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Năm 2012 là 40 tỷ đồng chỉchiếm 2,256%, đến năm 2013 giảm là 38 tỷ đồng chiếm 1.94% và tăng 42,5 tỷ đồngnăm 2014 chiếm 2%

Phân theo kỳ hạn

Tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo và duy trì trong 3 năm lien tiếp

Năm 2012 chiếm khoảng 72,72%, năm 2013 chiếm 68,09%, năm 2014 chiếm65,88% Tuy nhiên lại có xu hướng giảm theo các năm, nguyên nhân do lãi suất tiềngửi ngắn hạn ngày càng giảm (Năm 2014 điều chỉnh xuống dưới 6%/năm), ngươidân có xu hướng đầu tư kinh doanh nhiều hơn thay vì gửi tiết kiệm hưởng lãi

Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng trên dưới 30% tổng

nguồn vốn huy động nhưng lại có xu hướng tăng dần theo các năm (năm 2012 là19,97%, 2013 là 23,47%, đến 2014 đạt 23,88%) Nguyên nhân của việc tăng này doNgân hàng nhà nước chỉ quy định lãi suất trần vời tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung

và dài hạn sẽ do các NHTM quy định trên cơ sở hợp lý Vì vậy để thu hút kháchhàng các Ngân hàng sẽ có sự cạnh tranh về lãi suất với loại tiền gửi này

Phân theo loại tiền

VNĐ: Nhìn vào các số liệu trong bảng thống kê chúng ta có thể dễ dàng nhận

ra VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2012 số

Trang 30

lượng là 1.374,5 tỷ đồng, năm 2013 là 1.515 tỷ đồng, và năm 2014 là 1.465 tỷ đồng(chiếm tỷ trọng xấp xỉ 77% tổng nguồn vốn huy động) Sở dĩ VNĐ chiếm ưu thếqua các năm là do lãi suất huy động bằng ngoại tệ thấp hơn hẳn so với lãi suất bằngVNĐ nên người dân và các tổ chức kinh tế không mấy mặn mà với việc gửi tiếtkiệm bằng ngoại tệ.

Ngoại tệ quy đổi: Thấp hơn so với VNĐ và chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ

trong cơ cấu vốn huy động (khoảng 23%) Nguồn ngoại tệ huy động ổn định quacác năm

Tóm lại, công tác HĐV trong những năm qua đã đạt được một số kết quảbước đầu, từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, đảm bảo

đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đồng thời Ngân hàng cũng tổchức triển khai nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức tiết kiệm.Nhờ vậy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng trưởng và ổnđịnh trong ba năm liên tiếp Mặc dù chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhưng nhữngkết quả đạt được là rất đáng khen ngợi

2.1.3.4 Hoạt động cho vay của MSB – CN Đống Đa:

2.1.3.4.1 Hoạt động cho vay:

Bảng 2.4 Tình hình hoạt động cho vay tại MSB – CN Đống Đa 2012 -2014

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọn

g (%)

Số tiền

Tỷ trọn

g (%)

Mức tăng (+/-)

Tỷ lệ tăng

% (+/-)

Mứ

c tăng (+/-)

Tỷ lệ tăng

% (+/-)

Ngày đăng: 13/03/2016, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, năm 2010 Khác
2. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, năm 2007 Khác
3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, năm 2008 Khác
4. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MSB – CN Đống Đa năm 2012 – 2014 Khác
5. Website của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – www.msb.com.vn Khác
6. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ năm 2013, 2014 Khác
8. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w