1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SINH TRƯỞNG và SINH sản của VI SINH vật

11 698 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Mục tiêu chuyên đề 1.1 Kiến thức - Trình bày được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật - Liệt kê đặc điểm các pha của nuôi cấy liên tục và không liên tục.. - Trình bày được những yếu tố

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ:

SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I Nội dung chuyên đề

1 Mô tả chuyên đề

Chuyên đề này gồm các bài trong chương 2, thuộc Phần 3 Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 THPT

Bài 25 Sinh trưởng của vi sinh vật

Bài 26 Sinh sản của vi sinh vật

Bài 27 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh truởng của vsv

Bài 24 Thực hành: Lên men êtylic và lactic

Tìm hiểu một số ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống

2 Mạch kiến thức của chuyên đề:

2.1 Sinh trưỏng của vsv

2.1.1 Khái niệm sinh trưởng của vsv 2.1.2 Sự sinh truởng của quần thể vi khuẩn

2.1.2.1 Nuôi cấy không liên tục 2.1.2.2 Nuôi cấy liên tục

2.2 Sinh sản của vi sinh vật

2.2.1 Sinh sản của vsv nhân sơ 2.2.2 Sinh sản của vsv nhân thực

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv

2.3.1 Chất hóa học

2.3.2 Các yếu tố vật lý

2.4 Một số ứng dụng của vsv

2.4.1 Tìm hiểu một số các sản phẩm lên men

2.4.2 Tìm hiểu ứng dụng của vsv trong bảo vệ môi trường

2.4.3 Tìm hiểu ứng dụng của vsv trong bảo quản thực phẩm

3 Thời lượng

- Số tiết học trên lớp: 3 tiết

- Thời gian học ở nhà: 1 tuần làm dự án

II Tổ chức dạy học chuyên đề

1. Mục tiêu chuyên đề

1.1 Kiến thức

- Trình bày được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật

- Liệt kê đặc điểm các pha của nuôi cấy liên tục và không liên tục

- Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục

- Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật

Trang 2

- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng

1.2 Kỹ năng

Rèn luyện được các kĩ năng sau:

- Kĩ năng khoa học:

+/ Nêu được các dấu hiệu trong định nghĩa sinh trưởng của vsv từ đó phân biệt được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng quần thể vsv với động vật và thực vật

+/ quan sát và so sánh đồ thị sinh trưởng của QT VSV trong môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục

+/ phân loại các hình thức sinh sản của vsv

+/ Xác định các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của vsv

- Kĩ năng học tập:

+/ tự học, tự nghiên cứu thông qua họat động thực hiện dự án

+/ hợp tác; giao tiếp thông qua họat động nhóm, tìm hiểu dự án

- Kĩ năng sử dụng CNTT thông qua tra cứu tài liệu để thực hiện dự án

- Kĩ năng tư duy

- Kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua việc giải quyết các tình huống trong bài

1.3 Thái độ

- Tích cực tìm hiểu các ứng dụng của vsv trong đời sống ở nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, bảo vệ môi trường, y học,

- Tạo hứng thú cho học sinh tích cực làm một số sản phẩm thông dụng về ứng dụng của vsv trong đời sống hàng ngày như: muối dưa, cà; sữa chua…

- Tích cực tìm hiểu tác hại và ứng dụng của vsv trong bảo quản thực phẩm, y học,…

1.4 Định hướng các NL được hình thành

2 NL giải quyết vấn đề Vận dụng kiến thức về sinh trưởng và

sinh sản của vsv trong việc tạo ra các sản phẩm lên men

3 NL giao tiếp Họat động nhóm, quá trình thực hiện

dự án

4 NL khoa học Định nghĩa môi trường nuôi cấy không

Trang 3

liên tục và liên tục, đặc điểm mỗi pha trong nuôi cấy

Phân loại các hình thức sinh sản của 2 đối tượng vsv

2 Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chuyên đề

Nội dung Các mức độ nhận thức Các kĩ năng/

hướng tới

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

1.Sinh

trưởng

Trình bày được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.

Liệt kê đặc điểm các pha trong đường cong sinh trưởng ở môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục.

Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.

Làm được các dạng bài toán về mối quan

hệ giữa số lượng tế bào với thời gian thế hệ…

trong QT VSV

Tạo một số sản phẩm lên men của vsv trong đời sống như muối dưa

cà, làm sữa chua, làm

tương…

NL giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức

về sinh trưởng

và sinh sản của vsv trong việc tạo ra các sản phẩm lên men.

NL giao tiếp: Họat động nhóm, quá trình thực hiện dự án

NL khoa học: Định nghĩa môi trường nuôi cấy không liên tục

và liên tục, đặc điểm mỗi pha trong nuôi cấy.

2 Sinh sản

của vsv

Kể tên các hình thức sinh sản của vsv

Phân biệt được các hình thức sinh sản ở

vi sinh vật Phân biệt nội bào tử

và ngoại bào tử

Vận dụng tốc độ sinh sản nhanh của vsv trong đời sống.

NL khoa học: Phân loại các hình thức sinh sản của 2 đối tượng vsv

Trang 4

hưởng của

các yếu tố

ngoại cảnh

đến sinh

trưởng của

vsv

Trình bày được những yếu

tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của

vi sinh vật

và ứng dụng của chúng

Giải thích được cơ chế tác động của 1

số yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và sinh sản của vsv

NL nghiên cứu khoa học

NL giải quyết vấn đề

NL giao tiếp

4 Một số

ứng dụng

của vsv

Kể tên một

số ứng dụng của vsv trong đời sống, bảo vệ môi trường, bảo quản thực phẩm

Giải thích được các yếu tố bổ sung vào môi trường lên men của vsv như quá trình muối dưa, cà, sữa

chua…

Vận dụng các chất ức chế sinh trưởng của vsv trong

vệ sinh cá nhân, bảo

vệ môi trường, bảo quản thực phẩm.

Vận dụng sinh

trưởng của vsv trong việc tạo 1

số sản phẩm từ lên men, chế phẩm sinh học trong xử lý

ô nhiễm MT…

3.Chuẩn bị của GV và HS

Chuẩn bị của GV

- Sơ đồ đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

- Tranh hình 26.1, 26.2, 26.3

- Thiết kế dự án tìm hiểu một số ứng dụng của vsv

Chuẩn bị của HS

- Các phương tiện để thực hiện dự án Một số ứng dụng của vsv: máy ảnh; máy tính; các loại phiếu phỏng vấn,

- Sản phẩm dưa muối để dự thi

4 Tiến trình tổ chức thực hiện

4.1 Tình huống của chuyên đề?

Trước buổi học 2 ngày, thầy trò chúng ta đã tổ chức 1 cuộc thi trên phòng thí nghiệm về muối dưa chua Bây giờ chúng ta cùng nhau theo dõi kết quả của 4 nhóm Thầy thấy rằng nhóm 1 và nhóm 4 có bổ sung thêm nước dưa cũ, trong khi hai nhóm còn lại thì không

Trang 5

Em hãy so sánh màu sắc, độ chua của các sản phẩm trên?

Vậy theo các em, vì sao có sự khác nhau này?

Để có cơ sở khoa học cho quá trình muối dưa cà, chúng ra cùng nhau tìm hiểu 1 chuyên đề có liên quan đến tình huống trên, đó là: Sinh trưởng và sinh sản của vsv

4.2 Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh trưởng của vsv ( Tiết 1)

Hoạt động 1.1: Tìm hiểu về sinh trưởng của vsv

* GV sử dụng bảng trang 99 SGK trả lời câu hỏi

lệnh

- Sau thời gian thế hệ, số tế bào trong quần thể thay

đổi như thế nào?

- Theo em thế nào là sinh trưởng vsv?

* GV sử dụng 25.1 SGK để hình thành kiến thức

trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha và đặc điểm

từng pha?

* Phân biệt giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không

liên tục? Ứng dụng?

* Hoạt động 1.2: Tìm hiểu về sinh sản của vsv

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cũ về phân bào,

HS phân biệt hình thức bào của sinh vật nhân sơ và

sinh vật nhân thực

từ đó nhấn mạnh bản chất của hai hình thức sinh sản

ở vsv nhân thực và vsv nhân sơ

- Kể tên một số hình thức sinh sản ở vsv vật nhân

thực và vsv nhân sơ

* Hoạt động 1.3: Hoạt động chuyển giao nhiệm

vụ (dự án) cho các nhóm.

- Giáo viên phân chia lớp thành 4 nhóm

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Tìm hiểu làm sữa chua

+ Tìm hiểu làm rượu

+ Tìm hiểu ứng dụng vsv trong bảo vệ môi trường

+ Tìm hiểu ựng dụng vsv trong bảo quản thực

phẩm

- HS phát biểu khái niệm sinh trưởng của vsv

- Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng quần thể vsv so với động vât, thực vật

- Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục

- Phân biệt hình thức sinh sản ở vsv nhân sơ và vsv nhân thực?

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, so sánh

Trang 6

Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưỏng của vsv

( Tiết 2)

Hoạt động 2.1: Tổ chức hoạt động nhóm

* GV chia lớp thành 4 nhóm và chuyển giao nhiệm

vụ:

- Nhóm 1 và nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các

chất hóa học đến sinh trưởng của vsv (các chất dinh

dưỡng, các chất ức chế sinh trưởng)

- Nhóm 2 và nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của các

yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vsv ( Nhiệt độ, độ

ẩm, pH, Ánh sáng, áp suất thẩm thấu)

GV nhấn mạnh: Các nhóm trả lời các lệnh trong sgk

liên quan đến phần nhóm nghiên cứu

GV cho các nhóm báo cáo, nhận xét cho nhau

GV cho cả lớp hoàn thành các câu hỏi kiểm tra theo

PHT, và chấm chéo lẫn nhau

( Câu hỏi: II.1.1; II.1.4; II.1.5 và II.2.1)

GV đánh giá và kết luận

Hoạt động 2.2: Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án

- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng

- Giải thích được

cơ chế tác động của 1 số yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và sinh sản của vsv

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số ứng dụng của vsv trong thực tiễn

(Tiết 3)

Hoạt động 3.1: Tổ chức hoạt động

nhóm

- Các nhóm báo cáo kết quả dự án

tìm hiểu về một trong các quá trình

lên men như muối dưa, sữa chua…,

tìm hiểu về vai trò của vsv trong bảo

vệ môi trường, bảo quản thực

phẩm…

- Các nhóm nhận xét và bổ sung cho

nhau

- GV nhận xét kết quả các nhóm

- Kể tên một số ứng dụng của vsv trong đời sống, bảo vệ môi trường, bảo quản thực phẩm

- Giải thích được tác dụng của từng yếu tố bổ sung vào môi trường lên men của vsv như quá trình muối dưa, cà, làm sữa chua…

- Vận dụng kiến thức về các chất ức chế sinh trưởng của vsv trong vệ sinh cá nhân, bảo

vệ môi trường, bảo quản thực phẩm

- Vận dụng kiến thức sinh trưởng của vsv trong việc tạo

Trang 7

1 số sản phẩm từ lên men, chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm MT…

- Kỹ năng: làm việc nhóm

5 Hệ thống câu hỏi và bài tập

Nội dung Các mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp Vận dụng cao

1.Sinh trưởng Trình bày được

khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.

(I.1.1; I.1.2;

I.1.3)

Giải thích được

sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.

(I.2.1; I.2.2;

I.2.3)

Làm được các dạng bài toán

về mối quan hệ giữa số lượng

tế bào với thời gian thế hệ…

trong QT VSV ( I.3.1)

Tạo một số sản phẩm lên men của vsv trong đời sống

(I.4.1)

2 Sinh sản của

vsv

Kể tên các hình thức sinh sản của vsv

(I2.1.)

Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật

(I2.2)

I2.3.1; I2.3.2

3.Ảnh hưởng

của các yếu tố

ngoại cảnh đến

sinh trưởng của

vsv

Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của

vi sinh vật và ứng dụng của chúng

II.1.1, II.1.2, II.1.3; II.1.4;

Giải thích được

cơ chế tác động của 1 số yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và sinh sản của vsv

II.2.1; II.2.2

II.3.1

4 Một số ứng

dụng của vsv

Kể tên một số ứng dụng của vsv trong đời sống, bảo vệ môi trường, bảo quản thực phẩm

Giải thích được các yếu tố bổ sung vào môi trường lên men của vsv như quá trình muối dưa, cà, sữa chua…

Vận dụng các chất ức chế sinh trưởng của vsv trong vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo quản thực phẩm.

Vận dụng sinh trưởng của vsv trong việc tạo 1

số sản phẩm từ lên men, chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm MT…

Trang 8

I.1 Liệt kê các dấu hiệu về sinh trưởng của vsv?

I.2 Nêu đặc điểm 4 pha của quần thể vi khuẩn?

I.3 Đặc điểm nào sau đây là của pha sinh trưởng?

A Tăng kích thước tế bào

B Tăng nhanh số lượng tế bào

C Tích lũy các sản phẩm bậc hai

D Môi trường chất dinh dưỡng bị cạn kiệt

I.2.1 Phân biệt sinh trưởng của quần thể của VSV với ST động vật và TV?

I.2.2 Vì sao trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát còn nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

I.2.3 Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì hiện tượng này không xảy ra I.2.4 Hình dưới đây, mô tả các pha sinh trưởng của quần thể vsv trong môi trường nuôi cấy không liên tục, em hãy chú thích các pha tương ứng với các số 1,2,3,4 để hòan thành sơ đồ trên

1.:……… 2 ………

3 ……… 4 ………

4 Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút Số

tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?

A 64

B 32

C 16

Trang 9

D 8

12 Thời gian tính từ lúcvi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là:

A Pha tiềm phát

C Pha cân bằng động

B Pha luỹ thừa

D Pha suy vong

19 Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là:

A Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi

b Số chết đi ít hơn số được sinh ra

C Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi

D Không có chết, chỉ có sinh

I.3.1 Trong các môi trường dinh dưỡng thích hợp, thời gian thế hệ của

vi khuẩn E Coli là 20 phút, VK Lactic là 100 phút, VK Lao là 1000 phút Tính kích thước của quần thể vsv trong thời gian nuôi cấy 24g, biết số tế bào ban đầu của mỗi QT là 105

I.4.1 Giải thích vì sao khi muối dưa, cà ta thường bổ sung một ít nước dưa cũ?

I 2.1 Các hình thức nào sau đây không phải là sinh sản của vi khuẩn 1.Ngoại bào tử, 2 Nội bào tử 3 Phân đôi 4 Nảy chồi

5 Bào tử trần

Đáp án đúng là:

I.2.2 Phát biểu sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn là:

A Có sự hình thành thoi phân bào

B Chủ yếu bằng hình thức giảm phân

C Phổ biến theo lối nguyên phân

D Không có sự hình thành thoi phân bào

I.2.3 Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là:

A Nguyên phân

C Phân đôi

B Giảm phân

D Nẩy chồi

Trang 10

I.2.4 Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào

tử hữu tính?

A Vi khuẩn hình que

B Vi khuẩn hình cầu

C Nấm mốc

D Vi khuẩn hình sợi

I.2.5 Trong một lần vào phòng bộ môn sinh học của nhà trường, An đã chụp được một số hình ảnh về sinh sản ở vi sinh vật

H3 H4

a Hãy chú thích tên hình thức sinh sản cho mỗi hình ảnh đó?

b Phân biệt các hình thức sinh sản trên?

I 2.6 Giải thích vì sao nội bào tử không phải là hình thức sinh sản của VK?

I 2.6 Pha sinh trưởng của quần thể vk số lượng tế bào tăng lên theo lũy thừa, sinh sản theo hình thức phân đôi của quần thể vk cũng làm tăng

số lượng tế bào, sự khác nhau của hai quá trình này là gì?

CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HĐ II

II.1.1 Liệt kê một số chất ức chế sinh trưởng vi sinh vật?

II.1.2 Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là:

Trang 11

A Chất kháng sinh

B Alđêhit

C Các hợp chất cacbonhidrat

D Axit amin

II.1.3 Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

A Các chất phênol

B Chất kháng sinh

C Phoocmalđêhit

D Rượu

II.1.4 Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

II.1.5 Để phòng ngừa sự lây lan của các vi sinh vật gây bệnh, em cần làm gì?

II.2.1 Kể tên các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật?

II.2.2 Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây?

A Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt

B Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt

C Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng

D Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm

II.2.3 Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ

mà ở đó:

A Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng

B Vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng

C Vi sinh vật dừng sinh trưởng

D Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất

Ngày đăng: 07/03/2016, 08:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w